Trung tâm điện thoại di động CDMA (Stelecom)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dịch vụ mobile TV và triển khai trên mạng truy cập VASC (Trang 39 - 43)

Ngày 9/10/2006, S-Fone chính thức ra mắt dịch vụ truyền hình di động dựa trên nền công nghệ CDMA 2000 1* EV-DO. EV-DO (Evolution-Data Optimized) là tiêu chuẩn truyền dữ liệu băng rộng vô tuyến cho các thiết bị không dây, tốc độ truyền dữ liệu là 2,4 Mbps. Trước mắt, chỉ máy Samsung SCH-F363 mới có thể xem được dịch vụ truyền hình của S-Fone.

Dịch vụ VOD (Video-on-demand) của mạng di động S-Fone sử dụng công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO, loại công nghệ cho phép phát triển và tối ưu hóa dữ liệu. VOD cung cấp các loại phim, nhạc (dạng video) hoặc một số chương trình truyền hình... qua mạng di động S-Fone, trước mắt là các kênh: HBO, AXN, V-Channel, Fashion TV, VTV3 (Đài truyền hình VN), HTV7 (Đài truyền hình TP.HCM).

- Tải (download) các phim, nhạc, chương trình truyền hình có sẵn trên máy chủ về máy điện thoại rồi từ từ thưởng thức;

- Xem trực tuyến các chương trình truyền hình đang phát sóng (Live Streaming) trên một số kênh mà S-Fone lựa chọn;

- Xem trực tiếp các nội dung được lưu sẵn trên máy chủ của mạng S-Fone (Streaming).

Tương tự dịch vụ VOD, mạng di động S-Fone còn cung cấp dịch vụ MOD (Music- on-demand), nghe nhạc theo yêu cầu, được cung cấp dưới hai hình thức: kết nối dịch vụ, nghe trực tiếp những bài hát có trên mạng của dịch vụ này hoặc tải các ca khúc lưu vào bộ nhớ chiếc máy điện thoại CDMA dùng làm nhạc chuông.

Để sử dụng các dịch vụ VOD và MOD, cần có chiếc điện thoại di động CDMA hỗ trợ kết nối các loại dịch vụ này. Được biết đến nhiều nhất là chiếc Samsung F363 (giá gần 6 triệu đồng/chiếc) và cho đến thời điểm 2008 thì đây cũng là dòng máy duy nhất được Việt hóa hoàn toàn.

Cước dịch vụ VOD và MOD gồm hai phần: cước nội dung (có thể là một bản nhạc, một đoạn phim, một chương trình truyền hình, một đoạn video các bàn thắng đẹp của trận bóng...) và cước dữ liệu. Đối với dịch vụ VOD, nếu sử dụng hình thức tải về bộ nhớ máy điện thoại, mức cước là 2.500 đồng/nội dung; xem trực tuyến 1.000 đồng/nội dung. Còn đối với dịch vụ MOD, nếu tải về thì người sử dụng trả 2.000 đồng/bài hát, nghe trực tuyến 500 đồng/bài hát. Đây là mức cước cố định, bất kể nội dung mà người sử dụng có nhu cầu thưởng thức dài hay ngắn.

Ngoài mức cước nội dung nói trên, người sử dụng còn trả thêm khoản chi phí gọi là cước truyền dữ liệu. Cả hai dịch vụ này, S-Fone đưa ra mức cước dữ liệu thống nhất là 5 đồng/KB.

Nếu xem trọn một trận bóng đá 90 phút sẽ phải trả cước khoảng 108.000 đồng (nếu tính theo thời gian tương tương 1.200 đồng/phút) còn nếu tính theo lượng dữ liệu phải tải

về thông qua mạng S-Fone sẽ lên đến khoảng 21.600KB, xấp xỉ 21 MB (1MB = 1.024KB).

Trong khi đó, một bài hát dạng video (dùng dịch vụ VOD để xem qua màn hình điện thoại di động CDMA) được truyền tải trên mạng của S-Fone thường có dung lượng khoảng 6MB, tương đương khoảng 6.144KB. Như vậy, với mức cước 5 đồng/KB và cộng với cước nội dung 2.500 đồng thì chi phí người sử dụng phải trả là 32.500 đồng/lần/bài hát. Người sử dụng chỉ cần tải về máy điện thoại của mình hoặc xem trực tiếp hai bài hát dạng video thì chi phí có thể tương đương với giá của một đĩa nhạc.

Kết luận:

Việc xem truyền hình với chuẩn DVB-H không phụ thuộc vào tài nguyên mạng điện thoại di động. Đây là chuẩn được nghiên cứu, phát triển dựa trên chuẩn DVB-T (Truyền hình số mặt đất). Những nước đã có mạng DVB-T sẵn sẽ nâng cấp để cung cấp dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H rất dễ dàng. Nguyên lý hoạt động là tín hiệu truyền hình được phát đi quảng bá từ anten truyền hình với bán kính phủ sóng lên tới hàng chục km.

Tất cả máy thu tích hợp bộ thu truyền hình nằm trong vùng phủ sóng đều có thể thu được tín hiệu, giải mã và hiển thị trên màn hình. Do vậy, sẽ không hạn chế số người xem đồng thời, miễn là họ nằm trong vùng phủ sóng.

Theo đó, không cần phải tăng chi phí đầu tư nếu lượng người sử dụng tăng lên. Và dĩ nhiên, giá cước cho loại hình dịch vụ này rẻ hơn so với truyền hình trên mạng 3G. Chất lượng dịch vụ ổn định, không bị trễ hình hoặc không xem được chương trình khi mạng nghẽn. Tuy nhiên công nghệ này phụ thuộc nhiều vào những thiết bị đầu cuối, số lượng thiết bị hỗ trợ chuẩn DVB-H không nhiều, mỗi hãng sản xuất điện thoại chỉ có 3-4 model điện thoại hỗ trợ chuẩn này. Đây thực sự là 1 hạn chế khiến chuẩn DVB-H ngày càng khó phát triển hơn.

Tại Việt Nam, VTC đã xây dựng DVB-H trên mạng truyền hình số mặt đất DVB-T trong phạm vi cả nước. Tại đây, hàng loạt chương trình hay sẽ ra mắt người tiêu dùng.

Vừa xem truyền hình, bạn còn có thể trực tiếp tham gia vào một số chương trình trò chơi đang phát sóng qua SMS ngay trên điện thoại. Bạn cũng có thể xem tiếp tập phim còn dang dở tối qua bất cứ lúc nào bạn muốn với kênh video theo yêu cầu và thưởng thức chương trình giải trí nào bạn muốn.

Nhược điểm hiện nay ở truyền là do có tính chất một chiều nên không có kênh thông tin từ phía người sử dụng về nhà cung cấp dịch vụ, gây khó khăn trong việc xác thực thuê bao, nhận yêu cầu xem truyền hình từ người dùng hay tính cước người dùng. Để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng ngay kênh thông tin của mạng di động là kênh kết nối giữa thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.

DVB-H là mô hình phù hợp cho những nhà cung cấp nội dung không có licence cho 3G, hơn nữa mô hình này đòi hỏi chi phí đầu tư tốn kém, licence cho việc phát sóng quảng bá cũng không đơn giản khi mà giải băng tần UHF hiện nay đã quá chật trội. Mô hình DVB-H phù hợp nhất trong giai đoạn từ 2007 trở về trước khi mà 3G ở Việt Nam còn khá mới mẻ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dịch vụ mobile TV và triển khai trên mạng truy cập VASC (Trang 39 - 43)