1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật tố tụng qua các triều đại phong kiến việt nam

65 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 127,89 KB

Nội dung

Như vậy, tố tụng có thể hiểu giản lược là các quy định của pháp luật có liên quan đến trình tự, thủ tục khám xét, bắt giữ, khởi kiện, giải quyết quy trình tiến hành vụ việc, xét xử, nhiệ

Trang 1

CHƯƠNG I:

SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH TỐ TỤNG QUA

CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM.

Khác với các bộ luật tổng hợp như: bộ Hình thư thời Lý, bộ Hình thư thờiTrần, Quốc triều hình luật thời Lê, và ngay cả bộ luật Gia long thời Nguyễn, thìQuốc triều khám tụng điều lệ ban hành dưới thời vua Lê Hiển Tông (1777) là một

bộ luật riêng chỉ quy định về lĩnh vực tố tụng, tức là có sự phân tách khỏi luật nộidung Điều này cho thấy đây là một bước phát triển trong tư duy lập pháp thời kìnày

Tuy nhiên, tựu chung lại dù lĩnh vực tố tụng được quy định trong bộ luậttổng hợp hay trong một bộ luật riêng cụ thể thì các nhà làm luật thời xưa quy định

về tố tụng xoay quanh các vấn đề cụ thể như: thẩm quyền xét xử, thủ tục thưa kiện,thụ lý, tra khảo, xét xử, bắt giữ, thi hành án, giám sát và có chế tài áp dụng đối vớingười trực tiếp xét xử, giải quyết vụ án…

Trang 2

Như vậy, tố tụng có thể hiểu giản lược là các quy định của pháp luật có liên quan đến trình tự, thủ tục khám xét, bắt giữ, khởi kiện, giải quyết quy trình tiến hành vụ việc, xét xử, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

1.1.2 Cơ sở ra đời những quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến

Pháp luật tố tụng ra đời trong thời kì phong kiến bởi các nguyên nhân sau:Ở thời kỳ này, các vương triều phong kiến đã có sự quan tâm trong việc xâydựng và hoàn thiện thiết chế nhà nước, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệthống pháp luật, pháp luật về nội dung ngày càng đa dạng, các chiếu, chỉ, lệnh, dụ…và cả những bộ luật có phạm vi điều chỉnh rộng được ban hành Khi các quy định vềnội dung ngày càng phát triển đòi hỏi phải có những quy định của pháp luật hìnhthức (các quy định tố tụng) để tạo điều kiện cho các cơ quan trong bộ máy nhà nướckhi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn có cơ sở để áp dụng các quy định của pháp luậtnội dung vào trong thực tế một cách thống nhất

Thứ hai, do tình hình kinh tế - xã hội Phương thức sản xuất phong kiến ngàycàng phát triển, đặc biệt là dưới thời Lê sơ, nhà nước ghi nhận và đảm bảo quyền sởhữu tài sản của người dân mà đặc biệt là việc tư hữu ruộng đất Từ thời Lê thôngqua chế độ quân điền ( chia ruộng đất cho mọi người dân trong làng xã), chế độ sởhữu tư nhân ruộng đất ngày càng phát triển, kéo theo sự gia tăng về mua bán, cầm

cố, cho thuê ruộng đất và làm phát sinh nhiều vụ kiện cáo Đó là lí do ở thời Lê sơnhững quy định tố tụng phát triển hơn so với giai đoạn trước đó và được quy địnhkhá cụ thể, tỉ mỉ tại hai chương Bộ vong và Đoán ngục trong Quốc triều hình luật

Thứ ba, tình hình xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII có rấtnhiều biến động, như nội chiến, nạn cường hào ức hiếp ở làng xã, nạn quan lại thamnhũng và lộng quyền ngày càng trầm trọng dẫn đến việc kiện cáo ngày càng nhiều.Bên cạnh đó trong suốt triều Lê, nhiều văn bản quy định về việc kiện tụng được banhành, nhưng những văn bản đó đều là văn bản đơn hành, có nhiều sự chồng chéo vàmâu thuẫn, hơn nữa lại được ban hành lẻ tẻ trong thời gian dài suốt mấy thế kỷ, gâynên nhiều khó khăn cho các quan xử án Từ đó, đòi hỏi cần phải có một bộ luật về

tố tụng mang tính thống nhất, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý thuận tiện cho công việcxét xử, để giảm bớt những kiện tụng, củng cố trật tự xã hội phong kiến, và bộ Quốc

Trang 3

triều khám tụng điều lệ được ra đời đáp ứng đòi hỏi về những quy định tố tụng cầnphải hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước.

1.1.3 Vai trò của những quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến

Pháp luật tố tụng có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung vàpháp luật phong kiến nói riêng, nhưng nhìn chung ở thời kỳ phong kiến thì các quyđịnh tố tụng thể hiện vai trò ở các vấn đề sau:

Một là, thông qua hệ tư tưởng Nho giáo và pháp trị, các nhà nước phong kiếnViệt Nam đã xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế và chủ trương can thiệpsâu vào hoạt động làng xã, từng bước nắm lấy nó để củng cố sự tập quyền Do vậy,những quy định về tố tụng như là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực, cóhiệu quả cho ý đồ và chủ trương của nhà nước thời phong kiến, đáp ứng nhu cầuphát triển của nhà nước, của chế độ

Hai là, các vương triều phong kiến đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luậtdưới nhiều hình thức khác nhau như: bộ luật, lệnh, dụ, chiếu, chỉ,…để diều chỉnhcác quan hệ xã hội, đó là những quy định của pháp luật nội dung Vì vậy, để đảmbảo cho luật nội dung được thực thi theo ý chí của nhà nước thì nhà nước phongkiến đã ban hành các quy định về trình tự, thủ tục (quy định của pháp luật hìnhthức) nhằm đảm bảo việc xét xử phải công minh trong khuôn khổ của pháp luật,đồng thời giảm bớt việc kiện tụng và bảo vệ trật tự của chế độ phong kiến Qua đócũng góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ trật tự làng xã

1.1.4 Vị trí của những quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến

Trong hầu hết các bộ luật thời phong kiến, quy định về tố tụng đều được quyđịnh cùng với luật nội dung, nghĩa là tố tụng cũng là một phần của bộ luật tổng hợp,chưa có sự phân tách thành luật nội dung và luật hình thức như pháp luật ngày nay.Và trong những bộ luật tổng hợp đó thì phần về tố tụng thường được quy định ở haichương Bộ vong và Đoán ngục

Nhưng, với sự ra đời của Quốc triều khám tụng điều lệ - bộ luật tố tụng đầutiên của nước ta cho thấy đây là bước phát triển cao trong pháp luật tố tụng phongkiến Việt Nam Bộ luật này chỉ quy định về lĩnh vực tố tụng, cho thấy tầm nhậnthức của nhà cầm quyền đã có sự nhìn nhận được vị trí, vai trò của luật tố tụngtrong hệ thống pháp luật, vượt lên sự hạn chế lúc bấy giờ đã có sự phân biệt giữa

Trang 4

luật nội dung và luật hình thức Tuy nhiên, do ra đời ở thời kỳ phong kiến nên Quốctriều khám tụng điều lệ cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là bộluật này cũng chỉ là một bộ luật tố tụng tổng hợp ( tức là chưa tách ra thành các bộluật tố tụng chuyên ngành như: tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dânsự…) Ở phương Tây, sau các cuộc cách mạng tư sản, các nhà làm luật tư sản mới

có sự nhận thức và phân biệt đó

1.2 Sự phát triển của những quy định tố tụng qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Sau khi giành được độc lập, chấm dứt thời kỳ “Ngàn năm Bắc thuộc”, cáctriều đại phong kiến Việt Nam kế tiếp nhau từng bước xây dựng và hoàn thiện thiếtchế nhà nước, đặc biệt là chú ý đến việc xây dựng hệ thống pháp luật Từ nhữngquy định pháp luật tản mạn, dần dần đã hình thành nên các bộ luật có tính tương đốithống nhất và hoàn bị, điều chỉnh các quan hệ cơ bản của xã hội

Suốt ba triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê do vừa thoát khỏi sự đô hộ của chínhquyền phong kiến phương bắc, nhà nước phong kiến non trẻ mới được thành lập,còn phải nỗ lực bảo vệ chính quyền, bảo vệ sự thống nhất và độc lập của nước nhàcho nên việc biên soạn pháp luật chưa được chú trọng Phổ biến nhất thời kì này vẫnlà những phong tục, tập quán đã trường tồn trong suốt quá trình dựng nước và giữnước Phần “ Hình luật chí” trong Lịch triều hiến chương loại chí không nói gì vềpháp luật thế kỷ X, pháp luật thời kì này chỉ được phản ánh rất ít ỏi trong Đại Việt

sử ký toàn thư.2

Thế kỷ X là nền pháp luật sơ khai của nhà nước tự chủ, còn giản đơn, sơ sàivà phiến diện, pháp luật chủ yếu xác lập và điều chỉnh một số lĩnh vực trọng yếu,cấp bách như quan chế, quân sự Ngoài luật pháp của triều đình, luật tục vẫn giữ vaitrò rất quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó chính lànhững lệ của làng xã cổ truyền Hơn nữa, pháp luật tản mạn nên việc xét xử tùytiện, không có tiêu chí chung, không thống nhất nên những quy định về tố tụngcũng không có điều kiện để phát triển Vì vậy, nghiên cứu những quy định về tốtụng phong kiến sẽ chủ yếu nghiên cứu từ những quy định trong pháp luật nhà Lýcho đến những quy định trong pháp luật nhà Nguyễn

2 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB KHXH, HN 1972, tr 198,199,228,234,235,236

Trang 5

1.2.1 Quy định tố tụng trong pháp luật Lý – Trần – Hồ.

Cùng với việc phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, sựphát triển của kinh tế đã làm cơ sở cho sự phát triển văn hóa nói chung và pháp luậtnói riêng Trong 400 năm, các triều đại Lý – Trần – Hồ có điều kiện thuận lợi cả vềkhông gian và thời gian để tiến hành việc xây dựng pháp luật ngày càng theo hướnghoàn thiện, ổn định, đồng thời củng cố kỷ cương phép nước Tuy nhiên, do chínhsách đồng hóa của quân Minh mà nguồn tư liệu của thời kỳ này bị thất lạc, thiêuhủy, nên đúng như Phan Huy Chú viết: “ Hình pháp thời Lý – Trần, không thể biết

rõ từng điều tỉ mỉ kỹ càng… nay lục những điều đã thấy trong sử, lần lượt chép ra

để có thể biết được đại khái”3

Có thể nói dưới vương triều Lý, với bộ Hình thư - lần đầu tiên pháp luật ĐạiViệt mới có một bộ luật thành văn Năm 1042 Lý Thái Tông ban hành Bộ luật

“Hình thư”, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luậtcủa nước ta Như ta đã biết, trước nhà Lý luật pháp nước ta tản mạn cho nên việcxét xử tùy tiện, không có tiêu chí chung, không thống nhất, nhu cầu có một bộ luậtthống nhất thành văn là yêu cầu bức thiết để góp phần xây dựng chế độ phong kiến

tập quyền Về việc ra đời bộ Hình thư, Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “ban Hình thư, trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp trong nước luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt thêm, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích ứng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách hình thư của một triều đại để cho người xem dễ hiểu Sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện” 4

Theo Ngô Sĩ Liên ( Đại Việt sử Ký toàn thư), bộ “Hình thư” là tập luật lệ cótính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta,đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ Bộ máy nhànước trung ương tập quyền đã có tính chất tương đối ổn định và đã được xây dựng

với thiết chế tương đối hoàn bị Đối tượng điều chỉnh của bộ Hình thư rất rộng ngoài các quy định quyền sở hữu tài sản như trâu bò, ruộng đất, việc cầm cố đoạn

3 Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, NXB KHXH, HN 1993, tr.97.

4 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB.KHXH, HN 1972, tr.271, 272

Trang 6

mại, việc tranh chấp ruộng, ao thuộc phạm vi luật dân sự Luật cũng quy định việc lấy vợ lấy chồng của con các quan trong triều đình, của binh lính, của các quan

và các gia nô, việc nuôi con nuôi, nghĩa vụ của vợ chồng thuộc phạm vi luật hôn nhân gia đình… Bên cạnh đó, luật còn có các quy phạm pháp luật giải quyết kiện cáo, khiếu nại của dân, quy định thủ tục khiếu oan, thủ tục xét xử, quy định việc chuộc tội bằng tiền mà ngày nay gọi là luật tố tụng hình sự5 Đáng tiếc là bộ Hìnhthư này không còn nên ngày nay chúng ta không thể biết được một cách đầy đủ cácquy định của nhà Lý về việc xét kiện, giải quyết vụ án và các thủ tục về tố tụngkhác

Ngoài bộ Hình thư, thì pháp luật nhà Lý còn ban hành dưới dạng các lệnh,chiếu, chỉ, dụ, sắc…của nhà vua Đây là những văn bản pháp luật quy định chi tiết

về các vấn đề riêng lẻ, cụ thể hóa bộ luật trên, trong đó có nhiều văn bản quy định

về các vấn đề thuộc lĩnh vực tố tụng Cụ thể, năm 1040, vua Lý Thái Tông có quyđịnh giao việc xử đoán các kiện cáo của dân cho Khai Hoàng Vương (con của TháiTông), lấy điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện Tháng 5 -1128 vua Lý Thần Tôngxuống chiếu “các vụ kiện tụng đã được xét xử dưới thời trước thì không được đem

ra tâu bày nữa, làm trái thì bị tội” Chiếu tháng 6 – 1147 vua Lý Anh Tông cũng quyđịnh “kẻ nào tranh chấp bậy bạ, không hợp điều luật pháp chế thì bị xử phạt 60trượng”, điều này cho thấy đây là một nguyên tắc trong tiến hành tố tụng pháp luậtnhà Lý : đó là nguyên tắc án đã xử xong thì không xử lại, tức là những vụ kiện tụngxét xử thành án đã có hiệu lực thì không xét xử lại

Pháp luật thời Lý đã có sự phân biệt các loại tội nghiêm trọng và ít nghiêmtrọng để quy định thời gian khiếu kiện, thể hiện: chiếu tháng 12 - 1142 vua Lý AnhTông quy định “đối với việc tranh chấp ruộng đất thì trong vòng 5 năm hoặc 10năm còn được quyền tâu kiện Ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cày cấytrồng trọt trong vòng một năm thì còn quyền để nhận lại, quá hạn ấy thì không đượckêu kiện nữa” Nhưng có những sự việc thì pháp luật nhà Lý không giới hạn thờigian khiếu kiện, như việc tố cáo bộ máy quan lại tham nhũng, thu sai thuế, ăn chặnthuế Đó là những tội lớn, phải tạo được hành lang pháp lý an toàn liên tục Quyđịnh như vậy phần nào giảm bớt các vụ kiện cáo dân sự, đồng thời thường xuyên

5 Pts Cao Văn Liên: pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, NXB thanh niên, HN 1998, tr 163.

Trang 7

chấn chỉnh Bộ máy nhà nước trong vòng kỷ cương, phù hợp với vai trò tiến bộ củagiai cấp phong kiến lúc bấy giờ.

Để thực hiện quyền tư pháp, vua lập ra 3 chức quan giúp việc chuyên môn là

Đô hộ, Phủ sỹ sứ, Thẩm hình viện Sách sử chép, vua Lý đã chọn Lý Phụng cùng 20người nữa để trông coi việc án tụng của nhân dân, nhưng quyết định cuối cùng củabản án vẫn là nhà vua

Như vậy, với việc ban hành Hình thư và nhiều văn bản luật khác nhà Lý đãtạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành tố tụng, bảo vệ và điều chỉnh các quan hệ xãhội, góp phần đưa pháp luật vào đời sống nhân dân

So với thời Lý, thời Trần đã tiến một bước dài trong việc xây dựng pháp luậtvà tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt động pháp chế được đẩy mạnh tăng cường hơn

Về hệ thống pháp luật, nhà Trần có nhiều văn bản hoàn chỉnh hơn nhà Lý về nộidung lẫn hình thức Nhà Trần đã xây dựng được nhiều bộ luật quan trọng, điềuchỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội Đó là các bộ “Quốc triều thốngchế” (1230), “Quốc triều thường lễ” (1230), “Hoàng triều ngọc điệp” (1267),

“Hoàng triều đại điển” (1341), “Hình luật thư” (1341), “Công văn cách thức”(1290)

Nhà Trần đã cho lập ra những cơ quan pháp luật chuyên trách để thực hiệnpháp luật: Thẩm hình viện, Tam ty viện giữ chức năng của cơ quan tòa án, kiểm sát.Thẩm hình viện có trách nhiệm xét xử các vụ kiện tụng thành án rồi cùng với Tam

ty viện định tội Ở các địa phương, việc xét xử các vụ án do quan lại đứng đầu địaphương nắm giữ, tiến hành6

Thời Trần, tố tụng đã chú ý đến nguyên tắc kết hợp lý và tình để thấu tình đạt

lý, nhằm đem lại sự công bằng Vua Trần Anh Tông là vị vua thận trọng trong hìnhphạt và đề ra việc xét xử án phải kết hợp “tình và lý” Có tên nô bộc nhà quan làHoàng Hộc kiện nhau với người khác, Hoàng Hộc đã dùng mưu vu cáo đánh lừaquan để thoát tội, người dân bị tội vu cáo Trần Anh Tông biết chuyện nói với viênquan xét xử vụ này “tên Hộc gian ngoan và xảo quyệt đến thế mà ngục quan khôngbiết suy xét lý, tình Tình ngay, lý gian thì không được lấy lý bỏ tình, tình lý khôngxung đột thì mới là giỏi xử án Nếu biết tình không gian thì theo lý mà làm là phải

6 Pts Cao Văn Liên: pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, NXB Thanh niên, HN 1998, tr 184

Trang 8

Nếu tình quá gian rồi thì quay lại suy xem lý ngay hay cong, như vậy điều gian dối

tự khắc hiện ra, càng không nên tách rời tình lý là hai mà xét”7 Để kết hợp giữa lývà tình, tìm ra sự thật vụ án, hình quan không thể chỉ căn cứ vào lời khai (cung) của

bị can để kết tội mà phải tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ mọi chứng cứ kháchquan để xác định đúng mức độ phạm tội

Pháp luật nhà Trần khi tố tụng đã áp dụng miễn giảm trách nhiệm hình sựtrong các trường hợp cụ thể:

Thứ nhất là người điên dại: năm 1268 có kẻ ngoại thích là Lý Cát phạm tộingồi vào ngai vua ở điện Thiên Ân Khi xét hỏi trị tội thấy y có chứng điên nên chỉphạt trượng và tha

Thứ hai là người tự thú: tháng 11- 1309 khi xử bọn phạm tội đại nghịch, cótên Mã đã sai vợ là thị Vĩnh ra tự thú trước nên được tha tội

Thứ ba là người có công lớn, có họ với vua: vụ án tên Thân, vì có công lớnnên được miễn tịch thu gia sản Tên Lệ thuộc dòng họ vua nên được miễn thích chữvào mặt

Thời Trần đã có thủ tục xét xử bị cáo vắng mặt, trong kháng chiến chốngquân Nguyên xâm lược, những kẻ đầu hàng và chạy sang Trung Quốc đều bị kết ánvắng mặt, xử tội tử hình, tịch thu điền sản sung công, tước bỏ quốc tính

Chế độ án phí cũng được hình thành dưới thời Trần, năm 1230, Trần TháiTông xuống chiếu cho phép các ngục giám xét xử được lấy tiền ( cước lực) “ngườicoi ngục đi đòi người kiện tụng thì cho lấy tiền cước lực tùy theo quãng đường gầnhay xa”8 Năm 1241 cho phép các ty xử án được lấy tiền (bình bạc), tức là tiền phítổn khi xét xử Năm 1304 quy định giấy tờ xét xử ngục tụng phải điểm chỉ9 Quyđịnh này cho thấy các vụ án dân sự, tư nhân với tư nhân phải nộp tiền án phí chonhà nước ( thông qua cơ quan xét xử) và nộp cước phí cho viên chứa liên lạc, đưagiấy tờ cho các đương sự của vụ án Các vụ án hình sự, khi truy nã bị can, bị cáo cóthể cũng phải nộp cước phí “phàm người coi ngục đi bắt giam thì cho lấy tiền đi

7 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH,HN 1972, tr 102

8 Đại Việt Sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.12

9 Vũ Thị Phụng: lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến trước cách mạng tháng 8- 1945, NXB KHXH, HN 1990

Trang 9

đường, tùy theo hành trình xa hay gần”10 Tuy nhiên sử cũ không ghi lại một quyđịnh nào của nhà nước về việc giải quyết đơn thư khiếu tố và nỗi oan ức cho dân.

Cả hai bộ Hình thư đời Lý và đời Trần đều là những bộ luật tổng hợp chứkhông phải chỉ là luật tố tụng, nhưng đều đã bị thất truyền

Theo Đại Việt sử toàn thư, dưới triều nhà Hồ vào năm 1401, “ Hán Thươngđịnh quan chế và hình luật của nước Đại Ngu”11 Đến nay bộ luật này không còn,chỉ còn được nhắc đến tên trong “ Cương mục”, hình luật này là bộ luật mới hay chỉlà sự sửa đổi bổ sung bộ Hình thư đời Trần thì sử cũ không ghi rõ12

Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn Lý – Trần – Hồ cũng đã được nhànước chú trọng xây dựng và không ngừng củng cố, hoàn thiện hơn, cho nên nhữngquy định về tố tụng cũng đã có bước phát triển hơn so với thời kỳ Ngô – Đinh –Tiền Lê, thể hiện thông qua việc nhà nước ban hành các bộ luật trong đó có nhữngquy định về tố tụng tạo điều kiện cho hoạt động giải quyết khiếu kiện được thuậnlợi hơn, nhưng chúng ta không thể nghiên cứu kỹ các bộ luật thời kỳ này (Hình thưthời Lý, Hình thư thời Trần, Đại Ngu quan chế thời Hồ) vì các bộ luật này đềukhông còn (bị quân Minh thủ tiêu), nên những quy định cụ thể của các bộ luật nàykhông thể nghiên cứu sâu và toàn diện Nhưng qua những nguồn sử liệu còn lại vềgiai đoạn này cho thấy ở thời kỳ này những quy định về tố tụng đã được nhà nướcquan tâm nên nhiều quy định về tố tụng được ban hành, là nền tảng cơ bản cho sựphát triển của những quy định tố tụng ở các thời kỳ sau

1.2.2 Quy định tố tụng trong pháp luật thời Lê sơ

Sau hơn 10 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ (1418 – 1428), cuộc khởinghĩa Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ củanhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, mở ra một giai đoạn phát triển mới,cường thịnh trong lịch sử của quốc gia Đại Việt và lịch sử nhà nước pháp luật ViệtNam Nhà nước phong kiến thời Lê sơ tích cực tăng cường hoạt động lập pháp,dùng pháp luật xác định ý chí của giai cấp thống trị trên mọi mặt của đời sống nhànước và xã hội Hoạt động làm luật của các vua Lê trong thế kỷ XV rất phong phú,đánh dấu một mốc hết sức quan trọng trong lịch sử nhà nước pháp quyền Việt nam

10 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH, HN 1972, tr 34

11 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr 232

12 Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB công an nhân dân, HN 2008, tr 110

Trang 10

Năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, định niên hiệu là Thuận Thiên,lấy lại tên nước là Đại việt, mở ra một triều đại mới trong lịch sử dân tộc - triều Hậu

Lê (để phân biệt với triều Tiền Lê thời Lê Đại Hành) Nhà Hậu Lê trải qua hai giaiđoạn:

Giai đoạn từ 1428 – 1527 được gọi là Lê sơ

Giai đoạn từ sau 1527 đến 1789 được gọi là Lê Mạt hay Lê Trung HưngNhà nước phong kiến Lê sơ đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện phápluật Ngay sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ đã bắt tay vào việc xây dựng Bộ máy nhànước và pháp luật Ông đề cao vai trò của pháp luật trong đạo trị nước, ngay trong

năm đầu lên ngôi ông đã lệnh cho các tướng và các quan: “từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn Cho nên, bắt trước đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân cho biết thế nào là thiện,

ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp” 13 Nhà vua ra hàng loạt

các đạo, dụ, sắc, chỉ quy định về nhiều lĩnh vực như quan chế, ruộng đất, thuế má,quân đội và đặc biệt và trong thời kỳ này những quy định về tố tụng cũng đã đượcnhà nước quan tâm hơn so với thời kỳ trước nên cũng đã đạt được nhiều thành tựu.Năm 1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất), Thái Tổ sai các đại thần bàn định luật lệ vềviệc kiện tụng, về phân chia ruộng đất của thôn xã

Vào tháng 7, năm giáp dần, niên hiệu Thiệu Bình, đời vua Lê Thái Tông(1434), lần đầu tiên ban hành quy định về trình tự khiếu kiện, cũng là trình tự xétkiện để tránh kêu kiện vượt cấp14 Vua dụ: “ Trẫm thấy các quan quân đều tâu báovượt cấp với nhau để kiện người, phế bỏ mọi việc của dân, quấy rối triều đình,không gì tệ hơn” Từ đó vua định luật lệnh, từ nay, quan, quân hay dân, có vụ kiệnnhỏ thì đến chỗ xã quan của xã mình mà trình bày, xã không giải quyết được mớiđược đưa lên huyện, huyện không giải quyết được mới đưa lên phủ, lên lộ, rồi lênđến triều đình; các vụ kiện về ruộng đất cũng xử theo trình tự như vậy; các quan xét

xử không được nhận đút lót mà xử oan sai; các vụ kiện lớn mới được tâu thẳnglên15

13 Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, NXB.KHXH, HN 1972,tr 59.

14 Bùi Xuân Đính: nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam những suy ngẫm, NXB tư pháp,

HN.2005, tr.65.

15 Đại việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH, HN 1972, tr 319.

Trang 11

Đến năm 1449, vua Lê Nhân Tông ban hành 14 điều luật quy định về bảo vệquyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạmđến quyền tư hữu ruộng đất Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì “ từ đó về sau các

vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” ( Hình luật chítrong Lịch triều hiến chương loại chí)

Qua các đời vua Lê, nhiều văn bản pháp luật được ban hành, trong đó đángchú ý nhất là bộ Quốc triều hình luật (Bộ Luật Hồng Đức) Theo Đinh Gia Trinh thìQuốc triều hình luật được ban hành duới triều vua Lê Thánh Tông trong khoảngniên hiệu Hồng Đức trên cơ sở tập hợp có hệ thống các luật lệ của các vua Lê trước

đó và có sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản mới, cũng theo ông thì được banhành vào năm 148316 Bộ luật Hồng Đức sau khi xây dựng đã trở thành pháp luậtchính của thời Lê sơ và của các triều đại sau đó cho tới tận thế kỷ thứ XVIII Bộluật này là một bộ luật tổng hợp, có rất nhiều quy phạm điều chỉnh nhiều lĩnh vựcnhư hình sự, hôn nhân và gia đình, dân sự …và cả trong lĩnh vực tố tụng

Quốc triều hình luật đã dành hai chương để quy định về thủ tục tố tụng.Chương Bộ Vong (quy định về việc truy bắt người phạm tội chạy trốn) gồm 13 điềuvà chương Đoán ngục (quy định về thủ tục xử án và điều lệ trong ngục thất) gồm 65điều với nội dung khá chi tiết, cụ thể Đây là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy

đủ cho tới ngày nay, và là bộ luật đầu tiên có quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng,điều đó chứng tỏ trong thời kỳ này ông cha ta đã ý thức và phân biệt giữa pháp luật

về nội dung và pháp luật về hình thức ở một mức độ nhất định17 Chương Bộ Vongvà chương Đoán ngục của bộ luật chủ yếu quy định về thể lệ tố tụng như: bắt bớ,giam cầm, quản ngục, điều tra, xét hỏi xử án, chấp hành án Ngoài ra, còn có xenvào một số điều khoản trừng phạt tội phạm trong các trường hợp như trốn tù, chống

cự ngục quan, người ở đợ, người làm thuê bỏ trốn…

Quốc triều hình luật có những quy định về thẩm quyền và trình tự tố tụng củacác cấp chính quyền (điều 672): việc rất nhỏ kiện ở nơi xã quan, việc nhỏ thì kiện ởquan lộ, việc trung bình thì kiện ở quan phủ,… việc quan trọng thì đến kinh đô.Trong chế độ phong kiến, các làng xã có rất nhiều vụ tranh chấp nhỏ nhặt, do đó

16 Đinh Gia Trinh: sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB KHXH, HN 1968, tr 155,156.

17 Ts Lê Thị Sơn (chủ biên): quốc triều hình luật , lịch sử hình thành , nội dung và giá trị, NXB KHXH, HN

2004, tr.276.

Trang 12

luật quy định cho các xã quan xử những lọai việc này mà thường là nhằm hòa giảigiữa các đương sự nhằm giảm bớt các vụ kiện tụng sinh ra tốn kém, loại bỏ gánhnặng không cần thiết cho các quan ở cấp cao hơn Theo Hồng Đức thiện chính thư,những vụ việc rất nhỏ là hành vi lăng mạ, đánh nhau nhưng chưa gây ra thươngtích, hay những tranh chấp về tài sản có giá trị không lớn; những vụ việc nhỏ là gâythương tích nhẹ, các tranh chấp trong đời sống hôn nhân – gia đình; những vụ việclơn như cướp của, giết người, các tranh chấp liên quan đến ruộng đất Quy địnhnày cho thấy pháp luật thời Lê sơ đã có sự quy định cụ thể và rõ ràng thẩm quyền tố

tụng của các cấp, trong đó cũng đã đề cao vai trò của chính quyền làng xã trong việc

hòa giải Tuy nhiên, bộ luật không nói rõ việc xét xử ở cấp triều đình được giao chonhững cơ quan nào và cũng không đề cập đến chức năng xét xử của cấp đạo (cấphành chính cao nhất ở địa phương) Thông qua quy định này cũng đã thể hiện thẩmquyền tố tụng trong thời kỳ này gồm 3 cấp xét xử là huyện, phủ, kinh đô và nguyêntắc trong một vụ kiện có thể được kháng cáo 2 lần (quan huyện xử không hợp lẽ thìkêu lên quan phủ, quan phủ xử không hợp lẽ thì tâu bày lên kinh đô), nếu vi phạmtrình tự này thì bị xử tội biếm hoặc tội trượng (điều 672)

Để giảm bớt các vụ kiện tụng thì pháp luật thời kỳ này còn quy định: nếukiện sai, vu cáo cho người khác, thì người làm đơn kiện sẽ bị phạt 80 trượng

So với các triều đại trước đó thì pháp luật thời Lê sơ đã có nhiều thành tựuhơn mà có thể kể đến là một số thủ tục tố tụng được quy định trong hai chương cuốicủa Quốc triều hình luật như: thủ tục đơn kiện, đơn tố cáo; thủ tục tra khảo; thủ tục

xử án; thời hạn xử án; phương pháp xử án; thủ tục bắt người, thủ tục giam giữ, thihành án Có thể nói Quốc triều hình luật là bộ luật đầu tiên có quy định chặt chẽ vềthủ tục tố tụng, trong thời kỳ này với sự phát triển và kỹ thuật lập pháp khá tinh vi,pháp luật tố tụng không chỉ góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thốngtrị mà còn góp phần vào việc giảm bớt các vụ kiện, giữ gìn trật tự làng xã

Thủ tục đơn kiện, đơn tố cáo: để tránh sự tố cáo không chính xác và thuậntiện cho việc xác minh các chứng cứ làm cơ sở cho việc xét xử sau này, điều 508quy định, người làm đơn tố cáo phải viết rõ ngày tháng xảy ra việc phạm pháp vàchỉ được tố cáo sự thực, nếu sai sẽ bị phạt 80 trượng Nếu ngục lại thêm, bớt vàođơn kiện hay tờ khai thì bị xử tội đồ làm tượng phương binh Để giảm bớt những vụ

Trang 13

kiện không cần thiết, luật quy định về hình thức đơn kiện và tư cách của nguyênđơn, đồng thời quy định về việc quan lại nhận đơn trái lệ mà đem ra xét xử thì bịphạt 30 quan tiền (điều 508), quan lộ nhận đơn kên oan bậy thì bị xử biếm 1 tư vàphạt tiền 5 quan (điều 698).

Thủ tục tra khảo: Quốc triều hình luật quy định thủ tục lấy khẩu cung tươngđối chặt chẽ, cụ thể và dự liệu tỉ mỉ cách thức tra khảo, điều 667 quy định “ khi lấykhẩu cung người phạm tội, quan tra án phải xem xét kĩ, tìm ra sự thật để cho kẻphạm phải nhận tội, không được hỏi quá rộng cả đến người ngoài để tìm chứng cứbậy, nếu trái điều này thì xử tội phạt” Việc tra khảo cũng được quy định khá tỉ mỉnhư : khi nào thì được tra khảo can phạm, hình thức và mức độ tra khảo, loại ngườinào được miễn tra khảo

Thủ tục xử án: điều 709 quy định, án phải được xét xử công khai ở nha môn,

ở nơi xử án mọi người phải đứng ngồi đúng phép đã quy định (đúng phép nghĩa làđàn bà con gái trong họ vua, các bậc vương công từ tam phẩm trở lên, được chongười đi hầu kiện thay; từ tứ phẩm đến lục phẩm thì đến hầu kiện đứng ở chỗ xử án;dưới nữa đều phải ngồi xuống đất; mệnh phụ và nữ quan cũng theo như thế Nếu làcung nhân thì cho phép người nhà đến hầu kiện thay; cha mẹ các cung tần thì đượcđứng ở nơi xử kiện Đàn ông trong họ vua từ nhất phẩm đến nhị phẩm thì ngồi ở nơi

xử kiện, nhất phẩm thì ngồi trên cái gường đen cao ba tấc hay hai tấc, quan nhịphẩm thì ngồi trên cái gường tre; tam phẩm thì phải đứng; dưới nữa phải ngồixuống đất Nếu các quan chức vì việc công trong sở mình mà đến hầu kiện, tuy rằngphẩm trật còn thấp chưa đúng lệ, cũng cho đứng) Theo quy định trên thì án chỉđược xử ở một nơi duy nhất là công đường, nhưng do ra đời trong thời kỳ phongkiến nên quy định về hình thức có sự phân biệt đẳng cấp, giới tính nhưng nó cũng

đã thể hiện được việc quy định một cách khá chặt chẽ về kỷ luật và chỗ đứng ngồicủa các đương sự, tránh tình trạng lộn xộn tại phiên tòa So với những quy định về

tố tụng trong pháp luật hiện hành thì mặc dù quy định trong Quốc triều hình luậtkhông quy định cụ thể, rõ ràng nhưng những quy định này vẫn có giá trị và rất gầnvới quy định trong pháp luật hiện nay: nguyên tắc xét xử công khai

Thời hạn xử án: thời hạn đưa vụ án ra xét xử cũng được quy định chặt chẽđối với các cấp có thẩm quyền xét xử, không kể vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của

Trang 14

cấp nào Điều 771 quy định: việc trộm cướp phải xét xử trong 3 tháng Việc phỉbáng phải xét xử trong 4 tháng Việc tạp tụng hoặc trái luật lặt vặt thì phải xử trong

2 tháng Đồng thời để đảm bảo việc xử án đúng hạn định, điều 671 quy định: quan

xử án để việc quá kỳ hạn xét xử là 1 tháng thì bị tội biếm, quá 3 tháng thì bị bãichức, quá 5 tháng thì bị tội đồ Các thời hạn trên được tính từ ngày bắt bị can đếnhầu kiện…

Về phương pháp xử án: được quy định khá cụ thể trong nhiều điều luật như:

670, 683, 686, 714, 720, 722 của Quốc triều hình luật Trong ngày xử án ở côngđường quan đại thần và các quan xét án đều phải cùng nhau xét hỏi kỹ càng cho rõphải trái để mọi người đều yên tâm và phải phục tình đạt lý Nếu có những điểmchưa rõ cần phải thẩm vấn xét lại thì không được cố chấp ý riêng mình, bắt mọingười phải tuân theo ý kiến cá nhân của mình (điều 720) Đây là quy định gần vớinguyên tắc xét xử ngày nay: nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đasố

Về thủ tục bắt người: luật không phân biệt thủ tục bắt can phạm với bắt tộiphạm đang thi hành bỏ trốn Việc bắt người phải có trát Điều 704 quy định nếukhông có trát nã đóng dấu của bản ti mà tự tiện bắt người thì xử biếm 2 tư, nếu bắtngười vô tội thì xử biếm 3 tư, trong trát đã kê họ tên người phải bắt mà bắt thêmbừa người khác thì cũng xử tội như thế

Thủ tục giam giữ, thi hành án: luật cũng không phân biệt thủ tục tạm giamcan phạm với giam cầm tội phạm Việc giam giữ và trông coi người phạm tội đượcquy định khá chặt chẽ tại điều 650 và 651 Việc thi hành án không được quy địnhthành chương riêng nhưng Quốc triều hình luật cũng đã có những quy định rất cụthể về vấn đề này tại điều 680, 695, 696 và 710 nhằm đảm bảo cho việc thi hànhđược kịp thời

Nhìn chung, so với những quy định trước đây thì những quy định tố tụngtrong thời kỳ này thể hiện thông qua Quốc triều hình luật được quy định chặt chẽ vàtiến bộ hơn, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và giữ gìn trật tự làng xã, đáp ứngđược những đòi hỏi cần phải có về những quy định tố tụng trong thời kỳ này Bởithế mà Quốc triều hình luật với những quy định tiến bộ của nó không chỉ được sửdụng ở triều Lê sơ mà còn là cơ sở pháp luật chủ yếu cho các triều đại sau đó và

Trang 15

một số quy định ngày nay vẫn còn giá trị sâu sắc Chẳng thế mà nhà sử học PhanHuy Chú coi luật pháp thời Lê như “mẫu mực để trị nước, khuôn phép để buộc dân”(trong thời phong kiến).

1.2.3 Quy định tố tụng trong pháp luật thời nội chiến phân liệt

Sang đầu thế kỷ XVI, sau giai đoạn hưng thịnh ở thế kỷ XV, nhà nước thốngnhất trung ương tập quyền Việt Nam bước vào giai đoạn trải qua các cuộc khủnghoảng kéo dài khi mà sự mục nát của nhà Lê đã xuống tới cực điểm và Mạc ĐăngDung giành lấy ngôi vua vào năm 1527 thì đó cũng là sự mở đầu của một thời kỳnội chiến phân liệt triền miên giữa các tập đoàn phong kiến, tuy rằng có xen kẽ một

số thời gian ngắn đất nước được thống nhất tạm thời Mãi tới cuối thế kỷ XVIII,dưới sự lãnh đạo của anh em Tây Sơn, một phong trào nông dân khởi nghĩa lớnthắng lợi, mới tạo điều kiện cho việc thống nhất lại đất nước trên lãnh thổ đã mởrộng trong quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam

Nền pháp luật của thời cực thịnh của nhà nước phong kiến đầu Lê ở thế kỷ

XV mà một bộ phận quan trọng đã được pháp điển hóa trong Bộ luật Hồng Đức vẫnđược sử dụng trong giai đoạn này ở miền Bắc (đàng ngoài) và miền Nam (đàngtrong) Ở thời Nam – Bắc triều, chiến tranh triền miên nên việc xây dựng pháp luật

ít được chú ý Nhà Mạc dường như không có ý định thay đổi hệ thống pháp luật vốn

đã hoàn chỉnh của nhà Lê Đại Việt sử ký toàn thư cho hay Đăng Dung sợ lòngngười nhớ vua cũ nên phải tuân giữ pháp độ của triều Lê, không dám thay đổi.Tương tự như vậy, triều Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa cũng không có điều kiện xâydựng luật mới mà vẫn áp dụng pháp luật của tổ tông Pháp luật thời đầu Lê có một

uy tín rất lớn đối với các vương triều thống trị trên đất nước ta ở các thế kỷ từ XVI– XVIII, ngay cả dưới sự thống trị của vương triều Tây Sơn cũng vậy, các vua TâySơn không xóa bỏ pháp luật của nhà Lê, họ có ban hành một số luật lệ về những vấn

đề kinh tế, tài chính, văn hóa nhưng không có hoạt động lập pháp gì mới đáng kể vềmặt luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng và các bộ môn khác của pháp luật thời

Lê18 Tuy nhiên, việc lập pháp trong giai đoạn này vẫn có nhiều điểm đáng lưu tâmmà tiêu biểu có thể kể đến là các quy định trong lĩnh vực tố tụng, nếu điểm số lượngvăn bản được nói tới trong Lịch triều hiến chương loại chí (con số còn kém xa thực

18 Đinh Gia Trinh: sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB.KHXH, HN 1968, tr 222

Trang 16

tế) thì đã có tới 23 văn bản về tố tụng trong số 29 văn bản được ban hành Đặc biệtnhà nước phong kiến Đàng ngoài đã xây dựng được bộ luật riêng về tố tụng mangtên Quốc triều khám tụng điều lệ, cho thấy sự phát triển của những quy định tố tụngtrong giai đoạn này có nhiều nét tiến bộ hơn so với các giai đoạn trước đó.

Ở Đàng ngoài, các vua Lê đã ra những sắc dụ quy định về các cấp xét xử ánkiện, thứ tự kêu lên cấp trên xét lại các việc án, định thời hạn trong đó phải xét xử

án kiện, cùng các cách thức khám xét, bắt bớ, và tiến hành các hành vi thủ tục kháctrong việc thụ lý, điều tra, xét xử các vụ án, chế độ nhà ngục… Theo nguyên tắc thìmột việc kiện được xử ở một cấp có thể xin được xét lại ở nhiều cấp trên (lệ đượcban hành dưới thời Lê Chân Tông năm 1645) Quan lại các cấp có nhiệm vụ phảixét xử các việc kiện, không được từ chối xét xử hoặc xét xử quá chậm Năm 1498

Lê Hiến Tông ra sắc dụ định là những quan lại để việc “quá kỳ hạn” không xét xử

sẽ bị trị tội19,lệnh này còn được nhắc lại, nhấn mạnh và bổ sung thêm nhiều lần vềsau, vào những năm 1645 dưới thời Lê Chân Tông, 1659 dưới thời Lê Thần Tông,và 1676 dưới thời Lê Hy Tông

Vào năm Quý Hợi (1683), niên hiệu Quý Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúaTrịnh Căn ban hành quy định gồm 3 điểm:

Thứ nhất, phạt 20 quan tiền với những người vượt bậc dâng tờ khải mà kiệncáo; viên quan và nha môn nào nhận đơn kiện cáo vượt cấp cũng bị xử phạt nhưvậy

Thứ hai, viên quan và nha môn nào không nhận đơn và xét kiện theo phạm vitrách nhiệm của mình hoặc nhận đơn xét kiện không thuộc thẩm quyền thì người đikiện được kêu ở các nha môn khác, khi đã tra xét được sự thực thì cả hai nha môntrên đều bị phạt 20 quan tiền cổ

Thứ ba, người đi kiện cố ý trốn tránh giấy gọi phân xử của nha môn thì bịluận vào tội “ tại đào” (đi trốn), nếu có việc công cán phải đi xa hoặc bị đau yếu mà

có lời cáo rồi thì mới được hoãn lại20

19 Lịch triều hiến chương loại chí (hình luật chí ), NXB KHXH, HN 1993, tr.98

20 Lịch triều tạp kỷ, bản dịch, NXB KHXH, HN 1975, tập I, tr 89

Trang 17

Với quy định này, lần đầu tiên nhà nước phong kiến quy định trách nhiệmcủa thần dân trong việc khiếu kiện và của các cơ quan pháp luật trong việc giảiquyết khiếu kiện theo đúng thẩm quyền

Ngoài ra, vào năm 1666 và 1717, lệ “soát tụng” đã được quy định, bắt cáccấp cuối năm phải kê khai lên cấp trên các việc đã thụ lý (nhận được), đã xét xửđược bao nhiêu, còn đọng lại bao nhiêu, việc kiểm tra báo cáo như thế nào Luật lệcòn quy định trách nhiệm khám xét, điều tra các vụ án của các cấp, và các loại tiềnthu của các đương sự và bị cáo cùng những người có liên quan đến các vụ kiện21

Trong thể lệ xét xử kiện tụng ban hành năm 1659 có định là người đi kiện

nếu được kiện phải nộp tiền tạ bằng hiện vật và tiền, nhiều ít tùy theo việc kiện lớn hay nhỏ Bị cáo phải nộp tiền đảm lễ (còn gọi là đài lễ, đài tiền), tiền này được trích

ra một phần xung công để dùng vào việc chi phí về lễ “mở ấn” và “cất ấn” hằngnăm, “còn lại thì chiếu theo phẩm hàm mà chia”22

Không những thế luật còn trừng trị những việc xét xử không đúng, người xét

xử có lỗi phải phạt giáng cấp bậc (biếm), hình phạt biếm có thể chuộc bằng tiền.Nhưng những người đi kiện khiếu nại không chính đáng thì cũng phải nộp “tiền tạ”

Năm 1777, các luật lệ tố tụng nói trên đã được biên soạn lại, sưu tập thànhsách gọi là “ Quốc triều khám tụng điều lệ” Đây là Bộ luật tố tụng duy nhất vàcũng là bộ luật dành trọn cho một lĩnh vực – luật tố tụng trong lịch sử cổ trung đạiViệt Nam, với bộ luật tố tụng đầu tiên này cho thấy so với giai đoạn trước nhữngquy định về tố tụng cũng đã tiến xa hơn một bước Về nội dung của bộ luật này sẽđược nói rõ hơn ở phần sau

1.2.4 Quy định tố tụng trong pháp luật thời Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, vào nửa cuối thế kỷ XIX, nước Việt Nam đã bị đặt dướinền Pháp thuộc, không kể là Nam kỳ đã bị nhượng làm thuộc địa của Pháp, cho nênnền pháp luật triều Nguyễn chỉ được tìm hiểu trong giai đoạn độc lập và không nóiđến thời kỳ Pháp thuộc Nhà nước quân chủ chuyên chế Nguyễn ở thế kỷ XIX trướccuộc xâm lược của thực dân Pháp đã quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng công cụpháp luật để thực hiện chính trị của triều đại mới Sự kiện quan trọng trong thời kỳ

21 Đinh Gia Trinh: sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB.KHXH, HN 1968, tr 225

22 Lịch triều hiến chương loại chí (hình luật chí), NXB.KHXH, HN 1993 tr 99

Trang 18

này là sự tăng cường hoạt động lập pháp, được biểu hiện thông qua việc ban hành

bộ Hoàng Việt luật lệ

Trong bài tựa bộ Hoàng Việt luật lệ, thường gọi là bộ luật Gia Long, vua Gialong đã quy cho nhà Tây Sơn cái trách nhiệm đã gây nên mọi sự rối loạn trong xãhội, khiến pháp luật bị rầy xéo, kẻ vô tội bị ức hiếp, và lòng người dân hoang mang

vô hạn Sau khi nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa sang lại hình phạt, vua Gia Long

đã ghi rõ chỉ thị của mình “mở hình thư của các triều cũ mà xét, ta thấy nước ViệtNam, dưới mỗi triều Lý, Trần, Lê, đều có thiết lập các điển pháp riêng biệt để cai trịvà các chế độ đã được quy định đầy đủ trong luật Hồng Đức Ở Trung Hoa, các bộluật lệ ban hành dưới các đời Hán, Đường, Tống, Minh, đều được soạn định lại dướimỗi triều và đã được nhà Đại Thanh bổ túc Vì vậy, các đại thần trong triều đã đượclệnh căn cứ vào các điển pháp các triều cũ, xem xét lại luật Hồng Đức và ĐạiThanh, châm chước, cân nhắc, và quy chỉnh lại, để làm thành một bộ luật thứ tự vàthích hợp23

Năm 1811, vua Gia Long sai Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài coi việc soạnluật, sách thảo xong năm 1812, vua xét lại, làm bài tựa và đến năm 1815 thì bộHoàng Việt Luật lệ được ban hành 24 Bộ luật Gia Long được thi hành trong suốt cáctriều vua Nguyễn tiếp sau đó, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức chỉ có ban

hành những dụ để bổ sung, sửa chữa, thêm bớt về một số điểm vào các điều quy

định trong Hoàng Việt luật lệ Từ 1812 đến 1860 có khoảng trên dưới 150 đạo dụnhư vậy (từ Gia Long đến Thành Thái có khoảng hơn 300 dụ) Các dụ giải thích,sửa đổi và bổ sung đó có liên quan đến nhiều vấn đề và nhiều điều khoản của bộluật ở phần Danh lệ cũng như các phần khác Đáng chú ý là những đạo dụ về vấn đềruộng đất, về luật hình, và về tố tụng

Về tố tụng hình sự, dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã đượcban hành nhiều luật lệ bổ sung về thể lệ bắt bớ, giam cầm, thời hạn phải xét các vụ

án thuộc các loại, chế độ ngục hình,…(lệ năm 1862, 1844…)

Có thể nói thành tựu lập pháp điển hình của triều Nguyễn là bộ Hoàng Việtluật lệ (bộ luật Gia Long) Bộ luật này có các quy định về kiện tụng, tra khám, xét

23 Vũ Văn Mẫu: cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển 2, Sài Gòn 1970, tr 146

24 Đinh Gia Trinh: Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB KHXH, HN 1968, tr.272

Trang 19

xử và thi hành án chủ yếu tại các phần Danh lệ (quyển 2, 3), luật hình về tố tụng(quyển 16), luật hình về sự phán xét bản án (quyển 20, 21) Luật quy định rõ vềthẩm quyền, trình tự xét xử, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, quátrình thi hành bản án và những trường hợp được miễn giảm, ân xá.

Về thẩm quyền và trình tự tố tụng: điều 376 luật Gia Long quy định 3 cấp xét

xử dựa trên cơ cấu hành chính, phạm vi thẩm quyền theo vụ việc cũng như mức độnặng nhẹ của hình phạt: cấp huyện (phủ, châu) xử các tội quân, lưu, đồ; cấp tỉnh(doanh, trấn) tra xét, ghi chép tội tử; kinh thành (kinh đô) có quyền xét lại các án

đồ, lưu, tử, đình nghị và tâu lên vua phê chuẩn Tại Kinh thành quan Pháp ty cóquyền xét án tội tử Ngoài ra, bộ luật còn quy định thẩm quyền tố tụng theo 3 loại

vụ việc chính Việc dân bao gồm cả hình sự và dân sự liên quan đến thường dân, giải quyết từ huyện, phủ, châu; việc quân gồm các vụ việc liên quan đến quân sự, quân đội đều xử theo quân pháp, thuộc quyền các Doanh; việc thương mại, liên

quan đến buôn bán vay nợ tiền bạc thì giải quyết ở địa phương không được phép tâulên Kinh thành Nếu vụ việc liên quan đến cả quân và dân thì hai bên Quản quân vàQuan ty hội bàn cùng giải quyết Quan chức phạm tội được xét theo thủ tục riêng.Người trong hoàng tộc phạm tội thuộc quyền xét xử của Tôn nhân phủ (điều 3, 6, 9,

301, 310)

Về thưa kiện: được quy định từ điều 301 – 311 Điều 301 quy định rằng

“việc thưa kiện phải từ cấp cơ sở Việc quân thuộc thẩm quyền của Danh, Vệ Việcdân thuộc quyền Huyện, Châu Quân, dân thưa kiện phải từ địa phương mình Nếu

ở đó không thụ lý, hoặc làm mất, làm cong quẹo thì mới trình lên Thượng ty Nếuvượt tố thẳng lên Thượng ty thì xử phạt 50 roi” “Khách buôn Doanh, Trấn kiện vềthiếu nợ tiền bạc chỉ được thưa gửi giải quyết ở Quan ty thôi Kẻ nào tâu thưa lênKinh thành, không kể thật hư, hỏi tội lập án không thi hành”

Về việc thụ lý: luật Gia Long quy định “các quan khi nhận đơn thưa kiệnphải làm rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lý Nếu bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vàomức độ nghiêm trọng của vụ việc” Không thụ lý việc đánh người, hôn nhân, ruộngđất thì xử từ 60 đến 80 trượng Được báo về tội giết người, bạo trộm, xâm hại đếntính mạng, tài sản mà không thụ lý xử phạt 80 trượng… (điều 312, 345)

Trang 20

Thủ tục bắt người, giam giữ: quy định từ điều 352 – 359 Luật đã có sự phânbiệt giữa tội nhân và tù nhân Tội nhân là người phạm tội đang bị truy xét Tù nhânlà người đã bị xử có tội và giam giữ.

Về khảo cung: việc hỏi cung, tra khảo được quy định tại các điều 359, 361,369,… Không được phép tra khảo: người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi,người tàn phế, phụ nữ mang thai và thuộc hạng người Bát nghị Việc tra khảo phảiđúng luật định, đồng thời luật nghiêm trị quan lại lợi dụng công quyền để báo thùriêng trong khi giam giữ, tra khảo tù nhân (điều 361)

Về xét xử: được quy định tại quyển 19, 20 và phần Danh lệ với khoảng 35điều luật Bộ luật Gia Long trừng phạt nghiêm khắc các quan vi phạm luật về xét

xử Người tiến hành xét xử là quan án đại diện của nha môn Người tham gia gồmnguyên cáo, bị cáo, người làm chứng, người đối chất, thân thuộc, người bị hại,người đại diện, người được mời đến khai báo, người viết thay Đây là những quyđịnh khá chi tiết cụ thể và khá gần với quy định trong pháp luật tố tụng hiện đại vềngười tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Cáo trạng phải tuyên rõ tội danhcăn cứ vào điều luật, hành vi phạm tội và dựa trên cơ sở thưa kiện của nguyên cáo.Việc định tội, lượng hình phải tuân thủ nguyên tắc: chỉ căn cứ vào điều luật cụ thể,tôn trọng chứng cứ, căn cứ vào biên bản, xét xử công khai tại công đường, nhữngyếu tố phát sinh cần được xem xét rõ ràng thận trọng (điều 42, 43, 380)

Thi hành án: các hình phạt nhẹ là xuy, trượng được thi hành ngay sau khi xét

xử tại nha môn Hình phạt đồ, lưu sau 3 ngày thì dẫn giải đến nơi phát phối Đối vớibản án 5 bậc đồ, phạm nhận được đưa về Doanh, Trấn của họ để thi hành, hết hạn

đồ họ được trả tự do Án xử tử hình được chia thành 2 loại xử quyết và giam chờ

Do liên quan đến mạng sống con người nên thủ tục xét án tử hình rất nghiêm ngặt

Ngoài những quy định kể trên thì Hoàng Việt luật lệ còn có những quy định

về xét xử phúc thẩm (án xử quyết, án xử gian chờ), về ân xá và trách nhiệm của cácquan lại trong việc vi phạm các quy định tố tụng

Qua những quy định trong Hoàng Việt luật lệ thì điểm tiến bộ so với phápluật triều Lê là pháp luật thời kỳ này đã quy định về những trường hợp quan xử ánkhông được tham gia xét xử Quan xử kiện không được là người thân thuộc, thônggia, họ ngoại với người đi thưa kiện Kể cả trong trường hợp người đi thưa kiện là

Trang 21

thầy dạy học của quan xử kiện hoặc thượng ty cũ hay quan trưởng trong cùng mộtlàng với mình thì quan xử kiện phải làm giấy xin không xét xử vụ đó Ngoài ra, khitiến hành xét xử pháp luật cũng yêu cầu quan xử án phải chú ý đến các nhân chứng

có liên quan, phải y theo sự việc trong đơn thưa kiện của nguyên cáo mà xử (điều

371 Hoàng Việt luật lệ) Những quy định này đảm bảo cho việc xử án được kháchquan, tôn trọng chứng cứ, sự thật, đặc biệt là quyền tự định đoạt của đương sự đượctôn trọng Thời hạn xét xử cũng là vấn đề được chú trọng Khi nhận được đơn kiệntụng về các việc liên quan đến hôn nhân, ruộng đất, nhà cửa, viên quan có thẩmquyền phải tiến hành xét hỏi ngay Việc xét xử phải theo hình thức công khai ởchính đường và phải viện dẫn rõ việc áp dụng các điều lệ…(điều 371 Hoàng Việtluật lệ)

Tuy nhiên, ngoài những điểm tiến bộ cần ghi nhận thì cũng phải thừa nhậnrằng so với thời kỳ mà Hoàng Việt luật lệ ra đời thì nó chưa theo kịp được bước tiếncủa kỹ thuật lập pháp thời đại, vì thế kỷ XIX là thế kỷ mà luật tố tụng đã bước đầuđược nhìn nhận như một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nhiều quốcgia và đã có sự phân tách giữa luật nội dung và luật hình thức Đồng thời nếu nói vềtiến trình lập pháp trong lịch sử thời trung đại thì Hoàng Việt luật lệ có thể xem nhưmột bước thụt lùi trong kỹ thuật lập pháp nước ta vì trước đó đã có một bộ luậtriêng quy định về thủ tục tố tụng mang tên: Quốc triều khám tụng điều lệ Điều này

có lẽ do các nhà lập pháp thời Nguyễn đã quá rập khuôn, cứng nhắc theo bộ ThanhTriều luật lệ của Trung Quốc, nên đã không tiếp thu được thành tựu của triều đạitrước

Trang 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong quá trình xây dựng và quản lý nhà nước, các triều đại phong kiến ViệtNam, đã phần nào nhận thức được rằng vấn đề dân nguyện nếu không được giảiquyết tốt sẽ dẫn đến việc mất lòng dân, khi đó nhà nước sẽ không còn chỗ dựa,không còn sức mạnh cần thiết để bảo vệ đất nước và duy trì sự thống trị của mình

Vì lẽ đó, ngay từ thời Lý – Trần và đặc biệt là dưới thời Lê và sau này là thờiNguyễn, các nhà nước đã quan tâm tới việc ban hành hệ thống luật lệ để đề ra cácquy chế điều hành và quản lý xã hội Chính vì có sự quan tâm đúng mức của nhànước mà có nhiều văn bản pháp luật được ban hành mà tiêu biểu là 4 bộ luật tổnghợp, có quy mô tương đối lớn, có nội dung phong phú và đa dạng Đó là bộ Hìnhthư thời Lý (1042), bộ Quốc triều hình luật thời Trần( hay còn gọi là Hình thư, banhành năm 1341), bộ luật Hồng Đức thời Lê (1483) và bộ luật Gia Long (1815), đâylà những bộ luật tổng hợp có phạm vi điều chỉnh rất rộng như dân sự, hình sự, hànhchính… và cũng trong những bộ luật này những quy định về tố tụng đã khôngngừng được xây dựng, ngày càng hoàn thiện và phát triển Đồng thời nói về sự pháttriển các quy định tố tụng thời phong kiến không thể không kể đến bộ luật đượcxem là bộ luật tố tụng đầu tiên của Việt Nam, đó là bộ Quốc triều khám tụng điều lệđược ban hành năm 1777 là bộ luật quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề giải quyết cáckhiếu nại, tố cáo, kiện tụng của người dân Có thể thấy sự ra đời của bộ luật tố tụngđầu tiên như một nhu cầu tất yếu đối với một xã hội cần điều chỉnh tốt hơn nữaquan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp, các cá nhân trong cộng đồng xã hội Sự hìnhthành và phát triển của hệ thống các văn bản điển chế và pháp luật phong kiến nóichung và lĩnh vực tố tụng nói riêng đã phản ánh sự phát triển của các định chế chínhtrị, nhà nước và pháp quyền thời phong kiến, là một dấu mốc quan trọng của nền lậppháp Việt Nam

Mặc dù những quy định tố tụng thời phong kiến được ra đời không tránhkhỏi những quy định còn phiến diện và sơ sài Nhưng qua mỗi triều đại những quyđịnh đó đã không ngừng được bổ sung và phát triển Đồng thời, qua các bộ luật củatriều Lê và triều Nguyễn đã chứng tỏ rằng ông cha ta đã ý thức được sự phân biệtgiữa pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức tố tụng ở một mức độ nhấtđịnh Sự ra đời của Quốc triều khám tụng điều lệ đã cho thấy tư duy lập pháp ngày

Trang 23

càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội bấy giờ, bộ luật này làminh chứng cho sự phát triển của các quy định tố tụng trong pháp luật phong kiếnViệt Nam, cho thấy những quy định tố tụng đã ngày càng được quy định mang tính

hệ thống, cụ thể, rõ ràng và có nhiều tiến bộ Có thể các quy định tố tụng này cònchưa đầy đủ và có những điểm còn hạn chế nhưng cùng với những quy định khác vềpháp luật tố tụng, nó là một di sản quý báu và đặc sắc trong kho tàng lịch sử vănhóa của dân tộc Việt Nam mà chúng ta cần nghiên cứu và học hỏi

Trang 24

CHƯƠNG II:

NỘI DUNG CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH TỐ TỤNG THỂ HIỆN TRONG

QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ

Do chính sách thống trị của các triều vua Lê tiếp sau Lê Thánh Tông dần dần

đã biểu hiện nhiều nhân tố tiêu cực Kinh tế nông nghiệp suy sụp dần, sức sản xuất

xã hội không phát triển lên được, sự áp bức bóc lột nhân dân ngày càng gay gắt.Chính sự trở nên mục nát, vua quan tăng cường vơ vét của dân, ăn chơi xa xỉ, nội

bộ triều đình và cung phủ lục đục, bị rầy xé bởi những cuộc đoạt quyền, tiếm chức,chém giết lẫn nhau, nên từ năm 1511 - 1521 nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã

nổ ra trong đó có cuộc khởi nghĩa lớn nhất do Trần Cảo – đã từng giữ một chứcquan nhỏ trong triều cầm đầu Các cuộc đấu tranh của nông dân đã nói lên tìnhtrạng khủng hoảng của xã hội đương thời, góp thêm phần vào cuộc khủng hoảngchính trị đang làm lung lay nền thống trị của nhà Lê

Từ năm 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng giảm sút, khi chính quyền trungương suy yếu thì các thế lực phong kiến quân phiệt nổi dậy lấn át quyền lực củavua Dựa vào công lao của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nôngdân và đánh bại các thế lực chống đối, dựa vào sự ủng hộ của một số quan tướng,Mạc Đăng Dung đã nhân cơ hội đó ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra nhàMạc (1527), mở đầu cho thời kỳ cát cứ rối ren, chia cắt lâu dài đất nước mà trướchết là cuộc xung đột Nam – Bắc triều

Sau khi Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nhiều quan lại cũ đã phản ứngkịch liệt Một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim tổ chức lực lượng chống lại họ Mạc,lập Lê Duy Ninh lên làm vua (Lê Trang Tông: 1533 – 1548), nêu chiêu bài “ phù Lêdiệt Mạc”, một triều đình mới của nhà Lê hình thành ở Thanh Hóa, sử cũ gọi làNam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc, bắt đầu thời kỳ trung hưng của

Trang 25

nhà Lê Năm 1539 – 1540 quân Nam triều đánh về trấn Thanh Hóa, Nghệ An vànăm 1546 thì hoàn toàn làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào phía Nam Từ đóđất nước chia ra làm hai miền Bắc triều và Nam triều, ranh giới lãnh thổ là vùngSơn Nam (thuộc hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định ngày nay) Thời kỳ phân chiaNam Bắc triều kéo dài hơn 50 năm (1540 – 1592), cuộc nội chiến này đã gây baochết chóc đau khổ cho nhân dân Trịnh Kiểm, con rễ Nguyễn Kim là người đóng vaitrò quan trọng trong việc chống Mạc, cũng là người nắm thực quyền ở Nam triều từnăm 1545 (sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết) Uy thế chính trị của họ Trịnh bắtđầu được xây dựng và củng cố dần Sau nhiều năm chiến tranh, cuối cùng vào năm

1592, nhà Mạc ở miền Bắc bị quân của Trịnh Tùng đánh bại và trốn lên cát cứ ởmột vùng đất đai nhỏ ở miền Cao Bằng, cho đến năm 1688 thì bị tiêu diệt hoàntoàn Vua Lê trở lại ngôi xưa nhưng chỉ là bù nhìn, toàn bộ quyền hành năm trongtay chúa Trịnh

Tình trạng Nam triều – Bắc triều chấm dứt chưa được bao lâu thì xảy ra sựphân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài Một cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ Mầmmống của sự phân liệt bắt nguồn từ trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều Năm

1545, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát và Trịnh Kiểm đoạt quyền đã nảy sinh mâuthuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn Nguyễn Hoàng – con trai Nguyễn Kim,phải vận động vua Lê – chúa Trịnh cho vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) và kiêm trấnthủ Quảng Nam (1570), đã tổ chức ở đó những lực lượng chống họ Trịnh chuyênquyền Lúc đầu, họ Nguyễn vẫn là thần thuộc của Nam triều và giúp Trịnh chống lạihọ Mạc, nhưng bên trong thì ra sức xây dựng lực lượng cát cứ Mâu thuẫn giữa haitập đoàn Trịnh – Nguyễn ngày càng căng thẳng và đưa đến cuộc xung đột vũ trangkéo dài gần nửa thế kỷ từ 1627 đến năm 1672 Hai tập đoàn thù địch từ căn cứ củamình ở Bắc và Nam triều nhiều lần giao tranh trong những chiến dịch lớn hòng tiêudiệt lẫn nhau, từ 1672 hai bên hoãn chiến, lãnh thổ của đất nước bị chia cắt thànhĐàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (vùng Quảng Bình) làm giới tuyến(phía bắc là giang sơn của họ Trịnh, phía nam là giang sơn của chúa Nguyễn), mặc

dù cả hai đều nêu chiêu bài phù Lê

Phần đất thuộc họ Trịnh và có vua Lê bù nhìn, thường được gọi là ĐàngNgoài, hay Bắc Hà Năm 1599, Trịnh Tùng ép vua Lê phong cho tước vương và từ

Trang 26

đó con cháu họ Trịnh thế tập xưng vương, nhân dân quen goi là chúa Trịnh và gọichính quyền Đàng Ngoài là vua Lê – chúa Trịnh.

Phần đất thuộc họ Nguyễn thường được gọi là Đàng Trong, hay Nam Hà ỞĐàng Trong, mặc dù không có vua Lê nhưng họ Nguyễn cũng không dám xưng đế,mà chỉ tự xưng vương (từ năm 1744, đời Nguyễn Phúc Khoát) Trong thời kỳ hoãnchiến, nhà Nguyễn một mặt củng cố nền thống trị của mình trên lãnh thổ chiếm cứ,mặt khác tiến hành các cuộc chiến tranh chống các tộc phía Nam uy hiếp lãnh thổcủa mình, và do chiến thắng các tộc đó đã mở rộng dần địa bàn thống trị của họNguyễn về phương Nam Vào cuối thế kỷ XVII, đất đai còn lại của nước ChiêmThành bị chúa Nguyễn chiếm hết, và đến giữa thế kỷ XVIII thì một bộ phận lớn củanước Chân Lạp cũng bị xâm chiếm, trở thành phần đất đai thuộc vùng Nam bộ củanước Việt Nam hiện đại

Trong thế kỷ XVIII, các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên như vũ bão ởĐàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất do anh emTây Sơn lãnh đạo từ 1771 đã lật đổ nền thống trị của ba tập đoàn phong kiến Trịnh– Lê – Nguyễn, giành chính quyền, chấm dứt tình trạng phân liệt, đánh thắng quânxâm lược nhà Thanh Trong quá trình khởi nghĩa và nắm quyền thống trị, anh emTây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ, có thực hiện một số cải cách về mặt xã hội vàchính trị Nhưng thắng lợi của những người lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa không duytrì được lâu dài, và các vua Tây Sơn đã sớm bị những thế lực còn sót lại của tậpđoàn phong kiến Nguyễn được tư bản nước ngoài giúp sức đánh bại

 Tình hình kinh tế và xã hội

Do tình hình chính trị trong giai đoạn này rất phức tạp, đất nước bị chia cắttrong những thời gian dài, có những chính quyền khác nhau tồn tại trên những khuvực lãnh thổ khác nhau, có những bộ phận lãnh thổ bị giành giật qua lại trong chiếntranh, lại có những việc sáp nhập những miền mới vào lãnh thổ quốc gia nên đã làmthay đổi khá nhiều tình hình kinh tế và đời sống nhân dân

Về nông nghiệp: hiện tượng kinh tế và xã hội quan trọng trong giai đoạn này

là sự phát triển mạnh của tư hữu hóa ruộng đất và quá trình tập trung ruộng đất vàotay giai cấp địa chủ Dưới thời kỳ này, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, cònruộng tư ngày càng phát triển Bọn địa chủ quý tộc, quan lại được cấp ruộng đất

Trang 27

công làm lộc điền thường chiếm ruộng đất ấy làm của riêng trong tình hình chínhquyền trung ương suy yếu, hoặc do tình hình không yên ổn do nội chiến gây ra.Chiến tranh, nạn cường hào làm cho nông dân phiêu tán, để đất lại cho cường hàochiếm đoạt Vì ruộng đất công không còn nhiều nên chính sách lộc điền cũng khôngthực hiện được Nhà nước chỉ ban rất ít đất cho một số quan lại hạn chế Các quantại chức được cấp tiền gạo thu của dân chứ không có lộc điền Theo Phan Huy Chú(Lịch triều hiến chương loại chí - Quốc dụng chí) thì trừ vùng Sơn nam, còn thìruộng đất công của xã thôn chỉ đủ cấp cho lính làm ngụ lộc Bằng những thủ đoạncho vay nặng lãi, nhận cầm cố, mua đợ ruộng đất, sử dụng những biện pháp pháp lýkết hợp với cường quyền, bọn địa chủ tăng cường việc chiếm đoạt ruộng đất củanông dân nghèo Qua mua bán ruộng đất, một số thương nhân giàu cũng trở thànhđịa chủ Lịch triều tạp kỷ chép là năm 1726 Trịnh Cương đã phải thừa nhận rằngruộng đất tư “rơi hết vào nhà hào phú, còn dân nghèo thì không có đất cắm dùi”25.Phản ánh tình hình này ở miền Bắc vào năm 1740, Phan Huy Chú đã viết trong Lịchtriều hiến chương loại chí “ ruộng đất của dân đều để mặc cho bọn cường hào chiếmđoạt Đã bao nhiêu năm nay, những người làm việc chúa trong nước không ai trừ bỏtai vạ ấy cho dân” Sự thu hẹp của ruộng đất công chứng tỏ rằng, ruộng đất tư hữu

đã phát triển cao độ Việc mua bán ruộng đất, kiện tụng về ruộng đất luôn luôn làchuyện rắc rối ở làng xã Năm 1668, chúa Trịnh Căn đã phải hạ lệnh miễn thuế choloại ruộng “ẩn lậu”, cấm dân xã không được tố cáo, quan lại không được khám xét,

vì vậy hình thành nhiều loại địa chủ khác nhau: cung nhân, hoạn quan, quan lại,công thần, hào phú làng xã Do sự phát triển mạnh của chế độ tư hữu về ruộng đất,lụt lội, hạn hán thường xuyên xảy ra, thuế khóa nặng nề, quan lại tham nhũng, cùngvới việc đê điều vỡ lở làm cho nền sản xuất nông nghiệp suy sụp, đời sống nôngdân gặp nhiều khó khăn

Tình hình ruộng đất ở Đàng trong cũng vậy, ruộng đất khai khẩn trong quátrình bành trướng về phương Nam một phần trở thành ruộng đất tư hữu của ngườichiêu mộ dân dùng nô tỳ tổ chức khai khẩn, một phần bị sung làm công điền, côngthổ (quan điền thổ, quan điền trang) hoặc ruộng công của thôn xã, theo nguyên tắcthì ruộng công cấp cho dân, nhưng trên thực tế thì bị bọn quan lại và hào mục của

25 Đinh Gia Trinh: Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB.KHXH, HN 1968, tr 180

Trang 28

chúa Nguyễn chiếm đoạt mất một phần quan trọng Việc cướp đoạt ruộng đất cônglàm của tư càng phổ biến trước tình hình nông dân, do chiến tranh, đói khổ, phải bỏruộng đất đi phiêu bạt, hoặc phải bán rẻ đi.

Tình cảnh của nông dân vô cùng khốn đốn do tô, tức, thuế hết sức nặng nề,

do các tập đoàn thống trị phong kiến xao lãng không chăm lo đến các công tác thủylợi, bảo vệ sản xuất, do chiến tranh liên miên tàn phá sức sản xuất Cuối thế kỷXVIII, trong một tờ chiếu, Quang Trung đã viết “nước ta lâu nay bị loạn ly, lại luônluôn bị kém đói, đinh tán điều hoang, thực số đinh điền hiện nay không chắc đãbằng 4, 5 phần mười khi trước”

Về hoạt động thủ công nghiệp: trong khi nông nghiệp không có những bước

thuận lợi thì thủ công nghiệp lại có được những bước phát triển mới Kế tục truyềnthống của các triều đại trước, nhà Lê – Trịnh và chúa Nguyễn đều thành lập cáccông xưởng thủ công phục vụ nhu cầu của nhà nước Các xưởng thủ công của nhànước đã làm được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớnnhưng sử dụng chế độ “công tượng”26, bắt thợ khéo trong nhân dân làm công tượngsuốt đời, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sáng tạo chung của thợ thủcông Bên cạnh đó, nhiều làng thủ công nổi tiếng xuất hiện như: làng gốm BátTràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Hương Canh, Đình Trung (Vĩnh Yên), làng tơThanh Oai, làng sa lĩnh La Cả, La Khê (Hà Đông), làng nhuộm Huê Cầu, các làngdệt vải ở Hải Dương… nhờ sự phát triển mạnh của thủ công nghiệp mà Đàng ngoài

đã một thời phồn thịnh trong việc buôn bán với nước ngoài

Ở Đàng trong, hoạt động thủ công nghiệp cũng phát triển, những làng thủcông nổi tiếng như xã Phú Trạch, huyện Hương Trà chuyên dệt chiếu lát; xã ĐạiPhước và xã Tuy Lộc (huyện Lệ Thủy) chuyên dệt chiếu cói Đặc biệt nghề làmđường rất thịnh vượng Đường đã từng là món hàng thu hút khách nước ngoài và trởthành phương tiện cho các chúa Nguyễn đổi lấy vũ khí của Tây phương Ngoài ra,còn có những nghề thủ công mới hình thành nhờ vào sự giao lưu với người Tâyphương như nghề làm đồng hồ, nghề đúc đồng Có người thợ đồng hồ nổi tiếngNguyễn Văn Tú đã từng theo học hai năm tại Hà Lan và đã truyền nghề lại cho gia

26 Công tượng là người thợ giỏi bị trưng tập, được tổ chức thành ngũ, ngạch như binh lính, ăn lương, làm việc dưới sự đốc suất của những viên quản đốc, không có quyền bỏ việc chế độ công tượng là một chế độ lao dịch cưỡng bách

Trang 29

đình Tay nghề của họ đã làm cho người ngoài phải thán phục Nghề đúc đồng cóđược những bước phát triển kỹ thuật Tây phương, nhất là trong lĩnh vực đúc súngthần công nhờ có sự cộng tác của người thợ đúc đồng Bồ Đào Nha là Joao Da Cruz.

Nhìn chung, hoạt động thủ công nghiệp ở các thế kỷ XVII – XVIII vừa mởrộng, vừa phát triển, đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu của nhân dân trongnước và nhu cầu của thương nhân nước ngoài, đi sâu hơn vào nền kinh tế thị trường

có tính chất quốc tế Bên cạnh đó thì tình trạng nghèo nàn và tâm lí sính ngoại của

cư dân không cho phép các ngành nghề thủ công phát triển lên khi nhu cầu bênngoài giảm xuống

Về hoạt động khai mỏ: việc khai thác kim loại nhanh chóng phát triển ở các

thế kỷ XVII – XVIII do nhu cầu kim loại của nhà nước

Ở Đàng ngoài, hàng loạt mỏ được khai thác, đó là các mỏ vàng, đồng, kẽm,thiếc ở tại các vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn Sản lượngkhai thác khá lớn, ví dụ như mở đồng Tụ Long (Tuyên Quang) nộp thuế vào năm

1773 đến một vạn cân đồng

Hoạt động khai mỏ của Đàng trong không được sôi động bằng Đàng ngoàinhưng cũng đem lại cho chúa Nguyễn một nguồn lợi nhuận đáng kể Khoáng sảnđược khai thác chủ yếu là sắt và vàng Mỏ sắt có ở xã Phú Bài thuộc huyện PhúVang, xã Điền Phúc thuộc huyện Bố Chính Mỏ vàng thì có ở nhiều nơi nhưng nổitiếng nhất là các mỏ ở Quảng Nam Vàng cũng như đường làm cho khách buônnước ngoài đổ xô đến Hội An để tìm mua

Kim loại thu được trở thành nguồn lợi cho thương nhân, phục vụ việc đúctiền, đúc súng đạn, làm đồ trang sức và các vật dụng hằng ngày của nhân dân Nóichung, ở các thế kỷ XVII – XVIII Khai thác hầm mỏ đã trở thành một bộ phậnquan trọng của thủ công nghiệp Do tính chất của công việc, ở đây hình thành mộtphương thức sản xuất tập trung, thuê mướn có tính tư nhân

Về thương nghiệp: thế kỷ XVI – XVIII chứng kiến một thời kì phát triển

khá rầm rộ của thương nghiệp Một mặt, do nhu cầu thoát khỏi sự gò bó của nôngnghiệp cũng như sự phát triển tự thân của nó (chủ yếu ở Đàng trong), do điều kiệngiao thông, đi lại thuận lợi hơn trước, do nhu cầu của cuộc sống hằng ngày tăng lên,nên sự trao đổi hàng hóa ngày càng cần thiết Mặt khác, sự hình thành của luồng

Trang 30

giao lưu buôn bán quốc tế tác động mạnh mẽ đến các vùng lâu nay đóng kín và làmcho nhu cầu hàng hóa đặc sản địa phương tăng lên không ngừng, bên cạnh đó cómột thời nhà Thanh đóng cửa buộc các thương nhân Trung Quốc cũng như nướcngoài khác phải dồn sang Việt Nam… Tất cả những điều đó vừa làm cho việc buônbán với nước ngoài phát triển, vừa làm cho nội thương thêm nhộn nhịp Tuy nhiên,

do hậu quả của chính sách ức thương cổ điển của nhà nước phong kiến, nên thươngnghiệp nói chung còn phát triển chậm Nhưng ngoại thương do nhà nước độc quyền

đã có chút khởi sắc trong thế kỷ XVII để phục vụ cho nhu cầu của nội chiến.Thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và các nước tư bản phương tây như Bồ ĐàoNha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đến buôn bán ngày càng nhiều ở các cửakhẩu, trong đó Phố Hiến (Hưng Yên) ở Đàng ngoài và Hội An ở Đàng trong lànhững đô thị sầm uất nhất Nhưng đến thế kỷ XVIII thì ngoại thương có giảm sút đi

vì đó là thời kì tạm hoãn chiến giữa Nam và Bắc, giai cấp thống trị phong kiến ởĐàng trong cũng như ở Đàng ngoài đều có ít nhiều hạn chế ngoại thương vì sợthương nhân ngoại quốc lợi dụng sự buôn bán mà tiến hành việc do thám Tuynhiên, việc buôn bán với nước ngoài ở Đàng trong vẫn còn phồn thịnh và thuế đánhvào các tàu buôn ngoại quốc là một nguồn thu nhập đáng kể của nhà nước

Về sự phân hóa xã hội: sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong các thế kỷ

XVI – XVIII đã ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa xã hội Trước hết, với sự phát triểncủa công thương nghiệp đã làm hình thành một số tụ điểm buôn bán có tính chất địaphương như: Đồng Đăng, Kỳ Lừa (Lạng Sơn), Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh),

Vị Hoàng (Nam Định ), Phù Thạch, Thạch Lễ (Nghệ An), Phú Xuân (Thừa Thiên),Bến Nghé (Gia Định)….và bên cạnh đó là 3 đô thị Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An.Thăng Long phồn thịnh với tên Kẻ Chợ Sự hưng khởi của các đô thị đã làm thayđổi bộ mặt kinh tế Đại Việt, dù rằng số lượng và chất lượng của đô thị đương thờichưa đủ sức tạo nên một nếp sống, một nền văn hóa mới Đồng thời, với sự pháttriển của kinh tế hàng hóa đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt xã hội Một mặt, ngườinông dân có thể làm thêm các nghề thủ công hay buôn bán nhỏ để cải thiện đờisống, bù vào những thiếu hụt trong sản xuất nông nghiệp hay mua sắm những thứcần thiết, các hàng ngoại ưa thích Mặt khác, quan hệ tiền tệ cũng do đó, ngày càngchi phối con người Từ cuối thế kỷ XV, đồng tiền đã chui vào hàng ngũ quan lại,

Trang 31

làm hư hỏng đạo đức Nền tảng đạo đức cũ bị phá vỡ Trong hàng ngũ thống trị, bọnquan lại đua nhau đục khoét nhân dân, bất chấp mọi thủ đoạn Nhà chúa cũng lấybuôn bán làm giàu Đồng tiền chui vào thi cử, giáo dục, quan tước trở thành một thứhàng hóa Việc kiện tụng đòi tiền biến thành giá trị chủ yếu của các chức quan phủ,huyện được nhà nước đem bán.

Tình hình kinh tế - chính trị không ổn định trong thời kì này đã làm cho mâuthuẫn xã hội trở nên rất trầm trọng giữa giai cấp địa chủ thống trị (trong đó có địachủ quan lại) và nông dân lao động, mâu thuẫn này trở nên cực kỳ gay gắt vào thế

kỷ XVIII, thế kỷ của các cuộc khởi nghĩa nông dân Tuy kinh tế hàng hóa có pháttriển, nhưng xã hội Đại Việt vẫn là một xã hội phong kiến trong đó quan hệ sản xuấtphong kiến là quan hệ thống trị, mặc dù có phát sinh những mầm mống của quan hệbóc lột tư bản chủ nghĩa nhưng chưa phát triển đến mức hình thành quan hệ bóc lộtnhân công theo lối tư bản chủ ngĩa một cách phổ biến Do chính sách áp bức bóc lộtnhân dân lao động, các chính sách kìm hãm sự phát triển sản xuất xã hội, do cáccuộc nội chiến kéo dài và tàn hại, các tập đoàn phong kiến thống trị Trịnh, Nguyễn,

Lê đã trở thành lực lượng xã hội mâu thuẫn gay gắt với nông dân, thợ thủ công,thương nhân, dân nghèo Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được sự ủng hộ của nhân dânlao động đã chiến thắng và lật đổ các tập đoàn thống trị đó

2.2 Hoạt động xây dựng pháp luật trong thời kỳ nội chiến phân liệt

Thế kỷ XVI trở đi đến cuối thế kỷ XVIII, có nhiều vương triều thay thế nhautrị vì trên đất nước ta và chia nhau khu vực thống trị, lại có nội chiến phức tạp, thêmvào đó các tư liệu pháp luật còn ghi chép lại được thường có tính chất tản mạn, nênviệc nghiên cứu tình hình lập pháp, chế độ pháp luật của các chính quyền nhà nướctrong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn

Hơn nữa, nền pháp luật ở thời cực thịnh của nhà Lê thế kỷ XV mà tiêu biểulà bộ luật Hồng Đức với mô hình pháp luật khá hoàn thiện có một sức ảnh hưởng rấtlớn đối với các vương triều thống trị ở các thế kỷ XVI, XVII và XVIII Bộ luậtHồng Đức được coi như mẫu mực để noi theo nên được các vương triều sau tiếp tục

áp dụng

Ở thời Nam – Bắc triều, chiến tranh liên miên nên việc xây dựng pháp luật ítđược chú ý Nhà Mạc dường như không có ý định thay đổi hệ thống pháp luật vốn

Trang 32

đã hoàn chỉnh của nhà Lê, mà chỉ ban hành một số các văn bản đơn hành như chiếu,chỉ, lệnh, sắc, dụ trong quá trình quản lý và cai trị của mình Tương tự như vậy thìtriều Lê Mạt ở Thanh Hóa cũng không có điều kiện xây dựng luật mới, mà vẫn ápdụng pháp luật của tổ tông Trong suốt thời gian dấy nghiệp cho đến lúc đánh bạiđược họ Mạc, vua Lê hầu như chỉ ban hành một số điều quân luật Vì vậy nghiêncứu hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn này chủ yếu nghiên cứu về phápluật trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh và thời Tây Sơn.

Hoạt động xây dựng pháp luật ở Đàng ngoài

Trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, giai cấp cầm quyền phong kiến suy tànkhông thể chú trọng nhiều đến hoạt động lập pháp và xây dựng pháp luật Về cơ bảntriều đình Lê – Trịnh ở Đàng ngoài vẫn sử dụng pháp luật thời Lê sơ với những sửađổi và bổ sung cần thiết, nhất là trong địa hạt kinh tế, tài chính, văn hóa… Bộ luậtHồng Đức vẫn được thi hành, chính quyền Lê – Trịnh chỉ có ban hành những luật

lệ bổ sung và sửa đổi về một số vấn đề riêng Riêng về dân luật, trong các thế kỷsau Lê Thánh Tông hầu như không có văn bản pháp luật nào có tính chất quan trọngđáng kể được ban hành thêm Những quy định về những vấn đề hợp đồng, thừa kế,chúc thư, chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong luật Hồng Đức vẫn được giữnguyên về cơ bản, không có gì thay đổi

Năm 1777 triều đình Lê – Trịnh ban hành bộ Quốc triều điều luật Nội dung

cơ bản của bộ luật này là bộ luật Hồng Đức, có một số bổ sung, theo Lịch triều hiếnchương loại chí (văn tịch chí) thì những bổ sung đó không có nhiều Nếu về phápluật hình sự, dân sự, chính quyền Đàng ngoài không có những sáng tạo mới gì đáng

kể, thì trong lĩnh vực luật lệ về tố tụng tư pháp, nghĩa là về những vấn đề có liênquan đến việc kiện cáo và xét xử thì hoạt động lập pháp của nhà Trịnh lại kháphong phú Cùng năm 1777, những luật lệ về tố tụng đã được sưu tập lại, biên soạnthành bộ và ban hành mang tên Quốc triều khám tụng điều lệ, có tính chất như mộtpháp điển tố tụng Trong bộ luật này, các thủ tục tố tụng được nêu lên rõ ràng, định

rõ các cấp xét xử và thứ tự kêu lên cấp trên của các vụ án, định thời hạn phải xét xửcác án kiện Luật cũng quy định các hình thức khám xét bắt bớ, điều tra, xét xử,ngục tụng Theo luật, những quan lại để án quá hạn mà không xét xử sẽ bị tội

Ngày đăng: 05/08/2017, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w