1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích quan điểm về con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

11 4,7K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 29,13 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn độc lập dân tộc với giải quyết vấn đề xã hội và giải phóng con người,trong đó con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm xuyên suốt nội dung tư tưởng của Người. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo và rèn luyện con người. Cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, di sản tư tưởng của Người là một kho tàng đầy áp giá trị nhân văn cao cả, một trong số đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”. Để làm rõ vấn đề này hơn, em xin chon đề tài: “Phân tích quan điểm về con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh”. NỘI DUNG I.Quan niệm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân Thiện Mỹ, mặc dù “có thế này, thế khác”

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu………

Nội dung………

I.Quan niệm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh……… 1

1 Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể……… 1

2 Con người cụ thể, lịch sử……… 2

3 Bản chất con người mang tính xã hội……… 4

II Quan điểm về chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh………

1 Thực chất chiến lươc “trồng người” là chiến lược giáo dục đào tạo con người mới XHCN………

4 2 Mục đích giáo dục đào tạo……… 5

3 Vai trò của giáo dục đào tạo trong hình thành nhân cách con người………

6 4 Chức năng của giáo dục đào tạo……… 6

5 Nội dung giáo dục toàn diện……… 7

6 Vấn đề sử dụng con người……… 9

Kết luận………. 10

Danh mục tài liệu tham khảo………

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn độc lập dân tộc với giải quyết vấn đề xã hội

và giải phóng con người,trong đó con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu

và là vấn đề trung tâm xuyên suốt nội dung tư tưởng của Người Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan

Trang 2

tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo và rèn luyện con người Cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, di sản tư tưởng của Người là một kho tàng đầy áp giá trị nhân văn cao cả, một trong số đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng

người” Để làm rõ vấn đề này hơn, em xin chon đề tài: “Phân tích quan điểm về

con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.

NỘI DUNG I.Quan niệm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân-Thiện- Mỹ, mặc dù “có thế này, thế khác” Hồ Chí Minh không nhìn nhận con người một cách chung chung, trừa tượng mà Người đã nêu rõ nội hàm định nghĩa chữ “người” theo hai phương diện là nghĩa hẹp và nghĩa rộng Chữ “người” theo nghĩa hẹp là gia đình, anh em, bạn bè Còn nghĩa rộng thì đó là đồng bào cả nước,

và rộng hơn là loài người Quan điểm đó được Người rõ qua hoạt động của mình Trong mọi hoàn cảnh, Người luôn đặt nhu cầu, lợi ích chính đáng của con người lên quan tâm hàng đầu Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo động lực phát triển cho sự nghiệp chung và muốn phát huy tốt vai trò của cá nhân trong xã hội thì phải quan tâm đến lợi ích của mỗi cá nhân là vấn đề trước hết Nhưng Người cũng phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “ Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “ giày xéo lên lợi ích của cá nhân” Mỗi người đều

có tính cách riêng, đời sống riêng của bản thân, gia đình mình Trong quan điểm về một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh đó phải là nền dân chủ chân chính, không hình thức, không tiêu cực, mỗi người phải được đảm bảo thực hiện

Trang 3

quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật Con người với tư cách cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và loài người trên thế giới

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập đến một cách cụ thể, đó

là nhân dân Việt Nam Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong mối quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc,giai cấp,tầng lớp, đồng chí, đồng bào…); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, cũng như các con trong gia đình, mỗi đứa mỗi khác nhưng đều là một mẹ sinh ra; đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống làm việc như những người lao động nghèo khổ bị áp cùng chịu ách thống trị của đế quốc, đều là người Việt Nam bị đô hộ…

Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống trị của hai mặt đối lập: thiện

và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ,… bao gồm cả tính người- mặt xã hội và tính bản năng- mặt sinh học của con người Theo Người, con người có tốt, có xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man có tình

2.Con người cụ thể, lịch sử

Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng trong một số trường hợp, nhưng đặt trong bối cảnh cụ thể và một tư duy chung ,còn phần lớn,Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, khối thống nhất cộng đồng dân tộc, quan hệ quốc

tế Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh cụ thể là nhân dân Việt Nam, “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, Minh, đã

Trang 4

giữ vững quyền tự do, tự chủ Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành công được độc lập Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân tan giặc cướp nước” Niềm tin của Người luôn hướng vào nhân dân Cuộc chiến đấu chống áp bức sẽ đi đến thắng lợi nếu biết “dựa vào lực lượng của toàn dân” Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng

về con người Người yêu thương con người, tin tưởng con người, thương yêu nhân dân, trước hết là những người lao động khổ cực, sau đến nhân dân mình và cả nhân dân nước khác

Quan điểm đó của Hồ Chí Minh là kế thừa từ nguồn gốc sâu xa, từ ngàn đời của người Việt Nam Cũng như bao nhà nho yêu nước có cùng quan điểm “ái quốc

là ái dân”, nhưng tư tưởng của Người “ái dân” không chỉ dừng lại ở ý thức, mà nó

là ý chí,quyết tâm thực hiện giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, nhân loại, xóa

bỏ bất công, dành lại độc lập, tự do.Ở Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước gắn bó với chủ nghĩa quốc tế chân chính Tình thương yêu và toàn bộ tư tưởng về nhân dân không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc mà tồn tại mối quan hệ khăng khít các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới

Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về con người luôn gắn liền với lịch sử, ý thức nhân dân gắn liền với độc lập dân tộc Theo Người, người lãnh đạo chỉ là “đầy

tớ trung thành” có sứ mệnh phục vụ nhân dân Đây chính là quan điểm làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh

3.Bản chất con người mang tính xã hội

Trang 5

Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất Trong quá trình lao động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật tự nhiên, của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lần nhau…, xác lập các mối quan hẹ giữa người với người

Con người là sản phẩm của xã hội Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em; họ hàng;bầu bạn; đồng bào; loài người

Tóm lại, trong quan niệm về con người, con người là một thực thể thống nhất của “cái cá nhân” và “cái xã hội”, con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối con người, đồng thời coi con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người Từ những luận điểm đúng đắn đó Trong quá trình lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, Người luôn tin tưởng nhân dân, quý trọng và biết phát huy sức mạnh của nhân dân, Tư tưởng về con người trở thành sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng

II Quan điểm về chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Thực chất chiến lược “trồng người” là chiến lược đào tạo con người mới XHCN

Để thực hiện được ý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc, đem lại sự tự do, hạnh phúc cho con người thì phải xây dựng nên một xã hội không còn áp bức bóc lột con

Trang 6

người, đó chính là chế độ xã hội chủ nghĩa Chế độ xã hội chủ nghĩa không phải tự nhiên có thể có được, mà đó là sản phẩm của chính con người- con người mang nhân tố xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Muốn có xã hội chủ nghĩa phải có con người xã hội chủ nghĩa

Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống(Việt Nam và phương Đông) Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ( bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên, ); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng

Người coi việc “trồng người” – những con người mới xã hội chủ nghĩa là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc và của Đảng Tại Hội nghị tuyên giáo toàn quốc Hồ Chí Minh đã nêu ra thông điệp:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

2 Mục đích của giáo dục- đào tạo

Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khóa VIII đã xác định rõ mục địch của giáo dục đào tạo ở nước ta là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời

có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát huy tiềm năng của dân tộc

và con người Việt Nam, có ý thức công cộng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm

Trang 7

chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của Bác Hồ Và tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng một lần nữa khẳng định:

“phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thức đẩy sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa , là động lực để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bền vững,…”

3 Vai trò của giáo dục- đào tạo trong việc hình thành nhân cách con người

Trong con người luôn tồn tại tính thiên và tính ác Nếu người xưa coi rằng tốt xấu là do trời sinh của mỗi con người thì Hồ Chí Minh lại cho rằng việc hình thành

nó là do giáo dục và tác động của cuộc sống thực tiễn mỗi người Không có ai sinh

ra đã toàn tính thiện hoặc toàn tính ác cả Hồ Chí Minh đã nói: “Mỗi con người đều

có cái thiện cái ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi người nảy

nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.” Người luôn tin vào phẩm chất tốt đẹp, luôn khuyến khích nâng niu, gìn giữ

những tính tốt và loại bỏ dần đi tính xấu của con người

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền.

Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người Một mặt, giáo dục là sự tác động có mục đích, có hệ thống, theo một tổ chức chặt chẽ, nó phác thảo trước mô hình nhân cách cần đạt đến Mặt khác, giáo dục truyền lại những thành tựu của nền văn minh xã hội theo con đường ngắn nhất,

Trang 8

hiệu quả nhất Nhân cách con người được hoàn thiện bởi một nền giáo dục xã hội

và tự giáo dục toàn diện sẽ trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”; vừa

có phẩm chất, vừa có năng lực; những công dân tốt, những cán bộ tốt, sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam mới

4 Chức năng của giáo dục- đào tạo

“Trồng người” là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, không chỉ thế, giáo dục “trồng người” còn là thực hiện di chỉ của ông cha ta, của các thế hệ đi trước Chính vì thế, khi có chính quyền, người đã chủ động thực hiện nhiệm vụ khai tri cho dân dù đất nước đang gặp nhiều khó khăn từ những cuộc chiến khốc liệt Giáo dục đào tạo để giúp dân ta nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Người luôn đề cao chức năng của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa Người đặt niềm tin tuyệt đối vào giáo dục, và chỉ rõ Tiền đồ của dân tộc chúng ta ra sao, một phần quan trọng lí do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyết định

5 Nội dung và phương pháp giáo dục toàn diện

Nội dung và phương pháp giáo dục toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức , lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Hai mặt đức và tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là cái gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển, phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm Có như vậy mới có thể “học để làm người”

Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường, đều nhằm mục đích

Trang 9

nêu cao tác phong độc lập trong suy nghĩ và tự do trong tưởng tượng, nâng cao ý thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục,các phương pháp này mang tính truyền thống, lại cũng không kém phần hiện đại, có hệ thống, khoa học, cụ thể và phù hợp với thời đại

Theo quan điểm Hồ Chí Minh là phải luôn luôn đổi mới tư duy Người viết: “Xã

hội bây giờ ngày một phát triển Tư tưởng hành động cũng phát triển Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả” Người nhấn mạnh đến

tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, xuất phát từ thực tế Việt Nam, đồng thời biết chắt lọc, tiếp thu tinh hoa, trí tuệ thời đại Phải chú trọng đến người học trên hai phương diện, vừa quan tâm phát triển cá tính, năng lực, sáng tạo cá nhân vừa gắn với trách nhiệm xã hội và quốc gia của người học Sửa đổi triệt để chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với từng giai đoạn và nhiệm vụ của cách mạng như kháng chiến, kiến quốc, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, Một trong những vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu và xuyên suốt là đội ngũ người thầy Thầy, cô giáo phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, yêu nghề, quý trò, gắn bó với trường lớp Thầy và trò phải thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ, thật thà tự phê bình và phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ Đảng, Nhà nước phải thật sự chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, chăm lo đội ngũ người thầy, trọng thầy, trọng dụng nhântài

6.Vấn đề sử dụng con người

Chiến lược “trồng người” phải làm sao để đào tạo được những con người có đạo đức cách mạng, đó là lòng trung thành với tổ quốc, nhân dân Cần phải đào tạo ra những công dân tốt, cán bộ tốt cho nhà nước Đặc biệt là chú trọng tới thế hệ trẻ,

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”,

Trang 10

“nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần to lớn là do thanh niên”, Với Người, tiền đồ và tương lai của dân tộc Việt Nam gắn bó chặt chẽ với tiền đồ và tương lai của đội ngũ thanh niên

Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của Đảng và Chính phụ trong sự nghiệp cách mạng là “cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu đi học thêm các ngành nghề, để đào tạo thành những cán bộ, công nhân có kĩ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc- đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta” điều đó cho thấy Hồ Chí Minh rất biết trọng dụng người tài, và tạo điều kiện tốt nhất cho họ phát huy khả năng của mình để phục vụ cho đất nước

KẾT LUẬN

Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo con người luôn soi sáng cho sự nghiệp “trồng người” Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lí luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng qua các thời kì, mà còn là bài học, những kinh nghiệm giáo dục thiết thực và hiệu quả đối với ngành giáo dục góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG, Hà

Nội, 2015

2 Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,

Nxb.CTQG, Hà Nội, 2003

Ngày đăng: 27/07/2017, 00:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w