2. Công tác khảo sát xác định vùng hư hỏng 38
3.3.5. Quy trình lắp ráp chi tiết thay thế 58
Lắp ráp chi tiết kết cấu thay thế được tiến hành theo các bước sau: 1. Công tác chuẩn bị.
- Vạch dấu các đường lắp ráp và đường kiểm tra. - Chuẩn bị căn kê đệm đỡ.
- Chuẩn bị các dụng cụ để cố định như tăng đơ mã răng lược … 2. Lắp ráp các chi tiết vào vị trí.
- Dùng cầu trục trong nhà xưởng vận chuyển các chi tiết đã được chế tạo vào vị trí lắp ráp.
- Cân chỉnh các chi tiết sao cho hợp lý.
- Kiểm tra vị trí kích thước của kết cấu cần thay thế.
- Cố định các chi tiết kết cấu bằng các liên kết mềm như mã răng lược tăng đơ, kích …
- Hàn hoàn chỉnh chi tiết
Trước khi hàn hoàn chỉnh chi tiết ta tiến hành hàn đính các kết cấu với nhau để thuận tiện cho việc cân chỉnh lại kích thước.
- Kiểm tra mối hàn bằng một trong các cách sau: + Quan sát bên ngoài bằng mắt thường
+ Phương pháp siêu âm
+ Phương pháp chiếu tia Rơnghen hoặc tia gamma + Phương pháp khoan...
Trong quá trình lắp ghép các kết cấu khung xương bánh lái cần chú ý cân chỉnh thẳng hàng và khoảng cách giữa các kết cấu.
Khoảng cách giữa các xương nằmđược tính theo công thức:
a = 0.2(
100
L
) + 0.4 (m) (L: chiều dài thiết kế của tàu)
Khoảng cách giữa các xương đứng: b = 1.5a (Theo quy phạm 2003) Khi lắp ráp các chi tiết cần lưu ý nhữngđiểm sau:
Đối với tôn mạn bánh lái phần thay thế phải được khai triển sao cho mối nối là ít nhất. Các vách nằm và vách đứngđược hàn trước tạo thành bộ khung của bánh lái vùng sửa chữa (hình 3.24). Sau đó tôn mạn phải được hàn vào khung bằng các mối hàn chữ T liên tục (không nên dùng mối hàn gián đoạn vì gây gỉ mạnh). Tiếp theo tấm tôn đáy bánh lái được hàn vào khung và vào tôn mạn phải. Trên các mép vách nằm và vách đứngở mạn trái, hàn các dải tôn rộng khoảng (3-4) lần chiều dày tôn mạn bánh lái. Trên tôn mạn bánh lái cắt các lỗ khoét (hình 3.20a), phân bố đều trên các dải tôn. Mối hàn quanh mép lỗ khoét sẽ liên kết tôn mạn bánh lái vào khung xương.
Ngoài cách hàn tôn mạn bằng các lỗ khoét ta còn có thể dùng các vấu, trên các vách ngang và vách đứng làm các vấu nhỏ có lỗ ( hình 3.25b.). Tôn mạn được khoét lỗ, lồng qua vấu. Cài các chốt hình nêm vào lỗ ở vấu để ép sát tôn vào khung xương, sau đó hàn quanh vấu. Khi hàn xong chặt và mài phẳng các vấu.
Sau khi hàn, hình dạng phần thay thế được kiểm tra bằng dưỡng. Khe hở giữa mép dưỡng và tôn mạn bánh lái tại mỗi mặt cắt không được quá 1% chiều dày profin bánh lái.
Hình 3.25. Liên kết tôn mạn với các vách
1.Tôn mạn; 2. Mối hàn qua lỗ khoét; 3. Vấu; 4. Vách
3.3.6. Sửa chữa độ lệch tâm
3.3.6.1. Doa lại các ổ đỡ.
Sau khi sửa chữa xong phần hư hỏng các kết cấu bên trong bánh lái và chế tạo chi tiết thay thế. Ta tiến hành sửa chữa độ lệch tâm giữa chốt bánh lái với trục lái.
Phương án sửa chữa được tiến hành như sau:
- Bước 1: Định tâm các áo bao chốt bằng một dây thép, dây thép có đường kính 0.7mm trọng lượng dây 3.0195g/m, chiều dài giữa hai điểm chuẩn 19.2 m
- Bước 2: Áo bao chốt được làm lớn hơn khoảng 35mm bằng phương pháp doa - Bước 3: Bạc mới với độ dày 35mm được đặt vào trong ống bao chốt.
Các lỗ ở ổ đỡ phía trên và phía dưới đều bị biến dạng do đó ta tiến hành chỉnh sửa bằng phương pháp doa.
Doa lại lỗ ổ đỡ phía trên
Trước khi doa Sau khi doa
Hình 3.26. Doa lại lỗ ổ đỡ phía trên.
Do bị lệch tâm giữa chốt lái trên và chốt lái dưới nên cần phải điều chỉnh lại kích thước của lỗ để từ đó cân chỉnh lại đường tâm cho chính xác
Trước khi doa ta tiến hành vạch dấu chính xác, sau khi đã khảo sát độ sai lệch, lỗ mới được doa sẽ rộng hơn một khoảng 32 mm và 38 mm.
Doa lại các ổ đỡ phía dưới
Trước khi doa Sau khi doa
Sau khi doa lỗ ở phía trên và phía dưới ta tiến hành sửa chữa bạc trục lái phương án sửa chữa bạc trục lái cũng được tiến hành như sau:
- Căn cứ vào vòng tròn mà điều chỉnh dao doa cho phù hợp
- Khi doa cho dao chạy từ trên xuống dưới các tiêu chuẩn kỹ thuật khi doa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Độ bóng bề mặt không nhỏ hơn 5 + Độ dôi lắp ghép H7/ n6
- Khi doa xong dùng giấy nhám mịn bo lại bề mặt bên trong ổ đỡ
- Kiểm tra đường kính lỗ doa: sau khi doa xong kiểm tra lại đường kính lỗ doa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật như độ côn độ ô van lỗ doa không lớn hơn 0.03mm, sai lệch đường kính lỗ doa so với đường kính lý thuyết không lớn hơn 0.1mm và đảm bảo bề mặt độ bóng theo yêu cầu.
3.3.6.2. Sửa lại chốt trên và chốt dưới
Căn cứ vào tình trạng hư hỏng của chốt lái mà ta có thể sửa chữa chốt lái hoặc thay thế mới hoàn toàn. Ở đây chốt bánh lại biến dạng tâm giữa chốt trên và chốt dưới bị lệch do đó ta tiến hành vận chuyển chốt trên và chốt dưới vào xưởng sửa chữa và tiến hành cân chỉnh lại đường tâm cho chính xác.
Chốt trên và chốt dưới được sửa chữa xong, ta tiến hành sửaống bao chốt lái.
Do bị biến dạng nên ống bao chốt lái cũng bị lệch tâm công tác sửa chữa độ lệch tâm cũng được thực hiên như sau:
- Bước 1: Vạch dấu xác định độ lệch tâm.
- Bước 2: Dùng máy doa, doa lạiống bao chốt lái.
- Bươc 3: Kiểm tra lại sự đồng tâm giữa chốt trên và chốt dưới lần cuối. Chốt lái trên và dưới sau khi được sửa chữa.
Sau khi sửa chữa chốt lái trên và chốt lái dưới, để kiểm tra sự đồng tâm giữa hai chốt ta tiến hành kiểm tra bằng cách kiểm tra sự đồng tâm giữa áo bao chốt trên và chốt dưới.
Hình.3.28. Chốt lái trên
Ø745 63 10 Ø565 Ø566.5 0 +20 Ø521 Ø614 Ø567 M350×6 Tấmđúc Hình.3.29. Chốt lái dưới
3.3.6.3. Sửa lại áo bao chốt lái
Do chốt lái bị biến dạng nên áo bao chốt lái trên và chốt lái dưới cũng bị biến dạng, do đó ta phải tiến hành sửa chữa. Phương án sửa chữa áo bao chốt lái ta cũng tiến hành bằng phương pháp doa, trước khi doa phảixác định tâm chính xác, theo vị trí tâm chốt lái đã sửa.
Phương pháp doa áo bao chốt cũng được tiến hành như sau: Cho dao doa chạy từ trên xuống dưới sau khi đã vạch dấu chính xác.
Sau khi doa xong tiến hành hàn đắp những chỗ dao doa đã cắt đến khi định tâm chính xác thì dừng lại và tiếp tục mài để đảm bảo yêu cầu độ bóng.
23.75~33.75 23.75~33.75
Sau khi sửa chữa xong các phần hư hỏng, ta tiến hành lắp ráp phân đoạn vừa chế tạo với phân đoạn không bị hư hỏng. Công việc lắp ráp được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị chuyên dùng, máy hàn cầu trục chuẩn bị cẩu phân đoạn mới vào vị trí.
Bước 2: Hàn các kết cấu khung xương bên trong, trong khi hàn cần chú ý biến dạng và kích thước của các chi tiết.
Bước 3: Hàn các tấm tôn mạn bánh lái giữa phân đoạn vừa chế tạo và phân đoạn trước.
Bước 4: Kiểm tra mối hàn và hoàn chỉnh bánh lái.
3.3.7. Lắp ráp trục lái và bánh lái 3.3.7.1. lắp ráp chốt bánh lái
Theo quy trình lắp ráp thí chốt bánh lái được lắp vào bánh lái trước, trước khi được lắp xuống tàu. Tuy nhiên tùy theo công nghệ của nhà máy mà thiết kế quy trình lắp ráp bánh lái sao cho hợp lý. Đối với công ty HVS các bước lắp ráp bánh lái sau khi đã hoàn tất việc sửa chữa được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra độ côn chốt bánh lái độ côn giá đỡ chốt.
- Theo yêu cầu trước khi lắp đặt phải được KCS và Đăng Kiểm, kiểm tra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 2: Di chuyển bánh lái vào vị trí đuôi tàu bằng các xe nâng hoặc xe chuyên dùng.
Bước 3: Luồn dây cáp vào tai cẩu ở tôn mạn bánh lái và các tai cẩu ở vòm đuôi tàu để nâng bánh lái lên.
Bước 4: Di chuyển bánh lái vào vị trí lắp đặt, trong quá trình di chuyển bánh lái vào vị trí lắp đặt phải cân chỉnh chính xác đường tâm giữa trục lái, chốt trên và chốt dưới. Sau khi cân chỉnh xong mới tiến hành lắp đặt chốt lái.
Bước 5: Gắn chốt bánh lái vào bánh lái
- Vệ sinh sạch bề mặt côn chốt bánh lái và bạc chốt.
(Chú ý trước khi đưa đai ốc vào phải lắp các đệm và joăng cao su làm kín nước).
- Sau khi xiết đủ lực (theo đề xuất của nhà chế tạo) thì dừng lại, sau đó kiểm tra lại chốt lái (kiểm tra độ đảo hướng trục của chốt lái) có còn nằm trong giới hạn cho phép hay không (0.03mm). Sau khi kiểm tra xong thì dùng thanh thép hảm hàn vào đai ốc để chống xoay.
- Dùng vải sạch quấn chặt bề mặt chốt lái nơi gắn vào bạc chốt.
3.3.7.2. Lắp đặt bạc trục lái, giá đỡ treo, trục lái và bánh lái
Bước 1: Kiểm tra và lắp đặt bạc trục lái
- Bạc trục lái được gia công sau khi có các số liệu chính xác về lỗ doa trên các ổ đỡ và trên giá đỡ lái.
- Bạc lái được gia công đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật (trong bản vẽ chi tiết) như độ dôi lắp ghép H7/n6, độ côn và độ ô van của bạc trục không lớn hơn 0.03mm…
- Bạc lái được đưa ép vào ổ đỡ bạc, sau đó được khoan hảm chống xoay, lắp joăng kín nước, nắp đệm …
- Vệ sinh sạch bề mặt bên trong để chuẩn bị cho bước lắp trục lái. Bước 2: Lắp đặt giá đỡ treo trục lái
- Dựa trên dấu đường tâm đã được xác định trong quá trình căng tâm ta xác định được tâm chính xác của giá đỡ treo, dựa trên vòng tròn doa cắt và vòng tròn kiểm tra.
- Cân chỉnh tâm chính xác. Bước 3: Lắp đặt bánh lái
- Bánh lái sau khi được sửa chữa xong trong nhà xưởng tiến hành vệ sinh sạch sơn chống gỉ hoàn toàn sau đó hàn các móc treo palăng.
- Dùng cẩu và xe nâng đưa bánh lái vào vị trí đuôi tàu. - Dùng các palăng đưa bánh lái vào vị trí giá đỡ.
- Dùng palăng điều chỉnh tâm chốt bánh lái trùng với tâm trục lái. Tại vị trí này dùng palăng kéo bánh lái lên, điều chỉnh sao cho chốt bánh lái trùng với bạc chốt.
- Chốt bánh lái được đưa vào trong ổ đỡ, cân chỉnh hợp lý sau đó xiết chặt đai ốc.
Bước 4: Lắp đặt trục lái
- Trục lái được lắp với bánh lái qua mặt bích nối giữa trục lái với tấm tôn phía trên bánh lái.
- Sau khi cân chỉnh chính xác đường tâm giữa trục lái, chốt trên, chốt dưới ta gắn trục lái với bánh lái, dùng bu lông và đai ốc xiết chặt bích nối và liên kết cốđịnh.
- Sau khi lắp ráp hoàn tất các thiết bị trên bánh lái ta kiểm tra lần cuối khe hở lắp ráp bánh lái. Hình 3.33. Khe hở lắp ráp bánh lái . 1. Bánh lái. 2. Sốngđuôi. 3. Chốt bản lề. 1 2 3
Khi lắp bánh lái cùng trụ lái phảiđảm bảo khe hở a tại chốt bản lề và sốngđuôi tàu. Và khe hở b giữa chốt và lỗ bản lề sốngđuôi tàu. Khe hở này không được vượt qua giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn. (Bảng phụ lục 3.3) khe hở a giữa bản lề bánh lái và trụ đứng.
Bước 5: Hàn lỗ công nghệ của chốt lái trên bánh lái
- Sau khi lắp xong phải vệ sinh sạch và sơn chống gỉ.
- Hàn nắp đậy của lỗ công nghệ trên bánh lái lại hoàn chỉnh, kiểm tra và siêu âm đường hàn nếu cần.
- Vệ sinh và sơn lại đường hàn sau khi kiểm tra, chuyển bước công nghệ cho lắp ráp bánh lái.
3.3.8. Thử thiết bị lái, kiểm tra và nghiệm thu. 3.3.8.1.Thử thiết bị lái 3.3.8.1.Thử thiết bị lái
Sau khi sửa chữa, lắp ráp xong thiết bị lái ta tiến hành thử.
Đối với bánh lái đã sửa chữa xong ta tiến hành thử kín nước bắng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Thử bằng nước
Ta tiến hành thử kín nước bằng cách bơm nước vào bên trong bánh lái quan sát có hiện tượng nước bị rò rỉ hay không, trong thời gian 12 giờ đồng hồ. Nếu có hiện tượng bị rò rỉ phải kịp thời khắc phục sửa chữa.
Phương pháp 2: Thử bằng áp lực
Đối với phương pháp này ta bơm vào bên trong bánh lái một lượng khí nén khoảng 45 at. Khi áp suất bơm đầy kim đồng hồ đo áp lực giữ 45 at trong khoảng ½ giờ Sau đó bôi một lớp bọt xà phòng vào tất cả các đường hàn bên phía tôn mạn bánh lái. Nếu mối hàn không kín sẽ có hiện tượng bọt xà phòng nổi lên, hoặc kim đồng hồ chỉ áp suất bị lệch. Khi phát hiện vết nứt ta cũng tiến hành khắc phục sửa chữa.
Phương pháp 3: Thử bằng mỡ
Đối với phương pháp này ta lấy mỡ đun cho chảy lỏng ra và phết lên chổ có hiện tượng rạn nứt, mối hàn không ngấu. Sau khi mỡ đóng lại dùng giẻ lau sạch và
quét lên một lớp phấn mỏng, dùng mỏ hàn xì đốt nóng chổ có hiện tượng không ngấu lên khoảng 40 500C để mỡ ở những chỗ có hiện tượng nứt chảy ra và thấm hiện lên lớp phấn.
Sau khi thử kín nước ta tiến hành thử quay bánh lái cho bánh lái quay trở từ mạn này sang mạn kia liên tục trong 1.52 giờ trong đó có 1015 lần quay trở nhanh chóng.
3.3.8.2. Kiểm tra nghiệm thu.
Để đảm bảo chất lượng các kết cấu hàn cũng như độ sai lệch giữa trục lái, chốt trên, chốt dưới, phải tiến hành kiểm tra chặt chẻ công tác hàn và lắp ráp ngay từ khi chuẩn bị trong thời gian lắp ráp và sau khi lắp ráp xong.
Đối với kiểm tra công tác hàn lắp ghép tôn mạn bánh lái nội dung kiểm tra như sau: - Kiểm tra công tác của nhà xưởng đối với công tác hàn trong đó bao gồm khâu chuẩn bị tài liệu kỹ thuật, công nghệ các điều kiện đảm bảo thông số hàn.
- Kiểm tra cấp bậc thợ có phù hợp với công tác yêu cầu hay không. - Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hàn như dây hàn que hàn bột hàn. - Kiểm tra mác thép đưa đi hàn.
- Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của thiết bi dụng cụ hàn.
- Kiểm tra việc chuẩn bị các mép hàn bao gồm việc lắp ráp các chi tiết với nhau làm sạch mối nối cũng như việc hàn đính.
Đối với công tác kiểm tra độ lệch tâm giữa trục lái, chốt trên, chốt dưới, cũng như khe hở giữa chốt bản lề bánh lái và các ổ đỡ ta cũng tiến hành đo và đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép nếu thỏa mãn yêu cầu thì cho phép bàn giao.
Hình. 3.34. Kiểm tra độ lệch tâm.
Sau khi kiểm tra lần cuối ta thấy độ lệch tâm giữa chốt trên và chốt dưới là 4.5mm. Theo tiêu chuẩn lắp ghép thì giới hạn cho phép độ lệch tâm này < 10mm. Như vậy