Với đề tài “ vai trò của chính sách vay vốn đối với phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ những ngư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI
(Vai trò của chính sách vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo ở xã
Hóa Qùy huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thương
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hợi
Trang 2Lời cảm ơn
Trải qua thời gian học tập và rèn luyện 4 năm tại trường ĐH Hồng Đức, với những kiến thức được học hỏi và sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường, trong khoa khoa học xã hội và đặc biệt là cô Lê Thị Hợi đã nhiệt tình giúp
đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Với đề tài “ vai trò của chính sách vay vốn đối với phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa” tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, động viên từ những người thân, bạn bè và cả những thông tin được người dân, cán bộ xã Hóa Qùy cung cấp để có thể hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dậy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Hồng Đức Đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hợi đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn UBND xã Hóa Qùy, cán bộ chính sách xã Hóa Qùy cùng những người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, tuy nhiên do buổi đầu mới làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, thực tế cũng như do những hạn chế về mặt kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong được thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2017
Sinh viên: Phạm Thị Thương
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Được hiểu là
Trang 4Giảm nghèo là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến lược phát triểncủa Việt Nam và các nước đang phát triển Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốcgia cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ngày 21/5/2002 Cho đến nay đã đạt đượcnhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, gópphần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đấtnước Rất nhiều nỗ lực của Chính phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế đangđược tập trung cho xoá đói giảm nghèo Trong đó chính sách vay vốn được coi là mộttrong những giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang pháttriển khác thực hiện Trong những năm vừa qua, chính sách vay vốn đã có tác dụng
to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốnvay có tác dụng tích cực tới giảm nghèo Nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi nghèo, cóđiều kiện mua sắm thêm các phương tiện sản xuất và tiêu dùng
Ở Việt Nam nghèo xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Già, yếu, ốm dau, không
có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lườilao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bấtthuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn trong thực tế ở nông thôn Việt Nambản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không
có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh Vì vâỵ, vốn đối với họ làđiều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đóinghèo Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sứclao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây congiống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hànghoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
Xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một xã miền núi, điều kiệnkinh tế, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn Đói nghèo là một vấn đề xãhội được quan tâm, những năm gần đây nhờ có những chính sách đổi mới, nền kinh
tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên mộtcách rõ rệt Song một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cư vùng cao, vùngsâu, vùng xa,…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tốithiểu của cuộc sống Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ đây là vấn đề xãhội cần được quan tâm Chính vì vậy các chương trình chính sách xóa đói giảm
Trang 5nghèo của Đảng và Nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo điềukiện cho người nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, góp phần xâydựng nền kinh tế quốc gia phát triển Vì vậy để có thể hiểu thêm về các chính sáchcủa Đảng và Nhà nước đưa ra tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài “ vai trò của chínhsách vay vốn đối với phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện NhưXuân, tỉnh Thanh Hóa”.
2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay việc vay vốn và được hỗ trợ sử dụng vay vốn của ngânhàng để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống là vấn đề hết sực quan trọng Nhữngvai trò mà quá trình vay vốn mang lại cho sự phát triển kinh tế của người dân cũnghết sức quan trọng, từ thực tế cho thấy việc vay vốn có vai trò quan trọng trong việcphát triển kinh tế nhất là đối với những hộ dân đặc biệt khó khăn nhằm phát triểnkinh tế và cải thiện đời sống người dân Trong các nghiên cứu trước đây cũng đã cónhiều người nghiên cứu tìm hiểu về các chính sách, tác động của các chính sách đốivới hoạt động phát triển của đất nước Tuy nhiên trong những giai đoạn khác nhau thìcác chính sách sẽ có vai trò cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của quá trình pháttriển kinh tế của đất nước khác nhau
Đặng Thị Hoa với bài viết “Sử dụng vốn tín dụng trong nổ lực giảm nghèo của
hộ gia đình và phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn” Bài viết này tác
giả đề cập đến những trở ngại trong nổ lực giảm nghèo của hộ gia đình dân tộcthiểu số, vấn đề sử dụng vốn tín dụng để giảm nghèo và khả năng tiếp cận các nguồnvốn của hộ gia đình và của phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay Tác giả đã phântích những trở ngại do học vấn thấp, hạn chế trong giao tiếp và việc tham gia mạnglưới xã hội Sự hạn chế trong giao tiếp là một trở ngại lớn đối với phụ nữ dân tộcthiểu số Hầu hết các hoạt động như đi họp thôn bản, tập huấn về chăn nuôi, trồngcây, giống mới… đều do nam giới tham, trong khi người trực tiếp làm các hoạt độngnày là phụ nữ Đây chính là lý do khiến người phụ nữ rất ít tham gia các tổ chứcmạng lưới xã hội và cũng là lý do khiến các chị em phụ nữ gặp trở ngại khi làm thủtục vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và mang lại hiệu quả Ngườiđứng ra vay vốn là phụ nữ nhưng người chồng lại quản lý số tiến vay đó, thậm chícòn sử dụng để chi tiêu cho mục đích cá nhân Sau khi được sự hỗ trợ của chính
Trang 6quyền địa phương, Hội nông dân, Đoàn thanh niên… chị em phụ nữ đã có cơ hộihọc hỏi kinh nghiệm trong việc làm thủ tục vay vốn cũng như việc sử dụng nguồnvốn vay mang lại hiệu quả
Nguyễn Thị Thuận với cuốn sách “Phương pháp lồng ghép giới trong xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam” Cuốn sách này tác giả đã phân tích qua mô hình tín dụng
đã giúp phụ nữ nghèo có cơ hội được vay vốn Người vay đươc tổ chức theo nhóm,thực hiện gửi tiết kiệm, vốn và lãi được trả theo tuần Bên cạnh việc cho vay vốn,giúp phụ nữ nghèo có tiền để giải quyết những nhu cầu thiết yếu, còn có các hoạtđộng rất hữu hiệu nhằm: Nâng cao hiểu biết, năng lực cho phụ nữ nghèo trong cáchquản lý, sử dụng có hiệu quả vốn vay trong các hoạt động tạo thu nhập như kỹ thuậtsản xuất, làm ăn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nơi phụ nữnghèo sinh sống; Nâng cao năng lực quản lý tiền, cách thức tiết kiện tiền từ quy mônhỏ đến lớn để dần dần phụ nữ nghèo biết cách và tự tạo được nguồn vốn lớn hơn đểphát triển sản xuất nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho gia đình họ;Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số giải pháp để thực hiện lồng ghép giới có hiệu quả
Hồ Ngọc Phương với đề tài khóa luận “Đánh giá hoạt động thực hiện chính sách
xã hội cho phụ nữ nghèo tại phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội” Tác giả đi
sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng triển khai chính sách vay vốn và chính sách đào tạonghề, hỗ trợ việc làm cho phụ nữ nghèo tại phường Trúc Bạch Phân tích thực trạngtiếp cận chính sách của hội viên và nhận định của hội viên về hiệu quả của chính sách
đó Đăc biệt, tác giả đã đưa ra những đánh giá về hoạt động của chính sách vay vốn
và chính sách đào tạo, giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo tại phường Trúc Bạch.Trên cơ sở thực trạng tiếp cận, những nhận định của hội viên về hiệu quả thực hiệnchính sách, tác giả đã có nhưng đánh giá sát sao về hoạt động thực hiện chính sách đó
và đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp việc triển khai thực hiện chính sách manglại hiệu quả cao, giúp phụ nữ nghèo tại phường Trúc Bạch vươn lên thoát nghèo vàcải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của họ
Hoàng Bá Thịnh với bài viết “Phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 7hóa đất nước nước” Phụ nữ nông thôn là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp
và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ nông thôn còngặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị Chính vì vậy, cần cónhững quan tâm hợp lý đến phụ nữ nông thôn Tác giả đã đề cập đến những tháchthức đối với phụ nữ nông thôn hiện nay, một số trở ngại của nguồn nhân lực nữ trongnông nghiệp nông thôn như: trình độ chuyên môn kỹ thuật, về sức khỏe lao động nữtrong sản xuất nông nghiệp nông thôn, phụ nữ cũng ít có cơ hội tiếp cận quyền sởhữu ruộng đất Bên cạnh đó tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp về chính sách đốivới phụ nữ nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa Một là ưu tiên đào tạo nghề
và việc làm cho phụ nữ, hai là tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồnlực
Khúc Thị Thanh Vân, luận văn với chủ đề “Vai trò của vốn xã hội trong phát
triển kinh tế hộ ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay” Trong luận văn, tác giả
cho rằng vốn xã hội có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội hộ giađình Vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nghèotại địa phương, hỗ trợ cá nhân chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp, hỗ trợ các nhân tìmkiếm việc làm tăng thu nhập Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân và cán bộ tạiđịa phương không nhận ra và cũng không hiểu về nguồn vốn xã hội cũng như sứcmạnh của nguồn vốn mang lại cho các hộ gia đình
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và bài viết nêu trên là những tàiliệu tham khảo rất quý giá cho việc nghiên cứu vai trò của chính sách vay vốn đối vớiphát triển kinh tế hộ gia đình nghèo Trong các luận văn, đề tài nghiên cứu của cácnhà nghiên cứu trước đây cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều về vấn đề chínhsách xã hội đối với người nghèo, tuy nhiên qua quá trình tham khảo tôi nhận thấy cácnghiên cứu trước đây đều chú trọng tìm hiểu về các chính sách cho người ngèo, tácđộng của các chính sách đối với người nghèo, tìm hiểu vay vốn tín dụng của ngườinghèo,…như vậy để tìm hiểu sâu hơn về chính sách cho người nghèo tôi tiến hànhnghiên cứu, tìm hiểu về một chính sách cụ thể là chính sách vay vốn đối với hộ giađình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyên Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 83 Câu hỏi nghiên cứu
Thiếu vốn có phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo ở xã Hóa Qùy, huyệnNhư Xuân, tỉnh Thanh Hóa?
Những hoạt động của chính sách vay vốn đã hỗ trợ như thế nào đối với phát triểnkinh tế của hộ nghèo?
Làm thế nào để chính sách vay vốn đối với đồng bào DTTS đạt hiểu quả cao hơn?
4 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của chính sách vay vốn đối với pháttriển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Vai trò của chính sách vay vốn đối với phát triển kinh tế hộ giađình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” cần:
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Trang 9- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của chính sách vay vốn tại xã Hóa Qùy,huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá vai trò của chính sách vay vốn đối với hộ gia đình nghèo tại xã HóaQùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Đưa ra môt số giải pháp kiến nghị nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chếnhững điểm chưa làm được tư chính sách vay vốn đối với người nghèo; Cần làm nhưthế nào để có thể phát huy được mặt tích cực từ chính sách vay vốn mang lại
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Chính sách vay vốn đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa
Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
5.2 Khách thể nghiên cứu
Hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Cán bộ chính sách xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 10Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng nghèo tại xãHóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Nhờ có chính sách vay vốn mà người dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào chănnuôi, trồng trọt, sản xuất
Để chính sách vay vốn hoạt động hiệu quả hơn cần có sự hỗ trợ từ các cơ quanchính sách của Nhà nước
7.Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, cácnguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phươngpháp trong nhận thức và thực tiễn
Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là nhữngnguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo,xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp vàđịnh hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương
pháp Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm
hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng
phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra
Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nênthường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học ( như thếgiới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới
Như vậy việc sử dụng phương pháp luận trong nghiên cứu “vai trò của chínhsách vay vốn đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyệnNhư Xuân, tỉnh Thanh Hóa” nhằm lấy cơ sở, xác định phạm vi, xây dựng phươngpháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp luận chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ hộ gia đình nghèo vay vốn từ góc độ côngtác xã hội
7.2 Các phương pháp thu thập thông tin
Trang 117.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trong nghiên cứu “vai trò củachính sách vay vốn đối với phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy,huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” tôi tiến hành sưu tầm, tổng hợp, phân tích nhữngtài liệu liên quan đến đề tài Thu thập số liệu qua các báo cáo tình hình hoạt động của
cơ quan chính sách xã qua các năm 2015 - 2016, các báo cáo về tình hình vay vốncủa hộ gia đình nghèo tại đại phương Các thông tin, số liệu thu tập từ các ban ngành
và các phòng ban Các công trình nghiên cứu, sách và tạp chí có liên quan đến vấn đềnghiên cứu Đồng thời cũng dựa trên các điều tra đã thực hiện, các phỏng vấn sâu,
quan sát tình hình thực tế
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là môt phương pháp phỏng vấn viết,không thực hiện câu hỏi bằng lời, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theomột bảng hỏi in sẵn, Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào
ô tương đương theo một quy ước nào đó
Trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu với dung lượng mẫu bảng hỏi là
100, tiến hành khảo sát 100 hộ gia đình là hộ nghèo có vay vốn trong xã Hóa Qùy
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thuận tiện
Quy trình chọn mẫu:
Điều kiện mẫu: Hộ gia đình nghèo tham gia vay vốn để phát triển kinh tế tại
xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Cách chọn mẫu như sau:
B1: Lập danh sách hộ gia đình nghèo vay vốn theo đơn vị hành chính cácthôn: Đồng Tâm, Đồng Quan, Luống Đồng, Xuân Đàm,
B2: Chọn ngẫu nhiên thuận tiện hộ gia đình nghèo theo danh sách
B3: Chọn hộ gia đình nghèo có tham gia vay vốn theo chương trình chính sáchcủa Nhà Nước và địa phương
Về nội dung phiếu trưng cầu ý kiến:
Trang 12Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình nghèo: số người trong gia đìnhngười trong độ tuổi lao động, người mang lại thu nhập chính), nguồn thu nhập chínhcủa gia đình.
Phần II: Những nội dung đánh giá vai trò của chính sách vay vốn đối với pháttriển kinh tế hộ gia đình nghèo
Phần III: Thông tin cá nhân bao gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình
độ học vấn, nghề nghiệp
Về cơ cấu mẫu nghiên cứu:
Cơ cấu mẫu khảo sát được khái quát trên các tiêu chí: Giơí tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu vàngười cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức củangười cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy
Trong phỏng vấn sâu sử dụng chủ yếu các câu hỏi mở, vì vậy người trả lời cũnghoàn toàn tự do trong cách thức trả lời, vì vậy các câu trả lời sẽ mang tính khách quanhơn Việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu góp phần kiểm chứng lại nhữngthông tin đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu
Tiến hành thực hiện phỏng vấn chủ tịch UBND xã, cơ quan chính sách xã, một số
hộ gia đình nghèo được hưởng vay vốn từ chính sách
7.2.4 Phương pháp xử thông tin (Sử dụng SPSS 20.0)
Sau khi thông tin thu thập được từ việc khảo sát bằng bảng hỏi tôi tiến hànhnhập dữ liệu và xử lý thông tin thu được bằng phần mềm SPSS 20.0
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Lý thuyết áp dụng
1.1.1 Lý thuyết vai trò
Trang 13Thuyết vai trò được ra đời với sự đóng góp lớn của khoa học xã hội và tâm lý xãhội (Trean, 1971; Davis, 1986) Thuyết vai trò được đánh giá là phương pháp tiếp cậnhiệu quả đối với sự hiểu biết con người và xã hội.
Thuyết này cho rằng vì mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xãhội tương ứng với các vị trí đó là các vai trò Vai trò bao gồm một chuỗi các chuẩnmực như là một bản kế hoạch để chỉ đạo hành vi Những vai trò chỉ ra cụ thể cáchthức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra nhữngnội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống cósẵn Thuyết cũng cho rằng, một phần các hành vi xã hội hằng ngày quan sát được chỉđơn giản là các việc mà con người phải thực hiện hiện trong vai trò của họ
Mỗi cá nhân đều đóng một vai trò nhất định trong đời sống tùy thuộc vào địa vị
và khả năng thực hiện vai trò của mình Trong hộ gia đình, mỗi thành viên đóng vaitrò là những người lao động, chăm sóc, phát triển gia đình,… tuy nhiên có những giađình các thành viên không có khả năng thực hiện vai trò của mình Vì vậy để có thể
tìm hiểu “vai trò của chính sách vay vốn đối với phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo
tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” tôi sử dụng lý thuyết này nhằm
tìm hiểu vai trò, nguyên nhân từ việc thực hiện các vai trò của các thành viên tronggia đình nghèo từ đó có các hướng khắc phục phù hợp với đối tượng hộ nghèo
1.1.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu củacon người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầunhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đếncuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu củacon người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem cácloại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phátsinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu củacon người tư thấp đến cao
Trang 14Đối với đề tài này tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu của Masslow nhằm đánh giánhững nhu cầu nào mà người nghèo đã được đáp ứng và những nhu cầu nào chưađược đáp ứng Việc sử dụng tháp nhu cầu của Masslow nhằm tìm hiểu xem chínhsách vay vốn của Đảng và Nhà nước hiệu quả sẽ đáp ứng được những nhu cầu nàocho các hộ nghèo, chính sách vay vốn có phải nhu cầu mà người nghèo đang cầnkhông? Và các nhu cầu của người nghèo thay đổi như thế nào sau khi đã được hỗ trợ
từ chính sách vay vốn của Nhà nước Việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản theotháp nhu cầu của Masslow thể hiện mức độ phát triển cũng như điều kiện an sinh chongười nghèo
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm vai trò
Vai trò thường là tính từ tính chất của sự vật, sự viêc hiện tượng, dùng để nói về vịtrí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong mộthoàncảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó Ví dụ : Vai trò của đảng đối với sự phát triểnđất nước, vai trò của tác phẩm văn học nào đó đối với sự nghiệp sáng tác văn học củatác giả, vai trò của từ đối với câu, vvv…
Trong đề tài này, nhìn nhận vai trò của chính sách vay vốn như là một chủ thể tạo
ra sự thay đổi trong đời sống kinh tế hộ nghèo Cụ thể về vai trò của chính sách vayvốn được thể hiện trong sự đánh giá vai trò của chính sách vay vốn trong phát triểnkinh tế hộ gia đình nghèo
1.2.2 Khái niệm chính sách vay vốn
Trang 15Vay vốn là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chếtài chính khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.
Chính sách vay vốn là chính sách hỗ trợ người nghèo nguồn vốn với lãi xuất thấpnhằm tạo điều kiện, cơ hội cho người nghèo phát triển kinh tế, cải thiện điều kiệnsống tốt hơn
Trong nghiên cứu này, chính sách vay vốn được hiểu là nguồn tài chính, nguồnvốn hỗ trợ người nghèo để họ có vốn đầu tư vào sản xuất góp phần phát triển kinh tế
hộ gia đình nghèo
1.2.3 Khái niệm hộ nghèo
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầutối thiểu của cuộc sống, và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộngđồng chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật
Xét trên mọi phương diện, khía cạnh, thời gian nghiên cứu giai đoạn 2011 –
2016 tôi áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 215 theo số 09/2011/QĐ- TTg
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơntiêu chí xác định hộ nghèo: (Theo số 09/2011/ QĐ- TTg, quyết định về việc ban hànhchuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015)
Hộ nghèo ở nông thôn: là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/
tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống
1.2.4 Khái niệm phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là nguồn tài chính, là khả năng về tài chính của mỗi gia đình.Kinh tế hộ gia đình mạnh thể hiện ở nguồn tài chính dồi dào và ngược lại Có nhiềucách để tạo lập nguồn tài chính của một gia đình nhưng chung quy lại thì nguồn tàichính của một gia đình được hình thành trong thu nhập , tiền lương của các thànhviên trong gia đình, trong lao động hay trong sản xuất kinh doanh của gia đình
Tóm lại ta có thể định nghĩa về kinh tế hé gia đình như sau: “Kinh tế hộ gia đình
là khả năng về tài chính của một gia đình, được hình thành từ các nguồn thu nhập củagia đình”
Trang 16Như vậy, từ khái niệm về kinh tế hộ gia đình có thể hiểu phát triển kinh tế hộ giađình là tăng thu nhập, cải thiện nguồn tài chính của hộ gia đình.
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách vay vốn trong xóa đói
giảm nghèo.
Nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bềnvững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước quy định về nội dung về chính sách vayvốn đối với hộ nghèo để phát trển kinh tế Nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinhthần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địabàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong nhữngnăm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội,được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
Chính sách hỗ trợ sản xuất
Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể củatừng huyện, xã, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bịthiên tai;
Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậcthang để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang; 05 triệuđồng/ha phục hóa; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang;
Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi câytrồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mạinhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêuthụ nông sản;
Đối với hộ nghèo, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại khoản 1, cácđiểm a, b, c, d khoản 2 còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản vàphát triển ngành nghề:
- Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặcgiống thủy sản; hỗ trợ một lần: 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc
Trang 17tạo diện tích nuôi trồng thủy sản và 02 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chănnuôi gia súc;
- Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, giacầm;
- Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu,thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ, với lãi suất 0%(một lần)
Nghị quyết 71/2009/NQ – CP về chính sách vay vốn đối với hộ nghèo để pháttriển kinh tế Với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/ hộ để sản xuất kinh tế và hỗ trợvay 12 triệu/hộ vay vốn nước sạch Mục đích nhằm hỗ trợ người dân nguồn vốn đểphát triển kinh tế, cải thiện đời sống kinh tế gia đình
1.4 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu
Xã Hóa Qùy là một trong những xã nghèo thuộc miền núi, điều kiện kinh tế củangười dân còn rất nhiều khó khăn, thu nhập của người dân thấp chủ yếu thu nhập từcác công việc đi làm xa mang lại Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 17%/năm,bình quân thu nhập đầu người là 22 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân của hộnghèo là 6.240 nghìn đồng/ người/ năm
Xã Hóa Qùy nằm cách trung tâm huyện Như Xuân 5km về phía Tây Nam Xã nằmtrong khu vực của huyện miền núi nên điều kiện kinh tế nơi đây còn gặp nhiều khókhăn, đời sống của người dân chưa được đảm bảo
Phía Đông giáp xã Bình Lương
Phía Tây giáp xã Cát Vân
Phía Nam giáp xã Xuân Qùy
Phía Bắc giáp xã Yên Lễ
Xã Hóa Qùy có tổng diện tích tự nhiên 2628,44ha trong đó có 1243,16ha là đất sảnxuất nông nghiệp; 1009,55ha là đất lâm nghiệp; 80,03ha đất nuôi trồng thủy sản;289,99ha là đất phi nông nghiệp; và 5,71ha đất chưa được sử dụng (đất đá) Do điều
Trang 18kiện khí hậu, địa hình nên hoạt động kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là nông –lâm nghiệp.
Nguồn nhân lực: Xã Hóa Qùy có tổng dân số là 5.358 khẩu/ 1.213 hộ Trên địa bàn
xã Hóa Qùy gồm có 5 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu: Dân tộc thái (chiếm 20,07%dân số); Dân tộc thổ (chiếm 35,54% dân số); Dân tộc mường ( chiếm 2,30% dân số);Dân tộc kinh (chiếm 42,03% dân số) Tổng số lao động là 3.275 lao động trog đó có
1135 lao động đã qua đào tạo (chiếm 35,20%)
Trên địa bàn xã có 5km đường Hồ Chí Minh đi qua, có 2 trục đường liên xã đó làđường thôn Đồng Xuân đi xã Cát Tân dài 7km và đường thôn Thanh Tân đi xã BìnhLương dài 2km và nhiều tuyến liên thôn khác Với tổng số 68,7km đường nội thôn,liên thôn trong đó đã được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chuẩn bộ giao thông vậntải 20,8km, 7km đường cấp khối, 7km đường liên gia còn lại là đường đất
Nhìn chung, xã Hóa Qùy là một xã thuộc huyện miền núi, điều kiện kinh tế khókhăn, thu nhập thấp Do điều kiện tự nhiên, đất đai chủ yếu là đồi núi nên hoạt độngkinh tế, sản xuất của người dân không đạt năng xuất cao, các công việc tạo thu nhậpchủ yếu là đi làm ăn xa, trồng cây lâu năm, hoặc trồng một số cây nông nghiệp ngắnngày như ngô, khoai, sắn,… Tuy nhiên, nhờ có các chương trình, chính sách hỗ trợ từNhà nước mà đời sống của người dân đã có sự thay đổi tích cực trong nhiều năm qua.Trong đó chính sách vay vốn cũng là một chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới sự thayđổi của người dân như hiện nay
Chương 2 Thực trạng nghèo và hoạt động chính sách vay vốn đối với hộ gia đình nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.1 Thực trạng hộ nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Theo số liệu thống kê, rà soát hộ nghèo tại xã Hóa Qùy giai đoạn 2011 – 2016cho thấy, tổng hộ nghèo, cận nghèo của xã là 430 hộ (35,44%) Trong đó hộ nghèo là
217 hộ (17,89%) Các hộ gia đình nghèo trên đại bàn xã còn đông, nguyên nhânnghèo chủ yếu là do không có nguồn thu nhập, công việc không ổn định, thiếu vốnsản xuất
Trang 19Bảng 2.1 : Tỷ lệ hộ nghèo xã Hóa Qùy giai đoạn 2011 – 2016 (Đvt :%)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số hộ 506 472 394 353 311 217
Tỷ lệ (%) 45,34 42,14 35,11 3s1,21 26,67 17,89
(Nguồn : Báo cáo rà soát hộ nghèo tại xã Hóa Qùy năm 2011 – 2016)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 số hộ nghèo là 506 hộ chiếm 45,34%tổng số hộ dân s; năm 2016 là 217 hộ chiếm 17,89% Từ năm 2011 đến năm 2016 tỷ
lệ hộ nghèo giảm 27,45% Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm Trong quá trìnhkhảo sát lấy ý kiến người dân họ cho rằng những thay đổi tích cực này là từ nhữngchính sách phát triển, hỗ trợ người nghèo của Đảng và Nhà nước giúp đỡ, hỗ trợngười nghèo tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế tiến tới thoát nghèo Như vậy có thểnói rằng chính sách vay vốn cũng là một trong những chính sách mang lại sự thay đổitích cực này trong việc xóa đói giảm nghèo
Trên địa bàn xã Hóa Qùy người dân chủ yếu thu nhập từ việc làm nông nhưtrồng lúa, ngô và trồng một số cây lâu năm như sắn, keo, cao su,… Tuy nhiên thunhập từ những nguồn này thì chỉ vào mùa vụ mới có thể thu nhập được Ví dụ nhưcao su một năm chỉ thu hoạch được một vụ không kể đến những rủi ro khác như giáthành thấp, diện tích cây trồng không nhiều thì việc thu nhập tư nguồn này cũngkhông đáng là bao Trong khi đó nhiều hộ dân còn không có đất để canh tác, tay nghềkhông có nên không biết làm gì để tạo ra thu nhập…
Đa số các hộ gia đình trên địa bàn xã làm nông nghiệp và lâm nghiệp Tuynhiên do yếu tố công việc nên cân rất nhiều đất để canh tác, trồng cây
2.1.1 Đặc điểm hộ gia đình nghèo
Về quy mô hộ nghèo
Theo kết quả khảo sát, rà soát hộ nghèo ở xã Hóa Qùy cho thấy với tổng số hộdân trên địa bàn toàn xã là 1213 hộ dân trong đó hộ nghèo chiếm đến 217 hộ (chiếm17,89%) Các hộ gia đình nghèo phân bố trong các xã đặc biệt là các thôn cách xatrung tâm xã như thôn Đồng Quan, thôn Đồng Tâm
Hộ nghèo được biểu hiện ở đặc điểm quy mô hộ gia đình ở xã Hóa Qùy nổibật là hộ gia đình có 4 thành viên Theo kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy số lượng
Trang 20thành viên trong gia đình là 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất (32,0%) sau đó là gia đình
có 5 thành viên chiếm 30% Các hộ gia đình có từ 2,3 và trên 5 thành viên chiếm tỷ
(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học xã Hóa Qùy năm 2017)
Phần lớn các hộ gia đình tại xã Hóa Qùy là gia đình hạt nhân với số thành viên trong gia đình là từ 4 đến 5 thành viên, thế hệ sống chung chủ yếu là thế hệ bố mẹ - con cái Số lượng lao động trong gia đình chủ yếu là hai vợ chồng nuôi con cái đang trong độ tuổi đi học khiến cho họ phải tốn kém rất nhiều chi phí cho ăn uống, học tập cho con cái và phí chăm sóc sức khỏe Ngoài những chi phí chăm lo cho con cái, gia đình các hộ gia đình còn phải chăm lo cho bố mẹ già yếu không có sức lao động Trong khi đó có những người già ngoài độ tuổi lao động sống riêng biệt với con cái Khả năng lao động của họ kém và không tạo ra thu nhập Nhiều trường hợp ốm đau, bệnh tật khiến họ phải vay tiền để trả những chi phí
Như vậy, Quy mô hộ gia đình xã Hóa Qùy đang dần bị thu hẹp lại đã làm cho hộ nghèo địa phương có những đặc trưng rõ nét từ nhiều năm trở lại đây.
Về lao động, việc làm
Đa số người dân trong xã là người già và trẻ em, số lao động trẻ ít lập nghiệp
ở gia đình mà thường đi làm xa ở các khu công nghiệp ở tỉnh ngoài Hoạt động kinh
tế chính mang lại thu nhập chính cho người dân chủ yếu là từ việc chăn nuôi, trồngrừng và khai thác một số nguồn tài nguyên từ rừng như măng, gỗ,…Những hoạt độngkiinh tế này không thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân mà
Trang 21còn phải dựa vào nguồn thu nhập từ việc đi làm ăn xa của các thành viên trong giađình
Trong quá trình khảo sát cho thấy trong mỗi hộ gia đình chỉ có từ 1 đến 2 laođộng chính mang lại thu nhập Các hộ gia đình chủ yếu là gia đình trẻ, số thành viêntrong gia dình và số người trong độ tuổi lao động thấp nên hoạt động kinh tế tạo thunhập không nhiều do không có lao động
Như vậy có thể thấy nguồn lao động cũng là một trong những nguyên nhânảnh hưởng đến kinh tế của người dân Ngoài ra, hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập củangười dân tại xã Hóa Qùy không ổn định, các công việc đều mang tính mùa vụ, chỉđến mùa thì mới có thể lao động tạo thu nhập, còn những thời gian khác người dânphải đi làm ăn xa ở các tỉnh ngoài để cải thiện điều kiện kinh tế của gia đình
(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học xã Hóa Qùy năm 2017)
Qua bảng trên ta thấy có tới 40% hộ dân được phỏng vấn cố trình độ trung học
cơ sở, thứ hai là trung học phổ thông chiếm 39% Như vậy, có thể thấy số người dân
có trình độ học vấn trung học phổ thông và trung học cơ sở chiếm đa số Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của người dân không cao, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều, hoạt động kinh tế của người dân vẫn chưa đạt hiệu quả
Như vậy có thể thấy, không hẳn do trình độ học vấn ảnh hưởng đến hoạt độngphát triển kinh tế của người dân xã Hóa Qùy mà quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn
Vì không có nguồn vốn phù hợp mà các hoạt động kinh tế cũng như thu nhập củangười dân còn hạn chế
Trang 222.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nghèo tại xã Hóa Qùy, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Trong quá trình khảo sát, xem xét cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫnđến tình trạng nghèo Trong đó có các nguyên nhân sau: Do thiếu vốn sản xuất, thiếuphương tiện sản xuất, thiếu lao động, thiếu đất canh tác
Do thiếu vốn sản xuất
Xã Hóa Qùy là một xã thuộc huyện miền núi Như Xuân, điều kiện kinh tế khókhăn, người dân không có công việc ổn định, việc làm thất thường lại không có vốn
để đầu tư phát triển kinh tế
Trong quá trình khảo sát và kết quả kiểm tra, rà soát của cán bộ chính sách xã vềnguyên nhân nghèo cho thấy nguyên nhân thiếu vốn sản xuất là một trong nhữngnguyên nhân hàng đầu, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nguyên nhân dẫn đến tình trạngnghèo của người dân Thiếu vốn sản xuất chiếm 74,65% nguyên nhân dẫn đến nghèo.Như vậy có thể thấy nguồn vốn là điều kiện thiết yếu giúp người dân có khả năngtăng gia sản xuất, phát triển kinh tế Chia sẻ về vấn đề này một hộ gia đình cho biết
“Để phát triển kinh tế thì nhất thiết phải có vốn, nếu có tay nghề nhưng không có vốn
thì cũng không thể phát triển được”.
Hộp 1
Trường hợp hộ gia đình ông Lê Đình Hải ở thôn Tân Thịnh cho biết:
“Gia đình tôi lao động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Nhưng thu nhập từ những công việc này mang lại không cao.Gia đình ở nông thôn, trình độ học vấn thấp, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất không có thì không thể phát triển kinh tế được.Trước đây, kinh tế khó khăn, gia đình không biết làm gì để tạo
ra thu nhập Thu nhập chủ yếu của gia đình đều là từ việc đi làm thuê mà ra Tuy nhiên, những công việc đó lấy đi sức khỏe rất nhiều, lúc còn khỏe thì có thể làm được chứ đến khi mình ốm đau thì cũng không biết làm gì để tao ra thu nhập.Từ khi có chính sách vay vốn được vay vốn để phát triển kinh tế, hiện nay kinh tế gia đình tôi đã có nhiều sự thay đổi hơn, hoạt động chăn nuôi cũng mang lai nguồn thu nhập nhất định cho gia đình, đời sống gia đình ổn định hơn trước Nhờ vay vốn mà tôi có thêm nguồn vốn để mua giống, thức ăn cho chăn nuôi nhờ đó mà
Trang 23Như vậy, chính sách vay vốn có vai trò quan trọng và là nguyên nhân quan trọngnhất, có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của các hộgia đình nghèo Nhờ có chính sách vay vốn mà người nghèo có vốn đầu tư cho sảnxuất, phát triển kinh tế gia đình.
Do thiếu phương tiện sản xuất
Trình độ dân trí thấp, việc áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuấtkhông được chú trọng Thực tế cho thấy hầu hết các hộ gia đình trong xã chủ yếu làlao động thủ công truyền thống Vì vậy hoạt động sản xuất chưa mang lại kinh tế cao,năng xuất lao động thấp
Theo kết quả rà soát của cán bộ chính sách xã Hóa Qùy cho biết có tới 128 hộ giađình nghèo là do thiếu phương tiện sản xuất, chiếm 59,0% Như vậy, phương tiện sảnxuất cũng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sản xuất,phát triển kinh tế của các hộ dân
Không những thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, thiếu phương tiện
Trang 24Không những thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, thiếu phương tiện sản xuất cũng sẽ kìm hãm hoạt động sản xuất của người dân, thu nhập thấp Nguồn vốn là điều kiện cần thiết, tuy nhiên trang thiết bị cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả lao động của người dân.
Do thiếu lao động
Hiện nay trên địa bàn xã Hóa Qùy nói riêng và trên địa bàn các huyện miềnnúi nói riêng, người lao động chủ yếu là những người cao tuổi hoặc là những ngườimới học xong phổ thông chưa có việc làm Số còn lại là những thanh niên khỏemạnh, có trình độ, tay nghề thường đến nơi khác làm việc (Các thành phố lớn) Nhưvậy có thể thấy rõ nguồn lao động nông thôn hiện nay đang rất hạn chế, số ngườitrong độ tuổi lao động ít
Theo kết quả rà soát, kiểm tra cho thấy có 43 hộ gia đình thuộc hộ nghèo thiếulao động, chiếm 19,81%
Trang 25Nói tóm lại, nguồn lao động của gia đình cũng có ảnh hưởng nhất định đến thunhập, hoạt động sản xuất của người nghèo Nguồn lao động là một trong nhữngnguyên nhân góp phần nâng tỷ lệ hộ nghèo nhiều hơn.
Do thiếu đất canh tác
Như Xuân là một huyện miền núi, đất đai tuy rộng nhưng chủ yếu là đất đồi núi,chỉ có thể trồng các loại cây lâu năm Trong khi đó có gia đình không có đất, nghềnghiệp không ổn định vì thế điều kiện kinh tế rất khó khăn
Trong quá trình khảo sát và thống kê từ cán bộ chính sách xã Hóa Qùy cho thấy
có 11,05% hộ gia điình thiếu đất canh tác
Nông thôn gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi vìvậy đất đai là yếu tố cần thiết để cho người dân sản xuất Mặc dù vậy, vẫn có một số
hộ dân thiếu đất canh tác, điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất củangười dân Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo củacác hộ gia đình ở xã Hóa Qùy
Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, tuy nhiên thiếu vốn đầu tư vàohoạt động sản xuất kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nghèo Tất cả nhữngnguyên nhân trên đều có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động phát triển kinh tế củangười nghèo Để hoạt động kinh tế được cải thiện tốt nhất cần có biện pháp hỗ trợnhững điểm thiếu sót từ các nguyên nhân trên thì người dân mới có thể phát triểnkinh tế một cách bền vững
2.2 Hoạt động của chính sách vay vốn
2.2.1 Mục tiêu, nội dung của chính sách vay vốn
Mục tiêu của chính sách:
Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo phát triển kinh tế, cải thiệnđiều kiện sống ngày một tốt hơn Đảng và Nhà nước đã đưa ra chính sách vay vốn đốivới hộ gia đình nghèo, ngân hàng chính sách cho vay ưu đãi với lãi xuất thấp đối với
Trang 26hộ nghèo nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêuquốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội
Nội dung của chính sách vay vốn:
Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội banhành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướngChính phủ, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn nghiệp vụ chovay đối với hộ nghèo như sau:
Mục đích cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay ưu đãi
đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phầnthực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định
xã hội
Đối với khách hàng vay vốn là hộ nghèo
Nguyên tắc vay vốn
Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
Điều kiện vay vốn: Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo
Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ giađình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận
nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng
Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: