1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

nghiên cứu về cá và các loại thủy sản

29 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Phân loại Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm siêu lớp Agnatha với

Trang 1

ngừ và một loài cá thu "nguyên thủy" (Gasterochisma melampus) Tất cả các loài cá mập trong họ Lamnidae – như cá mập mako vây ngắn, cá mập mako vây

dài, cá nhám trắng, cá nhám hồi – cũng được biết đến như là có khả năng thunhiệt, và các chứng cứ cho thấy những đặc điểm như vậy cũng tồn tại trong

họ Alopiidae (cá nhám đuôi dài) Mức độ thu nhiệt dao động từ các loại cá sănmồi chỉ làm ấm mắt và não, tới cá ngừ vây xanh và cá nhám hồi duy trì thânnhiệt tới 20 °C cao hơn so với môi trường nước xung quanh Quá trình thu nhiệt,mặc dù về mặt trao đổi chất là tốn kém, nhưng có một số ưu thế như làm tănglực co bóp của các cơ, tốc độ xử lý cao của hệ thần kinh trung ương và tốc

độ tiêu hóa cao Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn bộ các vùng chứanước lớn, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu từ mức chỉngay dưới bề mặt tới độ sâu vài nghìn mét Tuy nhiên, các hồ nước siêu mặnnhư Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake tại Hoa Kỳ) hay Biển Chết không hỗ trợ sựsinh tồn của cá Một vài loài cá đã được nhân giống đặc biệt để nuôi trongcác bể cá cảnh và có thể sống trong môi trường trong nhà Cá có vai trò rất quantrọng, chúng có nguồn rất phong phú và đa dạng có vai trò to lớn trong đời sốngcon người

Trang 2

B NỘI DUNG

I Phân loại

Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của

nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không

hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).

Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là "cá",chẳng hạn (cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu nhưng thực ra,chúng không phải là cá thực thụ Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu

(Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia), riêng

cá sấu là một nhóm bò sát

Cá là một nhóm cận ngành: có nghĩa là bất kỳ nhánh nào có chứa tất cả cácloài cá thì cũng chứa cả động vật bốn chân không phải là cá Vì thế lớp Piscestrong các tài liệu cũ hiện tại không còn được sử dụng trong các phân loại chínhthức Cá được phân loại vào trong các nhóm chính sau đây (theo Janvier, 1981,

1997, Shu và ctv., 2003):

Lớp Myxini (cá mút đá myxin)

Lớp Pteraspidomorphi (cá giáp vây, loại cá không quai hàm tiền sử, từ kỷ

Ordovic tới kỷ Devon)

Lớp Thelodonti (cá răng nhũ (núm vú), từ kỷ Ordovic tới kỷ Devon)

Lớp Anaspida (cá không giáp, từ kỷ Silur tới kỷ Devon)

Lớp Petromyzontida hay Hyperoartia (cá mút đá)

+Petromyzontidae (cá mút đá)

Lớp Conodonta (động vật răng nón)

Lớp Cephalaspidomorphi (cá giáp đầu, không quai hàm, tuyệt chủng nếu không

gộp cả cá mút đá, khi đó từ kỷ Silur tới kỷ Devon)

+ Galeaspid

+ Pituriaspid

Trang 3

+Osteostraci

Phân thứ ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm)

Lớp Placodermi (cá da phiến, từ kỷ Silur tới kỷ Devon)

Lớp Chondrichthyes (cá sụn)

Lớp Acanthodii (cá mập gai)

Siêu lớp Osteichthyes (cá xương)

*Lớp Actinopterygii (cá vây tia)

Phân lớp Chondrostei: cá sụn hóa xương hay cá xương mềm vẩy cứng

+Bộ Acipenseriformes (cá tầm và cá tầm mép thìa)

+Bộ Polypteriformes (cá nhiều vây).

Phân lớp Neopterygii: cá vây mới

+Phân thứ lớp Holostei (cá toàn xương, gồm cá nhái và cá vây cung)

+Phân thứ lớp Teleostei (cá xương thật sự, nhiều bộ cá thông thường)

*Lớp Sarcopterygii (cá vây thùy)

+Phân lớp Coelacanthimorpha (cá vây tay)

+Phân lớp Dipnoi (cá phổi)

Một số nhà cổ sinh vật học tranh luận rằng do Conodonta là động vật có

dây sống nên chúng là cá nguyên thủy Để biết chi tiết hơn về xử lý của đơn vịphân loại này, xem bài động vật có dây sống

Vị trí của cá mút đá myxin trong ngành Chordata vẫn chưa được giải quyết

triệt để Nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 1998 và 1999 hỗ trợ ý tưởng chorằng cá mút đá myxin và cá mút đá tạo thành một nhóm tự nhiên gọi

là Cyclostomata (cá miệng tròn) và nó có quan hệ chị em với Gnathostomata.

Trên thế giới có khoảng 25 415 loài cá Ở Việt Nam đã phát hiện 2 753loài trong hai lớp chính: Lớp cá sụn và lớp cá xương

Lớp cá sụn chỉ mới phát hiện dược 850 loài gồm những loài cá sống ởnước mặn và nước lợ, có bộ xương bằng chất sụn có khe mang trần, da nhám,miệng nằm ở mặt bụng Đại diện là cá nhám (ăn nổi, sống ở tầng nước mặt), cáđuối kiếm ăn ở tầng đáy

Lớp cá xương gồm đa số những loài cá hiện nay sống ở biển, nước lợ vànước ngọt Cũng có bộ xương bằng chất xương và có những đặc điểm tương tựnhư cá chép đại diện cá vền, cá chép

Trang 4

II Nguồn gốc chủng loại phát sinh và hướng tiến hóa của cá

1 Lớp cá sụn 1.1 Đặc điểm chung.

Lớp Cá Sụn có danh pháp khoa học là: Chondricthyes, là lớp cá nguyênthủy nhất trong nhóm có hàm hiện tại, gồm cá nhám, cá mập, cá đuối, cá khime,khoảng 800 loài sống ở biển và đại dương, vài loài sống ở nhước ngọt Tất cảcác loài cá Sụn có những đắc điểm nguyên thủy, đồng thời có những nét tiến bộ

mà cá xương không thể có được

Đa số cá sụn có cơ thể dạng hình thoi, cá đuối có thân dẹp rộng, vây đuôikiểu dị vĩ Phía trong vây bụng ở cá đực có đôi gai giao cấu Nhờ đó ccas sụnđực có thể đua tinh trùng vào cơ thể cái, trứng được thụ tinh trong cơ thể concái Đó là một đặc điểm tiến hóa của cá sụn

Da cá sụn được phủ vảy tám, là lạo vảy nguyên thủy nhất của các loài cá

Bộ xương là sụn, đã phân hóa thành ba phần: cột sống, sọ và chi Sọ đã có nócche kín chỉ để hở một thóp ở phía trức Phía sau sọ đã có thêm phần chẩm bảo

vệ mặt sau của nãm và nhờ đó gốc đôi dây hần kinh IX và X đã được ẩn tronghộp sọ Các bao khứu giác, bao thính giác gắn chặt vào hộp sọ

Hệ thần kinh phân hóa cao Não bộ đã phân chia thành năm bộ Não trướctương đối đã phân ra hai bán cầu não và nóc não trước có chất thần kinh

Các cơ quan cảm giác phát triển thích nghi với đời sống bơi lội nhanh Cơquan đường bên hoàn chỉnh Thị giác có cấu tạo điển hình của cá, thính giác đã

có ba vành bán khuyên

Hệ tiêu hóa phát triển, ruột có van xoắn ốc làm tăng diện tích gấp thụ củaruột Cơ quan hô hấp là mang, các khe mang thông thẳng ra ngoài, chưa có nắpmang bảo vệ Vách ngăn mang rộng không có bong bóng hoặc phổi

Hệ tuần hoàn kín, có một vòng tuần hoàn Tim ngoài tâm nhĩ và tâm thấtcòn có xoang tĩnh mạch và nón chủ động mạch Nón chủ động mạch được coi làmột phần của tâm thất vì có cơ vân, có van và có thể co bóp

Hệ bài tiết là trung thận, cơ quan sinh dục có gai giao cấu Thụ tinh trong

và đẻ trứng lớn giàu noãn hoàng hoặc đẻ con

Trang 5

1.2 Hình dạng

Cá sụn là cá cổ nhất trong các loài cá hiện tại Đa số loài sống ở biển, ít loàisống ở nước ngọt Chúng bơi lội nhanh nhẹn hoặc sống ở đáy, săn bắt mồi độngvật, hàm khỏe Cá Nhám tro có thân hình thuôn dài, bề dài khoảng 30cm, đầu cómõm nhọn, miệng lớn hình khe ở mặt dưới mõm Trước miệng là hai lỗ mũi cóvan, mắt lớn, sau mắt là dãy 5 khe mang Phía trước dáy mang là lỗ thở nhỏ,thông với hầu, đó là di tích của một khe mang

Vây lẻ gồm hai vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi Vây đuôi lớn gồm haithùy không đều nhau, thùy trên to có cột sống chạy ở trong và thùy nhỏ ở dưới.Dạng vây đuôi như vậy gọi là kiểu dị vĩ Vây chẵn gồm hai vây ngực lớn nằmngang và hai vây bụng Bờ trong vây bụng cá đực có gai giao cấu, trung gian haivây bụng là lỗ huyệt

1.3 Phân loại lớp cá Sụn

Các thành viên còn sinh tồn của nhóm Chondrichthyes là cá nhám, cá mập,

cá đuối thuộc về phân lớp Elasmobranchii, còn cá toàn đầu thuộc về phân lớp Holocephali.

1.4 Lớp phụ cá Mang tấm (Elasmobranchii)

Lớp phụ này bao gồm cá nhám, cá mập và cá đuối, có 5-7 đôi khe mangthông thẳng ra ngoài ở sau mắt (cá nhám) hoặc ở phía bụng (cá đuối) Có huyệt,

Sọ kiểu hyostyle hay amphistyle

Kích thước thay đổi nhiều, nhiều loài cớ rất lớn như Cetorhinus maximusdài tới 15m, Rhincodon typus dài 20m, nhiều loài cớ nhỏ như cá nhàm tro dài0,3 đến 1,5m

Đa số cá Mang tấm là cá dữ, thức ăn gồm các loài cá và các động vật khôngxương sống Nhiều loài đẻ con, một số đẻ trứng lớn nhiều noãn hoàng, có vỏdai

Cá nhám và cá đuối phổ biến ở mọi biển, từ vùng bờ đến các vùng biển sâuhàng nghìn mét Một vài loài cá nhám, cá đuối sống ở các sông lớn vùng nhiệtđới Cá Mang tấm là đối tượng kinh tế đáng kể, thịt cá làm thực phẩm hay làmbột thức ăn Da để thuộc, đặc biệt gan cá mập giàu vitamin A

Trang 6

Lớp phụ cá Mang tấm hiện tại phân ra hai tổng bộ: cá nhám và cá đuối.

Tổng bộ cá nhám (Selachormorpha)

- Bộ cá nhám thu (Lamniformes)

Cỡ lớn đến trung bình Có 5 đuôi khe mang Có 2 vây lưng không có gaicứng Có vây hậu môn Vây đuôi có thùy trên rất dài Vây chẵn lớn nằm ngang,thích nghi với đời sống bơi nhanh ở mặt nước để săn đuổi mồi Đa số cá ăn thịt.hàm khỏe Răng nhọn sắc dùng để cắn và giữ mồi Đa số có mõm nhọn Miệnghình chữ V ở dưới mõm Nhiều loài cá đẻ con hoặc đẻ trứng lớn có vỏ gai Vd:

cá nhám hồi, cá mập, cá nhám đuôi dài…

- Bộ cá nhám (carcharinifofmes)

Có 5 đôi khe mang Hai vây lưng không có gai lưng Có vây hậu môn Vâyđuôi kiểu dị vĩ Khích thước nhỏ và trung bình Sống phổ biến ở vùng biển nhiệtđới và cận nhiệt nhiều loại có ý nghĩa kinh tế Vd: Cá nhám có mõm ngắn vàdài, cá nhám răng xiên…

- Bộ cá nhám cưa (pristiophoriformes)

Thân hình chùy nhưng dày lên ở vùng đầu Mõm két dài ở dạng hình kiếm

ở hai bên khía răng cưa, mỗi bên có một râu thịt dài 5-6 khe mang Có hai vâylưng, không có gai cứng Cá nhám răng cưa Nhật Bản (pristiophorusjaponicus)

Cá nhám voi Cá mập trắng lớn

Cá nhám cào Cá nhám đuôi dài

Trang 7

Tổng quan bộ cá đuối (batomorpha)

Cá đuối bao gồm những loài cá sụn thích nghi sống ở đáy biển Thân dẹprộng, thường có hình trám hay hình đĩa Vây ngực rộng bản và được sử dụng nhưđôi cánh để bơi, 5 đôi khe mang mở ra ở mặt bụng Lỗ thở mở rộng ra ở phía trên,nước dùng cho hô hấp được chuyển qua lỗ thở vì khe mang và miệng thường vùitrong cát Vây lưng nếu có cũng không có gai cứng, không có vây hậu môn Vâyđuôi có hoặc không Răng dẹp khỏe, nghiền mồi Tổng bộ có 5 bộ

- Bộ cá đao (Pristiformes)

Thân hình chùy, đầu và thân rất hẹp Mõm hẹp và bằng, hai bên có hai màng

răng cưa, vây đuôi khá phát triển Không có râu mép ở hai bên Cá đao (Pristis) có

ở biển Việt Nam, trong đó có hai loài cá đao răng nhọn (Pristis cuspidatus) và đao

răng nhỏ (pristis microdon) là những loài đang nguy cấp (VU)

- Bộ cá đuối giống (Rhynchobatiformes)

Thân dẹp, phía trước rộng, phía sau hẹp Mõm tròn hoặc hình ba cạnh,tương đối dài, có hai vây lưng và vây đuôi khá phát triển Là một loài cá đẻ con,

ý nghĩa kinh tế thấp Phân bố rộng ở vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới có

ba họ: Cá đuối nhám (Rhynchobatus) có ở biển Việt Nam, cá đuối giống (Rhynchobatus hymnycephalus), cá giống mõn tròn (Rhina ancylostoma) là loài

ở mức rất nguy cấp (EN)

- Bộ cá đuối quạt (Rajiiformes)

Thân dẹp, rộng, hình trám, mõm tương đối nhọn, phần đuôi của thân mảnh.Hai vây lưng, vây đuôi tiêu giảm hoặc thiếu Phân bố rộng ở biển ôn đới và hàn

đới, sống ở tầng đáy, đẻ trứng lớn Biển Việt Nam cs cá đuối gai (Raja prosa), cá đuối trâm (raja), cá đuối dơi (Manta).

- Bộ cá đuối ó (Myliobatiformes)

Thân dẹp hình đĩa hoặc hình trám, đầu không nhô ra, không có vây lưng,nếu có thì chỉ có một Vây lưng thứ 2 được thay bằng 1-2 gai răng cưa, sống ởtầng đáy Phân bố rộng, cỡ thay đổi, một số có cỡ lớn Cá đuối Mobula chiều

rộng thân đến 6m, biển Việt Nam có cá đuối bông (Dasyatis), cá ó (Aetobatus).

Trang 8

- Bộ cá đuối điện (Torpediniformes)

Thân dẹp hình đĩa tròn hoặc hình bầu dục, hai bên giữa đầu và vây ngực có

cơ quan phát điện lớn Phần đuôi của thân ngắn, gốc rộng sau mỏng dần, vâylưng có 2, 1 hay không có Phân bố rộng rãi ở các biển ấm và ôn đới, sống đáy

Biển Việt Nam có cá đuối điện (Narcine) và loài cá đuối điện Bắc Bộ (Narcine tonkinensis) là loài đang ở mức sẽ nguy cấp (VN).

Cá đao (Pristis) Cá đuối gai (Raja)

Cá đuối điện (Narcine)

1.5 Lớp phụ cá Toàn đầu (Holocephali)

Hiện tại chỉ còn có một bộ cá khime (Chimaertformes) Đây là cá sụn có nhiều biến đổi, thân dài hình thoi, vây đuôi nguyên vĩ (protoxec) ở cá non, đuôi

dị vĩ ở cá trưởng thành (hình) Có một đôi lỗ mang ngoài, lỗ mang này che kíncác khe mang trong bằng nếp da Một số đại diện có gai nhỏ trên lưng, lỗ niệusinh dục và hậu môn riêng biệt, còn dây sồng

Về giải phẫu, cá khime có tính pha trộn giữa cá sụn và cá xương Thay chorănghàm ở hàm là những tấm bản rộng, hàm trên gắn trực tiếp vào sọ, khôngthấy phát triển ở các nhóm cá khác

Trang 9

- Bộ cá khime (Chimaeriformes) có ba họ sống ở biển, tầng đáy sâu từ 100

đến 1500m, đẻ trứng

Cá khime sọc đen (Chimaera phantasma) có ở biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam,

thường ở biển sâu, mùa đông di chuyển tới gần bờ và là loại cá quý hiếm cótrong Danh lục Đỏ Việt Nam (2002)

1.6 NGUỒN GỐC VÀ HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA LỚP CÁ

SỤN

1.6.1. Sự hình thành cá móng treo

Vào cuối Silua, khi nhóm cá Không hàm bắt đầu suy thoái thì nhóm cá Cóhàm bắt đầu phát triển Theo dẫn liệu Cổ sinh học, có thể xem cá như là mộttổng lớp gồm có 3 lớp là lớp cá móng treo (đã hoá thạch), lớp cá sụn và lớp cáxương Tất cả cá Có hàm đều có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguồn gốc, tuynhiên tổ tiên trực tiếp của cá Có hàm còn chưa được biết Di tích cổ xưa nhấtcủa cá xuất hiện từ kỷ Silua là những động vật có hình dạng thay đổi,thân phủ

giáp xương, họp thành lớp cá Móng treo (Aphetohyoidea) Trong nhóm này có

cá da tấm (Placodermi) được xem là cá có hàm cổ nhất.Sự hình thành hàm là

một bước phát triển tiến hoá quan trọng nhất, hàm được hình thành từ 2 cungmang đầu tiên Cá móng treo có bộ xương trong bằng sụn, giáp xương ngoàigồm 2 phần: Giáp đầu và giáp ngực khớp với nhau Xương hàm có cạnh sắc vànhiều răng lớn Một số dạng chi trước và có khi cả chi sau cũng phủ tấm xương.Chúng sống ở đáy, đây là nhóm cá cổ chuyên hoá, bị tuyệt chủng ở kỷ

Đêvon, chỉ còn một số tồn tại đến kỷ Thạch thán.Cá gai cổ (Acanthodii) thuộc

cá móng treo là nhóm đáng lưu ý Đây là nhóm cá có kích thước nhỏ, hình thoi,phủ giáp gồm nhiều vảy vuông nhỏ Vây gốc rộng và có gai lớn ở phía trước

Trang 10

Tuy thuộc cá móng treo nhưng cá gai cổ cũng những nét của cá xương như vảygiống với vảy láng Do đó có thể cá gai cổ là tổ tiên của cá sụn và cá xương.

Trang 11

1.6.2 Sự hình thành cá sụn (Chondrichthyes)

Vào kỷ Đêvon, cá gai cổ phát sinh ra nhóm cá sụn cổ, đại diện là cá

sụn cổ (Cladoselache) Những cá này có vảy tấm, bộ xương bằng sụn,

răng kiểu cá nhám

-Sự hình thành cá nhám chính thức (Elasmobranchii): Cá nhám chính

thức lần đầu tiên xuất hiện vào kỷ Thạch thán và chắc chắn bắt nguồn từ cá sụnnguyên thuỷ (Proselachii), chỉ sai khác là có vây chẵn Tới kỷ Silua mới phátsinh cá đuối, còn cá nhám chính thức phát triển mạnh ở kỷ Đêvon và Thạchthán, đến Pecmi thì suy tàn Sau đó chúng lại phục hồi vào nguyên đại Trungsinh và phát triển đến ngày nay

-Sự hình thành cá khime: Cá khime chỉ tìm thấy hoá thạch ở kỷ Tamdiệp, tuy nhiên có thể chúng quan hệ họ hàng với cá nhám từ xaxưa và có thể

là một nhánh của cá sụn Sự phong phú của cá sụn bên cạnh cá xương được giảithích là do chúng có những đặc điểm thích nghi đảm bảo cho tỷ lệ sốngcủa phôi cao: Thụ tinh trong, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ dai Thêm vào đó

có não bộ và giác quan tương đối phát triển như nóc não có chất thần kinh

2 Lớp cá xương ( Osteichthyes)

a Đặc điểm chung

Cá xương là nhóm động vật có xương sống thích nghi đa dạng với đời sống

ở nước Hình thái cơ thể cá xương rất đa dạng , nhưng chúng có những đặc điểmchung sau đây:

- Bộ xương ít nhiều đã hóa xương Cột sống nhiều đốt Dây sống có thể tồn tại ởmột số loài Đuôi thường là kiểu đồng vĩ (homocercal) tức là đuôi cá có hai phầnbằng nhau, cột sống đi thẳng vào giữa đuôi

- Da có nhiều tuyến nhày, thường được bao phủ vảy Có 3 loại vảy: vảy côtmin,vảy láng (ganoid) và vảy xương Vảy xương có 2 dạng: vảy tròn (cycloid) vàvảy lược (ctenoid) Một số không vảy là thứ sinh

- Vây lẻ và vây chẵn có tia vây là sụn hay xương nâng đỡ

- Bán cầu não và thùy khứu giác nhỏ Thùy thị giác lớn Tiểu não lớn Có 10 đôidây thần kinh não

Trang 12

- Giác quan phát triển thích nghi với đời sống ở nước Đôi túi khứu giác bít đáy Ở

cá phổi và cá vây tay có lỗ mũi trong (khoan); cơ quan khứu giác thông vớixoang miệng –hầu Cơ quan thính giác có đủ ba ống bán khuyên Mắt cá thíchnghi với nhìn trong nước Thủy tinh thể hình cầu

- Miệng có răng, một số loài không có răng Có hàm phát triển

- Hô hấp mang Mang được nâng đỡ bởi cung mang Vách mang không phát triển

Có nắp mang phủ ngoài xoang mang

- Thường có bong bóng hơi, có hoặckhông có ống nối với hầu

- Tim hai ngăn : một tâm nhĩ và một tâm thất nhĩ Có xoang tĩnh mạch Hệ độngmạch có 4 đôi cung động mạch tới mang Hồng cầu có nhân

- Phân tính Thụ tinh ngoài Ống dẫn trứng và ống dẫn tinh khác với cơ quantương ứng của động vật có xương sông, tức là không phải là ống Munle và ốngVonphơ mà là phần kéo dài của màng bao cơ quan sinh dục Đẻ trứng đoạnhoàng Ấu trùng có cấu tạo và hình dạng khác với dạng cá

b Hình dạng

Cá có hình dạng rất khác nhau Phổ biến nhất là hình thoi, dẹp bên,thíchnghi với bơi lội trong nước Hình dạng khác tùy thuộc vào cách chuyển vận, nơikiếm ăn, nơi sống của cá Nhiều loài sống ở đáy, ở biển sâu có dạng rất kì dị.Thường co xương nắp mang Đuôi kiểu đồng vĩ , số ít khác có đuôi kiểu khác: dị

vĩ hay nguyên vĩ thứ sinh

c Phân loại

Lớp ca xương là lớp động vật có xương sống đa dạng nhất về thành phầnloài và cũng rất đa dạng về hình thái cơ thể và dạng sống Cá xương hiện tại chialàm bốn lớp phụ: cá vây tay, cá phổi, cá nhiều vây và cá nhiều tia

Lớp phụ cá vây tay (Crossopterygii)

Lớp phụ này có ba bộ hóa thạch và bộ gai rồng (Coelâcnthiformes) chỉ cònmột loài cá latime đang sống Đôi tay chẵn có chấm gốc và tấm tia phát triển vềmột phía tạo ra vây một dãy nên có tên là vây tay Cá vây tay có lỗ mũi trong(choane) thông với xoang miệng, có phổi phát triển cùng với mang Ruột có vanxoắn ốc.Có nón chủ động mạch Cá vây tay xuất hiện ở kỉ Đêvon, sinh sống ở

Trang 13

vực nước ngọt Sự tiến hóa của cá vây tay theo hướng thích nghi với các vựcnước ngọt lục địa có nhiều cây thủy sinh chất bã thực vật và ít oxy Vây chẵn có

hệ cơ gốc nên cá có thể dùng vây di chuyển đáy Cá sống trong những thời kìhạn hán, khô cằn xen kẽ với lụt lội Phổi giúp cho cá hô hấp oxy không khí, nhờ

đó chúng sông sót trog điều kiện khô hạn Chúng dùng vây thùy khỏe để vượt từđầm lầy đang khô cạn sang đầm nước khác Nhờ những tiến hóa thích nghi rấtquan trọng này đã tạo cho một nhóm cá vây cổ xưa nào đó tiến hóa trở thànhđộng vật có xương sống bốn chân và chuyển lên sống trên cạn

Cá vây tay phân ra hai nhóm:

- Nhóm Rhipidisians xuất hiện vào kỉ Đêvon, hưng thịnh ở đại cổ sinh, sau đó bịtuyệt diệt Chúng là nguồn gốc của lưỡng cư

Rhipidisians có nhiều đặc điểm nguyên thủy : thân hình thoi nhọn, có haivây lưng, vây đuôi kiểu dị vĩ (heterocercal) Sự sắp xếp các xương ở phần gốccác vây chẳn giống với sắp xếp xương chân động vật bốn chân Vảy côtmin,gồm chất xương có nhiều khe hổng, gồm nhiều tế bào xương (chất côtmin) Ởtrong có một lớp chất xương khác hình bản mỏng (chất isopedin) Vảy có lớpmen cứng Vảy côtmin chỉ thấy có ở cá vây tay và cá phổi cổ xưa , không thấy

có ở cá hiện tại

- Nhóm Coelaccanh cũng xuất hiện vào kỉ Đêvon, phát triển hưng thịnh vào đạitrung sinh Cuối đại này, chúng hình như bị tuyệt diệt chỉ còn lại loài latime(Latimeria chalumnae) sống đến ngày nay

Cá latime hiện tại có nguồn gốc từ cá nước ngọt kỉ đêvon Những loài trongnhóm cá vây tay đã bị tuyệt diệt khoảng 70 triệu năm về trước, chỉ loài latimesống sót đến ngày nay Đến nay đã bắt được 30 con cá latime ở vực biển sâu gần

bờ Chúng sống ở độ sâu 150-400m Thân dài 1,3-1,6m, nặng 35-60kg Trênthân phủ vảy côtmin Vây chẵn có thùy gốc rất phát triển, và cũng được phủ vảy

Có hai vây lưng Vây đuôi kiểu thứ vĩ (diphycercal), mút vây có dạng ba thùy.Hàm có răng nhọn, săc Bộ xương còn nhiều sụn Bóng hơi hoặc bị canxi hóahoặc chỉ còn lại vết tích, không có lỗ mũi trong Hiện tượng này có thể là thứsinh do cá sống lâu ở biển sâu, phổi không hoạt động nửa nên đã thoái hóa

Trang 14

Lớp phụ cá phổi (Dipneusti)

Cá phổi hiện tại còn ba loại sống ở nước ngọt, kém hoạt động cá phổigiống với cá vây tay ở đôi vây hình thùy và có phổi nhờ có phổi , cá phổi khôngchỉ có khả năng hô hấp bằng ôxy hòa tan mà còn hô hấp được cả ôxy trong khí

Cá phổi khá lớn , dài khoảng từ 1-2m Thân phủ vảy xương Vây lưng và vâyhậu môn gắn liền với vây đuôi Vây đuôi kiểu nguyên vĩ thứ sinh Vây chẵn códạng tùy rộng kiểu hai dãy Có một hay hai phổi thông với thực quản Phổi nhậnmáu của một động mạch phổi Do đó hệ tuần hoàn có những đặc điểm sau: -Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch mang gần tim và đôitĩnh mạch phổi đi từ phổi về tâm nhỉ trái Khi mang hoạt động, tĩnh mạch phổimang máu có nhiều oxy, còn khi mang không hoạt động, động mạch phổi mangmáu có nhiều khí cacbonic tới phổi

-Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn , chia thành hai nửa trái và phải vànón động mạch có van chia thành hai phần

-Ngoài tĩnh mạch chính sau còn có tĩnh mạch chủ sau nhận máu của tĩnhmạch thận Như vậy hệ tuần hoàn của cá phổi có vị trí trung gian giữa hệ tuầnhoàn của các loài cá xương ở nước và các loài động vật có xương sống ở cạn.-Ở cá phổi, dây sống còn tồn tại suốt đời, thân đốt sống không phát triển

Sọ kiểu autostin Não bộ có não trước chia hai bán cầu Hệ niệu sinh dục có cấutạo theo kiểu cá sụn Không có cơ quan giao cấu Trứng có đường kíh 7mm, cómàng nhày như trứng ếch

Lớp phụ cá phổi hiện tại có hai bộ :

a).Bộ cá một phổi (Monopneumones hay Ceratodiformes)

Thân to được phủ vảy tròn mảnh Vây chẵn hình lá nhọn Một phổi Chỉ cómột họ Ceratododae, một giống, một loài Neoceratodus forsteri hay cá xeratot,sống ở vùng Tây Nam châu Úc , ít chuyên hóa Thân dài khoảng 1,5m, sống ởnhững vũng nước tù nghèo oxy Hô hấp kiểu nuốt không khí vào phổi Chỉ cómột phổi Tuy nhiên, cá một phổi không thể sống ở ngoài nước

b) Bộ hai phổi (Dipneumones hay Lepidosireniformes)

Thân dài, vảy nhỏ Vây chẵn hình thoi.Hai phổi Có hai họ:

Ngày đăng: 31/07/2017, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w