giả về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược ở các nước phát triển luôn suy nghĩ, xây dựng các lý thuyết quan hệ quốc tế và sức mạnh nhằm giúp cho giới lãnh đạo chính trị nắm vận mệnh
Trang 1LƯƠNG VĂN KẾ
một số vấn đề lý thuyết
của
(Lý LUậN CƠ BảN Và THựC TIễN VIệT NAM)
NHà XUấT BảN ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI
Trang 2CÁC CNG TÁC VIÊN CHÍNH:
Thiu t ng, PGS.TS Phm Ngc Trung Thiu t ng, PGS.TS Lê Vn Cơng Đi s Nguy!n Trung ThS Nguy!n Thu H#ng
Trang 3MỤC LỤC
DẪN NHẬP 7
PHN TH NHT NHNG VN Đ LÝ LUN C BN CA ĐA CHÍNH TR Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN, ĐỊA CHÍNH TRỊ 1 Nghiên cứu ngoài nước 15
2 Nghiên cứu trong nước 35
Chương II QUÁ TRÌNH HÌNH THNH V PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT ĐỊA CHÍNH TRỊ 1 Khái niệm “địa chính trị” và các khái niệm liên quan 39
2 Khởi nguồn của khoa học địa chính trị 50
3 Một số khái niệm quan trọng khác của địa chính trị 63
4 Mục đích của địa chính trị 75
5 Phương pháp của địa chính trị 76
Chương III CÁC HỌC THUYẾT ĐỊA CHÍNH TRỊ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II (1945) 1 Địa chính trị Pháp 83
2 Địa chính trị Đức 91
3 Địa chính trị Anh-Mỹ 95
4 Địa chính trị Xô viết và Chiến lược hải quân của nguyên soái Sergei Gorshkov 104
5 Lý thuyết địa chính trị Trung Quốc 109
Trang 4Chương IV
NHỮNG NỀN TẢNG ĐỊA LÝ V CHÍNH TRỊ
CỦA ĐỊA CHÍNH TRị
1 Vai trò của lãnh thổ 113
2 Vai trò của biển 120
3 Vai trò của khoảng không 122
4 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên 125
5 Nền tảng chính trị - pháp lý của địa chính trị 128
5.1 Cơ sở hiến pháp và pháp luật 128
5.2 Các yếu tố địa chính trị cấu thành quốc gia 130
5.3 Bản chất chính trị của quốc gia 134
5.4 Nền tảng lịch sử và văn hoá của địa chính trị 137
5.5 Chủ thể quốc gia như là điểm giao kết giữa địa lý và chính trị 139
Chương V SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA 1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia 147
1.1 Khái niệm sức mạnh tổng hợp quốc gia 147
1.2 Các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia 149
1.3 Sức mạnh mềm của quốc gia 158
2 Quy tắc sử dụng sức mạnh quốc gia 166
2.1 Sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế 166
2.2 Các quy tắc lớn sử dụng sức mạnh quốc gia 170
2.3 Phương pháp xác định sức mạnh tổng hợp quốc gia 177
2.4 Nhận xét về các yếu tố và các phương trình sức mạnh quốc gia 191
3 Nghiên cứu kinh nghiệm: Xung đột tài nguyên ở Tiểu vùng sông Mê Kông 194
Trang 5Chương VI
CỤC DIỆN ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI HIỆN NAY
1 Các yếu tố cơ bản tác động đến cục diện
địa chính trị thế giới và khu vực 203
2 Chuyển biến địa chính trị thế giới đầu thế kỷ XXI 207
2.1 Điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ 211
2.2 Chiến lược của Trung Quốc 218
2.3 Điều chỉnh chiến lược của Nga 225
2.4 Nhật Bản 229
PHN TH HAI TH C TI!N ĐA CHÍNH TR CA VI"T NAM HI"N NAY Chương VII NỀN TẢNG ĐỊA LÝ CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 1 Cấu hình đặc biệt của lãnh thổ Việt Nam 240
1.1 Vị trí lãnh thổ 240
1.2 Hình thể lãnh thổ 243
2 Đặc điểm địa hình, địa mạo và tài nguyên của Việt Nam 247
3 Đặc điểm dân cư trên lãnh thổ Việt Nam 255
3.1 Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có một dân tộc vượt trội 255
3.2 Việt Nam có cấu trúc và chất lượng dân số không cao 258
Chương VIII ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ BÊN TRONG CỦA VIỆT NAM 1 Quá trình biến đổi lãnh thổ và địa chính trị của Việt Nam 261
1.1 Lịch sử mở mang lãnh thổ 261
1.2 Chính sách quản lý biên giới và lãnh thổ trong lịch sử 263
1.3 Quản lý lãnh thổ Việt Nam từ năm 1975 267
2 Đặc điểm địa chính trị của khu vực lãnh thổ và đường biên giới của Việt Nam 273
Trang 62.1 Cơ sở pháp lý và chính trị quốc tế 273
2.2 Đặc điểm địa kinh tế biển Việt Nam 284
2.3 Đặc điểm địa chính trị (quốc phòng - an ninh) của biển Việt Nam 290
2.4 Biển Đông: Vai trò địa chiến lược 292
Chương IX ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1 Liên kết song phương của Việt Nam từ góc nhìn địa chính trị 323
2 Đặc điểm địa chính trị của quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc hiện nay 338
2.1 Quan hệ bất cân xứng truyền thống 338
2.2 Quan hệ hòa bình, hữu nghị song hành với đấu tranh thôn tính và chống thôn tính 346
2.3 Đặc điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày nay 354
Chương X SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM 1 Định lượng sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam 371
2 Giải pháp chiến lược toàn diện nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam 378
2.1 Chiến lược tổng quát 378
2.2 Chiến lược đổi mới hệ thống chính trị 379
2.3 Chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế 381
2.4 Chiến lược phát triển văn hoá, cải cách giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ 383
2.5 Chiến lược an ninh - quốc phòng và chiến lược đối ngoại 384
KẾT LUẬN 389
TI LIỆU THAM KHẢO 393
Trang 7DẪN NHẬP
Công trình chuyên khảo này được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm mang tên Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội (2011-2013) do tác giả chủ trì Việc triển khai đề tài là nhằm đáp ứng được một phần quan trọng nhu cầu bức thiết của tình hình nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam trên lĩnh vực quan hệ quốc tế và địa chính trị, phù hợp với định hướng xây dựng đại học nghiên cứu đẳng cấp quốc
tế của Đại học Quốc gia Hà Nội
Tầm quan trọng của khoa học Địa chính trị về mặt lý luận chỉ hiện trên những khía cạnh then chốt sau đây Thế giới đang trong cao trào của toàn cầu hóa, nhưng các quốc gia – bất kể đó là nước nhỏ yếu hay cường quốc, các nước đã phát triển hay các nước đang phát triển – đều đứng trước vô vàn thách thức, trong đó thách thức về phát triển
và về an ninh là quan trọng nhất Cơ may tồn tại và phát triển của các dân tộc vẫn phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên mà đất đai và lãnh thổ quốc gia cùng với trí tuệ và phẩm chất của giới tinh hoa (bao gồm chủ yếu các chính trị gia, thương gia, trí thức) Mối tương tác giữa các lực lượng trên thế giới vì quyền lợi quốc gia đưa đến hệ quả là trật tự thế giới – nói đúng ra là trật tự quyền lực thế giới – ra đời Trong hoàn cảnh hiện nay, sự được mất, thắng thua không chỉ phụ thuộc vào nội lực quốc gia, mà cũng lệ thuộc vào vị thế địa chính trị của quốc gia thông qua lựa chọn chiến lược sử dụng không gian lãnh thổ và chiến lược liên kết – liên minh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp quốc gia
Đứng trước tình hình quốc tế vô cùng phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ của thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh toàn diện, giới học
Trang 8giả về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược ở các nước phát triển luôn suy nghĩ, xây dựng các lý thuyết quan hệ quốc tế và sức mạnh nhằm giúp cho giới lãnh đạo chính trị nắm vận mệnh quốc gia có được một thứ vũ khí trí tuệ lợi hại trong hoạch định đường lối, chính sách có lợi nhất cho quốc gia của mình Thứ vũ khí lợi hại mà giới học giả có thể cung cấp là sự phân tích các lợi thế và bất lợi về không gian địa lý của nước mình trong tương quan với các nước khác ở khu vực
và toàn cầu Từ đó đề xuất các chiến lược cạnh tranh quốc gia, làm cho nước mình trở thành một cường quốc có lợi thế nhất để chế ngự cục diện chính trị và kinh tế quốc tế, ít nhất thì cũng giúp cho đất nước không rơi vào thế bị động chiến lược Thiên tàn quân sự nước Pháp Napoleon Bonaparte đã từng nói: Chính sách của quốc gia là do địa
lý của nó quyết định
Như vậy, đối với giới nghiên cứu quan hệ quốc tế và chiến lược,
đề tài cung cấp hệ thống các quan điểm đa dạng trong lý thuyết địa chính trị cho các cơ quan nghiên cứu và học giả trên các lĩnh vực quan hệ quốc tế, chính trị và an ninh quốc tế, khoa học quốc phòng, kinh tế quốc tế và kinh tế vùng
Về ý nghĩa thực tiễn về khoa hoc Địa chính trị, người ta thấy rằng hầu như khắp các khu vực của thế giới đã và đang diễn ra không ngừng các cuộc tranh chấp lãnh thổ, cả trên đất liền và trên các vùng biển; quyền kiểm soát các tuyến giao thông quốc tế trên biển, tranh chấp chủ quyền các vùng đất vốn vô chủ hoặc chủ quyền mơ
hồ (khu vực Trung Đông, Caucasus, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Caspian, Bắc Cực, Nam Cực, không gian vũ trụ) và các vấn đề đạn đạo, hạt nhân (Bắc Triều Tiên, Iran), chủ nghĩa khủng bố (tổ chức Al Qaeda, Taliban v.v…) Tất cả đã phơi bày một sự thật hiển nhiên là, cho dù nhân loại đã hết sức cố gắng kiềm chế và sẵn lòng thoả hiệp trên nhiều phương diện lợi ích, nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nỗi lo thiếu hụt tài nguyên mà đất đai đem lại… nghĩa là toàn bộ không gian sống của các dân tộc không dễ gì có thể thoả hiệp được
Do đó, sự nổi lên trở lại của nghiên cứu địa chính trị (Geopolitics/ Geopo) là điều tất yếu
Việt Nam nằm ở một vị trí then chốt về địa chính trị trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vì đất nước ta là điểm giao của các
Trang 9khu vực Đại chiến lược: Đông Á với Trung Quốc là hạt nhân, khối Đông Nam Á – ASEAN, Nam Á với Ấn Độ là trung tâm, liên bang xuyên lục địa Á-Âu – Liên bang Nga, và phương Tây bao gồm Tây
Âu và Bắc Mỹ Hạt nhân của các khu vực địa chiến lược đều là các cường quốc có khả năng can dự vào trật tự quyền lực toàn cầu Từ lăng kính của lợi ích địa chiến lược của Việt Nam, ở đây có thể nêu ra
6 thế lực địa chính trị tương tác (hợp tác và cạnh tranh) với nhau nhưng không thể thiếu vai trò địa chiến lược của Việt Nam: Trung Quốc, Nga, Mỹ/NATO, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN (xem hình H8) Ngoài sự hợp tác với nhau ra, thì cuộc cạnh tranh giữa các thế lực địa chiến lược toàn cầu đó đang ngày càng nóng lên Mối quan hệ khi ấm khi lạnh của nước ta với người láng giềng khổng lồ phương Bắc đã và đang đặt ra nhiều thách thức địa chính trị hết sức nghiêm trọng mà chúng ta không thể né tránh Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết khoa học, đầy đủ về mối quan hệ tương tác giữa địa lý và chính trị, giữa vị trí trong không gian tự nhiên và vị trí trong không gian quan hệ quốc tế Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tình thế hiện nay của đất nước, chúng ta mới có thể hoạch định một đường lối đối ngoại, liên minh liên kết trên cơ sở các tương quan địa chiến lược khu vực và toàn cầu thì mới có thể hoá giải thành công các nguy cơ và tạo bước đột phá cho sự phát triển của dân tộc cả về lâu dài và trước mắt Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công trình nào tiến hành phân tích các lý thuyết địa chính trị nói chung và đặc điểm địa chính trị của đất nước ta nói riêng Do đó, việc triển khai đề tài trọng điểm Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm ba bộ phận chủ yếu: (1) Các hệ thống lý thuyết địa chính trị trên thế giới; (2) Quan hệ quốc
tế của một số khu vực địa chiến lược trên thế giới; (3) Các đặc điểm địa chính trị và mạng lưới quan hệ quốc tế của Việt Nam Nhưng do hạn chế về quy mô và nguồn lực của đề tài, đề tài này chỉ tập trong vào một phạm vi hẹp hơn, khả thi hơn cả về không gian và thời gian: (1) Các hệ thống lý thuyết địa chính trị hiện đại có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới (từ Chiến tranh thế giới II); (2) Quan hệ địa chiến lược giữa một số cường quốc và tổ chức khu vực then chốt trên thế
Trang 10giới hiện nay; (3) Các đặc điểm địa chính trị của lãnh thổ Việt Nam và quan hệ địa chiến lược của Việt Nam với các cường quốc và các nước làng giềng hiện nay (sau 1975)
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Phân tích và đánh giá các lý thuyết địa chính trị hiện đại trên thế giới, rút ra những quy luật địa chính trị trong xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên cơ sở đó vận dụng các tri thức địa chính trị vào phân tích đặc điểm địa chính trị của Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp chính sách để phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam, khai thác lợi thế và tăng cường vị thế địa chính trị của Việt Nam ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới Nhiệm vụ cụ thể:
(1) Làm rõ quá trình phát triển của khoa học địa chính trị; có đánh giá xác đáng những ưu điểm và nhược điểm của các lý thuyết địa chính trị trên thế giới; làm rõ một số vấn đề cơ bản của lý luận địa chính trị như vấn đề sức mạnh quốc gia và cạnh tranh quốc gia, các đặc điểm địa chính trị của các kiểu quan hệ quốc tế v.v…
(2) Làm rõ các đặc điểm địa chính trị chủ yếu của Việt Nam và sự chi phối của chúng đối với mạng lưới quan hệ quốc tế của Việt Nam, những thách thức địa chiến lược mà Việt Nam đang phải đối mặt (3) Đề xuất được các giải pháp chính sách để phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam, nhằm tăng cường vị thế địa chính trị của Việt Nam trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới
Để đạt được 3 mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá, so sánh các học thuyết địa chính trị (Geopolitical Discurse) cả về chiều lịch đại lẫn đồng đại để thấy được ưu điểm và hạn chế của các học thuyết đó;
- Đề xuất một số khái niệm địa chính trị quan trọng làm nền tảng cho phân tích hệ vấn đề nêu ra trong đề tài;
- Vận dụng các nguyên lý lý thuyết của địa chính trị vào phân tích các đặc điểm của địa chính trị Việt Nam như là một thực thể
Trang 11khách quan cả trên bình diện lịch sử và hiện tại, làm rõ được những thách thức;
Căn cứ vào những điều kiện Địa chính trị bên trong và bên ngoài của Việt Nam, đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, giúp Việt Nam có thể nhanh chóng thoát khỏi tình thế bế tắc địa chiến lược hiện nay trong quan hệ với các cường quốc, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc
Do là công trình lý luận đề cập nhiều vấn đề hết sức quan trọng
và nhạy cảm, năng lực của người nghiên cứu có hạn, nên công trình chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong các nhà nghiên cứu, anh chị
em sinh viên, nghiên cứu sinh chỉ giáo
- Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Địa chính trị là bộ môn khoa học chính trị nghiên cứu sự tương tác giữa các hiện tượng chính trị và địa lý, đặc biệt là về quan hệ giữa các quốc gia trên cơ sở các nhân tố địa lý Trên cơ sở đúc kết lịch sử nghiên cứu vấn đề, các mục tiêu tổng quát và cụ thể vừa nêu Nội dung đề tài sẽ tiến hành phân tích các vấn đề chủ yếu sau đây:
Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản của địa chính trị
- Quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết địa chính trị
- Những nền tảng địa lý và chính trị của địa chính trị
- Những vấn đề cơ bản của lý luận địa chính trị
Phần thứ hai: Thực tiễn địa chính trị của Việt Nam hiện nay
- Đặc điểm cục diện địa chính trị thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam
- Đặc điểm địa chính trị của Việt Nam với tư cách chủ thể quốc gia
- Nền tảng địa lý đối với địa chính trị của Việt Nam
- Những giải pháp chính sách nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia và vị thế quốc tế của Việt Nam
Tác giả xin trân trọng cảm ơn
Lương Văn Kế
Trang 13PHẦN THỨ NHẤT
NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN C¥ B¶N CñA §ÞA CHÝNH TRÞ
Trang 15
Chương I
Tæng quan t×nh h×nh nghiªn cøu vÒ lý luËn, §Þa chÝnh trÞ
1 Nghiên cứu ngoài nước
Lịch sử lý thuyết địa chính trị vốn ra đời từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây Ở phương Đông, Tôn Tử (tức Tôn Vũ, Trung Quốc) được xem là thiên tài khoa học quân sự và địa chính trị đầu tiên với tác phẩm bất hủ Binh pháp Tôn Tử Binh pháp Ngô Tôn Tử là sách chiến lược chiến thuật được soạn thảo vào năm 512 TCN thời Xuân thu như là kế sách sử dụng các yếu tố địa lý không gian để dâng lên Ngô Vương Hạp Lư trong sự nghiệp bình thiên hạ Nó không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại Bởi vậy, Binh pháp Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại Binh pháp Tôn Tử có tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn
Trong thời hiện đại, những chính khách lớn như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đều đã đưa ra những tư tưởng địa chính trị nổi tiếng như lấy nông thôn bao vây thành thị, thế giới chia ba (của Mao Trạch Đông), Đông-Tây Nam-Bắc và Hòa bình phát triển (của Đặng Tiểu Bình) Ngoài ra, trong giới học thuật, đặc biệt từ thập niên 80 trở lại đây đã xuất hiện nhiều lý thuyết địa chính trị Vào thập niên 80, nhà nghiên cứu địa lý nhân văn Lý Húc Đán đã viết cuốn Địa lý học chính trị, cho rằng địa lý chính trị là môn khoa học nghiên cứu phân bố địa
lý của các hoạt động chính trị trên lãnh thổ quốc gia hoặc giữa các quốc gia Giáo sư Bào Giác Dân viết một loạt công trình như: Mấy vấn
đề nghiên cứu địa lý chính trị, Các luận văn về địa lý nhân văn, Lý luận và thực tiễn địa lý học nhân văn Năm 1991, Giáo sư Trương Văn Khuê viết cuốn chuyên khảo Địa lý học chính trị với những phân tích sâu sắc về các trường phái địa chính trị trên thế giới, đặt nền móng cho các
Trang 16nghiên cứu sau này về địa chính trị ở Trung Quốc Vương Chính Nghị của Đại học Nam Khai năm 1993 viết sách Địa lý học chính trị hiện đại, đưa ra các khái niệm khu vực chính trị, phân tích tĩnh về địa lý không gian và quan hệ không gian với chính trị của quốc gia Cũng trong năm đó, Vương Quốc Lương công bố sách Địa lý chính trị thế giới, phân tích sâu sắc cục diện chính trị thế giới và những biến đổi của nó, phân tích quá trình và quy luật hưng vong của các cường quốc Thẩm
Vĩ Liệt đã cho ra đời sách Địa lý quân sự thế giới với 14 chương, 2 tập, bàn về mọi khía cạnh địa lý liên quan đến quân sự và chiến tranh Vương Ân Vịnh và Lý Quí Tài công bố một loạt công trình về địa lý chính trị và địa chính trị, trong đó có các sách: Hình thái chiến lược Trung Quốc nhìn từ góc độ địa chính trị, Xu thế phát triển của hợp tác kinh
tế Châu Á-Thái Bình Dương Năm 1999, Vương Ân Vịnh cùng tập thể tác giả viết công trình xuất sắc Địa lý học chính trị, phân tích nhiều phương diện cơ bản của môn địa lý chính trị và địa chính trị, hệ thống hóa các thành tựu nghiên cứu địa chính trị của Trung Quốc Năm 2003 xuất hiện công trình tập hợp lớn Thế giới, nước Mỹ và Trung Quốc – Nghiên cứu lý luận về quan hệ quốc tế và chiến lược quốc tế của tập thể tác giả dưới sự chủ biên của Sở Thụ Long và Cảnh Tần (Nxb Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh) Trong công trình đồ sộ về chính trị quốc
tế này, các vấn đề lý thuyết địa chính trị chiếm một vị trí quan trọng với nhiều bài viết rất sâu sắc, đặc biệt là về cuộc cạnh tranh giữa
“siêu cường đang lên” Trung Quốc và “siêu cường đi xuống” là Mỹ
Ở phương Tây, tư tưởng về không gian địa chính trị gắn liền với khái niệm “Topos” (đồ hình) trong tiếng Hy Lạp cổ Các nhà địa lý chính trị cổ đại Hy Lạp nổi tiếng nhất là Herodotus và Hypocrates Nhà chính trị N Machiavelli (1469-1527) người Italia đã cho ra đời nhiều công trình về chính trị học, trong đó nổi bật là tác phẩm bất hủ Quân vương (The Prince) Trong tác phẩm luận bàn về thuật trị nước nổi tiếng ấy, ông nêu rõ: “Quân vương phải nắm được các loại địa hình, phải nhớ được các sườn núi, thung lũng, đồng bằng, các dòng sông và đầm lầy;
và phải bỏ phần lớn thời gian của mình để tìm hiểu những điều ấy” Nhà triết học Thomas Hobbes (Anh quốc) trong tác phẩm bất hủ Leviathan thì cho rằng không gian ba chiều Euclid là một chuẩn mực (kanonic) đối với tư duy chính trị, nhà nước và không gian chính trị Montesquieu
Trang 17trong tác phẩm bất hủ Bàn về tinh thần pháp luật (De L’Esprit des Lois)
đã đánh giá cao đặc biệt vai trò của không gian địa lý: khí hậu và cảnh quan là những điều kiện tự nhiên phản ánh vào trong tinh thần luật pháp của người lập pháp Ông đã nêu ra những điều kiện về quy mô quốc gia (quy mô diện tích) để một nước có được an ninh Ông còn viết rất
cụ thể ở chương 6 bàn Về lực lượng phòng thủ của các quốc gia nói chung… Tư tưởng địa chính trị của Montesquieu có ảnh hưởng mạnh
mẽ không chỉ đối với giới chính khách và học giả Châu Âu, mà còn
có ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng của các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 trong các luận văn của Th Jefferson (Notes on the State of Virginia) Nhà lý luận về quân sự và chiến tranh người Đức Carl von Clausewitz (1780-1831) trong tác phẩm Bàn về chiến tranh (Vom Kriege) cũng đã chú ý tới tầm quan trọng của địa hình cho cả việc tấn công và phòng thủ Ông nhấn mạnh “sự hỗ trợ của địa hình nơi giao chiến”, thảo luận những vấn đề về không gian như là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của cuộc “chiến tranh nhân dân” chiến tranh
có thể nổ ra ngay trong trung tâm của đất nước đó, nơi chiến tranh được bao bọc bởi một phần lớn đất nước đó, những khó khăn và sự huỷ diệt hoàn cảnh tự nhiên của đất nước đó
Nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ XIX thì các lý thuyết kinh điển
về địa chính trị ở phương Tây mới chào đời Đó là nhờ bước đột phá
về kỹ thuật vẽ bản đồ ở châu Âu Sự chính xác trong kỹ thuật vẽ bản
đồ mới đã tạo ra một cảm nhận về sự kình địch và chủ nghĩa đế quốc Các đường biên giới lãnh thổ trên các bản đồ được vẽ theo lăng kính lợi ích của từng cường quốc thực dân tỏ ra mâu thuẫn nhau và đó chính là “những dấu hiệu của chiến tranh’ Một số nhà nghiên cứu địa lý chính trị, như James Bryce (Anh quốc), trong công trình Impressions of South Africa (1897) đã bày tỏ sự phản đối cuộc chiến thuộc địa của Anh quốc ở Nam Phi và đã dự cảm về sự mở đầu của một tiến trình phân chia lại thế giới, ”đại gia đình của nhân loại” sẽ chuyển từ sự hỗn loạn theo phỏng đoán trở thành vũ trụ khoa học Nhà địa
lý vô chính phủ người Nga Peter Kropotkin đã viết rằng, không thể hiểu được địa lý nhân văn mà con người bị loại trừ, nghiên cứu thiên nhiên mà không có sự nghiên cứu con người là một bài tập vô dụng
Trang 18Các công trình tiếp theo mang tư tưởng địa chính trị được viết bởi Carl Schmitt (Đức) Trong các công trình của mình, C Schmitt đã phát triển khái niệm Topo về định hướng không gian trong tư tưởng
và hành động chính trị Luận đề chủ chốt của ông là, trật tự xã hội (Ordnung) và trật tự địa lý (Ortung) luôn trong thế hỗ tương, chính nhân tố trật tự không gian tạo ra kết quả cho trật tự xã hội; sự gặp gỡ giữa hai kiểu trật tự địa lý và trật tự xã hội tạo ra trật tự không gian
xã hội (Raumordnung/ Nomos).1 Ông đã đưa vào tư tưởng về không gian một ý niệm về tuyến tính (Liniendenken) và phát triển rộng rãi ý niệm đó
Trong giai đoạn manh nha của địa chính trị, hai cái tên hay được nhắc đến là Friedrich Ratzel (1844-1904) người Đức và Rudolf Kjellén (1864-1922) người Thuỵ Điển Cả hai ông đã có cống hiến to lớn trong việc hình thành môn khoa học mới này và tư tưởng của hai ông có nhiều nét tương đồng Ratzel nỗ lực tìm kiếm các quy luật chung về mối quan hệ giữa đất đai và nhà nước Tư tưởng Ratzel chú ý đến việc thể hiện địa lý nước Đức Ratzel viết hai công trình chủ chốt mở đường cho địa chính trị Đức là: Quy luật tăng trưởng không gian của các quốc gia (1895) và Địa lý chính trị (1896) Ratzel xem Nhà nước là một “cơ quan dựa trên đất đai” (bodenstaendiger Oganismus), một tổ chức không chỉ tồn tại trong không gian địa lý mà còn là một phần cấu thành không gian ấy.2 Những đặc điểm quan trọng nhất liên quan đến thuộc tính không gian là những đặc điểm của Raum và Lage (không gian và vị trí),
sự thành công của một nước phần lớn phụ thuộc vào sự tác động giữa hai cái đó Trong khi đó, R Kjellén (1864-1922) người Thuỵ Điển là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Địa chính trị” (Geopolitik) vào năm
1916 Ông theo đuổi một lối tư duy hoàn toàn mới mẻ về những mối quan hệ quốc tế và về bản chất của nhà nước Hai công trình chủ yếu của ông là Các cường quốc (Die Grossmaechte, 1914), và Nhà nước như
1 http://de.wikipedia.org/wiki/Nomos_(Carl_Schmitt) Thực ra tên gọi Nomos theo tiếng Hy Lạp cổ có hai nghĩa tuỳ theo trọng âm: Nomós = Tỉnh, Quận (Bezirk); Nómos = Quy luật, Điều luật (Gesetz)
2 Về 7 quy luật tăng trưởng không gian quốc gia mà Ratzel nêu ra, xem Lương Văn Kế: Thế giới đa chiều Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007, tr 94-97
Trang 19là một hình thái sống (Staten som Lifsform, 1916) Ngay lập tức cuốn sách thứ hai này đã được dịch sang tiếng Đức và xuất bản vào năm sau đó với tựa đề Der Staat als Lebensform (Kjellén, 1917) Nó đã từng được tái bản đến 16 lần trong vòng 22 năm Trong tác phẩm nổi tiếng này, Kjllén đã xem nhà nước là một ”thực thể sống siêu cá nhân” Ông đưa ra 5 tiểu hệ thống khác nhau cấu thành học thuyết về nhà nước của mình
Trong khoa địa chính trị, H Mackinder (1861-1967) người Anh là một tên tuổi lớn, vì ông là người tiên phong của địa lý học mới ở nước Anh cuối thế kỷ XIX Công trình Britain and the British Seas của ông xuất hiện đầu tiên và đã đặt nước Anh – một cường quốc thế giới – vào bối cảnh địa lý và địa chính trị của nó Ngày 25 tháng 1 năm
1904, Mackinder đã trình bày một bản tham luận trước Hội Địa lý Hoàng gia với tiêu đề “The geographical pivot of history” (Mấu chốt địa
lý của lịch sử) Trong bản tham luận đó Mackinder đã làm được điều
mà Kjellén và Ratzel không làm được, đó là đưa ra một viễn cảnh địa chính trị cho phạm vi toàn thế giới Luận đề cốt lõi của tham luận là lý thuyết về “Khu trung tâm” (Pivot Area), đề cập đến sự xuất hiện của cường quốc lục địa, một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển của địa lý chính trị và địa chính trị trong cộng đồng các quốc gia nói tiếng Anh Các tác phẩm nói trên cùng với loạt công trình khác tiếp theo của H Mackinder đã có ảnh hưởng
to lớn trong định hình một cái nhìn địa lý học đối với các vấn đề chính trị quốc tế và vấn đề quyền lực địa lý trong suốt hơn một thế
kỷ nay
Ở Mỹ, người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa cường quốc biển và cường quốc lục địa và phân tích những vai trò khác nhau của chúng trong lịch sử thế giới là Alfred Thayer Mahan Trong cuốn The Influence of Sea Power upon History (1890), với chương Dẫn luận mang tên “Elements of Sea Power, A Mahan đã nghiên cứu khái quát
về cuộc xung đột giữa hải quân Anh-Pháp Cuốn sách đó trở thành một trong những cuốn có ảnh hưởng nhất trong địa chính trị Nó trình bày học thuyết chung đầu tiên về cường quốc hải quân trong thời hiện đại Theo Mahan, cường quốc hải quân “vừa là cái trừu
Trang 20tượng vừa là sự thật cụ thể” và đã bị các sử gia cùng các nhà khoa học chính trị lãng quên trong phân tích của họ về nền tảng của quyền lực Mục đích của ông là để giành lại và nghiên cứu vai trò của cường quốc hải quân với ý định “làm nổi bật những lợi ích của biển” Công trình này đã dẫn ông đi tới kết luận: sức mạnh hải quân là một yếu tố quan trọng nhất để lý giải sự thành công của các dân tộc Ông đã đưa
ra 6 điều kiện phát huy được sức mạnh biển của mỗi quốc gia Ông cho rằng vị trí thuận lợi của Mỹ sẽ cho nước này cơ hội để vượt qua quyền lực tối cao của nước Anh và tin đó là yếu tố chủ đạo, do vậy bất kỳ ai là chủ nhân của các vùng biển đều làm chủ tình thế
Ở Đức, học giả nổi tiếng người Đức thập niên 1920-1930 là Otto Maull vào năm 1925 đã cho ra đời tác phẩm Địa lý chính trị (Politische Geographie) Trong đó ông tiếp tục đưa ra các quan niệm theo truyền thống của Ratzel nhưng cũng có những quan điểm mới Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố văn hoá trong không gian, ông viết:
“Không phải cảnh quan tự nhiên, mà mảnh đất vừa được tạo dựng lên bằng sự chung đúc của nhân loại văn hoá với đất đai mới là lãnh thổ quốc gia Cảnh quan văn hoá đã mọc lên ở chính nơi cảnh quan
tự nhiên Các nhà nước … không chỉ được nhìn nhận trong sự phụ thuộc của chúng vào cảnh quan tự nhiên, mà chúng phải được nhìn nhận tổng hợp một cách hữu cơ từ lãnh thổ văn hóa và nhân loại văn hoá” Đầu thập niên 1920, hai cha con Karl Haushofer và Alexander Haushofer người Đức đã sáng lập tạp chí Địa chính trị năm 1924 (Zeitschrift fuer Geopolitik) Karl Haushofer đã cho ra đời tạp chí bình luận về địa chính trị bằng tiếng Anh Periodical of the Society of Geography của Hiệp hội các nhà địa lý học Đức mà ông làm Tổng Thư
ký Ông đã viết hàng loạt tác phẩm về địa chính trị, trong đó có công trình Politische Erdkunde und Geopolitik (Khoa học Trái Đất về chính trị
và địa chính trị, 1925), Nachschrift zu Otto Maull: Politische Geographie und Geopolitik (Lại nói về Otto Maull: Địa lý chính trị và địa chính trị, 1926) v.v… K Haushofer (Haushofer cha) đã đưa ra khái niệm liên vùng toàn cầu (pan-region) Theo đó, giới địa chính trị Đức nhận thấy thế giới được phân chia thành các khối quốc gia liền lãnh thổ với nhau Những khối liên kết quốc gia đó ra đời sau sự đổ vỡ hệ thống mậu dịch tự do do Anh lãnh đạo của thế kỷ XIX nhằm bảo hộ ưu thế của
Trang 21một số cường quốc thông qua các rào cản thuế quan Mỗi khối liên vùng là một đơn vị địa lý chính trị tự cung tự cấp Chẳng hạn việc chuyển sang cải cách thuế quan của H Mackinder là để thúc đẩy Vương quốc Anh trở thành một khối kinh tế thực hiện chính sách về
“những ưu tiên vương giả” Vì nước Đức đã mất hết các thuộc địa sau Chiến tranh thế giới I, nên Karl Haushofer có ý tưởng rằng Đức cần bành trướng sang lãnh thổ Đông Âu để mở rộng Lebensraum (không gian sống) Nhưng ý tưởng phân chia lại thuộc địa đã dẫn đến yêu sách sửa đổi lại Hiệp ước Versaille Điều này cũng có nghĩa
là đề cao hơn nữa vai trò toàn cầu của Đức trên thế giới Kết quả là sự giải thích các vùng kinh tế toàn cầu như những khối liên vùng Tuy tư tưởng về các khối kinh tế không phải là mới, nhưng khái niệm đó có
sự khác biệt trong ngoại diên: đó là sự bao quát không gian của những mô hình kinh tế nhất định Những liên vùng như thế có tầm quan trọng hơn là những khối kinh tế đơn thuần Chúng dựa trên những “tư tưởng xuyên vùng” (pan-ideas) được đưa ra làm ý thức hệ cho cả vùng (O’ Loughlin và Van der Wusten 1988) Chủ nghĩa toàn cầu Mỹ (Pan-Americanism) trong học thuyết Monroe là “tư tưởng về toàn bộ” cổ điển được gắn cho một liên vùng
Ban đầu K Haushofer vạch ra ba liên vùng: liên vùng Viễn Đông
do Nhật thống trị, liên vùng Bắc bán cầu do Mỹ thống trị, và liên vùng châu Âu và châu Phi do Đức thống trị Các nước thuộc nhóm người vượt không gian (Raumuberwindende) mới có thể mở rộng bằng cách chiếm đất liền và biển, và Haushofer cho đây là cơ sở để thống nhất phần lớn lục địa khổng lồ này Những miền đất bị chia cắt thuộc
“vành đai công phá” hay “vùng đệm” giữa cường quốc biển và cường quốc hải quân sẽ trở thành các trung tâm của các nước mới, khổng lồ này Một cấu trúc hoàn toàn mới của cường quốc thế giới sẽ thay thế cấu trúc do cường quốc hải quân quy định.1
Alexander Haushofer đã định nghĩa “Địa chính trị là lý thuyết về tương liên địa cầu của các quá trình chính trị Nó bắt rễ trên một nền tảng rộng rãi của địa lý, đặc biệt là của địa lý chính trị với tư cách lý thuyết về các thể không gian hữu cơ chính trị và cấu trúc của chúng.” Và ước muốn
1 G Parker: Geopolitics Past Present Furture London… 1998 tr 121
Trang 22của ông là “Địa chính trị muốn và phải trở thành tri thức địa lý của quyền lực nhà nước.” (Haushofer, 1928, tr 27) Với một quan niệm thực dụng luận như vậy, cũng dễ hiểu tại sao địa chính trị Đức lại dính líu chặt chẽ với chế độ Quốc xã của R Hitler
Vào đầu thập niên 1950, tờ Tạp chí Địa chính trị vốn ra đời năm
1924 bởi K Haushofer đã được tái xuất bản và hoạt động đến năm
1967 Trong thời gian hậu chiến, các nhà nghiên cứu đã rất nỗ lực phục hồi môn khoa học địa chính trị Những đại biểu tiếp theo trong địa chính trị Đức hậu chiến là Overbeck, Czajka, Scholler, rồi đến các học giả như Boesler, Kuhn, Herold, Schwind, v.v… Với tư cách các nhà địa chính trị học phê phán, các học giả đã xem xét lại những đóng góp thuần tuý học thuật của các bậc tiền bối, kể cả của hai cha con Haushofer Các học giả Đức theo truyền thống vẫn tiếp tục thừa nhận mối tương tác giữa hành vi nhà nước và môi trường địa lý, hệ thống hoá các cách phân loại quốc gia theo những tiêu chí khác nhau, đưa ra những phê bình đối với từng kiểu phân loại
Trong lịch sử khoa địa chính trị, không thể không nhắc đến học giả thực dân người Pháp Vidal de la Blache và các nhà địa chính trị Pháp đầu tiên khác Paul Vidal de la Blache (1845-1918) theo dõi các công trình về địa chính trị Đức và đã nhận ra tầm quan trọng to lớn của chúng Ông đã nói rõ quan điểm của mình rằng, địa lý chính trị là một phần của địa lý nhân văn Trong cuốn La France de l’Est, dường như ông chuyển từ chủ nghĩa duy tâm tới chủ nghĩa duy thực và nhấn mạnh nhiều hơn vào quyền lực Năm 1911, ở Pháp đã ra đời tác phẩm Géographie sociale Le sol et l’État của Camille Vallaux Học giả này phản đối quan niệm nhà nước là một tổ chức cũng như thuyết môi trường quyết định mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc Đức của Ratzel Trong cuốn Sự suy tàn của Châu Âu (Le Déclin de l’Europe, xuất bản năm 1920), nhà địa lý học Albert Demangeon nhận ra lục địa Châu Âu là một tổng thể lớn và các phần của nó là do các nước tạo thành Ông nhấn mạnh: bản thân các nhà nước không phải là những thực thể địa chính trị tự trị, nhưng là những phần của một tổng thể địa chính trị rộng lớn hơn Các nhà địa lý Pháp, những người chỉ trích gay gắt Geopolitik, quan sát địa lý chính trị dưới một ánh sáng khác Những người theo thuyết khả năng, không phải những người theo thuyết
Trang 23quyết định, khẳng định tầm quan trọng của môi trường đối với chủng tộc Họ quan niệm rằng: nhà nước là kết quả của sự tương tác tích cực giữa con người và hiện tượng tự nhiên Đối với Vidal, nhà nước là des Faits en mouvement, những thực thể năng động và là sản phẩm của sự tiến triển trong không gian và thời gian Kết quả là, ý niệm về hiện tượng “thiên nhiên” sống của họ hoàn toàn trái ý muốn Demangeon nhấn mạnh: chuyển động (la circulation) là yếu tố cần thiết để chấm dứt sự cô lập của nhà nước, và “những chiếc dù lớn chuyển động” là đường lối được thay đổi và sự hội nhập Demangeon tin chắc rằng nhất thiết phải tìm lại tính thống nhất của địa chính trị châu Âu Ông nhìn thấy “những chiếc dù lớn đang chuyển động” tạo thành khuôn khổ địa chính trị và xung quanh nó, lục địa châu Âu được làm lại Trong khung cảnh này, miền sông Ranh được xem như một thực tế địa chính trị tồn tại dưới những bộ phận cấu thành nên đời sống chính trị của nó (Demangeon và Febvre, 1935) Sông Ranh không phải là một biên giới tự nhiên hay chỗ chia cắt giữa Đức và Pháp, nó là một đơn vị con người và là mối liên kết
tự nhiên Demangeo và Febvre nhìn từ thực tế hiện thời cho tới tận
“lộ trình minh bạch và đẹp đẽ’, nơi họ phản đối “biên giới cằn cỗi và đẫm máu” còn đang tồn tại lúc này” (như trên: 291) Chính vì thế, Demangeon có thể thấy tiến trình thống nhất châu Âu “bắt buộc phải bắt đầu từ Sông Ranh” để tạo ra một thực thể địa chính trị tối cao của châu lục Còn đối với học giả Jaques Ancel, thì biên giới không phải là rào cản khắc nghiệt (barrière rigoureuse) mà luôn là một vòng ngoài tạm thời (Periphérie tourjours provisoire), nên không có gì là “tự nhiên” bao quanh nó cả “Ranh giới của quốc gia lung lay, kết quả của tình trạng bất ổn triền miên biên giới là đường đẳng cấp chính trị” (Ance, 1938, tr 195) Do đó, bất kỳ lúc nào, đường biên địa chính trị chỉ là cái gì đó nhất thời Và sự chối bỏ sự thực này chính là thoát ly những thực tế về thế giới con người Thực tế này là các nền văn minh hình thành từ lối sống (genres de vie) của một dân tộc trong một môi trường cụ thể Ví dụ, Văn minh Sông Ranh (la civilisation rhénam) là một thực tế lâu dài và còn tiếp tục tồn tại một cách áp đặt dưới bề ngoài chính trị giả Ancel cho rằng bề ngoài đó được sinh ra bởi “Văn minh Liên minh chính trị” (Anschluss rhénane) của Phổ và sự Phổ hoá
ép buộc (Musspreussen), là bạn đồng hành của địa chính trị Theo
Trang 24Ancel, nhà nước đang tồn tại, đặc biệt là cường quốc, đều là tạo vật địa chính trị giả, nên mặc dù chúng có vẻ uy quyền và vĩnh cửu nhưng thực chất là mong manh và tất yếu cuối cùng sẽ tan vỡ.1 Thập niên 1970 đã hình thành ở Pháp một trường phái địa chính trị với tên tuổi nhà nghiên cứu Yves Lacoste Sự ra đời của tạp chí Địa chính trị với tên gọi Hérodote vào tháng 2 năm 1976 dưới sự lãnh đạo của Y Lacoste báo hiệu một bước ngoặt lớn trong tư tưởng địa lý chính trị Pháp sau Chiến tranh thế giới II Tờ tạp chí này hướng về đối tượng phục vụ là những người cấp tiến chính trị, những người Marxist, giới công đoàn Đồng thời xét về khía cạnh chuyên môn khoa học, nó cũng nhằm vào các nhà địa lý học, triết học, chính khách
và các nhà quy hoạch đô thị Nghiên cứu của Y Lacoste cũng như của tạp chí do ông sáng lập có mục đích chống chiến tranh và bá quyền của địa chính trị cũ Vì thế cũng có thể xếp ông vào trường phái địa chính trị phê phán thời hậu hiện đại.2 Sau Chiến tranh Lạnh, ở Pháp cũng ra đời trường phái địa chính trị đô thị, trong đó có các công trình của học giả nổi tiếng Paul Virilio Chẳng hạn trong cuốn Khảo cổ học các lô cốt (Bunker Archaeology), Virilio đã cho ra đời một loạt các
ý tưởng cách tân và gợi mở về các khuynh hướng chuyển giao của chiến tranh, công nghệ, các mô hình giải quyết tranh chấp, thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông và phim ảnh Điểm đáng lưu ý là Virilio đã quá thổi phồng vai trò của tốc độ
Ở Anh, sau Chiến tranh thế giới II, địa chính trị lại phục hưng rất chậm so với ở Pháp Tuy nhiên cho đến những thập niên gần đây, địa chính trị Anh có những đại biểu xuất sắc, trong đó phải kể đến hai học giả nổi tiếng thế giới là Peter Taylor và Geoffrey Parker Peter Taylor sáng lập tờ quý san Địa lý chính trị (Political Geography – Quarterly) năm 1982 và Tạp chí Kinh tế chính trị quốc tế (Review of International Political Economy) năm 1992 Ông là tác giả của trên 300 công trình nghiên cứu, trong đó có trên 20 cuốn sách đã đăng tải trên mạng, như World City Network: a Global Urban Analysis (Routledge,
1 http://www.franceinter.fr/emission-la-chronique-internationale-jacques-ancel-precurseur -de-la-geopolitique-francaise
2 http://www.herodote.org/index.php
Trang 252004), Political Geography: World-Economy, Nation-State, Locality, và Cities in Globalization: Practices, Policies and Theories (Routledge, 2006) Học giả nguời Anh G Parker, hiện đang giảng dạy tại Mỹ, là một trong những lý thuyết gia hàng đầu hiện nay về địa chính trị phê phán Các nghiên cứu theo chủ nghĩa tự do của ông và nhiều học giả khác trong thập niên 80 và 90 thế kỷ XX đã góp phần xây dựng nên trường phái địa chính trị phê phán G Parker đã từng có công trình Lịch
sử chiến tranh (History of Warfare) được dịch sang tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.1 Trong công trình lý thuyết Địa chính trị - Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, Parker đã phân tích sâu sắc nhiều vấn đề lớn của khoa địa chính trị, trong đó có hệ vấn đề về phân định các khu vực địa chiến lược và địa chính trị trên thế giới
Ở Mỹ, trong khi diễn ra Chiến tranh thế giới II, chiến lược gia Nicolas Spykman đã nhận thức được nhu cầu của Mỹ sau chiến tranh
là trung hoà hoá quyền lực của khu trung tâm đất liền đại lục Âu-Á (Heartland) Công trình bất hủ Địa lý của hoà bình sau khi ông mất (The Geography of Peace, xuất bản năm 1944) đã đặt nền tảng cho các chính sách quan hệ quốc tế mang tính địa chính trị Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay Nó được xem như là sự phản công lại luận thuyết H Mackinder Nội dung cơ bản của công trình này xoay quanh các vấn đề địa chính trị cho thời đại hậu chiến như:
- Phân tích các lợi ích chiến lược của Mỹ
- Vùng biên và sách lược đối phó: Bốn loại xung đột ở Đông bán cầu
- Đưa ra định đề địa chính trị nổi tiếng: “Ai chi phối được vùng đệm, kẻ đó kiểm soát được đại lục Âu-Á; Ai kiểm soát được lục địa Âu-Á, kẻ
đó sẽ nắm chắc vận mệnh thế giới”
Với vai trò siêu cường chi phối vận mệnh chính trị thế giới, nước
Mỹ đã sáng tạo ra nhiều học thuyết địa chính trị nổi tiếng phù hợp với từng thời kỳ lịch sử Mở đầu sau chiến tranh là các học thuyết kiềm chế và răn đe với các tên tuổi như Samuel Cohen, George Kennan
1 G Parker: Lịch sử chiến tranh Người dịch: Lê Thành Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh 2004
Trang 26Năm 1973, Cohen đã đưa ra một mô hình thế giới với hai vùng địa chiến lược, mỗi một vùng bị thống trị bởi một trong hai cường quốc chính và được gọi là “Thế giới biển phụ thuộc vào buôn bán” và “Thế giới lục địa Âu Á” Còn Kennan thì nổi tiếng với “Đạo luật địa lý chính trị’ The Sources of Soviet Conduct – được đăng tải trên tạp chí Đối ngoại (Foreign Affairs) tháng 7 năm 1947 Lúc đó Kennan đã đưa
ra khái niệm “kiềm chế”, được người ta hiểu là nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ trong hoàn cảnh mới của Chiến tranh Lạnh.1Năm 1963, Kennan tuyên bố rằng: Cứ mỗi lần mà một nước chuyển qua đằng sau “Bức Màn sắt” – không kể cách xa bao nhiêu biên giới của chúng ta… - thì nền an ninh của nước Mỹ, vì thế cũng bị nguy hiểm thêm
Nhà chiến lược trội hơn cả trong chính quyền R Nixon sau 1969
là Henry Kissinger, một giáo sư chính trị và sử học chuyên về chính trị quyền lực châu Âu thế kỷ XIX, một chuyên gia lật đổ, người mà cho đến tận hôm nay vẫn đang hoạt động tích cực trên bàn cờ quyền lực thế giới Ông ta hiểu những lợi thế của những luận cứ nguyên thuỷ
về cân bằng quyền lực của Kennan Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, khoa học địa chính trị chuyển sang một thời kỳ mới Các lý thuyết địa chính trị bùng nổ ở Mỹ và Trung Quốc Ở Mỹ, học thuyết cân bằng quyền lực của H Kissinger vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng thể hiện trong tác phẩm Ngoại giao (Diplomacy, năm 1992) viết về trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh Song song với Kissinger
là nhà chiến lược B Brzezinski – người có những quan điểm khác với
lý thuyết cân bằng và hiện thực của Kissinger Công trình tiêu biểu của ông sau Chiến tranh Lạnh là Bàn cờ lớn (The Big Chessboard) và khái niệm nổi tiếng “khoảng trống quyền lực” ở không gian hậu Xô viết, nhất là khu vực Trung Á nằm trong đại lục địa Âu-Á Ông ta đã góp phần quan trọng vào định hình chính sách ngoại giao của
J Carter và R Reagan và góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung, xung đột với phe cộng sản còn lại trên thế giới
1 (George F Kennan) (1947), “The Sources of Soviet Conduct”, Foreign Affairs, N o 25 (July), pp 566-582 Xem bản dịch tiếng Việt trên: http://nghiencuuquocte.net/, Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm
Trang 27Ở Liên Xô – đối thủ siêu cường của Mỹ - thời hậu chiến xuất hiện trường phái địa chính trị Xô viết Trong đó tiêu biểu nhất cho thời kỳ Xô viết là chiến lược hải quân với cống hiến của nguyên soái Sergei Gorshkov Gorshkov đã chỉ huy việc xây dựng lực lượng hải quân mặt nước và tàu ngầm trên quy mô lớn đủ khả năng thách thức lại sức mạnh của hải quân phương Tây cho đến cuối những năm 1970 Ông đã hoàn toàn làm thay đổi chiến lược hải quân Nga lạc hậu và biến các hạm đội thành một lực lượng hiệu quả và linh hoạt nhất làm nền tảng cho chính sách đối ngoại của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh Quan điểm chiến lược hải quân của Gorshkov thể hiện rõ trong cuốn sách Hướng dẫn cho Hải quân Xô viết của ông (Nhà xuất bản Norman Polmar, tái bản, 1983) Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã thành lập Trung tâm nghiên cứu địa chính trị do một thượng tướng làm giám đốc Điều đó cho thấy giới quân sự Nga quan tâm đặc biệt đến khía cạnh địa lý của quân sự và an ninh Các nhà lý luận chủ chốt của địa chính trị Nga hiện nay được biết tới nhiều nhất là các tên tuổi như E Primakov (nguyên Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Nga),
A Dugin Dugin là con nhà “quý tộc” của chế độ Xô Viết, từng làm ở hãng hàng không, sau ở cơ quan lưu trữ của Uỷ ban An ninh Quốc gia Nga (KGB) Ông ủng hộ mạnh mẽ cho sự độc tài trong nước của Nga, theo đuổi Chủ nghĩa Âu-Á dưới sự lãnh đạo của Nga và chống lại phương Tây Trong cuốn sách Nền tảng địa chính trị (2002), ông mơ tưởng một liên minh chiến lược của Nga và châu Âu, các quốc gia ở Trung Đông, chẳng hạn “liên minh Turkic-Slavic, thậm chí còn biện
hộ cho cả liên minh Nga – Ả Rập Saudic
Với các nước Đông Nam Á, tuy việc nghiên cứu địa chính trị có
độ trễ khá lớn, nhưng từ khoảng vài thập niên trở lại đây, đã liên tục xuất hiện các công trình nghiên cứu công phu về địa chính trị và địa chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, các mối quan hệ quốc tế phức tạp giữa các quốc gia trong khu vực và giữa khu vực với các chủ thể khác bên ngoài, nhất là với các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ Các công trình nghiên cứu sâu sắc này đem lại cho giới nghiên cứu và giới chính khách tinh hoa các nước, trong đó có Việt Nam, thêm những cách tiếp
Trang 28cận riêng của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới Có thể điểm ra ở đây một số công trình quan trọng:
- Locating Southeast Asia: Geographies of Knowledge and Politics of Space của Paul H Kratoska, Remco Raben, Henk Schulte Nordholt (ed.) - Singapore; Athens: Singapore University Press: Ohio University Press, 2006 - 326 p Tác giả đề cập đến hai hướng tiếp cận
về Đông Nam Á, xuất phát từ Singapore và Trung Quốc Điều đó không chỉ do hai nước khác nhau về phạm vi địa lý mà còn vì một nước nằm trong khu vực, nước kia ở ngoài khu vực Những kinh nghiệm trong những thế kỷ trước của cả hai nước đều rất khác nhau Các tác giả xem xét khu vực Đông Nam Á từ nhiều cách nhìn khác nhau, không chỉ từ Hong Kong, Singapore mà còn từ Thái Lan, Philippines và Nhật Bản, trên các khía cạnh con người, biển và biên giới, thảo luận về ý nghĩa của biên giới, mạng lưới tiền tệ, luồng di chuyển về người, hàng hóa và thông tin xuyên biên giới trong Đông Nam Á
- K.V Kesavan, Daljit Singh - Pasir Panjang: South and Southeast Asia: Responding to Changing Geo-Political and Security Challenges: Institute of Southeast Asian Studies, 2010 - 166 p Nội dung cuốn sách đưa ra những quan điểm của Ấn Độ và Đông Nam Á về những thách thức địa chính trị và an ninh mà khu vực Nam và Đông Nam Á đang phải đối mặt, bao gồm những mối quan tâm, vai trò và sự hợp tác của các cường quốc trên thế giới với hai khu vực, xu hướng phát triển của chủ nghĩa khu vực, các vấn đề trên biển; đặc biệt là hai vấn
đề về tầm quan trọng của điều kiện an ninh ở khu vực biển Nam Trung Quốc và Myanmar
- Energy and Geopolitics in the South China Sea: Implications for ASEAN and its Dialogue Partners - Pasir Panjang: Institute of Southeast Asian Studies, 2009 - 78 p Từ góc độ địa chính trị, các tác giả cho rằng, lâu nay Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên một số đảo và tài nguyên ở vùng biển Nam Trung Quốc, tuy nhiên sự kiện này lại dẫn đến những sự chồng chéo trong việc xác định lãnh thổ địa
lý của ít nhất ba nước ASEAN Cho tới nay, vấn đề này vẫn là một thách thức lớn đối với việc bảo vệ nền an ninh khu vực của các nước
Trang 29Đông Nam Á trước một cường quốc Trung Hoa nhiều thế lực Trung tâm nghiên cứu ASEAN đã tổ chức cuộc thảo luận về vấn đề này để tìm ra những quan điểm về những giải pháp khả thi cho tình trạng bất ổn này
- Where China Meets Southeast Asia: Social and Culture Change
in the Border Regions / Grant Evants, Christopher Hutton, Kuah Khun Eng - USA: ISEAS, 2000 - 278 p Nội dung cuốn sách là nghiên cứu những vấn đề đang tồn tại ở các khu vực biên giới Trung Hoa với các nước Đông Nam Á lục địa Vượt qua giới hạn của phát triển
và toàn cầu hóa, cuốn sách xem xét những thay đổi văn hóa và xã hội (ma tuý, mại dâm ) trên các giác độ của các bộ môn sử học, nhân chủng học, xã hội học, chính trị học và sinh thái
- Mya Than, Carolyn L Gates ASEAN Enlargement Impact and Implications / - Singapore: ISEAS, 2001 - 378 p Nội dung cuốn sách phân tích những tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình hội nhập của 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar (thành viên mới của ASEAN) và của cả khối ASEAN khi kết nạp thêm 4 nước này Trong
13 chương, cuốn sách có các quan điểm về khu vực, tiểu khu vực và 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar Phân tích so sánh việc
mở rộng EU và ASEAN, sự phát triển tiểu vùng Mekong
- Collin Alan The Security Dilemmas of Southeast Asia / - Singapore: ISEAS, 2000 - 237 p Cuốn sách tập trung hoàn toàn vào vấn đề cấu trúc an ninh khu vực Theo tác giả, tình thế an ninh khó
xử ở khu vực Đông Nam Á gắn liền với sự phục hưng của các nền văn hóa Sự phức tạp này thể hiện ở 3 vấn đề an ninh: xung đột sắc tộc, sự bất đồng trong nội bộ khối ASEAN và sự hiện diện của Trung Quốc như một siêu cường trong khu vực Đưa ra những phân tích về những mối quan hệ phức tạp của tình hình an ninh mới đây liên quan đến xung đột sắc tộc ở Myanmar và Malaysia, giữa các nước trong khung cảnh của nền an ninh văn hóa của thế giới thứ ba Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 cũng có tác động đến bối cảnh an ninh chung và mối quan hệ trong nội bộ ASEAN, trong đó nổi lên là cuộc chạy đua mua sắm trang bị vũ khí
Trang 30của các nước trong khu vực Phần cuối đề cập đến mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc
- Dalfit Singh Siregar, Reza Y ed ASEAN and Korea: Emerging Issues in Trade and Investment Relations / - Singapore: ISEAS, 1995
- 197 p Theo tác giả, thương mại và đầu tư được mở rộng và tăng cường giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong suốt hai thập kỷ gần đây đã tạo ra một sự gắn kết giữa khu vực Đông Á với châu Á- Thái Bình Dương Gần đây, sự gắn kết về vấn đề an ninh cũng đang được tăng cường Sự quan tâm của các học giả về vai trò của các nước công nghiệp mới (NIEs) ở khu vực Đông Bắc Á từ những năm 1980 đang tăng lên nhanh chóng Bên cạnh các vấn đề kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc, những vấn đề liên quan đến khía cạnh chính trị cũng được đề cập tới
- Da Cunha Derek Southeast Asian Perspectives on Security / - Singapore: ISEAS, 2000 - 204 p Tác giả tiếp cận an ninh khu vực Đông Nam Á từ góc nhìn địa chính trị Với cách tiếp cận lịch sử, kết hợp kinh nghiệm thực tế, các tác giả cung cấp một cái nhìn toàn cảnh
về an ninh khu vực Đông Nam Á: Xu hướng chiến lược và phát triển quân đội, phản ứng của các quốc gia ASEAN đối với môi trường khu vực thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông, văn hóa chiến lược ở Đông Nam Á, nhận thức về Đông Nam Á của Nhật Bản và Trung Quốc, tạo nên vùng không có vũ khí hạt nhân
ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á
- Chandran Jeshurun: China, India, Japan and the Security in Southeast Asia - Singapore: ISEAS, 1993 - 283 p Cuốn sách phân tích vai trò quan trọng của khu vực Đông Nam Á và chiến lược của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đối với khu vực này Nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN, chính sách an ninh đối với ASEAN của Trung Quốc và Nhật Bản, viễn cảnh an ninh khu vực và kinh nghiệm của Đông Nam Á về xây dựng trật tự khu vực
- Asian Center, University of the Philippines: Asian Studies, Vol XXXV và XXXVI - Quezon City: Asian Center, 1999 - 205 p đã đăng tải một loạt bài viết về tình hình các quốc gia và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á Vol XXXV gồm các bài: - Thương mại với Xiêm trong
Trang 31năm 1719 trong bối cảnh quan hệ Philippines-Xiêm và lịch sử Đông Nam Á; - Hồi giáo ở Đông Nam Á; - Kinh tế Indonesia;- Philippines
và vấn đề ổn định hòa bình ở Đông Nam Á; - Tình hình chính trị ở CHDCND Triều Tiên Vol XXXVI, No 2 - 2000 (174 p) gồm các bài: - Bối cảnh truyền thông toàn cầu hóa; Nhân quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Quan hệ Trung Quốc - Philippines trong thế
kỷ XX.- Nghiên cứu vấn đề Biển Đông Quan điểm của Trung Quốc
về quần đảo Trường Sa - Campuchia ngày nay
- Mendl Wolf Japan and South East Asia Vol 1 / - London: Routledge, 2001 - 413 p Tác giả nghiên cứu quan hệ Nhật Bản và Đông Nam Á suốt từ thời Minh Trị Duy Tân đến khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương (1941), đánh dấu thời kỳ bành trướng quân
sự của Nhật Bản Phần đầu đề cập đến thời kỳ Minh Trị Duy Tân cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ I Phần hai từ 1918 đến 1939 Phần ba đề cập đến môi trường Đại Đông Á và Chiến tranh Thái Bình Dơng, vai trò của Nhật Bản đối với Đông Nam Á
- Chen Jie Foreign Policy of the New Taiwan: Pragmatic Diplomacy in Southeast Asia - Northampton: Eduard Elgar, 2002 -
311 p Tác giả tìm hiểu chính sách ngoại giao của Đài Loan trong bối cảnh có nhiều biến động ở trong nước cũng như quốc tế Phân tích mối quan hệ giữa Đài Loan và Đông Nam Á qua các vấn đề: Năng lực đầu tư và thương mại của Đài Loan; Quan hệ đặc biệt của Đài Loan với cộng đồng Hoa Kiều trên toàn cầu; Tuyên truyền chính sách chính trị, xã hội, kinh tế của Đài Loan; Quan hệ giữa Đài Loan với các nước thành viên ASEAN
- ISEAS, Regional Outlook Southeast Asia 2004 - 2005 - Singapore: 2003 - 100 p Cuốn sách niên giám nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore chỉ ra toàn bộ những thách thức của Đông Nam Á từ năm 2003 Đây là thời kỳ khó khăn đối với các nước Đông Nam Á: Bệnh dịch SARC, nạn khủng bố, cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq Các tác giả đã đưa ra những quan điểm về chính trị
và kinh tế Đông Nam Á 2004 - 2005 Đề cập đến môi trường an ninh châu Á - Thái Bình Dương, tình hình chính trị trong từng thành viên ASEAN Đưa ra những xu hướng kinh tế khu vực Con đường phía
Trang 32trước của ASEAN đối với việc gia nhập WTO, mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ, xem xét lại mô hình phát triển và luật pháp ở ASEAN
- James Cotton East Timor, Australia and Regional Order / - Lond.: N.Y.: Routledge Curzon, 2005 - 193 p Cuốn sách chuyên khảo này tập trung nghiên cứu về Đông Timor và mối quan hệ của Đông Timo với Australia và khối ASEAN, chỉ rõ sự rắc rối của phạm trù
"không can thiệp" của ASEAN trong vấn đề Đông Timor
- ISEAS, Developing ASEAN - China Relations: Realities and Prospects - Singapore: 2004 - 66 p Cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Cải tạo môi trường an ninh ở Đông Nam Á, vai trò của các cường quốc ở khu vực, triển vọng hợp tác an ninh hàng hải ASEAN-Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác trong ARF, đề xuất khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực, hợp tác phát triển tiểu vùng Mêkông mở rộng, xây dựng lòng tin ở biển Nam Trung Hoa, nhân tố người Hoa trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác Đông Á: tiến trình ASEAN+3
- Sueo Sudo The International Relations of Relations of Japan and South East Asia: Forging a New Regionalism / - Washington, D.C.: World Bank, 2002 - 176 p Cuốn sách gồm 7 phần: I Quan hệ đối ngoại của Nhật với Đông Nam Á; II Nuôi dưỡng chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Nam Á: ASEAN - Nhật Bản; III Chính sách đối ngoại năng động hướng đến Đông Nam Á của Nhật Bản: 3 học thuyết; IV Mạng lưới kinh tế của Nhật Bản: ODA và chính sách đối ngoại; V Mạng lưới chính trị của Nhật Bản: Vai trò an ninh; VI Thúc đẩy công nghiệp khu vực ở Đông Á: Quyền lãnh đạo của Nhật Bản; VII Kết luận
- Alfredo C Roblec The Political Economy of Interegional Relations: ASEAN and EU / - Hants: Ashgate, 2004 - 201 p Cuốn sách gồm 7 nội dung cơ bản: I Cách tiếp cận lý thuyết đối với quan
hệ quốc tế liên khu vực; II Chuyển đổi sang trật tự quốc tế; III Khuyến khích sự phát triển kinh tế Đông Nam Á; IV Xây dựng khuôn khổ liên khu vực cho các hãng Thương mại; V Xây dựng khuôn khổ liên khu vực cho các công ty Đầu tư; VI Bảo vệ nhân quyền ở Đông Nam Á; VII Kết luận
Trang 33- Saw Swee-Hock, Sheng Lijun, Chin Kin Wah ed China Relations: Realities and Prospects / - Singapore: ISEAS, 2005 -
ASEAN-375 p Các tác giả chỉ rõ, thập kỷ từ 1995-2005 vừa qua minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc
Cả hai bên đã có nhiều điểm chung hơn trước tuy vẫn còn tồn tại những khác biệt Cuốn sách nghiên cứu một vài lĩnh vực trong quan
hệ ASEAN-Trung Quốc và khả năng phát triển của quan hệ này: củng cố hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong ARF, vai trò của ASEAN
và Trung Quốc trong ASEAN+3, hướng tới khu vực thương mại tự
do ASEAN-Trung Quốc, ảnh hưởng của các nước lớn đến quan hệ ASEAN-Trung Quốc, môi trường an ninh ở Đông Nam Á và hợp tác
an ninh hàng hải Trung Quốc-ASEAN, phát triển tiểu vùng Mêkông
mở rộng, người Hoa và Hoa kiều ở Đông Nam Á
- Anthony L Smith ed Southeast Asia and New Zealand:
A History of Regional and Bilateral Relations / - Singapore: ISEAS,
2005 - 392 p Các học giả nghiên cứu mối quan hệ thương mại, và quân sự và đánh giá quan hệ song phương với từng thành viên và đề cập những tranh luận ngoại giao giữa Đông Nam Á và New Zealand Đông Nam Á được xem là một khu vực quan trọng đối với New Zealand, và nó vẫn giữ nguyên như vậy qua quá trình phi thực dân hóa, tình trạng căng thẳng trong Chiến tranh lạnh, những nỗ lực gìn giữ hòa bình, tăng trưởng kinh tế nhanh và rộng, những thách thức
an ninh trong thời kỳ quá độ tăng nhanh do khủng bố
- Sudhir Devare India and Southeast Asia: Towards Security Convergence / - Singapore: ISEAS, 2006 - 252 p Tác giả xem xét phạm vi quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và Đông Nam Á trong bối cảnh địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn hậu 11/9 Cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về an ninh-chính trị Ấn Độ-Đông Nam Á Nêu bật vai trò của Ấn Độ Dương và triển vọng đối với hợp tác an ninh hàng hải Xây dựng khối an ninh trong hợp tác và hội nhập kinh
tế giữa Ấn Độ và Đông Nam Á Đề cập đến vấn đề dân chủ, văn hóa
và cộng đồng người Do Thái Ấn Độ Hội tụ an ninh Ấn Độ-Đông Nam Á không nhằm vào bất kỳ quốc gia riêng biệt nào mà nó góp phần đóng góp vào quan hệ giữa các cường quốc châu Á để bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ châu Á
Trang 34- Gennady Chufrin, Mark Hong, Teo Kah Beng Russia Relations / - Singapore: ISEAS, 2006 - 93 p Các tác giả nêu rõ, cùng với sự nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc, các phần còn lại của châu Á bị ảnh hưởng mạnh mẽ của những thay đổi kinh tế-xã hội và những thách thức được tạo bởi sự phát triển và hợp tác của hai cường quốc này Câu hỏi đặt ra là: Nga đã thay đổi và đóng vai trò như thế nào trong khu vực, tại sao Nga lại chấp nhận một hình bóng mờ nhạt trong khu vực, làm thế nào ASEAN có thể tiếp cận nước Nga? Hiện tại, sự ảnh hưởng giữa Nga và ASEAN chỉ giới hạn trong đối thoại giữa hai đảng, thương mại Nội dung công trình do đó bao gồm: tổng quan quan hệ ASEAN-Nga, quan hệ chính trị và kinh tế song phương giữa Nga với các nước thành viên ASEAN, những vấn đề an ninh ở Đông Nam Á Đề xuất về FTA giữa Nga-ASEAN, xây dựng nhịp cầu thương mại/du lịch, đẩy mạnh đối thoại ASEAN-Nga
ed ASEAN Rodolfo C Severino Southeast Asia in Search of an ASEAN Community / - Singapore: ISEAS, 2006 - 489 p Công trình đề cập đến cái gọi là "Phong cách ASEAN"; vấn đề tư cách thành viên ASEAN đối với một số quốc gia; vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; vai trò của ASEAN trong các vấn đề an ninh và hội nhập kinh tế khu vực; các mối quan hệ của ASEAN với các cường quốc bên ngoài; khái niệm về Cộng đồng ASEAN và những con đường mà ASEAN có thể lựa chọn trong tương lai
- Alain Vandenborre: Ngưỡng cửa nhìn ra tân thế giới Trung Hoa-Singapore-Ấn Độ Nguyễn Kiên Tường dịch - H.: Từ điển Bách khoa, 2008 - 290 tr Cuốn sách tập trung phân tích các chính sách, đường lối về kinh tế và đối ngoại cơ bản của 3 quốc gia này thông qua những dẫn chứng đầy sinh động, qua đó cung cấp những bài học quý giá dành cho những nhà hoạch định kinh tế, những doanh nhân
và độc giả quan tâm
- Evelyn Goh Developing the Mekong: Regionalism and Regional Security in China-Southeast Asian Relations / - Lond.: The International Institute for Strategic Studies, 2007 - 71 p Công trình tập trung nghiên cứu quá trình và phương thức hội nhập khu vực của các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc Hai chủ thể này tìm
Trang 35cách hợp pháp hóa sự hợp tác và đi đến thỏa thuận tập thể; và hội nhập khu vực nhằm tăng cường phát triển kinh tế, đánh giá bản chất đối với việc bảo đảm an ninh quốc gia và chế độ hợp tác Chủ nghĩa khu vực Trung Quốc-Đông Nam Á là sự minh họa cho kế hoạch phát triển khu vực sông Mekong Tuy nhiên, phát triển nguồn tài nguyên
ở Mekong sẽ dẫn đến một loạt các thách thức trong lĩnh vực quản lý, phân phối và kinh tế Những tranh chấp như vậy làm tăng thêm sự liên quan của Đông Nam Á về sự trỗi dậy của Trung Quốc và làm giảm những lời hoa mỹ của người Trung Quốc về sự phát triển hòa bình của mình
2 Nghiên cứu trong nước
Gần đây, từ khi bùng lên các tranh chấp Biển Đông, xung đột biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và một số nước láng giềng cũng như cạnh tranh quyền lực chính trị ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI, thì trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam mới xuất hiện danh từ “địa chính trị’ Theo đó các vấn đề quan hệ quốc tế của Việt Nam chỉ có thể cắt nghĩa được đúng đắn khi xem xét chúng dưới góc độ các quan hệ không gian địa
lý Quan điểm như vậy vốn không phải bắt đầu từ tư duy của người Việt Nam, mà là trên cơ sở tiếp thu các cách nhìn từ các học giả bên ngoài, nhất là từ Mỹ và châu Âu Đã có nhiều bài nghiên cứu về xung đột và tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ở Đông Nam Á của các học giả nước ngoài dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên một số tờ báo đại chúng, tạp chí của người Việt hải ngoại hay một số trang Blog cá nhân Chủ đề của hầu hết các bài viết đó đều là các xung đột địa chính trị cụ thể, trong khi các công trình lý thuyết về địa chính trị thì vẫn còn hoàn toàn vắng bóng Không những thế, khái niệm địa chính trị không được người đọc nhận thức chính xác, đầy đủ Điều đó phản ánh sự tụt hậu trong tư duy lý luận của khoa học chính trị và khoa học địa lý nhân văn ở nước ta
Tuy nhiên, cũng đã có một số công trình nghiên cứu nghiêm túc của các tác giả Việt Nam mà nội dung của chúng đều liên quan ít nhiều đến các vấn đề lý luận của địa chính trị Đó có thể là kết quả
Trang 36các đề tài hay các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu về quan hệ quốc
tế, về cục diện chính trị Đông Nam Á và Đông Á, về quan hệ quốc tế
và trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh Cũng có thể là các nghiên cứu về một số quốc gia và khu vực cụ thể như nghiên cứu về ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu
Âu, Liên bang Nga Chẳng hạn các công trình Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và trong 25 năm tới (1996-2020) của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1998), Những thay đổi lớn trong chiến lược quân
sự của Mỹ của Nguyễn Bá Khoa (2000), Quan hệ quốc tế của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tập thể tác giả Học viện ngoại giao (2003), Cục diện chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI của tập thể tác giả do Phạm Bình Minh (Bộ trưởng ngoại giao) chủ biên (2010) Các công trình đó đã phân tích tình hình quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng như chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam khá toàn diện Trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trong nước như: Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Châu Âu, Châu Mỹ ngày nay, Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới, Lý luận chính trị … đều đăng tải nhiều bài viết chuyên sâu về cục diện chính trị quốc tế
và chính sách đối ngoại của Việt Nam Các bài viết đó khá phong phú
mà chúng tôi không thể kể hết ở đây
Về nghiên cứu lý luận địa chính trị, có một số bài viết khá sớm, như của PGS.TS Nguyễn Viết Thảo – Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: “Tư duy địa chính trị thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh” (Tạp chí Cộng sản, số 17, tr.81-86, 9-2005) Lương Văn Kế trong sách Thế giới đa chiều: Lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu khu vực (Nxb Thế giới, 2007) đã đề cập tới một số khía cạnh liên quan đến lịch sử ra đời khoa địa chính trị ở Phương Tây và Trung Quốc, các quan điểm cơ bản của một số học giả và tác phẩm về địa chính trị ở nước ngoài Đặc biệt, tác giả đã phân tích về quốc gia với tư cách chủ thể cơ bản của địa chính trị và là đối tượng cơ bản của nghiên cứu khu vực Tác giả cũng đã công bố 2 bài viết về sức mạnh tổng hợp quốc gia: “Các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia” và bài “Cách xác định sức mạnh tổng hợp quốc gia” trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay (số 9, 10 năm 2007) Lương Văn Kế gần đây cũng
Trang 37đã công bố một số bài viết về chủ đề lý luận địa chính trị, như “Các
hệ hình chuyển động địa chính trị” (Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 8/2012) Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra các
mô hình lý thuyết về sự chuyển động của các tương quan địa chính trị theo hai chiều cạnh là hệ hình phương hoá (đơn phương > song phương > đa phương) và hệ hình cực hoá (đơn cực > lưỡng cực > đa cực) và đặc biệt là sự giao nhau của hai hệ hình này Ngoài ra còn các bài viết khác như Hệ hình địa chuyển động địa chính trị và trường hợp Biển Đông (tạp chí Lý luận chính trị, 10/2012), Lợi ích địa chiến lược của các cường quốc ở Biển Đông (Báo cáo tại HTKHQG về Biển Đông,
Đà Nẵng, 12/2012), “Tác động địa chính trị của việc EU mở rộng đối với Mỹ và NATO” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, 2/1013), “Ý nghĩa địa chiến lược của Biển Đông” (tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 4/2013) Cuốn sách Đặc điểm địa chính trị thế kỷ XX của Trần Khánh (2008) cũng đã phân tích một số đặc điểm nổi bật của cục diện địa chính trị thế giới hiện nay Ngoài ra còn có một số bài của người Việt trong nước và nước ngoài như: “Việt Nam trong thế giới đa cực của Vũ Hồng Lâm” (Mỹ, tạp chí Thời đại, 11/2006) Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỷ mới của Nguyễn Trung (28/12/2009) Đã có một vài đề tài nghiên cứu về cục diện địa chính trị được triển khai như: Địa chính trị trong chính sách của các quốc gia của Nguyễn Văn Dân (Đề tài cấp
Bộ, Viện KHXHVN), Cục diện chính trị Châu Á-Thái Bình Dương (Đề tài cấp Bộ, GS Dương Phú Hiệp chủ biên, 2009), Cục diện chính trị Đông
Á của Trần Khánh (Viện KHXHVN, Đề tài cấp Nhà nước, 2009) Quan hệ địa chính trị Trung-Việt và Biển Đông đã thành tâm điểm của các bài viết trên tạp chí nghiên cứu và trang báo điện tử Vietnamnet/tuanvietnam kể từ năm 2009 đến nay Nếu tập hợp lại số bài viết về chủ đề này riêng trên vietnamnet và các trang web Nghiên cứu Biển Đông và tạp chí điện tử Thời đại mới của Viet-Studies có thể lên tới hàng ngàn bài viết mà tác giả là người Việt trong nước, Việt kiều hoặc bản dịch bài viết của các tác giả nước ngoài Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á đã ra hẳn một chuyên san về tranh chấp Biển Đông (số 2/2012) với 7 bài viết của các học giả trong nước như Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Bá Diến, Trần Trường Thuỷ, Đặng Xuân Thanh, Trần Khánh v.v… Gần đây, ngày 17/6/2013, Học viện Chính
Trang 38trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Địa chính trị” Trong Tọa đàm, GS Philippe Moreau Defarges (người Pháp)
đã trình bày những nhân tố tạo nên thời đại mới, trong đó, ông khẳng định, với những thành tựu kinh tế - kỹ thuật chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, cùng với tốc độ tăng trưởng dân số như hiện nay, Trái Đất dần trở nên nhỏ bé Và trong bối cảnh đó, các khái niệm, định đề có tính truyền thống như Nhà nước, chủ quyền, biên giới và quản lý biên giới… dần thay đổi Ông cũng nêu lên các thách thức địa chính trị và các kịch bản có thể xảy ra với một số quốc gia, khu vực, đặc biệt là với Việt Nam.1
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, thì thấy rằng các khía cạnh mang tính lý luận về địa chính trị trên thế giới và việc vận dụng vào trường hợp Việt Nam đã rất ít đề cập hoặc đề cập không tương xứng với tầm quan trọng của nó
1 http://www.npa.org.vn/TRANGCH%E1%BB%A6/tabid/36/ctl/Details/mid/875/Item ID/2280/Default.aspx
Trang 39Chương II
QU¸ TR×NH H×NH THµNH Vµ PH¸T TRIÓN
CñA Lý THUYÕT §ÞA CHÝNH TRÞ
1 Khái niệm “địa chính trị” và các khái niệm liên quan
Khi bàn về lịch sử vận dụng khái niệm địa chính trị trong quan
hệ với khái niệm quốc gia với tư cách một tư tưởng địa chính trị, nhà nghiên cứu địa chính trị Pháp nổi tiếng Yves Lacoste trong công trình công bố năm 2001 đã cho rằng:
(1) Sự ra đời khái niệm địa chính trị (Geopolitics) có nền tảng là quan hệ xung đột về địa lý giữa các quốc gia (Nation), và sự ra đời khái niệm đó là tất yếu Theo ông, khái niệm “địa chính trị” vẫn tiếp tục là quan niệm nền tảng có cơ sở thực tiễn lịch sử Thực tiễn đó tránh cho người ta sự võ đoán sẽ đưa đến những trở ngại đương nhiên nào đó Hồi tưởng từ góc nhìn địa chính trị tạo điều kiện để thảo luận về các vấn đề của nước Pháp dưới một cách nhìn hoàn toàn mới Nó không chỉ liên quan đến tính chất chính trị của tư tưởng dân tộc, mà còn đề cập đến các khía cạnh kinh tế và tài chính quan trọng khác
Trong danh từ tiếng Đức Geo-politik ngay ở dạng rút ngắn thì yếu tố Geo- rõ ràng vẫn gợi đến lãnh thổ, do đó người ta sẽ phải rất ngạc nhiên khi nó còn được dùng đến cả các vấn đề của đô thị (Polis)
và vai trò của công dân Ngày nay nó biểu thị sự thù địch về lãnh thổ giữa các quốc gia Ở Đức người ta hay đọc Clausewitz, trong tác phẩm
“Bàn về chiến tranh” (Vom Kriege) xuất bản năm 1832 của ông có một câu nổi tiếng: “Chiến tranh chỉ là một phần của quan hệ chính trị, nó không là cái gì khác hơn là sự tiếp nối của quan hệ chính trị bằng những
Trang 40công cụ khác” Quan điểm bạo lực chính trị biểu thị thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, dưới hình thức chiến tranh và sau đó dưới hình thức cảnh sát Tất cả sự mất dân chủ đó đã đưa đến sự lụi tàn không tránh khỏi của chế độ Xô-viết 70 năm sau
Năm 1918, khái niệm địa chính trị được các nhà địa lý học Đức
sử dụng trong Đế chế thứ hai để xem xét việc kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất do nước này gây ra Nó đã bị cuốn vào cuộc tranh cãi quyết liệt xem vùng nào nên trao cho bên thắng trận và vùng nào nước Đức nên giữ lại, kể cả trong trường hợp tái chiến tranh khi cần thiết; và cuối cùng, người ta có nên ký kết hiệp ước Versailles hay không với hy vọng được các bên thắng trận xét lại Cuộc tranh luận với sự ủng hộ của vô số các học giả đã diễn ra trong suốt 20 năm, cho đến năm 1933, khi đảng Quốc xã lên nắm quyền và kết thúc bằng cách biến nó thành một khoa học nhà nước của Đức quốc xã Lần này “quy luật địa chính trị” được trưng lên mạnh mẽ đánh dấu bằng Hiệp ước Munich năm 1938 giữa Đức và phe Đồng minh Anh - Pháp dâng xứ Sudet thuộc Séc cho Đức, và Hiệp ước Đức-Xô tháng 8 năm 1939 nhằm trì hoãn cuộc tấn công của Đức vào Liên Xô và chia đôi Đông Âu phục vụ lợi ích của mỗi bên
Sự thay đổi thái độ đến chóng mặt của những kẻ cầm đầu nước Đức phát xít bởi các động cơ địa chính trị thật đáng kinh ngạc, vì chỉ trước
đó không lâu, ở Đức người ta vẫn còn tru tréo gọi bọn “Bolschevich
Do Thái” là “kẻ thù ghê tởm nhất” của dân tộc Đức Do sự dính dáng mật thiết của khái niệm “địa chính trị” với nhà nước Quốc xã (Nazi) trước và trong cuộc Chiến tranh thế giới II, nên nó đã gây ra sự hoài nghi về bản chất khoa học đích thực của khái niệm này
(2) Từ khi bắt đầu Chiến tranh lạnh, danh từ “địa chính trị” bị nhiều người coi là sặc mùi phát xít Người ta thấy ở cả phương Đông lẫn phương Tây, cả hai siêu cường (Liên Xô, Mỹ) đều hết sức cẩn trọng khi đề cập về quốc gia và lãnh thổ trong các không gian mà họ gây ảnh hưởng Nhưng điều đó cũng không ngăn cản được việc ra các quyết định mà ngày nay người ta dứt khoát coi là mang tính địa chính trị, chẳng hạn việc phân chia lãnh thổ trong khuôn khổ hiệp