Giáo án sinh học lớp 12 từ bài 24 đến bài 31, theo chương trình chuẩn. Thể hiện một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Trình bày rõ ràng bao gồm cả phần trắc nghiệm sau mỗi bài để củng cố kiến thức
Trang 1CHỦ ĐỀ 6 : BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA TIẾN HOÁ
Số tiết:8
Tiết chương trình:29-36
1 Xác định vấn đề cần giải quyết của bài học:
- Bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
- Học thuyết tiến hóa của Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, các nhân tố tiến hóa cơ bản, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
- Loài sinh học, quá trình hình thành loài, nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới
2 Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài học:
2.1 Bằng chứng tiến hóa
Cơ quan tương đồng : Là những cơ
quan nằm ở những vị trí tương ứng
trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong
quá trình phát triển phôi nên có kiểu
cấu tạo giống nhau
Cơ quan thoái hoá : Là cơ quan phát
triển không đầy đủ ở cơ thể trởng
thành Do điều kiện sống của loài đã
thay đổi, các cơ quan này mất dần
chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và
hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa
kia của chúng
- Chi trước của các loài động vật có xương sống
- Xương cụt, ruột thừa, răng khôn, nếp thịt ở khóe mắt,…
hay hiện tượng lại tổ
ở người
Phản ánh sự tiến hóa phân li
Cơ quan tương tự : là những cơ quan
khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm
nhiệm những chức phận giống nhau
nên có kiểu hình thái tương tự
Cánh côn trùng (phát triển từ mặt lưng) nhưng cánh dơi (phát triển từ chi trướC
Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
H Phôi của các động vật có xương sốngthuộc những lớp khác nhau, trong
những giai đoạn phát triển đầu tiên
đều giống nhau về hình dạng chung
cũng như quá trình phát sinh các cơ
quan
Phôi của các loài ĐVCXS: Người, thỏ,
gà, rùa, cá đều trải qua các giai đoạn khe mang, tim 2 ngăn,…
Sự giống nhau càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi giữa các loài chứng tỏ chúng có
H - Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí
khác nhau nhưng lại có nhiều đặc
điểm cấu tạo giống nhau đã được
chứng minh là có chung một nguồn
gốc, sau đó phát tán sang các vùng
- Ngựa hoang ở Châu
Âu có nhiều đặc điểm giống với Ngựa vằn Châu Phi
Cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là
do có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường
Trang 2- Bằng chứng tế bào học :
+Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế
bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó
+Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của
cơ thể sống
- Bằng chứng sinh học phân tử :
+Mã di truyền của các loài đều có đặc
điểm giống nhau, tính phổ biến của thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc
- Tế bào nhân sơ và
tế bào nhân thực đều
có các thành phần cơ bản: Màng sinh chất,
tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân),…
- Người giống tinh tinh 97,6% ADN, giống vượn Gibbon 94,7% ADN
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới
- Sự sai khác về trình tự axit amin trong prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen càng ít cho thấy quan hệ họ hàng giữa
Hóa thạch : là những di tích của sinh
vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ
trái đất
- Từng phần cở thể: Một vết chân, một bộ xương,
…
- Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống
2.2 Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
Vấn
Các
nhân
tố tiến
hóa
- Thay đổi của ngoại cảnh.
- Thay đổi tập quán hoạt
động(ở ĐV)
Biến dị, di truyền, CLTN
Quá trình đột biến; Di -nhập gen; Giao phối không ngẫu nhiên; CLTN; Các yếu tố ngẫu nhiên
Cơ
chế
tiến
hóa
Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
- Tiến hóa nhỏ: Các
NTTH gây nên sự biến đổi cấu trúc di truyền của
QT, dưới áp lực của CLTN và tác động của các cơ chế cách li tạo nên
sự khác biệt về vốn gen
so với QT gốc đưa đến
sự hình thành loài mới
- Tiến hóa lớn: quá trình
hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Hình
thành
đặc
điểm
thích
nghi
Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi từ từ của ngoại cảnh, không có đào thải
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN
Đào thải là mặt chủ yếu
- Chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá
trình đột biến, quá trình giao phối và CLTN
- Quá trình ĐB và quá trình GF làm phát sinh
các BDTH quy định các đặc điểm thích nghi, các
cá thể có KH thích nghi được CLTN giữ lại, cho sinh sản QT thích nghi
Hình
thành
Dưới tác dụng của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ,
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian
- Hình thành loài mới là
quá trình cải biến thành
Trang 3mới
qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo
con đường phân ly tính trạngtừ một nguồn gốc chung
phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc
Chiều
hướng
tiến
hóa
Nâng cao trình độ tổ chức
từ đơn giản đến phức tạp
-Ngày càng đa dạng.
-Tổ chức ngày càng cao.
-Thích nghi ngày càng hợp lý.
- Ngày càng đa dạng; Tổ
chức ngày càng cao; Thích nghi ngày càng hợp lý
- Sự phát triển của một
loài hay một nhóm loài
có thể theo nhiều hướng khác nhau: tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học
2.3 Đánh giá các học thuyết
2.3.1.Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn:
* Học thuyết Lamac
- Cống hiến: Nêu lên được sự tiến hóa của sinh giới là sự biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới
tác động của ngoại cảnh
- Tồn tại:
+ Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền nên cho rằng thường biến có thể
di truyền được
+ Trong quá trình tiến hóa, sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
+ Trong quá trình tiến hóa, không có loài nào bị đào thải mà chúng chỉ chuyển đổi từ loài này loài
khác
* Học thuyết Đacuyn
- Cống hiến:
+ Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị để chỉ những sai khác giữa các cá thể trong loài.
+ Sáng tạo ra thuyết CLTN, CLNT để giải thích cơ chế tiến hóa và giải thích được sự thống nhất
trong đa dạng của sinh giới cũng như quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây trồng:
Vấn đề phân
Nguyên liệu của
chọn lọc Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Tính biến dị và di truyền của sinhvật
Nội dung của
chọn lọc
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật
Động lực của
chọn lọc Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của conngười. Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Kết quả của
chọn lọc Vật nuôi, cây trồng phát triển theohướng có lợi cho con người. Sự tồn tại những cá thể thích nghivới hoàn cảnh sống.
Trang 4Vấn đề phân
Vai trò của CL
- Nhân tố chính quy định chiều hướng
và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng
- Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người
Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu
- Tồn tại:
+ Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh biến dị cũng như cơ chế di truyền các biến dị.
+ Chưa nêu được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình hình thành loài.
2.3.2 Học thuyết tổng hợp hiện đại
- Đưa ra được quan niệm tiến hóa:
Vấn đề phân
Nội dung Là quá trình biến đổi TPKG của quầnthể gốc đưa đến hình thành loài mới.
Là quá trình hình thành các đơn
vị trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành
Quy mô, thời
gian Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thờigian lịch sử tương đối ngắn Quy mô lớn, thời gian địa chất rấtdài Phương pháp
nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hoá
- Phát hiện được các nhân tố tiến hóa và vai trò của chúng trong tiến hóa của sinh giới:
Đột biến
Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các BD di truyền do đó ĐB cung cấp nguồn BD sơ cấp cho quá trình tiến hóa(ĐBG là nguồn nguyên liệu chủ yếu)
Giao phối
không ngẫu
nhiên
Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợp
CLTN Định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần sốtương đối của các alen(tùy thuộc vào chọn lọc chống alen trội hay alen lặn)
trong quần thể
Di nhập gen Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen củaquần thể.
Các yếu tố ngẫu
nhiên Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốngen của quần thể
- Hoàn thiện và phát triển quan niệm của Đacuyn về CLTN
Trang 5Vấn đề phân
Nguyên liệu
của CLTN
- Biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và của tập quán hoạt động
- Chủ yếu là các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản
Đột biến và biến dị tổ hợp (thường biến chỉ có ý nghĩa gián tiếp)
Đơn vị tác động
của CLTN
- Ở loài giao phối, quần thể là đơn
vị cơ bản
Thực chất tác
dụng của CLTN
Phân hóa khả năng sống sót giữa các
cá thể trong loài
Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể
Kết quả của
CLTN Sự sống sót của những cá thể thíchnghi nhất Sự phát triển và sinh sản ưu thếcủa những kiểu gen thích nghi hơn
Vai trò của
CLTN
Là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ các biến dị
Nhân tố định hướng sự tiến hóa, quy định chiều hướng nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường
2.4 Quan niệm về loài và cơ chế hình thành loài mới :
+ Khái niệm về loài sinh học: Loài là một hoặc một nhóm quần thể có những tính trạngchung về
hình thái, sinh lí (1), có khu phân bố xác định (2), các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh
ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác (3); Ở các loài sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm (1) & (2)
+ Nêu được vai trò của các dạng cách li đặc biệt là CLSS và CLĐL trong quá trình hình thành loài mới:
oVai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới: Là những trở ngại về mặt địa lí,
ngăn cản các cá thể của các quần thể gặp gỡ và giao phối với nhau, duy trì sự khác biệt về tần số alen và TPKG giữa các quần thể do các NTính trạngH tạo ra
oVai trò của cách sinh sản trong quá trình hình thành loài mới: CLSS là các trở ngại trên cơ thể
sinh vật ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ CLSS bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử
Cách li trước hợp tử Là những trở ngại ngăn
cản các sinh vật giao phối với nhau
Các loại cách li
Cách li nơi ở (sinh cảnh)
Cách li tập tính Cách li thời gian (mùa vụ)
Trang 6Cách li cơ học
Cách li sau hợp tử
Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo
ra con lai hữu thụ
⇒ Loài mới chỉ được hình thành khi có sự CLSS giữa các quần thể của loài gốc.
+ Cơ chế hình thành loài:
oHình thành loài là quá trình cải biến TPKG của QT theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách
li sinh sản với quần thể gốc
o Các phương thức hình thành loài mới: Hình thành loài khác khu vực địa lí(hình thành loài bằng CLĐL); Hình thành loài cùng khu vực địa lí (hình thành loài bằng cách li sinh thái,
hình thành loài bằng cách li tập tính, hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa.Hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi
3 Xác định mục tiêu của bài học (sau khi học xong học sinh sẽ đạt được):
3.1 Kiến thức: (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)
- Bằng chứng giải phẫu so sánh: Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa Môi quan hệ
về nguồn gốc giữa các loài, cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý ngĩa của học thuyết tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài Nêu được nguồn gốc chung của các loài qua các bằng chứng
tế bào học và sinh học phân tử
- Những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, CLTN, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của loài Nếu được những đóng góp quan trọng của Đacuyn là đưa ra lí thuyết chọn lọc để giải thích các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài
- Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại: tiến hóa lớn, tiến hóa nhỏ Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố tiến hóa tác động trong những mối liên quan phức tạp
+ Đột biến: là nhân tố tiến hóa vì đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Tần số đột biến ở từng gen thường rất nhỏ, mỗi cá thể sinh vật có rất nhiều gen và quần thể có nhiều cá thể nên mỗi thế hệ có nhiều alen đột biến Đó là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể
Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến), quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa
+ CLTN là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể CLTN phát huy tác dụng đối với tất cả các cấp độ tổ chức sống nhưng cơ bản nhất là cấp cá thể, cấp quần thể Thông qua sự chọn lọc kiểu hình, CLTN làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, cụ thể là làm thay đổi tần số tương đối của các alen ở các gen điển hình theo một hướng xác định CLTN không những tác động với từng gen riêng rẽ mà còn tác động đến tòan bộ kiểu gen kiểu gen và với cả quần thể Tác động của CLTN không chỉ là phân hóa khả năng sống sót của các
cá thể trong quần thể mà quan trọng là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể (kết đôi giao phối, khả năng sinh sản, độ mắn đẻ ….)
+ Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm thay đổi tần số alen
+ Yếu tố ngẫu nhiên: Sự biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen trong quần thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
+ Di – nhập gen: Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới cho quần thể hoặc mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể làm thay đổi tần số alen của quần thể Khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể cũng có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể
- Loài và quá trình hình thành loài: loài giao phối là một hoặc nhóm quần thể:
Trang 7+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí
+ Có khu phân bố xác định
+ Trong đó các quần thể giao phối tự do với nhau và được cách li sinh sản với nhóm quần thể khác loài
Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính, tự phối thì “loài” chỉ mang hai đặc điểm ban đầu
- Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài:
+ Cách li trước hợp tử: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời vụ, cách li cơ học
+ Cách li sau hợp tử: ngăn tạo ra con lai, ngăn cả tạo ra con lai hữu thụ
- Quá trình hình thành loài:
+ Bản chất của quá trình hình thành loài mới: là quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quá trình ban đầu theo định hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
+ Hình thành loài khác khu vực địa lí
+ Hình thành loài cùng khu vực địa lí: Hình thành loài bằng cách li tập tính, bằng cách li sinh thái, bằng lai xa và đa bội hóa
3.2 Kĩ năng:
Kĩ năng phân tích hình vẽ, phân tích bảng số liệu rút ra nhận xét; các bước bố trí và quan sát thí nghiệm sinh học, thu thập số liệu quan sát, đưa ra kết luận đánh giá về kết quả thu được;
- Kĩ năng giải bài tập, hoàn thành thiết kế phiếu học tập
- Tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về các nhân tố tiến hóa
- Kỹ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ
3.3 Thái độ (phẩm chất):
- Có niềm tin về môn học và kiến thức tiếp thu được
- Có hiểu biết tổng quát về các bằng chứng loài người, giải thích vì sao sinh giới ngày nay lại đa dạng và phong phú
3.4 Năng lực:
1 Năng lực phát hiện vàgiải quyết vấn đề Phát hiện và giải quyết các vấn đề thích nghi, hình thành loài mớivà nguồn gốc các loài
2 Năng lực thu nhân và
xử lí thông tin
Thu nhân và xử lí thông tin về sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới, nguồn gốc chung của các loài
3 Năng lực nghiên cứukhoa học
Quan sát, phân loại, tìm kiếm mối quan hệ về nguồn gốc giữa các loài, giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa
4 Năng lực tính toán Biết cách tính toán thành phần kiểu gen của quần thể Tính hệ số
chọn lọc và giá trị thích nghi của một alen
5 Năng lực tư duy Phân biệt các cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan
thoái hóa Phân biệt các nhân tố tiến hóa cơ bản
6 Năng lực ngôn ngữ Thuyết minh về sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành
loài mới
4 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4.1 Chuẩn bị của giáo viên:
Thiết bị dạy học: giáo án điện tử, giáo án word, tranh các bằng chứng tiến hóa, phiếu học tập
Học liệu: SGK, sách giáo viên, internet
4.2 Chuẩn bị của học sinh:
Tài liệu học tập (SGK)
Tham khảo học liệu có liên quan
Chuẩn bị bài ở nhà
5 Tiến trình dạy học:
Trang 8* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ:
* Giới thiệu bài học (chú ý việc tạo tình huống vào bài):
Con người, động vật và thực vật có nguồn gốc từ đâu?Tại sao ngày nay sinh giới lại đa dạng và phong phú về loài? Quá trình hình thành loài diễn ra như thế nào? Có những nhân tố nào chi phối? Để nắm
rõ các vấn đề trên, ta sẽ tìm hiểu chủ đề 6
5.1 Nội dung 1: Các bằng chứng tiến hóa
Hoạt động
1 Chuyển giao nhiệm vụ
Con người có nguồn gốc từ đâu? Bằng chứng nào chứng
minh ? Quan sát SGK, tranh ảnh để thảo luận hoàn thành phiếu
học tập bên dưới Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
2 Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
3 Báo cáo, thảo luận
Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy… Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
4 Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
vấn đề Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo Giáo viên đánh giá kết luận ND 2.1
Phiếu học tập:
Trang 95.2 Nội dung 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa:
1 Chuyển giao nhiệm vụ Quan sát tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận hoàn thành
phiếu học tập bên dưới Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
2 Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
3 Báo cáo, thảo luận Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy… Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
4 Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bàyvấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo Giáo viên đánh giá kết luận ND 2.2
Phiếu học tập:
Các nhân tố tiến hóa
Cơ chế tiến hóa
Trang 10Hình thành đặc điểm
thích nghi Hình thành loài mới
Chiều hướng tiến hóa
5.3 Nội dung 3: Đánh giá các học thuyết
5.3.1 Hoạt động 1: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn:
1 Chuyển giao nhiệm vụ Sự hình thành loài hươu cao cổ theo học thuyết Lamac và
Đacuyn khác nhau như thế nào? Em đồng ý với quan
điểm nào? Vì sao?
Hoàn thành các PHT để làm rõ Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
2 Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
3 Báo cáo, thảo luận Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy… Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
4 Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bàyvấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo Giáo viên đánh giá kết luận ND 2.3.1
Phiếu học tập:
Vấn đề phân biệt Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên
Nguyên liệu của chọn lọc
Nội dung của chọn lọc
Động lực của chọn lọc
Kết quả của chọn lọc
Vai trò của CL
5.3.2 Hoạt động 2: Học thuyết tổng hợp hiện đại