1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tìm hiểu dịch vụ mobile TV và triển khai trên mạng truy cập VASC

92 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình vẽ 1: So sánh hoạt động của các chuẩn nén Hình vẽ 2: So sánh lưu lượng sử dụng giữa Unicast và Multicast HÌnh vẽ 3:Sơ đồ kiến trúc tổng quát của hệ thống MobileTV

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tìm hiểu dịch vụ MobileTV và triển khai trên mạng truy cập VASC” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đăng Văn Chuyết- Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội Mọi trích dẫn

và tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn đều được tôi chỉ rõ nguồn gốc

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của luận văn tốt nghiệp và cho phép bảo vệ

Trang 2

2 Sự ưu việt của MobileTV so với các phương thức truyền hình khác 11

3.1 Phân tích, lựa chọn giải pháp kỹ thuật - công nghệ 12

4.1 Các thành phần cơ bản của hệ thống MobileTV 17

5 Yêu cầu kỹ thuật tổ chức hệ thống mạng cung cấp dịch vụ MobileTV 20

5.3 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ cho MobileTV: 21

6 Hệ thống quản lý cung cấp nội dung của dịch vụ MobileTV 23

Trang 3

7 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 29

2 Trung tâm điện thoại di động CDMA (Stelecom) 39

Phần III – Lựa chọn giải pháp và tìm hiểu công nghệ HSDPA 43

3.2 Yêu cầu lặp lại tự động hỗn hợp nhanh H-ARQ 49

3.6 Yêu cầu lặp lại tự động hỗn hợp nhanh H-ARQ 52

4.3 Điều chế thích ứng, mã hoá và truyền dẫn đa mã 57

Trang 4

Phần IV Phân tích và thiết kế hệ thống MobileTV 60

2.3.4.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý người dùng 67 2.3.4.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý phản hồi,bình luận 67 2.3.4.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý kênh 68 2.3.4.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý giao dịch 69

Danh mục các tài liệu tham khảo chính sử dụng trong luận văn 91

Trang 5

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

MPE (Multiprotocol Encapsualtion)

Đóng gói đa giao thức

Nội dung được tải bởi hệ thống DVB-H

TPS (Transmission Parameter Signalling)

Báo hiệu thông số truyền

FEC (Forward Error Corection)

Sửa lỗi tiến

Off-time

Trang 6

Thời gian giữa hai time sliced burst Trong thời gian off-time không có gói truyền tải nào được phân phối trên dòng truyền sơ cấp tương ứng

High-Speed Downlink Packet Access: Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao

HS-DPCCH (High-Speed Dedicated Physical Control Channe)

Trang 7

Kênh điều khiển vật lý dành riêng tốc độ cao

HS-DCCH (High-Speed Downlink Shared Channel)

Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao

HS-PDSCH (High-Speed Physical Downlink Shared Channel)

Kênh vật lý chia sẻ đường xuống tốc độ cao

HS-SCCH (High-Speed Shared Control Channel)

Kênh đIều khiển dùng chung tốc độ cao

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Yêu cầu về băng thông đối với các chuẩn nén

Bảng 2:Thông lượng ứng với các phương thức điều chế khác nhau Bảng 3: Bảng khách hàng

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình vẽ 1: So sánh hoạt động của các chuẩn nén

Hình vẽ 2: So sánh lưu lượng sử dụng giữa Unicast và Multicast

HÌnh vẽ 3:Sơ đồ kiến trúc tổng quát của hệ thống MobileTV

Hình vẽ 4: Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ MobileTV

Hình vẽ 5: Biểu đồ trong Q1 2014

Hình vẽ 6: Kiến trúc trong ứng dụng Web

Hình vẽ 7: Hiệu quả phổ HSDPA

Hình vẽ 8:Độ trễ tín hiệu trên đường truyền đối với các công nghệ khác nhau Hình vẽ 9 : Thời gian và bộ mã được chia sẻ trong HS-DSCH

Hình vẽ 10 : Cơ cấu truyền dẫn HS-DSCH

Hình vẽ 11: Trình tự nhanh và hợp lý

Hình vẽ 12:Quá trình truyền lại block dữ liệu IR

Hình vẽ 13:Tổng quan HSDPA

Hình vẽ 14: Cấu trúc kênh HSDPA

Hình vẽ 15: Biểu đồ phân cấp chức năng

Hình vẽ 16 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

Hình vẽ 17: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Hình vẽ 18: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý người dùng Hình vẽ 19: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý phản hồi,bình luận

Hình vẽ 20: 3Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý sản phẩm Hình vẽ 21 Màn hình đăng nhập

Trang 10

Hình 27: Giao diện khách hàng chưa mua gói Hình vẽ 28:Giao diện khách hàng đã mua gói Hình vẽ 29: Giao diện tài khoản

Hình vẽ 30:Lịch sử giao dịch

Trang 11

Phần I Tổng quan về dịch vụ MTV

MobileTV là dịch vụ xem truyền hình qua máy điện thoại di động Dịch vụ cho

phép khách hàng xem trực tiếp (Live) các kênh truyền hình quốc tế và trong nước; xem video và ca nhạc theo yêu cầu

Khách hàng chỉ cần được trang bị điện thoại có phần mềm hỗ trợ Real player (từ S6 trở lên) và máy hỗ trợ EDGE/3G (sử dụng GPRS vẫn xem được nhưng khi xem hay đứt quãng do máy phải chờ tải nội dung về) là có thể sử dụng dịch vụ

Thương hiệu dịch vụ MobileTV gửi đến khách hàng thông điệp trực quan về một

hình thức xem truyền hình mới – mọi lúc mọi nơi ngay trên điện thoại di động có

hỗ trợ 3G

Tính linh động: Nếu như trước kia muốn xem truyền hình, người ta phải ngồi một

chỗ, có điện và bật ti vi thì mới có thể xem được thì ngày nay MobileTV đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng muốn xem truyền hình mọi nơi, mọi lúc Thông tin truyền hình sẽ đến với con người bằng một cách nhanh nhất từ trước tới nay Đó là tính tiện lợi, linh hoạt và tức thời mà chỉ có MobileTV có thể mang đến cho người

sử dụng

Về chi phí: Truyền hình trên di động tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng di động

thế hệ mới 3G với chi phí hợp lý so với các loại dịch vụ truyền hình trả tiền khác

và mang lại lợi ích cho người sử dụng

Về nội dung: Có thể nói khả năng của dịch vụ MobileTV là không giới hạn Tùy

thuộc vào các thỏa thuận về bản quyền của nhà cung cấp dịch vụ và các nhà cung cấp nội dung, MobileTV có thể đem đến cho khán giả hàng trăm kênh truyền hình, hàng ngàn giờ phim và VoD, chưa kể đến các nội dung giải trí truyền hình phong phú, đa dạng, hướng tới từng đối tượng khán giả chuyên biệt

3.1 Phân tích, lựa chọn giải pháp kỹ thuật - công nghệ

Trang 12

Thế giới đang chứng kiến sự trùng hợp ngày càng tăng của quảng bá (broadcasting) và Internet nhằm mục đích khai thác các mặt mạnh của nhau trong phục

vụ khách hàng Ngày nay việc xem các chương trình truyền hình nhờ việc truyền dữ liệu qua các đường truyền Internet tốc độ cao (ví dụ: ADSL) không còn là điều mới mẻ Ngược lại, việc khách hàng sử dụng điện thoại yêu cầu nhà quảng bá, nhà cung cấp dịch

vụ cung cấp các dịch vụ cho họ (xem phim theo yêu cầu (Video On Demand – VOD) đã

là khá phổ biến ở những nước có truyền hình tương tác Tuy nhiên thành công của điện thoại di động từ thế hệ đầu tiên (1G) đến các thế hệ thứ 2, thứ ba (2.G, 2.5G, 3G…) đã làm các nhà quảng bá phải suy nghĩ rất nhiều Trước một thực tế điện thoại di động là một thứ hàng hóa phổ biến, mọi người đều có nó, việc phát truyền hình trên di động là cần thiết Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chuẩn khác nhau cho MobileTV: DVB-H, DVB-SH, DMB, MediaFLO, 1-seg, MBSM tuy nhiên có thể chia những chuẩn này thành

2 nền tảng: Truyền tải dữ liệu và phát qua sóng quảng bá

Việc mở rộng đơn thuần quan niệm truyền hình truyền thống cho thu mobile sẽ không khai thác được tất cả các khả năng mà giải pháp quảng bá và tế bào trùng hợp có thể đưa ra theo ý nghĩa của các dịch vụ giá trị bổ sung Các nhà điều hành mobile, với kiến thức về mạng tế bào, với kinh nghiệm kỹ thuật của họ và với việc khách hàng quen dùng mạng tế bào, đang ở trong vị trí lý tưởng để hợp tác với các công ty media để tạo ra hầu hết các tiềm năng mà thị trường mới có thể đưa ra

3.2 Lựa chọn các chuẩn nén hình ảnh

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và sự ra đời của internet, thì việc tìm ra một phương pháp nén ảnh nhằm giảm bớt không gian lưu trữ thông tin và truyền thông trên mạng là yêu cầu cấp thiết Các kỹ thuật nén Video đều cố gắng giảm lượng thông tin cần thiết cho một chuỗi các bức ảnh, mà không làm giảm chất lượng ảnh Mục đích của nén video là giảm bớt số bít khi lưu trữ và truyền bằng cách loại bỏ lượng thông tin dư thừa trong từng frame và dùng kỹ thuật mã hoá để tối thiểu hoá lượng thông tin quan trọng cần lưu giữ Với một thiết bị lưu hình kỹ thuật số thông thường, ảnh sau khi được số hoá sẽ được nén lại Quá trình nén sẽ xử lý các dữ liệu trong ảnh để đưa hình ảnh vào một không gian hẹp hơn như trong thiết bị nhớ kỹ thuật số hoặc qua đường dây điện thoại,

Với đặc thù cấu hình của thiết bị đầu cuối là điện thoại di động hỗ trợ các định dạng:

Files: 3GP, 3G2, MP4( iso 14496-12)

Audio Codecs: AMR, AAC, SP-MIDI,EVRC,13K QCELP

Trang 13

Video Codecs: MPEG-4, H.264, H.263 profile 3 Level 10

Kích thước khung hình: CIF(320 x 240 pixels), QCIF( 176 x 144 pixels) và

SQCIF( 128 x 96 pixels)

Và các yêu cầu cần thiết cho dịch vụ như mô tả sau:

Thời gian trễ khi truy cập: Thời gian từ khi thuê bao click vào đường dẫn của nội dung đến khi bức ảnh đầu tiên được hiển thị lên, 4-8s

 Khả năng tự động đáp ứng băng thông: 20-384 Kbps

 Thời gian giật hình: không quá 200 ms

 Tỷ lệ truy cập thành công nội dung một cách trực tiếp phải lớn hơn 90%

 Thành công truy cập nội dung phải lớn hơn 99.9%

 Hỗ trợ cho hầu hết các kích thước khung hình của các loại di động trên thị trường Với thị trường lưu hình kỹ thuật số hiện nay, các chuẩn nén phổ biến là Motion JPEG (MJPEG), Wavelet, H.261/ H.263/ H.263+/ H.263++ và MPGE-1/ MPGE-2/ MPGE-4 Nhìn chung, có hai nhóm tiêu chuẩn chủ yếu: nhóm một gồm định dạng nén MJPEG và Wavelet; và nhóm hai gồm các định dạng chuẩn còn lại

So sánh hoạt động của chuẩn nén khác nhau như trong đồ thị dưới đây:

Hình vẽ 1: So sánh hoạt động của các chuẩn nén

Có thể thấy được từ đồ thị so sánh ở trên, kỹ thuật mã hóa H.264 rất hiệu quả ở dải băng thông thấp Chất lượng video của chuẩn H.264 tại băng thông 1,5 Mbps tốt hơn so với

Tempete CIF 30Hz

25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Tempete CIF 30Hz

25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Trang 14

chuẩn MPEG-2 ở băng thông 3 Mbps Sử dụng chuẩn nén H.264 có thể tiết kiệm được hơn một nửa băng thông

Bảng 1: Yêu cầu về băng thông đối với các chuẩn nén

3.3 Lựa chọn giao thức mạng

Multicast, còn được gọi là multiplex broadcast, là cách truyền thông tin tới một nhóm các đích đến một cách đồng thời sử dụng một phương pháp hiệu quả để truyền các bản tin trên mỗi kết nối của mạng chỉ một lần và chỉ tạo ra các bản sao khi các kết nối đến các đích đến rẽ nhánh

Thuật ngữ Multicast thường được sử dụng để ám chỉ đến IP Multicast, vốn là một giao thức được sử dụng để truyền một cách hiệu quả số liệu đến nhiều người nhận cùng một lúc trên các mạng sử dụng giao thức TCP/IP bằng cách sử dụng một địa chỉ multicast IP Multicast thường có liên quan đến các giao thức audio/video như RTP

Có nhiều kỹ thuật Multicast được sử dụng trên Internet Trong khi IP Multicast sử dụng lớp địa chỉ multicast (Class D) thì Explicit multicast (còn gọi là Xcast) lại sử dụng các địa chỉ unicast của tất cả các đích đến thay vì các địa chỉ multicast được ấn định Do kích thước gói IP nhìn chung bị giới hạn, Explicit multicast không thể được sử dụng cho các nhóm với số lượng lớn các địa chỉ multicast

Mô hình IP Multicast đòi hỏi phải giải quyết nhiều trạng thái bên trong mạng hơn so với mô hình IP unicast Và cũng chưa có một cơ chế nào chứng tỏ được sẽ cho phép mô hình IP multicast có thể mở rộng với hàng triệu người gửi và hàng triệu nhóm multicast, do

Trang 15

đó không thể tạo ra các ứng dụng multicast hoàn toàn dụng thực tế thương mại trên Internet

Kể từ 2003, những nỗ lực mở rộng multicast đến các mạng lớn đã tập trung vào một trường hợp multicast một nguồn đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn

Ưu điểm của Multicast:

 Sử dụng băng thông của mạng hiệu quả so với unicast

- với unicast, tổng dung lượng băng thông tăng tuyến tính với số thuê bao

 Yêu cầu sử dụng máy chủ là tối thiểu so với unicast - với unicast, kết nối của mỗi khách hàng yêu cầu một luồng riêng; với IP Multicast, chỉ có một luồng được gửi ra từ máy chủ

 Yêu cầu sử dụng mạng là tối thiểu - đây là hiệu quả của việc sử dụng IP Multicast

Nhược điểm của Multicast:

 Phân phát gói thiếu độ tin cậy - do IP Multicast sử dụng UDP làm giao thức truyền tải nên nó kế thừa sự thiếu tin cậy của UDP

 Khả năng lặp gói trên mạng - trong khi một giao thức định tuyến IP Multicast hội tụ, có khả năng nhiều bản sao của một gói multicast sẽ đến khách hàng

 Không có khả năng tránh tắc nghẽn - do IP Multicast

sử dụng UDP làm giao thức truyền tải nên nó không

có các cơ chế quay lui (backoff) và cửa sổ (window) của TCP

So với unicast, multicast là phương thức truyền sử dụng ít băng thông của mạng hơn Một ứng dụng unicast sẽ gửi một bản copy của mọi gói dữ liệu đến mọi người nhận Ngược lại, multicast chỉ gửi một bản copy tới những người dùng muốn nhận Đây là phương thức thường được sử dụng nhất cho hội nghị video và Video-on-Demand hiện nay Đồ thị dưới đây so sánh lưu lượng sử dụng giữa multicast và unicast dùng cho audio streaming và mọi người dùng đều nghe nhạc ở cùng tốc độ 8 Kbps

Một số cộng đồng trong mạng Internet công cộng vẫn thường sử dụng IP Multicast và

IP Multicast sử dụng cho nhiều ứng dụng đặc biệt bên trong mạng IP dùng riêng (private IP

Trang 16

network)

Các giao thức IP Multicast:

 Internet Group Management Protocol (IGMP)

 Protocol Independent Multicast (PIM)

 Distance Vector Multicast Routing Protocol (DVMRP)

 Multicast OSPF (MOSPF)

 Multicast BGP (MBGP)

 Multicast Source Discovery Protocol (MSDP)

 Multicast Listener Discovery (MLD)

 GARP Multicast Registration Protocol (GMRP)

Hình vẽ 2: So sánh lưu lượng sử dụng giữa Unicast và Multicast

IGMP: IGMP (Internet Group Management Protocol) là giao thức truyền thông để thông báo cho các bộ định tuyến hướng lên rằng một host muốn nhận một luồng multicast Một host trở thành một thành viên của một nhóm multicast (được định nghĩa bởi một địa chỉ

IP Class D 224.0.0.0 đến 239.255.255.255) cùng với các thiết bị thu khác Đây là một cơ chế khác của các cơ chế MPR (Multicast Routing Protocol) chỉ chạy trên các thiết bị định tuyến Nói cách khác khi một host chỉ ra rằng nó muốn nhận một luồng multicast, tùy vào mạng các thiết bị định tuyến để quyết dịnh xử lý như thế nào và kết quả luôn là host sẽ nhận được một luồng

IGMP sử dụng hai bản tin cơ sở cho các hoạt động tiêu chuẩn: các Report và Query, các host gửi các Report để gia nhập hoặc rời khỏi một nhóm Một host nhận Query từ một thiết bị định tuyến nếu thiết bị đó muốn, cho dù host có muốn là thành viên của một nhóm

Reference: Cisco Systems, Introduction to IP Multicast, Networkers 2002

Reference: Cisco Systems, Introduction to IP Multicast, Networkers 2002

Trang 17

multicast hay không

Các giao thức định tuyến Multicast: Có hai kiểu giao thức định tuyến IP Multicast cơ bản là Dense Mode, Spare Mode

Dense Mode: sử dụng phương thức ”flood and prune”, nghĩa là khi một luồng multicast đi vào mạng, nó ngay lập tức được đẩy đến tất cả các điểm trên mạng cho đến khi các thiết bị định tuyến không có các mạng con, các thiết bị thu cắt bớt các nhánh của cây phân phối Quá trình được lặp lại cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 ~ 3 phút, dẫn đến sự không hiệu quả do các mạng con không cần phải liên tục nhận luồng đó Mode này chỉ tốt cho các triển khai trên phạm vi nhỏ, với số chặng tối thiểu để hạn chế sự không hiệu quả của giao thức

Spare Mode: sử dụng cơ chế kéo (pull), nghĩa là mỗi thiết bị định tuyến mong muốn phải gia nhập một cây phân phối multicast (ngược lại so với các giao thức Dense Mode) Spare Mode cũng sử dụng cơ chế cây dùng chung, ở đó nhiều nguồn multicast có thể sử dụng cùng một cây phân phối Điều này được thực hiện bằng cách ấn định một thiết bị định tuyến như một điểm gốc (RP) phục vụ ở đỉnh của cây phân phối Các nguồn có thể gửi lưu lượng đến cây dùng chung, do đó tăng được hiệu quả tổng thể và yêu cầu duy trì

ít trạng thái hơn trên thiết bị định tuyến Mode này tốt cho việc triển khai nhiều nguồn vì

nó sử dụng các cây dùng chung Mode này cũng tốt cho việc triển khai trên phạm vi rộng hơn với các cây có tới hai hay nhiều mức sâu hơn

3.4 Lựa chọn công nghệ mạng truy nhập:

HSDPA ( chi tiết ở Phần III Lựa chọn giải pháp và tìm hiểu công nghệ HSDPA )

4 Hệ thống mạng cung cấp dịch vụ MobileTV:

4.1 Các thành phần cơ bản của hệ thống MobileTV

Mạng truy nhập: Mạng truy nhập sẽ tận dụng phần hạ tầng mạng truy nhập

GSM, CDMA, 3G có sẵn và đang được phát triển của Vinaphone, Mobiphone,

Video Headend: Yêu cầu phải có thiết bị đầu cuối cho việc phát nội dung quảng

bá Thiết bị đầu cuối này có khả năng mã hoá một chuỗi các hình ảnh theo thời gian thực bằng kỹ thuật nén dùng MPEG-4 Part 10 hoặc H.264 phù hợp với các đặc thù sẵn có của thiết bị đầu cuối di động Hình ảnh mã hoá có thể lấy từ vệ tinh, truyền hình cáp, hệ thống truyền hình mặt đất, máy chủ video, tape playout, v.v

Sau khi mã hoá, các chuỗi (định dạng ASI, SPTS) truyền Video, Audio sẽ được

Trang 18

đóng gói bằng cách sử dụng IP Streamer Sau đó IP Streamer sẽ truyền những chuỗi gói

IP bằng cách sử dụng giao thức UDP/IP

Đầu vào của hệ thống Video Headend sẽ là các chương trình truyền hình quảng

bá của VTV, các kênh truyền hình mua bản quyền thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ các nguồn khác như tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v

Hệ thống Middleware: Đây là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch vụ

MobileTV với người sử dụng Middleware xác định danh tính cho người dùng Hiển thị một danh sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng Middleware lưu lại một profile cho tất

cả các dịch vụ Middleware đảm bảo các hoạt động bên trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo Middleware sẽ không giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong

hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ Middleware hỗ trợ API cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa các

hệ thống

Phân hệ quản lý bản quyền số (Digital Rights Management - DRM): DRM

được dùng để bảo mật nội dung các khóa giải mã của các thuê bao Những nội dung được tải trên những máy chủ nội dung sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM và nó cũng cũng chỉ mã hóa nội dung broadcast để bảo mật sự phân bố đến thiết bị đầu cuối di động Hệ thống có khả năng hỗ trợ chức năng mã hoá trong các Headend tương ứng và cung cấp khoá mật mã cho các Headend này

Hệ thống DRM chứa khoá cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khoá đồng thời bí mật phân phối cơ sở dữ liệu này tới thiết bị đầu cuối di động Hệ thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm vào phần nội dung các chức năng thủ thuật trong khi xem (tua nhanh, tua lại, v.v )

Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở hạ tầng khoá công cộng (Public Key Infrastructure, PKI) PKI dùng các thẻ kỹ thuật số X.509 để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá an toàn dữ liệu có dùng các khoá chung/riêng

Thiết bị đầu cuối: Thiết bị đầu cuối là các dòng máy điện thoại di động đang

hoạt động trên thị trường như Nokia, Samsung, Sony Ericssion, HT mobile, của khách

Trang 19

hàng Thiết bị di động hỗ trợ các trình chơi nhạc, video, nó có thể giải mã những chuỗi

dữ liệu và hình ảnh được đưa vào di dộng bằng công nghệ IP như HTTP, RTSP, RTP, UDP, với các chuẩn H.263, H.264 và 1 phần mềm client bổ trợ thêm cho việc tương tác với các hệ thống bảo mật DRM và các giao diện tương tác với hệ thống

4.2 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật

Giải pháp kỹ thuật cho mạng truy nhập:

Phần mạng truy nhập của hệ thống cung cấp dịch vụ MobileTV trong dự án này

sẽ không đầu tư mới mà tận dụng hạ tầng mạng GSMs, CDMA, 3G có sẵn tại của các nhà cung cấp mạng di động Vinaphone và Mobiphone

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống Middleware:

Vai trò cốt lõi nhất của Middleware là đảm bảo thao tác giữa các phần của một chu trình dịch vụ truyền hình hoàn chỉnh Trong môi trường video, chính Middleware cho phép đại diện dịch vụ khách hàng cung cấp cho thuê bao của họ các gói xem phim theo yêu cầu và truyền hình

Middleware sẽ không bị hạn chế bởi bất cứ một hoạt động độc lập nào trong hệ thống nhưng lại có khả năng liên hệ trực tiếp với từng thành tố để cung cấp các giải pháp Phần mềm Middleware sẽ cung cấp các giao diện chương trình, cho phép kết nối với cơ sở hạ tầng sẵn có của nhà cung cấp cũng như hệ thống thanh toán/tính cước

Hệ thống quản lý quyền sử dụng:

Việc xem và sao chép bất hợp pháp bất kỳ một nội dung nào có thể đặt ra vấn đề

về quyền sở hữu trí tuệ IPR và vấn đề bảo mật Để đảm bảo việc truyền tải nội dung tới đúng người dùng và đảm bảo độ an toàn của các nội dung số hóa qua mạng, một phân hệ

số tích hợp để quản lý quyền sử dụng (DRM) được cung cấp nhằm bảo vệ hệ thống trước các kẻ đột nhập và những người dùng bất hợp pháp muốn đánh cắp nội dung video số

Để có thể xem được một nội dung xác định, người dùng phải được chứng thực từ phân

hệ DRM

Hệ thống DRM phải cho phép việc giao tiếp 2 chiều trong mạng IP để tăng tính

an ninh, đồng thời phải có khả năng mã hóa 25 kênh quảng bá hoặc nhiều hơn dùng các thuật toán mã hóa công nghiệp

Hệ thống DRM sẽ bao gồm các máy chủ thực hiện các chức năng điều khiển, tạo

Trang 20

và duy trì các khóa chứng thực PKI, thực thi và ghi lại các giao dịch, chịu trách nhiệm về nội dung được mã hóa khi phân phát các nội dung đó, cung cấp giao diện an toàn giữa thiết bị khách hàng và các thiết bị khác của máy chủ DRM, quản lý các chìa khóa và cơ

sở dữ liệu chứng thực cho khách hàng, Máy chủ mã hóa theo thời gian thực DRM cho các nội dung quảng bá, v.v

Hệ thống DRM phải hỗ trợ cả truyền thông đa điểm MobileTV và VoD một cách nhất quán Điều này được tạo ra từ các máy chủ mã hóa đã đề cập, bao gồm máy chủ chuyên cho mã hóa theo thời gian thực và mã hóa gián tuyến Các nội dung video được

mã hóa trước khi đưa vào hệ thống VoD Nội dung được mã hóa trong hệ thống DRM

phải có khả năng hỗ trợ các tính năng như: tua, tạm dừng, phát tiếp, v.v

5 Yêu cầu kỹ thuật tổ chức hệ thống mạng cung cấp dịch vụ MobileTV

5.1 Yêu cầu chung:

Các dịch vụ: Có khả năng cung cấp đa dạng các loại dịch vụ

Khả năng hoạt động: Hệ thống phải tương thích với nhiều chế độ truy nhập băng

thông như GSM, CDMA, 3G, tương thích với nhiều chủng loại máy chủ phục vụ và các

bộ mã hóa đa phương tiện, hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau chạy trên di động, có khả năng mở rộng dịch vụ cho các loại thết bị di động thế hệ mới, đảm bảo tích hợp đầy đủ dịch vụ

Khả năng quản lý: Hệ thống có khả năng hỗ trợ đa dạng các chức năng quản lý

thiết bị như chuẩn đoán lỗi thiết bị từ xa, báo cáo hoạt động của mạng, báo cáo hoạt động của các dịch vụ, v.v

Cấu trúc modular: Hệ thống phải được thiết kế có cấu trúc, có phân lớp

modular để có thể triển khai nhanh hơn, dễ chuẩn đoán lỗi hơn, dễ nâng cấp về sau, v.v

Hỗ trợ cập nhật phần mềm trực tuyến: Hệ thống phải có chức năng này để cho

phép cập nhật tự động phần mềm chạy trên các thiết bị đầu cuối di động khách hàng thông qua việc trao đổi thông tin giữa thiết bị di động và Middleware nhằm đảm bảo chạy trên di động hoạt động đúng mọi lúc

5.2 Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống có khả năng cung cấp dịch vụ an toàn, ổn định cho toàn bộ số lượng

Trang 21

thuê bao di động theo lộ trình phát triển đã được đặt ra theo từng giai đoạn cụ thể

Hệ thống sử dụng các bộ mã hóa H.263, H.264 (với giả thiết băng thông cho mỗi luồng video là 20-384 Kbps)

Trong giai đoạn đầu, hệ thống có khả năng cung cấp các dịch vụ: Live TV, VoD, File download, MoD, AD insertion,

Cung cấp 32 kênh truyền hình quảng bá

Với dịch vụ LiveTV, VoD, hệ thống phải có khả năng hỗ trợ tối thiểu 1.000 thuê bao đồng thời

5.3 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ cho MobileTV:

Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ MobileTV sẽ bao gồm các thành phần sau:

Hệ thống cung cấp nguồn dữ liệu: Thu, nhận và xử lý các dữ liệu chương trình

từ các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn khác để chuyển sang hệ thống Headend

Hệ thống Headend: Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh từ

các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để chuyển đổi nội dung này thành các luồng IP multicast ở khuôn dạng mã hóa được hỗ trợ trên thiết bị đầu cuối

di động Đối với dự án này, khuôn dạng này được mã hóa sử dụng chuẩn nén H.263, H.264 để có được khả năng mã hóa ở tốc độ bit thấp và chất lượng cao cho cả hình ảnh

và âm thanh

Hệ thống Middleware: Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và báo

cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và Mobile handset, đồng thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai

Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ thống

quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo Hệ thống này cũng cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao

Hệ thống quản lý bản quyền (DRM): DRM giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung

của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại thiết bị đầu cuối ở phía thuê bao

Trang 22

Mạng truy nhập: Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà cung cấp

Trang 23

g V ina ph e

erne

t – R

TP – 3gpp

SDISDI

SDI SDI

EDGE -Encoder Envivio

En the

t – RTP – 3gpp

SDICung cấp 32 kênh cho 3G (128kbps)

Hình vẽ 4: Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ MobileTV

6 Hệ thống quản lý cung cấp nội dung của dịch vụ MobileTV

Dịch vụ MobileTV là dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng 3G , dịch vụ sẽ tiếp phát nguyên vẹn theo thỏa thuận đã ký với các nhà cung cấp nội dung Nội dung của các kênh này được chịu trách nhiệm bởi đơn vị cung cấp kênh, do các cơ quan báo chí và cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý Dịch vụ MobileTV cung cấp cho khách hàng một đường link tương ứng với đúng định dạng và kích thước màn hình của thiết bị khi truy cập để xem kênh

Hiện nay thị trường điện thoại rất phong phú và đa dạng, hàng năm có rất nhiều điện thoại được ra đời với nhiều chức năng và ứng dụng hơn Đặc biệt là độ phân giải về màn hình nét hơn, cấu hình mạnh hơn dẫn đến người dùng yêu cầu chất lượng dịch vụ phải được tăng lên phù hợp với những chiếc thiết bị như vậy

Trang 24

Do đó việc yêu cầu về thay đổi bản quyền kênh, thiết bị truy cập xem kênh là rất thường xuyên Với mỗi lần yêu cầu thay đổi như vậy phải cập nhật lại hệ thống thì rất mất thời gian và công sức cho người quản trị hệ thống

Có rất nhiều công nghệ để quản lý được những việc như trên nhưng để mọi người đều có thể tao thác được , từ những người không am hiểu kỹ thuật cho đến những người

am hiểu kỹ thuật Theo em công nghệ thích hợp nhất ở đây là công nghệ dựa trên nền tảng Website Người dùng có thể tao tác rất dề dàng qua các click đơn giản để đạt được mục đích của mình

Vậy em sẽ dây dựng trang quản trị về người dùng, nội dung

Với mỗi một người dùng sẽ được cấp quyền tương ứng với chức năng và nhiệm vụ của mình

Ở đây em sẽ xây dựng một Website quản trị với các chức năng:

+ Quản lý thông tin người dùng + Quản lý thông tin khách hàng + Cập nhật các thông tin về thiết bị liên tục + Xây dựng Form nhập liệu

+ Xử lý các yêu cầu bình luận và phản hồi của khách hàng

Website phải đảm bảo những đặc tính sau:

+ Dễ dàng với người dùng +Phải linh hoạt- tính tự động cao : Khi người dùng thay đổi thông tin nào

đó, những thông tin đó cần được thể hiện ngay lập tức trên website

+ Dễ dàng quản lý, mở rộng chức năng: tùy từng giai đoạn phát triển, các chức năng của website có thể được bổ xung, chỉnh sửa chứ không phải luôn luôn

cố định

6.1 Tìm hiểu tổng quan về lập trình Website

Ngày nay việc sở hữu một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại có thể truy cập Internet không còn quá khó khăn ở Việt Nam, nhiều người đã coi máy tính hoặc điện thoại như một vật không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại mới, người sử dụng bắt đầu hướng tới

Trang 25

những nhu cầu cao cấp hơn Họ muốn sở hữu một thiết bị có khả năng truy cập mạng và thực hiện mọi ứng dụng một cách dễ dàng và tiện lợi

Tuy nhiên, thị trường trên nền tảng Internet là một thị trường rất sôi động với đủ loại thiết bị của các nhà sản xuất có kiểu dáng, tính năng, tốc độ xử lý, bộ nhớ trong, màn hình giao diện… khác nhau Và cũng vì có nhiều nhà sản xuất mà lại không có một chuẩn công nghệ (về mặt phần mềm) nào được áp dụng chung cho tất cả các thiết bị nên công việc lập trình cho ứng dụng Website đúng là một bài toán khó cho các lập trình viên

Việc lựa chọn một nền tảng phát triển cho lập trình Website cũng là một vấn đề nan giải Hiện nay có thể kể tên các nền tảng phổ biến: JAVA,PHP,C#,ASP.net, Nhìn vào hình dưới đây có thể thấy được phần nào sự phong phú của thị trường này

Trang 26

Java: “là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được thiết kế độc lập với hệ điều hành, cho phép người lập trình viết chương trình một lần và có thể sử dụng tại bất kỳ đâu” Mục tiêu của tôi ở những bài lập trình java cơ bạn này là hướng dẫn bạn những điểm cốt yếu của lập trình Java, bao gồm mô hình hướng đối tượng (OOP) và cách thức

áp dụng nó vào lập trình Java; cú pháp của ngôn ngữ Java và cách sử dụng; tạo ra đối tượng và thêm các hành vi, làm việc với các sưu tập (collections), xử lý lỗi; các mẹo để viết mã lệnh tốt hơn

Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ Java

Ngôn ngữ Java có cú pháp rất giống với ngôn ngữ C/C++ (là một ngôn ngữ rất mạnh được dùng phổ biến hiện nay), tuy nhiên nó đã được thay đổi khá nhiều để đáp ứng khả năng độc lập với hệ điều hành Nền tảng của ngôn ngữ Java là các class Các class đóng vai trò như những đối tượng, người lập trình khi xây dựng ứng dụng sẽ sử dụng một

số class chuẩn của hệ thống, đồng thời có thể tự mình xây dựng class khác đáp ứng yêu cầu công việc

Java là ngôn ngữ dễ học, nó lược bớt những lệnh thừa và rườm rà của C/C++ để người lập trình chú trọng vào việc viết chương trình Đồng thời, nó còn hạn chế người lập trình không can thiệp quá sâu vào hệ thống

Có một điểm mạnh của Java mà các bạn nên biết là Java có độ bảo mật cao Một điểm nữa là Java là miễn phí, các công cụ lập trình của Java thường rất nhiều, các cộng đồng Java thì rất lớn, tạo ra được các plugin, các mã nguồn mở rất phong phú cho bạn sử dụng

Để lập trình Java các bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để viết mã nguồn Java như Eclipse, Netbean v.v

Các framework lập trình trong Java: JSP.JSF,Spring,

6.1.2 Framework JSP

Giới thiệu

JSP (viết tắt của tiếng Anh JavaServer Pages) còn được biết đến với một cái tên khác là Java Scripting Preprocessor - tạm dịch là "Bộ tiền xử lý văn lệnh Java" - là một công nghệ Java cho phép các nhà phát triển tạo nội dung HTML, XML hay một số định dạng khác của trang web một cách năng động, trong khi hồi âm yêu cầu của trình khách Công nghệ này cho phép người ta nhúng mã Java và một số hành động xử lý đã được định trước (pre-defined actions) vào trong nội dung tĩnh của trang

Trang 27

JSP là cách đơn giản hóa hơn cho Servlet Nếu như đối với Servlet phải viết mã Java và biên dịch bằng tay trước khi sử dụng với trình chủ Web server thì JSP không cần điều này JSP viết mã Java tương tự Servlet nhưng cho phép trộn lẫn Java với các thẻ HTML để tạo ra Servlet xử lý các yêu cầu mà trình khác gửi đến trang

JSP đơn giản và dễ sử dụng hơn Servlet mặc dù sau khi biên dịch và thực thi chúng chỉ là một

Kiến trúc JSP trong ứng dụng Web

Hình vẽ 6: Kiến trúc trong ứng dụng Web

Chu trình sống của JSP

Trang JSP có chu trình sống xác định tính từ khi hệ thống đọc biên dịch trang JSP, gọi thực thi và loại bỏ trang ra khỏi bộ nhớ Chu trình sống của trang JSP gồm có 5 giai đoạn sau:

Biên dịch trang

Khi trình duyệt yêu cầu trang JSP, Web server sẽ kiểm tra xem trang JSP đã được biên dịch hay chưa Nếu chưa biên dịch hoặc đã biên dịch nhưng trang JSP mới vừa thay đổi mã nguồn thì Web Server sẽ thực hiện biên dịch trang JSP Quá trình biên dịch JSP thực tế là chuyển trang JSP thành servlet File biên dịch class của trang chỉ diễn ra một lần Nếu trang đã biên dịch và sau đó không bị thay đổi trong mã nguồn thì quá trình biên dịch sẽ không xảy ra nữa, do đó mà tốc độ thực thi sẽ nhanh hơn Sau khi biên dịch, mã trang sẽ được nạp vào bộ nhớ để thực thi

Quá trình biên dich trang JSP sẽ được diễn ra như sau:

Trang 28

Bước 1: Kiểm tra xem trang đã được dịch thành mã nguồn tương đương servlet

hay chưa

Bước 2: Nếu chưa được biên dịch thì trang JSP sẽ được biên dịch thành file nguồn

.java theo cấu trúc của servlet Gọi trình biên dịch javac biên dịch file nguồn java thành file thực thi của servlet class

Bước 3: Nạp servlet đã biên dịch ở bước 2, thực thi trả kết quả về cho trình khách Bước 4: Nếu file JSP đã được biên dịch trước đó : thực hiện kiểm tra xem nội

dung file jsp có thay đổi không, Nếu có thì quay lại bước 2 biên dịch lại trang, nếu không thì quay lại bước 3

Nạp trang

Kể từ giai đoạn này, quá trình nạp trang tương tự như servlet (trang JSP sau khi biên dịch có thể coi như một servlet) Chỉ có một điểm khác là servlet chỉ được nạp một lần trong khi mã trang JSP mặc dù đã biên dịch nhưng phải nạp lại nhiều lần mỗi khi web server nhận được yêu cầu trang từ trình duyệt

Khởi tạo

Khi nạp mã trang thành công, Web server sẽ gọi đến phương thức khỏi tạo trang

Và mặc dù JSP được biên dịch ra servlet nhưng phương thức khởi tạo cho trang JSP lại mang tên là jspInit() chứ không phải là init() như servlet

Thực thi

Sau quá trình khởi tạo, Web server sẽ gọi đến phương thức _jspService (khác với servlet gọi đến doPost(), doGet() hoặc service()) Phương thức _jspService sẽ chuyển đến hai lớp đối tượng HttpServletRequest và HttpServletResponse để đọc và ghi kết xuất trả

về trình khách

Dọn dẹp

Khi trang JSP đã thực thi xong, trình chủ Web Server sẽ gọi phương thức jspDestroy() để giải phóng mã trang khỏi bộ nhớ Tương tự như trong Servlet, có thể cài đặt phương thức jspDestroy() thực hiện giải phóng vùng nhớ hoặc đóng kết nối trả về tài nguyên cho hệ thống

6.2 Mã hóa Link xem kênh liveTV

Trang 29

Do đường link xem kênh liveTV chỉ là đường link trỏ đến địa chỉ Server- streaming do vậy đường link sẽ rất rõ ràng và chỉ cần nhập đúng đường dẫn đấy là có thể xem được Kênh Vậy nên cần phải mã hóa đường link đấy và chỉ có người khách hàng đã đăng ký thì mới có thể xem được kênh

6.2.1 Dùng thuật toán mã hóa MD5

MD5 (viết tắt của tiếng Anh Message-Digest algorithm 5, giải thuật Tiêu hóa tin 5) là một hàm băm mật mã học được sử dụng phổ biến với giá trị Hash dài 128-bit Là một chuẩn Internet (RFC 1321), MD5 đã được dùng trong nhiều ứng dụng bảo mật, và cũng được dùng phổ biến để kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin Một bảng băm MD5 thường được diễn tả bằng một số hệ thập lục phân 32 ký tự

MD5 chuyển một đoạn thông tin chiều dài thay đổi thành một kết quả chiều dài không đổi 128 bit Mẩu tin đầu vào được chia thành từng đoạn 512 bit; mẩu tin sau đó được độn sao cho chiều dài của nó chia chẵn cho 512 Công việc độn vào như sau: đầu tiên một bit đơn, 1, được gắn vào cuối mẩu tin Tiếp theo là một dãy các số zero sao cho chiều dài của mẩu tin lên tới 64 bit ít hơn so với bội số của 512 Những bit còn lại được lấp đầy bằng một số nguyên 64-bit đại diện cho chiều dài của mẩu tin gốc

7 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

7.1 Giới thiệu

Được thành lập bởi Larry Ellison và Bob Miner vào năm 1977, Oracle được xây dựng trên niềm tin rằng các hệ thống thông tin kinh doanh sẽ không là gì nếu không có một qui trình kiểm tra toàn diện – từ mô hình phần mềm cơ sở dữ liệu phân cấp cho đến phần mềm cơ sở dữ liệu quan hệ Khi các ngành kinh doanh phát triển mạnh thì thị trường càng đòi hỏi những kĩ thuật mới nhằm đẩy mạnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng lên một tầm cao mới và Oracle đã đáp ứng những yêu cầu này mọi lúc mọi nơi

7.2 Đặc điểm của nổi bật của Oracle

Ngày từ phiên bản Oracle9i Release 1 (9.0.1) được đưa ra thị trường vào đầu năm

2001 và được cải tiến, bổ sung thêm một số chức năng, đặc điểm mới so với các phiên bản trước Các đặc điểm này đã làm cho việc quản lý database trở nên mềm dẻo, linh hoạt

và hiệu quả hơn Gồm các đặc điểm sau :

Cho phép định nghĩa lại cấu trúc của tables đang online

Trang 30

Chức năng này được cung cấp trong gói package DBMS_REDEFINITION do Oracle cung cấp, cho phép người dùng có thể định nghĩa lại cấu trúc của một table thông quan câu lệnh DML ngay khi nó đang online Với các phiên bản trước, Oracle 8i, ta cũng

có thể định nghĩa lại cấu trúc của table nhưng trước đó cần phải đặt chế độ offline cho nó Điều này không thuận tiện cho việc quản trị

Cho phép thực hiện lệnh ANALYZE VALIDATE STRUCTURE tức thời

Có thể thực hiện lệnh ANALYZE để tối ưu table ngay cả khi đang có lệnh DML thực hiện trên table

Điều khiển lưu trữ sau

Oracle cung cấp cơ chế điều khiển switching đối với các online redo log group dựa theo thời gian (time-based) Trong cấu hình primary/standby, tất cả các noncurrent logs tại primary site sẽ được lưu trữ rồi vận chuyển tới standby database Việc này sẽ hiệu quả khi hạn chế số lượng các redo records

Tạm treo database

Oracle9i cung cấp chức năng suspend/resume Quản trị viên sử dụng lệnh ALTER SYSTEM SUSPEND để tạm treo database, dừng mọi thao tác truy xuất vào ra đối với các datafiles và control files Khi database ở trạng thái tạm treo, các thao tác vào ra (I/O operations) đang thực hiện sẽ được kết thúc và những truy cập vào database mới phát sinh sẽ được đẩy vào queue Thực hiện lệnh ALTER SYSTEM RESUME để khôi phục lại tình trạng bình thường của database

Đặt chế độ hoạt động tĩnh cho database

Oracle9i cho phép đưa database vào chế độ hoạt động tĩnh(quiesced state) Theo

đó chỉ có các DBA transactions, queries, và các lệnh PL/SQL là được phép thực hiện Trạng thái này cho phép người dùng thực hiện các thao tác quản trị một cách an toàn Sự dụng câu lệnh ALTER SYSTEM QUIESCE RESTRICTED để đưa database về chế độ hoạt động tĩnh

Khả năng khôi phục và cấp phát lại không gian

Oracle sẽ tự động thực hiện tạm treo (suspending) và sau đó khôi phục (resuming) lại việc thực hiện các thao tác database tốn kém (large database operations) trong trường hợp có lỗi cấp phát không gian Nhờ vậy mà Oracle database server sẽ có thể tự thực hiện các thao tác hợp lý thay vì việc trả về thông báo lỗi như ở các phiên bản trước Sau khi các lỗi này được khắc phục database lại được tự động khôi phục bình thường

Trang 31

Cho phép lưu trữ trên nhiều đích lưu trữ

Số lượng đích lưu trữ tối đa mà ta có thể sử dụng để lưu trữ các online redo log được tăng lên từ 5 tới 10

Tự động quản lý vùng không gian

Oracle9i cho phép quản lý tự động việc giải phóng và sử dụng các vùng không gian có trong các segments được lưu trữ trong các locally managed tablespaces thông qua việc sử dụng mệnh đề SEGMENT SPACE MANAGEMENT có trong câu lệnh CREATE TABLESPACE Quản trị viên có thể sử dụng chế độ AUTO hoặc MANUAL để chỉ rõ kiểu quản lý không gian mà Oracle sẽ sử dụng

Cập nhật lại các global indexes mỗi khi thực hiện thao tác bảo trì partition

Theo mặc định, có thể có một vài phần của một bảng được phân khu (partitioned tables) ở trạng thái không sử dụng (đánh dấu UNUSABLE) sẽ được nạp vào trong global indexes Và ta cần xây dựng lại (rebuild) toàn bộ global index Oracle9i cho phép thực hiện tự động công việc rebuild này thông qua mệnh đề UPDATE GLOBAL INDEX có trong câu lệnh ALTER TABLE khi thực hiện bảo trì

Cho phép sử dụng đồng thời nhiều kích cỡ block

Oracle cho phép sử dụng đồng thời nhiều kích cỡ blocks (multiple block sizes) Kích thước chuẩn (standard block size) được quy định trong tham số khởi tạo DB_BLOCK_SIZE nhưng cũng có thể mở rộng thêm 4 giá trị kích thước block phi chuẩn nữa (nonstandard block sizes) Các kích thước blocks phi chuẩn được chỉ rõ mỗi khi tạo tablespaces Kích thước block chuẩn được sử dụng cho SYSTEM tablespace và hầu hết các tablespaces khác Việc hỗ trợ sử dụng nhiều kích cỡ block sẽ cho phép thực hiện trao đổi các tablespaces của các database mà không có cùng một kích thước block

Quản lý động buffer cache

Kích thước của buffer cache có trong vùng nhớ System Global Area được quản lý động Điều này có nghĩa là giá trị của tham số DB_BLOCK_BUFFERS (trong file tham

số khởi tạo) có thể được thay thế bởi giá trị có trong tham số khác, tham số DB_CACHE_SIZE Trong Oracle 9i, buffer cache lại được phân chia thành nhiều bộ đệm con (subcaches) nếu có sử dụng chế độ multiple block sizes Bốn giá trị kích cỡ block được chỉ ra trong 4 tham số DB_ nK_CACHE_SIZE tương ứng

Trang 32

Quản lý động vùng nhớ SGA

Các tham số khởi tạo có thể tác động tới kích cỡ của vùng nhớ SGA Và ta có thể thay đổi kích cỡ của SGA dễ dàng thông qua câu lệnh ALTER SYSTEM SET

Quản lý việc khôi phục (undo) tự động

Oracle sử dụng rollback segments để lưu trữ các thông tin cho khôi phục Việc phục hồi (undo) bao gồm roll back, undo, và thay đổi (changes) đối với database mỗi khi cần Oracle 9i cho phép ta tạo riêng một undo tablespace để lưu trữ các thông tin phục hồi này Việc sử dụng undo tablespace sẽ làm giảm bớt tính phức tạp của việc quản trị vùng không gian rollback segment, và cho phép phục hồi lại các thông tin dài mà không sợ bị trùng lên nhau

Quản lý files trong Oracle

Một điểm mới trong Oracle 9i là quản lý files Thông qua các tham số khởi tạo DB_CREATE_FILE_DEST và DB_CREATE_ONLINE_LOG_DEST_ n ta có thể chỉ ra cho hệ thống các đường dẫn cụ thể lưu trữ các file thuộc tablespace, online redo log file hay control file Oracle luôn đảm bảo quản lý file duy nhất trong hệ thống

Tự động xoá các datafiles

Oracle9i cung cấp một lựa chọn cho phép tự động xoá bỏ (remove) các datafiles mỗi khi tablespace tương ứng bị huỷ thông qua câu lệnh DROP TABLESPACE Tuỳ chọn tương tự trong câu lệnh ALTER DATABASE TEMPFILE cũng được sử dụng để xoá các temporary file tương ứng

Metadata API

Một PL/SQL package mới, DBMS_METADATA.GET_DDL, được đưa vào Oracle 9i cho phép ta lấy được các siêu dữ liệu (metadata) – Các thông tin tổng hợp về các schema object

Các bảng ngoài – External tables

Oracle9i cho phép ta truy cập theo kiểu chỉ đọc các dữ liệu trong các bảng ngoài (external tables) External tables là các tables mà không nằm trong database, và có thể ở các khuôn dạng (format) nào đó Câu lệnh CREATE TABLE … ORGANIZATION EXTERNAL được sử dụng để chỉ ra metadata mô tả cho external table tương ứng Oracle

Trang 33

cung cấp điều khiển truy cập ORACLE_LOADER, qua đó cung cấp khả năng ánh xạ dữ liệu tương ứng với cú pháp lệnh trong control file

Tăng cường cho constraint

Ta sử dụng mệnh đề USING INDEX trong câu lệnh CREATE TABLE hay ALTER TABLE để cho phép ta chỉ rõ index mỗi khi sử dụng ràng buộc unique key hay primary key Thêm vào đó, ta cũng có thể ngăn cản việc huỷ (dropping)

File tham số trên server

Oracle lưu trữ các tham số khởi tạo cho session trong file tham số dưới khuôn dạng văn bản và được đặt tại các client machine

Các tham số khởi tạo của server nằm trong file tham số trên server thường ở khuôn dạng nhị phân và có thể được lưu trong database

Temporary tablespace mặc định

Có thể thêm vào mệnh mới DEFAULT TEMPORARY TABLESPACE vào câu lệnh CREATE DATABASE để cho phép tạo temporary tablespace ngay trong thời gian tạo database Tablespace này sẽ được sử dụng như temporary tablespace mặc định

Đặt tên cho transaction

Oracle cho phép ta gán tên cho mỗi một transaction Tên của transaction rất có ích cho việc phân biệt giảm thiểu việc nhầm lẫn giữa các transactions

Một số thay đổi trong Oracle Database Configuration Assistant

Oracle Database Configuration Assistant có một số thay đổi trong thiết kế Theo

đó, nó cung cấp các mẫu (templates) giúp cho việc tiết kiệm, giảm bớt việc định nghĩa các object trong database

Người dùng cũng có thể tạo ra các mẫu này thông qua việc sửa đổi các mẫu có sẵn Khi tạo database bằng công cụ Database Configuration Assistant ta cũng có thể thêm vào ngay hoặc sau đó các khuôn mẫu gọi là các Oracle’s new Sample Schemas Những schemas này là những ví dụ tài liệu cơ bản trong Oracle

Quản lý việc sử dụng index

Ta thêm mệnh đề MONITORING USAGE vào trong câu lệnh ALTER INDEX để

có thể xác định và quản lý index khi nó được thực hiện

Trang 34

Liệt kê các phân vùng

Oracle 9i giới thiệu sử dụng liệt kê các phân vùng, nó cho phép ta chỉ ra một danh sách các giá trị rời rạc tương ứng với các partitioning column của mỗi phân vùng Phương thức liệt kê phân vùng (list partitioning method) được đưa ra nhằm mục đích mô hình hoá dữ liệu phân tán đối với các giá trị rời rạc Việc này khó thực hiện được bằng các phương pháp range partitioning (phân khu theo khoảng giá trị) hay hash partitioning (phân khu theo hàm băm)

Phân khu theo hàm băm cho các index-organized tables

Oracle 9i cho phép sử dụng phương pháp băm khi phân khu các index-organized tables Ở các phiên bản trước, việc phân khu cho index-organized tables vẫn thực hiện được nhưng chỉ bằng phương pháp range method

Xử lý các job queue process linh hoạt

Các job queue process được tạo một cách linh hoạt và nó chỉ cần tới số hiệu của processes được tạo để thực hiện các jobs của process đó đang sẵn sàng cho việc thực hiện Tiến trình nền (background process) có tên là CJQ sẽ đảm nhiêm công việc này

Điểm mới trong Database Resource Manager

Có một số chức năng mới được thêm vào Database Resource Manager:

+ Có khả năng tạo một active session pool, là nơi lưu chứa được một số lượng lớn nhất các user sessions đồng thời đang được thực hiện Nếu có nhiều hơn số lượng lớn nhất các sessions cùng được thực hiện thì các sessions mới này sẽ được đưa vào hàng đợi

để chờ thực hiện sau Tuy nhiên ta cũng có thể đưa ra một khoảng thời gian trễ (timeout)

để cho phép thực hiện hay huỷ việc thực hiện các sessions mới bổ sung này

+Tự động chuyển users từ một nhóm này sang một nhóm khác tuỳ theo sự điều chỉnh của quản trị viên (administrator) Nếu một session được tạo bởi member thuộc một nhóm users nào đó thực hiện trong khoảng thời gian dài hơn thời gian cho phép thì session đó có thể được tự động chuyển sang một nhóm khác với những yêu cầu tài nguyên khác

+ Có khả năng ngăn chặn thực hiện các thao tác mà được dự kiến là sẽ phải chạy trong một thời gian dài hơn là khoảng thời gian cho phép

Trang 35

+ Có khả năng tạo một undo pool, là nơi chứa một số lượng nhất định vùng không gian dành cho việc khôi phục thông tin (undo)

Cơ chế xác thực và nhờ xác thực (Proxy authentication and authorization)

Oracle9i cho phép một server nằm ở lớp giữa (middle-tier) xác nhận hộ một client

Ta có thể thực hiện việc này bằng cách đưa vào mệnh đề GRANT CONNECT THROUGH trong câu lệnh ALTER USER Ta cũng có thể chỉ rõ vai trò của lớp giữa (middle tier) trong việc kết nối tới client

Application roles

Oracle cho phép gán roles cho các application users mà được kích hoạt bằng cách

sử dụng PL/SQL package Sử dụng mệnh đề IDENTIFIED USING package trong câu lệnh CREATE ROLE để thực hiện việc này

8 Cấu hình và chạy wapsite,website trên Tomcat

Tomcat không nên được hiểu nhầm với các máy chủ HTTP Apache - cái mà dùng

để thực thi các câu lệnh viết bằng ngôn ngữ C trên máy chủ HTTP; có 2 máy chủ web được kết nối với nhau Apache Tomcat cung cấp các công cụ cho việc cấu hình và quản

lý, nhưng cũng có thể được cấu hình bởi việc soạn thảo các file cấu hình viết bằng XML

Trang 36

8.2 Hướng dẫn cấu hình

Chuẩn bị:

- Hãy chắc chắn rằng máy bạn đã cài Java JDK

- Các bạn download Apache Tomcat tại link sau đây http://tomcat.apache.org/

Trang 37

B2: Sau đó chạy file startup.bat

chưa

Trang 38

Phần II Các hệ thống MobileTV hiện có

1 Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC

- Vietnam Multimedia Corporation (VTC) đã hợp tác với Nokia để cung cấp các dịch vụ truyền hình di động băng thông rộng dựa trên công nghệ DVB-H tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh Khách hàng có thể sử dụng 2 gói kênh MobileTV1/MobileTV2 được VTC giới thiệu

- VTC cũng sử dụng công nghệ áp dụng tiêu chuẩn DVB-H (Digital Video Broadcast – Handheld, chuẩn truyền hình kỹ thuật số di động) được phát triển bởi tổ chức DVB của Châu Âu VTC có thể sử dụng ngay tiêu chuẩn DVB-H vì tiêu chuẩn này được thừa kế từ tiêu chuẩn phát sóng số mặt đất DVB-T - tiêu chuẩn đang được VTC ứng dụng

để phủ sóng truyền hình kỹ thuật số trên diện rộng tại Việt Nam

- VTC đã ký kết với Nokia về thỏa thuận cung cấp điện thoại tích hợp khả năng cung cấp dịch vụ truyền hình di động với dòng sản phẩm Nokia N92 đã được tung ra vào thị trường Việt Nam Việc này sẽ tạo thuận lợi cho VTC trong bước đầu triển khai thử nghiệm dịch vụ

- VTC đang có những chiến lược riêng về nội dung cung cấp cho dịch vụ truyền hình di động như xây dựng những bản tin ngắn, phim ngắn 5 phút để phát trên truyền hình di động VTC cũng xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của họ là những doanh nhân để chuẩn bị xây dựng nội dung phù hợp

Thế mạnh của VTC bao gồm:

 Là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ này

 Sẵn có hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn phát sóng số mặt đất DVB-T

Trang 39

 Có khả năng xây dựng các chương trình nội dung riêng biệt để cung cấp cho đối tượng khán giả truyền hình

 Có khả năng cung cấp thêm các dịch vụ tương tác SMS trên truyền hình

- Tuy nhiên, VTC vẫn chỉ mới là một công ty truyền thông, chưa có cơ sở hạ tầng

và mạng lưới khách hàng đông đảo Hiệu quả thu hút khách hàng vẫn là một ẩn

số

- Các dịch vụ hiện tại cung cấp cho Truyền hình di động cũng chỉ là các chương trình cho truyền hình thông thường mà chưa có những chương trình thực sự sản xuất riêng cho Truyền hình di động

- Mặc dù hợp tác với Nokia để triển khai Truyền hình di độngtrên điện thoại N92 sử dụng công nghệ DVB-H nhưng do mang đặc thù riêng của Nokia nên chưa hoàn toàn hỗ trợ các diện thoại di động tích hợp công nghệ DVB-H của các nhà cung cấp thiết bị di động đầu cuối khác

2 Trung tâm điện thoại di động CDMA (Stelecom)

Ngày 9/10/2006, S-Fone chính thức ra mắt dịch vụ truyền hình di động dựa trên nền công nghệ CDMA 2000 1* EV-DO EV-DO (Evolution-Data Optimized) là tiêu chuẩn truyền dữ liệu băng rộng vô tuyến cho các thiết bị không dây, tốc độ truyền dữ liệu là 2,4 Mbps Trước mắt, chỉ máy Samsung SCH-F363 mới có thể xem được dịch vụ truyền hình của S-Fone

Dịch vụ VOD (Video-on-demand) của mạng di động S-Fone sử dụng công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO, loại công nghệ cho phép phát triển và tối ưu hóa dữ liệu VOD cung cấp các loại phim, nhạc (dạng video) hoặc một số chương trình truyền hình qua mạng di động S-Fone, trước mắt là các kênh: HBO, AXN, V-Channel, Fashion TV, VTV3 (Đài truyền hình VN), HTV7 (Đài truyền hình TP.HCM)

Dịch vụ VOD được cung cấp dưới ba hình thức:

Trang 40

- Tải (download) các phim, nhạc, chương trình truyền hình có sẵn trên máy chủ về máy điện thoại rồi từ từ thưởng thức;

- Xem trực tuyến các chương trình truyền hình đang phát sóng (Live Streaming) trên một số kênh mà S-Fone lựa chọn;

- Xem trực tiếp các nội dung được lưu sẵn trên máy chủ của mạng S-Fone (Streaming)

Tương tự dịch vụ VOD, mạng di động S-Fone còn cung cấp dịch vụ MOD on-demand), nghe nhạc theo yêu cầu, được cung cấp dưới hai hình thức: kết nối dịch vụ, nghe trực tiếp những bài hát có trên mạng của dịch vụ này hoặc tải các ca khúc lưu vào

(Music-bộ nhớ chiếc máy điện thoại CDMA dùng làm nhạc chuông

Để sử dụng các dịch vụ VOD và MOD, cần có chiếc điện thoại di động CDMA hỗ trợ kết nối các loại dịch vụ này Được biết đến nhiều nhất là chiếc Samsung F363 (giá gần 6 triệu đồng/chiếc) và cho đến thời điểm 2008 thì đây cũng là dòng máy duy nhất được Việt hóa hoàn toàn

Cước dịch vụ VOD và MOD gồm hai phần: cước nội dung (có thể là một bản nhạc, một đoạn phim, một chương trình truyền hình, một đoạn video các bàn thắng đẹp của trận bóng ) và cước dữ liệu Đối với dịch vụ VOD, nếu sử dụng hình thức tải về bộ nhớ máy điện thoại, mức cước là 2.500 đồng/nội dung; xem trực tuyến 1.000 đồng/nội dung Còn đối với dịch vụ MOD, nếu tải về thì người sử dụng trả 2.000 đồng/bài hát, nghe trực tuyến 500 đồng/bài hát Đây là mức cước cố định, bất kể nội dung mà người sử dụng có nhu cầu thưởng thức dài hay ngắn

Ngoài mức cước nội dung nói trên, người sử dụng còn trả thêm khoản chi phí gọi là cước truyền dữ liệu Cả hai dịch vụ này, S-Fone đưa ra mức cước dữ liệu thống nhất là 5 đồng/KB

Nếu xem trọn một trận bóng đá 90 phút sẽ phải trả cước khoảng 108.000 đồng (nếu tính theo thời gian tương tương 1.200 đồng/phút) còn nếu tính theo lượng dữ liệu phải tải

Ngày đăng: 26/07/2017, 21:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[9]. DigiTAG "Television on a handheld receiver – broadcasting with DVB-H", 03/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Television on a handheld receiver – broadcasting with DVB-H
[10]. Michaenl Kornfeld & Ulrich Reimers "DVB-H – The emerging standard for mobile data communication", 1/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DVB-H – The emerging standard for mobile data communication
[11] D. CHASE, “Code combining: A maximum-likelihood decoding approach for combining an arbitrary number of noisy packets,” IEEE Transactions on communications, Vol. com-33, No.5, May 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Code combining: A maximum-likelihood decoding approach for combining an arbitrary number of noisy packets
[12] Motorola, “Performance Comparison of Hybrid-ARQ Schemes”, TSG-RAN WG#17, 20th-24th Oct 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance Comparison of Hybrid-ARQ Schemes
[14] Motorola, “Performance comparison of Hybrid-ARQ schemes” ,3GPP input paper TSGR#17(00)1396, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance comparison of Hybrid-ARQ schemes
[15] Motorola, “Performance comparison of Hybrid-ARQ schemes: Additional results,” 3GPP input paper TSGR1#18(00)0044, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance comparison of Hybrid-ARQ schemes: Additional results
[16] NAVEEN SHANKPAL, “HSDPA: Higher Data Rates for WCDMA(UMTS)”, Institute for Communications Engineering (LNT) ,Institute of Communication Networks (LKN) 12.2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HSDPA: Higher Data Rates for WCDMA(UMTS)
[1]. Transmission system for Handheld Terminals (DVB –H) DVB Document A 081. June 2004 Khác
[3]. DVB Update. Digital Terrestrial TV Broadcasting. Peter MacAvock, Executive Director, the DVB Project Office. ASEAN Digital Broadcasting Meeting. Brunei Darussalem, 15, 16/3/2004 Khác
[4]. Mobile and Portable DVB-T Radio Access Interface Specification, European Industry Association EICTA, MBRAI-02-16 Khác
[5]. IP Datacasting – Bringing TV to the Mobile Phone, White Paper, Nokia [6]. OMA Digital Rights Management version 1.0 , Open Mobile Alliance,OMA-DRM- v1_0-20031113-C Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w