ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ NGỌC PHƯƠNG CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT MỸ LATINH TRƯỜNG HỢP GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ VÀ MARIO VA
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ NGỌC PHƯƠNG
CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT MỸ LATINH (TRƯỜNG HỢP GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ
VÀ MARIO VARGAS LLOSA)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62.22.32.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Huỳnh Như Phương
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
- Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Trang 3DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Đối với chúng tôi, nghiên cứu tiểu thuyết đối mặt với nhiều thử thách vừa cũvừa mới, đặc biệt ở phương diện cấu trúc nghệ thuật - một vấn đề thú vị đòi hỏi việcchỉ ra mối tương quan liên kết giữa các yếu tố cùng cấp độ hoặc khác cấp độ sao chocâu chuyện được “vận hành” linh hoạt, hiệu quả Không chỉ vấn đề nội dung tư tưởng,
mà những yếu tố thuộc về cấu trúc nghệ thuật cũng là địa hạt thách thức việc sáng tạolẫn nghiên cứu Nhiều cấu trúc nghệ thuật được thể nghiệm, kéo theo đó là sự biến hóacác phương diện phụ thuộc như cốt truyện, nhân vật, không - thời gian, cách kể, ngônngữ…
Đối với văn học Mỹ Latinh, giữa thế kỷ XX là giai đoạn rực rỡ nhất của tiểuthuyết khi thể loại này bước lên tiền đài văn học thế giới và mang về những giá trị lớnlao Giai đoạn này được châu Âu gọi là “Latin American Boom” (có thể dịch là phongtrào/ giai đoạn/ thời kỳ Bùng nổ văn học Mỹ Latinh) Tiểu thuyết Mỹ Latinh đã mangđến những chủ đề mới và những hình thức cấu trúc nghệ thuật mới chứa đựng nhiềuphương diện thể hiện sự cách tân nổi bật Nhắc đến giai đoạn thịnh vượng của tiểuthuyết mới Mỹ Latinh nghĩa là nhắc đến hàng loạt các tác giả nổi danh nhất Tuy nhiênluận án chỉ lựa chọn tác phẩm của hai tiểu thuyết gia tiêu biểu trong giai đoạn này làGabriel García Márquez (Colombia) và Mario Vargas Llosa (Peru) nhằm nghiên cứutập trung và chuyên sâu hơn Márquez và Llosa được vinh danh là “hai con sử tử củathế hệ Bùng nổ” đã mang về cho châu lục họ hai giải Nobel văn học năm 1982 và năm
2010 Đến từ hai quốc gia khác nhau, Márquez và Llosa có nhiều tiểu thuyết với chủ
đề và cấu trúc nghệ thuật vừa giao thoa vừa rẽ hướng, vừa giống lại vừa khác rõ nét.Việc nghiên cứu cấu trúc tiểu thuyết Mỹ Latinh, trường hợp Garbriel García Márquez
và Mario Vargas Llosa trở nên cần thiết trên cả hai bình diện: bình diện lý luận vănhọc và bình diện lịch sử văn học, văn học nước ngoài, những bình diện này liên quanchặt chẽ và soi sáng cho nhau Đây là lý do chúng tôi thực hiện luận án này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những năm 1930, tiểu thuyết Mỹ Latinh đã gây được sự chú ý của độc giả
và giới nghiên cứu trên thế giới Khó có thể kể hết những sáng tác và những nghiêncứu về tiểu thuyết Mỹ Latinh ở các quốc gia khác nhau Liên quan đến hai nhà văn đại
Trang 4diện cho trào lưu bùng nổ mà luận án nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy những công trình
giá trị như: Bibliographic Guide to Gabriel Garica Márquez, 1992 - 2002 (tạm dịch
Thư mục về Gabriel García Márquez, từ 1992 đến 2002) Nelly Sfeir V de González
biên soạn, Gabriel García Márquez: the man and his work (tạm dịch: Gabriel García Márquez: con người và tác phẩm) của Gene H Bell – Villada, Modern Critical Views
– Gabriel García Márquez - Update edition (tạm dịch: Những quan điểm phê bình
hiện đại – Gabriel García Márquez) của Bloom Harold, The Cambridge Companion to
Gabriel García Márquez, Philip Swanson biên tập, Gabriel García Márquez: New Readings, Bernard McGuirk và Richard Cardwell biên tập.
Không chỉ có Gabriel García Márquez, Mario Vargas Llosa cũng là một trongnhững tác giả Mỹ Latinh được giới nghiên cứu chú ý nhiều trên văn đàn quốc tế, đặcbiệt ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ Trong số đó, chúng tôi thấy một số công trình
nghiên cứu có giá trị như: Mario Vargas Llosa: A Collection of Critical Essays (tạm
dịch: Mario Vargas Llosa: Tuyển tập những tiểu luận phê bình) của Charles Rossman
và Alan Warren Friedman, Mario Vargas Llosa: A life of Writing của Raymond Leslie Williams và Understanding Mario Vargas Llosa (tạm dịch: Tìm hiểu Mario Vargas
Llosa) của Sara Castro – Klaren Ngoài ra, công trình nghiên sâu sắc vấn đề kỹ thuật tự
sự, những yếu tố liên quan trực tiếp đến cấu trúc tiểu thuyết Llosa là Temptation of the
word: The novels of Mario Vargas Llosa (tạm dịch: Sự cám dỗ của ngôn từ: Tiểu
thuyết Mario Vargas Llosa) của Efrain Kristal
Tại Việt Nam, nghiên cứu về văn học Mỹ Latinh đã có bề dày 50 năm, nhưnggần đây mới xuất hiện nhiều công trình lớn Riêng việc dịch và giới thiệu về Márquez,vai trò của Nguyễn Trung Đức rất đáng kể Những bài viết và nghiên cứu ở khuôn khổnhỏ, chúng tôi khó thống kê hết Những công trình nghiên cứu lớn như chuyên luận
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez của Lê Huy Bắc, Gabriel García Márquez và nỗi cô đơn huyền thoại của Phan Tuấn Anh, hay các luận văn thạc
sĩ như Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel
García Márquez của Nguyễn Thị Hảo (ĐH KHXH&NV, Hà Nội), 2010, Hiện tượng song trùng trong Trăm năm cô đơn của G Márquez của Lê Thị Diễm Kiều (ĐH Sư
phạm, TPHCM), 2011, Lịch sử và huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel
García Márquez của Lê Thị Quỳnh Trang (ĐH Sư phạm, TPHCM), 2012…
Trang 5So với Márquez, Mario Vargas Llosa “đến” nước ta có phần chậm trễ hơn Đã
có một số bài viết phác họa những nét cơ bản trong cuộc đời và sự nghiệp của Llosahoặc giới thiệu một số cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông, chẳng hạn: Phạm Văn với
“Trò chuyện trong quán La Catedral của Mario Vargas Llosa”, Nguyễn Hoàng Diệu
Thủy – Phạm Văn với bài “Đối thoại với… Nobel Văn học 2010”, Nguyễn Chí Hoan
với bài “Đào bới ác mộng”, PL với “Trò chuyện trong quán La Catedral: một buổi chiều và cả đời người”, Nhật Thịnh với bài “Mario Vargas Llosa (Nobel Văn chương
2010)”, Đỗ Tuyết Khanh với bài “Mario Vargas Llosa, tông đồ của cá nhân và chủnghĩa tự do”… Nghiên cứu công phu là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Giang:
Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Trò chuyện trong quán La Catedral của Mario Vargas Llosa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là những tiểu thuyết của Gabriel García Márquez
và Mario Vargas Llosa, phần lớn là những tiểu thuyết đã được dịch tại Việt Nam Sựsáng tạo của Márquez và Llosa rất đa dạng trong hơn nửa thế kỷ qua Tuy nhiên luận
án sẽ tập trung phần lớn vào các tiểu thuyết của Márquez và Llosa ở giai đoạn Bùng nổ
để nhìn nhận những đặc trưng phổ quát của phong trào này
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của luận án là vấn đề đặc điểm của thể loại tiểu thuyết - thể loạitrung tâm của hình thức văn xuôi tự sự Các lý thuyết đã từng đề cập đến phương diệncấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết mà chúng tôi dùng để tham chiếu như chủ nghĩa Hìnhthức Nga, thuyết ký hiệu học, chủ nghĩa cấu trúc, hậu cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại.Ngoài ra, chúng tôi cũng áp dụng một số công cụ của thi pháp học, tự sự học, phê bìnhtiểu sử Bên cạnh các phương pháp chuyên ngành, công trình cũng kết hợp nhữngphương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp lịch sử – xã hội và phương pháp sosánh – đối chiếu
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án
1 Về lý luận văn học: Tìm hiểu sâu về vấn đề cấu trúc nghệ thuật của tiểuthuyết, làm rõ hoặc bổ sung thêm về mặt lý thuyết cấu trúc luận Hơn nữa, luận áncũng góp phần bàn đến lý thuyết di dân, lý thuyết hậu thực dân trong văn học
Trang 62 Về lịch sử văn học: Nghiên cứu cụ thể trường hợp tiểu thuyết của GabrielGarcía Márquez và Mario Vargas Llosa, mở rộng ra giai đoạn Bùng nổ của văn học
Mỹ Latinh, định vị sự đóng góp của châu lục này trong lịch sử văn học thế giới Về ýnghĩa thực tiễn: luận án sẽ là tư liệu tham khảo cho những công trình rộng hơn nghiêncứu về tiểu thuyết hoặc văn học Mỹ Latinh nói chung Hơn nữa luận án sẽ khơi gợiviệc tìm hiểu mối tương quan giữa văn học Mỹ Latinh và văn học Việt Nam hiện nay.Luận án là cơ sở tham khảo để xây dựng các giáo trình giảng dạy đại học về văn học
Mỹ Latinh
6 Đóng góp mới của đề tài luận án
Márquez và Llosa không phải là tên tuổi xa lạ đối với giới nghiên cứu ViệtNam Vì thế luận án của chúng tôi không phải là đề tài đầu tiên nghiên cứu về văn học
Mỹ Latinh và về hai tác giả này Thế nhưng, đóng góp của công trình này là việcnghiên cứu cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết – phương diện nối kết được bề mặt lẫn
bề sâu của tiểu thuyết, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản Hơn nữa, đề tài điđến sự so sánh, đối chiếu các phương diện nghệ thuật và tư tưởng tiểu thuyết Márquez
và Llosa, đặt hai tác giả vào trong giai đoạn Bùng nổ của tiểu thuyết Mỹ Latinh, xemxét và rút ra những đặc trưng chung của phong trào, phân tích sự vận động và đónggóp của tiểu thuyết Mỹ Latinh đối với văn học thế giới
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Thư mục tham khảo, luận án gồm 4 chương:Chương 1: Quan niệm về cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết và trường hợp tiểuthuyết Mỹ Latinh
Chương 2: Một số kiểu cấu trúc nghệ thuật tiêu biểu trong tiểu thuyết GabrielGarcía Márquez và Mario Vargas Llosa
Chương 3: Một số đặc điểm nổi bật trong cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyếtGabriel García Márquez và Mario Vargas Llosa
Chương 4: Cấu trúc tư tưởng nhìn từ mối liên hệ với cấu trúc nghệ thuật trongtiểu thuyết Gabriel Garcia Márquez và Mario Vargas Llosa
Trang 7CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
VÀ TRƯỜNG HỢP TIỂU THUYẾT MỸ LATINH
1.1 Quan niệm về cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết
Về phương diện thuật ngữ, tại Việt Nam, một số nhà lý luận phê bình văn học
đã dịch từ “structure” trong tiếng Anh thành “cấu trúc” hoặc “kết cấu” Cách hiểu củanhững nhà nghiên cứu cũng có nhiều điểm tương đồng trong hai thuật ngữ này Ở đây,chúng tôi lựa chọn thuật ngữ “cấu trúc” để sử dụng xuyên suốt toàn luận án này Đồngthời, cũng cần trình bày thêm: “cấu trúc nghệ thuật” của tiểu thuyết được chúng tôiquan niệm là cấu trúc biểu hiện trên văn bản tiểu thuyết, cấu trúc hướng đến hiệu quảthẩm mỹ, mang lại giá trị nghệ thuật cho văn bản Cấu trúc nghệ thuật nghiêng về mặthình thức của tác phẩm bao gồm những yếu tố được bố trí, sắp xếp sao cho văn bản trởthành một thể thống nhất, sao cho đạt đến hiệu quả nghệ thuật Tuy nhiên, “cấu trúcnghệ thuật” ở đây không hoàn toàn hình thức, không tách biệt với nội dung ý nghĩacủa văn bản, trái lại, “cấu trúc nghệ thuật” luôn có mối quan hệ sâu sắc với “cấu trúc
tư tưởng” nằm ở mạch ngầm của tác phẩm Từ phương diện cấu trúc nghệ thuật, chúng
ta có thể lần tìm, nắm bắt được tư tưởng của tác giả, ý nghĩa của tác phẩm
Từ thành tựu nghiên cứu của lý luận phê bình văn học đi trước, chúng tôi chorằng: cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết là phương diện đáng để nghiên cứu, không chỉgiúp chúng ta hiểu được sự “cấu tạo” về mặt hình thức của văn bản, mà còn biểu hiệnlớp tư tưởng, ý nghĩa của văn bản, bộc lộ “cấu trúc tư tưởng” của nhà văn và thời đại.Kết hợp quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa giải/hậu cấu trúc, chúng tôikhông chủ ý tách rời những yếu tố nội văn bản và những yếu tố ngoại văn bản, cũngnhư không tách rời việc sáng tạo của nhà văn với phương diện diễn giải của người đọc.Việc phân tích tiểu thuyết Márquez và Llosa dưới dây chính là một cách tìm hiểu vàsoi rọi, làm rõ cho các quan niệm trên
1.2 Nhận diện văn học Mỹ Latinh
1.2.1 Nền văn học của sự thống nhất và đa dạng
Với sự phát triển mạnh mẽ, văn học Mỹ Latinh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XXcho đến nay có thể chia thành ba giai đoạn nhỏ hơn:
+ Giai đoạn Tiền phong (Latin American Vanguardia, ứng với giai đoạn hiện đại)
Trang 8+ Giai đoạn Bùng nổ (Latin American Boom, ứng với giai đoạn hậu hiện đại)
+ Giai đoạn Hậu bùng nổ (Latin American Post-boom, ứng với cơn thoái trào của chủ
nghĩa hậu hiện đại)
Các giai đoạn văn học này thể hiện các đặc trưng sau:
1.2.2 Nền văn học của một thực tại đau thương và kỳ diệu
1.2.2.1 Tính hỗn chủng và lai ghép
1.2.2.2 Phức cảm lưu vong và tâm thế nước đôi
1.2.2.3 Không gian ngoại vi thời hậu thực dân
1.2.3 Tiểu thuyết Mỹ Latinh giai đoạn Bùng nổ (El Boom Latino Americano/ Latin American Boom)
Mặc dầu thơ ca, truyện ngắn và kịch có không ít thành tựu nhưng tiểu thuyếtvẫn là thể loại thành công nhất của văn học Mỹ Latinh thế kỷ XX Giai đoạn thịnhvượng nhất của thể loại này được tạo bởi một loạt các nhà văn tài hoa
1.2.3.1 Về tên gọi “giai đoạn Bùng nổ”
Sự trỗi dậy của tiểu thuyết giai đoạn này được phương Tây hưởng ứng mạnh
mẽ và tên gọi “Latin American Boom” liên tục xuất hiện trên báo chí Cuộc cách mạngtrong chính trị và trong văn chương diễn ra song hành, tương tác vào nhau, thu hút sựquan tâm của thế giới Những cảm hứng cùng đến một lúc vào những năm 1960 và
1970 đã tác động lớn đến lớp nhà văn sinh từ 1924 – 1939, khi mà họ bước vào độ tuổisáng tạo chín muồi nhất (35, 40 tuổi) Thế hệ nhà văn này đã dễ dàng tập hợp thànhmột phong trào lớn trên lục địa bùng cháy
Nếu trước đó, tiểu thuyết Mỹ Latinh sáng tác theo phương thức tiếp nối truyềnthống văn học châu Âu thế kỷ XIX, phát triển chủ nghĩa hiện thực (nghiêm ngặt) trêntinh thần tái hiện đời sống, thì ở giai đoạn Bùng nổ này, đa số là những nhà văn giàusức trẻ, họ chịu ảnh hưởng của trường phái tân thời Âu Mỹ và phong trào Tiền phongcủa châu Mỹ Latinh, muốn phá bỏ các ước lệ cổ điển trong văn chương Các tác phẩmcủa họ mang tính thử nghiệm táo bạo, được mệnh danh là "tiểu thuyết Mới", cách tân
có cấu trúc mở, đả phá lối tuyến tính truyền thống, “khung” lỏng lẻo, kéo theo sự hỗnđộn của các sự kiện, chi tiết, kết thúc mở ngõ Nhân vật là cả một thế giới pha trộn đủdạng đủ kiểu, pha trộn những tính cách, tâm lý khác nhau, cả lý trí và bản năng, đạo
Trang 9đức lẫn dục vọng Không – thời gian tiểu thuyết cũng là khía cạnh thể hiện rõ nhữngthể nghiệm của văn học Mỹ Latinh Diễn tiến câu chuyện không theo thứ tự thời gian
mà luôn chuyển từ lúc này sang lúc khác; ngôn ngữ bình dân, nhiều kiểu chơi chữ vàchế chữ, thường xuyên kèm tiếng văng tục Nguyên tắc chủ đạo của phong trào Bùng
nổ là người đọc phải tích cực tham gia chứ không tiếp nhận thụ động, tác phẩm trởthành công trình sáng tạo chung của cả người viết lẫn người đọc
Sức mạnh tạo thành trào lưu Bùng nổ chính là sự đồng loạt thể hiện các vấn đề xãhội và các kỹ thuật tự sự mới của một loạt nhà văn ở độ tuổi chín muồi của sáng tạo Trong
đó, Gabriel García Márquez và Mario Vargas Llosa là một cặp nhà văn danh tiếng, đưa tiểuthuyết Mỹ Latinh đến với độc giả nhiều châu lục khác nhau
1.2.3.2 Hai con sư tử của thế hệ Bùng nổ
Chênh nhau không nhiều tuổi, cả hai nhà văn đều trưởng thành trong bối cảnh lụcđịa họ “bùng cháy”, cả hai đều được xếp vào cùng thế hệ văn chương 1924 - 1939 Ngay từnhỏ, Márquez và Llosa đã mang khát vọng trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới Cả hai đềutừng xa rời quê hương, lênh đênh nhiều nơi, đặc biệt cùng sống ở các nước Âu châu nhưPháp, Anh và Tây Ban Nha một thời gian dài, lại có lúc quay về bản xứ Không gian vănchương của hai ông dường như đứng giữa châu Âu và châu Mỹ Latinh Hình ảnh hai châulục ấy có lúc trở thành những cực đối kháng, có lúc hòa lẫn vào nhau trong cảm thức của
họ
Về quan niệm văn chương, Márquez và Llosa đều thấm đẫm niềm tin truyền thốngcủa châu lục này: rằng văn học là một loại hình nghệ thuật vốn có/ cần có tính dấn thân,nhập cuộc vào xã hội, nhà văn không thể cách ly hay vô can với đời sống nhân dân Chịuảnh hưởng bởi phong cách Tây Âu và Bắc Mỹ hiện đại, Márquez và Llosa đều áp dụngnhuần nhuyễn kỹ thuật tự sự mới mẻ của phương Tây, để đạt được nhiệm vụ cách mạng củamột nhà văn là “viết cho thật hay” Márquez và Llosa có những chủ đề giao thoa rõ rệt như:nỗi cô đơn - tình yêu - tình dục - sự băng hoại, mặc cảm khải huyền, sự tái sinh của conngười Cả hai đều day dứt với bối cảnh chính trị hỗn loạn của nền độc tài, không gian tinhthần luôn bị phân rẽ, chia cắt của Mỹ Latinh Trên phương diện nghệ thuật, Márquez vàLlosa đều sử dụng những thủ pháp mới lạ trong kể chuyện: cấu trúc tiểu thuyết đa tầng,phức hợp như mê cung, không thời gian đa tuyến, nhiều giọng điệu, điểm nhìn đan xennhau, ngôn ngữ tiểu thuyết nhiều tính lai ghép Đặc biệt, bút pháp ưa thích của Márquez và
Trang 10Llosa (và hầu hết các đại diện lớn của trào lưu Bùng nổ) chính là thủ pháp cắt, dán, nối,xoay vòng… Ở Márquez, nhiều người gọi là thủ pháp này là đồng hiện vòng tròn, Llosa tựgọi đó là thủ pháp bình thông nhau Llosa và Márquez được coi như hai cột trụ bề thế vàvững vàng Chọn hai đại diện này, chúng tôi muốn nghiên cứu những tương đồng và dị biệttrong hai phong cách, những đặc điểm phong phú của tiểu thuyết trong giai đoạn này.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ KIỂU CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG
TIỂU THUYẾT GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ
VÀ MARIO VARGAS LLOSA
2.1 Cấu trúc “đóng” kiểu mới
Cấu trúc đóng được hiểu theo tinh thần: một truyện kể có mở đầu và kết thúc,
kể về hành trình của nhân vật với một kết luận khá rõ ràng, đơn tuyến về nhân vật, liềnmạch về cốt truyện, trật tự trước sau về sự kiện, tuyến tính về không gian và thời gian.Thông thường, cấu trúc tiểu thuyết dạng này (vào khoảng cuối thế kỷ XIX) thườngxoay quanh một câu chuyện chính, một trục nhân vật chính với trật tự trước sau từ quákhứ đến hiện tại Cách trình bày văn bản tiểu thuyết theo lối cấu trúc này thường có sự
bố cục chặt chẽ giữa các chương, đoạn hay từng phần tác phẩm
Thế mạnh của kiểu cấu trúc này là trình bày câu chuyện một cách liền mạch,giúp độc giả dễ nắm bắt nội dung tác phẩm, làm nên sự sáng tỏ, lôi cuốn của tiểuthuyết Trong sự nghiệp viết văn của mình, Márquez có những tác phẩm xây dựng theo
cấu trúc “đóng” truyền thống chẳng hạn các truyện vừa như Ngài đại tá chờ thư, Đám
tang bà mẹ vĩ đại, hay các tiểu thuyết dài như Giờ xấu, Tình yêu thời thổ tả … Tuy
nhiên, trong khi sử dụng kiểu cấu trúc này, Márquez không hoàn toàn tuân thủ nguyêntắc “đóng” mà có sự đảo lộn thời gian quá khứ và hiện tại, kết hợp với dòng suy tưởngcủa nhân vật, lối kể xen giữa tuyến tính và phi tuyến tính Ông chia cắt, đảo ngượckhông - thời gian hành động và tâm lý nhân vật, phối hợp nhiều câu chuyện nhỏ, mởrộng tác phẩm như một bức tranh về dân tộc và châu lục ông, đưa vào nhiều chi tiếtbiểu tượng
Trang 11Nếu Márquez thường xây dựng cấu trúc tác phẩm dựa trên cấu trúc tâm lýhướng nội, từng trang viết đều thấm đẫm cảm xúc trữ tình mang hơi hướng truyềnthống thì trái lại, ở tiểu thuyết của Llosa, chúng tôi nhận thấy rất hiếm (hoặc không có)cấu trúc đóng truyền thống
2.2 Cấu trúc “mở” phân mảnh
Cấu trúc mở được định nghĩa trên nhiều phương diện và quan điểm khác nhau
Ở đây chúng tôi chưa bàn đến tính mở trong mối quan hệ tác phẩm - độc giả, mà bàntrên quan hệ cấu trúc của văn bản Cấu trúc mở thường thể hiện ở những cấu trúc mẩuđoạn hoặc cấu trúc cắt dán, lắp ghép, bấp bênh, cấu trúc chưa hoàn tất
Ngược với Márquez, nhiều tiểu thuyết của Llosa tựa trên cấu trúc đa tuyến (về
nhân vật), hỗn thể, phân mảnh (về sự kiện), gấp khúc, đan xen (về không - thời gian).Phân mảnh (fragmentation) là một khía cạnh quan trọng của văn chương hậu hiện đại
Do được xây dựng dựa trên tính cắt mảnh của trần thuật, tác phẩm trở thành tập hợpcủa nhiều mảng khác nhau mang tính hỗn thể Đây là kiểu kết cấu mà nhân vật, cốttruyện, đề tài, không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ đều bị chia cắt thànhnhững mảnh vụn rời rạc, lỏng lẻo, gợi ra cấu trúc mở
Trên thực tế, tiểu thuyết Mỹ Latinh là nơi thể nghiệm cấu trúc tiểu thuyết phânmảnh, không hề muộn hơn Tây Âu Những nhà văn tiên phong của Mỹ Latinh nhưAlejo Carpentier, Juan Rulfo hay Jorge Amado đã dùng đến kiểu trần thuật đa chủ thể,
đa giọng điệu nhằm tạo nên tính hỗn thể, phân mảnh cho tác phẩm, từ giữa thập niên
40, 50 Bước sang giai đoạn trào lưu bùng nổ, các tiểu thuyết gia trẻ tuổi đứng ở trungtâm trào lưu này như C Fuentes, J Cortázar, M V Llosa… càng đẩy mạnh kiểu cấutrúc mở bằng cách phân mảnh - hỗn thể, thách đố sự sắp xếp của người đọc Trong đóMario Vargas Llosa là người sử dụng thường xuyên lối cấu trúc phức hợp, trong đónhiều mảnh vỡ được lắp ghép theo thủ pháp “bình thông nhau” Llosa đã đẩy kiểu cấu
trúc mảnh vỡ lên mức độ cao nhất ở những tác phẩm như Thành phố và lũ chó, Những
trò tinh nghịch của cô bé hư hay Ngợi ca người mẹ kế
Không điển hình ở loại hình phân mảnh, nhưng Márquez cũng có những tiểu
thuyết thuộc “dòng ý thức” tạo nên những sự lai ghép hỗn độn, ví dụ Tướng quân giữa
mê hồn trận.
Trang 122.3 Cấu trúc hiện thực - huyền ảo
Cấu trúc huyền ảo được xác định trên các phương diện sau: tác phẩm thường đatuyến về nhân vật; tính hiện thực phối hợp với huyền ảo về sự kiện và cốt truyện;không - thời gian thường mang tính huyễn hoặc và xoay vòng Loại hình cấu trúc nàythường kể những chi tiết kỳ lạ, bí ẩn, khó đoán định với giọng điệu thản nhiên và đađiểm nhìn Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh dựa trên cấu trúc đan xen giữathực - ảo, tồn tại những bí ẩn, những chi tiết lạ kỳ xuất hiện và phá vỡ trật tự thườngnhật Tác giả thường khéo léo bố trí, chuẩn bị để tình tiết huyền ảo xuất hiện một cáchtình cờ, vào thời điểm người đọc không lường trước được Nhân vật trong tiểu thuyết
Mỹ Latinh sống trong sự huyền ảo và chấp nhận nó như là chính cuộc sống quanhmình Trong tác phẩm, các yếu tố huyền ảo được thiết lập rất tinh tế, mang đầy biểutượng đa nghĩa So với tiểu thuyết kì ảo thế kỉ XIX, cái bí ẩn của tiểu thuyết MỹLatinh tồn tại nhạt hơn, kín đáo, bí ẩn hơn, chứa đựng những triết lý hiện sinh về conngười hiện đại
Công lao phát kiến cấu trúc hiện thực huyền ảo phải kể đến các nhà văn MỹLatinh thuộc thế hệ tiền phong Ở giai đoạn Bùng nổ của tiểu thuyết, Márquez vàLlosa đều là những hậu bối thể hiện tính chất siêu tưởng, kỳ diệu qua cấu trúc hiệnthực huyền ảo Márquez đã đưa vào cảm quan tâm linh của con người, theo hướngđậm chất lãng mạn hơn, dân gian hơn và mang vẻ huyền bí, ma thuật hơn (tính chất
“magical”), ví dụ trong Bão lá, Trăm năm cô đơn Trong khi đó, Llosa đưa chất huyền
ảo vào các sự kiện lịch sử, gắn với đời sống chính trị xã hội vốn trần trụi và khắc
nghiệt, chẳng hạn trong tiểu thuyết Chiến tranh nơi tận cùng thế giới, Người kể
chuyện Márquez đã “thơ mộng hóa” cái huyền ảo, Llosa đã nghiêm ngặt và “cay đắng
hóa” chất huyền bí nổi tiếng của châu lục ấy Tuy vậy, cấu trúc hiện thực huyền ảo của
Llosa không tiêu biểu và không sử dụng thường xuyên như tiểu thuyết Márquez
2.4 Cấu trúc mê lộ
Bản chất của mê cung hay mê lộ là những lối đi giống hệt nhau, được lặp lại vàkhông lối thoát, cốt gây hoang mang cho người đi hoặc gây ảo tưởng rằng sẽ có lốithoát nhưng thực sự là chẳng bao giờ có lối thoát ra Mê lộ có tính biểu tượng cao, vừa
mô phỏng một kiến trúc hữu hình, vừa gợi ý một cảm giác tâm linh không thể nắm bắt
Mê lộ hướng tới tính vô tận, hỗn loạn và vĩnh cửu
Trang 13Thuật ngữ cấu trúc kiểu mê lộ ở đây nhằm chỉ một số đặc tính của các yếu tốtiểu thuyết: đa tuyến, song trùng về nhân vật, đa bội và lặp lại về sự kiện, phân mảnh
và rẽ nhánh về không - thời gian, kết hợp với đa điểm nhìn, đa giọng điệu, đẩy ngườiđọc vào cảm giác bối rối trước sự đồ sộ của lối kể chuyện Trên thực tế, cấu trúc mêcung và cấu trúc phân mảnh có nhiều nét tương đồng: đó là sự phá bỏ cấu trúc đóng,cấu trúc được kiến tạo theo lối trật tự, xuôi chiều, không - thời gian trở nên phi tuyếntính Thế nhưng, sự phân biệt là cấu trúc mê cung phức tạp và khó nắm bắt hơn cả cấutrúc hỗn thể, phân mảnh
Cấu trúc này xuất hiện ở những cuốn tiểu thuyết đồ sộ về dung lượng và vềphạm vi phản ánh, về tầng bậc các ý nghĩa ẩn trong tác phẩm Chẳng hạn trường hợp
Trăm năm cô đơn (1967) của Márquez và Trò chuyện trong quán La Catedral (1969)
của Llosa Hai tác phẩm được xem như đồ sộ bậc nhất của châu Mỹ Latinh ra đời vàothời điểm gần kề nhau, cùng áp dụng những thủ pháp hết sức công phu, độc đáo.Márquez và Llosa đều khâm phục lối kết cấu mê lộ của Borges, nhưng cách thức củahai nhà văn giai đoạn Bùng nổ đa dạng hơn, triệt để hơn từ chủ đề, nội dung tác phẩmcho đến nhân vật, lối viết, ngôn từ… tất cả đều thấm đẫm bản chất của mê cung, mê lộ.Các tiểu thuyết lựa chọn lối trần thuật và kết cấu mê cung không phải chỉ là một sựcách tân hình thức mà còn thể hiện tính đa diện và đa phức của thực tại, sự bối rối củanhận thức con người trước thực tại ngổn ngang đó
2.5 Cấu trúc tự thuật
Tự truyện và tiểu thuyết tự thuật đều là những thể loại mà Márquez đã trải qua
trong đời văn của mình Trong đó, Sống để kể lại của Márquez như một hồi ký được
kể liền mạch, liên kết nhau, chứa đựng nhiều yếu tố chân thực của đời tư ông và đấtnước Colombia Tuy nhiên, cuốn tự truyện này lại đậm yếu tố của tiểu thuyết, cách xử
lý thời gian độc đáo, vận dụng cốt truyện nhiều tầng, nhiều nhân vật kể trong mộtkhông gian đa chiều, cái nhìn đa trị, đa giọng điệu, đan xen giữa phong cách hài hước
và cay đắng Tác phẩm chứa đầy những biểu tượng đa nghĩa kích thích trí tưởng tượngcủa người đọc Trong khuôn khổ của một tự truyện, Márquez đã kết hợp nhiều yếu tố
để tác phẩm mới lạ và rộng lớn, bao quát hơn nhiều so với chính giới hạn của nó
Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi cũng là một tiểu thuyết mang hình
dáng của cấu trúc tự thuật của Márquez Nhân vật “tôi” ở đây có nhiều nét đồng dạng