Bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Hóa sử dụng hệ thống bài tập phần phi lớp 10 THPT

97 1.9K 1
Bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Hóa sử dụng hệ thống bài tập phần phi lớp 10 THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .i  Lời cam đoan ii  Lời cảm ơn .iii  Mục lục   1  Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt   5  Danh mục bảng, hình vẽ   6  PHẦN I: MỞ ĐẦU   7  1. Lý do chọn đề tài  . 7  2. Mục đích nghiên cứu   8  3. Nhiệm vụ nghiên cứu   8  4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu   9  5. Phạm vi nghiên cứu   9  6. Phương pháp nghiên cứu   9  6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận   9  6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn  . 9  6.3. Phương pháp xử lí thống kê   9  7. Giả thuyết khoa học   10  8. Đóng góp mới của đề tài   10  9. Cấu trúc của đề tài   10  PHẦN II NỘI DUNG   11  Chương CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI   11  1.1. Vấn đề phát triển nhận thức   11  1.1.1. Vấn đề cơ bản của nhận thức   11  1.1.1.1. Con đường biện chứng của nhận thức  . 11  1.1.1.2. Diễn biến của quá trình nhận thức   11  1.1.2. Năng lực nhận thức và những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức   12  của học sinh qua môn Hóa học   12  1.1.2.1. Năng lực nhận thức   12  1.1.2.2. Những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh   13  1.2. Bài tập hóa học theo hướng bồi dưỡng HS yếu, kém   14  1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học   14  1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học   15  1.2.3. Phân loại bài tập hóa học   16  1.2.4. Sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng HS yếu, kém   17  1.3. Điều tra thực trạng sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học ở trường   21  THPT ( Mẫu phiếu đánh giá được trình bày trong mục lục)  . 21  1.3.1. Mục đích điều tra   21  1.3.2. Nội dung – Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra  . 21  1.3.3. Kết quả điều tra   22  1.3.3.1. Ý kiến giáo viên  . 22  1.3.3.2. Ý kiến của học sinh   23  1.3.3.3. Biểu hiện của HS yếu, kém   24  1.3.3.4. Nguyên nhân dẫn đến HS yếu, kém   25  CHƯƠNG 2: BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG   26  2.1. Nội dung cấu trúc chương trình hóa học lớp 10 THPT phần phi kim   26  2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học củng cố và phát triển   26  kiến thức cho học sinh yếu, kém  26  2.2.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học   26  2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học   26  2.2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng   27  2.2.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức   27  2.2.5. Hệ thống bài tập phải củng cố kiến thức cho học sinh   28  2.2.6. Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực   28  sáng tạo củahọc sinh   28  2.3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh yếu, kém   28  2.3.1.  Xác định mục đích của hệ thống bài tập  . 28  2.3.2.  Xác định nội dung hệ thống bài tập  . 28  2.3.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập   29  2.3.4. Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh yếu,   29  kém phần phi kim hóa học lớp 10 THPT   29  2.3.5. Tiến hành soạn thảo bài tập   30  2.3.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp   30  2.4. Hệ thống bài tập hóa học chương nhóm Halogen   30  2.4.1. Kiến thức trọng tâm chương nhóm Halogen   30  2.4.2.  Hệ thống bài tập vận dụng  . 32  2.4.2.1. Bài tập tự luận   32  2.4.2.2. Bài tập trắc nghiệm khách quan  . 46  2.5. Hệ thống bài tập hóa học chương nhóm Oxi – Lưu huỳnh   51  2.5.1. Kiến thức trọng tâm chương nhóm Oxi – Lưu huỳnh   51  2.5.1.1. Oxi   51  2.5.1.2. Lưu huỳnh   51  2.5.2. Hệ thống bài tập vận dụng   52  2.5.2.1. Bài tập tự luận   52  2.5.2.2.  Bài tập trắc nghiệm khách quan   66  2.6. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập phần hóa phi kim lớp 10 trong  . 71  dạy học theo hướng dạy bồi dưỡng học sinh yếu, kém  . 71  2.6.1. Sử dụng bài tập trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới   72  2.6.2. Sử dụng bài tập giúp HS yếu kém rèn luyện một số kĩ năng cơ bản  . 73  2.6.3. Sử dụng bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành  . 75  2.6.4. Sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS  . 80  2.6.5. Sử dụng bài tập trong kiểm tra đánh giá   83  2.7. Một số giáo án sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học bồi dưỡng  . 84  học sinh yếu kém   84  Chương THỰC NGHIỆM PHẠM   85  3.1. Mục đích thực nghiệm   85  3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm   85  3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm sư phạm   85  3.4. Tiến hành thực nghiệm   85  3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm   86  3.5.1. Tính các tham số thống kê   87  3.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm  . 88  3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm   92  PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ   94  I. Kết luận   95  II. Kiến nghị   94  1. Đối với sở giáo dục và đào tạo  . 94  2. Đối với trường THPT   95  3. Đối với giáo viên   95  TÀI LIỆU THAM KHẢO   96  PHỤ LỤC (có đĩa đính kèm)                                   DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT  Viết tắt  Viết đầy đủ  1  BTHH  Bài tập hóa học  2  GV  Giáo viên  3  Đktc  Điều kiện tiêu chuẩn  4  HS  Học sinh  5  PA  Phương án  6  PPDH  Phương pháp dạy học  7  PP  Phương pháp  8  PTHH  Phương trình hóa học  9  TL  Tự luận  10  THCS  Trung học cơ sở  11  THPT  Trung học phổ thông  12  TN  Trắc nghiệm  13  TNSP  Thực nghiệm sư phạm  14  TT  Thứ tự                              DANH MỤC BẢNG VẼ HÌNH VẼ  BẢNG Bảng 1.1. Nguyên nhân học sinh yếu kém.  . 22  Bảng 1.2. Biểu hiện của học sinh yếu, kém 23  Bảng 1.3.Tỉ lệ % ý kiến của HS về môn Hóa học   23  Bảng 1.4. Tỉ lệ % phản ánh mức độ hoạt động học tập của học sinh   24  Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số   86  Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra   86  Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất  . 88  Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích  . 89  Bảng 3.5. Tần số, tần suất theo loại  . 90  Bảng 3.6. Bảng tổng hợp tham số đặc trưng  . 92   HÌNH Hình 3.1. Đường lũy tích bài kiểm tra số 1   89  Hình 3.2. Đường lũy tích bài kiểm tra số 2   89  Hình 3.3. Đường lũy tích bài kiểm tra số 1+2  90  Hình 3.4. Biểu đồ vẽ tần suất bài kiểm tra số 1   91  Hình 3.5. Biểu đồ vẽ tần suất bài kiểm tra số 2   91  Hình 3.6. Biểu đồ vẽ tần suất bài kiểm tra số 1+2 91   PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Từ  ngàn  xưa  ông  cha  ta  đã  biết  đề  cao  tinh  thần  tự  học.  Một  trong  những  tấm  gương sáng về tinh thần ấy là Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.  Trong giai đoạn hiện nay, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới,  của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là  phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung phương pháp dạy học. Giáo dục phải  tạo ra những con người có năng lực tự học, tự đánh giá, có khả năng hòa nhập và  thích nghi với cuộc sống luôn biến đổi. Luật Giáo dục năm 2005 với các quy định  cụ  thể  hơn  về  mục  tiêu,  nội  dung,  phương  pháp,  chương  trình  giáo  dục  cấp  trung  học phổ thông, trong đó yêu cầu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo học sinh; Phù hợp với đặc điểm lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.  Trước những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cùng tấm gương sáng là Bác  Hồ, người giáo viên luôn phải sáng tạo trong cách triển khai và xây dựng hoạt động  học tập cho HS, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù  hợp với từng kiểu bài lên lớp và phù hợp với từng đối tượng HS.  Thực tế giáo dục trong nhiều năm cho thấy hóa học cũng như các môn học khác  đang góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện trường phổ thông.  Tuy nhiên, thực tế chất lượng nắm vững kiến thức của HS vẫn chưa tốt. Hiệu quả  dạy và học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục. Đặc biệt là phát huy tính  tích cực, tự học của HS, việc rèn luyện và bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực  giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và năng lực tự học của HS chưa được chú ý đúng  mức.  Do đó, tình trạng HS  yếu, kém  vẫn còn tồn tại  trong từng lớp học, cấp học.  Làm thế nào để khắc phục được tình trạng HS yếu kém. Đó luôn là vấn đề quan tâm  của toàn ngành giáo dục, là vấn đề trăn trở lớn trong mỗi giáo viên đặc biệt là trong  giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, mà bài  tập hóa học được coi là phương tiện cơ bản để dạy học và vận dụng kiến thức hóa  học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.   Trong  dạy  học  hóa  học,  bài  tập  vừa  là  mục  đích,  vừa  là  nội  dung  và  cũng  là  phương pháp dạy học có hiệu quả cao. BTHH không những cung cấp cho HS kiến  thức, phương tiện rèn luyện kỹ năng, vận dụng, sáng tạo của HS. Sự phát hiện và  tìm ra lời giải và tìm ra đáp số mang lại niềm vui sướng, gây hứng thú học tập.   Như vậy, BTHH có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào  tạo và việc sử dụng BTHH theo hướng tích cực góp phần đáng kể trong việc hình  thành phương pháp dạy học tích cực, năng lực tự học, tính sáng tạo, năng lực tự giải  quyết vấn đề và năng lực tự học tập suốt đời của HS.  Các HS trong cùng một lớp được hưởng một môi trường học tập như nhau: GV  giảng dạy, tài liệu, điều kiện học tập giống nhau. Vậy tại sao lại có sự khác biệt về  năng lực học tập giữa các HS trong lớp học. Nguyên nhân nào? Từ phía GV giảng  dạy, điều kiện học tập nhà trường, sự tác động của gia đình, bạn bè, xã hội hay từ  phía  bản  thân  HS.  Là  một  giáo  viên  hóa  học  THPT,  tôi  nhận  thấy  đây  là  hướng  nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và thiết thực góp phần tích cực  vào việc đổi  mới  phương pháp dạy học ở trường THPT. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:  “Bồi dưỡng học sinh yếu, môn Hóa học thông qua sử dụng hệ thống tập phần phi kim hóa học lớp 10 Trung học phổ thông” Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 theo hướng  Bồi dưỡng HS yếu, kém môn Hóa học thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần  phi  kim  hóa  học  10  nhằm  góp  phần  nâng  cao  chất  lượng  dạy  học  môn  Hóa  học  trường THPT Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động nhận thức học tập, bài tập hóa học và  dạy học theo hướng tích cực trong trường THPT.  - Nghiên cứu  và sử  dụng các  dạng BTHH phần phi kim lớp 10  THPT đã được  xây dựng theo hướng bồi dưỡng HS yếu, kém môn Hóa học.  - TNSP để đánh giá kết quả của đề tài.  Đối tượng khách thể nghiên cứu +  Đối  tượng  nghiên  cứu:  Bồi  dưỡng  HS  yếu,  kém  môn  Hóa  học  thông  qua  việc sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học 10 THPT.   + Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.  Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Hệ thống câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập hóa học phần phi kim  lớp 10 THPT.  - Địa bàn: Một số trường THPT Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai.  - Thời gian: 5/2016 đến 4/2017.  Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.  - Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học phổ thông để từ đó đi sâu vào phần  phi kim hóa học lớp 10 THPT.  -  Lựa  chọn,  xây  dựng  các  dạng  bài  tập  phần  hóa  học  phi  kim  theo  hướng  phát  triển của bài tập hóa phổ thông sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.  - Phân tích, tổng hợp hệ thống hóa lý thuyết, phân dạng và phương pháp giải bài  tập hóa học theo hướng từ cơ bản đến nâng cao.  6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Tìm  hiểu,  điều tra về tình hình học tập bộ  môn  Hóa học phổ thông cũng như  hướng ra đề thi  môn  Hóa học của bộ để đưa ra các dạng BTHH,  phương pháp sử  dụng BTHH trong dạy học THPT.  -  Trao  đổi  kinh  nghiệm  với  GV  hóa  học  về  hệ  thống  bài  tập  đã  lựa  chọn  và  phương pháp sử dụng trong dạy học hóa học.  - TNSP,  kiểm nghiệm  tính phù  hợp tùy  theo  điều kiện  hệ thống bài tập và tính  hiệu quả của các đề xuất về phương pháp sử dụng chúng trong dạy học.   6.3 Phương pháp xử lí thống kê Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả TNSP Giả thuyết khoa học Nếu  nghiên  cứu  phát  hiện  nguyên  nhân  HS  yếu,  kém  và  sử  dụng  các  phương  pháp  dạy  học  nhằm  bồi  dưỡng  HS  yếu,  kém  môn  Hóa  học  thông  qua  dạy  học  sử  dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học lớp 10 THPT thì sẽ góp phần nâng cao  hiệu quả việc dạy và học môn Hóa học lớp 10 THPT cho HS yếu, kém.  Đóng góp đề tài - Xây dựng và lựa chọn các dạng bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 theo  hướng phát triển của BTHH hiện nay kết hợp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa  hoạt động học tập của HS.  - Phân tích những nội dung mới và khó trong phần hoá phi kim lớp 10 làm cơ sở  cho việc xây dựng  lựa chọn bài tập hóa học và đề xuất phương pháp sử dụng bài  tập trong dạy học, sao cho HS nắm được bản chất hóa học, nhằm cải thiện và nâng  cao kiến thức hóa học của HS giúp HS hình thành được khả năng tư duy trừu tượng  cái mà các em thường hay gặp phải khi giải BTHH.  Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình  bày trong 3 chương:  - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.  - Chương 2. Bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Hóa học thông qua sử dụng hệ  thống bài tập phi kim hóa học lớp 10 THPT.  - Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.                    10 Ta có: mmuối = moxit kim loại + maxit – mnước;  (n H O = n H SO = 0,05 mol)                                       2                     =   2,81  +  0,05.98 – 0,05.18 = 6,81 gam.   Cách 3: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng    Cứ 1 mol H2SO4 phản ứng, để thay thế O (trong oxit) bằng SO 24  trong các oxit  kim loại thì khối lượng tăng: 96 – 16 = 80 gam.    Theo đề bài số mol H2SO4 phản ứng là 0,05 mol thì khối lượng tăng:    0,05.80 = 4 gam ⇒ mmuối = 2,81 + 4 = 6,81 gam.   Cách 4: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có:   O2- → SO 24  ⇒ n O =n SO  =0,05 mol    2 2 ⇒ mmuối = moxit KL - m O  + m SO  = 2,81 – 0,05.16 + 0,05.96 = 6,81 gam.  2 2.6.5 Sử dụng tập kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá là công đoạn cuối cùng và rất quan trọng trong quá trình dạy  học và học tập hóa học, căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá, GV nhận biết được  hiệu quả phương pháp dạy học của mình để từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương  pháp dạy học của mình. Căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá HS biết được kết quả  học tập của mình từ đó điều chỉnh và tìm ra phương pháp học tập hợp lí. Kết quả  kiểm tra đánh giá phản ánh kết quả dạy và học của giáo viên và HS. Vì thế để kiểm  tra đánh giá được công bằng, khách quan, chính xác thì nội dung và phương pháp  kiểm tra đánh giá phải đa dạng và được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau.    - Về nội dung kiểm tra đánh giá: Phải kiểm  tra đánh giá theo  mục  tiêu đào tạo  của từng môn học, đồng thời kiểm tra phải căn cứ vào trình độ nhận thức, năng lực  tư duy của học sinh và điều kiện giáo dục.    - Về phương pháp kiểm tra: Có thể áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá  khác nhau:  + Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra 15 phút.    + Kiểm tra định kì: Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên, kiểm tra  học kì, kiểm tra cuối năm.    Vì thế, GV có thể sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng để thiết kế đề bài kiểm  tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan và hiệu quả. Ở đây  83 tôi tiến hành hai bài kiểm tra 45’ hình thức kiểm tra vừa trắc nghiệm vừa luận. (2 kiểm tra 45’ trình bày phần phụ lục 4) 2.7 MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG BTHH THEO HƯỚNG DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU, KÉM (4 giáo án trình bày phần phụ lục 3)                                            TIỂU KẾT CHƯƠNG Trong chương này chúng tôi đã xây dựng và lựa chọn 1 hệ thống bài tập hóa học  phần hóa phi kim lớp 10 THPT và trình bày phương pháp sử dụng chúng trong dạy  học theo hướng bồi dưỡng học sinh yếu, kém.    1/  Chúng  tôi  đã  xây  dựng  một  hệ  thống  bài  tập  của  chương  nhóm  Halogen  và  nhóm Oxi. Mỗi chương chúng tôi đưa ra các kiểu dạng bài tập khác nhau và sắp xếp  chúng thành 1 hệ thống.   - Bài tập rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. (23 bài)   - Bài tập nhận biết, tách, điều chế và tinh chế chất. (35 bài)   - Bài tập hình vẽ. (19 bài)   - Bài tập giải thích, chứng minh, vận dụng kiến thức lí thuyết. (39 bài)  - Bài tập định lượng. (38 bài)   - Bài tập trắc nghiệm khách quan. (83 bài)  Tổng số bài tập trong 2 chương là 237 bài tập.  2/ Chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp sử dụng bài tập trong dạy học theo  bồi dưỡng học sinh yếu, kém nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ  bản cho học sinh.   3/ Chúng tôi đã biên soạn 2 đề kiểm tra 45’ theo định hướng đổi mới chuẩn kiến  thức kĩ năng.    4/ Thiết kế 4 giáo án bài dạy có sử dụng hệ thống BTHH đã thiết kế theo hướng  bồi dưỡng học sinh yếu, kém.  84 Chương THỰC NGHIỆM PHẠM 3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM -  Đánh  giá  hiệu  quả  của  những  nội  dung  và  biện  pháp  mang  tính  phương  pháp  luận đã đề xuất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng hệ  thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 THPT.    -  Đối  chiếu  và  so  sánh  kết  quả  của  lớp  thực  nghiệm  với  kết  quả  của  lớp  đối  chứng để đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy  học ở trường phổ thông.   3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM - Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn. Hướng dẫn các giáo  viên thực hiện theo nội dung và phương pháp đã đề xuất.    -  Kiểm  tra  và  đánh  giá  hiệu  quả  của  các  nội  dung  đã  thực  nghiệm  và  cách  áp  dụng trong dạy học hóa học ở trường THPT.    - Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận cần thiết.   3.3 ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN TNSP -  Với  mỗi  trường  thực  nghiệm,  chúng  tôi  chọn  giáo  viên  và  2  lớp  học  sinh  có  trình độ tương đương nhau. Cụ thể:  STT Trường Lớp TN Lớp ĐC 10C1  10C2  10C3  10C4  GV dạy thực nghiệm THCS&THPT  1  Việt Hoa Quang  Bùi Thành Thánh  (tác giả luận văn)  Chánh  2  THPT Hoàng  Diệu  Huỳnh Thị Xuân Lộc    - Địa bàn thực nghiệm: Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai  3.4 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM Ở  từng  trường  chúng  tôi  chọn  trong  khối  10  các  cặp  lớp  thực  nghiệm  và  đối  chứng tương đương nhau về số lượng học sinh và chất lượng học tập bộ môn.    85 - Lớp ĐC: Dạy theo phương pháp bình thường. Lớp TN dạy theo Phương pháp  nghiên cứu ở trên.   - Thời gian thực nghiệm 16/1/2017 đến 30/3/2017  - Kiểm tra bài (2 bài 45 phút)  - Chấm bài theo thang điểm 10. Sắp xếp điểm theo thứ tự từ 0 điểm đến 10 điểm.    - Phân loại theo 4 nhóm:    + Nhóm giỏi: điểm 9;10.  + Nhóm khá: điểm 7; 8.  + Nhóm trung bình: điểm 5; 6.  + Nhóm yếu, kém: dưới 5 điểm.  3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số LỚP 10C1 10C2 10C3 HD 10C4 HD PA TN ĐC TN ĐC Điểm Xi Bài KT 10 Bài 0 0 12 Bài 0 Bài 0 8 10 Bài 0 11 Bài 0 10 14 12 Bài 0 19 10 Bài 0 13 12 10 Bài 0 16 12 5 (HD: Trường THPT Hoàng Diệu) Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết kiểm tra Tổng PA số KT 10 95 0 12 16 21 24 11 95 0 12 14 27 19 12 HS TN Điểm Xi Bài 86 92 0 21 20 20 10 92 0 27 15 21 10 TN 190 1+2 0 24 30 48 43 23 ĐC 184 1+2 0 12 48 35 41 20 16 ĐC 3.5.1 TÍNH CÁC THAM SỐ THÔNG KÊ Kết  quả  kiểm  tra  TNSP  được  xử  lí  theo  phương  pháp  thống  kê  toán  học  trong  khoa học giáo dục của tác giả Hoàng Chúng (1983) như sau:    - Lập các bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích.    - Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích.    - Tính các tham số đặc trưng thống kê.   + Điểm Trung bình cộng ( X ) Đặc trưng cho sự tập trung số liệu:  k n X  n X   n k X k X 1 2  n1  n2   nk  n X i i i 1 n (ni là tần số số HS đạt điểm xi; n là số HS tham gia TN)  + Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của  các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.    n i( X  X ) i S2  n 1  (3.2) →  S  Si2 (n là số HS của một nhóm TN)  Giá trị độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.  + Tính sai số tiêu chuẩn m:  m  S là khoảng sai số trung bình, Giá trị X  sẽ dao động trong khoảng X ±  n m. Sai số càng nhỏ thì giá trị trung bình càng đáng tin cậy.  +  Hệ  số  biến  thiên  V:  V  S 100%   Nếu  hai  lớp TN  và  ĐC  có  giá  trị  trung  X bình cộng khác nhau thì lớp nào có V nhỏ hơn thì có chất lượng tốt hơn.   Nếu V= 0  10%: Độ dao động nhỏ.   Nếu V= 10  30%: Độ dao động trung bình.  87  Nếu V= 30  100%: Độ dao động lớn ( kết quả thu được không đáng tin cậy).  + Chuẩn Student ( Hệ số kiểm định)    X1  X tTN  S  tTN   n2 n ( S12  S 22 ) X1  X  n1.n (n1  1) S12  (n2  1) S22  Khi n1   n2=n thì   ;S  n1  n2 n1  n2     Trong đó:  X , X là điểm trung bình cộng của nhóm TN và nhóm ĐC.  S1,S2 là độ lệch chuẩn của nhóm TN và nhóm ĐC.  So sánh ttính và tlt  Nếu ttính tlt (p= 0,05;f), bác bỏ giả thuyết H0 tức  X  TN  TN   X ĐC    X ĐC    So sánh XTN và XĐC, giá trị nào lớp hơn chứng tỏ phương pháp tương ứng mang  lại hiệu quả cao hơn.  3.5.2 XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất Bài KT 1+2 Tổng PA số HS % HS đạt điểm xi 10 TN 95 0  0  0,00  2,11  5,26  12,63  16,84  22,11  25,26  11,58  4,21  ĐC 92 0  0  0,00  4,35  8.70  22,83  21,74  21,74  10,87  8,70  1.09  TN 95 0  0  0,00  2,11  4,21  12,63  14,74  28,42  20,00  12,63  5,26  ĐC 92 0  0  2,17  5,43  4,35  29,35  16,30  22,83  10,87  8,70  0,00  TN 190 0  0  0,00  2,11  4,74  12,6  15,79  25,26  22,63  12,11  4,74  ĐC 184 0  0  1,09  4,89  6,53  26,09  19,02  22,29  10,87  8,70  0,55  88 Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích Bài KT Tổng PA số HS % HS đạt điểm xi trở xuống 10 TN 95 0  0  0,00  2,11  7,37  20,00  36,84  58,95  84,21  95,79  100,00  ĐC 92 0  0  0,00  4,35  13,04  35,87  57,61  79,35  90,22  98,91  100,00  TN 95 0  0  0,00  2,11  6,32  18,95  33,68  62,11  82,11  94,74  100,00  ĐC 92 0  0  2,17  7,61  10.96  41,30  57,61  80,43  91,30  100,00  100,00  1+2 TN 190 0  0  0,00  2,11  6,85  19,48  35,26  60,53  83,16  95,27  100,00  ĐC 184 0  0  1,09  5,98  12,50  38,59  57,61  79,89  90,76  99,46  100,00  120 100 80 60 40 TN ĐC 20 0 10   Hình 3.1 Đường lũy tích kiểm tra số   120 100 80 60 40 TN ĐC 20 0 10   Hình 3.2 Đường lũy tích kiểm tra số 89 120 100 80 60 40 TN ĐC 20 0 10   Hình 3.3 Đường lũy tích kiểm tra số 1+2   Bảng 3.5 Tần số, tần suất theo loại Giỏi Khá TB điểm điểm điểm  10 78 56 TN 15  45  28  7  ĐC 9  30  41  12  TN 17  46  26  6  ĐC 8  31  42  11  TN 32  91  54  13  ĐC 17  61  83  23  Loại Bài Tần Số Bài Bài 1+2 Tần Bài Suất %         Bài Bài 1+2 Yếu, Kém điểm  TN 15,79  47,37  29,47  7,37  ĐC 9,78  32,61  44,57  13,04  TN 17,89  48,42  27,40  6,32  ĐC 8,70  33,70  45,65  11,96  TN 16,84  47,89  28,42  6,85  ĐC 9,24  12,50  90 33,15  45,11  50 40 30 TN 20 ĐC 10 Giỏi Khá TB Yếu, Kém   Hình 3.4 Biểu đồ vẽ tần suất kiểm tra số 50 40 30 TN 20 ĐC 10 Giỏi Khá TB Yếu, Kém   Hình 3.5 Biểu đồ vẽ tần suất kiểm tra số 50 45 40 35 30 25 20 15 10 TN ĐC Giỏi Khá TB Yếu, Kém Bảng 3.6 Bảng tổng hợp tham số đặc trưng Hình 3.6 Biểu đồ vẽ tần suất kiểm tra số 1+2 91   Bảng 3.6 Bảng tổng hợp tham số đặc trưng TS Bài KT PA (n) Bài Bài Bài 1+2 TB SH  Si2 V(%) m S X TN 95  6,95  2,25  22,58  0,15  1,50  ĐC 92  6,21  2,53  25,60  0,17  1,59  TN 95  7,00  2,55  22,86  0,16  1,60  ĐC 92  6,08  2,74  27,3  0,17  1,66  TN 190  6,95  2,59  23,17  0,12  1,61  ĐC 184  6,13  2,55  26,10  0,12  1,60  t (tính) t(p=0,05;f=372) 3.27  1,645  3.89  1,645  4.93  1,645  3.5.3 Phân tích kết thực nghiệm phạm Qua kết quả xử lý số liệu bài kiểm tra trên cho thấy.  - Trung bình cộng điểm kiểm tra các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC tương ứng.  - Tỉ lệ % HS khá giỏi của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC tương ứng, còn tỉ  lệ % yếu kém và trung bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC.  - Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC, chứng tỏ các số  liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn.  - Biểu đồ hình cột cho thấy các lớp TN số HS khá giỏi cao hơn còn số HS trung  bình và yếu, kém thấp hơn nhóm ĐC.  - Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC tương ứng, chứng tỏ mức  độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng  đều hơn.  - ttính lớn hơn t(p=0,05; f=372) nên sự khác nhau về kết quả học tập của lớp ĐC  và lớp TN là đáng tin cậy.            92 TÓM TẮT CHƯƠNG Trong chương này chúng tôi đã trình bày nội dung của việc triển khai quá trình  thực nghiệm sư phạm  để đánh giá hiệu quả cũng như khẳng định tính khả thi của  phương án thực nghiệm.     Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 trường, 4 lớp với tổng số 374 HS. Sau  khi  cho  học  sinh  sử  dụng  hệ  thống  bài  tập,  chúng  tôi  đã  tiến  hành  2  bài  kiểm  tra  (chia làm 2 lần) và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.  Qua đó đã thấy rõ lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC.    Từ việc phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm, kết hợp  với nhận xét  của giáo viên dạy, chúng tôi có thể kết luận sau:    - Hệ thống bài tập và các hướng sử dụng bài tập đã có tác dụng tích cực đến  kết quả học tập của học sinh các lớp TN. HS các lớp thực nghiệm nắm vững kiến  thức cơ bản một cách sâu sắc, giải bài tập trắc nghiệm khách quan nhanh chóng và  chính xác hơn. Năng lực tư duy của HS lớp TN không rập khuôn máy móc mà có sự  sáng tạo trong quá trình giải bài tập.  - Trong quá trình sử dụng bài tập theo hướng dạy bồi dưỡng HS yếu, kém đa  số HS tham gia một cách tích cực và chủ động. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh  thiếu chủ động, chỉ làm bài khi GV yêu cầu hoặc trông chờ ý kiến của bạn, do vậy  rất  cần  sự  hướng  dẫn  và  động  viên  của  GV  để  nâng  cao  chất  lượng  dạy  –  học  ở  trường THPT.              Tóm lại, các kết quả thu được cho thấy giả thuyết khoa học mà chúng tôi nêu ra  là đúng đắn.                  93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, đề tài đã cơ bản hoàn  thành và thu được những kết quả như sau:      1. Nghiên cứu cơ sở lí luận thực tiễn của đề tài về các vấn đề: Hoạt động nhận  thức, tích cực nhận thức, phương hướng sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng học  sinh yếu, kém.    2. Xây dựng và lựa chọn được 237 bài tập hóa học các loại dành cho dạy học lớp  10 THPT (chương nhóm halogen và nhóm oxi) và nghiên cứu sử dụng hệ thống bài  tập theo hướng bồi dưỡng HS yếu, kém.    3. Nghiên cứu sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng HS yếu kém khi vận dụng  kiến thức trong kiểm tra đánh giá và chú trọng việc sử dụng bài tập thực nghiệm,  bài tập có hình vẽ để rèn luyện kiến thức, kĩ năng thực hành.  4. Từ sự nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài chúng tôi đã đưa ra một  số phương pháp sử dụng hệ thống bài tập phần hóa phi kim lớp 10 THPT trong dạy  học theo hướng bồi dưỡng HS yếu, kém:   • Sử dụng bài tập trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới.   • Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cơ bản.   • Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành.  • Sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS.   • Sử dụng bài tập trong kiểm tra đánh giá.    5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT ở tỉnh Đồng Nai. Kết quả  thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và hiệu quả thiết  thực của đề tài.  II KIẾN NGHỊ Đố với sở giáo dục đào tạo Trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học theo yêu cầu của chương trình,  yêu cầu đổi mối PPDH nhằm bồi dưỡng và cải thiện kiến thức hóa học cho HS nói  chung và HS yếu, kém nói riêng.  Đối với trường THPT 94 - Động viên, khuyến khích GV soạn tài liệu  học tập cho HS  yếu, kém dựa trên  chuẩn kiến thức, kỹ năng và thực trạng hiện có về năng lực học tập của HS, cơ sở  vật chất của nhà trường.  - Chú trong xây dựng ý thức tự học cho HS trên lớp cũng như ở nhà.  - Sắp xếp thời khóa biểu theo tiết đôi thuận lợi cho việc dạy lý thuyết và luyện  tập bài tập.  Đối với giáo viên - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tích cực hưởng ứng và tham  gia vào việc đổi mới PPDH ngành đang phát động.  - Thay đổi thiết kế bài giảng tạo sự hưng phấn cho HS  yếu, kém kiểm tra đánh  giá trên cơ sở phát huy năng lực tự học cho HS yếu, kém nhằm cải thiện kiến thức  hóa học, vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn - Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài, chúng tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài  bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Hóa học thông qua sử dụng hệ thống bài tập phần  phi  kim  hóa  học  lớp  10  THPT  nên  kết  quả  còn  hạn  chế.  Kính  mong  quý  thầy  cô,  đồng nghiệp góp ý kiến để chúng tôi rút kinh nghiệm tiếp tục triển khai đề tài với  chất lượng và kết quả cao hơn.        95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Thiên An (2009), Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia.  NXBĐHQG Hà Nội.   2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá  trình dạy học. Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ giáo viên.  3. Trịnh Đình Bảy (2004), Giáo trình triết học Mác – lênin, NXB chính trị quốc gia.  4. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả. ĐHSP Tp.HCM.   5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học. Đại học Sư phạm Tp.HCM.   6. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đại  học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.   7. Phạm Đức Bình (2008), Cơ sở lí thuyết và 500 câu hóa học lớp 10. NXBĐHSP.   8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá  kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. NXB ĐHSP Hà Nội.  9. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy  học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. NXB Đại  Học Sư phạm Hà Nội.  10. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và  Đại học – Một số vấn đề cơ bản. NXBGD.   11. Nguyễn Cương (chủ biên) – Nguyễn Mạnh Dung – Nguyễn Thị Sửu (2002),  Phương pháp dạy học hóa học T1, T2, T3. NXB GD.   12. Nguyễn Cương (chủ biên) – Nguyễn Xuân Trường – Nguyễn Thị Sửu – Đặng  Thị Oanh – Nguyễn Mai Dung – Hoàng Văn Côi – Trần Trung Ninh (2008), Thí  nghiệm thực hành – phương pháp dạy học hóa học T3. NXBĐHSP.   13. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh  THPT qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ. Trường ĐHSP Hà Nội.  14. Nguyễn Thị Hồng Điệp (2004), Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập lớp 10 ban  khoa học tự nhiên theo hướng dạy học tích cực. Trường ĐHSP Hà Nội.   15. Cao Cự Giác (2009), Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10.  NXB ĐHQG Hà Nội.   96 16. Cao Cụ Giác (2010), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 1 – hóa vô cơ.  NXBGD Việt Nam.   17. Cao Cự Giác (2006), Thiết kế bài giảng hóa học 10, tập II. NXB Hà Nội.   18. Trần Thành Huế (2006), Tư liệu hóa học 10. NXBGD.   19. Đặng Thành Hưng (1994), Quan niệm và xu thế phát triển dạy học trên thế giới.  Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.   20. Trang Thị Lân, Các phương pháp dạy học hiện đại (Chuyên đề Cao học –  Chuyên ngành LL & PPDH hóa học).   21. Từ Vọng Nghi (2009), Nắm vững kiến thức rèn luyện kĩ năng hóa học 10.  NXBGD Việt Nam.   22. Geoffrey Petty, Dạy học ngày nay. NXB Stanley Thornes.   23. Nguyễn Thị Sửu-Lê văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học – Học  phần: Phương pháp dạy học hóa học 2. Giảng dạy những nội dung quan trọng của  chưng trình và sách giáo khoa hóa học phổ thông. NXBKHKT Hà Nội.   24. Đặng Xuân Thư (2010). Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến  thức, kĩ năng hóa học 10. NXBGD Việt Nam.  25. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ  thông. NXBGD.  26. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường  phổ thông. NXBĐHSP.   27. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống – Bài tập ứng  dụng. NXBĐHQG Hà Nội.   28. Nguyễn Xuân Trường – Quách Văn Long (2008), Ôn tập kiến thức và luyện giải  nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học THPT, T2 – Hóa học vô cơ. NXB Hà Nội.               97 ... cái mà các em thường hay gặp phải khi giải BTHH.  Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình  bày trong 3 chương:  - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.  - Chương 2. Bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Hóa học thông qua sử dụng hệ 

Ngày đăng: 31/07/2017, 09:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG VẼ HÌNH VẼ

  •  BẢNG

  • Bảng 1.2. Biểu hiện của học sinh yếu, kém..............................................................23

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

  • + Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng HS yếu, kém môn Hóa học thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học 10 THPT.

  • + Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

  • 5. Phạm vi nghiên cứu

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

  • 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

  • 7. Giả thuyết khoa học

  • 8. Đóng góp mới của đề tài

  • 9. Cấu trúc của đề tài

  • PHẦN II: NỘI DUNG

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan