MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 Phần 1 : MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe nói đọc viết cho học sinh, nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập, trong giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội; góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh; trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ văn hoá; nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những vui buồn, yêu, ghét, thái độ, hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và xã hội. Hơn thế nữa, môn Tiếng Việt tiểu học có tác dụng giáo dục tâm hồn rất sâu xa và đặc biệt thể hiện ở chỗ: Bồi dưỡng và phát triển con người chất nhân văn cái sẽ đi với con người suốt cả cuộc đời. Chất nhân văn này là một sự hiểu biết tinh tế, bởi khi một tác phẩm văn học đã có thể hư cấu đến tận bản chất của sự vật, nó sẽ không những dạy cho con người những phẩm chất làm người tốt mà còn dạy cho họ sự sáng suốt, biết rung động, biết xúc cảm trước cái đẹp của thực tế cuộc sống muôn hình, muôn vẻ, phong phú và đa dạng. Qua đó các em có thể nói lên tiếng nói, suy nghĩ của mình trước vẻ đẹp của sự vật, của thiên nhiên đất nước. Từ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng trên, yêu cầu người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong việc dạy chữ, dạy người. Do đó, đối với việc dạy môn Tiếng Việt tiểu học nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói riêng có một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn, giáo viên ngoài việc dạy đọc hiểu nội dung kiến thức thì cần phải quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, thông qua các giờ học Tập đọc Luyện từ và câu Kể chuyện, dưới sự dẫn dắt của giáo viên các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay. Từ đó mở mang suy nghĩ, có tâm hồn phong phú, khi viết một bài văn có thêm cảm hứng, đặc biệt hơn là các em hiểu và cảm thụ tốt một bài văn, bài thơ thì các em càng thêm yêu quý Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Thực tế qua việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 5 tôi thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm một bài cảm thụ văn học trong các câu thơ, đoạn văn hay. Do hạn chế đó mà trong các tiết học thường khô khan, các bài viết tập làm văn của học sinh cũng không hay, không sinh động và lôi cuốn người đọc. Do đó, trong một thời gian nhất định giáo viên, không thể bao quát, hướng dẫn toàn bộ học sinh nắm bắt được các kiến thức trọng tâm của bài, nói chi đến việc hướng dẫn cho toàn bộ học sinh cảm thụ một bài văn sâu sắc. Xuất phát từ những điều trình bày trên, tôi đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5”. II. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và thực hiện những biện pháp để giúp học sinh lớp 5 rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai huyện Chư Prông trong năm học 2013 2014. IV. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, thu thập thông tin. Đọc và nghiên cứu sách, văn bản, tài liệu liên quan đến đề tài. Thực nghiệm và đánh giá.
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 5
Phần 1 : MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh, nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập, trong giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội; góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh; trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ văn hoá; nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những vui buồn, yêu, ghét, thái độ, hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và xã hội
Hơn thế nữa, môn Tiếng Việt tiểu học có tác dụng giáo dục tâm hồn rất sâu
xa và đặc biệt thể hiện ở chỗ: Bồi dưỡng và phát triển con người chất nhân văn - cái
sẽ đi với con người suốt cả cuộc đời Chất nhân văn này là một sự hiểu biết tinh tế, bởi khi một tác phẩm văn học đã có thể hư cấu đến tận bản chất của sự vật, nó sẽ không những dạy cho con người những phẩm chất làm người tốt mà còn dạy cho
họ sự sáng suốt, biết rung động, biết xúc cảm trước cái đẹp của thực tế cuộc sống muôn hình, muôn vẻ, phong phú và đa dạng Qua đó các em có thể nói lên tiếng nói, suy nghĩ của mình trước vẻ đẹp của sự vật, của thiên nhiên - đất nước
Từ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng trên, yêu cầu người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong việc dạy chữ, dạy người Do đó, đối với việc dạy môn Tiếng Việt tiểu học nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói riêng có một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn, giáo viên ngoài việc dạy đọc - hiểu nội dung kiến thức thì cần phải quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, thông qua các giờ học Tập đọc - Luyện
Trang 2từ và câu - Kể chuyện, dưới sự dẫn dắt của giáo viên các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay Từ đó mở mang suy nghĩ, có tâm hồn phong phú, khi viết một bài văn có thêm cảm hứng, đặc biệt hơn là các em hiểu và cảm thụ tốt một bài văn, bài thơ thì các em càng thêm yêu quý Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Thực tế qua việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 5 tôi thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm một bài cảm thụ văn học trong các câu thơ, đoạn văn hay Do hạn chế đó mà trong các tiết học thường khô khan, các bài viết tập làm văn của học sinh cũng không hay, không sinh động và lôi cuốn người đọc
Do đó, trong một thời gian nhất định giáo viên, không thể bao quát, hướng dẫn toàn bộ học sinh nắm bắt được các kiến thức trọng tâm của bài, nói chi đến việc hướng dẫn cho toàn bộ học sinh cảm thụ một bài văn sâu sắc
Xuất phát từ những điều trình bày trên, tôi đã nghiên cứu thực hiện đề tài
“Một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5”.
II Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và thực hiện những biện pháp để giúp học sinh lớp 5 rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai huyện Chư Prông trong năm học 2013 - 2014
IV Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập thông tin
- Đọc và nghiên cứu sách, văn bản, tài liệu liên quan đến đề tài
- Thực nghiệm và đánh giá
Trang 3Phần 2 : NỘI DUNG
I Thực trạng về việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5
Qua quá trình giảng dạy và qua việc dự giờ, tôi nhận thấy việc rèn luyện năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 5 còn gặp một số khó khăn:
1 Về phía giáo viên:
Một bộ phận nhỏ trong giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện năng lực cảm thụ văn học của học sinh, chưa thực sự có những biện pháp tích cực, thích hợp với từng đối tượng học sinh để khơi dậy hứng thú, khả năng cảm thụ văn học của học sinh
Năng lực cảm thụ văn học của một số giáo viên còn hạn chế
2 Về phía học sinh:
- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan nên việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn
- Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh nhất là học sinh vùng nông thôn quê của chúng tôi còn hạn chế Đa số các em là con trong những gia đình
có bố mẹ làm nghề nông thuần tuý nên số phụ huynh có điều kiện và có ý thức mua sách báo cho con em mình đọc còn rất ít Nguồn sách cung cấp chủ yếu cho các em
là thư viện trường học Hơn nữa không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học
Kết quả kiểm tra chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm học 2013 – 2014 của khối lớp 5 nh sau :ư sau :
Lớp TSHS SL Giỏi % SL Khá % Trung bình SL % SL Yếu %
III Một số biện pháp rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh
1 Bồi dưỡng năng lực trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn:
Trang 4Khi đọc một bài văn, bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn các em cảm thấy thích thú, đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, cần giữ gìn và nuôi dưỡng, nó sẽ phát triển liên tục và mạnh mẽ đến mức say mê Ta thử hình dung một học sinh chưa thích học văn, nếu thiếu sự say mê cần thiết nhất định học sinh đó chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn hay, chưa thể xúc động thật sự với những
gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn ấy Chính vì thế, khi nhớ lại quãng đời học văn thuở nhỏ, Giáo sư văn học Lê Trí Viễn đã rút ra một nhận xét rất quý báu :
“Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tiếp thông thường của nó, còn có cả vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại” Nếu không “làm
quen” với thơ văn thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó Do đó, muốn
“làm quen” với thơ văn thì phải có lòng chân thật, có tình cảm tha thiết yêu quý thơ văn, có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua những khó khăn trở ngại: Như Đan-Tê một nhà thơ lớn của I-ta-li-a ham đọc sách đến mức: Bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh, ông chỉ thấy: “Những người trong sách nói chuyện với nhau thôi ” Khi đọc sách không chỉ đọc rõ ràng, lưu loát mà còn phải tập đọc diễn cảm một bài thơ, một đoạn văn, phải chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm ra cái âm thanh của sự vật, cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta Khi nói - viết phải thành câu, đủ rõ ý, tập dùng từ ngữ đúng và nói hay, làm cho ý, câu rõ thêm và sinh động hơn …
Tất cả đều giúp cho các em phát triển năng lực cảm thụ văn học Trao đổi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có cảm nhận đúng đắn, có tình cảm đẹp Từ đó các em đến với văn học một cách tự giác say mê Đây cũng là yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học Vì thế, trong khi giảng dạy, tôi
đã yêu cầu học sinh :
- Thường xuyên động viên khuyến khích học sinh đọc sách ở thư viện, tiếp xúc với thơ văn
- Đọc nhiều truyện Kim Đồng
Trang 5- Đọc các bài thơ, bài văn bài ca dao hay của các nhà thơ, nhà văn và của các bạn học sinh giỏi
Khi đọc xong một cuốn sách hay một cuốn truyện, giáo viên tập cho học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời ( có ghi chép để tích luỹ kiến thức)
Chẳng hạn : + Truyện nói đến ai ?
+ Họ là người như thế nào ?
+ Em có cảm nhận như thế nào khi đọc xong truyện đó ?
* Chú ý : Giáo viên không được cảm xúc hộ cho học sinh, mà chỉ đóng vai
trò là người hướng dẫn gợi mở dẫn dắt để học sinh tự thâm nhập với tác phẩm; giáo viên cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc ngây thơ của học sinh, từ đó bổ sung sửa chữa và động viên kịp thời
2 Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học:
Cảm thụ văn học là một quá trình nhận thức có ảnh hưởng rất nhiều bởi
“vốn sống” của mỗi con người, mỗi học sinh Nếu muốn bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trước hết phải bồi dưỡng “vốn sống” cho các em Khi có vốn sống, các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận các tác phẩm Cái vốn
ấy, trước hết được tích luỹ bằng sự hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống Có những cảnh vật, con người, sự vật diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý quan sát nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ (ghi lại) thì chúng không làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của xung quanh ta Chính vì vậy tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi …) là một thói quen cần thiết của người học sinh giỏi văn Nhưng quan sát như thế nào mới có kết quả tốt để phục vụ cho việc tích luỹ vốn sống Khi quan sát phải tìm ra các nét chính, thấy được tính riêng, móc được ngóc ngách của sự vật, của vấn đề Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những điểm mà mình xúc cảm nhất : một câu nói lột tả được hình dáng, tính nết, hình bóng, tiếng động, trạng thái, tư tưởng của sự việc
Trang 6Quan sát nhiều, quan sát kỹ chẳng những giúp cho các em viết được bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc
Chẳng hạn: Khi đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhờ có vốn hiểu biết về cuộc sống ở làng quê Việt Nam, tôi đã giúp học sinh cảm nhận được : Hạt gạo đã tích tụ biết bao chất phù sa màu mỡ, đượm đầy sức sống của sông Kinh Thầy Vị phù sa như người mẹ hiền nuôi dưỡng chăm sóc các con, từng hạt gạo bé nhỏ nó có những hương vị đài sen thơm ngát, hạt gạo không những chứa đựng sức sống, dẻo dai của dòng phù sa màu mỡ mà còn nhuộm cả hương thơm ngọt ngào, có sự trong trắng tinh khiết của đoá hoa sen Hạt gạo quyện lẫn tiếng hát ngọt bùi êm ấm của người mẹ hiền, của tiếng sáo vi vu, vi vu trên cánh đồng bát ngát trong những buổi chiều lộng gió Hạt gạo thật đáng quý biết bao
Bên cạnh vốn hiểu biết về cuộc sống, các em cần tích luỹ cả vốn hiểu biết
về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp qua sách vở, bởi những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu khoa học, văn học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và kể cả những người đương thời Nếu không đọc sách thì không thể tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, khi đọc sách nhiều các em sẽ tăng thêm khả năng tiếp nhận lên nhiều Từ đó các em sẽ tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ của tự nhiên - xã hội
Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương ở các em không chỉ được thức tỉnh
về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ, tốt đẹp, khơi dậy những năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn
Song muốn đọc sách có kết quả tốt, giáo viên cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen khi đọc sách Đọc sách phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, có ích trong việc học tập và tu dưỡng Khi đọc cần phải có phương pháp và thái độ
Trang 7đúng đắn, khi đọc cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc để thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm
Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, dưới các dòng chữ hay nói chính xác đó là tư duy nghệ thuật
Chẳng hạn: Trong bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” của tác giả Đồng Xuân
Lan -Tập đọc lớp 5, khi đọc bài thơ các em cảm nhận được những hình ảnh trong bài thơ rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường trông thấy những ngôi nhà đang xây với bộn bề vôi vữa, gạch ngói Chúng ta chỉ thấy ở đó sự bừa bộn, xấu xí, bụi bặm Có lẽ không ai giống các bạn nhỏ chúng ta thấy được vẻ đẹp
của ngôi nhà đang xây Bài thơ Về ngôi nhà đang xây thể hiện niềm vui và cảm
xúc của các bạn nhỏ khi nhìn ngôi nhà đang xây Các bạn đã nhìn thấy tương lai, nhìn thấy sự đổi thay của quê hương Ngôi nhà đang xây hiện lên dưới cái nhìn của các bạn nhỏ thật sống động và gần gũi:
“Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
Trí tưởng tượng của các bạn nhỏ thật phong phú Ngôi nhà trông thật đáng yêu dù vẫn còn ngổn ngang cây cọc Ngôi nhà còn được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa khiến cho nó càng sinh động và đáng yêu hơn giống như một con người:
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
- Ngôi nhà hiện lên trong một khung cảnh thật nên thơ với màu trời sẫm biếc hững từ “tựa”, “thở ra” khiến ngôi nhà trở nên sống động
Để học sinh cảm thụ tốt văn học, yêu cầu :
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham quan, quan sát về cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
- Khi tham quan giáo viên đóng một vai trò dẫn dắt gợi mở tạo nguồn cảm hứng khơi dậy suy nghĩ của các em
Trang 8- Khi quan sát làm quen với các đối tượng các em cần viết những đoạn, bài
cụ thể về những gì đã thấy, đã cảm nhận được
- Cần tổ chức các buổi ngoại khoá Tiếng Việt, văn học, nghe nói chuyện về các nhà văn, nhà thơ, các anh hùng, các chiến sĩ cách mạng và những người có công với nước
- Tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, ngâm thơ theo các chủ điểm, chủ đề
- Khi đọc sách hay tham gia các hoạt động Tiếng Việt, giáo viên phải chú ý cho học sinh viết bài thu hoạch để tích luỹ vốn kiến thức
3 Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt :
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản đã học trong chương trình tiểu học nói chung và chương trình Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng Học sinh có thể hiểu về ngữ âm Tiếng Việt (âm, thanh, chữ ghi âm, dấu ghi thanh, tiếng - các bộ phận của tiếng: Âm đầu, vần, thanh; các khái niệm văn học: Về hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, đặc trưng của ngôn ngữ, nghệ thuật một số biện pháp tu từ …) học sinh mới dễ dàng cảm thụ được vẻ đẹp của câu văn, câu thơ
Trong các câu ca dao bài “Đi cấy” (sách Tiếng Việt 5- tập 2):
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng
Cách diễn đạt được nhân lên gấp nhiều lần, sự phóng đại ở đây góp phần biểu hiện rõ ý chí mạnh mẽ, quyết tâm phấn đấu khắc phục mọi khó khăn của người nông dân lao động
Trang 9Hay đọc đoạn văn tả cảnh làng quê ngày mùa dưới đây, nếu nắm vững kiến thức về từ ngữ đã học, học sinh sẽ chú ý ngay tới sắc độ của màu vàng do nhà văn
Tô Hoài sáng tạo bằng sự quan sát vô cùng tinh tế:
“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê tràn ngập màu vàng, những màu vàng rất khác nhau Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa, thì bóng tối đã hơi ứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có hơi vàng hơn khi thường Mùa lúa chín dưới cánh đồng vàng xuộm lại Nắng nhạt ngả vàng hoe, trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng Từng chiếc lá mít vàng sẫm, tàu đu đủ, lá sắn héo lại nở năm cánh vàng tươi Buồng chuối chín vàng đốm, những tàu lá chuối vàng ối xoà như những đuôi thắt lưng, vạt áo Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng Dưới sân rơm và thóc vàng giòn Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới … Tất cả phủ một màu vàng trù phú đầm ấm lạ lùng”
Rõ ràng các “từ ghép” (có nghĩa phân loại) chỉ màu vàng khác nhau đã
được nhà văn “biến hoá” khôn lường: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng sẫm, vàng tươi, vàng đốm, vàng ối, vàng giòn, vàng mượt … có tất cả những màu vàng không nhìn thấy được bằng mắt mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn qua cách diễn đạt của nhà văn: Vàng hơn khi thường, vàng như vạt áo nắng, vàng trù phú đầm ấm lạ lùng
Nắm vững kiến thức từ ngữ Tiếng Việt các em không chỉ nói viết tốt mà
có thể cảm nhận được nét đẹp, qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo
Ví dụ : Trong bài hành trình của bầy ong - Tiếng Việt 5, tập 1
“Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay”
Ở ví dụ này, đảo ngữ đã có tác dụng nhấn mạnh vào nội dung ý nghĩa - cảm xúc của vị ngữ trong câu : “Lặng thầm thay ”
Trang 10Những kiến thức kỹ năng cơ bản về Tiếng Việt được trau dồi qua các bài Tập đọc - Luyện từ và câu - Kể chuyện Vừa giúp cho học sinh nâng cao năng lực cảm thụ, vừa giúp cho việc học tập phấn đấu trở thành học sinh giỏi văn
Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là đọc diễn cảm có sáng tạo Nó giúp cho học sinh nâng cao khả năng xúc cảm thẩm mỹ và kích thích các em khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương
Đọc diễn cảm là hình thức tái sinh tác phẩm nghệ thuật là khám phá ra những gì ẩn dưới những dòng chữ để chúng vang lên.
Nhiều khi chỉ cần để cho học sinh trực tiếp cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc thơ: Khi lên, khi xuống, khi trầm, khi bổng, khi mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng tha thiết
Thông qua các bài tập đọc - kể chuyện, giáo viên dẫn dắt, gợi mở cho học sinh phát hiện từ ngữ hình ảnh đẹp, các biện pháp nghệ thuật trong từng bài bằng những câu hỏi phong phú :
+ Đó là những câu hỏi xác định kỹ năng đọc (giọng chung của bài, ngắt giọng, tốc độ, độ cao, thấp …)
+ Đó là những câu hỏi tái hiện lại bài tập đọc (từ ngữ, chi tiết, hình ảnh) + Những câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng
+ Những câu hỏi về ý nghĩa của tác phẩm giúp học sinh hiểu được nội dung thông báo của bài
+ Những câu hỏi đánh giá nhân vật, thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả + Những câu hỏi đánh giá, giá trị nghệ thuật của bài đọc
Từ đó các em khái quát lên được vấn đề cần nói đến trong bài đọc Mặt khác, làm cho các em rung cảm trước vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống
4 Rèn luyện kỹ năng hiểu - viết đoạn văn :
Rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những