Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.
Vị trí: Tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và 107°43′ tới 107°53′ kinh đông.
Với diện tích 22.030 ha, chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đỉnh
Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất của vườn.Tháng 1 năm 2008, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định mở rộng diện tích vườn quốc gia Bạch Mã lên thành 37.480 ha.
Thác Đỗ Quyên cao 300m trong vườn quốc gia Bạch Mã
Vườn có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như
hoàng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la.
Lịch sử: Thế kỷ thứ 20 đã mang lại một số biến đổi lớn cho Bạch Mã. Vào thời Vua Khải Định từ 1916-1925, Bạch Mã được biết đến như một khu rừng hoang sơ và ảm đạm. Đầu tiên, nó đã gây sự chú ý đến những người làm công tác bảo tồn vào năm 1925 khi có một kế hoạch thành lập Vườn quốc gia được đệ trình lên các nhà chức trách thuộc địa Pháp nhằm bảo vệ loài gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi). Năm 1932 khu vực Bạch Mã
được khám phá bởi ông Girard, một kỹ sư người Pháp, với tham vọng phát triển một khu nghỉ mát ở trên núi. Tiếp theo những năm sau đó, một hệ thống gồm 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông,... được hình thành ở đây để phục vụ cho việc tham quan, nghỉ dưỡng của giới quan chức người Pháp và nhà giàu thời bấy giờ.
Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam năm 1954, khu nghỉ mát sớm bị quên lãng và bấy giờ chỉ còn sót lại một vài ngôi nhà bị che lấp bởi rừng rậm tái sinh. Năm 1960, Chính phủ Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã thành lập Vườn Quốc Gia Bạch Mã - Hải Vân những công việc bảo tồn bước đầu đã không kéo dài được bao lâu. Chiến tranh Việt Nam đã xảy ra những trận đánh ác liệt ở Vườn. Đỉnh Bạch Mã biến thành sân bay trực thăng và đồn bốt, chiến hào của quân Mỹ Ngụy với ý đồ kiểm soát khu vực Huế, Đà Nẵng và biển Đông.
Sau khi thống nhất lại năm 1975, nhiều dự án có ý định phát triển việc trồng trọt cây ăn quả ở núi nhưng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, những nổ lực này đã thất bại liên tục. Cuối cùng, khi Vườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập vào năm 1991 với tổng diện tích là 22.031 ha nằm trên địa phận hành chính của hai huyện Phú Lộc và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tuy những nghiên cứu về đa dạng sinh học ở rừng Bạch Mã chưa được đầy đủ nhưng cũng đã chứng minh khá rõ ràng về một số lượng rất lớn các loài đang sinh sống ở đây. Sự đa dạng này có thể giải thích bởi sự phức tạp của địa hình cũng như sự chuyển tiếp của hai vùng địa lý Bắc và Nam Việt Nam.
Thực vật: Thực vật ở VQG BM bao gồm 2 thành phần chính:
kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 900m và
kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Rừng ở độ cao trên 900m là rừng giàu và ít bị ảnh hưởng bởi con người. Thực vật ở Bạch Mã bao gồm 2.147 loài chiếm khoảng 1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam. Trong số này có 86 loài được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt chủng. Có trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc. Bạch Mã có ít nhất 3 loài cây mang tên của mình : Piper bachmariaefolia, cissus bachmaensis va elaeocarpus bachmaensis.
Tại khu vực đỉnh có một vài loài thực vật hạt trần hiếm thuộc họ kim giao như Hoàng đàn giả, podocarpus neriifolius va podocarpus fleuryi. Vào tháng 2, bạn có thể tìm thấy rất nhiều hoa Đỗ Quyên dọc theo các con suối nhỏ và đặc biệt là dưới chân thác Đỗ Quyên.
Các khu rừng còn chứa các loài cây lá rộng có giá trị như các loài thuộc họ Dipterocarpaceae, gỗ hồng mộc và Trầm hương. Ở trên núi cao, các loài cây gỗ sồi và hạt dẻ là rất phổ biến. Các khu rừng ở đây giàu về các loài thuộc họ cau dừa như mây và cọ đuôi cá, cũng như các loài dương xỉ và các loài lan. Do ảnh hưởng của việc rải chất độc diệt cỏ và bom đạn trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, rừng nguyên sinh ở một số vùng của Vườn Quốc Gia đã bị ảnh hưởng đáng kể.
ĐA DẠNG SINH HỌC:
Động vật: Khu hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quí hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận được 1.493 loài động vật bao gồm: 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng đang có mặt trong Vườn. Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có đến 68 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus
truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis
hẻo lánh thuộc phía Tây Nam của Vườn.
Tính đa dạng còn được chứng minh rõ ràng qua sự ghi nhận với 358 loài chim, chiếm một phần ba số loài chim có mặt ở Việt Nam. Trong đó bộ Gà có 7 loài trên tổng số 12 loài ở Việt Nam, trong đó có những loài quí hiếm như Trĩ sao (Rheinardia ocellata) và gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) là loài vừa mới được phát hiện ở đây sau hơn 55 năm được cho là đã tiệt chủng ngoài thiên nhiên.
Sao la là 1 trong những loài thú lớn mới được phát hiện cuối thể kỷ XX
Voọc Ngũ Sắc (Pygathrix nemaeus
nemaeus) là một loài quí hiếm, đang phân bố ở Bạch Mã
Đến với Bạch Mã bạn sẽ có dịp thưởng thức một chuỗi các đường mòn độc đáo chỉ dành cho những người yêu thích thiên nhiên hoang dã và văn minh hay đơn giản là những người thích thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên đặc trưng nơi đây. Bạn có thể mất ít nhất một ngày để khám phá cho mỗi đường mòn mà không cần bất kỳ một thiết bị leo núi đặc biệt nào. Một đôi giày thể thao, tất vớ chống vắt và một tấm lòng nhiệt tình ủng hộ bảo tồn nhưng giá trị của thiên nhiên có thể sẽ làm cho chuyến thăm của bạn thú vị hơn.
Đường mòn Trì Sao:Đi xuyên qua cánh rừng nhiệt đới sẽ dẫn bạn đến thác Trĩ Sao tuyệt đẹp. Đường mòn này là một trong những địa điểm thám hiểm ở Bạch Mã. Như tên gọi của nó, ở đây có rất nhiều chim Trĩ sao đang sinh sống. Do mật độ rừng ở đây rất dày nên điều này có nghĩa là ta chỉ có thể nghe nhiều hơn thấy.
* Đường mòn thác Đỗ Quyên
Những phong cảnh tuyệt đẹp từ đỉnh của thác nước hùng vĩ này là nét thu hút đặc sắc cho du khách đến Bạch Mã. Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi của rừng khi đi trên con đường này để dẫn đến đỉnh của một thác nước cao 300 m – thác Đỗ Quyên. Có rất nhiều hoa Đỗ Quyên ở đây nở hoa vào tháng 3.
Đường mòn thác Ngũ Hồ.
Băng qua khu rừng tuyệt đẹp và những ngôi nhà bị đổ nát, đường mòn này dẫn bạn đến một loạt các thác nước duyên dáng và tuyệt đẹp. ở đây bạn có thể bơi lội thỏa thích trong những hồ nước trong suốt tựa pha lê. Tuy nhiên nước ở đây khá lạnh vì bạn đang ở trên núi cao.
* Đường mòn Hải Vọng Đài: Khoảng 500 m từ điểm dừng cuối cùng của con đường lên Bạch Mã - Km 0, bạn sẽ đến đỉnh Bạch Mã với độ cao1450 m. Đứng ở đây bạn có thể nhìn thấy cảnh quan bao la hùng vĩ của các dãy núi nối tiếp ra tận biển đông. Đây là đường mòn được yêu thích nhất tại Bạch Mã, đặc biệt với nhiều biệt thự đỗ nát là bằng chứng của một thời du lịch vàng son nơi đây.