Kết quả các cách ứng phó những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn Bảng 1 cho thấy, hiện nay sinh viên năm thứa nhất đã
Trang 1NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN
TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
Từ khóa: ứng phó, khó khăn, biện pháp, học tập, nhận thức, thái độ, hành vi
to the difficulties in study and organizing the application of such knowledge into the study life; propagating education and training the response skills for the lecturers and academic counselors; building and using effectively the connection between the college, family and the organizations, unions, to timely support and enhance the ability to respond to the difficulties in study for students This research also proposes to organize the impact experiment of the measures supporting students to adapt quickly to the study activities’ requirements, master and undermine the difficult causes, accordingly adapt or modify the students’ study activities, overcome difficulties and study better
1 Đặt vấn đề
Hiện nay, sinh viên năm thứ nhất đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong học tập như: khối lượng tri thức lớn, phương pháp học tập mới, tìm kiếm và xử lý tài liệu học tập, sắp
Trang 2xếp thời gian học tập, chương trình học tập mới, quy chế học tập ở đại học… những thử thách này gây không ít khó khăn cho các em Bên cạnh đó, kiến thức, kinh nghiệm sống, khả năng ứng phó tốt với khó khăn trong học tập các em đang còn hạn chế Vì vậy, việc giáo dục và rèn luyện để các em lựa chọn các cách ứng phó tốt là việc làm hết sức cần thiết trong môi trường đại học hiện nay
Ứng phó với khó khăn trong học tập ở môi trường cao đẳng, đại học đã được nghiên cứu
ở nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thích đáng Thông qua nghiên cứu về ứng phó với những khó khăn trong học của sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, chúng tôi mong muốn tìm hiểu cách ứng phó của nhóm khách thể đối với những khó khăn trong học tập, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập cho sinh viên năm thứ nhất Nghiên cứu được thực hiện trên 180 sinh viên năm thứ nhất, của khoa xã hội; khoa mầm non; khoa tự nhiên kinh tế Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phiếu trưng cầu ý kiến được chúng tôi xây dựng dựa trên việc tham khảo
2 Nhận thức chung về ứng phó của sinh viên với những khó khăn trong học tập
Trong phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi sử dụng thang Likert 5 bậc, đó là: mức độ
“không bao giờ - ít khi - thỉnh thoảng - thường xuyên - rất thường xuyên” tương ứng với thang điểm “1 - 2 - 3 - 4 - 5” Như vậy, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, sinh viên có điểm càng cao thì càng thường xuyên sử dụng cách ứng phó đó và ngược lại
2.1 Các cách ứng phó những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất
Bảng 1 Kết quả các cách ứng phó những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn
Bảng 1 cho thấy, hiện nay sinh viên năm thứa nhất đã lựa chọn cả 5 cách ứng phó khi gặp
phải khó khăn trong học tập, trong đó cách ứng phó “Tích cực chủ động” được sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 3,18 điểm) Cách ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ” (ĐTB = 3,12 điểm) xếp vị trí thứ
2, tiếp theo là cách phó “Xoa dịu căng thẳng” (ĐTB = 3,11 điểm) xếp thứ 3; cách ứng phó
“Lảng tránh” (ĐTB = 2,09 điểm) xếp ở vị trí thứ 4 và ít sử dụng nhất là cách ứng phó “Tiêu cực” (ĐTB = 2,03 điểm) ở vị trí thứ 5 Các cách ứng phó sinh viên lựa chọn cho thấy họ đã biết
sử dụng những cách ứng phó phù hợp Tuy nhiên, để khẳng định sinh viên năm thứa nhất Trường CĐSP Thừa Thiên Huế có ứng phó hiệu quả với khó khăn trong học tập hay không cần xem xét từng chỉ số trong các cách ứng phó cụ thể
Trang 3thức Tôi cố gắng suy nghĩ làm sao thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn 3,20 0,8 Tôi nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng khó khăn của mình 3,25 0,8
Thái
độ
Tôi quyết tâm tự mình nỗ lực vượt qua những khó khăn đang xảy đến với mình 3,24 0,9 Tôi nỗ lực lập kế hoạch học tập mới để giải quyết khó khăn của mình 3,03 0,8 Tôi bình tĩnh xem xét mình nên phải làm gì tiếp theo để giải quyết khó khăn 3,01 0,8
Bảng 2 cho thấy, với ĐTB cả 3 mặt là 3,12, nhìn chung cách ứng phó “Tích cực chủ động”
được các em sử dụng ở mức độ cao Trong 3 mặt ứng phó, mặt nhận thức được sử dụng mức độ
cao hơn so với hai mặt còn lại Kết quả này cho thấy, những biện pháp ứng phó “Tích cực chủ động” được các em lựa chọn sử dụng ở trong suy nghĩ nhiều hơn trong thái độ và hành vi Đây là
vấn đề đáng được lưu ý Trong quá trình rèn luyện nâng cao khả năng ứng phó các em cần có thái
độ tích cực và thực hiện hành động nhằm giải quyết vấn đề khó khăn chứ không chỉ dừng lại mặt
nhận thức Trong cách ứng phó “Tích cực chủ động”, một số biện pháp được sinh viên sử dụng ở
mức độ khá cao như: nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng khó khăn, cố gắng suy nghĩ làm sao thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn, suy nghĩ xem tại sao khó khăn đó lại xảy ra với bản thân, quyết tâm tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn đang xảy đến Việc sử dụng thường xuyên các biện pháp ứng phó này sẽ góp phần rất lớn trong việc tham gia vào quá trình giải quyết khó khăn trong học tập Bên cạnh đó, biện pháp tham gia các hội thảo, diễn đàn, câu lạc bộ học tập sinh viên sử dụng ở mức thấp cho nên trong quá trình rèn luyện, nhà giáo dục cần giúp sinh viên sử dụng các mức độ này ở mức độ thường xuyên hơn
Trang 4Bảng 3 cho thấy, cách ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ” có ĐTB tương đối cao (ĐTB = 3,0
điểm) Điều này cho thấy, khi gặp những khó khăn trong học tập sinh viên thường tìm đến sự giúp đỡ của người khác để giải quyết vấn đề của mình Khi gặp những khó khăn trong học tập,
sinh viên “Tìm kiếm sự hỗ trợ” ở cả 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi Trong đó mặt hành vi và
mặt nhận thức được sử dụng thường xuyên hơn mặt thái độ Về góc độ tâm lý học, tìm kiếm sự
hỗ trợ để làm giảm lo lắng, căng thẳng hoặc tìm ra cách giải quyết vấn đề là mang tính tích cực
Ở đây, sinh viên đã sử dụng khá tốt các nguồn lực bên ngoài để giúp các em giải quyết vấn đề,
lí giải cho điều này vì lứa tuổi của các em kiến thức, kinh nghiệm và khả năng giải quyết các tình huống khó khăn còn hạn chế, trong nhiều trường hợp không thể tự mình giải quyết được khó khăn mà phải nhờ sự trợ giúp của người khác Xét tương quan cả ba mặt của cách ứng phó
“Tìm kiếm sự hỗ trợ”, có mối tương quan thuận, đặc biệt mặt thái độ và hành vi của ứng phó
“Tìm kiếm sự hỗ trợ” cũng có mối tương quan thuận và chặt chẽ nghĩa là khi sinh viên tìm kiếm
sự hỗ trợ mặt thái độ thì cũng tìm kiếm sự hỗ trợ mặt hành vi
2.4 Cách ứng phó “Xoa dịu căng thẳng”
Bảng 4 Mức độ sử dụng cách ứng phó “Xoa dịu căng thẳng” của sinh viên năm thứ nhất
Kết quả trên cho thấy: Cách ứng phó “Xoa dịu căng thẳng” có ĐTB = 3,01 điểm Cho
thấy sinh viên thực hiện cách ứng phó này ở mức trung bình, thấp hơn nhiều so với hai cách
ứng phó “Tích cực chủ động” và “Tìm kiếm sự hỗ trợ” Mặc dù, cách ứng phó “Xoa dịu căng thẳng” không trực tiếp giúp sinh viên giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, nhưng lại có thể gián tiếp góp phần hỗ trợ cách ứng phó “Tích cực chủ động” và “Tìm kiếm sự hỗ trợ” Bởi
nếu thành công trong việc giảm nhẹ căng thẳng, hoạt động học tập của các em cũng bớt nặng
nề, từ đó có thể tập trung vào việc tìm ra cách giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập của mình Tuy nhiên, nếu sử dụng cách ứng phó này mức độ cao quá cũng không tốt vì về cơ bản
nó không giải quyết được vấn đề khó khăn Vì vậy, cần hướng dẫn sinh viên kết hợp cách ứng
phó này với 2 cách cách ứng ứng phó “Tích cực chủ động” và “Tìm kiếm sự hỗ trợ”
Trang 5thức Tôi phớt lờ coi khó khăn đó không phải là vấn đề của mình 2,08 1,1
Tôi giải quyết khó khăn bằng cách tưởng tượng thay cho thực hiện hành động 2,61 1,2
Với ĐTB là 1.93 điểm cách ứng phó “Lảng tránh” được sinh viên sử dụng ở mức trung
bình so với ba cách ứng phó trên, chứng tỏ sinh viên ít sử dụng cách ứng phó này Cách ứng
phó “Lảng tránh” chỉ giúp các em tạm thời quên đi khó khăn hiện tại chứ không giải quyết
được vấn đề khó khăn hay giảm thiểu căng thẳng, áp lực Chính vì vậy, không nên sử dụng thường xuyên nhóm biện pháp này, đặc biệt là biện pháp ứng phó “hoàn toàn không làm gì để giải quyết khó khăn” (ĐTB = 1.08 điểm)
Xét riêng các biện pháp ứng phó “Lảng tránh” cụ thể, “kìm nén để không tỏ ra buồn rầu,
lo lắng trước mặt người khác”, “giải quyết khó khăn bằng tưởng tượng thay cho thực hiện” được sử dụng khá thường xuyên Lí giải điều này, một phần do các em còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập mới, chưa quen với nhiều thầy cô, bạn bè, đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em vẫn còn nhiều mơ mộng, thiếu tính thực tế và khả năng giải quyết vấn đề còn hạn chế Ngoài ra, các
em tỏ thái độ “bi quan về những khó khăn đang xảy ra và không chờ có một phép màu” và
“chán ghét phải suy nghĩ về những khó khăn đang trải qua” với mức độ khá thường xuyên Các biện pháp của cách ứng phó này không mang lại hiệu quả, vì vậy, các nhà giáo dục cần tác động nhằm giảm bớt mức độ sử dụng thường xuyên của các biện pháp ứng phó trên
Trang 6điểm), nghĩ mình là người vô tích sự (ĐTB = 2.14 điểm); mất hết niềm tin vào khả năng vượt qua khó khăn của mình (ĐTB = 2.02 điểm) được sinh viên thỉnh thoảng sử dụng Bên cạnh đó, các biện pháp như: nghĩ khó khăn xảy ra hoàn toàn không có lỗi của tôi; nghĩ cách để tự dày vò và trừng phạt bản thân cũng được một số sinh viên sử dụng Đặc biệt, các biện pháp tìm đến rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để quên đi khó khăn; đập phá đồ đạc hoặc bất cứ thứ gì để thấy dễ chịu hơn; tụ tập ăn chơi với bạn bè vẫn còn không ít sinh viên sử dụng Vì vậy, nhà trường cần quan tâm và kịp thời có biện pháp giúp các em giảm thiểu hoặc từ bỏ các biện pháp tiêu cực đã sử dụng đề ứng phó với khó khăn nhằm ngăn chặn những điều đáng tiếc có thể xảy ra
Xét tương quan giữa 3 mặt của cách ứng phó “Tiêu cực”, chúng tôi thấy: nhận thức và
thái độ của ứng phó tiêu cực có tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là những sinh viên sử dụng ứng phó tiêu cực mặt nhận thức thì cũng sử dụng ứng phó tiêu cực mặt thái độ Mặt thái độ và hành vi có mối tương quan thuận nhưng lỏng lẻo, cho thấy sinh viên sử dụng ứng phó tiêu cực mặt thái độ thì cũng sử dụng ứng phó tiêu cực mặt hành động Mặt nhận thức và hành vi cũng
có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ, nghĩa là những sinh viên có sử dụng ứng phó tiêu cực mặt nhận thức thì cũng có xu hướng lựa chọn ứng phó tiêu cực mặt hành vi Vì vậy, ngay khi phát hiện những suy nghĩ, thái độ tiêu cực của các em người lớn cần quan tâm, ngăn chặn kịp thời, để tránh xảy ra những hành vi tiêu cực
3 Biện pháp nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên
3.1 Hình thành và phát triển khả năng ứng phó cho sinh viên, bao gồm việc trang bị cho họ tri thức về cách ứng phó với những khó khăn trong học tập và tổ chức ứng dụng những tri thức đó vào cuộc sống học tập của bản thân họ
Mục đích: Trực tiếp tác động đến đối tượng sinh viên năm thứ nhất nhằm giúp họ hình
thành và phát triển khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập
Nội dung: Cần làm cho sinh viên hiểu được khái niệm và ý nghĩa của ứng phó với khó
khăn trong học tập; giới thiệu các cách ứng phó thường được sử dụng để giải quyết các vấn
đề khó khăn trong học tập; phân tích ưu và nhược điểm của mỗi cách ứng phó; xác định hiệu quả các cách ứng phó xét về mặt giải quyết vấn đề khó khăn và giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất
Cách tiến hành: những nội dung trên có thể triển khai trong chương trình ngoại khoá với
các hoạt động đa dạng, hấp dẫn như: tổ chức trò chơi học tập, xây dựng kịch bản, đóng vai theo chủ đề học tập và thi ứng phó với các tình huống khó khăn trong học tập giả định Cũng có thể
tổ chức các buổi giao lưu với các chuyên gia theo những chủ đề nhất định, phù hợp với thực tế của sinh viên, trong đó kết hợp cả phần trình bày của chuyên gia và phần trao đổi, giải đáp thắc mắc của sinh viên
3.2 Tuyên truyền giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó cho giảng viên đứng lớp, chủ nhiệm và giảng viên cố vấn học tập trong nhà trường
Mục đích: Nhằm phổ biến rộng rãi nội dung giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó, để đội
ngũ giảng viên đứng lớp, giảng viên chủ nhiệm và giảng viên cố vấn học tập cùng chung tay hướng tới việc giáo dục, rèn luyện và phát triển khả năng ứng phó cho sinh viên năm thứ nhất
Nội dung: Tuyên truyền ở trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng
dạy các môn văn hóa, giảng viên chủ nhiệm và giảng viên cố vấn học tập ở nhà trường Bởi vì,
Trang 7chính đội ngũ này sẽ giúp phổ biến các loại ứng phó tốt cho sinh viên năm thứ nhất Họ sẽ tuyên truyền cho các em biết các cách ứng phó hiệu quả nên sử dụng và không nên sử dụng các cách ứng phó không hiệu quả Ngoài ra, họ có thể phân tích cho các em hiểu nên phát huy các cách ứng phó hiệu quả và giảm hoặc từ bỏ các cách ứng phó không hiệu quả mà các em đã sử dụng để ứng phó với các tình huống khó khăn trong học tập
Cách tiến hành: Để các nội dung giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó truyền tải tới
sinh viên có hiệu quả, có thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như: tổ chức trò chơi học tập, làm bài tập nhóm, đóng vai theo chủ đề học tập, giải các tình huống khó khăn trong học tập giả định… Ngoài ra, có thể tổ chức các buổi tạo đàm, nói chuyện theo chủ đề học tập để giúp các em thường băn khoăn, thắc mắc trong cuộc sống học tập Đồng thời, cũng có thể xây dựng các hình mẫu điển hình trong việc ứng phó tốt với những khó khăn trong học tập, từ đó giúp các thành viên khác trong lớp học tập và noi theo
3.3 Xây dựng và sử dụng hiệu quả mối liên kết giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức, đoàn thể nhằm hỗ trợ kịp thời và nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập cho sinh viên năm thứ nhất
Mục đích: Thiết lập quan hệ giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể và huy động
sự tham gia tạo sự thống nhất trong công tác hỗ trợ, tác động đến sinh viên năm thứ nhất, từ đó nâng cao khả năng ứng phó của các em
Nội dung: Thiết lập mối liên kết giữa sinh viên năm thứ nhất với gia đình, trường đại học
và các tổ chức đoàn thể và sử dụng mạng lưới một cách có hiệu quả là một nội dung quan trọng cần thực hiện Thông qua gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể có thể trao đổi, chia sẻ thông tin để hiểu rõ hơn hoàn cảnh của sinh viên năm thứ nhất, những khó khăn các em gặp phải trong thời gian học ở trường đại học và đã làm gì để cải thiện tình trạng khó khăn đó Từ việc hiểu rõ hoàn cảnh và khó khăn trong học tập của các em để tạo điều kiện tốt nhất nhằm giúp các em có cách ứng phó hiểu quả để giảm bớt khó khăn
Cách tiến hành: Có thể tận dụng sự trợ giúp của công nghệ thông tin và Internet để
thiết lập mạng lưới liên kết Các thông tin liên quan đến học tập của sinh viên năm thứ nhất cần phải được cập nhật thường xuyên Mỗi em cần có địa chỉ Email riêng do trường cấp để sử dụng vào mục đích liên quan đến học tập, rèn luyện ở trường Địa chỉ email của các đơn vị,
cá nhân của trường, các đoàn thể cũng cần được công bố công khai để sinh viên cũng như gia đình của họ có thể liên hệ khi cần thiết Bên cạnh đó, cần tăng cường hiệu quả của mạng lưới liên kết “truyền thống” đã hoạt động từ trước đến nay giữa trường, khoa, giảng viên và sinh viên, trong đó có trợ lý công tác sinh viên, giảng viên đứng lớp, giảng viên chủ nhiệm cố vấn học tập, ban lãnh đạo lớp
4 Tổ chức thực nghiệm tác động các biện pháp hỗ trợ
Mục đích tác động: kiểm tra tính khả thi của biện pháp tác động, qua đó tạo điều kiện để
duy trì và tổ chức thường xuyên các biện pháp có hiệu quả để sinh viên năm thứ nhất giảm thiểu
bớt những khó khăn trong quá trình học tập ở cao đẳng, đại học Nội dung tác động: trên cơ sở
thực tiễn các cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất chúng tôi sử dụng các biện pháp hỗ trợ trên nhằm giúp sinh viên năm thứ nhất lựa chọn các cách ứng
phó hiệu quả, giảm bớt khó khăn và đạt kết quả cao trong học tập Cách thức tác động: Chúng tôi
tiến hành các buổi nói chuyện chuyên đề với 30 sinh viên năm thứ nhất được chọn ngẫu nhiên của các 3 khoa Mỗi khoa 10 sinh viên Tiến hành thực nghiệm trong thời gian 3 tuần
Trang 8Kết quả trên cho thấy:
- Trước thực nghiệm sinh viên năm thứ nhất đã lựa chọn nhiều cách ứng phó để đối mặt
với khó khăn trong học tập Trong đó, cách ứng phó “Tích cực chủ động” được sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 3.27 điểm), sau đó đến cách ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ” (ĐTB = 3.11 điểm), ứng phó “Xoa dịu căng thẳng” (ĐTB = 2.87 điểm); được sử dụng thấp nhất là 2 cách ứng phó
“Lảng tránh” (ĐTB = 2.59 điểm) và ứng phó “Tiêu cực” (ĐTB = 1.95 điểm) Nhưng sau thực
nghiệm ĐTB của các cách ứng phó hiệu quả đã tăng lên và ĐTB của các cách ứng phó không
hiệu quả giảm đi Nghĩa là sinh viên năm thứ nhất đã sử dụng cách ứng phó “Tích cực chủ động” và “Tìm kiếm sự hỗ trợ” ở mức độ cao hơn và ít sử dụng các cách ứng phó “Lảng tránh”,
“Tiêu cực” để ứng phó với khó khăn trong học tập
- Đa số sinh viên năm thứ nhất sử dụng các cách ứng phó hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên sử dụng các cách ứng phó không hiệu quả Các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên năm thứ nhất đem lại kết quả cao, thể hiện ở sinh viên năm thứ nhất đã sử dụng các cách ứng phó hiệu quả nhiều hơn so với trước, bên cạnh đó các cách ứng phó không hiệu quả đã giảm đi
rõ rệt Nhà trường và các Khoa, Phòng, giảng viên cần quan tâm làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp và giới thiệu về nội dung, phương pháp, môi trường học tập mới để sinh viên năm thứ nhất sớm thích ứng với điều kiện học tập mới ở cao đẳng, đại học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Tú Anh (2010), Cách ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên thiệt thòi thuộc Đại học Huế, Đề tài dự án PHE, Đại học Huế
[2] Carver, C.S., Scheier, M.F & Weintraub (1989), Assessing coping strategies: A theoretically based approach, Journal of Personality and Social Psychology, 56 (2), pp 267-283
[3] Frydenberg, E., & Lewis, R (1993a), Manual: The Adolescent Coping Scale, Australian
Council for Educational Research, Melbourne
[4] Phí Công Mạnh (2011), Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học, Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Huế
[5] Phan Thị Mai Hương (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn,
NXB Khoa học Xã Hội
[6] Đồng Văn Toàn (2013), Một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong quá trình học tập của lưu học sinh Lào ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Tạp chí Tâm lý học, số
4/2013, tr 94 - 98
Trang 9NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ THẢI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU
Nguyễn Thị Liên(1)
(1) Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận 11/11/2016; Chấp nhận đăng 20/01/2017; Email: lien_cnsh@yahoo.com
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng vật liệu chính là bã thải trồng nấm bào ngư phối trộn với phân bò và men vi sinh được ủ sau 45 ngày để tạo giá thể trồng rau Trong quá trình ủ phân thì tỷ lệ phối trộn được khảo sát để tìm được thông số tối ưu đồng thời theo dõi các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, pH, độ sụt lún thể tích, chất hữu cơ và hàm lượng C, N Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra tỷ lệ phối trộn tối ưu là bã thải trồng nấm: phân bò: men vi sinh lần lượt là 3:1:0,02
Từ khóa: men vi sinh, bã thải, nấm bào ngư, nguyên liệu lignocellulose
1 Giới thiệu
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, dư lượng hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ sinh vật có lợi sống trong đất Nguồn phế thải nông nghiệp còn dư thừa rất lớn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý nguồn phế thải nông nghiệp hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng nguồn phế thải thành sản phẩm có giá trị kinh tế Trong đó biện pháp sử dụng phân bón hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu khác nhau từ phế thải nông nghiệp như bã thải trồng nầm, rơm rạ, chất thải gia súc, gia cầm,thân cây ngô, thân cây đậu kết hợp với
bổ sung vi sinh vật dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, tăng năng suất cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường Phân hữu cơ vi sinh có ưu điểm làm tăng độ tơi xốp, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi, an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc
hại tồn dư trong cây trồng [1, 4] Đề tài nghiên cứu xử lý bã thải trồng nấm bào ngư làm giá thể
trồng rau được thực hiện với mong muốn nhằm giải quyết một lượng rác thải vào môi trường
đồng thời cung cấp một loại phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Trang 102 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
2.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo hình 1
Hình 1 Quy trình làm giá thể trồng rau từ
bã thải trồng nấm bào ngư
Men vi sinh (kg)
cfu/g) Vi sinh vật đối kháng (Bacillus Subtilis, trichoderma…
1x108cfu/g)
Bã thải trồng nấm sau khi xử lý sơ bộ sẽ được xác định độ ẩm, chất hữu cơ (CHC), tỷ lệ C/N Sau khi phối trộn sẽ đi xác định: độ ẩm, chất hữu cơ (CHC), tỷ lệ C/N Thời gian ủ hiếu khí sẽ diễn ra trong 45 ngày Trong quá trình ủ theo dõi các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH sẽ được kiểm tra hằng ngày, vào lúc 8 giờ; độ ẩm, độ sụt lún thể tích: 3 ngày/ lần, vào lúc 8 giờ; chất hữu cơ CHC, Tỷ lệ C/N: sẽ được kiểm tra sau 45 ngày Mỗi thí nghiệm được thực hiện 3 lần
- Sản phẩm sẽ được thử nghiệm để trồng cải:
Nhận thấy đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây cải thích hợp với điều kiện khí hậu
ở Bình Dương và phù hợp với thời gian nghiên cứu của đề tài Vì vậy, nhóm chọn cây cải để khảo sát hiệu quả của phân ủ từ bã trồng nấm Thí nghiệm được bố trí như sau:
Rau cải được trồng vào các chậu đất nhỏ với sự bổ sung phân: Nghiệm thức 1: Đất cát + 0,7% khối lượng phân ủ từ bã thải trồng nấm bào ngư Nghiệm thức 2: Đất cát + 0,7% khối lượng phân bón trên thị trường (phân bón hữu cơ vi sinh) Nghiệm thức 3: Đất cát (không bổ sung phân)
Với các chỉ tiêu khảo sát: Đo chiều cao cây Các chỉ tiêu được đo vào các ngày: 5, 10, 15 của quá trình khảo sát Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần
2.2 Phương pháp nghiên cứu [2, 3]
Phương pháp thử nghiệm sản phẩm: Thử nghiệm trên cây trồng cụ thể: cây cải (Brassicaceae) Thời gian thu hoạch khoảng 15 ngày
Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong phân
Phương pháp xác định nhiệt độ: Sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cắm trực tiếp vào 5 vị trí
lấy giá trị trung bình và đọc kết quả
Trang 11Phương pháp xác định độ ẩm: Cân mẫu phân tích vào đĩa Sấy 100 - 1050
C trong khoảng 24h Hút ẩm 1h đem câm lại Công thức xác định độ ẩm:
18-Độ ẩm (%) = x 100%
Trong đó: m1 : khối lựơng chất hữu cơ ban đầu, m2 : khối lựơng chất hữu cơ sau sấy, m0 : khối lựơng đĩa sấy, m2 : khối lựơng đĩa sấy và chất hữu cơ cân được sau sấy
Phương pháp xác định pH: Trước khi đo giá trị pH cần dùng tay đảo đều khối ủ Lấy mẫu ở 5
điểm của 2 đường chéo góc trong thùng ủ rồi đem phân tích Bình mẫu có thể tích nhỏ nhất là 50
ml làm bằng thủy tinh bosilicat hoặc polyetylen có nắp hoặc nút kín Dùng thìa 5 ml để lấy một phần mẫu thử đại diện từ mẫu phòng thí nghiệm Cho phần mẫu thử vào bình mẫu và thêm vào một thể tích nước, dung dịch kali clorua hoặc dung dịch canxi clorua gấp năm lần thể tích của mẫu thử Trộn hoặc lắc mạnh huyền phù trong 60 min – 10 min bằng máy lắc hoặc máy trộn và chờ ít nhất 1h nhưng không lâu hơn 3h Phải tránh để không khí lọt vào trong khoảng thời gian sau khi lắc Đo pH trong huyền phù ở 200C ± 20C ngay sau khi hoặc trong khi lắc Quá trình lắc phải đạt được trạng thái huyền phù đồng nhất của các hạt đất, nhưng phải tránh không khí lọt vào Đọc giá trị pH sau khi đã đạt được trạng thái ổn định Chú ý ghi giá trị pH tới hai số thập phân
Phương pháp xác định nitơ tổng trong phân: Xác định nito tổng số theo phương pháp
Kjeldahl
Phương pháp xác định hàm lượng cacbon hữu cơ trong phân: Xác định cacbon hữu cơ tổng
số bằng phương pháp Walkley – Black (TCVN 9294: 2012) Tiêu chuẩn này dựa theo phương pháp Walkley – Black – Oxy hóa các bon hữu cơ bằng dung dịch kali dicromat dư trong môi trường axit sunfuric, sử dụng nhiệt do quá trình hòa tan axit sunfuric đậm đặc vào dung dịch dicromat, sau đó chuẩn độ lượng dư bicromat bằng dung dịch sắt hai, từ đó suy ra hàm lượng các bon hữu cơ
Phương pháp xử lí số liệu: Dùng phần mềm Excel để thống kê số liệu
3 Kết quả và thảo luận
3.1 Các thông số vận hành và đặc tính sản phẩm
Sau 45 ngày ủ đã tạo ra được compost thành phẩm với kết quả được thể hiện ở bảng 2
Bảng 2 Kết quả phân sau khi ủ 45 ngày
Trang 12Độ sụt giảm thể tích: Được đo bằng thước cắm vào thùng ủ, đơn vị tính: cm3
Trong 45 ngày ủ ta thấy 3 mô hình đều bị sụt lún Số liệu được trình bày cụ thể ở hình 2 Thể tích ở cả 3
mô hình đều sụt giảm chứng tỏ có vi sinh vật hoạt động, chúng sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống Độ sụt giảm thể tích ở 3 mô hình có thể biểu diễn bằng đồ thị hình 2 Những ngày đầu vi sinh vật chưa thích nghi nên độ sụt giảm ít từ ngày thứ 15 trở đi
độ sụt giảm bắt đầu tăng cho đến ngày thứ 45 Tuy nhiên, những ngày đầu cả 3 mô hình đều sụt giảm tương đương nhau Ngày thứ 24 trở đi độ sụt giảm ở mô hình nghiệm thức 1 giảm nhiều hơn so với hai nghiệm thức còn lại chứng tỏ rằng với ít chất hữu cơ cùng một lượng men vi sinh và phân bò thì độ sụt giảm sẽ nhiều hơn
Hình 2 Độ sụt giảm thể tích
ở 3 nghiệm thức
Nhiệt độ: Trong 45 ngày thí nghiệm nhiệt độ dao động từ 26- 350C Nhiệt độ trong khối ủ
là sản phẩm phụ của sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật, phụ thuộc vào kích thước của khối ủ, độ ẩm, không khí và tỉ lệ C/N, mức độ xáo trộn và nhiệt độ môi trường xung quanh Nhiệt độ có vai trò quan trọng trong quá trình ủ nó giúp ta nhận biết được sự hoạt động của vi sinh vật Số liệu được trình bày cụ thể ở hình 3 Hình 3 cho thấy trong 7 ngày đầu vi sinh vật hoạt động yếu Vi sinh vật hoạt động mạnh vào ngày thứ 7 trở đi cho đến ngày thứ 18, hoạt đông mạnh diễn ra trong khoảng 10 ngày sau đó nhiệt độ ổn định dần cho tới ngày thứ 45 ở khoảng 30-32 0C
Hình 3 Nhiệt độ
trong 45 ngày ủ ở 3
nghiệm thức
pH: Trong 45 ngày thí nghiệm pH dao động từ 5.7 – 8.8 được thể hiện cụ thể trong hình
4 Giá trị pH ở 3 mô hình đều gần tương đương với nhau Giá trị pH ở 3 mô hình đều giảm sau khoảng 3-4 ngày đầu điều này cho thấy các nấm tiêu thụ các chất hữu cơ và thải ra các acit hữu
cơ nên pH xuống thấp Ngày thứ 21 trở đi pH bắt đầu tăng nhẹ lại do các vi sinh vật phân giải các acit hữu cơ và pH ngày càng ổn định hơn
Trang 13Hình 4 pH theo dõi trong 45
ngày ủ ở 3 nghiệm thức
Độ ẩm: Độ ẩm dao động trong 45 ngày ủ được thể hiện cụ thể ở hình 5 Trong quá trình
ủ, độ ẩm đã được kiểm tra và duy trì nằm trong khoảng tối ưu để vi sinh vật phát triển mạnh
Độ ẩm tối ưu cho vi sinh vật phát triển mạnh dao động trong khoảng 50 – 60 % các vi sinh vật đóng vai trò quyết định trong quá trình phân huỷ chất thải rắn Nếu độ ẩm quá thấp (thấp hơn 30%) sẽ hạn chế quá trình hoạt động của sinh vật và nếu độ ẩm lớn hơn 65% thì các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ chậm lại và sẽ chuyển sang phân huỷ kỵ khí gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng và lan truyền vi sinh vật gây bệnh Vì vậy để đảm bảo độ ẩm cho quá trình ủ thì nên
bổ sung nước trong quá trình ủ Nhìn vào hình trên ta thấy độ ẩm biến động từ 50-61% là phù hợp cho quá trình ủ
Hình 5 Độ ẩm theo dõi
trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm
thức
Hàm lượng chất hữu cơ: Hàm lượng chất hữu cơ tổng số được thể hiện trong bảng 3 cả 3
mô hình hàm lượng chất hữu cơ đều giảm, khoảng thời gian sau khi trộn tới kết thúc quá trình ủ hàm lượng chất hữu cơ tổng số của các mô hình giảm một cách đồng đều, điều đó chứng tỏ các vi sinh vật phát triển và phân huỷ các chất hữu cơ
Bảng 3 Hàm lượng chất hữu cơ tổng trước và sau khi ủ ở 3 nghiệm thức
Thời gian Nghiệm thức 1 (%) Nghiệm thức 2 (%) Nghiệm thức 3 (%)
Hàm lượng C: Hàm lượng C trong 45 ngày ủ được thể hiện trong hình 6 cả 3 mô hình
trên đều có sự sụt giảm hàm lượng C Mô hình 3 hàm lượng C hữu cơ giảm nhiều hơn so với hai mô hình còn lại nguyên nhân vì hàm lượng cácbon mất đi do quá trình chyển hoá thành CO2trong quá trình ủ nhiều hơn
Trang 14Hình 6 Hàm lượng C trước
và sau khi ủ ở 3 nghiệm
thức
Hàm lượng N: Kết quả hàm lượng nitơ tổng thể hiện trong hình 7 hàm lượng nitơ tổng
của 3 mô hình đều tăng nguyên nhân do vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành các dạng NH4, NO3 Trong đó nitơ tổng sau khi ủ của nghiệm thức 2 là cao nhất
Cây cải ngọt được trồng sau 15 ngày Chiều cao của cây cải được thể hiện dưới bảng 4
Bảng 4: Kết quả chiều cao của cây cải sau khi trồng thử nghiệm 15 ngày
Ngày Đất (cm) Đất + Phân hữu cơ vi sinh VK.A
Hình 8 Chiều cao của cây cải trồng thử
nghiệm trong thời gian 15 ngày ở 3 mô hình
khác nhau
Chiều cao của cây cải ở 3 mô hình
thí nghiệm đều tăng Ở mô hình mô hình
đất + phân ủ từ bã nấm có độ tăng trưởng
cao hơn 2 mô hình còn lại
Trang 15Hình 9 Cây trồng thử nghiệm ở 3 chậu khác nhau
4 Kết luận
Sau khi kết thúc 45 ngày ủ, với vật liệu chính là bã thải trồng nấm bào ngư Sản phẩm tạo thành có màu nâu đen, mền, độ rỗng tốt và không có mùi, không hấp dẫn côn trùng Sản phẩm cây cải được trồng từ phân ủ từ bã thải trồng nấm bào ngư thì cho kết quả cây phát triển tốt hơn
so với đất bổ sung phân hữu cơ vi sinh VK.A Trichoderma và đất không bổ sung phân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thu Hà, Đỗ Nguyên Hải
(2015), Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân
Trang 16TỔNG HỢP MÀNG COMPOSITE PHÂN HỦY SINH HỌC
TỪ POLYVINYL ALCOHOL VÀ MICROFIBRILLATED CELLULOSE
Nguyễn Thị Thanh Hiền(1), Huỳnh Văn Tiến(1), Nguyễn Bích Phương(1)
(1) Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM Ngày nhận 11/11/2016; Chấp nhận đăng 15/01/2017; Email: hienntt@cntp.edu.vn
Tóm tắt
Màng composite được kết hợp từ các polymer dễ phân hủy sinh học polyvinyl alcohol
(PVA) và microfibrillated cellulose (MFC) đạt độ bền cơ tốt Với mẫu PVA/MFC tỉ lệ 70/30 có
mặt chất tạo liên kết ngang glyoxal đạt kết quả khả quan Độ bền kéo đứt 37.53 Mpa, mô đun Young 538.85MPa Kết quả SEM cho thấy sự đồng nhất cấu hình của MFC trong PVA như khẳng định thêm vai trò tạo liên kết của glyoxal Bên cạnh đó, hàm lượng MFC càng cao thì mẫu càng dễ phân hủy trong môi trường Để cải thiện độ giãn dài của mẫu thì kết hợp thêm chất hóa dẻo Các kết quả trên hứa hẹn màng composite PVA-MFC này trở thành sản phẩm thân thiện môi trường có thể thay thế sản phẩm không phân hủy truyền thống
Từ khóa: màng composite, phân hủy, sinh học
replace today’s traditional non-biodegradable plastics
1 Giới thiệu
Nhu cầu sử dụng nhựa, composite hiện nay rất cao, gần như lĩnh vực nào cũng có Các sản phẩm từ nhựa đem lại lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống Trên thực tế gần như hầu hết các sản phẩm nhựa, composite rất khó bị phân hủy khi thải bỏ và nó đang trở thành một nguồn thải gây
ô nhiễm môi trường rất lớn Việc nghiên cứu tìm polymer dễ phân hủy để thay thế là yêu cầu cần thiết Những polymer dễ phân hủy thường có nguồn gốc tự nhiên như tinh bột, cellulose không đảm bảo các tính năng cơ lí để làm sản phẩm Xu hướng hiện tại là nghiên cứu các hỗn hợp polymer để tạo composite vừa đảm bảo tính cơ lí vừa dễ bị phân hủy khi thải bỏ trong môi trường tự nhiên là điều quan tâm PVA là loại polymer nhiệt dẻo, dễ tạo màng, độ bền kéo khá
Trang 17tốt, độ cứng, độ bền lực kém Trong phân tử PVA có liên kết đơn C-C nên rất dễ phân hủy Khả năng chống thấm khí, chịu dầu mỡ và dung môi của PVA tốt nhưng do tính thấm nước lớn, dễ hấp thu hơi ẩm nên độ ổn định kích thước kém.[1] Trong khi đó MFC là một loại polymer có cấu trúc tinh thể, có định hướng, dễ phân hủy sinh học MFC được tách chiết từ những thực vật nhiều chất xơ như: đay, bông, xơ dừa, tre hay phế phẩm nông nghiệp có giá thành khá rẻ Hiện tại, MFC đang là loại vật liệu gia cường có sự thu hút lớn do đặc điểm độc đáo của nó: bề mặt rất lớn, độ bền cơ khá cao, độ giãn nở theo nhiệt thấp Điều đặc biệt là cấu trúc của MFC
có nhóm -OH có thể tạo liên kết hydro với nhóm -OH của PVA hứa hẹn tạo một composite có thể tăng cường hay cải thiện tính năng của PVA Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các chất khâu mạch glyoxal, hay chất hóa dẻo (glyxerin) để tăng tính năng của composite cũng đáng quan tâm Các chất khâu mạch hình thành các liên kết hóa học với polymer có thể cải thiện tính chịu nước, độ bền cơ, độ bền nhiệt, khả năng tương hợp của PVA và MFC Các chất hóa dẻo có nhiệm vụ là tăng và duy trì tính mềm dẻo, có ảnh hưởng đến độ chảy mềm của polymer nhưng
có thể làm polymer đàn hồi đến mức tối đa
2.2 Sơ đồ thực nghiệm: PVA
dạng rắn hòa tan trong nước cất để
khuấy tạo dung dịch PVA ở 80-90oC
trong 60 phút MFC trộn với nước và
khuấy trong 60 phút ở 80oC để tạo
huyền phù MFC Sau đó hai polymer
được hòa trộn vào theo sơ đồ 1
Sơ đồ 1 Sơ đồ thực nghiệm
3 Kết quả và thảo luận
3.1 Kết quả phân tích cơ học
Tiến hành thực nghiệm các mẫu PVA, PVA và glyoxal, PVA và MFC (10%) có glyoxal (1%) ở điều kiện phòng thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Khuấy Glyoxal,
chất hóa dẻo Siêu âm
Trang 18Độ bền kéo đứt: Hình 1 thể hiện mẫu 100% PVA đạt độ bền kéo đứt là 32.25 Mpa Tuy
nhiên mẫu PVA-glyoxal thì độ bền kéo đứt tăng lên 43.20 MPa, tăng đến 10.95MPa so với khi không có glyoxal Điều này cho thấy có thể glyoxal đã tạo liên kết ngang trong cấu trúc PVA nên làm cho độ bền kéo đứt tăng Giá trị độ bền kéo đứt này tương đối tốt cho một vật liệu làm màng Kết quả độ bền kéo đứt đối với mẫu PVA-MFC và mẫu PVA-MFC-glyoxal cũng thể hiện tương tự Với mẫu PVA-MFC độ bền kéo đứt là 25.50 MPa nhưng khi có glyoxal thì độ bền lại tăng lên 41.10 Mpa, tăng hơn 15.60 MPa Qua đó cho thấy glyoxal không chỉ tạo liên kết ngang trong cấu trúc PVA mà còn có thể trong cấu trúc MFC hoặc cả hai chất
Hình 1 Kết quả độ bền kéo đứt và
mô đun Young của các mẫu
Mô đun Young: Giá trị mô đun Young của mẫu PVA-MFC và PVA-MFC-glyoxal khá
cao đạt đến 277.58 và 238.50 MPa Như vậy sự có mặt MFC làm tăng đáng kể giá trị mô đun Young so với mẫu PVA và PVA-glyoxal chỉ đạt 120.77 và 179.58 MPa
Kết quả độ giãn dài: Trên đồ thị của hình 3.2 thể hiện màng 100% PVA đã có độ
mềm dẻo khá tốt cụ thể độ giãn dài đạt 182.46%, nhưng khi có mặt chất khâu mạng glyoxal thì độ giãn dài giảm xuống không đáng kể còn 160.04% Bên cạnh đó sự có mặt MFC cũng làm giảm độ giãn dài một ít so với mẫu chỉ có PVA
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
PVA PVA-glyoxal PVA-MFC (10%) PVA-MFC
(10%)-glyoxal
%
Trang 193.1.2 Kết quả phân tích độ bền cơ của các mẫu có thành phần MFC thay đổi
Bảng 1 Kết quả độ bền cơ học của các mẫu có thành phần MFC thay đổi
Mẫu Độ bền kéo đứt (Mpa) Độ giãn dài (%) Mô đun Young (Mpa)
Khi ta tăng dần hàm lượng MFC và giảm dần hàm lượng PVA trong hỗn hợp PVA – MFC
có liên kết ngang glyoxal thì độ bền kéo đứt giảm không đáng kể từ 41.10 (chứa 10% MFC), 35.40 (chứa 20% MFC), 37.53 (chứa 30% MFC) Sự giảm về độ bền này cho thấy các sợi MFC
đã phân tán trong cấu trúc của PVA làm ảnh hưởng đến độ bền của PVA Mặc dù sự suất hiện của MFC làm giảm độ bền kéo đứt của màng nhưng nó lại làm tăng áp lực mô đun Young từ 238.50 (chứa 10% MFC), 348.94 (chứa 20% MFC), 538.85 (chứa 30% MFC) làm cho màng tổng hợp được có khả năng chịu được sự tác động bên ngoài rất cao Điều này phù hợp [1] là bản thân MFC có giá trị mô đun Young rất cao, độ bền va đập rất tốt nên khi trộn hợp với PVA hàm lượng tăng dần thì giá trị thu được cũng tăng dần Nhưng ngược, bảng 1 cũng thể hiện rõ khi tăng hàm lượng MFC trong mẫu thì độ giãn dài giảm xuống rất nhiều chính vì thế để làm tăng khả năng biến dạng của mẫu thì chất hóa dẻo glyxerin được thêm vào để khảo sát
3.1.3 Kết quả phân tích độ bền cơ các mẫu có chất hóa dẻo
Bảng 2 Kết quả độ bền cơ của các mẫu có thêm chất hóa dẻo (10%)
Mẫu Độ bền kéo đứt (Mpa) Độ giãn dài (%) Mô đun Young (Mpa)
Bảng 2 thể hiện mẫu có 10% MFC thì độ giãn dài đạt khá cao 202.46% và nếu hàm lượng MFC lên 20% thì độ giãn dài tăng lên gần 1.5 lần là 300.92% Nhưng khi hàm lượng mẫu có MFC là 30% thì độ giãn dài giảm còn 82.39% Điều này cho thấy với 10% chất hóa dẻo thì độ giãn dài gần như tối đa cho mẫu có 20% MFC, nên đối với mẫu có 30% MFC, lượng chất hóa dẻo có thể chiếm tỉ lệ không cao nên giá trị độ giãn dài giảm lại Bên cạnh đó, kết quả độ bền kéo đứt và mô đun Young cũng phù hợp lý thuyết Sự có mặt có chất hóa dẻo làm cho liên kết phân tử polymer-polymer giảm nên độ bền kéo đứt và mô đun Young sẽ giảm như kết quả bảng 3.2 Qua đây cho thấy muốn đánh giá đúng hàm lượng chất hóa dẻo cho vào để đạt tối ưu giữa các độ bền kéo đứt, độ giãn dài, giá trị mô đun Young thì phải khảo sát thêm
a)
Trang 20Hình 3b thể hiện hình thái của mẫu có glyoxal mịn hơn, đồng nhất hơn Điều này cho thấy có sự hình thành liên kết giữa MFC và PVA tốt hơn Hình 3 a thể hiện hình thái mẫu không có gyloxal, kết quả bề mặt không bằng phẳng, các sợi MFC còn nổi trên bề mặt nhiều Kết quả này phù hợp với các nhận định ở trên là sự có mặt chất khâu mạng glyoxal sẽ tạo liên kết tốt cho PVA và MFC
3.3 Kết quả phân tích độ trương
Hình 4 Biểu đồ độ trương
PVA-MFC có glyoxal theo tỉ lệ
Để đánh giá khả năng thấm ướt, mẫu được phân tích độ trương bằng cách sấy khô mẫu và đem cân được khối lượng m1, sau đó ngâm mẫu trong nước trong 24 giờ rồi lấy ra lau khô bằng giấy và đem cân lại được khối lượng m2
Độ trương (%) = 2 1
1
.100m
Kết quả trên đồ thị hình 3.4 cho thấy khả năng trương của màng PVA-MFC có glyoxal giảm dần khi tăng các tỉ lệ MFC Cụ thể, độ trương của màng chứa 0%, 10%, 20%, 30% MFC lần lượt là 123.64%, 92.86%, 83.30%, 60.00% Như vậy sự có mặt MFC đã thâm nhập vào cấu
trúc của PVA làm cho sự thấm ướt giảm nên độ trương có giá trị giảm
3.4 Kết quả phân tích quá trình phân hủy
Quá trình đánh giá khả năng phân hủy
của màng được thực hiện bằng cách chôn ủ
trong môi trường đất và theo dõi độ giảm khối
lượng của màng theo thời gian với những mẫu
có hàm lượng MFC cao là PVA-MFC (20%)
và PVA-MFC (30%) Ta theo dõi độ giảm
khối lượng của màng sau 20 ngày bằng cách
cân mẫu ban đầu là m1, sau đó đem chôn mẫu
trong đất 20 ngày rồi rửa sạch bằng nước, sấy
khô và cân khối lượng được m2
Độ giảm khối lượng (%) = 1 2
1
.100m
PVA PVA-MFC (10%) PVA-MFC (20%) PVA-MFC (30%)
Trang 21Hình 5 thể hiện khả năng phân hủy của màng PVA – MFC có chất tạo liên kết ngang glyoxal và chất hóa dẻo Sự phân hủy của màng trong đất do khi gặp độ ẩm cao màng sẽ bị trương lên và sau đó chúng sẽ bị vi sinh vật phân hủy nên khối lượng giảm dần theo thời gian Mẫu hàm lượng MFC cao 30% thì độ phân hủy nhanh hơn, độ giảm khối lượng nhiều hơn đạt được 33.70% so với mẫu 20% MFC là 31.60% Còn với mẫu có chứa chất hóa dẻo thì độ giảm khối lượng tăng cao hơn (39.20%) so với mẫu không có chứa chất hóa dẻo do cấu trúc phân tử màng không liên kết tốt Kết quả thể hiện MFC trong mẫu có ảnh hưởng đến khả năng phân hủy nên sử dụng màng có chứa hàm lượng MFC cao sẽ thân thiện với môi trường hơn
4 Kết luận
Với các kết quả thu nhận được thể hiện rõ vai trò của chất khâu mạng glyoxal đã đem lại
độ bền cơ và giá trị mô đun Young rất tốt cho màng composite giữa PVA và MFC Hàm lượng MFC trong mẫu làm gia tăng giá trị mô đun Young so với mẫu 100% PVA Bên cạnh đó, hàm lượng MFC cao (30%) giúp cho sự phân hủy của màng PVA-MFC tốt Nhược điểm lớn của MFC và glyoxal là làm giảm độ giãn dài của mẫu nên thêm chất hóa dẻo vào sẽ cải thiện được Tuy nhiên do mẫu thực nghiệm chỉ khảo sát hàm lượng chất hóa dẻo 10% nên giá trị thu được đạt độ giãn dài tăng rất cao nhưng cũng giảm giá trị mô đun Young nhiều do đó cần có các bước khảo sát sâu hơn để tối ưu Trong các mẫu khảo sát thì rõ ràng mẫu PVA-MFC (7/3) có mặt chất khâu mạng glyoxal là đạt kết quả mong đợi vừa đạt độ bền cơ tốt mà phân hủy trong môi trường cũng tốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kaiyan Qiu, Anil N Netravali, Fabrication and characterization of biodegradable composites based on microfibrillated cellulose and polyvinyl alcohol, Composites Science and Technology
72 (2012), 1588-1594
[2] Chiellini E, Cinelli P, Imam SH, Mao L, Composite films based on biorelated agro-industrial waste and poly(vinyl alcohol), Preparation and mechanical properties characterization,
Biomacromolecules 2001 Fall, 1029-37
[3] Anida M.M Gomes,Paloma L da Silva,Carolina de L e Moura,Claudio E.M da Silva, Nagila
M.P.S Ricardo, Study of the mechanical and biodegradable properties of cassava starch/chitosan/PVA blends, Macromol Symp 2011, 220–226
[4] Shaoliang Xiao, Runan Gao, LiKun Gao, Jian Li, Poly(vinyl alcohol) films reinforced with nanofibrillated cellulose (NFC) isolated from corn husk by high intensity ultrasonication,
Carbohydrate Polymers 136 (2016) 1027–1034
Trang 22XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ GÓP PHẦN VÀO SỰ THÀNH CÔNG
CỦA NHÀ THẦU PHỤ TRONG XÂY DỰNG
“năng lực tài chính”; “mối quan hệ” ; “giá cả”; “thị trường về nhu cầu xây dựng” Những phát hiện của nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà thầu phụ cải thiện việc tổ chức để nâng cao cơ hội thành công trong hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ nhà thầu chính lựa chọn được cho mình một nhà thầu phụ đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Từ khóa: thầu phụ, thầu chính, dự án, công nghiệp, xây dựng
36 factors which are involved in this study Data collection is carried out by sending questionnaires
to stakeholders in construction field According to this study, there are 25 critical success factors (CSFs) of 36 factors Through a factor analysis, 25 CSFs are grouped into 6 main components, namely: “progress and quality”; “human resources”; “financial ability”; “relationships”;
“price”; “market demand for construction” The finding of this study not only help subcontractors
to improve their organization to enhance successful chances in business but also support main contractor to select a subcontractor, which meet requirements
1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết để hoàn thành một công trình xây dựng đòi hỏi phải có nhiều bên tham gia vào quá trình xây dựng và giai đoạn thi công chiếm tỷ lệ thời gian và chi phí lớn nhất của công trình Trong quá trình thi công xây dựng nhà thầu chính giao lại một phần công việc của mình cho nhà thầu phụ Sự thành công của công việc xây dựng có sự đóng góp khá lớn của
Trang 23nhà thầu phụ Vì vậy có thể nói nhà thầu phụ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc hoàn thành một công trình xây dựng Điều này không thể phủ nhận
Nhà thầu phụ giữ một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành một dự án xây dựng Nhưng trước hết để được tham gia vào một dự án xây dựng thì nhà thầu phụ phải được nhà thầu chính lựa chọn Vậy tại sao nhà thầu phụ này được chọn nhưng nhà thầu phụ khác lại không được chọn? Điều này chắc chắn rằng nhà thầu phụ được chọn phải có tổ chức tốt với những nhân tố nổi trội so với các nhà thầu phụ khác, nhưng những nhưng tố nổi trội của nhà thầu phụ trong việc tổ chức hoạt động đó là gì? Mối liên hệ và tác động của các nhân tố đó đến tổ chức thầu phụ ra sao? Và tầm quan trọng của các nhân tố đó đối với quá trình tổ chức hoạt động của một nhà thầu phụ như thế nào? Các nhân tố ta xem xét ở đây là các nhân tố bên ngoài tác động vào nhà thầu phụ và các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ phải đạt được trong quá trình hoạt động mình Và chính các nhân tố đó sẽ góp phần vào sự hoạt động kinh doanh của nhà thầu phụ
ở hiện tại cũng như định thướng phát triển trong tương lai
Phần lớn các công việc trong một dự án được thực hiện bởi một nhóm nhà thầu phụ không lặp lại, để dự án đạt được thành công thì phụ thuộc nhiều vào sự thực hiện của các nhà thầu phụ [1] Mặt khác các nhà thầu phụ có đặc điểm là dễ bị tổn thương bởi sự dao động của thị trường và với điều kiện kinh tế không tốt đưa đến kết quả là tình trạng phá sản cao [2] Thật không may nhiều nhà thầu chính lại đánh giá thấp sự mạo hiểm của việc thuê các nhà thầu phụ không có năng lực Vậy lý do tại sao các nhà thầu chính lại chọn nhầm các nhà thầu phụ không
có năng lực đó? Và làm cách nào để nhà thầu chính có một cái nhìn tổng quát để lựa chọn nhà thầu phụ cho mình mà có thể đem lại hiệu quả trong công việc
Với hi vọng tìm ra giải pháp khả thi để giải quyết một số các vấn đề nêu trên trong môi trường xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì nghiên cứu của tôi được hình thành Kết quả nghiên cứu đưa ra phương hướng hoạt động cho một nhà thầu phụ, làm cho nhà thầu phụ biết
họ sẽ nên làm gì, nên đầu tư vào cái gì để công ty ngày càng phát triển và nó cũng đưa đến các thuận lợi cho nhà thầu phụ để đạt được thành công trong tổ chức Kết quả cũng đem đến cho các nhà thầu chính có thêm một cơ sở vững chắc trong việc lựa chọn, đánh giá các nhà thầu phụ trước khi đưa ra quyết định chọn nhà thầu phụ để cùng thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất
2 Yếu tố thành công quan trọng
Việc các định các yếu tố thành công quan trọng (Critical success factors, CSFs) từ quan điểm chức năng kinh doanh cũng như các mối quan hệ của nó với chức năng cấp độ dự án sẽ giúp nâng cao hiệu năng của tổ chức và thành công của dự án [3,4] Một số nghiên cứu ở nước ngoài trước đây đã sử dụng (CSFs) để nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp xây dựng Chẳng hạn, Chan APC [3] đã phân loại các (CSFs) cho các dự án xây dựng;
S Thomas N đã sử dụng (CSFs) để tìm ra các nhân tố góp phần vào sự thành công của các tổ chức thầu phụ có thiết bị chuyên sâu trong xây dựng tại HongKong[5]; Sanvido sử dụng (CSFs) cho việc mô hình cải tiến quá trình xây dựng[4]
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, các nhân tố được lấy từ các nghiên cứu trước đây cũng như thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng Có 36 nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ được xác nhận như sau:
Trang 24Các nhân tố bên ngoài tác động vào nhà thầu phụ (gồm 06 nhân tố) được trình bày trong bảng 1
Bảng 1 Các nhân tố bên ngoài tác động vào nhà thầu phụ
1 Đường lối, chính sách của Chính phủ - Nhà Nnước
2 Tình hình chính trị
3 Lãi suất và điều khoản cho vay
4 Tình hình thị trường về nhu cầu xây dựng
5 Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, nhân công, máy móc…)
6 Nguồn cung cấp vật tư (ổn định, tốt, giá hợp lý…)
Các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ (gồm 30 nhân tố) được trình bày trong bảng 2
Bảng 2 Các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ
I Các nhân tố về năng lực kinh nghiệm:
1 Qui mô và số lượng của các hợp đồng đã hoàn thành
2 Thương hiệu của công ty
3 Năng lực cấp quản lý lãnh đạo và cách thức tổ chức quản lý công ty
4 Tăng trưởng về số lượng nhân viên
5 Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân viên
6 Tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên
7 Chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên
8 Trình độ tay nghề của công nhân
9 Chương trình kế hoạch hoạt động của công ty
10 Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho nhân viên của công ty
11 Khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ thi công của dự án hoặc nhà thầu chính
12 Cách thức mua sắm vật tư, thiết bị theo dự án (mua trực tiếp, qua đại lý, qua ủy nhiệm…)
II Các nhân tố về năng lực tài chính:
1 Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty
2 Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của công ty
3 Phương thức thanh toán hợp đồng
4 Khả năng cung cấp tài chính của công ty
III Các nhân tố về kỹ thuật chất lượng:
1 Biện pháp tổ chức công trường
2 Đề xuất giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị
3 Khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ
4 Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của công ty
5 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty
6 Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành công trình
IV Các nhân tố về tiến độ thi công:
1 Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính (yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư)
2 Khả năng hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình xây dựng
V Các nhân tố về máy móc thiết bị:
1 Đảm bảo khả năng về huy động, về chất lượng và về hiệu suất của máy móc thiết bị thi công
Trang 252 Kiểm soát khả năng gây ra tiếng động, ô nhiễm môi trường của máy móc thiết bị thi công
VI Các nhân tố về mối quan hệ:
1 Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư vấn, chủ đầu tư
2 Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp tài chính (ngân hàng, tín dụng…)
3 Mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi công
4 Mối quan hệ với các cấp, cơ quan có thẩm quyền, công đoàn…
Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu tiếp thị để thực hiện nghiên cứu này Một bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế để tham khảo ý kiến của chuyên gia Sau khi nhận được phản hồi từ ý kiến chuyên gia thì bảng câu hỏi được chỉnh sửa và hoàn chỉnh Cuối cùng ta có một bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh gồm hai phần dùng để thu thập số liệu Sử dụng thang đo Likert 5 điểm
có thang đánh giá khác nhau từ “1” đến “5” tương đương với mức ý nghĩa từ “không quan trọng” đến “cực kì quan trọng” để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến của các nhân tố đến sự thành công của nhà thầu phụ
Bảng câu hỏi sau đó gửi đến các đối tượng liên quan và chuyên gia để thu thập dữ liệu
Số liệu thu thập sẽ được xử lý thông qua các lý thuyết và kỹ thuật thống kê Sau khi xác định được các (CSFs) Cuối cùng, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố chính để phân loại các (CSFs) thành các nhóm yếu tố tác động khác nhau đến sự thành công của nhà thầu phụ
Theo kinh nghiệm và theo chỉ dẫn [6] thì với mỗi nhân tố thì cần ít nhất là 5 mẫu Với 36 nhân tố trong nghiên cứu này thì cần khoảng từ 180-216 mẫu Như vậy để đạt được lượng mẫu (bảng câu hỏi) cần thiết cho nghiên cứu này (từ 180-216 mẫu) Tác giả đã gửi trực tiếp cũng như nhờ qua bạn bè đã gửi đến các đối tượng có liên quan đến nghiên cứu này 330 bảng câu hỏi Kết quả thu được 225 bảng câu hỏi (trong đó có 203 bảng câu hỏi hợp lệ và 23 bảng câu hỏi không hợp lệ) Đồng thời tác giả cũng gửi qua đường email và kết quả thu được là 16 bảng câu hỏi hợp lệ Như vậy tổng số bảng câu hỏi hợp lệ thu thập được là 219 bảng Và kết quả phân tích sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo
Với mức độ tin cậy được lựa chọn là 95% tương ứng với α=0.05 và với số lượng mẫu là
219 quan sát thì giá trị t218.0.05 = 1.97 Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả của phép kiểm định T-test được tổng hợp như trong bảng bên dưới (xem bảng kết quả tổng hợp kiểm nghiệm T-test) Với giá trị “t” tiêu chuẩn để có thể khẳng định các nhân tố tin cậy cho tổng thể là lớn hơn hoặc bằng t218.0.05 = 1.97 với mức độ tin cậy là 95% Theo bảng 2 bên dưới ta có 32 nhân tố
là tin cậy vì có giá trị kiểm định t > 1.97 và 4 nhân tố là không tin cậy cho tổng thể vi có giá trị kiểm định t < 1.97 đó là: “ đường lối chính sách của chính phủ nhà nước”; “tình hình chính trị”;
“tăng trưởng về số lượng nhân viên”; “kiểm soát khả năng gây ra tiếng động, ô nhiễm môi trường của máy móc thiết bị thi công” (4 nhân tố này sẽ không xét đến cho phần tiếp theo)
Trang 264.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy là kiểm tra về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo ta dùng hệ số Cronbach α Một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0.8, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được [6] Ta kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố đã thỏa mãn kiểm tra nhân tố tin cậy của tổng thể (gồm 32 nhân tố) được trình bày trong bảng 4 Giá trị Cronback anpha tổng thể
là 0.911 lớn hơn giá trị yêu cầu là 0.8 nên thang đo lường đã sử dụng là tốt
Bảng 3 Bảng hệ số Cronback α tổng thể
Cronbach's Alpha N of Items
4.3 Xếp hạng các nhân tố và xác định các nhân tố thành công quan trọng
Các nhân tố được xếp hạng từ 1 đến 32 thông qua giá trị trung bình của chúng Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng các nhân tố có giá trị trung bình lớn hơn 3.45 được xem là các nhân tố thành công quan trọng (CSFs)
Bảng 4 Kết quả của kiểm định T-test; Đánh giá độ tin cậy của thang đo; Xếp hạng các nhân tố
Nhân tố t df Mean Cronbach's Alpha
hoặc nhà thầu chính 13.606 218 3.76 0.908 11 CSF Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính
(yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư) 11.709 218 3.73 0.907 12 CSF
Đề xuất giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp
cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị 13.136 218 3.72 0.907 13 CSF Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp tài chính (ngân
hàng, tín dụng…) 11.092 218 3.68 0.908 14 CSF Trình độ tay nghề của công nhân 11.867 218 3.67 0.908 15 CSF Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho nhân viên của công
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty 11.113 218 3.63 0.907 17 CSF Lãi suất và điều khoản cho vay 10.152 218 3.63 0.913 18 CSF Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của công ty 9.340 218 3.59 0.907 19 CSF
Trang 27Khả năng hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình
xây dựng 10.838 218 3.59 0.908 20 CSF Mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi
Đảm bảo khả năng về huy động, về chất lượng và về hiệu
suất của máy móc thiết bị thi công 10.006 218 3.51 0.908 22 CSF Chương trình kế hoạch hoạt động của công ty 7.579 218 3.48 0.908 23 CSF Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty 7.471 218 3.46 0.908 24 CSF Khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ 7.317 218 3.45 0.909 25 CSF Thực hiện an toàn lao động vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ của công ty 6.508 218 3.43 0.908 26 - Phương thức thanh toán hợp đồng 6.927 218 3.40 0.908 27 - Qui mô và sản lượng các hợp đồng đã hoàn thành 5.605 218 3.37 0.912 28 - Mối quan hệ với các cấp, cơ quan có thẩm quyền, công
Chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên 5.124 218 3.29 0.909 30 - Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành công trình 3.480 218 3.20 0.908 31 - Cách thức mua sắm vật tư, thiết bị theo dự án (mua trực
tiếp, qua đại lý, qua ủy nhiệm) 3.037 218 3.18 0.908 32 -
5 Kết quả phân tích nhân tố chính
Mục đích chính của phân tích nhân tố là để giảm số lượng các biến với lượng thông tin mất mát tối thiểu nhằm phát hiện cấu trúc trong mối quan hệ giữa các biến Phương pháp phân tích nhân tố trong nghiên cứu này được áp dụng để phân tích nhân tố kết hợp với việc xoay các nhân tố Các nhân tố đưa vào trong phân tích này là các nhân tố được xếp hạng từ 1 đến 25 thông qua giá trị trung bình trong bảng 2 Các nhân tố này có trung bình lớn hơn 3.45 và được xem như là nhân tố thành công quan trọng (CSFs) Phân tích bảng hệ số “KMO” và kiểm định
“Bartlett’s Test of Sphericity” giả thuyết không (Ho): Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (tức là ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị)
Bảng 5 Bảng giá trị hệ số KMO và đại lượng kiểm định Bartlett’s Test
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.881
Bartlett's Test of Sphericity
Approx Chi-Square 1.826E3
Điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp là: 0.5 < KMO < 1
Trong bảng 5 ta thấy: KMO = 0.881 Như vậy phân tích nhân tố là thích hợp
Kiểm định giả thuyết Ho được biểu hiện qua đại lượng kiểm định giá trị Approx Square Đại lượng này càng lớn thì ta càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết không này Ở đây ta thấy Approx Chi-Square = 1.826E3 là khá lớn Vậy ta có thể bác bỏ giả thuyết không này Như vậy các biến có sự tương quan với nhau trong tổng thể Hoặc thông qua giá trị “Sig”
Chi-ta cũng có thể kết luận Nếu Sig < 0.05 thì ma trận hệ số tương quan không có tất cả hệ số tương quan bằng 0 Ở đây Sig = 0.000 0.05 Vậy ta có thể bát bỏ giả thuyết không này Có
Trang 2806 thành phần với engeivalue lớn hơn 1 được trích xuất Tổng cộng 6 trục thì giải thích được 56.947 % 60% tổng số liệu 06 thành phần được trình bày cụ thể ở bảng 6
Bảng 6 Bảng tổng hợp trình bày kết quả phân tích nhân tố chính (PCA)
0.677
Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính (yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư)
0.563
Đảm bảo khả năng về huy động, về chất lượng và về hiệu suất của máy móc thiết bị thi công
nhân viên
0.656 Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân
viên
0.643 Trình độ tay nghề của công nhân 0.606 Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho
nhân viên của công ty 0.524 Chương trình kế hoạch hoạt động của
nhuận của công ty
0.666 Khả năng cung cấp tài chính của công
ty
0.613 Thương hiệu của công ty 0.573
4 Mối quan
hệ Mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi công 0.728
Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a Rotation converged in 10 iterations
Trang 291 Thành phần 1 - Tiến độ, chất lượng: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Đề xuất
giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị”;
“Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính (yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư)”; “Biện pháp tổ chức công trường”; “Khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ”;
“Khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ thi công của dự án hoặc nhà thầu chính”; “Đảm bảo khả năng về huy động, về chất lượng và về hiệu suất của máy móc thiết bị thi công”; “Khả năng hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình xây dựng”; “Hệ thống quản lý chất lượng của công ty” Các nhân tố này là các nhân tố thể hiện xu thế chính (thể hiện nhiều nhất cho tập dữ liệu đang khảo sát)
2 Thành phần 2 - Năng lực kinh nghiệm của tổ chức (nguồn nhân lực): Được đại diện bởi
các nhân tố được kí hiệu: “Năng lực cấp quản lý lãnh đạo và cách thức tổ chức quản lý công ty”;
“Tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên”; “Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân viên”; “Trình
độ tay nghề của công nhân”; “Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho nhân viên của công ty”;
“Chương trình kế hoạch hoạt động của công ty” Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 1
3 Thành phần 3 - Năng lực tài chính: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Tổng tài
sản và tổng nợ phải trả của công ty”; “Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của công ty”; “Khả năng cung cấp tài chính của công ty”; “Thương hiệu của công ty” Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 2
4 Thành phần 4 - Mối quan hệ: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Mối quan hệ
với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi công”; “Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư vấn, chủ đầu tư”; “Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp tài chính (ngân hàng, tín dụng…)” Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém các nhân tố ở thành phần 3
5 Thành phần 5 - Giá cả: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Nguồn cung cấp vật
tư (ổn định, tốt, giá hợp lý…)”; “Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, nhân công, máy móc…)” Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 4
6 Thành phần 6 - Thị trường về nhu cầu xây dựng: Được đại diện bởi các nhân tố được kí
hiệu: “Lãi suất và điều khoản cho vay” ; “Tình hình thị trường về nhu cầu xây dựng” Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 5
6 Kết luận
Để giải quyết được những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thống
kê học và một số phương pháp phân tích Từ 36 nhân tố tìm được, qua phép kiểm tra xác định nhân tố tin cậy của tổng thể dựa trên giá trị trung bình được thực hiện qua kiểm định T-test ta tìm ra được 32 nhân tố thỏa mãn Cuối cùng từ 32 nhân tố ở trên, kết hợp với điều kiện giá trị trung bình của các nhân tố lớn hơn hoặc bằng 3.45 thì ta thu được 25 nhân tố, và được gọi là 25 nhân tố thành công quan trọng CSFs (Critical Success Factors) Thông qua việc phân tích nhân
tố chính cho 25 CSFs tác giả tìm được 6 thành phần chính góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ đó là: “tiến độ và chất lượng”; “nguồn nhân lực”; “năng lực tài chính”; “mối quan hệ”;
“giá cả”; “thị trường về nhu cầu xây dựng” và các nhân tố trong các thành phần chính này thể hiện xu thế chính của tập dữ liệu khảo sát, đồng thời là các nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ tập trung chủ yếu ở các nhân tố thuộc về tiến độ và chất lượng; trình độ năng lực kinh
Trang 30nghiệm (nguồn nhân lực) và tiếp theo là các yếu tố về năng lực tài chính Thông qua các nhân
tố góp phần vào sự thành công đã được tìm thấy và phân tích ở trên Tác giả mong rằng những người lãnh đạo các nhà thầu phụ có thể nhìn vào để xem xét cách thức hoạt động hiện tại của mình phụ thuộc vào các nhân tố đó không, cần thay đổi hoặc điều chỉnh những gì để phù hợp với xu thế hoạt động hiện tại, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo của các nhà thầu có thêm một cơ
sở tham khảo để hoạch định và đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty mình, nhằm cải thiện cơ hội thành công và tránh đi những thất bại trong kinh doanh
Với các nhân tố CSFs tìm được thông qua đề tài này, hi vọng các nhà thầu chính có thêm một tài liệu tham khảo để xác định liệu nhà thầu phụ mình chuẩn bị chọn có khả năng hoàn thành việc được giao hay không trước khi quyết định kí hợp đồng với nhà thầu phụ đó Đồng thời thông qua các nhân tố trên cũng cho phép các nhà quản lý xây dựng phát hiện ra các nhân
tố thiết yếu để có thể chuyển đến cho nhà thầu phụ những điều cần thiết có thể hoàn thành tốt
dự án trong quá trình quản lý các nhà thầu phụ đó
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hinze J, Tracey, The Contractor – Subcontractor relationship: the subcontractor’s view, J
Constr Eng Manage ACSE 1994;120(2):91-100
[2] Russell JS, Radtke MW., Subcontractor failure: case history, AACET 1991:E.2.1-6
[3] Chan APC, Scott D, Chan APL., Factors affecting the success of a construction project, J
Constr Eng Manage ACSE 2004;130(1):153-5
[4] Sanvido V, Grobler F, Parfitt K, Guvenis M, Coyle M., Critical success factors for construction projects, J Constr Eng Manage ASCE 1992;118(1):94-111
[5] S Thomas N., Ziwei Tang, Ekambaram Palanesswaran Factors contributing to the success of equipment – intensive subcontractor in construction, International Journalof Project
Management 27(2009)736-744
[6] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB
Hồng Đức
Trang 31SO SÁNH THIẾT KẾ DẦM THÉP TỔ HỢP HÀN GIẰNG
LIÊN TỤC THEO PHƯƠNG NGANG THEO TIÊU CHUẨN HOA KỲ
VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Từ khóa: hàn giằng, kết cấu thép, tiêu chuẩn Hoa Kỳ, tiêu chuẩn Việt Nam
Abstract
COMPARING THE DESIGNS OF WELDED BUILT UP STEEL BEAM WITH CONTINUOUS LATERAL BRACING BASED ON AMERICAN STANDARD AND VIETNAMESE STANDARD
In the trend of global integration, researching and applying a variety of standards to designing steel structures is inevitable This paper presents the designs of welded built up steel beams with continuous lateral bracing based on American (AISC 360-10 And ASCE-07) and Vietnamese standards (TCVN 5575-2912 and TCVN 2737-1995) The assessment and cross comparision of design results obtained with different systems of standards have been made
1 Giới thiệu
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 40/2009/TT – BXD ngày 09/12/2009 về việc Quy định việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam Hiện nay có rất nhiều công trình bằng kết cấu thép được thiết kế và thi công theo nhiều tiêu chuẩn nước ngoài như: AISC (Hoa Kỳ), BS5950 (Anh), Eurocode (Châu Âu) Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu so sánh việc thiết kế theo các tiêu chuẩn nước ngoài với tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của Việt Nam đã được thực hiện
Trong [7], tác giả đã so sánh áp dụng tiêu chuẩn AISC/ASD (Mỹ) và TCVN 5575 – 1991 (Việt Nam) để kiểm tra ổn định cục bộ dầm thép bản tổ hợp Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến ảnh hưởng của ổn định cục bộ đến độ bền của cấu kiện chịu uốn và bài toán ví dụ chỉ so sánh tiêu chuẩn AISC/ASD (Mỹ) và TCVN 5575 – 1991 (Việt Nam) riêng biệt mà không đặt trong
hệ thống tiêu chuẩn của nó Trong [6], tác giả so sánh tính toán cấu kiện thép chịu nén lệch theo
tiêu chuẩn Mỹ AISC với TCXDVN 338:2005 Tuy vậy, ví dụ lại xuất phát từ nội lực của cột
mà không phải từ điều kiện làm việc của cấu kiện Do đó, tác giả đã bỏ qua các yếu tố khác như
Trang 32tải trọng, tổ hợp tải trọng và phương pháp phân tích nội lực Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu sự làm việc của các cấu kiện trong cùng hệ thống tiêu chuẩn và cùng một điều kiện làm việc Báo cáo sẽ so sánh thiết kế dầm thép tổ hợp hàn giằng liên tục theo phương ngang theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (AISC 360-10 và ASCE-07) và tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5575 – 2012
và TCVN 2737-1995)
2 Cơ sở lý thuyết
Trong phần này, báo cáo tóm lược các lý thuyết thiết kế dầm thép tổ hợp hàn giằng liên tục theo phương ngang theo hai tiêu chuẩn TCVN 5575 – 2012 và AISC 360-10
2.1 Thiết kế cấu kiện dầm tổ hợp theo TCVN 5575 – 2012 [4]
Theo TCVN 5575 – 2012, việc thiết kế dầm thép được thực hiện theo hai bước riêng biệt
là tính toán về bền khi chịu uốn và tính toán ổn định cục bộ bản cánh và bản bụng
Tính toán về bền khi chịu uốn: Cấu kiện bụng đặc chịu uốn trong một phương chính được
kiểm tra theo công thức
Trong đó: M – mômen uốn quanh trục tính toán; f – cường độ tính toán của vật liệu thép;
c – hệ số điều kiện làm việc của kết cấu; Wn,min – môđun chống uốn nhỏ nhất của tiết diện thực đối với trục tính toán
Tính toán ổn định bản cánh: Chiều rộng tính toán bo của bản cánh lấy như sau: bằng khoảng cách từ biên của bản bụng đến mép của bản cánh;
Bảng 1 Giá trị giới hạn [b o /t f ]
Trong giới hạn đàn hồi Không viền mép 0,5 E f
Kể đến sự phát triển của
biến dạng dẻo (1) Không viền mép 0,11h
w /tw nhưng không lớn hơn 0 , 5 E f
w /tw nhưng không lớn hơn 0 , 75 E f (1): Khi h w /t w 2 , 7 E f giá trị [b o /t f ] lấy như sau: Đối với cánh không viền: [b o /t f ] = 0 , 3 E f ; Đối với cánh viền bằng sườn: [b o /t f ] = 0 , 45 E f ; h w , t w là chiều cao tính toán và chiều dày của bản bụng
E
f t
- Nếu độ mảnh của bản bụng w> 5,5 thì ngoài sườn ngang còn phải tăng cường bản
bụng bằng sườn tăng cường dọc
2.2 Thiết kế cấu kiện dầm thép tổ hợp hàn theo AISC360-10 [1,5,8]
Theo AISC360-10, khi thiết kế dầm thép, độ bền chịu uốn danh nghĩa có xét đến ảnh hưởng của điều kiện ổn định cục bộ bản cánh, bảng bụng Do đó, bước đầu tiên là phải phân
loại tiết diện để làm cơ sở cho việc xác định độ bền chịu uốn danh nghĩa
Phân loại tiết diện dầm theo điều kiện ổn định cục bộ
Các phần tử của dầm được chia thành ba lớp: đặc chắc, không đặc chắc và mảnh
Trang 33Phân lớp Cánh Bụng
y
E F
y
E F
y
E F
y
E F
;
w
4/
c
k
h t
Tính toán về độ bền chịu uốn danh nghĩa khi dầm được giằng theo phương bên
Độ bền chịu uốn danh nghĩa của dầm tiết diện chữ I, được giằng theo phương bên, là giá trị nhỏ nhất được chọn từ các trạng thái giới hạn: chảy dẻo của cánh nén, mất ổn định cục bộ của cánh nén Ảnh hưởng của sự mất ổn định cục bộ của bản bụng được xét đến bởi các hệ số
pc
R (hệ số dẻo của bản bụng) và R (hệ số giảm khả năng chịu uốn) pg
Bảng 3 Độ bền chịu uốn danh nghĩa
Với các giá trị F , L F cr,R pc,R pg - tham khảo theo [1,5,8]
Khả năng chịu uốn của tiết diện
Khả năng chịu uốn thiết kế (theo LRFD): b M n với b 0,9
Khả năng chịu uốn cho phép (theo ASD): M n /b với b 1, 67
Trang 343 Ví dụ tính toán
3.1 Ví dụ 1
Mô tả bài toán: Thiết kế dầm phụ tổ hợp hàn trong sàn (sơ đồ tính là dầm giản đơn) có
chức năng là phòng đọc sách (thư viện), nhịp L = 6m, bước b = 2m Tĩnh tải tác dụng lên dầm là: D = 2,5 kN/m2 Đặc trưng vật liệu: E =2000 kN/cm2
, Fy = 34,5 kN/cm2
Thiết kế theo Tiêu chuẩn Việt Nam
i: Tải trọng và mômen uốn lớn nhất (M max ) trong dầm
Sơ bộ chọn dầm có tiết diện và các đặc trưng hình học như sau
ii: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện chịu uốn
Khả năng chịu uốn của tiết diện
Với
2
0.9 0.9 34,5
28, 23 /1,1
Vậy tiết diện đã chọn thỏa về điều kiện chịu uốn
iii: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện ổn định cục bộ
Độ mảnh của cánh:
Độ mảnh giới hạn của cánh
Vậy bản cánh đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ
Độ mảnh qui ước của bản bụng
Độ mảnh qui ước giới hạn của bản bụng
Vậy bản bụng đảm bảo ổn định cục bộ, không cần gia cường sườn ngang
iv: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện võng
Độ võng tương đối của dầm
M Wn,minfc 601.96 28, 23 / 100 0.9 152,92kNm
0 18 0.5 / 2
10,940,8
f f
b t
w w w
Trang 35Độ võng tương đối cho phép
Vậy tiết diện dầm thỏa điều kiện về độ võng
Thiết kế theo Tiêu chuẩn Hoa Kỳ
i: Tải trọng và mômen uốn thiết kế lớn nhất (M max ) trong dầm
Sơ bộ chọn dầm có tiết diện và các đặc trưng hình học như sau
ii: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện chịu uốn
Theo bảng 3, với điều kiện bản bụng đặc chắc, bản cánh không đặc chắc ta có
f f f
b t
y
k E F
w w w
44880,5
h t
Trang 36Khả năng chịu uốn cho phép (theo ASD):
/ 278, 2 / 1, 67 166,59
n b
Khả năng chịu uốn thiết kế (theo LRFD):
0,9 278, 2 250,39
Vậy tiết diện đã chọn đảm bảo điều kiện bền khi chịu uốn
iv: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện võng
Độ võng tương đối của dầm
Độ võng tương đối cho phép
Vậy tiết diện dầm thỏa điều kiện về độ võng
3.2 Ví dụ 2
Mô tả bài toán: Thiết kế dầm mái (sơ đồ tính là dầm giản đơn), nhịp L = 15m, bước b =
3m Tĩnh tải tác dụng lên dầm là: D = 0,785 kN/m2 Đặc trưng vật liệu: E =2000 kN/cm2
, Fy = 34,5 kN/cm2
Thiết kế theo Tiêu chuẩn Việt Nam
Tải trọng và mômen uốn lớn nhất (Mmax) trong dầm
Sơ bộ chọn dầm có tiết diện và các đặc trưng hình học như sau
i: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện chịu uốn
Khả năng chịu uốn của tiết diện
Với
2
0.9 0.9 34,5
28, 23 /1,1
Vậy tiết diện đã chọn thỏa về điều kiện chịu uốn
ii: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện ổn định cục bộ
f f
b t
Trang 37Vậy bản cánh đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ
Độ mảnh qui ước của bản bụng
Độ mảnh qui ước giới hạn của bản bụng
Vậy bản bụng không đảm bảo ổn định cục bộ, cần gia cường sườn ngang
iv: Kiểm tra tiết diện theo điều kiện võng
Độ võng tương đối của dầm
Độ võng tương đối cho phép
Vậy tiết diện dầm thỏa điều kiện về độ võng
Thiết kế theo Tiêu chuẩn Hoa Kỳ
Tải trọng và mômen uốn thiết kế lớn nhất (Mmax) trong dầm
Sơ bộ chọn dầm có tiết diện và các đặc trưng hình học như sau
f f f
b t
y
k E F
Trang 38Vậy bản cánh đặc chắc
Độ mảnh của bản bụng
Độ mảnh giới hạn của bản bụng
Vậy bản bụng không đặc chắc
ii Kiểm tra tiết diện theo điều kiện chịu uốn
Theo bảng 3, với điều kiện bản bụng không đặc chắc, bản cánh đặc chắc ta có
yc
M R
n b
Khả năng chịu uốn thiết kế (theo LRFD):
0,9 598, 74 537, 07
iii Kiểm tra tiết diện theo điều kiện võng
Độ võng tương đối của dầm
Độ võng tương đối cho phép
Vậy tiết diện dầm thỏa điều kiện về độ võng
4 Kết luận
Về tính toán khả năng chịu uốn và điều kiện ổn định cục bộ: Thiết kế theo
TCVN5575-2012,việc tính toán khả năng chịu uốn và điều kiện ổn định cục bộ của tiết diện độc lập lẫn nhau Vì vậy, quá trình thiết kế tương đối đơn giản Khi tiết diện không đảm bảo điều kiện cục
bộ thì xem như tiết diện mất khả năng chịu lực hoặc phải gia cường bằng các sườn đứng, sườn ngang Điều này làm giảm khả năng sản xuất tự động hóa Thiết kế theo AISC360-10, việc tính toán khả năng chịu uốn của tiết diện đã xét đến ảnh hưởng của điều kiện ổn định cục bộ của tiết diện Do đó, quá trình tính toán phức tạp Tuy nhiên, thiết kế theo AISC360-10 cho phép thiết
kế các tiết diện có chiều cao lớn mà không phải gia cường các sườn Điều này rất thuận lợi cho việc tự động hóa trong sản xuất
Về kết quả tính toán: Thiết kế các cấu kiện chịu uốn là các dầm sàn có chiều cao tiết diện
nhỏ, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam cho kích thước tiết diện nhỏ hơn hệ thống tiêu chuẩn Hoa
w w w
65108,33
0, 6
h t
l
Trang 39chuẩn Việt Nam và hệ thống tiêu chuẩn Hoa Kỳ đều cho tiết diện tương đương nhau Tuy nhiên, bản bụng khi thiết kế theo TCVN5575-2012 phải được gia cường các sườn ngang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] American Institute of steel Construction (2010), Specification for structural steel buildings,
Chicago, Illinois, USA
[2] American Society of Civil Engineers (2006), Minimum Design Loads for Buildings and Other Structures, Reston, Virginia, USA
[3] Bộ Xây dựng (1996), Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737 – 1995, NXB
5575 – 1991 (Việt Nam) để kiểm tra ổn định cục bộ dầm thép bản tổ hợp”, Tạp chí KHoa
học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 3(7)-2004, Tr 20-26
[8] Trần Thị Thôn (2014), Thiết kế nhà thép tiền chế (theo quy phạm Hoa Kỳ AISC-2005/ASD
và LRFD), NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,
Trang 40ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI XI MẠ ĐỒNG (Cu2+
) CỦA CHẤT KEO TỤ SINH HỌC TRÍCH LY TỪ HẠT MUỒNG
HOÀNG YẾN
Thân Văn Long(1)
, Nguyễn Thanh Quang(1),
Nguyễn Xuân Thành Nam (2) , Đào Minh Trung(1),
(1)
Trường Đại học Thủ Dầu Một; (2) Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM
Ngày nhận 29/12/2016; Chấp nhận đăng 29/01/2017; Email: trungdm@tdmu.edu.vn
cho thấy hiệu suất cải thiếc của Biogum ở liều lượng tối ưu đã đạt được 84,54% ± 3,36 trong khi PAC đạt chỉ 68,12% ± 0,99 Qua đó cho thấy vật liệu Biogum có
thể đề xuất nghiên cứu thay thế vật liệu hóa học PAC
Từ khóa: nước thải, xi mạ đồng, keo tụ, muồng Hoàng Yến, hóa học, sinh học
1 Đặt vấn đề
Nước thải ngành xi mạ chứa thành phần ô nhiễm kim loại nặng với nồng độ ô nhiễm rất cao Theo Đinh Thị Huyền Nhung (2012), đặc trưng của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng Tùy theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm chính có thể là đồng, kẽm, crôm, niken, tùy vào loại muối kim loại sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, muối sunfat, crômat, amonium Theo Sở khoa học - Công nghệ và Môi Trường TP.HCM (1998), trong nước thải xi mạ thường có sự thay đổi pH rất rộng từ axit thấp (pH = 2–3) đến kiềm cao (pH = 10–11)
Nước thải sinh ra trong quá trình mạ kim loại chứa hàm lượng độc chất cao nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng là đáng kể Với các kết quả phân tích chất lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở xi mạ tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đều thấy hàm lượng kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép, COD dao động trong khoảng 320 – 885