1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam

96 676 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Thực tế là khái niệm tài chính vi mô còn chưa được nhiều người biết đến tại ViệtNam, do đó tôi thực hiện luận văn này với mong muốn tìm hiểu về kinh nghiệmphát triển TCTCVM trên thế giới

Trang 1

TRẦN ĐỨC NGỌC

ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ PHỤC VỤ NGƯỜI

NGHÈO TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011

Trang 2

TRẦN ĐỨC NGỌC

ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ PHỤC VỤ NGƯỜI

NGHÈO TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân Hàng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Bùi Kim Yến đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngân Hàng, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế TPHCM, các bạn lớp Cao học Ngân hàng K18 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khóa học vừa qua.

Những lời cảm ơn cuối cùng xin dành cho gia đình và bạn bè, đã hết lòng quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Trần Đức Ngọc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫnkhoa học của PGS TS Bùi Kim Yến Các số liệu và kết quả có được trong Luận vănnày là hoàn toàn trung thực Các nội dung trích dẫn đều được ghi nguồn trích dẫn cụthể

Trần Đức Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU & SƠ ĐỒ ix

LỜI NÓI ĐẦU 10

i Tính cấp thiết của đề tài 10

ii Các nghiên cứu trước đây về tài chính vi mô 10

iii Mục tiêu nghiên cứu 11

iv Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

v Phương pháp nghiên cứu 12

vi Kết cấu đề tài 12

CHƯƠNG 1 13

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 13

1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Tài chính vi mô 13

1.2 Các khái niệm cơ bản trong Tài chính vi mô 15

1.2.1 Khái niệm Tài chính vi mô 15

1.2.2 Đối tượng của tài chính vi mô 16

1.2.3 Nội dung hoạt động của TCVM 16

1.2.4 Vai trò của tài chính vi mô 18

1.2.5 Tổ chức tài chính vi mô là gì? 19

1.2.6 Các sản phẩm của tài chính vi mô 20

Trang 6

1.2.6.1 Tín dụng vi mô 20

1.2.6.2 Tiết kiệm vi mô 20

1.2.6.3 Bảo hiểm vi mô 21

1.2.6.4 Các sản phẩm khác 21

Kết luận chương 1 21

CHƯƠNG 2 22

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ 22

2.1 Các mô hình TCVM tiêu biểu 22

2.1.1 Mô hình ngân hàng Grameen 22

2.1.2 Mô hình ngân hàng làng 24

2.1.3 Nhóm đoàn kết 25

2.1.4 Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) 26

2.1.5 Đặc điểm chung của các mô hình 27

2.2 Hoạt động TCVM ở một số quốc gia 28

2.2.1 Hoạt động tài chính vi mô ở Banglades 28

2.2.2 Hoạt động TCVM ở Trung Quốc 31

2.2.3 Hoạt động TCVM ở Thái Lan 34

2.2.4 Hoạt động TCVM ở Ấn Độ 39

2.2.5 Hoạt động TCVM ở Indonesia 42

2.2.6 Hoạt động TCVM tại Malaysia và Philippines 44

2.3 Bài học cho Việt Nam 45

Kết luận chương 2 46

CHƯƠNG 3 48

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM 48

Trang 7

3.1 Sự hình thành và phát triển của TCVM ở Việt nam 48

3.2 Môi trường hoạt động của TCVM ở Việt Nam 49

3.2.1 Môi trường kinh tế 49

3.2.2 Môi trường xã hội – chính trị 50

3.2.3 Môi trường pháp lý 51

3.2.3.1 Khung pháp luật điều chỉnh đối với vấn đề tổ chức và hoạt động TCVM 51

3.2.3.2 Khung pháp luật cho mức lãi suất của các tổ chức TCVM 52

3.3 Các tổ chức TCVM tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay 53

3.3.1 Các tổ chức chính thức 53

3.3.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 53

3.3.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 55

3.3.1.3 Các quỹ tín dụng Nhân dân 55

3.3.1.4 Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam 56

3.3.2 Khu vực bán chính thức 57

3.3.2.1 Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM) 57

3.3.2.2 Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (CEP) 58

3.3.2.3 Mạng lưới tài chính vi mô M7 60

3.4 Tổng hợp kết quả hoạt động của một số tổ chức TCVM ở Việt Nam 63

3.4.1 Hoạt động tín dụng 63

3.4.2 Hoạt động tiết kiệm 65

3.4.2.1 Huy động vốn dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc 66

3.4.2.2 Huy động vốn dưới hình thức tiết kiệm tự nguyện 67

3.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác 67

Trang 8

3.5 Tổng kết lại những kết quả hoạt động của các tổ chức TCVM Việt

Nam 67

3.5.1 Những hoạt động đã đạt được 68

3.5.1.1 Hoạt động TCVM ngày càng được mở rộng về quy mô 68

3.5.1.2 Số lượng khách hàng ngày càng tăng mạnh 68

3.5.1.3 Hoạt động của các tổ chức TCVM ngày càng có hiệu quả hơn 69

3.5.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại 71

3.5.2.1 Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của các tổ chức TCVM 71

3.5.2.2 Nguyên nhân của các khuyết điển còn tồn tại 73

3.5.2.2.1 Các nguyên nhân nội tại 73

3.5.2.2.2 Các nguyên nhân khách quan 74

Kết luận chương 3 74

CHƯƠNG 4 76

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM 76

4.1 Xu hướng phát triển tài chính vi mô 76

4.1.1 Dịch chuyển dần từ hoạt động từ thiện sang hoạt động kinh doanh 76

4.1.2 Mở rộng hoạt động từ dịch vụ tín dụng sang dịch vụ tín dụng - tiết kiệm - bảo hiểm 76

4.1.3 Chuyển từ hoạt động không chính thức sang hoạt động chính thức 77

4.2 Giải pháp phát triển TCVM ở Việt Nam 77

4.2.1 Có kế hoạch phát triển chiến lược quốc gia về TCVM 77

4.2.2 Tăng cường hệ thống giám sát kiểm tra cho hoạt động tài chính vi mô 78

4.2.3 Thay đổi cơ chế ưu đãi về lãi suất trong hoạt động tín dụng đối với các hộ có thu nhập thấp 79

4.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của tổ chức TCVM Việt Nam 79

Trang 9

4.2.5 Tích cực đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của

TCVM 81

4.2.6 Quan tâm hơn đến các hoạt động Marketing của các tổ chức TCVM 82

4.2.7 Đẩy mạnh liên kết giữa các tổ chức có hoạt động TCVM 82

4.2.8 Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia sâu hơn vào hoạt động TCVM 83

4.3 Các kiến nghị 84

4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 84

4.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 85

4.3.3 Kiến nghị với các TCTCVM 87

4.3.3.1 Chú trọng hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển 87

4.3.3.2 Nâng cao chuyên môn về tài chính ngân hàng, quản lý tài chính, cho nguồn nhân lực .88

4.3.3.3 Tăng cường khả năng quản lý vốn và điều hành tổ chức 88

4.3.3.4 Tăng cường ứng dụng CNTT vào xử lý thông tin và hệ thống thông tin quản lý, quản lý rủi ro 89

4.3.3.5 Mở rộng các hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng 90

Kết luận chương 4 90

KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô

CEP Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm

NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội

MFWG Nhóm công tác tài chính vi mô

MIX Microfianance Information eXchange

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU & SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2006-2010 50

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 50

Bảng 3.3: Một vài chỉ tiêu hoạt động của CEP từ năm 2006-2010 60

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu hoạt động của nhóm M7 năm 2011 62

Bảng 3.5: Thống kê lượng vốn cho vay một số tổ chức TCVM tiêu biểu tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 63

Bảng 3.6: Số tiền cho vay trung bình mỗi khoản vay của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 65

Bảng 3.7: Mức tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện của một số TCTCVM bán chính thức tính đến 2009 66

Bảng 3.8: Sự phát triển về số nhân viên của một số tổ chức TCVM ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 68

Bảng 3.9: Số lượng khách hàng vay vốn theo từng năm trong giai đoạn 2006-2010 .69

Bảng 3.10: Bảng thống kê tỷ lệ khách hàng/nhân viên của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 70

Bảng 3.11: Tỷ lệ chi phí hoạt động trung bình cho mỗi khoản vay của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 71

Bảng 3.12: Số lượng sản phẩm của các TCTCVM Việt Nam 72

Hình 3.1: Tiến trình của Nghị định 28&165 và thông tư số 02/2008/TT-NHNN 52

Hình 3.2: Đồ thị so sánh lượng vốn cho vay một số tổ chức TCVM tiêu biểu tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 64

Hình 4.1: Ba thành phần của thị trường tài chính vi mô 77

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

i Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp, với trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn vàkhoảng 50% lực lượng lao động của cả nước làm việc trong khu vực nông nghiệp –

do đó vai trò của khu vực kinh tế nông thôn đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Tuy nhiên, khoảng 80-90% người nghèo sống trong khu vực nông

thôn(Binh.T.Nguyen, Eiichi Sasaki, 2010 ) Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế

bền vững, chính phủ đã đưa việc phát triển kinh tế hộ gia đình và sản xuất nôngnghiệp làm trong tâm của chương trình giảm nghèo quốc gia

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong việctiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh Cụ thể là khu vực nông thôn chỉ chiếmkhoảng 17% tổng mức tín dụng của hệ thống ngân hàng và chỉ có dưới 20% dân số

ở nông thôn có khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng (Binh.T.Nguyen, Eiichi Sasaki, 2010)

Theo kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo trên thế giới - mà điển hình là sự thành côngcủa ngân hàng Grameen tại Banglades - thì TCTCVM có tác dụng rất tích cực trongviệc xóa đói giảm nghèo đối với khu vực nông thôn - thông qua việc tạo điều kiệncho các hộ nghèo tiếp cận một cách dễ dàng nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanhnhỏ lẻ

Thực tế là khái niệm tài chính vi mô còn chưa được nhiều người biết đến tại ViệtNam, do đó tôi thực hiện luận văn này với mong muốn tìm hiểu về kinh nghiệmphát triển TCTCVM trên thế giới và thực trạng hoạt động của các tổ chức tài vi mô

ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra các giải pháp, kiến nghị đóng góp cho việc ứngdụng tài chính vi mô tại Việt Nam phục vụ người nghèo tốt hơn

ii Các nghiên cứu trước đây về tài chính vi mô:

Hai nghiên cứu của Lê Lân năm 2003 “Tài chính vi mô ở Việt nam: Cơ hội và thách thức” và Lê Lân và Như An Trần năm 2005 “Hướng tới một ngành tài chính vi mô

Trang 13

tự vững ở Việt nam: Các vấn đề đặt ra và những thách thức” phân tích những yếu

tố nội lực cơ bản và các cơ hội – thách thức từ bên ngoài đối với các TCTCVM Việtnam trong điều kiện hội nhập và phát triển

Năm 2006, Ngân hàng thế giới với nghiên cứu “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính vi mô Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững” thực hiện khảo sát và đánh giá về bức tranh chung

tài chính nông thôn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệtviệc thực hiện nghị định 28/2005 của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quy

iii Mục tiêu nghiên cứu:

a Tham khảo kinh nghiệm về hoạt động tài chính vi mô của một số quốc giatrên thế giới, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về hoạt động tài chính vi mô và bài họccho Việt Nam

b Phân tích thực trạng ngành tài chính vi mô tại Việt Nam

c Đề xuất các kiến nghị để thúc đẩy việc ứng dụng ngành tài chính vi mô tạiViệt Nam trong thời gian tới

Trang 14

iv Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về tài chính vi mô như: các chính sách, các

tổ chức, các mô hình, các yếu tố có tác động đến sự hình thành và phát triểnđối với các TCTCVM

b Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động tài chính vi mô tại một số quốcgia trên thế giới và Việt Nam

v Phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích tổng hợp: kết hợp phân tích định tính và định lượng để giải thích

số liệu, liên hện giữa nguyên nhân, thực tiễn

- Thống kê so sánh: sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm

để so sánh dọc, so sánh chéo giữa các TCTCVM Việt Nam với nhau, cácTCTCVM với tiêu chuẩn quốc tế Các hàm thống kê như tần suất, tỷ trọng,trung bình, tỷ lệ tăng trưởng được ứng dụng để phân tích, so sánh

vi Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu, các hình vẽ minh hoạ, danhmục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung đề tài được chia làm 3chương được trình bày tóm tắt như sau:

- Chương 1: Các khái niệm cơ bản của tài chính vi mô

- Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động tài chính vi mô

- Chương 3: Thực trạng tài chính vi mô Việt Nam

- Chương 4: Giải pháp phát triển tài chính vi mô Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ

1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Tài chính vi mô

Ý niệm về tài chính vi mô không phải là mới, các nhóm tín dụng và tiết kiệm đãhoạt động từ cách đây hàng thế kỷ, dưới các tên gọi như: “susus” ở Ghana, “chitfunds” ở Ấn Độ, “tandas” ở Mexico, "arisan" ở Indonesia, "cheetu" ở Sri Lanka,

"tontines" ở Tây Phi, và "pasanaku" ở Bolivia, “hụi”, “họ” ở Việt Nam, cũngnhư

nhiều hình thức nhóm tiết kiệm khác trên khắp thế giới (www.globalenvision.org, 2006)

Cách đây 200 năm, quỹ tín dụng vi mô đầu tiên được Jonathan Swift lập ra tại len Đầu tiên ông bỏ ra 500 bảng tiền túi để xoay vòng cho các chủ cửa hàng vaytrong lúc khó khăn với điều kiện là có hai người hàng xóm đứng ra bảo lãnh rằng:ông ta là người tốt bụng, chăm chỉ không nghiện ngập (Aidan Hollis, 1999) Môhình này sau đó đã phát triển thành quỹ Irish Loan Fund, được nhân rộng và pháttriển rất mạnh tại Ai-len trong thời kỳ này

Ai-Trong thế kỷ 19, các nhóm tiết kiệm và tín dụng đã phát triển khắp các khu vựcnông thôn và các thành phố nghèo đói ở châu Âu dưới các hình thức: ngân hàngnhân dân (People's Banks), Liên hiệp tín dụng (Credit Unions), và Hợp tác xã Tíndụng (Savings and Credit Co-operatives)

Friedrich Wilhelm Raiffeisen và cộng sự của ông đã phát triển hình thức liên hiệptín dụng Họ đã thúc đẩy sự quan tâm đến việc hỗ trợ người dân ở khu vực nôngthôn thoát khỏi sự phụ thuộc vào người cho vay và tăng cường phúc lợi cho ngườinghèo Từ năm 1870, các liên hiệp tín dụng phát triển rất mạnh, mở rộng ra khỏivùng Rhine và các bang khác của nước Đức và phát triển nhanh chóng sang cácnước châu Âu và Bắc Mỹ, cuối cùng được nhân rộng sang các nước đang phát triển

Trang 16

Tại Indonesia, ngân hàng tín dụng nhân dân Indonesia (BPR) hay ngân hàngPerkreditan Rakyat được lập ra năm 1895 BPR trở thành mạng lưới tài chính vi mô

lớn nhất Indonesia với gần 9000 thành viên (www.globalenvision.org, 2006)

Đầu những năm 1900, hàng loạt các ngân hàng tương tự BPR ra đời tại khu vựcnông thôn ở châu Mỹ latinh, với mục tiêu là hiện đại hóa nông thôn Họ đưa ra cáctiêu chí như sau: phát triển thương mại ở khu vực nông thôn; tập trung các nguồntiết kiệm nhàn rỗi, gia tăng đầu tư thông qua tín dụng; và xóa bỏ các tập tục lạc hậu

Đa số cá ngân hàng cho người nghèo này thì không thuộc sở hữu của người nghèonhư ở châu Âu mà được sở hữu bởi chính phủ hoặc tư nhân Qua một thời gianhoạt động thì các ngân hàng này ngày càng không hiệu quả

Giai đoạn những năm 1950 đến 1970, chính phủ và các nhà tài trợ quan tâm đếnviệc hỗ trợ tín dụng cho các nông dân nhỏ và khó khăn với mục tiêu tăng năng suất

và thu nhập cho họ Các chương trình này cố gắng hỗ trợ người nghèo tiếp cận cáckhoản vay bằng cách tài trợ lãi suất Tuy nhiên các chương trình tài trợ này hiếmkhi thành công Các ngân hàng nông nghiệp bị tổn thất lớn về vốn do lãi suất thấp

và khả năng hoàn trả kém của người nghèo nên nguồn vốn này nhiều khi không đếntay người nghèo thực sự mà tập trung vào các đối tượng khá giả

Trong khi đó, vào những năm 1970, tại Bangladesh, Brazil và một vài nước khác đãthực hiện chương trình cho vay nhỏ đối với các nhóm phụ nữ nghèo để đầu tư sảnxuất nhỏ Cơ sở của mô hình này là sự đoàn kết trong nhóm, cả nhóm sẽ phải đứng

ra bảo đảm việc chi trả cho từng thành viên trong nhóm Các chương trình cho vaytheo nhóm nhỏ này đặt trọng tâm vào tín dụng cho các hoạt động tạo thu nhập (đôikhi bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc) cho các đối tượng rất nghèo, thường là phụ nữ.Các tổ chức tín dụng vi mô tiêu biểu trong giai đoạn này là: ACCION, SEWABank, Grameen Bank

Trong suốt những năm 1980, chính sách bao cấp tín dụng nông nghiệp đã bộc lộ cácđiểm yếu trong các chương trình tín dụng, đặc biệt là khả năng thu hồi nợ và chiphí quản lý cao Các ngân hàng nông nghiệp bị vỡ nợ, hướng tiếp cận tín dụng trực

Trang 17

tiếp bị thất bại, thay thế đó là phương pháp tiếp cận một cách hệ thống hơn, theocách tiếp cận mới – gọi là hệ thống tài chính.

Đến những năm 1990, khái niệm tài chính vi mô (microfinance) đã bắt đầu xuấthiện và thay thế cho khái niệm tín dụng vi mô (microcredit) Hệ thống tài chính vi

mô phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, nó không chỉ cung cấp các dịch vụ tíndụng mà còn cung cấp các dịch vụ tài chính khác như: tiết kiệm, bảo hiểm vàchuyển tiền

1.2 Các khái niệm cơ bản trong Tài chính vi mô

1.2.1 Khái niệm Tài chính vi mô:

Khái niệm tài chính vi mô là một khái niệm khá mới, do đó có nhiều định nghĩakhác nhau về khái niệm này:

 Theo Nghị định 28/2005/NĐ-CP thì “Tài chính qui mô nhỏ là hoạt động cungcấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cánhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”

 Theo quan điểm của ADB thì: “Tài chính vi mô là việc cung cấp một loạt cácdịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán,chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp vàcác doanh nghiệp nhỏ của họ”

 Theo CGAP thì: “Tài chính vi mô là việc cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản đápứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lươnghưu, chuyển tiền, bảo hiểm…”

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung, tài chính vi mô là việc cấpcho các hộ gia đình rất nghèo, các doanh nghiệp nhỏ các dịch vụ tài chính nhằmmục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt độngkinh doanh nhỏ Tài chính vi mô bao gồm hàng loạt các dịch vụ như tín dụng, tiếtkiệm, bảo hiểm, chuyển tiền được thiết kế giành riêng cho người nghèo, bởi vì

Trang 18

những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính,nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.

1.2.2 Đối tượng của tài chính vi mô

Đối tượng của TCVM là những người nghèo, các hộ gia đình nghèo, nhưng họ phải

là những người có khả năng lao động và có nghề nghiệp Những người nghèo này

cần nhu cầu vốn vay nhỏ để làm tiền đề mở rộng khả năng sản xuất, kinh doanhnhằm tăng thu nhập cho gia đình để thoát khỏi cảnh nghèo khó Người nghèo cũngcần các công cụ tài chính khác để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệmình trước rủi ro

Tài chính vi mô cũng nhắm đến đối tượng ưu tiên là phụ nữ nghèo vì phụ nữ thườngđặt nhu cầu của con cái họ lên trên nhu cầu bản thân, việc cho họ khả năng củng cốkinh tế gia đình thường là cách hiệu quả nhất để tác động lên cả gia đình Đồng thờiphụ nữ chiếm tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia và hìnhthành phần đông của khu vực tự do của hầu hết các nền kinh tế Việc cấp vốn chophụ nữ đã mang lại hiệu quả gấp bội Đồng thời giúp nâng cao vị thế của người phụ

nữ trong xã hội Rất nhiều chương trình quốc tế gắn liền tài chính vi mô với pháttriển vai trò và độc lập của phụ nữ

1.2.3 Nội dung hoạt động của TCVM

Hoạt động chính của TCVM là cung cấp các khoản tín dụng nhỏ cho các đối tượngnghèo không cần tài sản thế chấp, bên cạnh đó TCVM cũng cung ứng các dịch vụtài chính khác như tiết kiệm, bảo hiểm

Tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tín dụng ngay trên địa bàn mà người vay và tiếtkiệm sinh sống, thường là ở khu vực nông thôn Đây là lý do thu hút được nhiềungười tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính tiết kiệm và tính cộng đồng

Phương pháp TCVM được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm kháchhàng tham gia Các TCTCVM thường cung cấp tín dụng theo ba hình thức: cho vay

Trang 19

cá thể; cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theo nhóm tương hỗ quatrung gian thứ ba (các đoàn thể xã hội).

Những người nghèo, được tham gia mượn vốn, tiết kiệm, và các dịch vụ tài chínhkhác Bên cạnh các dịch vụ về tài chính, các TCTCVM còn thực hiện nhiều hoạtđộng phi tài chính vì mục đích phát triển khác như đào tạo, huấn luyện… Đồngthời, được tiếp cận với bảo hiểm vi mô, người nghèo có thể đương đầu với sự tănggiá đột ngột, hay tài sản, vật nuôi bị bệnh dịch, chết, hoặc bị mất Việc được mượnvốn cũng cho phép người nghèo tận dụng được những cơ hội phát triển kinh tế.Theo đó, khi vay vốn những người nghèo này phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể

để có khả năng trả nợ trong một kỳ hạn được yêu cầu Nếu không thì họ có thể sẽkhông được lợi từ số tiền mượn và có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng nợ nần Từ đóngười nghèo sẽ có những thay đổi trong thói quen tiêu dùng biến đổi từ “kiếm sốnghằng ngày” sang “lập kế hoạch cho tương lai”, nhờ đó mà cải thiện dần dần đờisống gia đình

Một vài đặc điểm riêng của TCVM

Thứ nhất: tài chính vi mô phải tính lãi suất cao, bởi việc cung cấp các dịch vụ tài

chính cho người nghèo rất tốn kém, đặc biệt khi so sánh với quy mô cho vay Cáckhoản vay nhỏ thì cũng đòi hỏi chi phí về nhân sự và các nguồn lực khác tương tựnhư khoản cho vay lớn, thậm chí còn nhiều hơn, cán bộ tín dụng phải đến thăm nhàcửa, cơ sở làm ăn của người vay, đánh giá độ tin cậy của người vay thông qua cáccuộc phỏng vấn các thành viên gia đình và những người quen khác của người vay,

và có khi còn phải thường xuyên đến gặp người vay để nhắc nhở họ về việc trả nợ

Vì thế, tỷ lệ chi phí giao dịch so với tổng tiền vay của các khoản vay nhỏ thườngcao

Thứ hai là cơ chế trách nhiệm liên đới áp dụng giữa những người vay Việc quản lý

do một nhóm những người đi vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay tốt hơn do áplực nhóm cũng như sự lo sợ về “trừng phạt xã hội” của những người trong nhóm đốivới người vay không tuân thủ theo hợp đồng Phương pháp này đã chứng tỏ rất

Trang 20

thành công ở nhiều quốc gia khác nhau áp dụng mô hình ngân hàng Garmeen Bank.

Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã được nhiều tổ chức ứng dụng như NHNo (thửnghiệm từ năm 1998), NHCS (2005), quỹ TYM (1999), quỹ CEP (2004), tuy nhiênmức độ ứng dụng là khác nhau đối với từng tổ chức

Thứ ba là các khoản vay tuần hoàn: Việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo

cơ hội cho lần vay tiếp theo với số lượng nhiều hơn Cho vay tuần hoàn cho phép hỗtrợ về quản lý tài chính, tạo động lực cho khách hàng vay vốn tuân thủ theo cácđiều khoản trong hợp đồng để có thể vay được nhiều hơn vào lần sau

1.2.4 Vai trò của tài chính vi mô

Những nghiên cứu về tác động của TCVM cho thấy rằng:

- TCVM giúp những hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống và tự bảo vệ trước nhữngrủi ro Nguồn tài chính hạn hẹp của các hộ gia đình chính là nguyên nhân gây ra sựtổn thương trước các cú sốc này, và do thiếu các dịch vụ tài chính hữu hiệu, các giađình bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực hơn và phải mất nhiều năm để khắc phục.Các dịch vụ tài chính là một giải pháp đệm trong những trường hợp như ngườinghèo đột nhiên bị rơi vào tình trạng quẫn bách, rủi ro trong kinh doanh, lũ lụt, nhà

có người ốm đau, tai nạn, lao động chính bị chết hay kinh doanh trì trệ theo mùa vụthường đẩy các gia đình nghèo vào cảnh khốn cùng Họ có thể rút tiền tiết kiệmhoặc vay để chi tiêu thay vì bán một tài sản có thể sinh lời, việc bán tài sản này sẽlàm giảm khả năng tạo thu nhập của họ trong tương lai Việc sử dụng các dịch vụtài chính này cho phép dân cư nông thôn tiếp tục tăng thu nhập và gây dựng tài sản

- Việc các hộ có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ tài chính sẽ kết hợp với sự cảithiện đời sống kinh tế và công việc kinh doanh ổn định, phát triển Bên cạnh đó cònkhuyến khích phát triển khả năng kinh doanh của người nghèo

- Bằng việc hỗ trợ cho sự tham gia làm kinh tế của phụ nữ, TCVM giúp traoquyền cho phụ nữ, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới cải thiện đời sống hộ gia đình

Trang 21

1.2.5 Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho những người cóthu nhập thấp Hầu hết các TCTCVM đều cho vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửinhững khoản tiết kiệm rất nhỏ từ người vay chứ không phải từ công chúng Trongngành tài chính vi mô, thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức được thành lập đểcung cấp các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi chính phủ, liên minh tíndụng, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân, các tổ chức tài chính phingân hàng và một bộ phận của ngân hàng nhà nước

Tại Việt Nam, khái niệm TCTCVM được định nghĩa trong Nghị định

28/2005/NĐ-CP như sau: “Tổ chức tài chính qui mô nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnhvực tài chính, ngân hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay vànhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản chocác hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp”

Theo định nghĩa trên, có thể thấy TCTCVM có các đặc điểm sau:

 TCTCVM là một trung gian tài chính

 Đối tượng phục vụ của TCTCVM là người nghèo, và các hộ gia đình có thunhập thấp

 Các dịch vụ tài chính mà TCTCVM cung cấp có giá trị nhỏ

Nhiều tổ chức phi chính phủ có thể không đồng tình với quan điểm cho rằng, về bảnchất, họ là các tổ chức tài chính (mặc dù họ cung cấp phần lớn các khoản tín dụng

vi mô) Nguyên nhân là do, song song với việc cung cấp tín dụng vi mô, các tổ chứcphi chính phủ còn thực hiện nhiều hoạt động phi tài chính vì mục đích phát triểnkhác Tuy nhiên, xét từ lĩnh vực hoạt động, chúng ta có thể gọi các tổ chức phichính phủ là các TCTCVM vì họ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính chongười nghèo Tương tự như vậy, một số ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ tàichính vi mô cũng được gọi là TCTCVM ngay cả khi chỉ một phần rất nhỏ trong tàisản của họ được huy động cho mục đích cung cấp dịch vụ tài chính vi mô

Trang 22

Ngoài ra, cũng có các tổ chức khác tham gia vào hoạt động tài chính vi mô và đóngmột vai trò nhất định trong lĩnh vực tài chính Đó là các trung gian tài chính dựa vàocộng đồng, như liên minh tín dụng, hiệp hội nhà ở hoạt động trên cơ sở hội viên.Một số loại hình TCTCVM khác do các nhà kinh doanh hoặc chính quyền địaphương quản lý thường có quy mô khách hàng lớn hơn so với các tổ chức phi chínhphủ và là một bộ phận trong khu vực tài chính chính thức Mặc dù loại hình tổ chứctín dụng vi mô này không tiếp cận được sâu tới những người nghèo như các tổ chứcphi chính phủ, nhưng nhiều người nghèo đã tiếp cận được vốn của các tổ chức nàyvới mức độ khác nhau.

1.2.6 Các sản phẩm của tài chính vi mô

1.2.6.1Tín dụng vi mô

Tín dụng vi mô là các khoản vay nhỏ, hoặc rất nhỏ được cung cấp cho các cá nhân,

hộ gia đình nghèo, hoặc các doanh nghiệp nhỏ Các khoản vay này thường phục vụcho mục đích sản xuất, tuy nhiên cũng có những khoản vay tiêu dùng như sửa chữanhà cửa, đóng học phí…

Vì đặc trưng của tín dụng vi mô là cho người nghèo vay khoản tiền nhỏ nên tíndụng vi mô cũng có những nét đặc trưng, khác với tín dụng thông thường Cáckhoản vay này thường có các đặc điểm sau:

 Khoản tiền cho vay rất nhỏ

 Không có tài sản bảo đảm

 Thường cho vay theo nhóm

1.2.6.2 Tiết kiệm vi mô

Tiết kiệm vi mô là hoạt động nhận tiền gửi từ các cá nhân thu nhập thấp của cácTCTCVM, hỗ trợ của người nghèo tích lũy một khoản tiền cho các nhu cầu trongtương lai, thực tế cho thấy người nghèo cũng có khả năng tiết kiệm

Do đặc thù của khách hàng, mà tiết kiệm vi mô thường có các hình thức sau:

Trang 23

 Tiết kiệm bắt buộc: Thông thường, mỗi khi TCTCVM cho vay, người vayphải cam kết phải tham gia gửi tiết kiệm vào TCTCVM, thông thường là cáckhoảng tiết kiệm nhỏ, có tính chu kỳ.

 Tiết kiệm tự nguyện

 Tiền gửi có kỳ hạn cho các doanh nghiệp nhỏ

1.2.6.3 Bảo hiểm vi mô:

Bảo hiểm vi mô là các sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp sảnphẩm bảo hiểm phải đạt được 4 điều kiện: (i) sản phẩm phải phục vụ các nhómngười, các ngành kinh doanh và các khu vực yếu thế, dễ bị tổn thương; (ii) chi phíthấp; (iii) thủ tục chi trả bảo hiểm thuận tiện và đơn giản; (iv) lãi suất từ sản phẩmtương đối thấp, xấp xỉ với chi phí đã bỏ ra

Bảo hiểm vi mô cung ứng các sản phẩm được thiết kế một cách phù hợp cho thịtrường có thu nhập thấp và thường bảo hiểm cho rất nhiều lĩnh vực, từ nhân thọ vàchăm sóc sức khỏe tới thời tiết, tài sản, mùa màng, gia súc và thiên tai Đối tượngchủ yếu là nông dân và khu vực nông thôn, những người có thu nhập thấp

Các TCTCVM là các tổ chức tài chính chuyên phục vụ người nghèo, với các dịch vụ tài chính có quy mô nhỏ đến rất nhỏ.

Trang 24

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN TÀI

CHÍNH VI MÔ

Như phần trên đã đề cập, TCVM được định nghĩa là việc cung cấp các loại hìnhdịch vụ tài chính như: tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảohiểm cho người nghèo và các hộ gia đình có thu nhập thấp cũng như các doanhnghiệp nhỏ Với cách hiểu như vậy thì TCVM đã xuất hiện từ lâu trên thế giới Tuynhiên, ban đầu, TCVM chỉ được cung cấp bởi những nhà cung cấp không chínhthức như Hụi, Họ, nhóm tiết kiệm và vay vốn, chủ cửa hàng,người cho vay lãi v.v.Hình thức cung cấp dịch vụ TCVM bán chính thức và có sự tham gia của các tổchức tài chính chính thức bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 19 tại châu Âu tại các nướcAnh, Đức, Ai len và Ý Sang cuối thế kỷ 20, từ khi Ngân hàng Grameen ởBangladesh là người đi tiên phong trong phong trào tín dụng vi mô và cho thấy rõtiềm năng trong việc xoá đói giảm nghèo bằng phương thức cung cấp tín dụng chocác hộ gia đình nghèo, TCVM bắt đầu được thịnh hành trên toàn thế giới

Trước đây, TCVM luôn gắn liền với các chương trình xóa đói giảm nghèo mangtính hỗ trợ nhân đạo của chính phủ hay các tổ chức nhân đạo Tuy nhiên, thực tiễnhiện nay trên thế giới đã xuất hiện cách tiếp cận thương mại vào lĩnh vực TCVM

Đã xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy ngành TCVM có thể phát triển tự vững, và

có thể sinh lời chứ không chỉ là các hoạt động viện trợ, nhân đạo

2.1Các mô hình TCVM tiêu biểu

2.1.1 Mô hình ngân hàng Grameen

Mô hình này do ngân hàng Grameen tại Banglades phát triển, được thành lập chínhthức năm 1976, và đến năm 1983 thì chuyển đổi thành một ngân hàng chính thốngtheo một đạo luật đặc biệt của Chính phủ dành cho ngân hàng này Đây là một môhình đặc biệt bởi 94% vốn của nó là của chính những khách hàng Họ chủ yếu làphụ nữ Phần còn lại, 6% cổ phần, thuộc sở hữu của nhà nước Với mục đích chính

Trang 25

là nhằm phục vụ những người phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất, mong muốn

tài trợ cho các hoạt động thu nhập (Mark Schreiner, 2003)

Bắt đầu bằng thử nghiệm nhỏ (bỏ 27 dollar tiền túi cho 42 hộ gia đình nghèo vay)thành công, Yunus đã thành lập ngân hàng Grameen Hiện nay ngân hàng này có tới

Sản phẩm : Các món vay thường có kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm và việc hoàn trảđược thực hiện hàng tuần Số tiền vay thường dao động từ $100 đến $300 với lãisuất khoảng 20% năm Đi kèm với mỗi khoản vay là các khoản tiền gửi tiết kiệmbắt buộc

Tác động và hiệu quả:

Người vay của Grameen hiện phục vụ hơn 58 triệu khách hàng với số lượng 5,4 tỷUSD có tới 97% là phụ nữ, tỷ lệ trả nợ rất cao (98%) Lý do cũng không phải đơn

Trang 26

giản là phụ nữ ít trốn nợ hơn mà là do họ được gia đình cử đi vay và đứng sau họ(lao động để trả nợ) chính là chồng và con họ Tác động xấu của việc này là nhiềutrường hợp hộ sản xuất nhỏ đã phải cho con nghỉ học để ở nhà làm thêm.

Tín dụng vi mô còn có tác động tích cực đến việc kích thích năng khiếu kinh doanhnhỏ của người vay, đặc biệt là phụ nữ Để sử dụng vốn vay thành công, tự thânngười vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả, nâng cao các kỹ năngsản xuất hộ gia đình (chăn nuôi, làm hàng thủ công, gia công), các kỹ năng bánhàng (tiếp thị, mở rộng quan hệ ra vùng xung quanh hoặc vùng xa)

Mô hình này được áp dụng: Grameen Bank và ủy ban vì sự tiến bộ ở nông thônBangladesh, Tulay sa Pag – Unlad, Inc; Dự án Dungganon ở Philippines; ở ViệtNam có các tổ chức áp dụng mô hình này là TYM, dự án Việt-Bỉ, CIDSE (cơ quanhợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết)

2.1.2 Mô hình ngân hàng làng

Mô hình này được Tổ chức trợ giúp cộng đồng quốc tế (FINCA) phát triển vào giữathập kỷ 80

Phương pháp: khách hàng lập thành các nhóm tối thiểu từ 15 – 20 thành viên, đa số

là phụ nữ, vốn vay được chia đều cho các thành viên, và mỗi thành viên đều sở hữumột “cổ phần” của ngân hàng Tất cả các thành viên đều phải ký một thỏa ước vayvốn nhằm đưa ra sự bảo đảm chung Số tiền cho ngân hàng làng xã vay thường dựatrên tổng tất cả các yêu cầu vay của các thành viên Các món vay với ngân hànglàng xã thường được cung ứng theo chu kỳ cố định, thường từ 10 đến 12 tháng, vớiviệc thanh toán toàn bộ số tiền vào cuối kỳ Số tiền vay tiếp sau có liên hệ với sốtiền tổng cộng được tiết kiệm bởi các thành viên ngân hàng Các ngân hàng làng cómức độ kiểm soát dân chủ cao và độc lập Các cuộc họp hàng tháng nhằm thu cáckhoản tiền tiết kiệm, giải ngân các món vay, tham dự các vấn đề về quản lý vầ nếu

có thể, tiếp tục các khoá đào tạo với cán bộ TCTCVM

Sản phẩm: Các món vay có lãi suất thương mại (1 – 3%/tháng) và lãi suất sẽ caohơn nếu nguồn cho vay xuất phát từ một khoản tài trợ nội bộ Một vài ngân hàng đã

Trang 27

mở rộng cung cấp dịch vụ bao gồm cả giáo dục về đổi mới nông nghiệp, dinhdưỡng và y tế Tiết kiệm của các thành viên gắn liền với số tiền vay và được sửdụng để tài trợ cho những món vay mới hoặc cho những hoạt động tạo thu nhập.

Mô hình tài chính vi mô đã được áp dụng: Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Tầmnhìn thế giới (WVI), CARE ở Guatermala

2.1.3 Nhóm đoàn kết

Mô hình này được ACCION International phát triển tại Châu Mỹ Latinh

Phương pháp thực hiện: Vốn vay được cung cấp cho các nhóm từ 4-7 thành viênhơn là cho cá nhân, tự các thành viên sẽ chia đều vốn cho nhau Khách hàng thường

là những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính thức, chẳng hạn những nhàbuôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn hoạt động nhỏ Các thành viêntrong nhóm cùng bảo đảm việc hoàn trả món vay, và việc tiếp cận các món vay tiếptheo phụ thuộc vào sự hoàn trả thành công của tất cả các thành viên trong nhóm.Các khoản thanh toán được thực hiện hoàn toàn tại trụ sở của chương trình Môhình cũng kết hợp sự hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu tới người vay, chẳng hạn huấn luyện

và xây dựng tổ chức Các khoản tiết kiệm thường được đòi hỏi nhưng nhiều khiđược khấu trừ số tiền vay vào thời điểm giải ngân món vay chứ không nhất thiết đòihỏi khách hàng phải tiết kiệm trước khi nhận được món vay Số tiền tiết kiệm về cơbản phục vụ nhu một số dư bù đắp, bảo đảm cho một phần của số tiền vay

Sản phẩm: Số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoản $100 đến $200 Nhữngmón vay sau đó không có giới hạn trên Lãi suất thường khá cao và dịch vụ cũngđược tính gộp Các khoản tiết kiệm thường được yêu cầu như một phần của mónvay Một vài tổ chức khuyến khích việc thiết lập các quỹ cứu trợ khẩn cấp trong nội

bộ nhóm để hoạt động như một phương tiện bảo đảm an toàn Có rất ít sản phẩmtiết kiệm tự nguyện được cung cấp

Mô hình này được áp dụng: BancoSol ở Bolivia; các chi nhánh của ACCION;Asociacion Grupos Solidarios de Colombia …Ở Việt Nam các tổ chức áp dụng mô

Trang 28

hình này có Tổ chức cứu trợ trẻ em Mỹ và Cơ quan cứu tế và phát triển dòngAdventis (ADRA).

2.1.4 Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI)

Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) là một Ngân hàng Nhân dân Indonesia, mộtngân hàng nông thôn thuộc sở hữu nhà nước đã ngừng hẳn việc cung cấp tín dụngbao cấp và tiến hành một phương pháp vận hành theo các nguyên tắc thị trường.Đặc biệt, ngân hàng Nhân dân Rakyat Indonesia (BRI) đã phát triển một hệ thốngkhuyến khích người vay (những nông dân nghèo) và nhân viên của mình một cáchrất rõ ràng, khen thưởng với những người trả nợ đúng hạn, và hoạt động dưạ trênhuy động tiết kiệm cũng như nguồn vốn của ngân hàng

BRI với hơn 4.500 văn phòng tại Indonesian Archipelago và 30.000 nhân viên,ngân hàng này phục vụ một số tài khoản đáng kinh ngạc: 35 triệu tài khoản Thôngqua mạng cục bộ tại nhiều tỉnh thành ở Indonesia, cho vay những nguồn vốn nhỏ,thường là vài trăm USD cho những nông dân nghèo và những nhà buôn nhỏ Mỗichi nhánh nhỏ được uỷ quyền hoạt động độc lập với trách nhiệm cân đối tài sản vàlợi nhuận độc lập Tiền vốn cho vay tại các chi nhánh nhỏ của Ngân hàng BRI tạolợi nhuận tới 7% hàng năm Các chi nhánh này hoàn toàn dựa vào nguồn vốn vaycủa địa phương và lãi suất cho vay ở mức cao Chi phí cho vay 100 USD tương tựnhư chi phí dùng để thực hiện việc cho vay những khoản vốn lớn hơn nhiều Thunhập trung bình các khách hàng của Bank Rakyat Indonesia tăng 112%, và 90% hộthoát nghèo Các chuyên gia tín dụng vi mô đều cho rằng giữ mức lãi suất ổn định

và giảm chi phí là cách duy nhất để duy trì chương trình cho người nghèo vay vốn,những người thường trả lãi suất cao hơn nhiều khi vay vốn bên ngoài

Đây là mô hình ngân hàng thuộc khu vực chính thức cung cấp dịch vụ tài chính vi

mô Thành công của BRI chỉ ra rằng cho vay tín dụng vi mô có thể giúp duy trì sự

ổn định dài hạn của ngân hàng, kể cả trong thời gian có khủng hoảng (1997 – 1998).Vào thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng Châu Á, Ngân hàng BRI vẫn tổngkết có lãi trước thuế 89 triệu USD trong mảng cho vay tín dụng, trong khi bộ phận

Trang 29

hợp tác và cho vay vốn khác đã chịu lỗ 3.4 tỷ USD Kinh nghiệm của BRI cho thấy,cho vay vốn tín dụng vi mô là một phương pháp hiệu quả để thử nghiệm vào một thịtrường còn chưa được khai thác hết – thị trường tín dụng cho người nghèo BRI đưa

ra bài học cho những ngân hàng thương mại lớn nhất Châu Á vẫn chưa thu hồi đượcnhững nguồn vốn cho vay lớn, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á(1997 – 1998) Với hầu hết các Ngân hàng Thương mại, cho người nghèo vay vốnkhông phải là giải pháp kinh doanh tốt Nhưng Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI)

đã chứng tỏ rằng tín dụng vi mô có thể tạo ra lợi nhuận cao ít rủi ro, thậm chí còngiúp duy trì sự ổn định dài hạn cho ngân hàng BRI là một ngân hàng được xếp loại

là ngân hàng tốt nhất thế giới Đây cũng là một điển hình khuyến khích các ngânhàng thương mại tham gia vào hoạt động tài chính vi mô

2.1.5 Đặc điểm chung của các mô hình

- Đa số khách hàng của các mô hình tổ chức trên đều là phụ nữ nông thôn hoặcthành thị gặp khó khăn về kinh tế, thỏa mãn các điều kiện của tổ chức vi mô đã đềra

- Các mô hình tổ chức TCVM trên đều cung cấp nhiều loại hình sản phẩm tín dụng,hầu hết các khách hàng bắt đầu với sản phẩm tín dụng cơ bản – vốn vay sản xuấtngắn hạn, không cần tài sản thế chấp Mức vốn từ 6,5$ đến 300$, lãi suất từ 0,9%đến 3%/tháng, kỳ hạn vốn từ 6 tháng đến 12 tháng nhưng không bao giờ quá 24tháng Sau khi trả hết khoản vay và lãi lần đầu, các khách hàng có thể được vay sốtiền lớn hơn ở các vòng vay kế tiếp Có thể trả hàng tuần, 2 tuần một lần hoặc hàngtháng

- Các mô hình tổ chức trên đều áp dụng hình thức nhóm, các thành viên trong nhóm

có trách nhiệm và bảo lãnh cho nhau trước các khoản vay trong các buổi sinh hoạtcụm, nhóm được tổ chức thường xuyên, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Yêu cầu về tiết kiệm bắt buộc như một điều kiện để vay vốn

Trang 30

- Đa số các mô hình trên đều có sự gắn kết mật thiết với các đoàn thể xã hội, chínhquyền địa phương, tạo thuận lợi trong việc hiểu rõ được đời sống, nhu cầu cũng nhưnguồn thu nhập chính của khách hàng.

- Hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt và có kỷ luật nhằm kiểm soát việc sử dụng vốn

và đảm bảo việc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của thành viên

2.2Hoạt động TCVM ở một số quốc gia:

2.2.1 Hoạt động tài chính vi mô ở Banglades:

Tài chính vi mô thực sự được nhiều người biết đến từ những năm 70 của thế kỷ 20khi Muhammad Yunus thành lập ngân hàng Grameen và tiến hành nghiên cứu đầutiên tại thị trấn Jobra, gần trường Đại học Chittagong, Bangladesh Kể từ thời điểmnày, rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đã thành công trong việc tiếpcận với những người nghèo, thậm chí là những người rất nghèo, với mục tiêu giúp

họ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

và nâng cao điều kiện sống Chính vì vậy, dịch vụ này đã thực sự trở thành một yếu

tố quan trọng nhằm hỗ trợ người nghèo, và đặc biệt giúp cho phụ nữ vùng nôngthôn có tư duy độc tập, tự tin và dần tìm được chỗ đứng của mình trong gia đình và

Trang 31

Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tiêu biểu:

* Ngân hàng Grameen

Khi nghiên cứu về các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tạiBangladesh, chúng ta không thể không đề cập tới ngân hàng Grameen – đơn vị tiênphong trong việc thành lập và đưa nền công nghiệp hiện đại này vào hoạt động vớimục tiêu giúp người dân dần thoát nghèo Ngân hàng này được Giáo sư MohammadYunus thành lập vào năm 1976 khi ông tiến hành dự án với nội dung nghiên cứukhả năng thiết kế hệ thống tín dụng nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng tại nhữngkhu vực nông thôn khó khăn Ban đầu, mô hình tài chính vi mô chỉ được Yunustriển khai tại thị trấn Jobra, sau này, ông đã mở rộng quy mô hoạt động của chươngtrình ra một số tỉnh khác trên đất nước Bangladesh Vào tháng 10 năm 1983, dự ánngân hàng Grameen được chuyển thể thành ngân hàng trực thuộc Chính phủBangladesh Và cho đến ngày nay, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sựđiều hành của những người dân nghèo vùng nông thôn – những “vị khách” mà ngânhàng phục vụ Cụ thể, 94% số cổ phiếu do người đi vay nắm giữ, phần còn lại 6%được quản lý bởi Chính phủ nước này

* Ngân hàng PKSF

PKSF là một Ngân hàng tài chính vi mô bán buôn được Chính phủBangladesh thành lập vào tháng 5 năm 1990 PKSF hoạt động vì mục tiêu phi lợinhuận thông qua việc cho vay bán buôn cho các TCTCVM ở cộng đồng Hiện nayPKSF cho vay 233 TCTCVM ở cộng đồng, qua các tổ chức này PKSF đã gián tiếp

hỗ trợ 5,74 triệu hộ gia đình với dư nợ hơn 2 tỷ USD

Các dịch vụ tài chính vi mô

a Tín dụng vi mô

Với vị trí là quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ tài chính vi mô, hiển nhiênnhững thành quả mà Bangladesh gặt hái được qua chương trình này hoàn toàn đượcquốc tế ghi nhận Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, ngành tín dụng vi mô

Trang 32

tại Bangladesh đang dần rơi vào khủng hoảng do việc biến tài chính vi mô trở thànhcông cụ kiếm lời của những kẻ cho vay nặng lãi Cụ thể, dưới lớp vỏ “tài chính vimô”, hiện tượng cho vay với lãi suất cao nhằm kiếm lời từ những người dân nghèo

vô tội đang len lỏi ngày một dữ dội vào những khu “ổ chuột” của Bangladesh, khiếnnhững người nghèo – đối tượng được chương trình quan tâm nhất đang trở thànhcon nợ ‘dài hạn”

b Bảo hiểm vi mô

Bangladesh đang thí điểm một sản phẩm BHVM được thiết kế đặc biệt đáp ứng nhucầu cho dân số có thu nhập thấp, dưới 2 đôla/ngày, sống ở khu vực nông thôn Vớiđặc điểm khách hàng là người nghèo, chưa bao giờ được tiếp cận với bất cứ hìnhthức bảo trợ xã hội hay bảo hiểm thương mại nào, BHVM - sản phẩm mang đặctính chia sẻ rủi ro với mức phí thấp và giới hạn phí tổn - thường bảo hiểm cho rấtnhiều lĩnh vực, từ nhân thọ và chăm sóc sức khoẻ tới thời tiết, tài sản, mùa màng,gia súc và thiên tai

BHVM phát triển khá chậm dù dân số nơi đây đang phát triển với tốc độ chóng mặt

và tổng số người nghèo hiện đã lên tới 160 triệu người Tại Bangladesh hiện có 11công ty bảo hiểm nhân thọ chính thức đang cung cấp sản phẩm BHVM, so với sốlượng hàng nghìn tổ chức TCVM được cấp phép đang cho người nghèo vay vốn

Hoạt động TCVM ở Bangladesh phát triển rất mạnh kể từ được khi ngân hàng Grameen khởi xướng Sự phát triển của ngân hàng Grameen dựa trên sự hỗ trợ về vốn ban đầu và sự điều hành của chính phủ và sau đó chuyển giao dần cho những người nghèo nắm giữ Nghĩa là chính phủ đứng ra điều hành và hỗ trợ vốn cho hoạt động ban đầu của ngân hàng Grameen, sau khi đã có hoạt động hiệu quả thì chính phủ sẽ chuyển giao dần quyền điều hành cho những khách hàng của ngân hàng, để những người nghèo tự chủ trong việc quản lý ngân hàng phục vụ cho chính quền lợi của họ Việc để cho các khách hàng trở thành chủ của ngân hàng Grameen đã tạo cho các khách hàng động lực để cố gắng đóng góp cho ngân hàng, đảm bảo sự phát triển của ngân hàng.

Trang 33

Tuy nhiên sự bùng nổ quá nhanh các TCTCVM, kết hợp với sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ đã khiến cho một số tổ chức TCVM tại Bangladesh đang bị biến tướng thành các dịch vụ cho vay lãi suất cắt cổ, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên mục tiêu

xã hội, khiến những người nghèo ngày càng nghèo hơn.

2.2.2 Hoạt động TCVM ở Trung Quốc:

Ở Trung Quốc, sự phát triển của hoạt động tín dụng vi mô có mối quan hệ chặt chẽvới chính sách giảm nghèo của chính phủ Trung Quốc Nếu lấy mốc đến năm 2000,chúng ta có thể chia tiến trình giảm nghèo của Trung Quốc làm ba giai đoạn theothứ tự thời gian:

- Giai đoạn thứ nhất (trước năm 1985):

+ Mô hình: Viện trợ+ Phương pháp: Hỗ trợ tạo nguồn thu nhập và cấp bù tài chính cho tíndụng vi mô

- Giai đoạn thứ hai (từ 1986 đến 1993):

+ Mô hình: Phát triển khu vực+ Phương pháp: Tập trung giải quết đói nghèo theo khu vực, tăngcường các điều kiện phát triển và tăng năng suất sản xuất nông nghiệp

- Giai đoạn thứ ba (từ 1994 đến 2000):

+ Mô hình: Trọng tâm làng xã và các hộ gia đình+ Phương pháp: Tập trung phát triển các tổ nhóm của người nghèo vàtăng cường nguồn lực con người

Lượng tín dụng chống đói nghèo chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ xoá đói giảm nghèocủa Trung Quốc Tuy nhiên, tín dụng vi mô còn hai tồn tại là: tỷ lệ hộ nghèo đượchưởng tín dụng vi mô còn thấp và tỷ lệ trả nợ thấp

Tại Hội thảo về chống đói nghèo năm 1996, Trung Quốc xác định Quỹ xoá đóigiảm nghèo không chỉ dành cho các quận/huyện nghèo mà còn phải đến được cả

Trang 34

các làng xã và hộ gia đình nghèo Vì vậy, cần phát triển phương thức tiếp cận và hệthống tín dụng vi mô Với phương thức cho vay qua tổ nhóm, tín dụng vi mô chongười nghèo đã trở thành công cụ thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo củaChính phủ Trung Quốc.

Bước ngoặt đối với Trung Quốc là các chương trình tín dụng vi mô thí điểm khôngchỉ còn do các tổ chức phi chính phủ tài trợ mà đã được chính phủ thực hiện trêndiện rộng và có thể thông qua các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Tuy nhiên, có

sự không thống nhất giữa các quy chế tài chính và chính sách cho vay ưu đãi xoáđói giảm nghèo của Chính phủ Trung Quốc Giải pháp cho vướng mắc này là Ngânhàng Nông nghiệp Trung Quốc sẽ thực hiện việc cho vay tới người nghèo và Chínhphủ Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm phân loại các nhóm đối tượng chính sách.Chương trình này của Chính phủ Trung Quốc đã có đóng góp lớn vào việc tạm thời

hỗ trợ vốn cho người nghèo ở phạm vi rộng, đạt được mục tiêu của Chương trình làgóp phần thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo của Chính phủ và giải quyết hai tồn tạichính của tín dụng vi mô là xác định đối tượng và tỷ lệ trả nợ thấp

Tại Trung Quốc, dịch vụ tiết kiệm hoạt động tốt hơn hoạt động tín dụng và ba nhàcung cấp dịch vụ chính là Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Hợp tác xã tíndụng nông nghiệp (HTXTDNN) và Tiết kiệm Bưu điện Tổ chức Tiết kiệm Bưuđiện là đối thủ cạnh tranh của HTXTDNN

Chiến lược cung cấp khoản vay nhỏ có liên quan mật thiết với chính sách cho vaylại để hỗ trợ nông nghiệp Nguồn vốn từ Ngân hàng Nhân dân Trung quốc cho vaylại nhằm cung cấp tín dụng vi mô để sản xuất nông nghiệp cho nông dân nghèo.Đây được coi như nguồn cấp bù của Ngân hàng Nhân dân Trung quốc dành choHTXTDNN với mức lãi suất thấp (2-3%/năm) HTXTDNN gần như là nhà cungcấp dịch vụ cấp làng xã duy nhất , đặc biệt tại các vùng nghèo

Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của chính phủ Trung Quốc rất mạnh nhưng lại không

có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ Ở khu vực nông thôn, tổ chức tíndụng vi mô cấp cơ sở theo đơn vị làng và theo đó cuộc họp hàng tuần của trung tâm

Trang 35

sẽ được thay thế bằng cuộc họp của cả làng và trưởng làng sẽ giữ một số vị trí nhấtđịnh Ở khu vực thành thị, liên hiệp các doanh nghiệp và các cơ quan dưới cấphuyện sẽ là tổ chức tín dụng vi mô cấp cơ sở và vì vậy rất khó thành lập các tổ tiếtkiệm và vay vốn cho các tổ chức này Vì vậy, mô hình Grameen được áp dụng tạiTrung Quốc không tổ chức các cuộc họp của tổ tiết kiệm và vay vốn Những điều

chỉnh này có thể giúp hoạt động tín dụng vi mô vượt qua một số rào cản (Lê Thanh Tâm, 2008)

Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng vi mô có thể do văn phòng chương trình cấpthành phố trực tiếp thực hiện hoặc thông qua thiết lập một văn phòng riêng Nếu ápdụng trường hợp đầu, văn phòng chương trình thường do một cơ quan thuộc chínhphủ hỗ trợ và trưởng văn phòng thường là cán bộ của cơ quan chính phủ Nếu ápdụng trường hợp thứ hai, văn phòng TCVM sẽ đến văn phòng xã hội của địaphương đăng ký hoạt động như một tổ chức xã hội, thành viên ban giám đốc thường

là các cán bộ nhà nước ở địa phương và chủ tịch thường là phó thị trưởng thànhphố/phó chủ tịch tỉnh Các văn phòng này đóng chức năng là đầu mối của chính phủtrong việc hỗ trợ các thể chế TCVM.Với việc mở rộng các dự án thí điểm và một số

dự án đã đạt được mục tiêu ban đầu, từ năm 1997 hoạt động tín dụng vi mô cấp cơ

sở đã bước đầu có thể tự chủ về mặt tài chính Hơn nữa, Trung Quốc bắt đầu họchỏi thêm kinh nghiệm thành công từ các quốc gia khác ngoài mô hình ngân hàngGrameen của Bangladesh Từ đó, Trung Quốc đã nhận ra được tầm quan trọng củamục tiêu tự chủ về tài chính Tuy nhiên, những thách thức về quản lý và hoạt độngcòn gây nhiều tranh cãi Các chương trình không còn đạt được tỷ lệ thu hồi nợ100%, tỷ lệ rủi ro tăng, một số chỉ số không còn được như ở giai đoạn đầu và nếumuốn tăng cường quản lý và cải thiện hệ thống thì chi phí sẽ tăng lên Vì vậy, mụctiêu đảm bảo tự chủ về tài chính trở nên xa vời

Có thể thấy Trung Quốc là hình mẫu tiêu biểu cho hoạt động tài chính vi mô dưới

sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên ở đây bộ lộ yếu điểm cơ bản của việc bao cấp là

xác định đối tượng và tỷ lệ trả nợ thấp Tuy được hỗ trợ từ nhà nước, nhưng các

Trang 36

chương trình TCVM dưới sự quản lý của hệ thống hành chính địa phương đã mất đi tính chuyên nghiệp và sự tự chủ trong hoạt động.

Việc mất đi sự tự chủ và tính chuyên nghiệp trong việc quản lý các hoạt của TCVM làm cho hiệu quả giảm đi, các cán bộ hoạt động theo dạng bán chuyên trách, không

có các hoạt động nhóm, tổ do đó việc đi sâu đi sát đến khách hàng là hạn chế, đồng thời với cơ chế bao cấp lãi suất, làm giảm hiệu quả cuả nguồn vốn xóa đói giảm nghèo.

2.2.3 Hoạt động TCVM ở Thái Lan:

Chính phủ Thái Lan rất quan tâm và tạo điều kiện cho các chương trình tài chính vimô; Kết hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm của Chính phủ cùng các cơ quan liênquan nhằm xây dựng và thúc đẩy các khung pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động

của các TCTCVM, tạo lập và mở rộng mạng lưới quản lý (Lê Thị Phí Hà, 2009).

Để quản lý hoạt động tài chính vi mô thành công, Chính phủ Thái Lan luôn chútrọng tới việc ban hành các quy định về giám sát và điều hành phù hợp để hỗ trợ các

tổ chức tín dụng vi mô xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro tốt và xây dựngvăn hóa riêng cho từng tổ chức

Bên cạnh việc coi trọng rủi ro tín dụng, Chính phủ Thái Lan cũng rất quan tâm đếncác rủi ro khác như rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động của các TCTCVM

Với những chiến lược trên cho thấy Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đến pháttriển lĩnh vực tài chính vi mô như một công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu và cónhững hỗ trợ về môi trường pháp lý cho ngành tài chính vi mô

Hiện nay ở Thái Lan, có rất nhiều tổ chức tín dụng vi mô, tuy nhiên, tôi chỉ đề cậpđến 3 tổ chức: Hợp tác xã tín dụng Thái Lan (BAAC), hiệp hội tín dụng Klongchan

và Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan

a Hoạt động tài chính vi mô của BAAC

Với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân Thái Lan thông qua việc hỗ trợ tàichính cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động đầu tư và Marketing sản

Trang 37

phẩm nông nghiệp, BAAC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động tàichính vi mô đảm bảo chi phí hoạt động hiệu quả và quản lý tài chính bền vững.Cung cấp các dịch vụ tín dụng tới người nông dân để giúp họ nâng cao hiệu quả sảnxuất; phát triển các sản phẩm mới cho người nông dân và mở rộng điểm giao dịch

để tăng khả năng tiếp cận của nông dân tới các dịch vụ tài chính của BAAC màkhông tốn chi phí của họ; phát triển và cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống

Để hỗ trợ người dân một cách hiệu quả, BAAC cung cấp đa dạng các dịch vụ tàichính vi mô tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán;dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và cácdoanh nghiệp nhỏ Đa dạng các dịch vụ giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọndịch vụ của ngân hàng Không chỉ đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ, BAAC còncung cấp vốn vay tới người dân bằng rất nhiều hình thức cho vay khác nhau như:Cho vay trực tiếp tới khách hàng vay vốn; cho vay thông qua các hợp tác xã; chovay thông qua các hiệp hội; cho vay thông qua các ngân hàng làng; cho vay qua cácnhóm tương hỗ; cho vay dưới sự bảo lãnh của ngân hàng

Với dịch vụ đa dạng và nhiều phương thức hỗ trợ vốn vay khác nhau, hoạt động tàichính vi mô của BAAC đã giúp người nghèo ở khu vực nông thôn có khả năngtham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến nôngnghiệp Nhiều hộ gia đình có đủ năng lực quản lý doanh nghiệp nhỏ

Một trong các hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của tài chính nông thôn đó là hoạt động tín dụng vi mô BAAC cung cấp cácmón vay nhỏ tới người nghèo không có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định vàlịch sử tín dụng tốt Hoạt động tín dụng vi mô cho phép người nghèo thực hiện các

dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo.BAAC thực hiện cho vay bán buôn đến các tổ nhóm và các tổ nhóm sẽ cho cácthành viên vay lại Đồng thời, BAAC sẽ thực hiện cho vay nếu như tổ nhóm đảmbảo đầy đủ các điều kiện sau:

Trang 38

• Một là, tổ nhóm phải chứng minh được có khả năng quản lý hoạt độngSXKD, có kế hoạch sản xuất cụ thể.

• Hai là, tổ nhóm phải có điều lệ hoạt động rõ ràng

• Ba là, các thành viên phải sống cùng địa phương/cộng đồng

• Bốn là, lĩnh vực SXKD phải phù hợp với hoạt động nông nghiệp, tuân thủcác quy tắc của cộng đồng nơi sinh sống

• Năm là, tổ nhóm phải đảm bảo truyền đạt được kỹ năng SXKD cho cácthành viên

Đối với các tổ nhóm đã phát triển theo hướng một doanh nghiệp tài chính nhỏ hoạtđộng dựa trên cộng đồng thì BAAC chỉ cung cấp món vay nếu tổ nhóm chứng minhđược việc thực hiện tiết kiệm bắt buộc và cho vay lại các thành viên trong nhóm để

họ tự SXKD BAAC phân loại khách hàng là các tổ nhóm hoặc các doanh nghiệptài chính nhỏ dựa trên cộng đồng với các tiêu chí: Tổ nhóm đã phát triển thành một

tổ nhóm vững mạnh; có hệ thống quản lý tài chính tốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ,

hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; có quy tắc hoạt động rõ ràng về chấtlượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của các thành viên, phân chia cổ tức, phúc lợi

xã hội, chế độ hợp thành của các thành viên và các quy định cần thiết khác về hoạtđộng của tổ nhóm; phải có hội đồng quản lý với sự tham gia của các thành viên cónăng lực, tư cách đạo đức tốt

b Hiệp hội tín dụng Klongchan

Hiệp hội tín dụng Klongchan được thành lập ngày 4/12/1983 với mục tiêu ban đầu

là hỗ trợ những người dân sống trong cộng đồng gặp khó khăn khi chuyển đến nơi ởmới Đến năm 1986, hiệp hội tín dụng đã trở thành tổ chức có địa vị pháp lý và trởthành thành viên của Liên đoàn các hiệp hội tín dụng Thái Lan Kinh phí hoạt độngcủa hiệp hội do chính những thành viên của hiệp hội đóng góp

Hiệp hội tín dụng Klongchan được coi là “bà đỡ” đối với cộng đồng người nghèocủa vùng Klongchan, hỗ trợ tín dụng cho các thành viên với những quy định rất chặt

Trang 39

chẽ về vốn góp ban đầu Bên cạnh việc hỗ trợ về tín dụng, hiệp hội còn thực hiệncác hoạt động khác như: Hỗ trợ rủi ro đối với các khoản vay của thành viên; thànhlập quỹ tương hỗ để hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn.

c Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan

Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan được thành lập tháng 4 năm 2005, tiền thân làmột bộ phận trong Liên đoàn các hợp tác xã Thái Lan

Liên đoàn các hợp tác xã Thái Lan được thành lập năm 1968 với nhiệm vụ hỗ trợ sựphát triển của các hợp tác xã tín dụng Thái Lan trong các lĩnh vực nông nghiệp, baogồm: các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã ngư nghiệp, hợp tác xã giải quyết vấn

đề đất đai; phi nông nghiệp, bao gồm: Các hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã người tiêudùng, hiệp hội tín dụng và hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm Sau khi được tách ra,nhiệm vụ chính của Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan là: Đẩy mạnh vai trò củacác hiệp hội tín dụng; hỗ trợ các hiệp hội tín dụng nâng cao trình độ quản lý chuyênnghiệp; nâng cao vị thế của liên đoàn như trung tâm các dịch vụ tài chính, giáo dục

và công nghệ thông tin; đại diện cho các hiệp hội tín dụng trong các hoạt động trong

và ngoài nước

Liên đoàn hoạt động dựa trên vốn góp của các thành viên là các hiệp hội tín dụng,đối tượng hỗ trợ của liên đoàn là các hiệp hội tín dụng thành viên Để có thể pháttriển bền vững và tự chủ, bên cạnh vốn của các thành viên, liên đoàn hiệp hội tíndụng Thái Lan còn thực hiện đa dạng các chương trình và dịch vụ như: Đào tạo tậphuấn về kế toán, quản lý tín dụng, đào tạo tiểu giáo viên, đào tạo cán bộ quản lý, tàichính vi mô, công nghệ thông tin… bên cạnh việc tổ chức các chương trình đào tạocho các thành viên của liên đoàn, liên đoàn còn thực hiện kiểm toán các thành viên,

tổ chức các chương trình thực địa; cung cấp các dịch vụ về tổ chức hội thảo (phònghọp, chỗ ở,…) cho mọi đối tượng Ngoài ra, liên đoàn còn triển khai các chươngtrình dành riêng cho thanh niên và phụ nữ nhằm giúp họ tìm kiếm cơ hội nâng caothu nhập thông qua các hoạt động đào tạo, giao lưu học hỏi Một số dịch vụ điển

Trang 40

hình của liên đoàn như: Chương trình bảo trợ rủi ro; Dịch vụ bảo hiểm nhân sinh;Quỹ rủi ro; Quỹ tương hỗ.

Liên đoàn các hiệp hội tín dụng Thái Lan là một ví dụ điển hình cho mô hìnhTCTCVM hoạt động ở tầm vĩ mô, có trách nhiệm hỗ trợ các TCTCVM thành viênthực hiện tốt trách nhiệm trước cộng đồng

Hình thức cho vay và quản lý tín dụng tại BAAC, Hiệp hội tín dụng Klongchan,Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan

• Thứ nhất, BAAC đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay đa dạng, tạo điều kiệnthuận lợi cho các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm Ngoài ra, việc tiếpcận được với những khách hàng tại cấp cơ sở thông qua các tổ nhóm đã cho thấytính hiệu quả trong việc cung cấp vốn tới các khách hàng và sự thuận lợi trong quản

lý vốn vay

• Thứ hai, theo BAAC việc cho vay với lãi suất thị trường đi kèm với chấtlượng phục vụ tốt sẽ đảm bảo được tính bền vững và giảm sự bao cấp của Chínhphủ

• Thứ ba, theo Hiệp hội tín dụng Klongchan và Liên đoàn hiệp hội tín dụngThái Lan thì sự đóng góp của các thành viên vào hoạt động của tổ chức đóng vai tròquan trọng nhất đến sự tồn tại và phát triển của hiệp hội Ngoài ra, việc đa dạng hóacác sản phẩm cung cấp tới khách hàng quyết định sự vững mạnh của tổ chức

• Thứ tư, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình phê duyệt khoản vay

sẽ giúp xử lý phân tích khoản vay chính xác, nhanh chóng và hiệu quả giảm đượcchi phí xử lý rủi ro

• Thứ năm, các ngân hàng còn luôn có các chương trình dạy nghề, xúc tiếnviệc làm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người dân, nhờ vậy họ có thể có mộtcông việc ổn định, đảm bảo và thu nhập cao hơn Đây thực sự là một sự hỗ trợmang tính lâu dài, thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nhu cầu người dân của Hiệphội tín dụng Thái Lan cũng như của BAAC

Ngày đăng: 07/08/2017, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh, 2010, “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp,nông thôn
2. Lê Thị Phí Hà, 2009, “Kinh nghiệm tại Thái Lan về tài chính vi mô”, www.sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tại Thái Lan về tài chính vi mô
3. Lê Thanh Tâm, 2008, “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam”– Luận án Tiến Sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam
4. Hà Hoàng Hợp và cộng sự, 2008, “Việt Nam sau khi gia nhập WTO:tài chính vi mô và tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn”, Trung tâm Phát triển và Hội nhập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sau khi gia nhập WTO:tàichính vi mô và tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn
5. CEP, 2010, “Báo cáo hoạt động năm 2010”, Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm – CEP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động năm 2010
6. Ngân hàng phục vụ người nghèo (BWTP), 2008, “Báo cáo đánh giá về ngành tài chính vi mô Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá vềngành tài chính vi mô Việt Nam
10. TYM,2010, “Báo cáo thường niên 2010”, Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình thương – TYM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên 2010
18. Aidan Hollis, 1999, “Women and Microcredit in History:Gender in the Irish Loan Funds”, University of Calgary Sách, tạp chí
Tiêu đề: Women and Microcredit in History:Gender in the IrishLoan Funds
19. Asian Development Bank, 2003, “Finance for the Poor: Microfinance Development Strategy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Finance for the Poor: MicrofinanceDevelopment Strategy
21. Mark Schreiner, 2003, “A Cost-Effectiveness Analysis of the Grameen Bank of Bangladesh”, Center for Social Development Washington University in St. Louis Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Cost-Effectiveness Analysis of the Grameen Bankof Bangladesh
22. Scott Gaul, 2010, “India scenario analysis: What if microfinance was less profitable?”, Microfianance Information eXchange Sách, tạp chí
Tiêu đề: India scenario analysis: What if microfinance was lessprofitable
12. Các dữ liệu từ trang chủ của TYM : http://tymfund.org.vn 13. Các dữ liệu từ trang chủ của CEP : http://www.cep.org.vn Link
15. Các dữ liệu từ trang chủ của NHCSXH : http://www.vbsp.org.vn 16. Các dữ liệu từ trang chủ của Hiệp hội QTDND Việt Nam:http://www.vapcf.org.vn Link
17. Các dữ liệu từ trang chủ của Tổng cục thống kê : http://www.gso.gov.vn Tiếng Anh Link
23. www.globalenvision.org, 2006,” The History of Microfinance”, http://www.globalenvision.org/library/4/1051/ Link
24. Các số liệu thống kê từ trang chủ của MIX - Microfianance Information eXchange: http://www.mixmarket.org Link
7. NHCSXH, 2010, Báo cáo thường niên năm 2009, Ngân hàng chính sách xã hội Khác
8. Nhóm công tác TCVM Việt Nam (MFWG), 2010, Bản tin TCVM số 16 9. Nhóm công tác TCVM Việt Nam (MFWG), 2011, Bản tin TCVM số 17 Khác
11. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM), 2011, Báo cáo thường niên năm 2010 Khác
14. Các dữ liệu từ trang chủ của Nhóm M7 : http://m7mfi.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w