1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Cải tiến, đổi mới công nghệ trong chế biến thủy sản đông lạnh

15 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 658,49 KB

Nội dung

Trong tài liệu này chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp hệ thống lại tất cả những giải pháp, công nghệ có thể cải tiến, đổi mới trong ngành chế biến thủy sản đông lạnh như: hệ thống quản lý nă

Trang 1

Cải tiến, đổi mới công nghệ trong chế biến thủy sản đông lạnh

Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế Quốc tế, nâng cao hình ảnh, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp Nhằm góp phần vào mục tiêu

hỗ trợ Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp.HCM (ECC) sẽ giới thiệu đến Quý doanh nghiệp loạt bài viết về các giải pháp nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ trong chế biến thủy sản đông lạnh Các giải pháp này được đưa

ra trên cơ sở khảo sát và tư vấn cho doanh nghiệp trong suốt 10 năm qua của ECC và đã được các chuyên gia, các doanh nghiệp đánh giá, góp ý

Theo khảo sát, đánh giá của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức năng lượng khác, tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho ngành chế biến thủy sản đông lạnh là 10-20%

Trong tài liệu này chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp hệ thống lại tất cả những giải pháp, công nghệ có thể cải tiến, đổi mới trong ngành chế biến thủy sản đông lạnh như: hệ thống quản

lý năng lượng, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lò hơi và phân phối hơi, hệ thống điều hòa không khí và lạnh công nghiệp, hệ thống máy nén khí và phân phối khí nén,

hệ thống bơm quạt và cuối cùng là tính toán chi phí, lợi ích cho một số giải pháp tiết kiệm năng lượng thường gặp

Trang 2

1 Hệ thống quản lý năng lượng

1.1 Nhóm giải pháp cải tạo

Nhóm giải pháp cải tạo đòi hỏi doanh nghiệp dành nhiều thơi gian hơn trong việc quản lý, giám sát, đánh giá việc sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp để có biện pháp quản lý, xử

lý kịp thời, hiệu quả Ưu điểm của nhóm giải pháp này là chi phí đầu tư thấp nhưng mang đến hiệu quả lớn và có tính bền vững Sau đây là 05 giải pháp chính trong nhóm giải pháp cải tạo:

- Thành lập Ban quản lý năng lượng với sự tham gia của hầu hết các phòng ban trong công ty;

- Vận hành các hệ thống, công cụ giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm năng lượng như: Kiểm toán năng lượng, áp dụng ISO 50001, áp dụng ISO 9001, áp dụng các hệ thống, công cụ khác như: Sản xuất sạch hơn, thực hành 5S, 6Sigma (cải tiến quy trình), GMP (thực hành sản xuất tốt), KPI (Đo lượng hiệu suất), TPM (duy trì năng suất toàn diện) và TQM (quản lý chất lượng toàn diện)…

- Xây dựng hệ thống đo lường các chỉ số, chỉ tiêu quản lý năng lượng và theo dõi đánh giá thường xuyên Một số chỉ tiêu cần được xây dựng như: Chi phí năng lượng/doanh thu hay lợi nhuận; Suất tiêu hao năng lượng/đơn vị sản phẩm, thời gian chạy máy/thời gian được lập theo kế hoạch, sản phẩm đạt chất lượng/tổng sản phẩm… Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cơ cấu chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm, hiệu suất tiêu thụ năng lượng tổng thể và của từng thiết bị…

- Đề ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong từng giai đoạn

- Phát động phong trào tiết kiệm năng lượng nhầm nâng cao ý thức tiết kiệm năng

lượng cho toàn bộ công nhân viên

1.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ

Hiện nay, hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát SCADA và hệ thống giám sát điện năng PMS là những công nghệ mới được ứng dụng cho hệ thống quản lý năng lượng tại doanh nghiệp

Hệ thống SCADA cho phép thu thập tất cả các thông số về trạng thái hoạt động của thiết

bị, chẳng hạn như: trạng thái mở/tắt, công suất điện tức thời, điện năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian… các thông số này được lưu lại để có thể truy suất khi cần thiết Đồng thời hệ thống SCADA cũng cho phép điều khiểu thiết bị từ xa, cho phép tắt mở thiết bị

Trang 3

theo thời gian thực hiện đã thiết lập sẵn SCADA là một hệ thống quản lý giám sát tối ưu cho nhà máy, tuy nhiên chi phí đầu tư cho hệ thống này là khá cao

Hệ thống giám sát điện năng PMS (Power Management System), với chi phí đầu tư thấp hơn, các doanh nghiệp có thể sử dụng phần thu thập dữ liệu về các thông số điện (P,U,I Cosphi) Hệ thống này giúp doanh nghiệp hiểu rõ biểu đồ phụ tải, theo dõi trực tuyến tiêu thụ điện, hỗ trợ đội ngũ vận hành và lắp đặt, tìm cách tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí Một số đặc tính nổi bậc của hệ thống PMS như sau:

- Xác định rõ chi phí điện cho từng ca, bộ phận, phân xưởng, sản phẩm;

- Xác định tính hợp lý của các giải pháp cải tiến, giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư;

- Chuẩn đoán và giảm thời gian dừng máy sự cố một cách tích cực;

- Xác định chính xác loại sự cố chất lượng điện năng, thời gian, vị trí của sự cố;

- Gửi các cảnh báo để đề phòng trước sự cố xảy ra;

- Phân tích nguyên nhân, hỗ trợ xác định nguyên nhân sự cố nhanh và xử lý triệt để

- Xác định nguyên nhân sự cố là do thiết bị hay do nguồn điện

2 Hệ thống chiếu sáng

2.1 Nhóm giải pháp cải tạo

Đối với hệ thống chiếu sáng, giải pháp tăng cường tận dụng chiếu sáng tự nhiên được xem

là giải pháp cơ bản và tối thiểu được chi phí năng lượng Một số giải pháp thường được sử dụng để cải tạo hệ thống chiếu sáng là: Thiết kế chiếu sáng tối ưu, đảm bảo tốt công tác bảo trì bảo dưỡng, sử dụng ballast điện tử thay cho ballast điện từ hay sử dụng chóa phản quang…Trong thiết kế chiếu sáng tối ưu, các chuyên gia kỹ thuật sẽ xem xét các yếu tố như độ sáng theo tiêu chuẩn, chiều cao treo đèn hợp lý, sự che chắn, chế độ điều khiển đèn linh hoạt, kết hợp điều khiển tập trung và điều khiển cục bộ, điều khiển bằng tay và điều khiển tự động Nhóm giải pháp này giúp tiết kiệm từ 10-20% điện năng tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng

2.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ

Đối với nhóm giải pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng các loại đèn công nghệ mới, có hiệu suất chiếu sáng cao và độ suy giảm quang thông thấp như đèn Led, Huỳnh Quang T5, Compact, Metal Halide…thay thế cho các bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng thấp như đèn Huỳnh Quang T10, Dây tóc, Thủy ngân cao áp…Theo chuyên gia chiếu sáng, giải pháp đèn Led sẽ giúp tiết kiệm hơn từ 37%-55% điện năng tiêu thụ so với đèn Huỳnh Quang T5, T10

Trang 4

Tiêu thụ năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong chế biến thủy sản đông lạnh

Về tiêu hao năng lượng: Tiêu hao năng lượng trung bình của ngành chế biến thủy sản tại

Việt Nam đang ở mức cao hơn so với trung bình thế giới Suất tiêu hao năng lượng trung bình của 24 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh do ECC khảo sát cao hơn trung bình thế giới là 2.4 lần Suất tiêu hao trung bình của Việt Nam là 0.26TOE/tấn sản phẩm, suất tiêu hao trung bình của thế giới là 0.11 TOE/tấn sản phẩm Tiêu thụ tài nguyên trong ngành chế biến thủy sản đặc trưng qua mức tiêu thụ điện, nhiên liệu và nước

Về tiêu thụ điện: Lượng điện tiêu thụ của ngành phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: Quy trình

chế biến, tuổi thọ của thiết bị, hoạt động bảo trì, mức độ tự động hóa, yêu cầu các loại sản phẩm đang được sản xuất và sự quản lý của mỗi nhà máy Mức tiêu thụ điện trung bình cho các hoạt động sản xuất trong nhà máy chế biến thủy sản dao động từ 57-2.129 kWh/tấn nguyên liệu và 324-4.412 kWh/tấn sản phẩm Trong đó, mức tiêu thụ điện cho hệ thống lạnh cấp đông là lớn nhất

Về tiêu thụ nhiên liệu: Tiêu thụ nhiên liệu (dầu, than đá, củi…) chủ yếu cung cấp cho lò

hơi để cấp hơi nóng cho một số công đoạn trong quy trình sản xuất như hấp, luộc, vệ sinh Theo VNCPC và ECC, suất tiêu hao nhiên liệu của các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh dao động từ 0.168 lít/kg-0.540 lít/kg sản phẩm tùy theo loại sản phẩm và nguyên liệu đầu vào

Về tiêu thụ nước: Đặc trưng của ngành chế biến thủy sản là sử dụng một lượng nước rất

lớn trong các công đoạn sản xuất Theo VNCPC, mức tiêu thụ nước tại các nhà máy chế biến thủy sản dao động từ 4.3-93.8m3/tấn nguyên liệu hoặc 25-267m3/tấn thành phẩm, mức tiêu thụ tối ưu trung bình khoảng 30m3/tấn thành phẩm Tuy nhiên trên thực tế ít doanh nghiệp đạt được mức tối ưu này, nguyên nhân do thiếu ý thức tiết kiệm và chưa có

sự kiểm soát cho các hoạt động sử dụng nước trong nhà máy

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng: Theo thực tế khảo sát, đánh giá của ECC và nhiều tổ

chức năng lượng khác, tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho ngành chế biến thủy sản đông lạnh là 10-20% với các nhóm giải pháp như: Quản lý tốt sản suất, cải tạo thiết bị sản xuất, đổi mới công nghệ của thiết bị tiêu thụ năng lượng chính

Trang 5

3 Hệ thống điện

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống này có mức dao động từ 2-15% đối với nhóm giải pháp cải tạo vào 10-50% cho nhóm giải pháp đổi mới công nghệ

3.1 Nhóm giải pháp cải tạo:

Các giải pháp nâng cao hệ số công suất được đề xuất: Thường xuyên đo đạc, theo dõi hệ

số công suất của hệ thống điện, đảm bảo hệ số công suất cosφ luôn lớn hơn 0.86; theo dõi hóa đơn tiền điện từng kỳ để xem có phát sinh chi phí do tiêu thụ công suất phản kháng hay không; Thay thế động cơ chạy non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn; Thay thế máy biến áp làm việc non tải bằng máy biến áp nhỏ hơn; Bù hệ số công suất theo nhiều cấp…

Các giải pháp giảm tổn thất do dòng trên dây trung tính, dòng rò, sóng hài: Định kỳ đo

kiểm dòng điện ở 3 dây pha và dây trung tính để phát hiện dòng trên dây trung tính và khắc phục bằng cách cân bằng phụ tải giữa 3 pha; Thường xuyên đo kiểm sự chênh lệch giữa dòng điện đi và về trong mạnh điện của thiết bị để phát hiện dòng rò và khắc phục; Định

kỳ đo kiểm sóng hài trên hệ thống điện để phát hiện và khắc phục

Các giải pháp để đảm bảo động cơ hoạt động ở hiệu suất cao nhất: Hạn chế sử dụng

động cơ cũ, bị cháy, quấn đi quấn lại nhiều lần; Hạn chế động cơ vận hành ở chế độ non tải, nên hoạt động từ 65-100% công suất định mức; Bố trí vận hành thiết bị điện tránh giờ cao điểm; Đảm bảo tốt công tác bảo trì bảo dưỡng: Vệ sinh động cơ, tra dầu mỡ các ổ bi

3.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ

Sử dụng động cơ hiệu suất cao: Hiệu suất của động cơ phụ thuộc vào giải pháp thiết kế

và điều kiện vận hành của động cơ Động cơ hiệu suất cao được thiết kế chuyên dụng để giảm tổn thất nhiệt trong các cuộn dây stato, roto, lõi thép… và nhờ vậy có thể tăng hiệu suất lên thêm 3% - 8% so với động cơ tiêu chuẩn Giá của động cơ hiệu suất cao đắt hơn

so với động cơ tiêu chuẩn, nhưng phần chênh lệch này sẽ được hoàn vốn rất nhanh nhờ giảm chi phí vận hành Tuy nhiên, việc thay thế các động cơ đang dùng mà chưa hết thời gian sử dụng bằng các động cơ hiệu suất cao không phải lúc nào cũng khả thi về mặt tài chính Nên chỉ cần thay thế những động cơ cũ bằng động cơ hiệu suất cao trong những trường hợp sau: Động cơ có công suất nhỏ hơn 40HP (sức ngựa) đã sử dụng hơn 15 năm; Với các động cơ bị hỏng cần quấn lại mà chi phí quấn lại vượt quá 50% giá của một động

cơ hiệu suất cao mới Khả năng tiết kiệm năng lượng: 3 đến 8% điện năng tiêu thụ của động cơ

Trang 6

Kiểm toán năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hiện trạng sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp, làm cơ sở để triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng,

đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và cạnh tranh cho doanh nghiệp

Sử dụng công nghệ biến tần điều khiển tốc độ động cơ: Biến tần là thiết bị biến đổi dòng

điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được Trong các thiết bị như quạt gió, máy nén khí, bơm ly tâm… kiểu truyền thống, lưu lượng (tải) được điều chỉnh bằng các van tiết lưu theo yêu cầu công việc, nhưng công suất điện cung cấp vẫn không thay đổi, nên sẽ gây lãng phí điện năng Do đó, với nguyên lý hoạt động thông minh của công nghệ biến tần, công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với bậc ba của tốc độ, vì thế giải pháp ứng dụng biến tần là sự lựa chọn tối ứu nhất cho khả năng tiết kiệm điện cao Theo kinh nghiệm của ECC, việc sử dụng biến tần cho các động cơ điện có khả năng giúp tiết kiệm từ 10-50% năng lượng tiêu thụ của động cơ

Trang 7

4 Hệ thống lò hơi và phân phối hơi

Khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho hệ thống này từ 10-30%

4.1 Nhóm giải pháp cải tạo

Thiết kế và vận hành hệ thống hơi hợp lý: Thiết kế và vận hành lò hơi ở chế độ tối ưu:

65-85% công suất thiết kế; Thiết kế mạng hơi nước tối ưu; Lựa chọn áp suất hơi nước phù hợp: Ưu tiên vận hành ở áp suất thấp, đáp ứng vừa đủ nhu cầu tại hộ tiêu thụ; Bảo ôn, cách nhiệt tốt cho lò hơi và hệ thống đường ống phân phối hơi, đường ống nước ngưng; Thường xuyên theo dõi đánh giá hiệu suất tổng thể của lò hơi (%), suất tiêu hao nhiên liệu (lượng nhiên liệu/tấn hơi); Đảm bảo tốt công tác bảo trì bảo dưỡng: Định kỳ vệ sinh lò hơi, khắc phục rò rỉ, xì hở, kiểm tra tình trạng các bẫy hơi

Giảm thất thoát nhiệt: Thường xuyên kiểm soát lượng không khí thừa, nhiệt độ của khói

thải lò hơi; Thu hồi nhiệt khói thải để gia nhiệt nước hoặc không khí cấp cho lò hơi; Thu hồi nước ngưng cấp lại cho lò hơi

4.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ

Sử dụng lò hơi hiệu suất cao: Sử dụng lò hơi công nghệ mới, hiệu suất cao (hiệu suất lò

hơi đốt đầu trên 95%); Lựa chọn lò hơi đốt nhiên liệu rẻ tiền: gas, than, củi trấu, vỏ điều… Mua hơi giá rẻ từ các đơn vị chuyên cung cấp hơi

Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, hoặc bơm nhiệt để gia nhiệt nước nóng: Khả năng tiết kiệm năng lượng từ 10% đến 20% nhiên liệu tiêu thụ.

5 Hệ thống điều hòa không khí và lạnh công nghiệp

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống này có mức dao động từ 5-30% năng lượng tiêu thụ

5.1 Nhóm giải pháp cải tạo

Thiết kế hệ thống lạnh hợp lý:

Khả năng tiết kiệm năng lượng đối với giải pháp này là 10/20% điện năng tiêu thụ của hệ thống lạnh

Chọn hệ thống lạnh có dải nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ phù hợp với điều kiện vận hành thực tế: Nhiệt độ bay hơi càng cao và nhiệt độ ngưng tụ càng thấp càng hiệu quả năng

lượng Tăng nhiệt độ bay hơi 10C hoặc giảm nhiệt độ ngưng tụ 10C sẽ giúp tiết kiệm 3% điện năng tiêu thụ cho hệ thống lạnh Đảm bảo vừa đủ lượng môi chất lạnh trong hệ thống, không quá nhiều hoặc quá ít và đảm bảo trong hệ thống không có lẫn khí không ngưng

Trang 8

Hạn chế thiết kế hệ thống lạnh âm sâu để cùng lúc đáp ứng cho nhiều nhu cầu có nhiệt độ bay hơi khác nhau: Chẳng hạn như vận hành hệ thống lạnh ở nhiệt độ bay hơi -400C để đáp ứng cho các nhu cầu cấp đông (-350C), nhu cầu trữ đông (-250C), nhu cầu kho mát, đá vảy (-50C) Đối với hệ thống lạnh liên hoàn cần thiết kế nhiều cấp lạnh cho các nhu cầu khác nhau

Lắp đặt hệ thống lạnh hợp lý: Lắp đặt thiết bị ngưng tụ (bình ngưng, dàn nóng) nằm gần

thiết bị bay hơi (bình bay hơi, dàn lạnh) Không lắp đặt dàn nóng, tháp giải nhiệt ở vị trí có nhiều bụi bẩn, khu vực có nhiệt độ cao, bị nắng chiếu trực tiếp Không để luồng gió nóng

từ dàn ngưng tụ ngược chiều với luồng gió tự nhiên Không lắp đặt dàn lạnh quá thấp, không để luồng gió lạnh từ dàn bay hơi bị che chắn bởi các chướng ngại vật trong phòng lạnh

Một số giải pháp khác: Hệ thống đường ống dẫn tác nhân lạnh cần được cách nhiệt tốt,

tránh tổn thất nhiệt, tránh hiện tượng đọng sương Phòng lạnh cần được cách nhiệt tốt Hạn chế tối đa công suất các thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện và nhiệt nóng trong phòng lạnh Che chắn bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào kết cấu bao che của phòng lạnh Tạo không gian thông thoáng, mát mẻ xung quanh phòng điều hòa Tính toán vừa đủ lượng gió tươi cấp cho phòng điều hòa, đối với lao động nhẹ là 30m3/h.người hoặc 10% lượng gió cấp (Tiêu chuẩn ASHARE)

Vận hành hệ thống lạnh hợp lý:

Khả năng tiết kiệm năng lượng đối với giải pháp này từ 5/15% điện năng tiêu thụ của hệ thống lạnh

Cài đặt nhiệt độ: Cài đặt nhiệt độ phòng lạnh hợp lý, đảm bảo vừa đủ nhu cầu sử dụng

Chẳng hạn đối với kho trữ đông là -200C, đối với phòng điều hòa là 260C

Vận hành hệ thống lạnh: Vận hành ở nhiệt độ bay hơi hợp lý, đảm bảo vừa đủ nhu cầu

nhiệt độ của phòng lạnh Cụ thể, nếu nhu cầu nhiệt độ của kho lạnh là -200C thì nên cài đặt nhiệt độ bay hơi của là -250C; đối với phòng điều hòa do cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh nên nhiệt độ gió thổi vào phòng phải nhỏ hơn nhiệt độ trong phòng 100C, do đó nhiệt

độ bay hơi ở dàn lạnh thường là 120C và nhiệt độ bay hơi ở bình bay hơi của chiller thường

là 70C

Vận hành công suất kho trữ lạnh với hệ số phụ tải từ 0,7 trở lên Nếu không hệ thống sẽ mất một lượng điện năng dùng để làm lạnh khoảng không gian không cần thiết Do đó, khi vận hành nhiều kho lạnh cần chú ý đến nhu cầu trữ lạnh của từng loại sản phẩm để có thể

Trang 9

linh hoạt chuyển đổi cho phù hợp Các kho lạnh bảo quản sản phẩm nên sắp xếp các kiện hàng ngăn nắp, đồng đều; khoảng cách giữa các kiện hàng và tường không quá hẹp để nhiệt

độ sản phẩm đồng đều

Sử dụng máy phun nước áp lực cao cho công tác vệ sinh giúp giảm tiêu thụ nước đáng kể

từ 60 – 80% so với phương pháp làm vệ sinh trước đây Ngoài tiết kiệm nước, cách này còn làm giảm lượng điện năng tiêu thụ của các bơm giếng vốn có công suất khá lớn Đối với phòng điều hòa, cần kiểm soát lượng gió tươi cấp cho phòng điều hòa, nên điều chỉnh theo nồng độ CO2trong phòng, nồng độ cho phép khi tính toán thông gió là 1,500 ppm (Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN, 1992)

Đảm bảo tốt công tác bảo trì bảo dưỡng: định kỳ vệ sinh các thiết bị trao đổi nhiệt như

tháp giải nhiệt, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi… Có thể căn cứ vào áp suất ngưng tụ của môi chất, độ chênh nhiệt độ giữa nước giải nhiệt vào và ra bình ngưng để xác định thời điểm vệ sinh thiết bị ngưng tụ Áp suất ngưng tụ cao, độ chênh nhiệt độ nước giải nhiệt thấp là dấu hiệu của việc thiết bị ngưng tụ bị bẩn, trao đổi nhiệt kém

Đảm bảo tốt công tác bảo trì bảo dưỡng không những giúp nâng cao tuổi thọ thiết bị,

nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giảm năng lượng tiêu thụ

Trang 10

5.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ

Sử dụng hệ thống lạnh hiệu suất cao:

Khả năng tiết kiệm năng lượng: 10/30% điện năng tiêu thụ của hệ thống lạnh

Sử dụng hệ thống lạnh công nghệ mới, hiệu suất cao, được đánh giá thông qua hệ số làm lạnh COP COP càng cao càng hiệu quả năng lượng Ưu tiên sử dụng máy nén lạnh trục vít

có tích hợp biến tần (COP = Công suất lạnh/Công suất điện)

Sử dụng hệ thống cấp đông IQF siêu tốc, có tích hợp bộ lập trình điều khiển phù hợp, giúp giảm thời gian cấp đông, ví dụ với hệ thống IQF truyền thống thời gian cấp đông tôm PTO size 16/20 là 14 phút, với IQF siêu tốc thời gian cấp đông giảm xuống còn 4.5 đến 5 phút), giúp tỷ lệ hao hụt sản phẩm khi cấp đông dưới 1%, giảm điện năng tiệu khoảng 21 – 28%, sản phẩm cấp đông đạt chất lượng tốt hơn do thời gian cấp đông nhanh trong điều kiện ổn định, thời gian hoạt động có thể kéo dài đến 20 giờ hoạt động liên tục mới ngưng máy xả tuyết

Sử dụng công nghệ biến tần điều khiển bơm quạt trong hệ thống lạnh:

Khả năng tiết kiệm năng lượng: 10/30% điện năng tiêu thụ của các bơm quạt

Đổi mới công nghệ cho hệ thống lạnh và hệ thống điều hòa không khí trong chế biến thủy

sản đông lạnh giúp tiết kiệm năng lượng từ 10-30%

Ngày đăng: 03/08/2017, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w