Ảnh hưởng của Nho giáo và quá trình du nhập vào Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: NHO GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về tư tưởng chính trị Nho giáo 1
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời tư tưởng chính trị Nho giáo 1
1.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Nho giáo 3
1.2 Quá trình du nhập hệ tư tưởng chính trị Nho giáo vào Việt Nam 8
1.2.1 Trước thế kỷ XV: Giai đoạn xuất hiện và từng bước phát triển hệ tư tưởng chính trị Nho giáo ở Việt Nam 8
1.2.2 Từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX: Nho giáo trở thành quốc giáo 13
Chương II: ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO ĐỐI VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN (1802-1884) 2.1 Khái quát chung về hoàn cảnh lịch sử triều Nguyễn (1802-1884) 20
2.1.1 Tình hình kinh tế - chính trị 20
2.1.2 Tình hình văn hóa – xã hội – tư tưởng 25
2.2 Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo đối với việc đào tạo và sử dụng quan lại ở triều Nguyễn (1802-1884) 29
2.2.1 Đối với việc đào tạo quan lại 31
2.2.2 Đối với việc sử dụng quan lại 35
2.3 Ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị Nho giáo đối với tổ chức BMNN triều
Trang 22.3.1 Đối với tổ chức BMNN ở trung ương 41 2.3.2 Đối với tổ chức BMNN ở địa phương 60
2.4 Những tiêu cực cần loại bỏ, những ưu điểm cần tiếp thu học hỏi của hệ tư tưởng chính trị Nho giáo đối với việc tổ chức BMNN ở nước ta hiện nay 67 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương I: NHO GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
Nho giáo trước hết là một học thuyết đạo đức và chính trị do Khổng Tử làngười có công lớn nhất trong việc hình thành nên học thuyết Nho giáo ở TrungQuốc vào cuối thời Xuân Thu, được xếp hàng đầu trong “cửu lưu thập gia” thờiTiên Tần, dần dần thích hợp với nhu cầu của nền thống trị phong kiến, diễn biến vàphát triển qua các triều đại và chính thức sụp đổ vào năm 1919 (năm diễn ra phongtrào ngũ tứ là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân,thị dân, trí thức Trung Quốc thúc đẩy việc phát triển khoa học và dân chủ và là tiền
đề cho sự ra đời Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1921, chấm dứt sự thống trị của tưtưởng chính trị Nho giáo ở Trung Quốc) Suốt hơn 2000 năm là dòng chính của vănhóa Trung Quốc, Nho giáo đã gìn giữ và làm giàu di sản văn hóa Trung Quốc vàphương Đông Hệ tư tưởng chính trị Nho giáo cũng đã có tầm ảnh hưởng sâu sắc tớiđời sống chính trị của Việt Nam thời phong kiến Chính vì vậy việc đầu tiên chúng
ta nghiên cứu đến hoàn cảnh ra đời cũng như những nội dung cơ bản của tư tưởngchính trị Nho giáo và sự du nhập vào Việt Nam
Trang 31.1 Khái quát chung về tư tưởng chính trị Nho giáo:
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời tư tưởng chính trị Nho giáo:
Trung Quốc vào thời Xuân Thu dưới sự cai trị của nhà Chu, chế độ vẫn theolối phong kiến, chia thiên hạ làm hơn 70 nước để phong cho những công thần vàcon cháu làm chư hầu Những nước chư hầu ấy đều được quyền tự chủ, nhưng hàngnăm phải triều cống thiên tử nhà Chu, và khi có sự chinh phạt ở đâu, thì phải theomệnh lệnh thiên tử đem quân đi tòng chinh Các nước chư hầu lớn thì bằng hai batỉnh của ta bây giờ, nhỏ thì bằng một vài huyện Khi nhà Chu còn thịnh thì trật tựphân minh, nhưng khi nhà Chu đã suy nhược phải dời đô về phía đông ở đất Lạc ấp,mệnh lệnh của thiên tử không ai theo, các nước chư hầu phân ra có đến hơn 160nước Chiến tranh càng ngày càng kịch liệt, cương thường đổ nát, nhân dân đồ thán.Chư hầu ai mạnh thì làm bá cả thiên hạ, như nước Tề, nước Tấn, nước Tống, nước
Sở, nước Ngô… rồi nước nọ kiêm tính nước kia, thiên tử cũng không có đủ uyquyền mà ngăn cấm được Trong thời Xuân Thu loạn lạc như thế, đạo đế vương đờitrước mờ tối, người đời say đắm về đường công lợi, không ai thiết gì đến đườngnhân nghĩa nữa Trong hoàn cảnh xã hội hết sức phức tạp như thế, đã xuất hiện mộtvấn đề lớn là cách tổ chức và quản lý xã hội theo mô hình nhà Chu không còn thíchhợp nữa, do đó cần phải làm thế nào để thiết lập lại kỷ cương, trật tự xã hội, đưa xãhội vào thế ổn định và phát triển Yêu cầu này đã trở thành nỗi băn khoăn và trởthành nội dung chủ yếu trong đời sống tư tưởng chính trị của xã hội trung Quốc lúcbấy giờ Tình hình trên đã tạo nên cục diện “Bách gia tranh minh”, kết quả là làmxuất hiện nhiều nhà tư tưởng, nhiều học phái khác nhau trong thời Xuân Thu –Chiến Quốc Các triết gia, các nhà tư tưởng mỗi người tự tìm cho mình thái độ sốngkhác nhau, trong số đó có Khổng Tử với những triết lý sống cùng sự ra đời của Nhogiáo
“Khổng Tử áo vải truyền hơn mười đời, được các học trò tôn là tổng sư, từ thiên tử vương hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc chí thánh” (Đại học sử gia Tư
Mã Thiên) Khổng Tử tên thật là Khâu, tự Trọng Ni, là người làng Xương Bình,huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, thuộc dòng dõi nước Tống, ông tổ ba đời dời sang
Trang 4nước Lỗ Lên ba tuổi thân phụ mất, thưở nhỏ hay bày trò cúng tế chơi, thể hiện bảntính trọng lễ nghĩa của ông Từ thiếu niên đến năm 30 tuổi Khổng Tử chuyên cầnhọc tập, nắm vững lục nghệ là lễ nghi, âm nhạc, xạ tiễn, ngư xạ, thư, số là sáungành trí thức căn bản thời ấy Sự nghiệp của Khổng Tử trải qua nhiều thăng trầm,bôn ba khắp nơi chỉ mong được đem tài đức và học thuyết của mình ra để giúp vuatrị nước nhưng không được trọng dụng Suốt quãng đời của mình, Khổng Tử dànhtrọn tri thức cũng như đức độ của mình để truyền lại cho các thế hệ học trò và thựchiện ý chí giúp đời của mình Cũng chính từ đó, bước đầu một học thuyết chính trịNho giáo khởi phát làm tiền đề cho cả một hệ tư tưởng chính trị Nho giáo chi phốisuốt hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc và vượt ra ngoài phạm vi biên giới, ảnhhưởng mạnh mẽ đến các nước phương Đông và toàn thế giới Học thuyết chính trịNho giáo với chủ trương đức trị, dùng lễ nghi thiết lập trật tự mà cốt lõi của nó làlấy nhân nghĩa để giữ vững trật tự được thiết lập đó đã không được coi trọng vàothời điểm ra đời của nó mà phải nhờ vào các hậu học như Tử Cống, Tử Tư, Mạnh
Tử, Tuân Tử…truyền bá rộng rãi về sau Trải qua quá trình nỗ lực của giai cấpthống trị và các đại sĩ phu triều Hán, Khổng Tử và tư tưởng Nho gia của ông mớitrở thành hệ tư tưởng chính thống và chi phối suốt tiến trình lịch sử của chế độphong kiến
1.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Nho giáo:
Nội dung của tư tưởng chính trị Nho giáo được thể hiện qua các bộ sáchtruyền lại bao gồm ngũ kinh và tứ thư Ngũ kinh bao gồm năm cuốn sách là: lễ kí,kinh dịch, kinh thi, kinh thư và kinh xuân thu Tứ thư gồm bốn quyển là Luận ngữ,Đại học, Trung dung, Mạnh tử Trong đó Luận ngữ là cuốn sách do các môn đệ củaKhổng Tử viết sau khi ông mất, ghi lại những câu chuyện, những lời dạy của Khổng
tử Đây được xem là cuốn sách thể hiện rõ nhất tư tưởng chính trị của Khổng tử,hay nói rộng ra là tư tưởng học thuyết Nho gia
Mặc dù qua mỗi triều đại phong kiến ở Trung Quốc đều xuất hiện nhữngNho gia, và tùy vào hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì quan niệm về Nho giáo đã có ítnhiều thay đổi cho phù hợp Tuy nhiên về căn bản thì Nho giáo vẫn mang những nội
Trang 5dung xuyên suốt Trong phạm vi khóa luận này, tác giả sẽ đưa ra những nội dungđược coi là cơ bản, cốt lõi nhất tạo nên tư tưởng chính trị Nho giáo liên quan đếnnghiệp trị nước (cách thức quản lý, điều hành nhà nước) mà không đi sâu phân tíchnhững khía cạnh triết học, đạo đức cũng như những biến đổi của Nho giáo qua cácgiai đoạn lịch sử của nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Tư tưởng căn bản của Nho giáo là muốn tạo ra một xã hội ổn định ngay từtrong gia đình, và từ đó để ổn định nhà nước, chế độ, xã hội Mục tiêu cơ bản củahọc thuyết này là đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị Nho giáo yêu cầu hành vicủa con người trước hết phải dựa trên hệ thống luân lý đạo đức nghiêm ngặt, sau đómới dựa theo chuẩn mực của pháp luật Theo đó hệ thống luân lý mà Nho giáo đưa
ra nhằm trói buộc con người trong mối ràng buộc của tam cương để củng cố trật tựđẳng cấp phong kiến Trong đó trung quân là cốt lõi của mọi trật tự xã hội và mọi
quan hệ xã hội Khổng tử đã từng nói: “ Lấy chính sự để dẫn đạo dân, lấy hình luật
để sắp xếp dân, dân có thể miễn khỏi tội nhưng không biết sỉ nhục Lấy đức độ để dẫn đạo dân, lấy lễ để ổn định họ, họ sẽ biết sỉ nhục và biết sửa mình” (Thiên II, Vi
chính, Luận ngữ) [10-tr.190] Vì vậy Nho giáo cho rằng sự thay đổi của xã hội làmcho thiên hạ rối ren có nguyên nhân bắt nguồn từ sự sa đọa của thế lực cầm quyềnlàm cho “danh” không được “chính” Để khôi phục trật tự, Nho giáo đã chủ trương
dùng thuyết chính danh Trong xã hội mỗi vật, mỗi người đều có một công dụng
nhất định Nằm trong một quan hệ nhất định, mỗi vật, mỗi người đều có một địa vịriêng và tương ứng với nó là một “danh” riêng mà vật nào, người nào mang “danh”nào phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của “danh”
đó “Chính” là làm cho mọi việc được ngay thẳng “Nếu danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành Việc không thành thì lễ nhạc không hưng Lễ nhạc không hưng thì hình phạt không trúng Hình phạt không trúng thì dân không biết đặt chân tay vào đâu được Bởi vậy người quân tử phải đặt vấn
đề chính danh lúc ấy mới nói được Nói được, mới có thể làm được (Vì vậy), người quân tử đối với lời của mình không thể ăn nói cẩu thả bừa bãi như thế được”
(Thiên XIII, Tử Lộ, Luận ngữ) [10-tr.307] Việc sắp xếp đúng theo trật tự đẳng cấp
Trang 6đóng vai trò vô cùng quan trọng, “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” (Thiên
XII, Nhan Uyên, Luận ngữ) [10-tr.299], tức là vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi,cha phải ra cha, con phải ra con Có như vậy thì trật tự mới được nghiêm minh Nho
giáo đặt ra ngũ luân, xác định năm mối quan hệ trong xã hội: quân - thần, phụ - tử,
phu – phụ, huynh – đệ, bằng hữu (Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bèbạn), trong đó quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, chồng – vợ được xem là rường cộtcủa các mối quan hệ trong xã hội (Tam cương), với các mối quan hệ này, tự mỗingười sẽ phải thực hiện nghĩa vụ mà “danh” đã định sẵn
Để thuyết chính danh được thực hiện trên thực tế, Nho giáo đã dựa vào mệnh trời: “tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” (sống chết có số mạng, giàu sang tại
trời) [10-tr.296] Trời quyết định mọi thành công hay thất bại trong đời sống conngười Trời trị vì khắp thiên hạ, có quyền lực siêu năng, và nhà vua được coi làthiên tử (con trời), cho nên quyền lực của nhà vua cũng là vô hạn, và không một ai
có thể tước đoạt đi cái quyền lực đó của nhà vua Cũng chính đó mà quan hệ vua –
tôi được đặt lên vị trí tối ưu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua bảo tôi chết, tôi không chết là tôi không trung
thành với vua Cha bảo con chết, con không chết là con không có hiếu với cha).Trên phương diện gia đình thì người cha, người chồng có tiếng nói quan trọng nhất
và tất cả các thành viên trong gia đình phải phục tùng Địa vị của người phụ nữ
trong gia đình thể hiện mờ nhạt và bị trói chặt vào lễ tiết và tiết hạnh: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (tức là khi còn ở với cha mẹ thì phải theo
cha, khi lấy chồng phải theo chồng, và khi chồng chết thì phải theo con trai trưởng).Chính điều này đã tạo nên trật tự đẳng cấp trong xã hội, tạo ra một xã hội có tôn titrật tự, trên dưới, trước sau Điều này sau Khổng Tử được các môn đệ gọi với tên là
tôn quân quyền Khi con người đã quần tụ với nhau sống thành xã hội thì ắt trong
lòng xã hội phải nảy sinh các quyền tối cao để có thể quản lý xã hội, điều chỉnh mốiquan hệ giữa con người với nhau trong cái xã hội đó Xuất phát từ thuyết thiênmệnh, Nho giáo đề cao nguyên tắc tôn quân quyền, tức quyền chủ tể cả một nước,nhằm xây dựng củng cố nhà nước tập quyền, với quyền lực vô hạn thuộc về nhà
Trang 7vua Theo tư tưởng của Nho giáo thì Quân quyền phải để một người giữ cho rõ cáimối thống nhất Người giữ quân quyền gọi là đế hay vương, ta thường gọi là vua.Vua phải lo việc trị nước, tức là lo sự sinh hoạt, sự dạy dỗ và mở mang cho dân Tưtưởng tôn quân quyền của Nho giáo hoàn toàn có thể đáp ứng được hệ tư tưởng củacác triều đại phong kiến Và thực tế là được các đế vương Trung Quốc sử dụng đểbảo vệ vững chắc ngai vàng của mình Trong quan điểm của Nho giáo, nói đếnnước là nói đến vua, nước là của vua Ngôi vua bao giờ cũng được đề cao, và trongviệc giáo dục thần dân thì đức tính trung với vua bao giờ cũng được coi trọng nhất.
Từ tư tưởng tôn quân, Nho giáo đã đưa ra một đường lối chính trị nhân nghĩatrong đó đề cập tới đạo làm vua, quan điểm giữa vua và dân, quan điểm về dùngngười,…hay còn gọi là phương thức cai trị Nho giáo chủ trương dùng đạo đức đểcai trị và đưa ra hệ thống lễ giáo làm kim chỉ nam cho việc trị nước Do đó cách trịnước trong nho giáo thường gọi là lễ trị Lễ là sự tập hợp của một loạt nghi thức tế
lễ và bao hàm cả hành vi, quan hệ giữa người với người trong xã hội “Lễ với tư cách là chuẩn mực chính danh, có hai nghĩa: một là chỉ pháp điển phong kiến; hai
là chỉ kỉ luật của tinh thần Lễ là một nguyên tắc về chính trị, là một thứ chế độ hay một thể chế chính trị Trong các tầng lớp do chế độ đẳng cấp tạo nên thì có một thước đo để phân biệt, duy trì xã hội là Lễ Lễ cụ thể hóa công việc chính trị cho các đẳng cấp Trên cơ sở Lễ, trật tự xã hội được thiết lập” [22-tr.51] Nho giáo
không những không tách rời giữa chính trị và đạo đức mà còn đạo đức hóa chính trị.Đạo đức trong nho giáo là ngũ thường, bao gồm năm điều mà con người ai cũngphải hướng tới là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Nho giáo của Khổng tử muốn thực hiệnviệc quản lý nhà nước bằng đạo đức, bằng lễ Chính vì vậy việc trị nước bằng đạođức gắn với khái niệm người quân tử, kẻ tiểu nhân
Quân tử vốn là từ gọi chung cho tầng lớp quý tộc, ở địa vị quan trưởng trước
thời Xuân Thu, nhưng từ cuối Xuân Thu trở đi, quân tử còn có thêm nghĩa là người
có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, là hình mẫu của những con người
lý tưởng Trái lại tiểu nhân là chỉ những người có đạo đức kém ngay cả khi có vị trí
xã hội cao Như Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo quyển hai có viết: “Người ta
Trang 8sinh hoạt ở đời bao giờ cũng từ người hành khách, lúc nào cũng thấy có hai con đường giao nhau ở trước mặt Có người biết chọn con đường thẳng mà đi thì được ung dung mà chóng đến nơi, có người thì đi con đường cong queo, thành ra vất vả
mà không bao giờ đến nơi được Con đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa, con đường cong queo là con đường gian ác quỷ quyệt Trong hai con đường
đó ta phải chon lấy một con đường mà đi Đi con đường thẳng là người quân tử, có nhân cách hoàn toàn; đi con đường cong là người tiểu nhân hèn hạ…”[9-tr.70].
Như vậy theo Nho giáo, dù là trong giới bình dân mà có đạo đức cũng được gọi làngười quân tử, đáng được trọng vọng; là người quản lý đất nước, tuy là người quyềncao chức trọng mà không có đạo đức, không có khả năng quản lý nhà nước thì cũnggọi là tiểu nhân
Quân tử trong Nho giáo là người có tài và đức, với nhiệm vụ là: “Tề gia, trịquốc, bình thiên hạ” Để hình thành nhân các cũng như đạo đức của người quân tử,nho giáo đặt ra một loạt các lễ nghi cũng như những điều mà người quân tử phảihướng đến và đạt được Do đó, tu thân để thực hiện nhiệm vụ cao cả, tu thân để đạtđược nhân, trí, dũng Quá trình tu thân của người quân tử là quá trình lâu dài, đòi
hỏi sự nghiêm túc và suốt đời “Đã tu tập lấy được mình, thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tề, thì nước mới sửa trị được Nước đã sửa trị, thiên hạ mới bình an” (sách đại học) Để tu thân không có cách nào khác là
phải học Và cũng vì cái sự học này mà Khổng tử đã bỏ ra cả cuộc đời mình đểgiảng dạy và giúp đời với mục tiêu là đào tạo ra những người quân tử Nho giáo đềcao giáo dục hơn bao giờ hết Giáo dục có vai trò quan trọng đối với xã hội nóichung và việc hình thành nhân cách nói riêng Giáo dục có thể ảnh hưởng trực tiếpđến việc thực thi lễ công bằng, đến tôn ti trật tự
Với tất cả những quan niệm, giáo lý của Nho giáo đưa ra, chúng ta có thểthấy rằng với quan niệm thiên mệnh, cùng với chính danh, tôn quân quyền, về quân
tử, tiểu nhân,…Nho giáo đã tạo ra được mô hình nhà phong kiến quân chủ chuyênchế, trong đó vua là người đứng đầu, nắm mọi quyền lực trong tay Với mô hìnhnhà nước đó, cương thường, đạo lý trong xã hội được giữ vững, con người bị ràng
Trang 9buộc trong cái “danh” đã định sẵn của mình Đó là một trật tự chặt chẽ mà bất cứ sựphá vỡ nào đối với chúng đều được quan niệm là đối lập với bản thân cái cơ sở củatồn tại vũ trụ, là cái mệnh trời Dù bàn nhiều về đạo đức, lễ nghĩa, về tu thân, về sựhọc…nhưng cái cuối cùng Nho giáo nhằm vào là uốn nắn con người bằng cách đưavào trong giới hạn khắt khe của lễ giáo, tiết chế bản tính con người, giữ con ngườitrong trật tự lý tưởng Tất cả đều có lợi cho giai cấp thống trị, Nho giáo càng về saucàng được bổ sung thêm, hay thay đổi đi cho phù hợp để bảo vệ củng cố vững chắcnhất ngai vàng của nhà vua, Nho giáo được giai cấp cầm quyền lợi dụng và trởthành tư tưởng thống trị trong suốt hơn 2000 năm phong kiến từ nhà Hán cho đếntriều đại cuối cùng là nhà Thanh và ảnh hưởng đến sâu sắc đến các nước láng giềng,Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Vậy quá trình du nhập Nho giáo vào ViệtNam diễn ra như thế nào? Và mức độ thâm nhập sâu vào đời sống chính trị, conngười Việt Nam như thế nào? Sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo.
1.2 Quá trình du nhập hệ tư tưởng chính trị Nho giáo vào Việt Nam 1.2.1 Trước thế kỷ XV: Giai đoạn xuất hiện và từng bước phát triển hệ
tư tưởng chính trị Nho giáo ở Việt Nam
Nhà nước đầu tiên của nước ta là nước Văn Lang – Âu Lạc với những đặcđiểm riêng có của một nhà nước độc lập Ngay từ buổi ban đầu nước ta đã có mộtnền kinh tế cũng như văn hóa rực rỡ mà minh chứng là những dụng cụ, trang sức,trống đồng, thành quách,…mà các nhà khảo cổ đã tìm ra, tạo nên một niềm tự hàocủa bản sắc văn hóa dân tộc riêng của con người Việt Nam ngày nay Cùng vớitruyền thống yêu nước giữ nước vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta, trong suốt thờigian tồn tại, nhân dân Văn Lang – Âu Lạc đã đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu xâmlược của phương Bắc, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc ta Văn hóa cũng như tưtưởng của nước ngoài vào không thể xóa bỏ được mà chỉ có thể cải biến thích nghivới nền văn hóa bản địa mới có thể tồn tại ở nước ta Và Nho giáo du nhập vàonước ta cũng phải theo lối đó
Nho giáo vào nước ta mới đầu là một công cụ để nô dịch và đồng hóa nhândân ta về tư tưởng Từ thời Tây Hán, Nho giáo được truyền vào nước ta và thể hiện
Trang 10trước hết là việc đào tạo người làm cho chính quyền đô hộ, đó là những con em củanhững quan lại thống trị ở Giao Châu, những người Hán di cư và một số hào mục ởđịa phương thân cận với họ Người đầu tiên được nói tới với “công lao” truyền báNho giáo vào nước ta là hai thái thú Tích Quang và Nhân Diên Theo Đại việt sử ký
toàn thư thì: “Phong tục văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy”
[11-tr.155] Hai viên thái thú tại quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân là Tích Quang vàNhân Diên đã tích cực dựng “học hiệu” để dạy lễ nghĩa, tức mở trường dạy Nho học
và truyền bá phong tục Hán tộc Kế đó, Thời Vương Mãng loạn lạc và các cuộc
khởi nghĩa nông dân ở Sơn Đông mà “đông đảo kẻ sĩ Trung Quốc lánh nạn, di cư sang Giao Chỉ; họ góp phần truyền bá đạo Nho bằng cách mở trường để kiếm sống” [4-tr.59] Sang thời Đông Hán, với thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp người
gốc Hán được bản địa hóa thì việc học nho ở nước ta bắt đầu phát triển Theo ĐạiViệt sử ký toàn thư thì Sĩ Nhiếp là người có tài kinh bang tế thế, tài năng và đức độcủa ông vượt xa các các thủ lĩnh chính trị của đế quốc Hán lúc bấy giờ Hơn nữaông còn là người rất thông hiểu kinh sách và tích cực truyền bá Nho giáo và Đạogiáo vào Việt Nam Vì thế các nhà nho đời sau rất kính trọng Sĩ Nhiếp, tôn ông là
“sĩ vương” và xem Sĩ Nhiếp là ông tổ của nền học vấn phương Nam “Nam giao
học tổ” Theo sử thần Ngô Sĩ Liên đứng trên góc độ của một nhà nho nhận xét: “ Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?” [11-tr.164] Miền đất Giao Châu dưới quyền cai trị của ông là một xã hội
ổn định và thịnh vượng Do vậy trong thời gian từ đời Hán đến đời Đường ở TrungQuốc xảy ra loạn lạc nên nhiều người từ miền nam Trung Quốc tìm cách di cư sangGiao Châu Nhiều sĩ phu nhà Hán đến nương náu nơi đây đều được Sĩ Nhiếpkhuyến khích mở trường dạy Nho học Góp công sức truyền bá đạo Nho vào nước
ta còn có các danh nho Trung Quốc vì đối lập chính trị mà bị triều đình đày sangGiao Châu, như Ngu Phiên Ông đã mở trường “dạy học không biết mệt mỏi, môn
đệ thường có đến vài trăm” [4-tr.61]
Trang 11Như trên đã phân tích, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ta đã xuất hiện từtrước khi Nho giáo được truyền vào nước ta, những yếu tố ngoại lai này muốn tồntại phải cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh cũng như truyền thống của nền vănminh lúa nước sông Hồng lâu đời Vì vậy, nhìn một cách tổng quát thì Nho giáotrong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã bắt đầu manh nha và phát triển ở nước
ta, nhưng mức độ ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội còn hạn chế Nó chưa thể ănsâu vào nếp sống cũng như phong tục tập quán trong nhân dân Các nhà Nho cònchiếm số lượng ít và chưa trở thành một lực lượng xã hội đáng kể Trái lại, tínngưỡng Phật giáo, Đạo giáo lại trở nên phổ biến và hài hòa vào đời sống dân gian.Điều này có thể lý giải như sau:
Thứ nhất: Nho giáo du nhập vào Việt Nam theo gót giày của quân xâm lược,
với mục đích đồng hóa nhân dân ta, biến nhân dân ta thành một bộ phận người Hán
Do đó dù ít hay nhiều, nó cũng bị sự phản kháng từ phía nhân dân Nho giáo thuộc
về khía cạnh tư tưởng chính trị giành cho giai cấp thống trị; còn Phật giáo, Đạo giáolại thuộc phạm trù tín ngưỡng, gần gũi với dân gian hơn Phật giáo với tư tưởng từ
bi cứu khổ cứu nạn, đề cao lòng nhân ái vị tha, sự độ lượng khoan dung, đức đạmbạc thanh khiết đã tỏ ra rất gần gũi với những phong tục tập quán, tín ngưỡng dângian bản địa nên dễ dàng cải biến để thâm nhập, hòa quyện với tư tưởng tín ngưỡngcủa người Việt xưa Đạo giáo, nhất là đạo giáo phù thủy rất gần với tín ngưỡng mathuật vốn có của người Việt cổ Cho đến tận thời kì sau này vẫn còn không ít ngườiViệt Nam còn tin tưởng và sùng bái đồng bóng, pháp sư, bùa chú Hơn nữa đạogiáo phù thủy cũng góp phần cung cấp cho nhân dân ý thức về sức mạnh của chínhnghĩa, cổ vũ tinh thần đoàn kết chống áp bức cường quyền Chính vì điều này đã tạođiều kiện cho Phật giáo và Đạo giáo có chỗ đứng trong nhân dân hơn là Nho giáo
Thứ hai: Tiếp thu Nho giáo phải trải qua quá trình lâu dài Học Nho thì phải
biết chữ Hán, trong khi chữ Hán thì khó học vô cùng Còn theo Phật giáo, Đạo giáothì chỉ cần có lòng tin, dễ học hơn Khi Phật và Đạo du nhập vào nước ta hầu nhưkhông hề chịu bất kì sự phản kháng nào từ phía nhân dân
Trang 12Năm 938 với chiến thắng trên sông Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán củaNgô Quyền, đất nước ta bước sang thời kỳ mới – thời kỳ độc lập, chấm dứt sựthống trị của phương Bắc hơn một nghìn năm Công cuộc xây dựng đất nước tronggiai đoạn này diễn ra vô cùng khó khăn phức tạp Nhà nước phong kiến lúc này quábận rộn với việc ổn định và thống nhất đất nước, tổ chức chống ngoại xâm Mặtkhác các triều đại đầu tiên Ngô – Đinh – Tiền Lê đều tồn tại rất ngắn ngủi, chưa có
đủ thời gian để xây dựng được một trật tự kỉ cương chặt chẽ, thống nhất từ trênxuống Chính những nguyên nhân này đã khiến Nho giáo – với tư cách là một tưtưởng chính trị của giai cấp thống trị phong kiến, chưa thể dựa vào triều đình đểphát triển và mở rộng sự ảnh hưởng của mình Lúc này Phật giáo vẫn lấn át Nhogiáo Các vị thiền sư là thành phần chủ yếu của giới trí thức lúc bấy giờ, các vị vuađều xuất thân từ võ tướng
Sang thời Lý, tình hình chính trị trong nước ổn định dẫn đến nhu cầu củaviệc củng cố nhà nước quân chủ tập quyền và trật tự xã hội, phát triển văn hóa giáodục để phục vụ cho chế độ phong kiến đã trở nên cấp bách Nho giáo với tư tưởngtôn nhân quyền, đề cao việc tề gia trị quốc có tôn ti trật tự đã tỏ ra thích hợp vớithực tiễn lịch sử đó nên được giai cấp phong kiến đề cao, đặc biệt trên các lĩnh vựcchính trị, văn hóa, tư tưởng Biểu hiện:
Trong bài “Chiếu dời đô”, Lý Thái Tổ đã khéo léo vận dụng tư tưởng mệnhtrời của Nho giáo vào trị nước: “Trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân” để mưunghiệp lớn, làm cho vận nước lâu dài, phong tục cường thịnh [27-tr.69] Từ đây việctruyền bá Nho giáo bắt đầu được tiến hành khá sôi nổi và có tổ chức về mặt nhànước Theo lệnh của Thánh Tông hoàng đế, mùa thu năm 1070 nhà Lý cho xây VănMiếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư,Mạnh Tử), vẽ hình 72 hiền nhân để bốn mùa cúng tế [11-tr.275]
Mùa xuân năm Ất Mão 1075, Lý Nhân Tông xuống chiếu mở kỳ thi Nho họcđầu tiên để tuyển chọn người tài bổ sung cho đội ngũ quan lại gọi là minh kinh báchọc Lê Văn Thịnh đỗ đầu được cho vào hầu vua học Năm 1076 vua Lý tiếp tục
Trang 13cho lập Quốc tử giám – trường đại học đầu tiên ở nước ta và chọn những ngườikhoa bảng vào dạy.
Đến nhà Trần, Nho giáo tiến thêm một bước nữa so với nhà Lý Dưới triềuTrần, khoa cử được tổ chức đều đặn hơn Thông qua con đường khoa cử, các nhàNho tham gia vào bộ máy nhà nước và hoạt động tích cực trên nhiều lĩnh vực Năm
1246 định lệ 7 năm thi một kỳ Theo Phan Huy Chú, các danh hiệu Trạng nguyên,Thám hoa, Bảng nhãn, tức Tam khôi bắt đầu có từ đời vua Trần Thái Tông (1246),còn danh hiệu Tiến sỹ xuất hiện vào năm 1374 dưới đời vua Trần Duệ Tông Vàonăm 1253, Trần Thái Tông lập Quốc học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu Công và ÁThánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ, xuống chiếu cho Nho sĩ trong nước đếnQuốc học viện giảng học Tứ thư, Ngũ kinh Năm 1281, vua Trần Nhân Tông lậpthêm nhà học ở Thiên Trường Năm 1397 bắt đầu có chức học quan và tổ chức việchọc tập ở cấp châu, huyện để hàng năm tiến cử người ưu tú cho triều đình
Nho giáo đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong đời sốngchính trị, tuy nhiên không vì thế mà Phật giáo bị loại bỏ Dưới triều Lý, cùng vớiviệc truyền bá đạo Nho thì cũng rất tôn sùng đạo Phật và Đạo giáo Tam giáo đồnghành đã bổ sung cho nhau trong việc đáp ứng nhu cầu về chính trị, tư tưởng và đờisống tâm linh của giới cầm quyền cũng như các tầng lớp xã hội Nếu như Nho giáođược vận dụng vào tổ chức xã hội và quản lý cuộc sống trần gian thì Phật giáo vàĐạo giáo lại giải quyết các vấn đề về họa và phúc, đức và tội, vấn đề nghiệp báoluân hồi…Do sự phát triển đồng hành của Nho, Phật, Đạo nên Nho giáo mặc dù đãđược coi trọng song ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị xã hội, phong tục vànếp sống người Việt trong suốt triều đại nhà Lý vẫn diễn ra chậm chạp Nhiều nghi
lễ, tập tục trong triều đình cũng như các việc hôn nhân, tang tế còn bị các nhà Nhoviết sử sau này cho là trái với quy phạm của Nho giáo Đại Việt sử ký toàn thư viết:
“Thái Tổ lập hoàng hậu ba ngôi, tình vấn vít yêu, mà đạo nhà không chính Thái Tông làm ra núi năm ngọn, đương tang lại vui, mà đạo hiếu đã vơi Thánh Tông theo vết của Thái Tổ mà lập hoàng hậu quá định chế Nhân Tông quá nghe theo lời
mẹ đẻ mà giam chết mẹ đích, còn như cấm các quan gả con gái lấy chồng, thì Thần
Trang 14Tông say đắm nữ sắc quá lắm Yêu nuôi kẻ bề tôi dâm loạn thì Anh Tông thật quá nuông chiều tiểu nhân Cao Tông lấy hoang dâm làm thích, Huệ Tông lấy tửu sắc làm vui Đạo tu tề trị bình của đế vương có như thế chăng? ” [11-tr.124] Phật
giáo vẫn là tôn giáo có thế lực nhất cho đến cuối đời Trần, đặc biệt là trong nhân
dân “Song Phật giáo dù được thượng sùng đến đâu, dù cố gắng nhập thế đến mức nào, cơ bản nó cũng không phải là một đạo trị nước Đạo giáo cũng vậy Nhà Lý sùng Phật; nhưng muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến, thì, ở vào thế một nước láng giềng có nhiều mối quan hệ văn hóa và chủng tộc với Trung Quốc, nhà Lý không thể không cậy vào Nho giáo mỗi lúc một thêm nhiều.” [4-tr.64].
Sự lấn lướt của Nho giáo và sự lùi bước của Phật giáo phản ánh sự biến đổitrong cơ cấu giai cấp – xã hội nsước ta thời đó Từ thế kỉ XIII ở Việt Nam một tầnglớp địa chủ mới có nguồn gốc từ thứ dân chứ không phải từ giai cấp quý tộc phongkiến hình thànhvà phát triển Bên cạnh đó việc học hành thi cử Nho giáo được đẩymạnh khiến cho tầng lớp Nho sĩ ngày một đông lên Thế và lực của họ ngày càngmạnh và từng bước chiếm được vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước
Nho giáo trải qua một bước đệm nữa ở nhà Hồ mới chính thức trở thànhquốc giáo, chiếm vị trí thống lĩnh trong đời sống chính trị ở nước ta Hồ Quý Ly nổitiếng thâm Nho Dưới quyền Hồ Quý Ly, Nho giáo được khuyến khích phát triểnmạnh mẽ hơn bất kì thời kì nào trước đó Số trường dạy Nho học tăng lên nhanhchóng và mở đến tận châu, huyện Nhà nước cấp ruộng để nuôi thầy, cấp tiền để mởlớp và mua sách Bản thân Hồ Quý Ly còn viết sách Minh đạo, phê phán Tống nho
đề cao Chu Công trên cả Khổng Tử [12-tr.184]
Như vậy trải dài qua các triều đại đầu tiên trong lịch sử nước ta, từ các triềuNgô – Đinh – Tiền Lê đến Lý – Trần – Hồ, mỗi giai đoạn củng cố và phát triển đấtnước cũng tương ứng với quá trình thâm nhập Nho giáo vào đời sống chính trị củađất nước ta Từng bước, Nho giáo đã khẳng định được vị thế của mình trong việcđảm bảo cho một nhà nước vững chắc, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền màquyền lực thuộc về tay vua (con trời) Với những lý thuyết phục vụ một cách tốtnhất cho giai cấp cầm quyền giữ vững địa vị của mình, những “tam cương, ngũ
Trang 15thường”, “tôn nhân quyền”, “thuyết thiên mệnh”,…đã ngày một ăn sâu vào lối sốngcũng như phong tục tập quán của nhân dân ta và được đặt lên địa vị cao nhất tronglịch sử dân tộc bắt đầu từ nhà Lê.
1.2.2 Từ đầu thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX: Nho giáo trở thành quốc giáo
Sang thế kỷ XV, nhà nước Lê Sơ được thiết lập Triều đại Lê Sơ với sự xuất
hiện của vị vua anh minh là Lê Thánh Tông (1460 – 1497), “người sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được.” [12-
tr.387], người đã đưa Nho giáo lên hàng Quốc giáo, với rất nhiều biện pháp củng
cố, bảo vệ Nho giáo, ông đã giúp cho Nho giáo thâm nhập sâu vào tất cả mặt củađời sống xã hội, đặc biệt chi phối cả ba lĩnh vực quan trọng nhất trong tổ chức nhànước là: giáo dục và khoa cử; tổ chức chính quyền và pháp luật Việc độc tôn Nho
giáo cũng đồng nghĩa với “sự toàn thịnh của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế ở Việt Nam” [3-tr.31].
Sau khi lên ngôi, với chủ trương xây dựng một nhà nước quân chủ chuyênchế, đề cao uy quyền và quyền hành thực tế của vua, tăng cường sự chi phối quyềnlực của các triều đình xuống các địa phương, Lê Thánh Tông đã kiên quyết dùngNho giáo để thống nhất về mặt tư tưởng trong cả nước Ông nhận thấy chỉ có Nhogiáo mới có thể củng cố được bộ máy nhà nước tập quyền quan liêu, củng cố nềnthống nhất của một xã hội nông nghiệp lúa nước, tạo ra một kỷ cương theo lễ vàpháp trên cơ sở gia đình – gia tộc Theo đó dưới sự cai trị của nhà nước Lê Sơ, đãnhiều biện pháp cải cách song song với việc độc tôn Nho giáo Cụ thể:
Đẩy nhanh việc giáo dục và thi cử Năm 1483, Lê Thánh Tông xây dựng lạiVăn Miếu và lập nhà Thái học ở sau Văn Miếu, nhà này vừa là giảng đường, vừa làthư viện và nơi bảo quản các bản in gỗ quan trọng, có cả chỗ nội trú cho học sinh.Trường học được mở đến tận thôn ấp Tôn vinh ông tổ của Nho giáo bằng việc định
lệ tế đinh (tế Khổng Tử) Đặt chức “Ngũ kinh bác sĩ” nhằm dạy ngũ kinh, mỗi viênbác sĩ chuyên nghiên cứu một kinh để dạy học trò Tổ chức tuyên truyền Nho giáo
Trang 16một cách có hệ thống, năm 1470 Lê Thánh Tông ban hành 24 điều giáo huấn xuốnglàng xã, với nội dung và mục đích củng cố trật tự gia đình, tông tộc, làng xóm theo
lễ, nghĩa, trung, hiếu, tam tòng, duy trì các thuần phong mỹ tục Các xã trưởng cónhiệm vụ hàng năm đọc và giảng giải cho xã dân Nhà Lê cũng khuyến khích việchọc tập, thi cử bằng cách đặt lệ xướng danh, treo bảng, ban mũ áo, phẩm tước, dựngbia tiến sĩ và lệ vinh quy bái tổ Những quy định khắt khe của Nho giáo đã được thểchế hóa trong bộ luật Hồng Đức, đặc biệt là thập ác tội – tội danh nguy hiểm nhất
mà trong đó chủ yếu xuất phát từ tư tưởng chính trị Nho giáo
Nho sĩ ngày càng nhiều và trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng Quyđịnh thể lệ thi cử để tuyển dụng quan lại Việc học tập và thi cử theo Nho học ngàycàng đi vào quy củ Ở các đạo thì cứ ba năm có một kì thi hương, ở kinh thành cứ
ba năm có một kì thi hội Học và thi trở thành chỗ ganh đua để trèo lên nấc thangđịa vị trong xã hội phong kiến; tiền tài, quyền uy, vinh dự đều từ đó mà ra [4-tr.74].Năm 1484, Lê Thánh Tông định lệ dựng bia đá ở Văn Miếu để để lưu danh các vịtiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi Những biện pháp trên đã góp phần quan trọngnhằm phát triển giáo dục trong nước Theo sử cũ, Trong 37 năm trị vì của Lê ThánhTông, triều đình mở 12 khoa thi hội, lấy 501 tiến sĩ; kì thi hội năm 1475 có đến
3000 thí sinh; kì thi hương năm 1462 riêng ở trấn Sơn Nam không biết có bao nhiêuthí sinh mà số thí sinh trúng tuyển đã non già 1000 Nhà sử học Phan Huy Chú nhận
xét: “khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức (1470 – 1497) Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp…Trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng nhầm người kém.” [2-tr.12].
Về Phật giáo và Đạo giáo thì dưới sự trị vì của Lê Thánh Tông, vẫn tồn tại.Tuy nhiên cũng bị hạn chế nhất định Năm 1461, ra sắc chỉ cho các xứ, lộ, phủ rằng:
“Chùa quán nào không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới” [12-tr.393] Năm 1463, ra sắc chỉ rằng: “Những người bói toán, đạo thích ở trong nước từ nay
về sau không được trò chuyện trao đổi với người trong cung và hậu đình”
[12-tr.399]…Ngoài ra những điều cấm đối với Phật giáo và Đạo giáo cũng được đưavào Bộ luật Hồng Đức
Trang 17Theo nhận xét của giáo sư Trần Đình Hượu thì dưới triều Lê Sơ, Nho giáođộc quyền và chi phối tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý xã hội, thi cử và do đó chiphối cả chính trị học thuật, có tác động quyết định đến luân lý [8-tr.110] Hệ tưtưởng Nho giáo được quán triệt trong nhiều chủ trương chính sách của nhà nướcphong kiến, qua đó mà thấm vào mọi lĩnh vực văn hóa đạo đức của xã hội đươngthời, làm thay đổi cách ứng xử giao tiếp và đưa lại những nghi lễ chặt chẽ phức tạpcho các phong tục như ma chay cưới hỏi giỗ chạp cúng tế trong gia đình cũng nhưcộng đồng làng xã.
Sở dĩ Nho giáo được độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế có lẽ xuấtphát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Từ cuối đời Trần và giai đoạn nhà Hồ, những mâu thuẫn xã hội
được bộc lộ khá gay gắt, sự phản kháng của nhân dân chống lại trật tự hà khắc củachế độ phong kiến cùng với sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn thống trị đãkhiến bộ máy nhà nước suy yếu nghiêm trọng Trước tình hình đó để củng cố vàtăng cường bộ máy nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương xã hội thì giai cấp phong kiếnviệt Nam không thể không tìm đến đạo tu, tề, trị, bình cùng lý thuyết chính danhđịnh phận và lễ trị của Nho giáo Do đó Nho giáo trở thành quốc giáo là xuất phát từnhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến tập quyền
Thứ hai: Sự tan rã của điền trang thái ấp cuối đời Trần đã tạo điều kiện cho
tư hữu về ruộng đất được dịp phát triển mạnh mẽ, hình thành chế độ gia trưởng,trọng nông nghiệp, trong đó mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh Vai tròcủa người chủ trong gia đình được đặc biệt coi trọng Việc đề cao hiếu đễ, tiết hạnhcủa Nho giáo đã góp phần củng cố uy quyền của người cha, người chồng và duy trìtôn ty trật tự trong gia đình Mặt khác một xã hội vốn đề cao đạo đức với tâm lý coitrọng việc thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ ma chay, cưới hỏi rất thịnh hành là mộtthực trạng xã hội rất gần gũi với Nho giáo
Thứ ba: Nho giáo được đề cao còn do nhu cầu phát triển văn hóa, giáo dục
của nước ta thời đó Việc xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền đòi hỏi phảithường xuyên đào tạo, bổ sung đội ngũ quan lại Nho giáo với một hệ thống lý
Trang 18thuyết và quy chế giáo dục thi cử chặt chẽ đã nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu
đó Giáo dục theo Nho học phát triển đã khiến cho các ngành văn hóa, học thuậtcũng được đẩy mạnh Nho giáo với tính cách là một học thuyết chính trị đạo đứcbiết lấy sử kí để giáo hóa con người, lấy “văn để chở đạo” nên được nhà nướcphong kiến Việt Nam sử dụng để phục vụ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật củadân tộc Chính điều này đã để lại cho hậu thế những giá trị tinh hoa của dân tộc, làniềm tự hào của biết bao người Việt Nam hiện đại
Tiến trình lịch sử dân tộc vẫn cứ tiếp tục Khi thịnh, khi suy, khi trầm, khibổng Đây cũng là điều tất yếu của sự phát triển Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷXVIII là một giai đoạn lịch sử với rất nhiều biến động, đất nước rơi vào tình trạng
bị chia cắt, hình thành cục diện cát cứ và nội chiến kéo dài, nền thống nhất quốc gia
“Từ khi kẻ nịnh thần đề nghị đổi phép thi, hạng sinh đồ ba quan đầy cả thiên hạ Người trên do đó lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để được đỗ mà không thẹn, làm cho trường thi thành ra chỗ buôn bán” [26-tr.407,408] Tôn ti trật tự
không như trước nữa Bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối ngày càng sâu sắc
Nho giáo suy, tạo đà cho Phật giáo và Đạo giáo được dịp phát triển trở lại.Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật Rất nhiều chùa cũ được trùng tu,chùa mới được xây dựng Đạo quán ở các nơi cũng được lập thêm Nhưng nhìnchung cả Phật giáo và Đạo giáo có phát triển nhưng không được như trước Nho
Trang 19giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống của các triều đại từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷXIX.
Nếu các triều đại Lý, Trần, Lê gắn liền với những trang sử oai hùng của dântộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn độc lập cho tổ quốc thìtriều Nguyễn được dựng lên nhờ sự bành trướng, giúp sức của nước ngoài sau cuộcnội chiến đẫm máu kéo dài
Để củng cố địa vị thống trị của mình, vua quan nhà Nguyễn ra sức phục hồi
và phát triển Nho giáo Các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đứcđều là những người trực tiếp truyền bá Nho giáo và đào tạo Nho sĩ Các nội dungmệnh trời, tam cương, ngũ thường, trung hiếu, tiết nghĩa …của Nho giáo đều được
đề cao theo hướng duy tâm và khắc nghiệt hơn Gia Long ban hành bộ Hoàng triềuluật lệ làm công cụ để bảo vệ tam cương ngũ thường trong đó phạt tội bất trung bấthiếu còn tàn khốc hơn bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê Minh Mạng ban hành mườihuấn dụ gọi là “thập điều” nhằm khuyên răn người dân theo về với chính đạo làNho giáo và triều đình, trong đó điều mục đầu tiên và bao trùm lên tất cả là “đônnhân luân” tức là phải luôn ghi nhớ và thực hiện tam cương ngũ thường
Năm 1858 quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lượcViệt Nam Sau hàng ước 1884 giai cấp phong kiến triều Nguyễn trở thành tay saicho Pháp và tiếp tục cấu kết với bọn đế quốc để nô dịch nhân dân ta Trong thời kỳlịch sử này Nho giáo vẫn tiếp tục được tồn tại và các kì thi nho giáo vẫn được tiếptục duy trì cho đến đầu thế kỉ XX mới chấm dứt
Trải qua ba thế kỷ với những khủng hoảng, chiến tranh tàn khốc cộng với sựsuy đồi, biến tướng của Nho giáo, triều Nguyễn một lần nữa lại đưa Nho giáo lênhàng quốc giáo Tuy nhiên khác với Nho giáo thời kỳ trước, Nho giáo dưới sự thốngtrị của triều Nguyễn lại mang những nét độc đoán và bào thủ hơn, trở nên lỗi thờikhi có sự can thiệp của tư bản Việc đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm cũng nhưảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị Nho giáo vào đời sống chính trị triều Nguyễn –triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta, tác giả xin để chương II sẽ trình bày cụthể hơn
Trang 20Tóm lại: Với tư cách là một học thuyết trị nước, một tư tưởng thống trị củanhà nước phong kiến Trung Quốc, Nho giáo đã có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới mọimặt của đời sống chính trị, ăn sâu vào tiềm thức cũng như lối sống của người ViệtNam Ban đầu Nho giáo du nhập vào Việt Nam là mang tính cưỡng bức, áp đặt Vớimong muốn đồng hóa nhân dân ta, biến ta thành một bộ phận của Trung Quốc, Nhogiáo đã được truyền sang nước ta Tuy nhiên, trong suốt hơn một nghìn năm Bắcthuộc, Nho giáo vẫn chưa thể ăn sâu vào đời sống chính trị, phong tục tập quán, lốisống của nhân dân ta, có chăng chỉ là ở một bộ phận tầng lớp quý tộc, quan lạiphong kiến Điều này là do nước ta đã có một nền độc lập, có truyền thống văn hóariêng nên yếu tố “ngoại lai” không thể một sớm một chiều mà quy phục được nhândân Cho đến thế kỷ XV, khi nhà nước Lê Sơ được thiết lập thì Nho giáo mới thực
sự có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, tư tưởngcủa nhân dân ta Sự thống trị đó được tiếp tục với các triều đại phong kiến cuốicùng ở nước ta Như vậy trong suốt khoảng 15 thế kỷ, Nho giáo mới thực sự khẳngđịnh tầm ảnh hưởng to lớn của mình, kể từ đó nó chi phối đến hầu hết các quan hệ
xã hội, đến bộ máy nhà nước, đến pháp luật của nhà nước phong kiến Việt nam Vàcho đến tận ngày nay dấu ấn của nó để lại dường như vẫn còn tồn tại trong nhândân Song điều đó không có nghĩa là nền văn hóa dân tộc Việt Nam đã bị chinhphục đồng hóa bởi hệ tư tưởng Nho giáo Trung Hoa, mà là sự tiếp thu dần dần, có
chọn lọc, thái độ của người Việt Nam đối với nho giáo là “từ phản ứng đến tiếp thụ, từ xa lạ đến gần gũi, từ công cụ của kẻ bên ngoài trở thành công cụ của bản thân mình” [26-tr.81] Nho giáo xuất phát từ Trung Quốc, nhưng khi vào Việt Nam
và trở thành tư tưởng thống trị của triều đại phong kiến Việt Nam đã được cải biến
cho phù hợp, do đó nó cũng mang những đặc điểm riêng có nước ta, “Nho giáo Việt Nam dường như mang tinh thần thiết thực, thoải mái, có tính ôn hòa, ít chặt chẽ, ít máy móc giữ gìn lễ tiết Cũng có thể nghĩ rằng khuynh hướng thích phóng khoáng, chuộng giản dị như thế là do tác động của những yếu tố Đông Nam Á trong cuộc sống” [8-tr.148] Và điều đặc biệt hơn nữa, Nho giáo thống trị tư tưởng, nhưng bên
cạnh đó Phật giáo, Đạo giáo vẫn tồn tại và phát triển Trong suốt quá trình đó,
Trang 21dường như có sự tiếp thu, bổ sung cho nhau cùng song song tồn tại và có những ảnhhưởng nhất định vào các mặt của xã hội Việt Nam Như vậy những đặc trưng cùng
sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị Nho giáo đối với bộ máy Nhà nước phongkiến ở nước ta sẽ được minh chứng cụ thể hơn ở chương 2 với bộ máy nhà nướctriều Nguyễn (1802 – 1884)
Chương II: ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO ĐỐI VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN
1802 – 1884
2.1 Khái quát chung về hoàn cảnh lịch sử triều Nguyễn (1802 – 1884)
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấyniên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn Nhà Nguyễn tồn tại tất cả là 143 năm từ
1802 – 1945, khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thiết lập, vua Bảo Đạithoái vị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam Xét dưới góc độ sựđộc lập của dân tộc thì thời gian trị vì của triều Nguyễn được chia làm hai giai đoạn:
Từ 1802 – 1884: giai đoạn độc lập, ngày 6 tháng 6 năm 1884 nhà Nguyễn kí vớiPháp Hiệp ước pa-tơ-nốt, chính thức đặt nước ta dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp,
từ 1885 – 1945: giai đoạn đất nước ta chịu sự đô hộ của thực dân Pháp Trong phạm
vi khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn độc lập ở triều Nguyễn
từ 1802 – 1884, đây được coi là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ quân chủtrung ương tập quyền ở Việt Nam dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị Nhogiáo
Trang 22Trong khoảng từ 1802 – 1884, trải qua các đời vua Gia Long (1802 – 1819),Minh Mạng (1820 – 1840), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883), lấyNho giáo làm quốc giáo, vẫn tiếp tục duy trì mô hình bộ máy nhà nước như các thờivua trước và có phần chuyên chế hơn Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cụ thể các đặctrưng của bộ máy nhà nước triều Nguyễn dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, chúng ta
sẽ tìm hiểu bối cảnh lịch sử triều Nguyễn để có cái nhìn khái quát nhất về đời sốngnhân dân cũng như chính sách cai trị của nhà Nguyễn
2.1.1 Tình hình kinh tế - chính trị
Về chính trị, trước khi nhà Nguyễn được thiết lập, đất nước ta rơi vào tình
trạng nội chiến kéo dài Xã hội loạn lạc, phong trào đấu tranh của nông dân diễn rahầu khắp trên cả nước mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa TâySơn giành thắng lợi cùng với cuộc đại thắng 20 vạn quân xâm lược Thanh năm
1789 đã đưa vua Quang Trung lên nắm quyền trị vì trong cả nước Phong trào TâySơn đã lật đổ thế lực phong kiến phản động của chúa Nguyễn, Trịnh và Lê; cơ bảnthống nhất đất nước; quét sạch quân xâm lược Xiêm, Thanh Trong lúc quân TâySơn đang chú trọng bảo vệ biên cương phía bắc thì Nguyễn Ánh, nhờ sự giúp sứccủa tư bản Pháp đã chiếm được Nam kỳ làm căn cứ Vua Quang Trung đang chuẩn
bị tiến công tiêu diệt Nguyễn Ánh thì chết đột ngột Quang Toản tuổi còn nhỏkhông thể đảm đương việc lớn Lợi dụng điều đó Nguyễn Ánh phản công và chiếmđược Bắc kì, thiết lập lên triều Nguyễn
Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, cai trị cả một đất nước rộng lớn từ ải NamQuan đến mũi Cà Mau Một đất nước rộng lớn nhất so với các triều đại trước Mặtkhác, triều Nguyễn được thiết lập không giành được sự ủng hộ đông đảo từ phíanhân dân cũng như các sĩ phu Bắc hà, những người còn mang nặng hơi hướng “phùLê” Chính vì vậy, ngay từ khi lên ngôi, từ vua Gia Long, Minh Mạng cho đếnThiệu Trị, Tự Đức đều ra sức củng cố nền quân chủ chuyên chế dưới sự thống trịcủa tư tưởng chính trị Nho giáo Nhà vua trực tiếp nắm mọi quyền hành trong tay,
từ các bộ, viện đến các địa phương Vua Gia Long đặt lệ “tứ bất”: hành chính khôngđặt tể tướng, thi cử không lấy trạng nguyên, trong cung không lập hoàng hậu, ban
Trang 23tước không phong vương cho người ngoại tộc, ngay kể cả những người trong hoàngtộc thì tước vương cũng chỉ là hư danh Chính lệ “tứ bất” này đã đưa chính sách caitrị của nhà Nguyễn lên đến sự chuyên chế cao độ, tránh mọi sự lạm quyền, đảm bảovững chắc ngai vàng Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện dần dần, tăngcường sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước trung ương đối với tất cả các địaphương, quan lại các cấp.
Để bảo vệ cho nền quân chủ chuyên chế tập trung cao độ, pháp luật dướitriều Nguyễn cũng được đặc biệt chú trọng phát triển dưới thời vua Gia Long, bộHoàng Việt luật lệ được ban hành với phần lớn là sự học hỏi, sao chép từ pháp luậtnhà Thanh, ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo Bộ luật này được duy trì suốt cáctriều đại của nhà Nguyễn, có chăng cũng chỉ là sự thêm bớt, bổ sung một số điểm.Với việc ban hành pháp luật nhằm đặt ra những nguyên tắc, những điều cấm vớihình phạt rất tàn khốc, trong đó chủ yếu là các tội về hình sự, đã thể hiện rất rõ ý đồbảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua và đề cao địa vị quan lại và gia trưởng
Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn cũng chịu sự ảnh hưởng của Nhogiáo, với tư tưởng “nội hạ ngoại di”, xem nước ngoài, người phương Tây là mọi rợ,
là xấu xa còn mình mới là văn minh, cho nên các vua nhà Nguyễn đều thực hiệnchính sách thần phục nhà Thanh và cự tuyệt các nước phương Tây Nguyễn Ánhchiếm được ngôi vua, thiết lập nên triều Nguyễn cũng là sự góp sức của bọn đếquốc Pháp, ở địa vị hoàn cảnh của mình vua Gia Long chưa thể trở mặt ngay được,nên khi lên ngôi ông cố sức giữ gìn mối quan hệ êm thấm với người Pháp và giáo sĩ,Gia Long muốn kéo dài tình trạng nhùng nhằng cho đến hết đời mình Bề ngoài GiaLong vẫn giữ thái độ ưu đãi người Pháp, nhưng thực tâm thì ông đang tìm người nốingôi để hy vọng người nối ngôi mình sẽ thận trọng từng bước cự tuyệt với ngườiPháp Gia Long đã tiến hành chủ trương hai mặt của mình đối với người Pháp khá
êm đẹp Đến thời vua Minh Mạng thì ông hoàn toàn cự tuyệt với Pháp Thiệu Trị rồiđến Tự Đức cũng đều thực hiện việc “bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với ngườiphương Tây Cấm đoán nghiêm ngặt việc truyền bá đạo Thiên chúa, các giáo sĩ, nhàthờ và giáo dân
Trang 24Với mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung tuyệt đốivào một cá nhân Đồng thời lấy Nho giáo làm quốc giáo Tình hình chính trị dướitriều Nguyễn từ 1802 – 1884 ít có sự biến động lớn Tuy nhiên, trước bối cảnh thếgiới có nhiều thay đổi, chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu giành thắng lợi, giao lưu buônbán trở nên phát triển,thì dường như tư tưởng bảo thủ của Nho giáo đã trở nên lạchậu Hàng loạt nước châu Á rơi vào ách thống trị của thực dân Chính hoàn cảnhtrong nước cũng như bên ngoài đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp châm ngòi chiếntranh ở nước ta.
Về kinh tế, đúng theo quan niệm của tư tưởng chính trị Nho giáo là “trọng
nông ức thương”, kinh tế của Việt nam thế kỷ XIX vẫn lấy nông nghiệp là nghề chủđạo, bên cạnh đó công thương nghiệp vẫn phát triển nhưng chỉ ở mức độ nhỏ hẹp,
tự cung tự cấp và có phần bị hạn chế
Nông nghiệp
Vua Gia Long lập ra triều Nguyễn trong tình trạng đất nước nội chiến kéodài, tình trạng chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của bọn địa chủ, quan lại, cườnghào diễn ra phổ biến, ruộng đất bị bỏ hoang, nhân dân lưu tán Do đó một trongnhững vấn đề cấp bách của triều Nguyễn là phải nhanh chóng khắc phục tình trạng
bỏ hoang đất đai, ngăn chặn tình trạng chiếm đoạt ruộng đất, song song với việckhai khẩn mở rộng diện tích đất đai
Ngay từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã chú trọng đến việc khai khẩn đấthoang Một mặt ông tiếp tục biện pháp “di dân lập ấp”, mặt khác vẫn tuyển mộ dânthường đi khai khẩn đồn điền ở các trấn Gia Định và Nam Trung Bộ, hoặc cho quanlại địa phương đi chiêu mộ dân nghèo không có ruộng và tù phạm đi lập trại ấpkhẩn hoang ven rừng ven biển Các đời vua tiếp theo vẫn thực hiện các chính sáchcủa cha ông đời trước, cho phép hào lý hoặc quan mộ dân lưu vong đi khai hoanglập làng và đồn điền cho nhà nước Năm 1828, vua Minh Mạng dưới sự đề xuất củaNguyễn Công Trứ đã thực hiện chủ trương khai hoang theo hình thức doanh điền,đồn điền Bên cạnh việc chú trọng khai hoang đất đai, dưới triều Nguyễn, biện pháp
“quân điền” cũng được áp dụng Do nạn tư hữu ruộng đất diễn ra khá phổ biến, nên
Trang 25nhà vua muốn lấy bớt ruộng đất của địa chủ nhập vào ruộng đất công để đảm bảoviệc thu thuế Theo đó quy định sung một nửa số ruộng tư làm ruộng công, hợp với
số ruộng công cũ đem chia cho dân và thí điểm ở tỉnh Bình Định, nơi có diện tíchđất đai lớn của cả nước Tuy nhiên, trên thực tế nhân dân vẫn chẳng được chia baonhiêu mà chủ yếu rơi vào tay quan lại, binh lính Theo sách Lịch sử Việt Nam giảnyếu thì tính đến năm 1840 tổng số diện tích đất trong cả nước là 4.063.892 mẫu(khoảng 2 triệu ha), trong đó ruộng đất thực canh là 3.396 584 mẫu Ruộng công có580.363 mẫu, chiếm 17% Ruộng tư chiếm 2.816.221 mẫu, chiếm 83% Riêng Nam
Kỳ hầu hết là ruộng đất tư Đến năm 1847, số ruộng đất thực canh lên tới 4.270.013mẫu.[16-tr.281]
Nhà Nguyễn cũng chú ý chăm lo cho công cuộc trị thủy và thủy lợi Hàngnăm nhà nước xuất tiền của sử dụng cho việc sửa đắp đê và chống lũ lụt, hạn hán.Nha đê chính được thành lập và chịu trách nhiệm về đê điều Nhưng do thiếu sựquản lý cũng như tác động của tự nhiên, vỡ đê vẫn tiếp tục xảy ra gây mất mùa, nạnđói xảy ra liên miên, nhân dân lưu tán khắp nơi
Nhìn chung tình hình nông nghiệp của nước ta dưới triều Nguyễn vẫn chưathoát khỏi phương thức sản xuất lạc hậu Hầu hết nhân dân sống bằng nghề nông, vànguồn lợi chính mà nhà nước thu vẫn là thuế đinh, thuế điền Ruộng đất về cơ bảngồm hai loại là ruộng công và ruộng tư, trong đó ruộng đất tư ngày càng lớn Mặc
dù vua là chủ tất cả các ruộng đất, nhưng do các chính sách khai khẩn đất hoang củanhà nước mà hình thành nên một bộ phận tầng lớp địa chủ sở hữu một số lượng lớnđất đai trong cả nước Nông dân trở thành người làm thuê cho địa chủ và bị bóc lộtrất thậm tệ Hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên, nạn lưu tán diễn ra khắp nơi “Ruộngđồng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ Một màu đen ảm đạm nhưvậy bao phủ khắp nông thôn”
Công, thương nghiệp:
Sang thế kỷ XIX, công nghiệp khá phát triển Hình thức phổ biến của côngnghiệp là thủ công và tiểu thủ công Dưới triều Nguyễn, một tầng lớp thợ thủ côngchuyên môn lành nghề đã hình thành Các làng thủ công từ đời trước vẫn tiếp tục
Trang 26duy trì và phát triển Các làng này chuyên làm một mặt hàng nhất định, tập trung ởcác đường phố lớn, khu phố lớn, kết hợp với nghề buôn bán Thủ công nghiệp nhànước giữ vai trò chủ đạo với nhiều công xưởng, nhiều ngành nghề khác nhau nhưlàm gạch, ngói, đúc, làm đá, khắc chữ, đúc súng, đóng thuyền, làm đồ trang sức,…với chất lượng tốt, độ tinh xảo cao Triều đình khuyến khích công nghiệp, thủ công,khen thưởng thợ giỏi Các nghề thủ công trong nhân dân cũng ngày càng đa dạng,tập trung ở gần các đường phố lớn, đa dạng các ngành nghề, tuy nhiên thủ côngnghiệp trong nhân dân nhìn chung không có điều kiện phát triển và còn bị đình đốn
vì nông dân đói khổ, li tán Điều này cũng xuất phát từ chính sách của nhà nước,bảo thủ, trì trệ Triều đình chủ trương tăng cường thu thuế công thương, bắt cácphường hội, các làng nghề phải sản xuất vật dụng cho nhà nước Những người thợgiỏi ở các địa phương bị bắt về các công xưởng của triều đình, phiên chế thành độingũ, làm việc tập trung với mức lương rất thấp, chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt củaquan lại Triều đình nhà Nguyễn còn giữ độc quyền ngành khai mỏ Số mỏ khaithác từ 1802 – 1858 là 139 mỏ, nhưng phần lớn số mỏ này đều do quan lại triềuđình đứng ra khai thác, chỉ một số ít là do chủ mỏ Hoa kiều hay Việt Nam chủ trìnhưng cũng bị đánh thuế sản vật rất nặng [14-tr.13] Bên cạnh đó Nhà nước khôngkhuyến khích việc trao đổi mua bán diễn ra giữa các vùng, miền trong nước, nhữngsản phẩm hàng hóa quan trọng đều được nhà nước độc quyền thu mua, thuế khóanặng nề phức tạp, khiến cho rất nhiều người làm ăn buôn bán nhỏ phá sản, bỏ nghề
Do ảnh hưởng của Nho giáo, với tư tưởng “ức thương”, thương nghiệp nước
ta vào thời kỳ này diễn ra chậm chạp Điều này một phần là do kinh tế hàng hóachưa phát triển, các cuộc nổi dậy trong nước, chiến tranh ở biên giới diễn ra rộngkhắp Mặt khác, triều đình thực hiện việc hạn chế buôn bán, đặc biệt là ngăn cảnbuôn bán với phương Tây Triều đình không chăm lo việc phát triển thương nghiệp,không khuyến khích đóng thuyền lớn, lại còn trưng dụng thuyền của tư nhân Vềđối nội, triều đình nắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp như đồng,thiếc, kẽm Thực hiện việc đánh thuế nặng vào các mặt hàng thiết yếu như lúa gạo
để hạn chế việc chuyên chở, trao đổi giữa các vùng miền trong nước Triều đình còn
Trang 27cấm nhân dân họp chợ Điều này đã khiến cho thị trường trong nước không tậptrung, thống nhất Người Trung Quốc ra vào buôn bán thì được ưu đãi, còn phươngTây muốn vào phải xin phép rối rắm Triều đình cấm việc thương nhân tự ý buônbán với nước ngoài Các đô thị cũ như Hội An, Phố Hiến trước đây sầm uất baonhiêu, thì đến thời Nguyễn trở nên tàn lụi, tàu thuyền các nơi rất ít ghé thăm Tìnhhình trì trệ trong thương nghiệp thời kỳ này có nguyên nhân từ chính sách ngoạigiao của triều đình Nguyễn là cự tuyệt người Pháp và các giáo sĩ, đồng thời là sựảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo đã tỏ ra lỗi thời.
2.1.2 Tình hình văn hóa – xã hội – tư tưởng
Xã hội Việt Nam đưới triều Nguyễn là một xã hội phong kiến, với nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu Tuyệt đại đa số nhân dân ta là nông dân Trong xã hội màNho giáo chi phối mọi quan hệ xã hội và đất đai được coi là tư liệu sản xuất chínhthì vấn đề phân hóa giai cấp mang tính đặc trưng Trật tự đẳng cấp lúc này bao gồmhai giai cấp chính là địa chủ và nông dân Địa chủ là giai cấp chiếm số lượng ítnhưng nắm tư liệu sản xuất trong tay, là giai cấp bóc lột trong đó vua là địa chủ lớnnhất, là chủ của tất cả đất đai Còn giai cấp nông dân chính là tầng lớp bị áp bức bóclột nhiều nhất Họ không có ruộng đất hoặc có một ít ruộng đất công xấu mà nhànước chia cho (trừ một vài người định cư ở vùng đất mới được khẩn hoang thì cuộcsống ổn định hơn) Cuộc sống của họ rất bấp bênh, phải lĩnh canh, cày thuê ruộngcho địa chủ và chịu mức tô thuế nặng nề Bên cạnh đó còn bị bóc lột bởi hàng tá thứthuế vô lý của triều đình và phải đi lao dịch, binh dịch không công Thiên tai xảy rahàng năm dẫn đến tình trạng mất mùa diễn ra trên diện rộng, người dân bỏ làng, bỏruộng đi kiếm ăn khắp nơi, bệnh dịch, nạn đói triền miên Sách đại cương lịch sửViệt Nam tập 1 ghi nhận: Năm 1833, theo lời tâu của Nguyễn Công Trứ, dân đói ởcác tỉnh đến kiếm ăn ở Hải Dương hơn 27.000 người Dịch tả diễn ra làm chết nhiềungười, năm 1820 chết khoảng 54.000 người, năm 1840 ở Bắc kỳ chết hơn 67.000người…Nạn đói năm 1856 – 1857 khiến cho hàng chục vạn người dân ở Bắc kỳ,Trung kỳ bị chết [21-tr.456]
Trang 28Nhà Nguyễn hàng năm đều xây thành, đắp lũy, xây dựng lại cung điện, lăng
mộ Cho nên nhân dân là người gánh chịu hết, phải đi lao dịch, các tỉnh khác nhauphải nộp các nguyên vật liệu cho triều đình
Ngoài ra, thế kỷ XIX, nước ta cũng chứng kiến rất nhiều cuộc nổi dậy, sựđàn áp của triều đình, những cuộc chiến tranh gây hấn ở biên giới và sự xâm lượccủa thực dân Pháp chính thức nổ ra năm 1858 càng khiến cho đời sống nhân dânđiêu đứng hơn
Bên cạnh giai cấp nông dân, là giai cấp chịu sự áp bức bóc lột tệ hại nhất.Dưới triều Nguyễn còn có hạng thợ thủ công, thương gia, nho sĩ Đời sống của họcũng hết sức khó khăn do chính sách thuế má nặng nề phiền nhiễu
Cuộc sống nhân dân khốn khổ, quan lại tham ô hối lộ, địa chủ bóc lột thậm tệdẫn đến sự đấu tranh của nhân dân ta diễn ra chống lại triều đình mạnh mẽ hơn lúcnào hết Trong nửa đầu thế kỷ XIX, đã có tới trên 300 cuộc nổi dậy của các tầng lớpnhân dân nối tiếp nhau diễn ra Phong trào đấu tranh không chỉ thu hút các tầng lớplực lượng nông dân mà còn lôi cuốn cả trí thức, quan lại nhỏ, thợ thủ công Cáccuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục, từ đồng bằng cho đến trung du, miền núi, các dântộc thiểu số Thời vua Gia Long có 73 cuộc nổi dậy, thời Minh Mạng có 243 cuộc,thời Thiệu Trị có 58 cuộc, 14 năm đầu của Tự Đức có 40 cuộc [4-tr.52] Nổi bật lên
là các cuộc khởi nghĩa của Lê Hữu Tạo (1819 – 1821), của Phan Bá Vành (1821 –1827), của Lê Duy Lương (1833 – 1834), khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 –1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1855)…
Trong khoảng thời gian từ 1802 – 1884, nước ta bị các nước phương Tâynhòm ngó Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đã Nẵng, chiếm được bánđảo Sơn Trà làm bàn đạp, từ đó sẽ tiến hành xâm lược trên cả nước Triều đìnhNguyễn chống trả yếu ớt Ngày 5 tháng 6 năm 1862, trước tình hình xâm lược củathực dân Pháp và lo sợ các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, triều đình nhà Nguyễn kývới Pháp hàng ước, cắt đứt ba tỉnh miền Đông cho Pháp Ngày 15 tháng 3 năm
1874, hòa ước mới được ký kết với thực dân Pháp chính thức dâng toàn bộ đất đaiNam kỳ cho Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình
Trang 29của chúng ở Việt Nam Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế ký tiếp với Pháphiệp ước mới (Hiệp ước Hác-măng), về căn bản từ nay Nước ta mất quyền tự chủtrên toàn quốc và chịu sự bảo hộ của Pháp Và đến ngày 6 tháng 6 năm 1884, vớiĐiều ước Pa-tơ-nốt chính thức dâng nước ta cho Pháp, nước Pháp sẽ thay mặt ViệtNam cả về đối nội và đối ngoại
Như vậy dưới triều Nguyễn với lối cai trị bảo thủ của Nho giáo, triều đìnhkhông đương nổi với những biến chuyển của xã hội, biểu hiện sự lạc hậu, trì trệcộng với sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ luôn ở trongtình trạng rối ren, phức tạp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
Về tình hình tư tưởng, dưới triều Nguyễn, Nho giáo vẫn được tôn làm quốcgiáo Trước tình hình suy thoái của Nho giáo thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn thực hiệnnhiều biện pháp phục hồi Nho giáo Minh Mạng soạn ra “10 điều huấn dụ” giảnggiải về Nho giáo cho người dân ở các làng xã, sau này Tự Đức đã diễn nôm 10 điềutrên thành “thập điều diễn ca” để phổ biến trong dân, giảng giải cho người dân hiểu
rõ về đạo đức Nho giáo, về cương thường đạo lý, cách sống của con người, lấy nộidung Nho giáo làm nền tảng học tập Việc giáo dục Nho học được chú trọng, nộidung thi cử vẫn là tứ thư, ngũ kinh Việc tổ chức thi cử thực hiện đều đặn Bên cạnh
đó, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo vẫn tiếp tục tác động vào sinh hoạt tinhthần, tâm linh của người dân Việt, đặc biệt là đạo Phật và các tín ngưỡng dân gian
cổ truyền Nhà Nguyễn thực hiện việc cấm đoán với đạo Thiên chúa, tuy nhiên cácgiáo sĩ phương Tây vẫn tìm mọi cách để truyền giáo bất chấp sự cấm đoán từ phíatriều đình
Văn hóa, nghệ thuật dưới triều Nguyễn khởi sắc Văn học Hán phát triểnsong song với văn học dân gian Xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng tronglịch sử văn học Việt Nam như Cao bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, vua Minh Mạng, HồXuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du,…Các hình thức văn học dân gian
đa dạng như thơ ca, hò, vè, ca dao, tục ngữ, truyện tiếu lâm,…Chữ Nôm (chữ Quốcngữ) ra đời với nhiều thể thơ Nôm như lục bát, song thất lục bát sử dụng phổ biến.Các loại hình nghệ thuật sân khấu, ca nhạc cũng ngày càng nhiều, nhà hát được lập
Trang 30ra ở kinh thành, lễ hội văn hóa dân gian diễn ra đều đặn, đặc biệt triều Nguyễn đã đểlại cho hậu thế một kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể đượcUNESCO công nhận là nhã nhạc cung đình Huế Nghệ thuật kiến trúc tuy khôngbằng đời trước nhưng cũng đạt được những thành tựu nhất định Khu Hoàng Thành
ở kinh đô Huế với nhiều cung, điện trang trí phong phú
Triều Nguyễn được nhắc đến với nhiều thành tựu lớn về sử học Hàng loạt
bộ sử của nhà nước hay của tư nhân được biên soạn, xuất hiện nhiều nhà sử học nổitiếng Năm 1820, Minh Mạng cho lập Quốc Sử Quán với nhiệm vụ thu thập sử sáchthời xưa, in lại Quốc sử thời Lê, biên soạn các bộ sử mới Các bộ sử lớn tiêu biểunhư: Khâm định Việt sử khâm giám cương mục, Đại nam thực lục, Sử học bi khảocủa Đặng Xuân Bảng, Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực, đặc biệt là Lịch triềuhiến chương loại chí của Phan Huy Chú Các công trình có giá trị trong việc nghiêncứu các thiết chế chính trị như Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều điều lệ lượcbiên…Các công trình nghiên cứu địa phương trở thành phong trào như Nghệ An kí,Sơn Tây chí, Ninh Bình chí,…Các bộ địa lý lịch sử lớn như Hoàng Việt thống nhất
dư địa chí của Phan Huy Chú, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ĐạiNam nhất thống chí do Quốc sử quán biên soạn
Y học nổi bật lên với danh y Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác Ông đã để lạicho hậu thế bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh
Do nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu nên khoa học kỹ thuật thời
kì này vẫn chưa phát triển và chưa có thành tựu nào đáng kể Có sự ảnh hưởng ítnhiều của khoa học kỹ thuật phương Tây, một số thợ thủ công học cách chế tạo một
số máy tưới nước, đóng tàu thủy chạy bằng máy hơi nước
Khái quát lại ta thấy hoàn cảnh lịch sử triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884
có nhiều sự biến chuyển mới cả tích cực lẫn tiêu cực Tình hình chính trị lắm lúc rốiren, xã hội phức tạp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, manh nha xuất hiệnnhững phương thức sản xuất mới là tư bản chủ nghĩa, văn hóa nghệ thuật cũng đạtnhững thành tựu nhất định Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng tronglịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là triều đại bộc lộ rõ nhất những đặc trưng
Trang 31của một xã hội phong kiến với tư tưởng Nho giáo làm chủ đạo đó sự chuyên chế cao
độ, là sự tổ chức sắp xếp một bộ máy nhà nước theo mô hình tập trung quyền lựctrong tay một cá nhân và tất cả bộ phận còn lại trong xã hội phải phục tùng, là một
xã hội mà trong đó nhà vua thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo sự vững chắc củangai vàng bằng việc lợi dụng những “giáo lý” của Nho giáo như tam cương, ngũthường, quân tử, tiểu nhân, như là thiên mệnh, chính danh, tôn nhân quyền…đi đôivới những quy định vô cùng hà khắc của pháp luật phong kiến
2.2 Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo trong việc đào tạo và sử dụng quan lại ở triều Nguyễn (1802 – 1884).
Giáo dục theo quan niệm của Nho giáo là một công việc rất quan trọng đốivới sự tồn tại, suy vong của bất kỳ một triều đại nào Chính vì vậy một vương triềumạnh là một vương triều biết cách sắp xếp, tổ chức việc học một cách hiệu quảnhất Ngay từ thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã tôn thờ Nho giáo Nho giáo trởthành hệ tư tưởng chi phối toàn bộ đến đời sống xã hội Mặc dù bên cạnh đó còn cóPhật giáo, Đạo giáo đã ăn sâu vào tâm linh của người dân mà không có cách nàoxóa bỏ được, nhưng Nho giáo lại là một công cụ chính trị tối cần thiết để duy trìquyền lực của nhà vua nên vì thế mà Nho giáo lại thấm sâu vào máu thịt của nhữngngười cầm quyền Cho đến vương triều Nguyễn, một lần nữa Nho giáo lại được dịpvươn lên, khẳng định vị thế của mình trong sự tồn tại của chế độ phong kiến Cácvua Nguyễn ra sức củng cố và bảo vệ Nho giáo Nho giáo với việc học Nho giáo đãtrở thành điều tất yếu giúp cho việc việc phục hồi Nho giáo đã bị suy vào mấy thế
kỷ trước trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
Tác giả đã dành một mục riêng để nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo tớiviệc đào tạo và tuyển chọn quan lại, bởi lẽ con người là những nhân tố cấu thànhnên bất kỳ một bộ máy nhà nước nào, cũng như quan lại là bộ phận hợp thành bộmáy nhà nước thời phong kiến Trong bộ máy nhà nước tập trung chuyên chế nàyrất cần đến một bộ máy quan lại ở trung ương và các châu huyện để kiểm soát cáclàng xã, do đó quan lại trở thành những người thừa hành quyền lực của nhà vua,giúp nhà vua vươn dài cánh tay quyền lực tới mọi lĩnh vực, mọi vùng miền trên cả
Trang 32nước Việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của Nho giáo tới đào tạo và sử dụng quan lại củatriều Nguyễn sẽ tạo ra tiền đề, cơ sở để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của Nho giáo tớitoàn bộ tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn.
Hệ tư tưởng chính trị Nho giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học thờiNguyễn Dường như tất cả các quan điểm, học thuyết cốt lõi của Nho giáo đều được
sử dụng vào việc đào tạo ra đội ngũ quan lại của triều Nguyễn Sự ảnh hưởng đóđược thể hiện hầu như trong tất cả mọi hoạt động giáo dục đào tạo Cho nên sự họclúc bấy giờ còn gọi là Nho học
Cũng như các triều đại trước, từ 1802 – 1884, các vua triều Nguyễn đều tổchức việc học theo lối Nho học Tức là tất cả việc đào tạo chỉ theo sách vở của Nhogiáo Mà Nho giáo lại coi trọng người hiền tài, những người tinh thông sách vở vănchương Do đó “văn chương cử nghiệp” là điều tất yếu Nhà Nguyễn chăm lo pháttriển sự nghiệp giáo dục trong đó có cả việc đào tạo những võ quan tài giỏi cho đấtnước Tác giả sẽ không đi sâu nghiên cứu về chính sách đào tạo võ quan của nhàNguyễn mà chỉ tập trung tìm hiểu về ảnh hưởng của Nho giáo đối với đào tạo và sửdụng quan văn ở thời kỳ này
2.2.1 Đối với việc đào tạo quan lại.
Bất kỳ một tổ chức bộ máy nhà nước nào đều cần phải có một đội ngũ nhữngngười có tài có đức để có thể lãnh đạo nhân dân và bảo vệ vững chắc nền thống trị.Trong bộ máy nhà nước phong kiến cũng vậy, vua nắm mọi quyền lực trong tay,nhưng bản thân nhà vua không thể tự mình thực thi cái quyền lực đó mà phải dựavào đội ngũ quan lại với việc lấy pháp luật làm cơ sở Một đội ngũ quan lại thanhliêm, chính trực, chăm lo phát triển đời sống nhân dân thì đất nước đó ngày càngthịnh vượng, còn trái lại một đội ngũ quan lại mà chỉ biết vơ vét, bóc lột nhân dân,quan liêu hách dịch, tham ô tham nhũng thì nhà nước đó trước sau sẽ dẫn đến bất
ổn, loạn lạc Để có một đội ngũ quan lại có tài có đức đứng ra giúp vua cai quản đấtnước thì hơn hết là chú trọng ngay từ việc đào tạo Triều Nguyễn được lập ra trongbối cảnh chính trị khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cũng khó khăn, tổ chức bộmáy nhà nước còn chưa thống nhất và chặt chẽ, đồng thời lại cai quản một đất nước
Trang 33rộng lớn nhất từ trước tới giờ, cho nên xây dựng một đội ngũ quan lại đủ sức giúpvua cai quản đất nước càng trở nên cần thiết hơn.
Nhà Nguyễn tiếp thu mô hình đào tạo quan lại của các triều đại trước, đặcbiệt gần như tiếp thu toàn bộ mô hình giáo dục đã hoàn thiện bậc nhất vào thờiHồng Đức của vua Lê Thánh Tông Đó là cách thức đào tạo theo đúng kiểu Nhogiáo, đào tạo ra những người quân tử với nhiệm vụ “tu thân, tề gia, trị quốc, bìnhthiên hạ” Nội dung học tập và thi cử dưới đời các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức là nền giáo dục Nho giáo, lấy học thuyết Khổng Mạnh làm nộidung giảng dạy, bồi bổ trí thức, rèn luyện nhân cách, chi phối hành vi ứng xử củacon người
Năm 1803, vua Gia Long quy định: “Sau sơ học đến 8 tuổi trở lên và bậc tiểu học phải học hiếu kinh, trung kinh; 12 tuổi trở lên trước hết học sách Luận ngữ, Mạnh Tử, thứ đến học sách Trung dung; 15 tuổi trở lên trước hết đọc Kinh thi, Kinh thư, thứ đến Kinh dịch, Kinh Xuân Thu và sách Chư tử cùng sách Sử” [5-
Minh đạo gia huấn: Sách dạy về đạo gia đình do Trình Hiệu ở đời Tống biênsoạn
Tam tự kinh (sách ba chữ): Sách do Vương Ứng đời Tống biên soạn gồm
358 câu, chia thành nhiều đoạn, với nội dung nói về tính người và giáo dục lễ nghihiếu đễ, bổn phận của trẻ em, điều thường thức về tam tài (thiên, địa, nhân), tam
Trang 34cương (quân thần, phụ tử, phu phụ), về tứ thời (bốn mùa), tứ phương (bốn phương),
sơ lược về Hiếu kinh, Tứ thư, Ngũ kinh, sơ lược về lịch sử các triều vua TrungQuốc từ khởi thủy đến Nam Bắc triều (thế kỷ V – VI), nêu gương những ngườichăm học và khuyến khích trẻ em phải siêng năng học tập…
Việc học các sách này là học thuộc lòng và là tiền đề để học các sách kinhđiển của Nho gia Như vậy ngay từ thời ấu học, các học sinh đã dần dần thấm nhuần
tư tưởng hiếu đễ của Nho giáo, đó là sự hiếu kính đối với cha mẹ ông bà, luôn tutâm dưỡng tính trở thành một con người tốt và đặc biệt là coi trọng sự nghiệp họcvấn của mình
Bên cạnh việc học thuộc lòng các sách đó, khi đạt đến một trình độ nhấtđịnh, các học trò bắt đầu học thơ, phú, kinh, nghĩa (giải nghĩa một câu trong kinhtruyện), rồi tập viết ám sử, văn sách, tứ lục…học từ thấp đến cao, từ khó đến dễ
Sau giai đoạn này, các học sinh sẽ tiếp tục học lên bậc cao hơn, đó là việchọc các sách Tứ thư, Ngũ kinh Đây cũng là nội dung chính của thi cử thời đó
Tứ thư gồm 4 quyển:
Luận ngữ: do các học trò của Khổng tử chép lại với nội dung là những lời
giảng của Khổng Tử về luân lý, chính trị, triết học
Mạnh tử: là sách của Mạnh Tử chép những lời bàn về chính trị, đạo đức,
kinh tế, đặc biệt là bàn về tính thiện trong mỗi con người
Trung dung: do Tử Tư là cháu của Khổng Tử truyền lại nói về đạo làm người
của Khổng Tử
Đại học: sách nói về đạo của người quân tử.
Ngũ kinh gồm 5 kinh là:
Kinh thi: sách của Khổng Tử sưu tầm những bài dân ca, ca dao, bài hát của
Trung Quốc thời cổ
Kinh thư: sưu tầm của Khổng tử về điển lễ, mưu hoạch, những lời dạy dỗ,
răn bảo tướng sĩ…từ thời Ngu đến Tây Chu
Trang 35Kinh dịch: sách nói về triết học tối cổ của Trung Quốc, lý giải sự biến hóa
của trời đất, của muôn vật, dựa theo luật âm dương và sự biến hóa của bát quáitrong vũ trụ
Kinh lễ: chép về nghi lễ thờ cúng trời đất quỷ thần, nghi lễ giao tiếp trong gia
đình, làng xóm, triều đình
Kinh Xuân Thu: sách của Khổng Tử chép lịch sử nước Lỗ.
Bên cạnh đó, các học trò còn phải học thêm sách của Bách gia chư tử là sáchcủa hàng trăm triết gia từ khoảng thời Chiến Quốc như Liệt Tử, Hàn Phi Tử, Mặc
Tử, Tuân Tử…và 189 học giả Trung Quốc như Lão tử, Trang tử hợp lại
Để đáp ứng cho nhu cầu học tập thời bấy giờ, các vua Nguyễn cũng đặc biệtquan tâm đến việc đặt ra các trường học và tuyển chọn thầy giáo dạy học Trườnghọc lúc bấy giờ gồm có hai loại là trường học công do nhà vua lập ra và trường học
do tự người dân lập lấy, được hiểu là trường tư Trường công được đặt ở Kinh thành
để con em trong tôn thất có nơi học tập Còn ở cấp tỉnh, phủ và huyện thì có nhàNguyễn cho đặt các chức quan huấn đạo, giáo thụ, đốc học, là những người khoabảng để trông coi việc học hành và giảng dạy ở những nơi đó
Có thể kể đến đó là Quốc tử giám được xây dựng ở kinh thành Huế, làtrường học do nhà vua đặt ra, và cũng là trường đại học duy nhất ở nước ta Quốc
Tử Giám là nơi học tập, đào tạo quan lại dành cho những người có thành tích họctập xuất sắc bao gồm những con cháu trong tôn thất được lựa chọn, bên cạnh đótrường cũng mở rộng đối tượng học Minh Mạng năm thứ 3 (1822) xuống dụ chocác hương cống thi Hội xong được gia ơn bổ vào học tập ở Quốc tử giám Cònxuống chỉ cho mỗi huyện lấy một cống học sinh (học sinh có đức hạnh và học giỏi,còn gọi là cống sinh), giao lại cho Quốc tử giám hội đồng sát hạch lại, người nàovăn học rộng suốt thì khai danh sách tâu lên, chuẩn cấp lương cho để học tập ởGiám Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) ban sắc rằng kỳ ân cống năm nay là cho các Bộ
tu đi các tỉnh biên giới để tâu xét hỏi học sinh trong hạt người nào có thể vào giámhọc, thì giữ mực công bằng chọn cử mỗi hạt một người, không cần câu nệ quá về
Trang 36thể trúng cách ở trường cũng không cần câu nệ về lệ phí mỗi một người, để mở rộng
ân huệ
Các học sinh học ở Quốc tử giám hàng tháng được cấp lương, có chỗ ăn chỗ
ở và được tạo mọi điều kiện để tu dưỡng kiến thức cũng như phẩm hạnh chờ ngàyđược bổ ra làm quan, giúp dân giúp nước
Các trường học tư mở ra mà không chịu sự ràng buộc bởi các quy định củaNhà nước Bất cứ nhà nho nào cũng có quyền mở trường học, lớp học Hoặc cótrường hợp những gia đình giàu có mời thầy về tận nhà để dạy cho con cái của họ
và từ đó biến lớp học thành trường học Các thầy giáo thì sống bằng tiền đóng gópcủa các học trò Những lớp học này nằm rải rác ở khắp các làng xã, còn gọi làhương học Cả hai hình thức trường học này đều có chương trình học, cách thức họcgiống nhau Đến ngày thi, các thí sinh không phân biệt thầy giáo, trường lớp đều thichung một nơi, đề thi như nhau, cơ hội ngang nhau
Với các chính sách khuyến khích học tập như trên của triều Nguyễn, việc họcNho giáo đã được phục hồi, phổ biến đến tận các làng xã, thôn ấp Những con emnhà nghèo cũng có cơ hội được học tập Sự học ngày một phát triển Theo đó những
tư tưởng chủ đạo của Nho giáo dần dần lan rộng và len lỏi đến từng gia đình, rườngcột Nho giáo là tam cương, ngũ thường được giữ vững
2.2.2 Đối với việc sử dụng quan lại.
Các vua Nguyễn đặc biệt chú trọng việc tìm kiếm nhân tài Các ông đều quanniệm rằng triều đình nào có càng nhiều nhân tài ra phò vua giúp nước thì thì triềuđình đó càng vững mạnh, đất nước thịnh trị Hầu như hàng năm các vua đều bannhững chỉ, dụ để cầu hiền tài Sách khâm định Đại Nam hội điển sử lệ có ghi chépkhá đầy đủ về các chỉ dụ này, ví như vua Minh Mạng ban chỉ dụ rằng cầu nhân tàingười hiền như khát nước
Dưới các triều vua Nguyễn, những chính sách liên quan đến sử dụng quan lạiđược quy định khá chi tiết
Về tuyển chọn quan lại
Trang 37Cũng như các triều đại trước, việc tuyển chọn quan lại ở thời nhà Nguyễncũng có hai hình thức đó là tuyển chọn thông qua khoa cử và tuyển chọn khôngthông qua khoa cử (tiến cử, bảo cử, tập ấm) Trong đó hình thức tuyển chọn quan lạithông qua khoa cử vẫn là hình thức phổ biến và quan trọng nhất.
Các môn sinh sau khi trải qua qua trình học tập, sẽ tham gia các kỳ thi dotriều đình tổ chức Đây cũng là mục đích cuối cùng và duy nhất mà những người đihọc hướng đến, cũng là con đường gần nhất để đi tới việc thăng quan tiến chức, làmrạng danh gia tộc trong thời kỳ này Gồm có ba kì thi chính là thi Hương, thi Hội vàthi Đình Thời vua Gia Long, mới buổi đầu dựng nước, ông cho đặt lệ sáu năm mởmột khoa thi Hương, còn thi Hội và thi Đình chưa được chú trọng lắm Sang đếnthời Minh Mạng thì sự học và thi có tổ chức hơn nhiều, Minh Mạng năm thứ 6(1825) xuống chỉ mở thi Hương đều đặn ba năm một lần, kì thi Hội thì sẽ được mở
kế tiếp của năm thi Hương Mọi việc liên quan đến thi cử học hành sẽ do bộ Lễ chịutrách nhiệm quản lý
Lệ thi Hương được tổ chức ở các tỉnh, gồm có ba hoặc bốn trường thi theohình thức đỗ cách trường Người nào thi đỗ cả bốn trường được gọi là cử nhân, đỗ
ba trường gọi là tú tài Thí sinh đi thi bao gồm cả những người đã thi những kỳtrước nhưng chưa đỗ, có người thi đỗ tú tài ba bốn lần mà vẫn chưa đỗ cử nhân Nộidung thi cũng chỉ xoay quanh các sách kinh điển của Nho giáo, đó là thi về kinhnghĩa; về chiếu, chế, biểu; thi thơ phú; thi văn sách Đề thi vận dụng trí nhớ củangười đi thi Nhớ chính xác, không phạm trường quy thì đậu, chỉ cần viết thiếu mộtnét, hay phạm một lỗi nhỏ về tên húy của các vua thì cũng bị loại
Trước khi Hương, các thí sinh phải trải qua kỳ khảo khóa, tức là kiểm trakiến thức trước khi bắt đầu tham dự cuộc thi chính thức Khảo đủ đề mục của bốntrường để người dự khảo tùy theo trình độ chọn làm Học quan Huấn đạo tiến hành
sơ khảo, sau đó giao lại cho quan Tế tửu, Tư nghiệp chấm lại Đỗ kỳ khảo khóa mớiđược dự thi Hương Bên cạnh đó còn phải kê khai lý lịch ba đời, ví như con củaphường hát, chèo thì không được thi, và đương nhiên thì thi cũng chỉ giành cho nam
Trang 38giới Những quy định này nhằm giảm bớt số lượng thí sinh không có kiến thức đithi Đồng thời cũng mang nặng những quan niệm trọng nam khinh nữ của Nho giáo.
Thí sinh đỗ cả bốn trường của thi Hương mới được thi Hội Thi Hội phânlàm ba hạng gọi là ba giáp Hạng nhất gọi là Tam khôi gồm Thám hoa, Bảng nhãn,Trạng nguyên theo thứ tự từ bậc thấp đến cao Hạng nhì gọi chung là Hoàng giáp,hạng ba là Tiến sĩ Tuy nhiên các vua nhà Nguyễn không lấy đậu Trạng nguyên, màngười đỗ cao nhất là Bảng nhãn
Đề thi chuyên về bên văn chương, còn các môn thi mang tính khoa học tựnhiên thì rất ít khi thi như thi ám tả, tập viết, luật pháp, toán học…Điều này cũngchính là từ Nho giáo mà ra Bởi lẽ điều quan trọng nhất của Nho giáo là nhân nghĩa,
là đạo đức Mà người đạt được đạo, đạt được đức mới là người quân tử, và cũng chỉngười quân tử mới có thể làm những việc lớn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ mà thôi
Vì vậy những gì liên quan đến kiến thức tự nhiên, khoa học, kinh tế không cần thiếtđối với người quân tử, và cũng không cần thiết trong việc cai trị đất nước
Việc coi thi, chấm thi cũng hết sức nghiêm ngặt Các thí sinh đi thi trước hếtphải nắm được trường quy, là những quy định mà các sĩ tử không được phạm vào
Trong phần điều lệ mục 6 của Hoàng Việt luật lệ quyển 4 có quy định: “Trong thi Hương, thi Hội, quan thí và quan khảo cùng các thí sinh ứng thí, có liên lạc, chỉ bài, hối lộ các việc Tội xấu đó có thực là chém ngay”[6-tr.231]
Như vậy nhìn một cách tổng quát nhất cho thấy dưới triều Nguyễn, việc học
và thi theo lối Nho học cơ bản đã được phục hồi theo cách thức tổ chức giống vớithời Lê Sơ, việc học và thi đi vào quy củ, cương thường đạo lý được giữ vững.Cung cấp một số lượng lớn nhân tài cho đất nước
Song song với hình thức lựa chọn quan lại thông qua khoa cử, các vua nhàNguyễn cũng áp dụng hình thức tiến cử, bảo cử như các đời trước để không bỏ sótngười tài
Về hình thức tiến cử: Minh Mạng năm thứ nhất (1820) ra chỉ dụ: “Kìa như hiền tài là của quý của nhà nước, nhưng lúc chưa gặp thời, ẩn giấu ánh sáng, thì nhà vua làm thế nào biết được cho nên ngoài khoa mục ra phải nhờ đến công cử,