1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam

41 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

VƯỜN QUỐC GIA: khu bảo tồn thiên nhiên do nhà nước quyết định thành lập, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác và phá huỷ giới tự nhiên trong đó nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo

Trang 1

Giới thiệu chung

Vườn quốc gia Banff , Alberta , Canada

Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo

tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974

Định nghĩa: Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế

Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN)

thì vườn quốc gia là: Natural area of land and/or sea, designated to(a) protect the ecological integrity of one or

more ecosystems for present and future generations,(b) exclude exploitation or occupation inimical to the

purposes of designation of the area and(c) provide a foundation for spiritual, scientific, educational, recreational and visitor opportunities, all of which must be environmentally and culturally compatible.

Tạm dịch: Khu vực tự nhiên của vùng đất và hoặc vùng biển, được chọn để (a) bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh

thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai, (b) loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực và (c) chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.

VƯỜN QUỐC GIA: khu bảo tồn thiên nhiên do nhà nước quyết định thành lập, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác và phá huỷ giới tự nhiên trong đó nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn nguyên vị loài động vật, thực vật, bảo tồn nguồn gen tự nhiên có giá trị khoa học, kinh tế, giải trí, giáo dục và thẩm mĩ Hệ thống sinh thái trong khu VQG phải được giữ nguyên trạng, không có sự can thiệp của con người vào môi trường vật lí và các hệ động vật, thực vật Các mối quan hệ qua lại giữa hệ sinh vật và môi trường, giữa các hệ sinh vật và bên trong mỗi

hệ sinh vật vận hành theo quy luật cân bằng tự nhiên Các chức năng sản xuất, điều hoà và bảo vệ trong hệ thống triển khai một cách bình thường VQG là đối tượng quản lí theo một quy chế nghiêm ngặt do nhà nước ban hành VQG được phân thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính - dịch vụ Các khu dịch vụ dành cho hoạt động tham quan, giải trí và trụ sở cơ quan quản lí; có thể thiết kế đường sá, vườn cây, hồ nước và công trình phục vụ khách tham quan Để bảo đảm an toàn việc bảo tồn các hệ động vật, hệ thực vật, hệ sinh thái có vùng đệm Vùng đệm là vùng đất đai được phép khai thác hạn chế vì mục đích dân sinh nằm liền kề với VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên, là hành lang an toàn bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn

sự xâm nhập từ bên ngoài vào VQG VQG thường được xây dựng tại các danh lam thắng cảnh, nơi có nhiều tài nguyên quý giá, nhất là tài nguyên sinh vật, dùng làm nơi nghiên cứu tự nhiên nguyên sinh hoặc làm nơi du lịch, nghỉ ngơi VQG đầu tiên trên thế giới là VQG Yelâuxtân (Yellowstone) ở Hoa Kì, xây dựng vào năm 1872 Ở Việt Nam, đến cuối năm 2003, đã có 27 VQG VQG Cúc Phương, VQGCát Bà, VQG Cát Tiên, vv

Lịch sử: Ý tưởng về việc thiết lập cảnh quan thiên nhiên đáng được bảo vệ cụ thể nào đó dưới sự bảo vệ có nguồn

gốc từ đầu thế kỷ 19 Nhà thơ người Anh William Wordsworth năm 1810 đã viết về hồ District như là "một loại

tài sản quốc gia trong đó mọi người có quyền và lợi ích, những người có mắt để nhận biết và trái tim để thưởng thức" Họa sĩ Mỹ George Catlin năm 1832, trong những chuyến đi về miền tây nước Mỹ, đã viết rằng thổ dân Bắc

Mỹ tại Hoa Kỳ cần được bảo toàn: bằng một số chính sách bảo vệ lớn của chính quyền trong khu vườn tráng

lệ Một vườn quốc gia, chứa người và động vật, tất cả trong sự hoang dã và trong sạch của vẻ đẹp tự nhiên của họ! Nam tước Thụy Điển gốc Phần Lan Adolf Erik Nordenskiöld cũng đưa ra ý kiến tương tự vào năm 1880 Nhà

tự nhiên học người Mỹ gốc Scotland John Muir cũng đã đưa ra các cảm hứng trong việc thiết lập các vườn quốc gia, đề cập tới nhiều ý tưởng của các phong trào bảo tồn, môi trường và quyền động vật sau này Ý tưởng chung

Trang 2

của họ là giữ lại những điều kỳ diệu của thiên nhiên sao cho các thế hệ tương lai có thể thưởng thức chúng và tìm lại được chúng tại nơi đó.

Ra đời: Cố gắng đầu tiên để thiết lập những vùng đất được bảo vệ là tại Hoa Kỳ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1832, khi tổng thống Andrew Jackson ký một sắc luật để dự trữ 4 vùng đất xung quanh khu vực ngày nay là Hot Springs, Arkansas nhằm bảo vệ các suối nước nóng tự nhiên và các khu vực núi cận kề để chính quyền Hoa Kỳ sử dụng trong tương lai Nó được biết đến như là Khu bảo tồn Hot Springs Tuy nhiên đã không có cơ quan quyền lực nhà nước nào được thành lập và việc kiểm soát của liên bang đối với khu vực đã không được thiết lập một cách rõ ràng cho tới tận năm 1877 Cố gắng tiếp theo nhằm thiết lập những vùng đất được bảo vệ cũng là tại Hoa Kỳ, khi tổng thống Abraham Lincoln ký sắc luật của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 30 tháng 6 năm 1864, nhượng lại thung lũng Yosemite và rừng Mariposa với các cây cự sam (hay cù tùng khổng lồ) (sau này là Vườn quốc gia Yosemite) cho bang California, trong đó ghi rõ: Bang đã đề cập [California] tới sẽ chấp nhận sự chuyển nhượng này với các điều

kiện rõ ràng rằng các tài sản sẽ được duy trì để sử dụng công cộng, làm trung tâm nghỉ ngơi và tiêu khiển; sẽ không được chuyển nhượng vào bất kỳ thời gian nào.

Vườn quốc gia Yellowstone , Hoa Kỳ

Năm 1872, Vườn quốc gia Yellowstone đã được thành lập như là vườn quốc gia thật sự đầu tiên trên thế giới Khi tin tức về các kỳ quan thiên nhiên của khu vực Yellowstone lần đầu tiên được công bố thì vùng đất này, khác với Yosemite, đang là một phần của lãnh thổ mà chưa một bang nào chiếm quyền quản lý, vì thế chính quyền liên bang đã chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, một quá trình chính thức được hoàn thành vào ngày 1 tháng 10 năm

1890 Nó là cố gắng và lợi ích tổ hợp của các nhà bảo tồn, các chính khách và đặc biệt là các doanh nhân (cụ thể là công ty quản

lý tuyến đường sắt Bắc Thái Bình Dương, mà hành trình đi qua Montana đã thu được lợi ích lớn nhờ sự tạo ra điểm hấp dẫn du khách này), để đảm bảo rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua sắc luật nhằm thành lập Vườn quốc gia Yellowstone.Wallace Stegner đã viết rằng vườn quốc gia là ý tưởng tốt nhất

của người Mỹ – xuất phát từ việc bảo tồn mang tính hoàng tộc mà các chính thể Cựu thế giới phục vụ cho chính

bản thân họ - để tạo ra sự bảo tồn dân chủ, mở cho tất cả mọi người, "nó phản ánh chúng ta ở khía cạnh tốt nhất, chứ không phải ở khía cạnh tệ nhất." Tuy vậy, chỉ 44 năm sau khi thành lập các vườn quốc gia Yellowstone, Yosemite và gần 37 vườn quốc gia, khu bảo tồn khác thì cơ quan nhà nước quản lý toàn diện các khu vực này mới được thành lập tại Hoa Kỳ - đó là Cục Vườn Quốc gia Hoa Kỳ (NPS) Một điều thú vị là một doanh nhân, ông

Stephen Mather, đã là người thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho viẹc thành lập NPS, ông dã viết cho Franklin Knight Lane, khi đó là Bộ trưởng Nội vụ về nhu cầu đó Lane đã mời Mather đến Washington, DC để làm việc cùng ông trong soạn thảo và chờ sự thông qua của dự luật về tổ chức NPS, được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn và ký ngày 25 tháng 8 năm 1916.Số lượng các khu vực hiện tại do NPS quản lý tại Hoa Kỳ là 391, trong đó chỉ có 58 là các vườn quốc gia

Tại các quốc gia khác, ý tưởng về thành lập vườn quốc gia như Yellowstone cũng đã dần dần được chấp nhận Tại

Australia, Vườn quốc gia Hoàng gia đã được thành lập ở phía nam Sydney năm 1879 Tại Canada, Vườn quốc gia Banff (khi đó gọi là Vườn quốc gia núi Rocky) là vườn quốc gia đầu tiên của nước này vào năm 1885 New

Zealand có vườn quốc gia đầu tiên vào năm 1887 Tại châu Âu các vườn quốc gia đầu tiên là tập hợp gồm 9 vườn tại Thụy Điển vào năm 1909 Hiện tại, châu Âu có 370 vườn quốc gia

Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, các vườn quốc gia đã được thành lập trên khắp thế giới Vườn quốc gia Vanoise

trong khu vực dãy núi Alps là vườn quốc gia đầu tiên của Pháp, thành lập năm 1963 sau khi diễn ra các cuộc biểu tình ngăn chặn một dự án du lịch tại đây Tại Việt Nam, Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập năm 1966 là vườn quốc gia đầu tiên của nước này

Các đặc trưng của vườn quốc gia:

Vườn quốc gia hẻm núi Bryce tại miền nam Utah, Hoa Kỳ được thành lập năm 1928 Trước đây nó là khu bảo tồn quốc gia.Các vườn quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển, thường là những khu vực với động - thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh thái đặc biệt (chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay các đặc trưng địa

Trang 3

chất đặc biệt Đôi khi, các vườn quốc gia cũng được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.

Tại một số quốc gia, chẳng hạn như tại Vương quốc Anh và Wales, các khu vực được dùng làm vườn quốc gia không phải là vùng hoang vu, cũng không do nhà nước sở hữu, và có thể bao gồm các khu dân cư và việc sử dụng đất là đáng kể, thông thường chúng là một bộ phận hợp thành của cảnh quan khu vực Vườn quốc gia đầu tiên của Scotland, vườn quốc gia Loch Lomond và Trossachs, được thành lập tháng 7 năm 2002 và vườn quốc gia

Cairngorms được thành lập tháng 3 năm 2003

1.Quản lý, sử dụng: Phần lớn các vườn quốc gia có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho

sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại thu nhập cho vườn quốc gia và vườn quốc gia sử dụng nguồn thu nhập này để duy trì và phát triển các dự án bảo tồn Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên

có giá trị khác Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc khai thác gây ra, thường

là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý vườn quốc gia Các vườn quốc gia cũng hay bị đốn hạ bất hợp pháp và các dạng khai thác lậu khác, đôi khi là do tham nhũng Điều này đe dọa tính nguyên vẹn của nhiều môi trường sống có giá trị

2 Các dạng bảo tồn khác: Một vài quốc gia cũng chọn các khu vực với tầm quan trọng lịch sử, khoa học hay văn

hóa đặc biệt làm vườn quốc gia hoặc là các thực thể đặc biệt trong hệ thống vườn quốc gia của mình Các quốc gia khác lại sử dụng kiểu khác cho việc bảo tồn các khu vực lịch sử Một số các khu vực này, nếu đạt được các tiêu chuẩn đã đề ra, có thể được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Tại nhiều quốc gia, các cơ quan chính quyền địa phương có thể là tổ chức chịu trách nhiệm duy trì hệ thống vườn Một số trong số các hệ thống vườn này cũng được gọi là vườn quốc gia

Một số vườn quốc gia theo quốc gia:

Áo: Hiện tại, Áo có 6 vườn quốc gia với tổng diện tích 2.356 km², chiếm khoảng 2,8% diện tích nước này

Đức: Tại Đức hiện tại có 14 khu vực thiên nhiên có giá trị được gọi là vườn quốc gia Với 9.134,31 km², các vườn

quốc gia của Đức chiếm khoảng 2,6% diện tích nước này

Hoa Kỳ: Hiện tại Hoa Kỳ có 58 vườn quốc gia chính thức, nhiều trong số đó đã trên 100 năm tuổi Vườn quốc gia

Yellowstone tại các bang Wyoming, Montana và Idaho được thành lập năm 1872 là vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới

Việt Nam: Việt Nam hiện tại (năm 2007) có 30 vườn quốc gia, với vườn quốc gia Cúc Phương thành lập năm

1966 là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam Tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích đất liền của nước này

Hình ảnh từ vệ tinh Landsat 7 của vườn quốc gia Kavir, Iran

Trang 4

Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

30 vườn quốc gia sau đây tại Việt Nam đã được công nhận:

lập

Diện tích(ha) Địa điểm

Trung du và miền núi

Cúc Phương 1994 20.000 Ninh BìnhHòa Bình , Thanh Hóa,

Bắc Trung Bộ Bến EnPù Mát 19922001 16.63491.113 Thanh HóaNghệ An

Tây Nguyên Chư Mom RayKon Ka Kinh 20022002 56.62141.780 Kon TumGia Lai

Đông Nam Bộ Cát Tiên 1992 73.878 Đồng NaiBình Phước, Lâm Đồng,

Tây Nam Bộ Tràm ChimU Minh Thượng 19942002 7.5888.053 Đồng ThápKiên Giang

Trang 5

1.VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

Nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt biển, 60.000 ha Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm ở phía Tây Nam huyện Sa Pa là một thảm thực vật đa dạng,

lá phổi xanh tạo cho môi trường cảnh quan thiên nhiên Sa Pa nói riêng và các địa phương lân cận nói chung một khí hậu ôn hoà với đa dạng sinh học vô cùng phong phú và quý hiếm

Tại đây, từ rất sớm các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước qua nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về hệ sinh thái Sa Pa đều thừa nhận là một vùng đa dạng sinh học gồm nhiều chi, họ của hơn 2.000 loài thực vật bậc cao, hàng ngàn loại động vật có xương sống, côn trùng và bò sát chiếm gần 50% trong tổng loài của hệ động - thực vật Việt Nam, trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ như: bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng Các loại chim quý như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng, vượn đen, gấu trắng, đại bàng nhiều nơi vắng bóng nhưng nơi đây vẫn còn Đó là chưa kể hàng trăm loài thảo dược quý hiếm như quy, thục, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quả chưa được khai thác

Từ năm 2003 trở lại đây, sau khi có quyết định thành lập vườn quốc gia, một nhóm các nhà khoa học trong và ngoài nước, các trường đại học được giao nhiệm vụ kết hợp cùng địa phương nghiên cứu sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên đã tích cực khảo sát, thống kê một cách hệ thống nhằm xây dựng một bản đồ hiện trạng vườn quốc gia Qua khảo sát theo dọc tuyến Hoàng Liên đã phát hiện thêm nhiều loài quý hiếm như ở độ cao 2.000 mét của khu vực các xã Séo Mý Tỷ đến Dền Thàng có khu rừng pơ mu mọc liên tiếp với diện tích trên 100

ha, mỗi cây có đường kính trên 1m, là vùng đất hầu như còn nguyên sơ chưa ai đặt chân đến Còn ở huyện Phan

Xi Păng đi San Sả Hồ ở độ cao gần 3.000m, lại phát hiện rừng đỗ quyên với khoảng 20 loài trong tổng số 27 loài

có mặt tại Việt Nam, trong đó đẹp và nhiều nhất là loài quyên ly, quyên huyền diệu, quyên silie Ngay cả loài kim giao được coi là hiếm cũng tìm thấy ở đây - trên độ cao 1.700m Đó là chưa kể còn trên 2.500 loài lấy được mẫu tiêu bản nhưng chưa xác định được tên họ của cây Gần đây, tại khu vực Vườn quốc gia, người ta còn tìm thấy loài nấm cổ linh chi, trong đó có cây to, nặng gần 6 kg Về động vật, ngoài một số loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen, gà lôi đủ màu mới đây còn phát hiện thêm loài ếch gai rất hiếm có ở Việt nam

Do diện tích vườn rộng lớn, địa hình phức tạp, tiếp giáp với cả 6 xã trong huyện và một số huyện bạn, tỉnh bạn nên công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong vườn được chính quyền địa phương (tỉnh Lào Cai) đặt lên hàng đầu

và trực tiếp giao nhiệm vụ cho Ban giám đốc vườn quốc gia bằng những biện pháp hữu hiệu bảo vệ bằng được môi trường sinh thái ở đây Trước mắt là đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân ở các vùng đệm không vào rừng khai thác, săn bắn bừa bãi động thực vật quý hiếm

Từ năm 2003 trở lại đây, lãnh đạo Vườn đã có sáng kiến ký kết với các hộ dân trong vùng tham gia bảo vệ và phát triển Vườn Đến giữa quý II/2004 đã có trên 300 hộ dân ở 6 xã vùng đệm và các trưởng thôn bản, các trường dòng

họ ký cam kết tham gia bảo vệ rừng và thú rừng theo những nội dung cam kết không săn bắn, bẫy bắt chim chóc, thú rừng, không khai thác chặt phá rừng v.v Phát triển du lịch cảnh quan sinh thái phải đảm bảo không xâm hại đến rừng, không vứt rác thải, hoá chất gây tác động xấu ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của Vườn Có kế hoạch hỗ trợ rút những hộ dân ra khỏi vùng lõi để tập trung công tác tu bổ, bảo vệ phát triển vốn rừng Tuy nhiên đến nay mới có 1/6 diện tích (khoảng 10.000 ha trong tổng số 60.000 ha) Vườn được ký cam kết với dân, số diện tích còn lại vẫn đang tiếp tục được triển khai theo phương án tiếp tục ký kết với dân địa phương hoặc tăng cường biên chế cho lực lượng bảo vệ Vườn; tăng cường giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trờng đối với người dân đi đôi với áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự săn bắn, khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, hạn chế và tiến tới ngăn chạn có hiệu quả việc khai thác, săn bắn khiến sinh vật trong Vườn suy giảm

Với lòng yêu nghề và quý rừng, hiện nay đội ngũ cán bộ Vườn quốc gia đang tập trung hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên với thời gian sớm nhất để phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn sự đa

Trang 6

dạng sinh học tại đây, góp phần giữ cho môi trường sinh thái Sa Pa mãi mãi trở thành điểm nghỉ mát hấp dẫn, điểm tham quan du lịch phía Tây Bắc của tổ quốc còn giữ mãi được vẻ đẹp tự nhiên và không khí trong lành vốn

có của nó

2.VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ:

Địa điểm: miền Bắc Việt NamGần thành phố Bắc Cạn

Tọa độ: 22o24’19’’N, 105o36’55’’EDiện tích : 76,19 km2.

Thành lập: 1992Khách tham quan: 63.000 ( năm 2004)

Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Bắc Cạn

Hồ Ba Bể trong vườn quốc gia Ba Bể.

Vườn quốc gia Ba Bể: là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướngChính phủ

Vị trí: Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc Nó nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang

Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Vườn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía bắc

Thông tin chính: Vườn có diện tích 7.610 ha, trong đó:

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha

- Khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha,

- Khu dịch vụ hành chính 301,4 ha

Vườn có độ cao so với mực nước biển là từ 150 m đến 1.098 m Ở phía tây nam của vườn có dãy núi Phia Boóc,

có các điểm cao từ 1.505 m đến 1.527 m

Đa dạng sinh học: Với trung tâm là hồ Ba Bể, khu vườn quốc gia này có:

- 600 loài cây thân gỗ (thuộc 300 chi, 114 họ khác nhau)

- 65 loài thú (22 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam)

- 214 loài chim thuộc 17 bộ,47 họ (7 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam)

- 46 loài bò sát và động vật lưỡng cư

- 87 loài cá (11 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam)

Vườn có một số loài quý hiếm như voọc mũi hếch, gấu ngựa, báo lửa, báo hoa

3.VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG

Địa điểm: miền Bắc Việt Nam

Gần thành phố : Hạ Long

Tọa độ: 21o05’07’’N, 107o38’15’’E

Diện tích : 157,84 km2.

Thành lập: 2001

Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Quảng Ninh

Vườn quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long huyện

Vân Đồn tỉnh Quảng NinhViệt Nam Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001

Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55'05" ÷ 21°15'10" vĩ độ Bắc và 107°30'10" ÷ 107°46'20" kinh độ Đông Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo

đó, tổng diện tích là 15.783 ha Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ, , và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên

Trang 7

4 VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠNĐịa điểm:Phú Thọ, Việt Nam

Gần thành phố Việt Trì

Tọa độ: 21o07’30’’N, 104o56’00’’E

Diện tích : 150,48 km2.

Thành lập: 2002

Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Phú Thọ

Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, có phạm vi ranh giới được xác định như sau:

- Phía Đông: Giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn

- Phía Tây: Giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình)

- Phía Nam: Giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình)

- Phía Bắc: Giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn

Tọa độ địa lý: Từ 21°03' đến 21°12' vĩ bắc và từ 104°51' đến 105°01' kinh đông

Địa hình: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m Trong khu vực có rất nhiều hang đá

Diện tích: Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048ha khu

vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha) Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao,

đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan

Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn là 18.639 ha, bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, đều cùng huyện

Đa dạng sinh học:

Những dãy núi đá vôi tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Theo thống kê bước đầu, Vườn quốc gia Xuân Sơn có 726 loài thực vật

có mạch thuộc 475 chi và 134 họ trong đó có 52 loài thuộc ngành Quyết

và ngành Hạt trần Có 282 loài động vật, với 23 loài lưỡng cư, 30 loài bò sát, 168 loài chim, 61 loài thú[1]

Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam,

hệ thực vật ở Xuân Sơn có các loài re, dẻ, sồi và mộc lan chiếm ưu thế Ngoài ra, ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc) Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc

5.VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO.

Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích 36.883 ha Thảm thực vật ở đây đặc trưng cho 5 kiểu rừng Hệ thực vật có 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ thực vật bậc cao, trong đó có 64 loài thực vật quí hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam Động vật gồm có 307 loài, trong đó 56 loài động vật quí hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (gồm 22 loài thú, 9 loài chim, 17 loài bò sát, 7 loài lưỡng cư và 1 loài côn trùng)

Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân trong khu vực

6 VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ.

Vị trí: Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Điệp,tỉnh Vĩnh Phúc.Đặc điểm: vườn quốc gia Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta

Trang 8

Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 407-CT ngày 18 tháng 12 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý: Từ 21 độ 01' đến 21 độ 07' vĩ độ bắc và 105 độ 16' đến 105 độ 25' kinh độ đông.

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 6.986 ha, cách Sơn Tây, Hà Tây 15 km và cách Hà Nội 50 km về phía tây

Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu

mát mẻ Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Vua cao 1.296

m, đỉnh Tản Viên cao 1.226 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120 m

Động-thực vật: Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu,

nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v

Hình ảnh:

Ba đỉnh núi cao nhất trong

dãy núi Ba Vì

Một phần vườn quốc gia Ba Vì Vườn ươm thạch thảo và xương rồng trong Vườn quốc gia Ba Vì Khỉ thả rông trong vườn

quốc gia Ba Vì7.VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vườn quốc gia Cát Bà

thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng

Lược sử: VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ) Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn

Bắc giáp xã Gia Luận Đông giáp vịnh Hạ Long Tây giáp thị trấn Cát Bà

và các xã Xuân Đàm, Trân Châu, Hiền Hào

Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 15.200 ha Trong đó có

9.800 ha là rừng núi và 5.400 ha là mặt nước biển

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình: Toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm

Địa chất: Đá mẹ chủ yếu của đảo là đá vôi Vườn quốc gia

Cát Bà nhìn từ đỉnh Cao Vọng

Đất đai:VQG Cát Bà gồm có 5 nhóm đất chính:

vườn

Trang 9

- Nhóm đất đồi feralit màu nâu vàng hoặc nâu nhạt phát triển trên sản phẩm đá vôi ít chua hay gần trung tính Trong nhóm đất này còn có loại feralit màu trắng xám hay mầu nâu vàng phát triển trên diệp thạch sét chua vùng đồi trọc, tầng đất mỏng, cấu tượng xấu, nhiều đá lẫn, dất khô dời rạc.

- Nhóm đât thung lũng cạn phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm đá vôi, tập trung ở các thung lũng, được rừng tự nhiên che phủ

- Nhóm đất thing lũng ngập nước, phát triển chủ yếu do quá trình bồi tụ, mùa mưa thường ngập nước, tầng đất mặt trung bình hoặc mỏng

- Nhóm đất bồi tụ ngập mặn do sản phẩm bồi tụ ở cửa sông, phát triển trên vung ngập mặn ở Cái Viềng, Phù Long

Tài nguyên sinh vật:

Thực vật: Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình,

đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch)

Thành phần thực vật có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài

Động vật: Trên khu vực Vườn có Có 282 loài trong đó 32 loài thú, 78 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11

loài ếch nhái Đặc biệt có loài voọc Cát Bà (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus)

tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi nhầm là voọc đầu trắng, tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài đặc hữu hẹp của Cát Bà, hiện tại chỉ còn 66 cá thể, chỉ còn phân

bố ở các núi ven bờ biển (theo số liệu cung cấp của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007) Động vật phù du

98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài

8.VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một

khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận

ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa Vườn quốc gia này

có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng

mưa nhiệt đới Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt

chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây Đây cũng là vườn

quốc gia đầu tiên tại Việt Nam

Lịch sử: Vườn quốc gia Cúc Phương là nơi mang những giá trị lịch sử và là một địa điểm khảo cổ Các di vật

của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm đã được phát hiện tại Vườn quốc gia, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước Người ta đã phát hiện một loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền v.v trong một số hang động thuộc vườn quốc gia này Gần đây, một phần bộ xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn cá

(Ichthyosaurus spp.) đã được phát hiện ở trong địa bàn vườn Đây là khám phá đầu tiên của loài này ở Việt Nam.

Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày

7 tháng 7 năm 1962 như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng

5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý

Vị trí địa lý: Toạ độ: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông.

Diện tích: Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia và diện tích được quyết định là 25.000 ha[1] Luận chứng kinh tế-kỹ thuật của vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 Luận chứng này sau đó được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt ngày 9 tháng 5

năm 1988 theo Quyết định số 139/CT Trong luận chứng, ranh giới của vườn quốc gia đã được xác định lại và

Trang 10

tổng diện tích được đưa ra là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình.

Địa hình và thủy văn: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 Ma Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến

10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi

Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm chằng chịt hút rất nhanh chóng, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn quốc gia,

mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi Con sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy theo hướng

bắc-nam đổ vào sông Mã

Đa dạng sinh học:Vườn quốc gia Cúc Phương-Việt Nam được

chụp từ trên cao, vào lúc hoàng hôn

Thực vật: Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương với ưu thế

là rừng trên núi đá vôi Ở một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến

độ cao trên 40 m Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh

(Terminalia myriocarpa), chò chỉ (Shorea sinensis) hay đăng

(Tetrameles nudiflora)[2], hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc

Cúc Phương có một khu hệ thực vật phong phú Hiện nay, người ta đã thống kê được khoảng gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích (Euphorbiaceae), Hòa thảo (Poaceae), Đậu (Fabaceae), Thiến thảo (Rubiaceae), Cúc (Asteraceae), Dâu tằm (Moraceae), Nguyệt quế (Lauraceae), Cói (Cyperaceae), Lan (Orchidaceae) và Ô rô (Acanthaceae) Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanma và

Malesia

Đến nay, đã có 3 loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ thực vật Cúc Phương là hồ trăn Cúc Phương

(Pistacia cucphuongensis), mua Cúc Phương (Melastoma trungii) và cui Cúc Phương (Heritiera cucphuongensis)

Vườn quốc gia Cúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam

Động vật: Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 300 loài chim, 36 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni)

Thêm vào đó, loài báo hoa mai (Panthera pardus) là loài bị đe dọa ở mức quốc gia cũng mới được ghi nhận gần

đây[6] Ngoài ra, hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây

Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương Cúc Phương nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ, tuy nhiên, chỉ có một loài có vùng phân bố giới hạn được ghi nhận tại đây

là khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui) Cúc Phương đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng

tại Việt Nam

Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại vườn quốc gia là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là cá mèo Cúc Phương (Parasilurus cucphuongensis) Loài cá này sau đó cũng đã được ghi

nhận tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Đến nay đã xác định được 280 loài bướm ở đây, 7 loài trong số

đó là các loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998

Các giá trị khác: Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những địa điểm du lịch có tiếng, thu hút số lượng lớn

du khách Do số lượng du khách lớn, Cúc Phương là nơi rất có tiềm năng cho việc nâng cao nhận thức cộng đồng

Trang 11

về các vấn đề môi trường Tiềm năng này cũng đã được thừa nhận và đã có những hoạt động thực tế được thực hiện ví dụ như Trung tâm Du khách của Vườn quốc gia đã đi vào hoạt động giữa năm 2000 Nó là một trong những điểm quan, cùng với các điểm khác như Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, v.v của tỉnh Ninh Bình Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Vườn quốc gia Cúc Phương được ứng cử là di sản thế giới năm 1991 tuy nhiên do hồ sơ còn thiếu sót nên hiện nay vẫn tiếp tục hoàn thiện để được UNESCO sớm công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.Đây cũng là một địa điểm nghiên cứu sinh học và đào tạo cán bộ khoa học: nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh đã tiến hành các khoá học thực địa tại vườn Trong vườn cũng đã có một Trung tâm đào tạo cán bộ kiểm lâm cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò trong việc điều tiết nguồn nước cung cấp cho các cộng đồng dân cư địa

phương Rừng bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho các vùng lân cận

Các vấn đề về bảo tồn: Một số loài thú lớn như hổ (Panthera tigris), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys)

đã tuyệt chủng ở vườn quốc gia Cúc Phương trong thời gian gần đây Nguyên nhân chính là do sức ép từ các hoạt động săn bắn và diện tích của vườn là quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu bảo tồn các loài này

Khi Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập, có khoảng 500 người sống trong các xóm thuộc vùng lõi của vườn quốc gia này Quyết định số 251/CT ngày 6 tháng 10 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu

di chuyển những khu dân cư này ra ngoài ranh giới vườn quốc gia Trong giai đoạn di dời đầu tiên, kết thúc vào cuối năm 1990, 6 xóm với 650 người đã được chuyển đến định cư ở vùng bán sơn địa ngoài cửa vườn Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn Số dân này cũng đang được lên kế hoạch để di dời Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vườn quốc gia, rất nhiều người trong số họ có cuộc sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong vườn Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên Hoạt động săn bắn để lấy thức ăn và bán cho dân kinh doanh động vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn Rừng ở vùng rìa tiếp giáp với dân cư đang bị suy thoái nghiêm trọng do việc lấy củi và chăn thả gia súc bừa bãi cũng như bị phát quang lấy đất làm nương rẫy ở một số khu vực

Vấn đề khác là du lịch Một lượng lớn du khách đến Cúc Phương hàng năm cũng tạo ra một vấn đề đặc biệt đối với việc quản lý vườn quốc gia Nước thải, thu hái cây cảnh và ô nhiễm tiếng ồn từ những nhóm du khách quá đông là những vấn đề chưa kiểm soát được Kế hoạch quản lý của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch và điều này làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học Điều này cũng có thể dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với những những tác động tiêu cực về môi trường Việc nâng cấp con đường xuyên qua thung lũng trung tâm của vườn sẽ tạo điều kiện cho việc xâm nhập để khai thác lâm sản Tương tự như vậy, việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vườn quốc gia sẽ dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế

độ thủy văn của vùng

Một trong những mối đe dọa lớn đến tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia này là việc xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo thung lũng phía tây sông Bưởi với chiều dài khoảng 7,5 km Ngoài các tác động trực tiếp khi thi công xây dựng, con đường này hoàn thành sẽ làm cho khả năng tiếp cận các khu vực rừng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sản phẩm rừng trái phép cũng như trong tương lai các hoạt động tái định cư sẽ được triển khai trong khu vực này Tuy nhiên một số ý kiến lại cho rằng việc xây dựng con đường này không ảnh hưởng tới môi trường của vườn quốc gia

Các dự án có liên quan: Hiệp hội động vật học Frankfurt (Zoologische Gesellschaft Frankfurt) cùng Bộ Lâm

nghiệp Việt Nam đã thành lập Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) ở Cúc Phương năm 1993 nhằm nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vượn, cu li và voọc của Việt Nam EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan nhà nước tịch thu từ những đối tượng buôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại Trung tâm

Cúc Phương cũng là nơi triển khai dự án sinh sản, sinh thái của loài cầy vằn bắc và chương trình sinh thái học và bảo tồn rùa Hai chương trình này triển khai nhằm thiết lập các trại nhân nuôi sinh sản quần thể của các loài động vật bị đe dọa trên toàn cầu, hiện đang bị tình trạng buôn bán động vật hoang dã đe dọa Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002 Phối hợp với các tổ chức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình Việt Nam đã thực hiện dự án do World Bank và

GEF tài trợ có tên gọi là "Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông-Cúc Phương" trong giai đoạn 2002-2005

Trang 12

Mục tiêu của dự án này nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi tại Pù Luông-Cúc Phương cũng như các loài hoang dã sống trong khu vực thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường các hệ thống bảo vệ hiện có và tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan Dự án còn tăng cường hiện trạng bảo tồn các loài voọc mông trắng

(Trachypithecus spp.) và kêu gọi, xây dựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đá vôi.

9.VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY.

Địa điểm: miền Bắc Việt Nam

Gần thành phố : Nam Định, Thái Bình

Tọa độ: 20o13’48’’N, 106o31’00’’E

Diện tích : 71,00 km2.

Thành lập: 2003

Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Nam Định

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở

Việt Nam được quốc tế công nhận theo công ước Ramsar, là rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới

Vườn quốc gia Xuân Thủy được nâng cấp từ Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy theo quyết định số

01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 2 tháng 1 năm 2003

Địa lý: Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn

Lư và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn

Hàng năm có tới khoảng 100 loài chim di cư chọn nơi đây là điểm lưu trú trên đường di cư về phương Nam trú đông, trong đó có tới 1/5 số lượng cò mỏ thìa của toàn thế giới Tại vườn ước tính có 215 loài chim nước sinh sống, nhiều loài gần như tuyệt chủng có tên trong sách đỏ thế giới, như: rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ

Trên vùng đất ngập mặn này, dưới làn nước thủy triều có khoảng 165 loài động vật nổi và 154 loài động vật đáy, tổng cộng khoảng 500 loài động vật

Về thực vật, vườn hiện có 120 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao

10.VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN.

Địa điểm: miền Trung Việt Nam

Gần thành phố : Thanh Hóa

Tọa độ:19o37’00’’N, 105o31’30’’E

Diện tích : 166,34 km2.

Thành lập: 1992

Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Thanh Hoá

Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam Được thành lập theo quyết định

số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam

Số liệu địa lý: Thuộc huyện Như Thanh và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Nằm cách thành phố Thanh Hóa

khoảng 36 km về phía tây nam Tổng diện tích là 16.634 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha Vườn quốc gia Bến En có địa hình nhiều đồi núi, có nhiều sông, suối và hồ trên núi

Đa dạng sinh học: Có nhiều loài sinh vật quý, với 870 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù

hương ), 66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng )

Tiềm năng du lịch:

Trang 13

Nằm cách thành phố Thanh Hoá 46 km về phía Tây nam, vườn quốc gia Bến En là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kỳ

ai yêu thích vẻ nguyên sơ của tạo hoá So với các Vườn quốc gia ở phía Bắc như: Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương vườn Bến En

có tầm cỡ thực sự về tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Bến En trải rộng trên 2 huyện Như Xuân và Như Thanh với tổng diện tích 16.634ha, chia làm 3 khu vực chính, trong đó khu bảo tồn nguồn gien là nơi 'cấm địa' của vườn (chỉ những nhà khoa học mới được phép tìm hiểu, nghiên cứu), ở đây hệ thực vật rất phong phú với hàng trăm loài, bộ, họ (Có họ có tới 10 loài) như các loại cây lim xanh rất đặc trưng (có cây lên tới cả ngàn tuổi) cây trò trĩ và các loài thuốc nam quý … Tính đặc trưng của vườn có những nét đẹp và phong phú rất khác các vườn quốc gia khác Hệ động vật cũng vậy, các loài quý hiếm

ở đây là voi, hổ, gấu, chim …tồn tại trong 37 bộ, 96 họ, 216 giống và 309 loài,

các loài Voi, Vượn má trắng, hổ thuộc loại quý hiếm đang

được bảo vệ Tuy nhiên, ở phân khu du lịch sinh thái dường

như gần gũi với du khách hơn cả Khu này gồm lòng hồ được

hình thành bởi 4 con suối và con sông Mực có diện tích rộng

khoảng 3.500 ha, nước bốn mùa xanh biếc, tĩnh lặng trong

quần thể không gian trời, mây, non, nước hữu tình Du khách

sẽ thoả lòng khi đến thăm 21 hòn đảo với những sắc thái rất

khác nhau bằng các chuyến ca nô, xuồng máy Đặc biệt, tại

đây có 8 tuyến đi du lịch trên hồ thăm các ốc đảo Trong 8

tuyến đi (cơ bản tuỳ theo sự lựa chọn của khách) tuyến ngắn

nhất là 1,5km và tuyến dài nhất 8,5km

Du khách có thể đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, chiêm

ngưỡng hang Dơi, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ

lạ được sắp đặt bởi bàn tay của tạo hoá Hơn thế nữa, du khách

có thể đi vào các bản làng của người H'Mông, người Thổ uống

rượu cần … hoàn toàn phù hợp với tour du lịch cộng đồng Ở các đảo động vật, các loài thú được bảo vệ, nuôi nấng theo hình thức bán hoang dã nên mọi hoạt động sinh hoạt của nó đều tự nhiên đến lý thú Trong đảo thực vật bao gồm tất cả các loài cây có tên ở Việt Nam, được trồng phân theo từng loại, từng bộ, họ … đã phục vụ rất tốt cho các nhà khoa học, ngành lâm nghiệp, môi trường sinh thái và khách du lịch …

Trên tuyến bộ bắt đầu từ trung tâm vườn đi lên khu phía Bắc, chúng ta sẽ bắt gặp những cảnh quan không kém phần hấp dẫn so với nội khu Đó là cụm núi đá Hải Vân tồn tại song song với 21 hòn đảo trong lòng hồ, cụm di tích hang Lò Cao kháng chiến - nơi Giáo sư Trần Đại Nghĩa từng chế tạo vũ khí từ năm 1945 phục vụ kháng

chiến chống Pháp Đi xa hơn nữa, khách du lịch có thể đến Phủ Sung, Phủ Na - nơi nhân dân vẫn thường tổ chức phường hội cúng tế trời đất … Tiếp đó là quần thể thắng cảnh hang Ngọc, cây lim trăm tuổi như biểu tượng của vườn Trong hang Ngọc, một suối nước trong vắt, theo quan niệm nếu tắm được ở đây có nghĩa là đã cởi bỏ được những tục trần nặng nhọc nhất của cuộc sống đời thường Có lẽ chính vì thế mà hang Ngọc tuy có xa hơn một chút so với các đảo trên lòng hồ Bến En, song vẫn là điểm được khách đến đông hơn cả

Đến Bến En, dù là du lịch sinh thái, song nếu đặt trước vẫn

có thể được hưởng những món ăn đặc sản như: món cá quả,

cá mè rất to được bắt từ sông Mực có thể nướng hoặc luộc, hấp … Mùa hè có thể ăn thêm món trai dắt vách đá (một loại nhuyễn thể gần giống với ốc) đặc biệt mang hương vị của

Trang 14

Bến En hôm nay đang được quan tâm chú ý đúng mức, đến khả năng du lịch sinh thái và nhiệm vụ bảo tồn Với những thế mạnh vốn có, có thể khẳng định Vườn Quốc gia Bến En với đảo, rừng, sông, suối, hồ nước, hang động

và sự trân trọng của con người, Bến En sẽ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng

11.V ƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT.

Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía Tây tỉnh Nghệ An Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao Được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia

Vị trí địa lý: Từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông.

Điều kiện tự nhiên:

Diện tích: Tổng diện tích của Vườn quốc gia Pù Mát là 91.113 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 1.596 ha Vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha

Địa hình: Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 - 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m

:

Một cảnh vườn quốc gia Pù Mát

Đa dạng sinh học: Pù Mát là một trong những điểm được nghiên cứu rất kỹ về đa dạng sinh học Cho đến nay đã

có 1.144 loài thực vật có mạch được ghi nhận là phân bố ở Pù Mát Trong đó có 3 loài là mới cho khoa học:

Cleistanthus spp nov., Phyllagathis spp nov và Phrynium pumatensis

Kiểu rừng đặc trưng nhất là rừng thường xanh trên đất thấp với ưu thế của các cây họ dầu (Dipterocarpaceae)

(Hopea spp và Dipterocarpus spp.), Dẻ (Fagaceae) (Quercus spp., Lithocarpus spp và Castanopsis spp.) và Long

não Lauraceae (Cinnamomum spp và Litsea spp.).

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây có 3 loài thú đặc hữu Đông Dương: sao la (Pseudoryx

nghetinhensis), thỏ sọc Bắc Bộ (Nesolagus spp nov.), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys), vượn má hung

(Hylobates gabriellae) Ngoài ra còn có các ghi nhận về mang lớn, mang Trường Sơn, voọc chà vá chân nâu, hổ,

voi, cầy vằn

Tổng số có 259 loài chim được phát hiện, trong đó 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài chim quý, hiếm như

trĩ sao, niệng cổ hung

Dân cư: Sinh sống xen kẽ trong khu rừng cấm này chủ yếu là người Kinh, người Thái, người Thổ (bộ tộc Đan Lai) Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước Ở những vùng đồi,

họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; nuôi trâu, bò và gia cầm; làm sản phẩm tre và dệt vải truyền thống

12.VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG.

Vườn quốc gia Vũ Quang là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở

Việt Nam Được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002

Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km

Trang 15

- Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê).

- Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn)

- Phía nam giáp biên giới Việt Nam - Lào

- Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang)

Toạ độ địa lý: Từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc.

Từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông

Diện tích: Tổng diện tích: 55.028,9 ha Trong đó:

• Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 38.800,0 ha

• Phân khu phục hồi sinh thái: 16.184,9 ha

• Phân khu hành chính dịch vụ: 44,0 ha

13.VƯỜN QUÔC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG.

Vư ờn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại

huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố

Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội

khoảng 500 km về phía nam Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn

thiên nhiên Hin Namno ở tỉnhKhammouan, Lào về phía tây, cách

Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng

200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp

giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng

200.000 ha Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và

một vùng đệm rộng 195.400 ha Vườn quốc gia này được thiết

lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với

khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở

khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam Đặc trưng của vườn quốc gia

này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ

động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ

thế giới Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng

Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục:

(1) Hang nước dài nhất

(2) Cửa hang cao và rộng nhất

(3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất

(4) Hồ ngầm đẹp nhất

(5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất

(6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam

(7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được

Trang 16

UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học vào năm 2008.

Nguồn gốc tên gọi: Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực

rừng núi đá vôi Kẻ Bàng Động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể

hang động này Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió (chữ Hán: phong) răng (chữ Hán: nha) (gió thổi từ trong trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng) nhưng ý kiến khác lại cho rằng Phong

Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh

các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (chữ phong nghĩa là đỉnh núi, nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha Động Phong Nha còn có tên khác như

Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội

khoảng 500 km về phía bắc Phía tây vườn quốc gia này giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một khu vực carxtơ

nằm ở tỉnhKhăm Muộn, Lào

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm:

• Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha

• Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha

• Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha

Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh Hóa (Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh (Trường Sơn) Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các các thung lũng có suối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia này Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện

hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, giáo dục, ý tế kém phát triển Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản

Khí hậu: Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhât là 41°C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6°C vào mùa đông Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6-

8 với nhiệt độ trung bình 28°C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18°C Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7-12 Mỗi năm có hơn

160 ngày mưa Độ ẩm tương đối là 84%

Địa chất, địa mạo:

Quá trình hình thành: Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành do những kiến tạo

địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn 400 triệu năm vào thời kỳ Đại Cổ Sinh Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng phát triển từ Devon đến

Carbon - Trecmi

Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất trong khu vực:

- Giai đoạn Kỷ Ordovic muộn - giai đoạn Siluri đầu (450 triệu năm)

- Giai đoạn Kỷ Devon giữa và muộn (khoảng 340 triệu năm)

- Giai đoạn Kỷ Than Đá - Kỷ Permi (300 triệu năm)

- Giai đoạn Orogen

Trang 17

- Giai đoạn Đại Tân Sinh (250-65 triệu năm)

Lịch sử nghiên cứu địa chất địa mạo: Lần đầu tiên, Đoàn Địa chất 20, một cơ quan trực thuộc Tổng cục Địa chất

Việt đã hoàn thành công trình đo vẽ Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam vào năm 1965 với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô, trong đó khu vực tỉnh Quảng Bình được xếp vào đới tướng cấu trúc Trường Sơn Đây là lần đầu tiên các đặc điểm địa chất như địa tầng, hoạt động magma và cấu trúc - kiến tạo của khu vực này đã được các nhà khoa học Việt-Xô mô tả một cách hệ thống và chi tiết Sau đợt khảo sát và đo vẽ đó, Cục Địa chất Việt Nam (nay là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đã tiếp tục tiến hành đo vẽ địa chất ở tỷ lệ trung bình và lớn để chính xác hoá cấu trúc địa chất và xác định tiềm năng khoáng sản ở vùng lãnh thổ này và đã hoàn tất vẽ bản

đồ địa chất 1/200.000 tờ Mahaxay - Đồng Hới kèm theo thuyết minh "Địa chất và khoáng sản tờ Mahaxay - Đồng Hới", đây là công trình bổ sung nhiều kết quả nghiên cứu mới về địa tầng và khoáng sản ở trong vùng Năm 2001, bản đồ địa chất 1/50.000 tờ Minh Hoá kèm theo Báo cáo thuyết minh "Địa chất và khoáng sản tờ Minh Hoá" được hoàn thành và đã đưa được nhiều kết quả nghiên cứu mới về cổ sinh địa tầng Mesozoi và các khoáng sản phosphat

và vật liệu xây dựng của vùng Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã thực hiện công bố nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về ranh giới Frasni - Famen (Devon thượng)

Đặc điểm tự nhiên: Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát triển vỏ Trái Đất từ

thời kỳ Ordovicia (464 Ma) Điều này đã tạo ra 3 loại địa hình và địa mạo Một trong số đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các mép khối núi đá vôi trung tâm Loại kiến tạo lớn khác là các kiến tạo carxtơ có đặc trưng là các carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Mezozoic, nhưng 2/3 của khu vực này là carxtơ từ Đại Tân Sinh Đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha, với một khu vực tương tự ở tỉnh Khăm Muộn của Lào Quá trình kiến tạo carxtơ

đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của

hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay

So với các khu vực carxtơ khác trên thế giới đã được công nhận là di sản thế giới, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có đặc điểm tự nhiên có nhiều dị biệt do điều kiện khí hậu và cấu trúc địa chất khác nhau Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vành đai tạo núi Alpi, một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Kainozoi Vì vậy, các khối

đá vôi tại khu vực này bị biến dạng cơ học khá mạnh do đứt gãy Khí hậu khu vực này là nhiệt đới gió mùa nên các hiện tượng carxtơ tại đây không giống với các khu vực ôn đới về cường độ quá trình carxtơ cũng như các dạng địa hình mà nó tạo ra trên bề mặt và khu vực ngầm

Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá làm tăng khả năng hòa tan do trong nước có chứa các chất axít có phản ứng với đá vôi (cácbonat canxi) Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hoá vật lý và hoá học đã gặm mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá trình Karst hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ Ngoài hệ thống núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá

mẹ chủ yếu là đá Macma axít, đá sét, đá biến chất và phù sa cổ

Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau Đất chủ yếu là đất Ferarít đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá Mácma axít, đất Ferarit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông

Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hang động có tuổi cổ nhất Đông Nam Á, với thời gian bắt đầu hình thành hang động là 35 triệu năm trước đồng thời với pha tách giãn hình thành Biển Đông Các hướng chạy của hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng trùng với hướng các đứt gãy mang tính khu vực và địa phương

Lũ ở trong các khu vực thung lũng xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng trong mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 thì hầu như các con suối đều khô cạn

Hệ thống hang động:

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn nhất

thế giới So với 41 di sản thế giới khác có carxtơ, Phong Nha-Kẻ Bàng có các

điều kiện địa hình, địa mạo và sinh vật khác biệt Carxtơ tại đây có niên đại từ thời kỳ Đại Cổ Sinh, 400 triệu năm trước, do đó Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng

carxtơ lớn cổ nhất châu Á Nếu như khu vực Hin Namno, một khu vực bảo

tồn tự nhiên của tỉnh Khăm Muộn, Lào, giáp Phong Nha-Kẻ Bàng về phía tây

được kết hợp thành một khu bảo tồn liên tục, thì khu vực bảo tồn này sẽ là

khu rừng carxtơ còn tồn tại lớn nhất ở Đông Nam Á với diện tích 317.754 ha

Trang 18

Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn nhỏ hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất.

So với 3 vườn quốc gia khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới khác ở Đông Nam Á (Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Malaysia, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa ở Palawan của Philippines và Vườn quốc gia Lorentz ở Tây Irian của Indonesia) và một số khu vực carxtơ khác ở Thái Lan, Trung Quốc, Papua New Guinea thì carxtơ ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có hệ thống sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn

Lịch sử khám phá hang động:

Thạch Nhũ và măng đá trong động Phong Nha

Các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy động

Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa khi vùng đất này còn

thuộc Vương quốc Chăm Pa Năm 1550, Dương Văn An là người đầu tiên

viết về động Phong Nha Động Phong Nha đã được chạm lên một trong Cửu

Đỉnh Đại Nội triều Nguyễn ở Huế Năm 1824, động Phong Nha được vua

Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần" Ngoài ra còn được các vua

nhà Nguyễn "Thần Hiển Linh"

Cuối thế kỷ 19, ông Léopold Michel Cadière, một linh mục người Pháp, thám hiểm động, khám phá các chữ viết của người Chăm và ông đã suy tôn Phong Nha "Đông Dương đệ nhất động" Tháng 7 năm 1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã đánh giá rằng động Phong Nha có thể sánh ngang với các hang động nổi tiếng trên thế giới như động Padirac (Pháp), động sông Drac (Tây Ban Nha) về vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động

Năm 1935, một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện ra một động khô có cửa động nằm cách cửa động Phong Nha 1000 m, trên độ cao 200 m Động này nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện

Bố Trạch Đây là động có cảnh quan kỳ vĩ không kém động Phong Nha nhưng lại không có sông ngầm

Năm 1937, Phòng du lịch của Khâm sứ Pháp (ở Huế) đã ấn hành một cuốn tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình, trong đó có giới thiệu về động Phong Nha Địa điểm du lịch này đã được xếp hạng nhì ở Đông Dương thuộc Pháp Trước năm 1990, đã có nhiều cuộc thám hiểm hang động của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nhưng chưa hé lộ nhiều về hệ thống hang động Phong Nha

Năm 1990, lần đầu tiên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cùng với Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh (British Cave

Research Association) đã phối hợp khám phá và nghiên cứu hang động trong khu vực này một cách sâu rộng

Cuộc khám phá hang động lần đầu được tiến hành năm 1990 bởi một nhóm các chuyên gia về hang động của Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh và Khoa Địa chất Địa hình của Đại học Tổng hợp Hà Nội, do Howard Limbert chỉ huy Nhóm thám hiểm này đã hoàn tất nghiên cứu động Vòm

Năm 1992, một nhóm gồm 12 nhà khoa học Anh và 6 giáo sư của Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành cuộc thám hiểm thứ hai và đã hoàn tất thám hiểm 7.729 m thuộc động Phong Nha và 13.690 m thuộc động Vòm và các hang động lân cận Cuộc thám hiểm thứ 3 vào năm 1994 bao gồm 11 nhà khoa học Anh và 5 nhà khoa học Việt Nam thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội

Việc thám hiểm các hang động trong khu vực này là một công việc khó khăn và nguy hiểm Các đoàn thám hiểm

đã mất nhiều thời gian với những khó khăn như: hang động sắc nhọn dễ gây thương tích, lòng hang hẹp, các sông suối ngầm có thể dâng lên đột ngột làm bít cửa hang, lượng ô xy trong nhiều khu hang động có thể không đủ.Các kết quả thám hiểm, nghiên cứu này đã mang đến một sự hiểu biết toàn diện về hệ thống hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng và đã được làm cơ sở cho bảo vệ, quy hoạch và phát triển du lịch cũng như hoàn thiện hồ sơ để trình lên UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

Các nhà khoa học đã khám phá và nghiên cứu 20 hang động với tổng chiều dài 70 km hang động, trong số đó có

17 hang động tại khu vực Phong Nha và 3 hang động tại khu vực Kẻ Bàng Năm 1999, các nhà khoa học của

Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng tiến hành các khảo sát về hệ động thực vật ở khu vực Kẻ Bàng Động Phong Nha dài 7.729 m, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 m Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm

kiến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v

Hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Trang 19

Năm 2005, Hội hang động Anh phát hiện một hang động khô, đặt tên Động Thiên Đường, lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng Theo đánh giá, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha.

Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã phát hành bộ tem chọn lọc Phong Nha-Kẻ Bàng

Hệ thống động Phong Nha: Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình

thường chỉ có thể vào được 1500 m Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú ý sau:

- Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m

- Hang: dài 736 m

- Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m

- Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m

- Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én

- Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m

- Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha

- Hang Khe Thi

Hệ thống động Vòm:

- Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp

- Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m

- Hang Duột: dài 3,927 km và cao 45 m, có bãi cát mịn

- Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m

- Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m

- Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m

- Hang Pygmy: dài 845 m

- Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên

Động Tiên Sơn

Cửa vào động Tiên Sơn hay động Khô

Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong

Nha-Kẻ Bàng Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000

m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m Động Tiên Sơn có chiều dài là

980 m Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó

là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá

và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là

di chỉ di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động

Động Thiên Đường: Động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha Đây là một động

khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài và quy mô lớn hơn nhiều Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37°C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21°C

Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi:

Sông ngòi:

Sông ngầm tại lối vào động Phong Nha

Ngoài hệ thống hang động, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có các sông ngầm dài nhất Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống

Trang 20

sông ngòi trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên Có 3 con sông chính trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Son và sông Troóc Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha Cả ba con sông chính trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch.

Nước sông Chày đoạn trước Hang Tối có màu xanh đặc trưng mà theo nhiều chuyên gia là do có chứa lượng CaHCO3 và các loại khoáng chất khác với nồng độ cao

Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục con suối và thác nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối Trạ Ang

Các đỉnh núi: Phong Nha-Kẻ Bàng có một số ngọn núi cao hơn 1000 m, đáng chú ý là đỉnh Co Rilata với độ cao

1.128 m và đỉnh Co Preu cao 1.213 m

Các núi ở vùng carxtơ của vườn quốc gia này có chiều cao điển hình trên 800 m và tạo thành một dãy núi liên tục dọc theo đường biên giới hai nước Việt Nam và Lào, trong đó đáng chú ý là các đỉnh: Phu Tạo (1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078 m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015 m), Phu Ôc (1015 m), Phu Dong (1002 m) Nằm xen giữa các đỉnh này

là các đỉnh có chiều cao từ 800-1000 m: Phu Sinh (965 m), Phu Co Tri (949 m), Phu On Boi (933 m), Phu Tu (956 m), Phu Toan (905 m), Phu Phong (902 m), núi Ma Ma (835 m)

Vùng địa hình phi carxtơ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở vòng ngoài về phía bắc, đông bắc và đông nam của Phong Nha-Kẻ Bàng với các đỉnh núi cao 500-1000 m với độ dốc 25-30 độ và sự chia cắt cao Có một số thung lũng hẹp dọc theo các con suối và khe như: khe Am, khe Cha Lo, khe Chua Ngút và một thung lũng nằm dọc theo Rào Thương ở rìa cực nam Theo hướng bắc-nam có các đỉnh núi đáng chú ý như: Phu Toc Vu (1000 m), Mã Tác (1068 m), Cổ Khu (886 m), U Bò (1009 m), Co Rilata (1128 m) (đỉnh cao nhất của vườn quốc gia này, nằm ở rìa cực nam của vườn quốc gia)

800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800

m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha

Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước

(Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.) Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó

có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó

có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae)

Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên

5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện Đây là quần thể bách xanh núi

đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn

số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác

Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm

Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ

Việt Nam Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum

malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor) IUCN (Hiệp hội

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh từ vệ tinh Landsat 7 của vườn quốc gia Kavir, Iran. - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
nh ảnh từ vệ tinh Landsat 7 của vườn quốc gia Kavir, Iran (Trang 3)
Địa hình: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
a hình: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m (Trang 7)
Hình ảnh: - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
nh ảnh: (Trang 8)
Địa hình: Toàn bộ VQGCát Bà gồm một vùng núi non hiểm - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
a hình: Toàn bộ VQGCát Bà gồm một vùng núi non hiểm (Trang 8)
Thực vật: Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng  ngập nước ngọt trên núi - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
h ực vật: Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi (Trang 9)
Địa hình và thủy văn: Vườn quốc gia Cúc Phương nằ mở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
a hình và thủy văn: Vườn quốc gia Cúc Phương nằ mở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc (Trang 10)
Địa hình: Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 20 0- 1.814m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
a hình: Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 20 0- 1.814m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m (Trang 14)
Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết  sức phức tạp - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
i ến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp (Trang 15)
Về thổ nhưỡng, khu vực PhongNha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
th ổ nhưỡng, khu vực PhongNha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau (Trang 17)
kiến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v. - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
ki ến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v (Trang 18)
Một vài hình ảnh: - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
t vài hình ảnh: (Trang 25)
14.VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ. - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
14. VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ (Trang 25)
Trầm tích: Khu vực vườn quốc gia Tràm Chim được hình thành trên hai nền trầm tích Pleistocen và Holocen, với 5 đơn vị phụ: - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
r ầm tích: Khu vực vườn quốc gia Tràm Chim được hình thành trên hai nền trầm tích Pleistocen và Holocen, với 5 đơn vị phụ: (Trang 33)
Địa hình: Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0, 4m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ). - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
a hình: Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0, 4m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ) (Trang 33)
- Nhóm đất cát cổ (aeric Tropaquults), được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích Pleistocene chiếm diện tích khoảng 154 ha, - Đất xám điển hình (Typic Tropaquults), khoảng 476 ha - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
h óm đất cát cổ (aeric Tropaquults), được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích Pleistocene chiếm diện tích khoảng 154 ha, - Đất xám điển hình (Typic Tropaquults), khoảng 476 ha (Trang 34)
Hiện nay có ít thông tin về khu hệ động vật đảo Phú Quốc. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp - Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam
i ện nay có ít thông tin về khu hệ động vật đảo Phú Quốc. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w