Phân định nội dung nghiên cứu đề tài: : “giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cp xây dựng sông mã số 3” 1.4.1.. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
Trang 1ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Đề tài: Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty CP xây dựng Sông
1.2 Một số lý thuyết có liên quan
1.2.1 Khái niệm và nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu việc triển khai chiến lược kinh doanh
ở việt nam và trên thế giới các năm trước
1.3.1 Nghiên cứu trong nước
1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
1.4 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài: : “giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cp xây dựng sông mã số 3”
1.4.1 Mô hình nghiên cứu đề tài “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tạiCông ty CP xây dựng Sông Mã số 3”
1.4.2 Nội dung nghiên cứu đề tài: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tạiCông ty CP xây dựng Sông Mã số 3”
1.4.2.1 Phân định SBU kinh doanh
1.4.2.2 Xác định nội dung chiến lược kinh doanh hiện tại
Trang 2CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG SÔNG MÃ SỐ 3
2.1 Khái quát về doanh nghiệp
2.1.1 Thông tin Doanh nghiệp
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh của công ty
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty
2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty
2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường ngành
2.2.3 Ảnh hưởng của môi trường nội bộ công ty
2.3 Thực trạng tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh của công ty qua phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
2.3.1 Đánh giá thực trạng phân định sbu kinh doanh
2.3.2 Thực trạng xác định nội dung chiến lược kinh doanh
3.1 Các kết luận về thực trạng triển khai clkd của công ty qua nghiên cứu
3.1.1 Những thành công
3.1.2 Những hạn chế
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
3.2 Phương hướng hoạt động của Công ty CP Sông Mã số 3 trong thời gian tới
3.2.1.Dự báo tình hình biến động của môi trường kinh doanh trong thời gian tới 3.2.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Trang 33.3 Các đề xuất, giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3
3.3.1.1 Đề xuất giải pháp xác định các mục tiêu ngắn hạn
3.3.1.2 Đề xuất giải pháp xây dựng chính sách marketing
3.3.1.2 Đề xuất giải pháp xây dựng chính sách nhân sự
3.3.1.3 Đề xuất giải pháp xây dựng chính sách tài chính
3.3.1.4 Đề xuất giải pháp phân bổ nguồn lực
TÓM LƯỢC
1.Tên đề tài: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty
CP xây dựng Sông Mã số 3”
2.Sinh viên thực hiện: Lê Nhật Minh
3.Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN PHƯƠNG LINH
4.Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 19/06/2017 đến ngày
15/09/2017
5.Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh vàtriển khai chiến lược kinh doanh và giải pháp triển khai chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp
- Phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ đó đưa ra thực trạng triểnkhai chiến lược kinh doanh của Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3
- Kết luận và đưa ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tạiCông ty CP xây dựng Sông Mã số 3
6.Nội dung chính
Nội dung đề tài nghiên cứu được chia làm bốn phần cụ thể, mỗi phần
đi vào một nội dung Phần mở đầu là là tổng quan nghiên cứu về đềtài “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty CP xâydựng Sông Mã số 3” Ở chương này nêu bật được tính cấp thiết của
đề tài nghiên cứu, nêu bật các vấn đề cần nghiên cứu và giới hạnphạm vi nghiên cứu Sau khi nêu tổng quan về đề tài nghiên cứu thìchương 1 đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản có liênquan đến hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh Chương 2 là
Trang 4từ các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cùng với các dữ liệu điềutra thực tế doanh nghiệp để đánh giá thực trạng triển khai chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp Từ cơ sở đó đưa ra đề xuất, kếtluận ở chương 3 và đề xuất giải pháp triển khai chiến lược kinhdoanh của Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3.
7.Kết quả đạt được
lượng
Yêu cầu khoa học
1 Báo cáo chính thức khóa luận
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý ông bà trong banlãnh đạo, các anh chị trong phòng kinh doanh và toàn thể nhân viêntrong Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài khóaluận của mình
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô TH.S NGUYỄN PHƯƠNG LINH đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong
Trang 5suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận của mình Đồng thời em xingửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô trong bộ môn Quản trị chiến lược nóiriêng và các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại nói chung đãtận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập để
có được kiến thức hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt và khủng hoàng triền miên như hiệnnay, quản trị chiến lược luôn luôn đóng vai trò tiên phong cho con đường thành côngcủa một doanh nghiệp Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp xác lập mục tiêu dàihạn, từ những mục tiêu ngắn hạn, cách thức và phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt mụctiêu ấy
Triển khai chiến lược kinh doanh là một giai đoạn có ý nghĩa quyết định, đảmbảo sự thành công chủ yếu của toàn bộ quá trình quản trị chiến lược Vì thực tế là khimột doanh nghiệp hoạch định một chiến lược nhưng khi áp dụng vào thực tế khôngtránh khỏi những ảnh hưởng bởi môi trường đầy biến động Khi đó vấn đề hoạch địnhban đầu không đảm bảo phù hợp trong bối cảnh hiện tại, Do đó doanh nghiệp cần phải
có giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh cho phù hợp với môi trường kinh tế đểđạt hiệu quả cao
Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3 được thành lập năm 2007 là một doanhnghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tôngđúc sẵn và các loại vật liệu xây dựng Công ty đã có những thành công nhất định trongquá trình hoạt động SXKD của mình, nâng cao đời sống của đội ngũCBCNV trong Công ty, có những đóng góp nhất định đối với sự pháttriển của đất nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng Một số dự
án của công ty như: Tháng 5 năm 2009 ký hợp đồng thi công dự án đầu
tư xây dựng công trình đường vành đai Đông Tây - TPTH; Tháng 6
Trang 6năm 2010 Dự án Hạ tầng khu dân cư Phường Quảng Hưng – TPTH;Tháng 4 năm 2011 Dự án Hạ tầng khu dân cư Đông Vệ 2 – TPTH;Tháng 6 năm 2012 Dự án Hồ Thành – TPTH; Tháng 8 năm 2013 Cầuvượt Đông Phát; Đại lộ Nam Sông Mã - TPTH Đó hầu hết là những
dự án trọng điểm trong TPTH Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh củaCông ty chưa cao, vẫn còn có những bất cập trong vấn đề quản lý,đầu tư, đổi mới công nghệ và thu hút nhân tài Chính vì vậy, để cóthể phát triển về mọi mặt và trở thành DN có thương hiệu hàng đầutrong ngành xây dựng Việt Nam, Công ty cần thiết phải có một chiếnlược hợp lý, những giải pháp hỗ trợ phù hợp để đáp ứng nhu cầu thịtrường và thích nghi với những biến động phức tạp của môi trường
Vì vậy việc tăng hiệu quả triển khai chiến lược kinh doanh là vấn đề đặcbiệt quan trọng đối với công ty Qua thời gian thực tập tại Công ty CP xây dựng Sông
Mã số 3 em đã thấy việc triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty vẫn còn một sốvấn đề hạn chế như việc xác định mục tiêu ngắn hạn, công tác phòng ngừa giảm thiểurủi ro và các chính sách trong thực thi triển khai chiến lược kinh
Qua nghiên cứu lý thuyết về chiến lược kinh doanh nói chung, quá trình quản trịchiến lược kinh doanh nói riêng, và việc nghiên cứu thực tế trong quá trình thực tậptại Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3 (kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn nhânviên và một số cán bộ quản lý của công ty), có thể thấy hiệu quả triển khai chiến lượckinh doanh của Công ty là chưa tốt làm tác động tới hiệu quả kinh doanh cũng như vịthế chiến lược của doanh nghiệp Do đó “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanhtại Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3” là có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết
2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu
Vấn đề chính của đề tài là: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại Công
ty CP xây dựng Sông Mã số 3”, trong đó đề tại tập trung đi vào nghiên cứu những nộidung cụ thể để trả lời cho câu hỏi sau:
- Triển khai chiến lược kinh doanh là gì?
- Mô hình và nội dung nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh?
- Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3 đang triển khai chiến lược kinh doanh nào? Hiệuquả triển khai chiến lược?
Trang 7- Việc triển khai các chính sách và phân bổ nguồn lực trong doanh nghiệp ra sao? Hạnchế và thành công?
- Giải pháp nào giúp triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty CP xây dựng Sông
Mã số 3
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài Khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tạiCông ty CP xây dựng Sông Mã số 3” làm rõ 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược kinh doanh, triển khaichiến lược kinh doanh
- Phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để từ đó tìm ra thực trạng triển khai chiến lượckinh doanh tại Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3
- Kết luận và một số đề xuất giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty CPxây dựng Sông Mã số 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanhtại Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3”
Bao gồm các lực lượng, yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến triển khai chiến lượckinh doanh của Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: nghiên cứu quá trình triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty CPxây dựng Sông Mã số 3 với nhóm sản phẩm ngành xây dựng với sản phẩm chủ đạo làcung cấp cấu kiện bê tông đúc sẵn trên khu vực thị trường tỉnh Thanh Hóa
- Về thời gian: nghiên cứu số liệu trong 3 năm 2014-2015-2016
- Về nội dung: nghiên cứu tập trung chủ yếu các nội dung của triển khai chiến lược kinhdoanh, bao gồm: xác định nội dung chiến lược kinh doanh, quản trị các mục tiêu ngắnhạn, quản trị các chính sách và quản trị phân bổ nguồn lực triển khai chiến lược kinhdoanh của Công ty…
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên hai phương pháp
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Trang 8- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp : qua câu hỏi phỏng vấn chuyên gia vàphiếu điều tra trắc nghiệm đối với cán bộ nhân viên của công ty với nội dung tập trungvào vấn đề hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược phát triển thị trường.
-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu về tình hình kết quảkinh doanh của Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3 những năm gần đây và một số tàiliệu tham khảo trên website, báo chí
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch và xử lý bằngphần mềm Excel, và dựa vào các số liệu thu thập được để phân tích thực trạng hoạtđộng của công ty Sau đó dùng phương luận tư duy và duy vật biện chứng để đánh giá
và rút ra kết luận về giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, kết luận, mục lục, khóa luận có kết cấu theo 3chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp triển khai chiến lược kinhdoanh của hoạt động kinh doanh
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng triểnkhai chiến lược kinh doanh tại Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3
Chương III: Các kết luận và đề xuất giải pháp triển khai chiến lược kinh doanhcủa Công ty CP xây dựng Sông Mã số 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Chiến lược
- Theo Alfred Chandler(1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu
cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sựphân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”
Trang 9- Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi củamột tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc địnhdạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường
và thoả mãn mong đợi của các bên liên quan”
(Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại)
Như vậy, chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt tớitrong dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này và đồngthời những cách thức, tiến trình hành động trong khi sử dụng những nguồn lực này
Do đó, chiến lược được hiểu như là một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quátđịnh hướng sự phát triển và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Một chiếnlược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản trị và nhân viên ở mọi cấpquản lý xác định rõ ràng mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động góp phần vào
sự thành công của doanh nghiệp
1.1.2 Quản trị chiến lược
Để doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung thì tất cả các thànhviên trong doanh nghiệp phải hiểu rõ chiến lược doanh nghiệp vàcùng nỗ lực Điều này phải được thực hiện từ các cấp lãnh đạo trongDN
Khái niệm quản trị chiến lược:
“Quản trị chiến lược được định nghĩa là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức.”
(Nguồn: Bài Giảng Quản trị chiến lược Đại học Thương Mại)
Quản trị chiến lược là một chuỗi các hoạt động được liên kết vớinhau theo một quy trình đã được lên kế hoạch từ trước, các côngviệc này đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau
Quản trị chiến lược vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật QTCL làmột khoa học vì quản trị là quá trình cần dựa trên các quy luật của
Trang 10quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ… cũng như ứng dụngcác luận điểm và thành tựu của các môn xã hội học, tâm lý học….Quản trị chiến lược là một nghệ thuật vì xét đến đối tượng quản trị làquản trị con người Nên để đạt được hiệu quả mong muốn cần phải
có bí quyết, có năng lực dùng người ở mỗi nhà quản trị Nghệ thuậttạo ra quyết định và giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bế tắc
1.1.3 Các cấp chiến lược
1.1.3.1 Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty do Hội đồng quản trị xây dựng Chiến lược doanh nghiệp
liên quan đến mục tiêu tổng thề và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng những kỳvọng của các cổ đông Chiến lược doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dàihạn, các định hướng phát triển của doanh nghiệp Chiến lược doanh nghiệp trả lời câuhỏi then chốt : “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành hoặc nhữngngành kinh doanh nào?”
1.1.3.2 Chiến lược cấp kinh doanh
Chiến lược cấp kinh doanh liên quan nhiều hơn tới khía cạnh chiến thuật
“tactical” hay việc làm thế nào để một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh doanh cóthể cạnh tranh thành công trên một thị trường (hoặc đoạn thị trường) cụ thể Chiếnlược kinh doanh phải chỉ ra cách thức cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khácnhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lựchiệu quả
1.1.3.3 Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng (sản xuất,
R&D, marketing, tài chính, hệ thống thông tin, ) trong doanh nghiệp sẽ được tổ chứcnhư thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp vàtừng đơn vị kinh doanh SBU trong doanh nghiệp
1.2 Một số lý thuyết có liên quan
1.2.1 Khái niệm và nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh
1.2.1.1 Khái niệm triển khai chiến lược kinh doanh
Triển khai chiến lược là một giai đoạn của quá trình quản trịchiến lược tại doanh nghiệp Nó là quá trình chuyển từ ý tưởng chiến
Trang 11lược đã được hoạch định thành các hành động cụ thể, đi từ bao quátđến cụ thể, từ tầm nhìn chung rộng lớn cho đến ngân sách cụ thểhàng năm
Vậy triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ mục tiêu
dài hạn của doanh nghiệp thành các mục tiêu hàng năm rồi phân bổcác nguồn lực, thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đềra
1.2.1.2 Nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh
- Thiết lập các mục tiêu hàng năm :
+) Mục tiêu hàng năm là những mục tiêu không quá 1 năm
+) Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các doanh nghiệp phải đạt được đểđạt tới mục tiêu dài hạn Cũng như các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu hàng năm phải
đo được, có định lượng, có tính thách thức, thực tế phù hợp và có mức độ ưu tiên Cácmục tiêu này được đề ra ở cấp doanh nghiệp, bộ phận chức năng và các đơn vị trựcthuộc
+) Các mục tiêu hàng năm được coi như những hướng dẫn cho hành động Nóchỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp Những mụctiêu hàng năm thường được xác định bằng các chỉ tiêu khả năng thu lợi nhuận, chỉ tiêutăng trưởng và thị phần của từng bộ phận kinh doanh, theo khu vực địa lý, theo nhómkhách hàng và sản phẩm rất phổ biến trong các doanh nghiệp
- Xây dựng các chính sách :
Chính sách là những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạttới mục tiêu chiến lược
Các chính sách được xây dựng phải cụ thể và có tính ổn định, phải tóm tắt vàtổng hợp thành các văn bản hướng dẫn, các quy tắc, thủ tục mà các chỉ dẫn này đónggóp thiết thực cho việc đạt tới các mục tiêu của chiến lược chung
Một số chính sách trong triển khai chiến lược như: chính sách Marketing, chínhsách nhân sự, chính sách tài chính, chính sách R&D
- Phân bổ các nguồn lực :
Phân bổ nguồn lực là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược kinhdoanh, các nguồn lực cần được phân bổ như thế nào giữa các bộ phận, các đơn vị khác
Trang 12nhau trong tổ chức nhằm đảm bảo chiến lược được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
- Thay đổi cấu trúc tổ chức :
Cấu trúc tổ chức là tập hợp các chức năng và quan hệ mang tính chính thức xácđịnh các nhiệm vụ mà mỗi đơn vị của doanh nghiệp phải hoàn thành, cũng như cácphương thức hợp tác giữa các đơn vị này Cấu trúc tổ chức đòi hỏi những thay đổitrong cách thức kết cấu của doanh nghiệp vì cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệpràng buộc cách thức các mục tiêu và các chính sách được thiết lập, ràng buộc cáchthức và nguồn lực được phân chia
Các loại cấu trúc tổ chức triển khai chiến lược: Cấu trúc chức năng, cấu trúc bộphận và cấu trúc theo SBU, cấu trúc ma trận, cấu trúc toàn cầu
- Phát triển lãnh đạo chiến lược :
Lãnh đạo chiến lược là một hệ thống (một quá trình) những tác động nhằm thúcđẩy những con người (hay một tập thể) tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hànhđộng cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
- Phát huy văn hoá doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia sẻ và họchỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và truyền bá trong suốt quá trìnhtồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chi phối cách thức các thành viên trong doanh nghiệp tácđộng lẫn nhau và đồng thời tác động tới các bên liên quan đến doanh nghiệp
Văn hóa hình thành/ ảnh hưởng thái độ con người trong tổ chức
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh
Mô hình 7S của McKinsey:
- Cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược
- Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm đầy đủtới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ hệthống
Trang 13Hình 1.1:Mô hình 7s của McKinsey.
( Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại)
- Chiến lược (Strategy): Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi
thế cạnh tranh
- Cấu trúc (Structure): Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các
quan hệ mệnh lệnh, báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hộinhập
- Hệ thống (Systems): Các quá trình, quy trình thể hiện cách tổ chức vận hành hàng
ngày
- Phong cách (Style): Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo
cách họ sử dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mangtính biểu tượng Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những
gì họ nói
- Nhân viên (Staffs): Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ
nhân viên và tạo cho họ những giá trị cơ bản
- Kỹ năng (Skills): Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức.
- Những mục tiêu cao cả (Super-ordinate Goals): Những giá trị thể hiện trong sứ
mạng và các mục tiêu Những giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức