16.VƯỜN QUỐC GAI KON KA KINH.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày

năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu

cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly.

Thông tin chung: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum, thuộc địa bàn ba huyện Mang Yang

của tỉnh Gia Lai. Phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku

hướng đông bắc, phân bố trên diện tích 41.780 ha với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến 14°30′ vĩ bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã Đắk Roong huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày

của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam, với diện tích 28.000 ha nhằm bảo tồn rừng cận nhiệt đới núi cao với các loài hạt trần. Năm 1999, Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam (FIPI) kết hợp với Tổ chức Chim quốc tế (BirdLife Intemational) xây dựng Dự án đầu tư thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Dự án này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai thẩm định, phê duyệt cùng năm, với diện tích là 41.780 ha. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là 1 trong 4 vườn quốc gia của Việt Nam (cùng

Mom Ray và Hoàng Liên), đồng thời là 1 trong 27 vườn của khu vực Đông Nam Á được công nhận là vườn di sản ASEAN.

Địa hình: Độ cao của vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khoảng từ 570 m (thung lũng sông Ba) tới 1.748 m (đỉnh Kon Ka Kinh). Các dòng suối từ phía đông vườn quốc gia cấp nước cho sông Ba, con sông chảy ngoàn ngoèo gần như theo hướng bắc-nam tới khi hợp lưu với

sông A Yun rồi đổi hướng thành gần như tây bắc-đông nam để đổ vào biển Đông gần thành phố Tuy Hòa; trong khi ở phía tây con sông là lưu vực của các sông nhánh cho sông Mê Kông. Do địa hình dốc đứng, các sông suối bắt nguồn từ vườn quốc gia thường ngắn, hẹp và chảy nhanh với nhiều thác nước.

20.VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN.

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyệnTân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai

Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở

khu vực có toạ độ từ 11°21′ tới 11°48′ vĩ bắc, và từ 107°10′ tới 107°34′ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 73.878 ha.

Bò rừng banteng

Các hợp phần:

Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,6 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125m)ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

Lịch sử: Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội

nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.

Đa dạng sinh học: Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có:

sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng:

đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng). Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển".

Một phần của tài liệu Tìm hiểu 30 vườn quốc gia ở Việt Nam (Trang 28 - 29)