Bao gồm 5 điều, trong đó quy định ai là người có trách nhiệm báo cáo thông thường là Thuyền trưởng; quy định những trường hợp phải báo cáo khi thải dầu, chất lỏng độc, chất độc hại; quy
Trang 1CÔNG ƯỚC MARPOL 1973/1978 (International Convention for the Prevention of Pollution from
Ships 1973)
Công ước được thông qua tại Hội nghị IMO từ 8/10 đến 2/11/1973
Bổ sung bằng Protocol 1978
Công ước bao gồm 5 phụ lục và 20 điều:
I Nội dung của công ước Marpol 1973/1978:
Bao gồm:
1 Điều 1: Nghĩa vụ chung đối với công ước:
Các thành viêiệt nam có nghĩa vụ thực hiện công ước nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do việc thải các chất độc hại hoặc hỗn hợp có chứa các chất đó trái với công ước
2 Điều 2: Định nghĩa
- Chất độc hại là bất ký chất nào khi thải vào môi trường biển mà có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người, có hại cho tài nguyên hữu sinh và sự sống cho sinh vật biển
- Thải là xả, đổ, tràn, rò rỉ, bơm, toả hơi hoặc vét cạn
3 Điều 3: Phạm vi áp dụng
Những tàu treo cờ của thành viêiệt nam công ước hoặc hoạt động dưới sự kiểm soát của một thành viêiệt nam không áp dụng cho tàu quân sự
4 Điều 13: Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tham gia
Công ước này phải được để ngỏ cho việc ký kết từ ngày 15/1 đến 31/12/1974
5 Hiệu lực:
Sau 12 tháng khi có ít nhất 15 quốc gia có tổng số trọng tải đăng ký của tàu lớn hơn 50% GT của thế giới
6 Điều 18: Huỷ bỏ
II Nội dung chính của Nghị định thư 1978:
Bao gồm 9 điều
1 Nghị định thư 1: Các điều khoản về báo cáo các vụ việc liên quan đến các chất độc hại
Bao gồm 5 điều, trong đó quy định ai là người có trách nhiệm báo cáo (thông thường là Thuyền trưởng); quy định những trường hợp phải báo cáo (khi thải dầu, chất lỏng độc, chất độc hại); quy định về nội dung báo cáo (đặc điểm tàu, thời gian, loại, vị trí tai nạn, khối lượng và loại chất độc liên quan, các biện pháp trợ giúp cứu hộ); quy định về thủ tục báo cáo (báo cáo nhanh nhất trên các kênh thông tin liên lạc)
2 Nghị định thư 2:
Trang 2Bao gồm 10 điều quy định về việc các thành viêiệt nam khi tranh chấp mà không được đưa ra các giải pháp nào
III Các phụ lục của marpol 73/78:
1 Phụ lục I các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu
a Một số định nghĩa:
- “Dầu” là dầu dưới bất kỳ dạng nào, kể cả dầu thô, dầu đốt, dầu cặn, dầu thải và các sản phẩm dầu mỏ đã được lọc
- “Hỗn hợp dầu” là hỗn hợp chứa một hàm lượng dầu bất kỳ
- “Dầu đốt” là bất kỳ loại dầu nào làm nhiên lịêu cho máy chính, máyy phụ
- “Tàu dầu” là tàu được đóng chủ yếu để chở dầu hoặc thích ứng cho việc chở dầu
- “Cách bờ gần nhất” là cách đường cơ sở mà từ đó lãnh hải của bờ tương ứng được thiết lập (Trừ vùng biển Autralia)
- “Vùng đặc biệt” là những nơi được thừa nhận có liên quan đến điều kiện hải dương và sinh thái
- “Cường độ thải dầu tức thời” là cường độ thải dầu tính bằng lít trong 1 giờ ở bất kỳ thời điểm nào chia cho tốc độ tàu (knots)
b Quy định về việc kiểm soát thải dầu:
Cấm các tàu thải dầu hoặc hỗn hợp dầu trừ khi:
- Đối với tàu dầu:
• Tàu không ở vùng đặc biệt
• Cách bờ gần nhất trên 50 hải lý
• Đang hành trình
• Cường độ thải tức thời < 30lít/hải lý (tàu dầu hiện có thì tổng lượng dầu thải ra biển không quá 1/15.000 tổng lượng hàng tạo ra cặn; Tàu mới thì là 1/30.000)
• Có trang bị hệ thống kiểm soát và điều khiển thải dầu tự động và có két lắng
- Đối với tàu không phải là tàu dầu (GT>400), từ la canh buồng máy:
• Tàu không ở vùng đặc biệt
• Đang hành trình
• Hàm lượng dầu trong dòng thải pha loãng lớn hơn 15 phần triệu
• Trang bị hệ thống kiểm soát và điều khiển thải dầu và thiết bị lọc dầu
c Trường hợp ngoại lệ:
Quy định thải dầu trên đây không áp dụng đối với việc thải dầu và hỗn hợp dầu khi:
Trang 3- Đảm bảo cho tàu và sinh mạng của con người trên biển
- Do hậu quả hư hỏng tàu hoặc thiết bị (đã có biện pháp ngăn ngừa)
d Các két dằn cách ly, két dằn sạch và việc rửa bằng dầu thô
- Két dằn sạch: là két chứa nước dằn sạch, nước trong két sau lần chở dầu cuối cùng, két đã được rửa sạch đến mức trong điều kiện tàu đứng yên, thời tiết sáng sủa, nước ngoài mạn yên lặng mà việc thải dầu này không tạo ra các váng dầu trên mặt nước
- Két dằn cách ly: là két chứa nước dằn cách ly Nước dằn được lấy vào két hoàn toàn cách ly với hệ thống dầu hàng và hệ thống dầu đốt và thường xuyên để chứa nước dằn
Két dằn cách ly
Hệ thống vệ sinh két bằng dầu thô
Két dầu sạch (Có trang bị thiết bị đo hàm lượng dầu
GT>20.000-chở dầu
thô
GT>30.000 chở sản
phẩm dầu
Tàu mới có
GT>2000
Tàu hiện có,
GT>40.000 chở dầu
thô
Hoặc: X Hoặc >70.000 chở dầu
thô
2 năm sau ngày công ước có hiệu lực Hay 70.000 > T > 40000: 4 năm từ ngày công ước có hiệu lực
Hệ thống kiểm soát và điều khiển thải dầu và thiết bị lọc dầu, két chứa, bơm
Thiết bị lọc dầu (có thể
gắn thiết bị báo động
hàm lượng dầu
Két chứa dầu cặn Đường ống thải quốc tế Bích nối
400<GT tàu bất
kỳ<10.000
X>10.000GT + hệ
thống báo động và
tự dộng dừng thải
khi hàm lượng dầu
>15 phần triệu
X<400GT: thiết bị giữ
lại trên tàu
X > 400GT Trang bị 1 hay nhiều két đủ chứa
các tàu dầu
các tàu
Trang 4Nhật ký dầu:
Tàu dầu có GT > 150, tàu bất kỳ có Gt > 400: Thì trang bị nhật ký dầu phần 1 (các hoạt động ở buồng máy Tàu dầu có GT > 150 có nhật ký phần 2 (làm hàng)
Hoạt động ở buồng máy ghi chép các nội dung sau đây:
- Nhận nước dằn hoặc vệ sinh các két dầu đốt
- Thải nước dằn bẩn hoặc nước rửa két
- Thải cặn dầu
- Thải qua mạn nước la canh buồng máy
Hoạt động làm hàng:
- Nhận dầu hàng
- Bơm chuyển dầu hàng trong tàu trên hành trình
- Dỡ dầu hàng
- Nhận nước dằn vào các két dầu hàng và các két dằn sạch
- Vệ sinh két dầu hàng
- Thải dầu
- Thải nước từ két lắng
- Đóng mở van
- Thải cặn
Tàu dầu có GT > 150, tàu khác có GT > 400 phải có kế hoặc ứng cứu ô nhiễm dầu (do sự cố) _ SOPEP (Shiponboard Oil Pollution Emergency Plan)
Việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận IOPP (Điều 4, phụ lục I)
Kiểm tra: (Trên tàu dầu có GT > 150 và tàu khác có GT
>400)
- Kiểm tra lần đầu: Bao gồm kết cấu, thiết bị, hệ thống, phụ tùng, trang bị
- Kiểm tra định kỳ: 5 năm
- Kiểm tra trung gian: (Khi giấy chứng nhận đang có hiệu lực) bao gồm bơm, thiết bị, hệ thống đường ống, thải, rửa…tiến hành trước-sau 6 tháng so với mốc giữa
2 Phụ lục II Những quy định về kiểm soát ô nhiễm do chở xô chất lỏng độc
a Chất lỏng độc bao gồm 4 loại A, B, C và D
Các yêu cầu của phụ lục II áp dụng đối với tất cả các tàu chở xô các chất lỏng độc Các chất gây nên mối
đe doạ nguy hại tới môi trường biển Các chất loại A là các chất gây nên mối đe doạ nguy hại lớn nhất đối với môi trường biển, còn các chất loại D gây nên mối nguy hại ít nhất
b Phụ lục II cấm thải ra biển mọi chất lỏng có chứa các chất thuộc các loại đó, trừ khi việc xả được thực hiện theo những điều kiện đã được nêu chi tiết cho từng loại
Trang 5Những điều kiện này bao gồm, nếu áp dụng, các thông số sau:
- khối lượng lớn nhất của các chất trong mỗi két mà có thể thải ra biển
- tốc độ tàu trong quá trình thải
- khoảng cách tối thiểu cách bờ gần nhất trong quá trình thải
- độ sâu tối thiểu của vùng biển thải
- hàm lượng lớn nhất của các chất trên vệt tàu chạy qua hoặc việc pha loãng các chất trước khi thải
- việc cần thiết phải thực hiện việc thải dưới đường nước
c Đối với các vùng biển nào đó được thừa nhận là
“vùng đặc biệt” phải áp dụng tiêu chuẩn xả khắt khe hơn Theo phụ lục II, các vùng biển đặc biệt là vùng biển Baltic, biển Đen, và vùng biển Nam cực
d Phụ lục II yêu cầu tất cả các tàu phải được trang bị hệ thống bơm và đường ống để bảo đảm rằng mỗi két được thiết kế để chổ các chất loại B và C, sau khi dỡ hàng không để đọng lại lượng cặn vượt quá lượng yêu cầu nêu trong phụ lục Đối với mỗi két dự định chở các chất đó, phải xác định khối lượng cặn còn lại Chỉ khi khối lượng cặn hàng còn lại được xác định là thấp hơn khối lượng quy định trong phụ lục thì két mới có thể được phê duyệt để chở chất loại B hoặc loại C
e Ngoài các điều kiện trên, một yêu cầu quan trọng trong phụ lục II là những hoạt động thải những cặn hàng, việc vệ sinh và thông gió một két bất kỳ chỉ có thể thực hiện phù hợp với các quy trình và hệ thống được duyệt theo các tiêu chuẩn đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ban hành
3 Phụ lục 3: Những quy định ngăn ngừa ô nhiễm do chuyên chở bằng đường biển các chất độc hại trong bao gói
Phạm vi áp dụng: Aùp dụng cho tất cả các tàu chở chất độc hại trong bao gói Chất độc hại được xác định theo phụ bản của phụ lụa III
Phụ lục III còn quy định về bao gói (hạn chế đến mức thấp nhất nguy hiểm cho môi trường biển có xét đến tính chất hàng bên trong)
Quy định về việc đóng mác và dán nhãn, việc xếp hàng, trường hợp ngoại lệ, kiểm soát của quốc gia có cảng về các yêu cầu khái thác
4 Phụ lục IV Những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu
a Nước thải:
Trang 6- Nước thải là các phế hải khác từ bất cứ các nhà vệ sinh nhà tiểu và hố xí nào
- Nước từ các hố, bể tắm và lỗ tháot nước ở trong buồng chữa bệnh
- Nước từ các buồng chứa động vật sống
- Các dạng nước thải khác khi chúng được hoà lẫn với những loại nước nêu trên
b Aùp dụng: Tàu mới có GT >200 và tàu mới có Gt<200 nhưng chở trên 10 ngưới
Phụ lục 4 còn quy định công việc kiểm tra về trang thiết
bị xử lý nước thải, trang bị két thu hồi (két gom và chứa nước thải), các đường ống xả và quy định định kỳ kiểm tra (không quá 5 năm)
c Quy định về xả nước thải:
Nước thải đã phân tích và khủ trùng cách bờ gần nhất 4 hải lý hoặc chưa được phân tích khử trùng cách bờ gần nhất 12 hải lý, tốc độ tàu lớn hơn 4 hải lý/giờ Cường độ xả do chính quyền quy định
Việc xả không làm xuất hiện các vật rắn nổi nhìn thấy được và không làm thay đổi màu nước xung quanh
5 Phụ lục V Những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu
Rác: là tất cả các dạng thức ăn thừa, chất thải sinh hoạt và khai thác, trừ cá tươi và các sản phẩm từ chúng
Phạm vi áp dụng: Aùp dụng cho tất cả các tàu
Thải rác:
- Cấm thải tất cả các dạng chất dẻo (vật liệu tổng hợp, lưới đánh cá bằng vật liệu tổng hợp, bao rác bằng chất dẻo)
- Cấm thải các vật liệu bọc lót, đóng gói có tính nổi dưới 25 hải lý
- Cấm thải thức ăn thừa và tất cả các loại rác khác kể cả các sản phẩm làm bằng giấy, gỉ, thuỷ tinh, chai lọ, đồ sành sứ dưới 12 hải lý Nếu rác như trên được nghiền nát thì được phép thải ở vùng từ 3 đến 12 hải lý
- Khi thải rác phải ghi chép vào sổ nhật ký rác