BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- NGUYỄN TUẤN HOÀNG LONG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH L
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
NGUYỄN TUẤN HOÀNG LONG
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Hà Nội – Năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
NGUYỄN TUẤN HOÀNG LONG
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60.58.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS KTS.NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
Hà Nội – Năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà thành phố Hòa Bình” không phải là đề tài duy nhất
nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan bên các dòng sông chảy qua
đô thị nhưng là một đề tài mới nhằm tạo cơ sở để lập các Đồ án Thiết kế đô thị Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã cố gắng tìm hiểu, tổng kết các kiến thức
lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở để nghiên cứu đề tài Suốt thời gian
đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, quy hoạch và thiết kế đô thị
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học: TS KTS Nguyễn Thị Lan Phương
Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành, ý nghĩa của các thầy, cô giáo trong Tiểu ban kiểm tra tiến độ luận văn thạc sĩ
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng và các đơn vị khác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu
để hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình trong quá trình tôi thực hiện luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Hoàng Long
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà thành phố Hòa Bình” là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp về nội dung Luận văn Thạc sĩ cũng như tính trung thực và sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Hoàng Long
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các khái niệm và thuật ngữ
Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN
BỜ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 7
1.1 Quá trình phát triển dòng sông Đà trong phạm vi thành phố Hòa Bình 7
1.1.1 Vị trí và giới hạn phạm vi nghiên cứu 7
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của tuyến sông Đà 9
1.1.3 Sông Đà qua các thời kỳ quy hoạch chung thành phố Hòa Bình 10
1.1.4 Sông Đà trong Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 mới được phê duyệt 10
1.2 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà 15
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 15
1.2.2 Thực trạng sử dụng đất 20
1.2.3 Thực trạng kiến trúc công trình 21
1.2.4 Các không gian công cộng 28
Trang 61.2.5 Không gian cây xanh 29
1.2.6 Tiện ích đô thị 30
1.2.7 Về hạ tầng kỹ thuật 31
1.3 Đánh giá chung những vấn đề cần nghiên cứu về kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông thành phố Hòa Bình 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 42
2.1 Cơ sở lý thuyết về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị 42
2.1.1 Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch 42
2.1.2 Lý luận không gian đô thị của Roger Trancik 44
2.1.3 Các yếu tố tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan 48
2.2 Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà thành phố Hòa Bình 54
2.2.1 Văn bản pháp lý 54
2.2.2 Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 63
2.3 Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông ở Việt Nam và trên Thế giới 66
2.3.1 Kinh nghiệm trên Thế Giới 66
2.3.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam 70
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà 75
2.4.1 Điều kiện tự nhiên 75
2.4.2 Yếu tố văn hóa xã hội 77
2.4.3 Yếu tố khoa học kỹ thuật 78
2.4.4 Yếu tố lịch sử 79
2.4.5 Yếu tố công năng 79
2.4.6 Yếu tố thẩm mỹ 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 81
3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà thành phố Hòa Bình 81
3.1.1 Quan điểm 81
3.1.2 Mục tiêu 82
3.1.3 Nguyên tắc 82
3.2 Giải pháp phân vùng cảnh quan 83
Trang 73.2.1 Các tiêu chí phân vùng 83
3.2.2 Các vùng cảnh quan hai bên sông Đà thành phố Hòa Bình 83
3.3 Giải pháp tổ chức không gian cho các phân vùng 84
3.4 Giải pháp tổ chức không gian cây xanh, mặt nước cảnh quan 99
3.5 Giải pháp tổ chức kiến trúc công trình 106
3.6 Giải pháp tổ chức giao thông 115
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Vị trí sông Đà và thành phố Hòa Bình trong tỉnh 7
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống trung tâm trong QH điều chỉnh 12
Hình 1.3: Điều chỉnh QHCXD thành phố Hòa Bình đến năm 2025 15
Hình 1.4: Hiện trạng kiến trúc bờ Trái 22
Hình 1.5: Hiện trạng kiến trúc bờ Phải 23
Hình 2.1: Sơ đồ các mảng phát triển đô thị theo lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch 42
Hình 2.2: Sơ đồ các nút theo lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch 43
Hình 2.3: Sơ đồ các điểm nhấn theo lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch 44
Hình 2.4: Sơ đồ các mảng không gian theo lý luận quan hệ hình - nền của Roger Trancik 45
Hình 2.5: Sơ đồ kết hợp con người và ngoại cảnh theo lý luận địa điểm của Roger Trancik 47
Hình 2.6: Tác phẩm nghệ thuật tạo hình 52
Hình 2.7: Hiệu quả chiếu sáng đem lại 53
Hình 2.8: Không gian sinh hoạt cộng đồng 54
Hình 2.9: Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất theo các giai đoạn quy hoạch 63
Hình 2.10: Sông Seine - Cộng hòa Pháp 67
Hình 2.11: Sông Thames với cảnh quan hai bên bờ sông 67
Hình 2.12: Sông Limmat và Berlin 68
Hình 2.13: Kênh đào ở Bruges, Bỉ và Kênh Saint Denis – Paris 69
Hình 2.14: Diện mạo mới của Singapore 69
Hình 2.15: Thủ đô Paris – Công hòa Pháp 70
Hình 2.16: Sông Hàn - thành phố Đà Nẵng 72
Hình 2.17: Phương án ý tưởng cuộc thi Cảnh quan hai bên bờ Sông Hàn - thành phố Đà Nẵng 74
Hình 3.1: Sơ đồ phân vùng kiến trúc cảnh quan 84
Hình 3.2: Vùng kiến trúc cảnh quan du lịch 85
Trang 9Hình 3.3: Các điểm di tích, du lịch trong phân vùng 86
Hình 3.4: Bến thuyền kết nối không gian mở với điểm du lịch hai bên bờ 87
Hình 3.5: Sân khấu ngoài trời kết hợp tác phẩm nghệ thuật 87
Hình 3.6: Minh họa không gian mở khu vực ven hai bờ sông 88
Hình 3.7: Thảm cỏ và các đường dạo 89
Hình 3.8: Hình ảnh cầu đi bộ qua sông 89
Hình 3.9: Bến thuyền và du thuyền ven sông 90
Hình 3.10: Minh họa về tổ chức đê, kè cứng 90
Hình 3.11: Minh họa về tổ chức đê, kè mềm 91
Hình 3.12: Vùng kiến trúc cảnh quan du lịch 92
Hình 3.13: Minh họa chợ đêm ven sông 94
Hình 3.14: Minh họa không gian khu vực chức năng hỗ hợp 94
Hình 3.15: Minh họa nhà hàng nổi trên sông 95
Hình 3.16: Minh họa vị trí quảng trường ven sông 95
Hình 3.17: Minh họa quảng trường 96
Hình 3.18: Vùng kiến trúc cảnh quan du lịch 97
Hình 3.19: Minh họa công viên 98
Hình 3.20: Minh họa khu thể dục thể thao 98
Hình 3.21: Minh họa cầu giao thông 99
Hình 3.22: Đề xuất một số hình thức, sân chơi và chòi nghỉ 101
Hình 3.23: Đề xuất một số hình thức, thảm cỏ 102
Hình 3.24: Đề xuất một số hình thức, đường dạo 103
Hình 3.25: Đề xuất một số hình thức, thiết bị chiếu sáng 104
Hình 3.26: Đề xuất một số hình thức, nghệ thuật tạo hình 104
Hình 3.27: Đề xuất một số hình thức, thiết bị chiếu sáng 106
Hình 3.28: Minh họa các công trình công cộng sử dụng vật liệu hiện đại 114
Hình 3.29: Minh họa công trình nhà ở sử dụng vật liệu truyền thống 114
Hình 3.30: Minh họa công trình nhà ở vật liệu truyền thống và hiện đại 115
Hình 3.31: Tuyến đường dành cho xe đạp 115
Hình 3.32: Bến thuyền kết nối không gian mở với điểm du lịch hai bên bờ 116
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu 20
Trang 11KGKTCQ Không gian kiến trúc cảnh quan
Trang 12MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Việc kiểm soát, quản lý và định hướng khai thác cảnh quan sông Đà chưa tương xứng với yêu cầu phát triển Thành phố chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn những giá trị tích cực mà sông Đà có thể mang lại: Về cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị, khai thác dịch vụ, phát triển du lịch, bảo vệ sinh thái, bản sắc địa phương, vv…
Có thể nói yếu tố sông nước luôn gắn liền với sự xuất hiện của các đô thị Việt Nam Nằm ở giữa tỉnh, sông Đà là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh
Hiện nay ở nước ta các thành phố có sông chảy qua rất nhiều Cảnh quan khu vực ven sông luôn là đề tài hối thúc các nhà quản lý, kiến trúc, môi trường vào cuộc Do vậy các địa phương đều quan tâm đến vai trò của các tuyến sông này với mục đích cải thiện môi trường tự nhiên cho tuyến sông và làm tăng vẻ đẹp cho đô thị Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông có một vai trò quan trọng bởi nó không chỉ là thiết lập các không gian chức năng hợp lý, có tính thẩm mỹ mà hơn thế nữa nó còn góp phần tạo dựng một cuộc sống văn minh hiện đại, mà ở đó yếu tố con người được coi trọng và đề cao
Ngày 03/08/2011 UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 tại Quyết định số: 1354/QĐ-UBND Tuy nhiên nội dung phần thiết kế đô thị trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2025 chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò, chức năng và giá trị của đoạn sông Đà trong việc thiết lập các không gian chức năng, thẩm mỹ hai bên bờ sông
Trang 13Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà thành phố Hòa Bình, nhằm đưa ra được giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà chính
là bộ mặt của thành phố Hòa Bình, tạo được bộ mặt kiến trúc, cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, giúp cho việc khai thác tốt các chức năng xây dựng bên dòng sông, đưa sông Đà trở thành không gian chủ đạo trong việc phát triển kiến trúc cảnh quan toàn thành phố Hòa Bình
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Đà hiện đại, đẹp, thân thiện với môi trường, xứng đáng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thành phố Hòa Bình
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà thành phố Hòa Bình (Đoạn từ tượng đài Hồ Chí Minh tới đường Thịnh Lang) Theo đồ án Điều chỉnh QHC xây dựng Thành phố Hòa Bình được duyệt tại Quyết định số: 1354/QĐ-UBND, cụ thể bao gồm:
+ Hình thức không gian, bố cục hai bên mặt tiền sông Đà
+ Hình thức kiến trúc công trình hai bên mặt tiền sông Đà
+ Tầng cao các loại công trình với tư cách là các điểm nhấn
+ Không gian cây xanh, vườn hoa, đường dạo, bến thuyền
+ Tiện ích đô thị
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Đoạn sông qua thành phố Hòa Bình, được giới hạn bởi tượng đài Hồ Chí Minh và công viên thành phố Hòa Bình Bao gồm không gian mặt nước, không gian tiếp giáp hai bên bờ sông và lòng sông
Trang 14Phạm vi nghiên cứu trong QHC Thành phố Hòa Bình
Trang 15Thời gian: Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên
bờ sông Đà theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2025 đã được duyệt
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn
- Phương pháp xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp nhận dạng, chẩn đoán và dự báo
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp bản đồ
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát các công trình tạo lập không gian trên đoạn sông, loại hình kiến trúc trên đoạn sông, các không gian trống, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các dự án liên quan trong phạm vi nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả khảo sát, điều tra trong khu vực hai bên bờ sông Đà
- Thu thập, hệ thống hóa và nghiên cứu các cơ sở khoa học có liên quan tới tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan hai bên
Trang 16- Góp phần bổ sung lý luận quy hoạch để tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị đối với các con sông là điểm nhấn chủ đạo trong thành phố
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Giải pháp nghiên cứu đề xuất cho hai bên bờ sông Đà là tài liệu tham khảo cho công việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của các dòng sông trong thành phố Hòa Bình cũng như có thể nhân rộng cho các thành phố khác tương đồng về điều kiện tự nhiên và không gian kiến trúc cảnh quan
- Đưa ra được giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông có tính khả thi, đây là một công việc thành phố đang đòi hỏi
- Làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư, quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đà
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn:
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [19]
- Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan của toàn đô thị Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị [17]
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình
kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi
đô thị [17]
- Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian vật thể của các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo và tiện nghi đô thị [17]
- Không gian mở trong đô thị: thường đóng vai trò là khu công viên quảng trường, bãi đậu xe, nút giao thông kết hợp quảng trường và cảnh quan,