1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH (2TC)

79 1,7K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 911 KB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1 1.1 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước 1 1.1.1 Một số khái niệm 1 1.1.2 Bản chất của quản lý nhà nước 5 1.1.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước 5 1.1.4 Chức năng của quản lý nhà nước 7 1.1.5 Nguyên tắc trong quản lý nhà nước 8 1.1.6 Các công cụ quản lý hành chính nhà nước 15 1.2 Một số vấn đề quản lý nhà nước về du lịch 15 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch 15 1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về du lịch 19 1.2.3 Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch 20 1.2.4 Chức năng quản lý nhà nước về du lịch 21 1.2.5 Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch 23 Chương 2. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 24 2.1 Quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về du lịch 24 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành du lịch 24 2.1.2 Công tác quản lý nhà nước về du lịch từ khi thành lập đến nay. 26 2.2 Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 29 2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch. 29 2.2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở nước ta hiện nay 30 Chương 3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 43 3.1 Quản lý quy hoạch phát triển du lịch 43 3.1.1 Các loại quy hoạch phát triển du lịch 43 3.1.2 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 43 3.1.3 Nội dung quy hoạch phát triển du lịch 43 3.1.4 Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch 44 3.1.5 Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 45 3.2 Quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch 45 3.2.1 Quản lý khu du lịch 45 3.2.2 Quản lý điểm du lịch 47 3.2.3 Quản lý tuyến du lịch 48 3.2.4 Quản lý đô thị du lịch 49 3.3 Quản lý kinh doanh du lịch 50 3.3.1 Quy định chung về kinh doanh du lịch 50 3.3.2 Kinh doanh lữ hành 52 3.3.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 58 3.3.4 Kinh doanh lưu trú du lịch 61 3.3.5 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 65 3.3.6 Kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch 66 3.4 Quản lý hướng dẫn du lịch 67 3.4.1 Khái niệm hướng dẫn viên du lịch 67 3.4.2 Quản lý hướng dẫn viên du lịch 67 3.5 Xúc tiến du lịch 71 3.5.1 Nội dung xúc tiến du lịch 71 3.5.2 Chính sách xúc tiến du lịch 72 3.5.3 Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 72 3.5.4 Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch 73 3.6 Hợp tác quốc tế về du lịch 73 3.6.1 Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch 73 3.6.2 Quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực 73 3.7 Thanh tra, kiểm tra du lịch 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 1

KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH (2TC)

Bậc đào tạo: Đại học

GIẢNG VIÊN: TH.S TRẦN THỊ HƯƠNG LY

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ DU

LỊCH 1

1.1 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước 1

1.1.1 Một số khái niệm 1

1.1.2 Bản chất của quản lý nhà nước 5

1.1.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước 5

1.1.4 Chức năng của quản lý nhà nước 7

1.1.5 Nguyên tắc trong quản lý nhà nước 8

1.1.6 Các công cụ quản lý hành chính nhà nước 15

1.2 Một số vấn đề quản lý nhà nước về du lịch 15

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch 15

1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về du lịch 19

1.2.3 Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch 20

1.2.4 Chức năng quản lý nhà nước về du lịch 21

1.2.5 Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch 23

Chương 2 BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 24

2.1 Quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về du lịch 24

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành du lịch 24

2.1.2 Công tác quản lý nhà nước về du lịch từ khi thành lập đến nay 26

2.2 Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 29

2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 29

2.2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở nước ta hiện nay 30

Chương 3 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 43

3.1 Quản lý quy hoạch phát triển du lịch 43

3.1.1 Các loại quy hoạch phát triển du lịch 43

3.1.2 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 43

3.1.3 Nội dung quy hoạch phát triển du lịch 43

3.1.4 Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch 44

3.1.5 Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 45

Trang 4

3.2 Quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch 45

3.2.1 Quản lý khu du lịch 45

3.2.2 Quản lý điểm du lịch 47

3.2.3 Quản lý tuyến du lịch 48

3.2.4 Quản lý đô thị du lịch 49

3.3 Quản lý kinh doanh du lịch 50

3.3.1 Quy định chung về kinh doanh du lịch 50

3.3.2 Kinh doanh lữ hành 52

3.3.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 58

3.3.4 Kinh doanh lưu trú du lịch 61

3.3.5 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 65

3.3.6 Kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch 66

3.4 Quản lý hướng dẫn du lịch 67

3.4.1 Khái niệm hướng dẫn viên du lịch 67

3.4.2 Quản lý hướng dẫn viên du lịch 67

3.5 Xúc tiến du lịch 71

3.5.1 Nội dung xúc tiến du lịch 71

3.5.2 Chính sách xúc tiến du lịch 72

3.5.3 Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 72

3.5.4 Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch 73

3.6 Hợp tác quốc tế về du lịch 73

3.6.1 Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch 73

3.6.2 Quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực 73

3.7 Thanh tra, kiểm tra du lịch 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ

DU LỊCH 1.1 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước

1.1.1 Một số khái niệm

a Khái niệm quản lý

Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm chorằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điềukhiển, chỉ huy

Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận: Quản lý là

sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa vàhướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm nàykhông những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phùhợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước

Hiểu theo góc độ hành động, quản lý là điều khiển và được phân thành 3loại Các loại hình này giống nhau là đều do con người điều khiển nhưng khácnhau về đối tượng quản lý

Loại hình thứ nhất: là việc con người điều khiển các vật hữu sinh khôngphải con người, để bắt chúng phải thực hiện ý đồ của người điều khiển Loạihình này được gọi là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường

Ví dụ con người quản lý vật nuôi, cây trồng

Loại hình thứ hai: là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác để bắtchúng thực hiện ý đồ của người điều khiển Loại hình này được gọi là quản lý

kỹ thuật Ví dụ, con người điều khiển các loại máy móc

Loại hình thứ ba: là việc con người điều khiển con người Loại hình nàyđược gọi là quản lý xã hội (hay quản lý con người) Quản lý xã hội được Máccoi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động.Hiện nay, khi nói đến quản lý, thường người ta chỉ nghĩ đến quản lý xã hội Vìvậy sau đây chúng ta chỉ nghiên cứu loại hình quản lý thứ ba này, tức là quản lý

xã hội

Trang 6

Từ đó có thể đưa ra khái niệm quản lý theo nghĩa hẹp (tức là quản lý xã

hội) như sau: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý

Quản lý Xã hội là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đờisống xã hội Xã hội càng phát triển thì vai trò của người quản lý càng lớn, nộidung quản lý càng phức tạp

b Khái niệm về quản lý nhà nước

Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhấtquản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật Cụ thể như sau:

- Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những ngườisống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những ngườikhông phải là công dân

- Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực củađời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theolãnh thổ

- Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơquan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở phápluật quy định

- Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh

Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo những điềukiện cần thiết để đạt những mục đích đề ra trong quá trình hoạt động chung củacon người trong xã hội Vì vậy, từ khi xuất hiện nhà nước, quản lý xã hội đượcnhà nước đảm nhận Nhưng quản lý xã hội không chỉ do nhà nước với tư cách là

Trang 7

một tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cả các bộ phận khác cấuthành hệ thống chính trị thực hiện như: các chính đảng, tổ chức xã hội Ở góc

độ hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, chủ thể quản lý xã hội còn là gia đình,các tổ chức tư nhân

Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cảcác cơ quan nhà nước cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hìnhthức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếuđược nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước Quản lý nhà nướcthực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua

bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ,chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thựchiện hoạt động quản lý nhà nước

c Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thiquyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực củađời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhândân các cấp Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiệnquyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nướcnhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như chếđộcông vụ, công tác tổ chức cán bộ và phần công tác này cũng phải tuân thủnhững quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước

Quyền hành pháp có 2 nội dung:

- Một là được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

để hướng dẫn thực hiện pháp luật

- Hai là quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp cáchoạt động kinh tế - xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội Các cơ quanhành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tưpháp nhưng góp phần quan trọng vào quá trình lập pháp và tư pháp Như vậy, tổ

Trang 8

chức và hoạt động hành chính có phạm vi rộng hơn việc thực thi quyền hànhpháp

Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý Phápluật là thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân,phải được thực hiện thống nhất trong cả nước tuân theo pháp luật là chấp hànhđường lối, chủ trương của Đảng

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành

Từ khái niệm về quản lý hành chính nhà nước như trên, chúng ta thấy quản

lý hành chính nhà nước có 3 nội dung sau:

Quản lý hành chính nhà nước là sự hoạt động thực thi quyền hành pháp:

Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất mang tínhquyền lực chính trị Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơquan chấp hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàndân, toàn xã hội Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thông qua hệthống thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước cao nhất Hành pháp làquyền lực chính trị; quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp,

nó phục tùng và phục vụ quyền hành pháp nhưng bản thân nó không phải làquyền lực chính trị

Quản lý hành chính là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh: Trong quản lý

hành chính nhà nước, chức năng tổ chức là quan trọng nhất vì không có tổ chứcthì không thể quản lý được Nhà nước phải tổ chức như thế nào để mọi ngườiđều có vị trí tích cực đối với xã hội, góp phần tạo ra lợi ích cho xã hội Điều

Trang 9

chỉnh là quy định về mặt pháp lý thể hiện bằng các quyết định quản lý về quytắc, tiêu chuẩn, biện pháp nhằm tạo ra sự phù hợp giữa chủ thể và khách thểquản lý, tạo sự cân bằng, cân đối giữa các mặt hoạt động của quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động bằng quyền lực nhà nước: Sự

tác động bằng quyền lực nhà nước là sự tác động bằng pháp luật theo nguyêntắc pháp chế Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổchức rất cao Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bìnhđẳng trước pháp luật

1.1.2 Bản chất của quản lý nhà nước

Bản chất của quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điềuhành Điều hành là việc chỉ đạo trực tiếp đối tượng bị quản lý Trong hoạt độngđiều hành, cơ quan quản lý có thể đụng những hình thức tác động trực tiếp vànhững hình thức ít mang tính pháp lý Chấp hành thể hiện ở việc thực thiệnhtrên thực tế các luật và các văn bản mang tính luật của nhà nước

1.1.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước mang những đặc điểm chủ yếu sau:

Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực, tính tổ chức và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước: Khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể

quản lý một cách nghiêm túc nếu không, phải truy cứu trách nhiệm và xử lýtheo pháp luật một cách nghiêm minh, bình đẳng Quản lý hành chính nhà nước

có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kê' hoạch để thực hiện mục tiêu.Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương trình, kế hoạchdài hạn, trung hạn và hàng năm có chỉ tiêu và biện pháp cụ thểđể thực hiện cácchỉ tiêu

Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, tính sáng tạo và linh hoạt cao: Tính chủ động, sáng tạo thể hiện ở hoạt động xây dựng các văn bản

pháp quy hành chính điều chỉnh các hoạt động quản lý, điều chỉnh những quan

hệ mới phát sinh chưa ổn định và chưa được luật điều chỉnh Nó được quy định

Trang 10

bởi chính bản thân sự phức tạp, phong phú đa dạng của khách thể quản lý.Những khách thể đó là mọi mặt của đời sống xã hội luôn biến động và pháttriển, đòi hỏi phải ứng phó nhanh nhạy kịp thời, vận dụng sáng tạo pháp luật,tìm kiếm biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật: luật thể

hiện ở chỗ bản thân hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành pháp luật và điềuhành trên cơ sở luật Các quyết định ban hành trong hoạt động quản lý nhà nướcphải phù hợp với pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên,nếu mâu thuẫn sẽ bị đình chỉ và bãi bỏ

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất mà trước hết là bộ máy cơ quan hành chính: Đây là hệ thống nhiều về số lượng cơ quan cũng như số lượng biên chế,

phức tạp về tổ chức, cơ cấu và rất đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng nhưhình thức, phương pháp hoạt động Đặc điểm này thể hiện tiềm năng to lớn củaquản lý hành chính nhà nước song cũng làm phát sinh những ảnh hưởng tiêucực do bộ máy quá cồng kềnh Đồng thời, hoạt động quản lý hành chính nhànước được đảm bảo về nguồn lực và phương tiện tài chính dồi dào cũng như cáctài sản khác (nhà xưởng, thiết bị, máy móc )

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính kinh tế: Hoạt động

kinh tế là chức năng quan trọng của bất kỳ nhà nước Mọi nhà nước thực hiệnchức năng quản lý hành chính của mình cũng là nhằm phục vụ nền kinh tế đó,nên có thể nói quản lý hành chính nhà nước mang tính kinh tế

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chính trị rõ rệt:

Nhà nước là một tổ chức chính trị thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và ý chí

đó được các cơ quan nhà nước đưa vào cuộc sống Khi bộ máy nhà nước hoạtđộng, quản lý hành chính nhà nước là những kênh thực hiện quyền lực nhànước Vì vậy, khi giải quyết bất cứ vấn đề nào trong công tác quản lý hànhchính luôn luôn phải tính đến nhiệm vụ và mục tiêu chính trị

Trang 11

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính chuyên nghiệp, liên tục: Tính chuyên nghiệp đòi hỏi cán bộ quản lý không chỉ cần có kiến thức và lý

luận quản lý hành chính nhà nước mà còn phải vững vàng về mặt pháp lý, hiểubiết về bộ máy nhà nước, có kinh nghiệm thực tiễn và đòi hỏi phải có kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ về ngành, về lĩnh vực khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất

mà mình đảm nhiệm Tính liên tục đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhànước phải được tiến hành thường xuyên liên tục không bị gián đoạn

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thứ bậc chặt chẽ:

Quản lý hành chính nhà nước là hệ thống thông suốt lừ trên xuống dưới, cấpdưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấptrên (khác với các cơ quan dân cử hay hệ thống cơ quan xét xử)

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động không mang tính vụ lợi: Quản

lý hành chính nhà nước có nhiệm vụ là phục vụ lợi ích công và Quản lý hànhchính nhà nước có nhiệm vụ là phục vụ lợi ích công và lợi ích của công dân nênkhông được đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao, không được theo đuổimục tiêu doanh lợi nên hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, nó phải mang tínhchất vô tư, công tâm, trong sạch, liêm khiết nhất

1.1.4 Chức năng của quản lý nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước có một số chức năng cơ bản như sau:

Chức năng dự báo: là sự phán đoán trước trên cơ sở thông tin chính xác

và kết luận khoa học về khả năng phát triển, thiếu nó không thể xác định trạngthái tương lai của xã hội vì thế nó có ý nghĩa đặc biệt để thực hiện tết các chứcnăng quản lý khác

Chức năng kế hoạch hóa: là xác định mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về tỷ lệ,

tốc độ, phương hướng và chỉ tiêu về số lượng, chất lượng cụ thể

Chức năng tổ chức: là hoạt tạo lập hệ thống quản lý và bị quản lý Tổ

chức là hoạt động thành lập, giải thể, hợp nhất, phân định chức năng, nhiệm vụ,xác định các quan hệ qua lại, lựa chọn sắp xếp cán bộ

Trang 12

Chức năng điều chỉnh: là chức năng có mục đích thiết lập chế độ cho

hoạt động nào đó mà không tác động trực tiếp đến nội dung hoạt động, nó đượcthực hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp quy

Chức năng lãnh đạo: là chức năng định hướng cho hoạt động quản lý,

xác định cách xử sự của các đối tượng bị quản lý thông qua hình thức ban hànhcác chủ trương đường lối có tính chất chiến lược

Chức năng điều hành: là hoạt động chỉ đạo trực tiếp hành vi của đối

tượng bị quản lý thông qua việc ban hành các quyết định cá biệt, cụ thể có tínhchất tác nghiệp Đây là chức năng đặc trưng của các chủ thể quản lý cấp "vĩmô"

Chức năng phối hợp (còn gọi là chức năng điều hoà): là sự phối hợp các

hoạt động riêng rẽ của từng người, cơ quan, tổ chức thừa hành để thực hiện cácnhiệm vụ chung Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, quá trình chuyênmôn hoá sâu sắc, nhiều quá trình diễn ra đồng thời với xu hướng ngày càng xuấthiện nhiều vấn đề phải giải quyết theo quan điểm tổng thể thì hoạt động điềuhòa phối hợp càng có ý nghĩa quan trọng

Chức năng kiểm tra: là chức năng quản lý có ý nghĩa xác định xem thực

tế hoạt động của đối tượng bị quản lý phù hợp hay không phù hợp với trạng tháiđịnh trước Nó cho phép phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của đốitượng bị quản lý hoặc chỉnh lý lại các quyết định đã ban hành trước đây cho phùhợp với thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ quản lý Các chức năng quản lý nằmtrong một hệ thống thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau Chức năng này cóthể là khách thể của một chức năng khác và ngược lại

Ví dụ: điều chỉnh công tác tổ chức, kiểm tra công việc dự báo - điềuhành, điều hoà phối hợp hoạt động kế hoạch

1.1.5 Nguyên tắc trong quản lý nhà nước

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo, làmnền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nguyên tắcquản lý hành chính nhà nước Việt Nam có các đặc điểm sau:

Trang 13

- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý vì cácnguyên tắc này thường được chỉ ra trong các nghị quyết của Đảng, được ghinhận trong các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước, chúng còn được ghinhận trong văn bản của các tổ chức xã hội khi được giao quyền hạn quản lý nhànước hoặc tham gia quản lý nhà nước

- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính khách quan khoahọc bởi vì chúng được xây dựng, được rút ra từ thực tế cuộc sống trên cơ sởnghiên cứu một cách sâu sắc các quy luật phát triển khách quan, cơ bản của đờisống xã hội

- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ quan bởi vìchúng là tư tưởng, chúng được con người xây dựng nên, được rút ra từ thực tếcuộc sống nhờ có con người thông qua bộ óc con người

- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao bởi chúngphản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của các quy luật cơ bản nhất của thựctiễn quản lý mà bản thân quy luật này mang tính ổn định

Tuy vậy, chúng không phải là bất biến bởi vì cuộc sống luôn luôn pháttriển cùng với các quy luật đó Trong quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam

có 9 nguyên tắc cơ bản sau:

a Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo chính trị Đảng đề

ra đường lối chính trị (cương lĩnh chiến lược), những chủ trương phương hướnglớn, những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua Nhà nước chúngđược thể chế hoá thành pháp luật Trước hết, Đảng lãnh đạo quản lý nhà nướcbằng nghị quyết của các cơ quan của Đảng ở các cấp; trong đó vạch ra đườnglối, chủ trương chính sách, nhiệm vụ cho quản lý nhà nước, cho các mắt xíchkhác nhau của bộ máy quản lý hội Các cơ quan nhà nước ở địa phương và các

cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quancấp trên Trong phạm vi thẩm quyền, các cơ quan nhà nước địa phương và các

cơ quan nhà nước cấp dưới tự quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề

Trang 14

của địa phương Các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan cấp trênphải tạo điều kiện cho cơ quan ở địa phương và cấp dưới phát huy quyền chủđộng, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước

b Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đòi hỏi cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới trong việc thực hiệncác quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên, thực hiện chế độ thông tin, báocáo thường xuyên giữa cấp trên và cấp dưới; phải bảo đảm kỷ luật nghiêm minhtrong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải vận dụng linh hoạt,tuỳ tình hình thực tế và điều kiện ở mỗi địa phương mà thay đổi cho phù hợp.Như vậy nghệ thuật của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ là tìm tỷ lệkết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động củatừng lĩnh vực từng ngành cụ thể trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, thậm chí

là từng vấn đề cụ thể Nguyên tắc này được xác lập trong Điều 6, Hiến pháp1992: "Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổchức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ"

c Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước

Nguyên tắc này thể hiện bản chất của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa làcủa nhân dân, do dân và vì nhân dân Thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thamgia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý nhà nước không những tạo rakhả năng phát huy sức lực và trí tuệ của nhân dân mà còn là một trong nhữngphương pháp tết để ngăn chặn tệ nạn quan liêu, thói cửa quyền trong bộ máynhà nước

d Nguyên tắc đảm bảo quyền tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước

Điều 53, Hiến pháp 1992 ghi rõ: "Công dân có quyền tham gia quản lýNhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địaphương, kiên nghị và các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chứctrưng cầu ý dân" Nhân dân chính là người tạo lập ra bộ máy nhà nước thôngqua việc bầu các đại diện của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước Nhân

Trang 15

dân tham gia quản lý nhà nước dưới các hình thức như: trực tiếp bỏ phiếu quyếtđịnh các vấn đề trọng đại của địa phương, trực tiếp làm việc với cơ quan nhànước, tham gia thảo luận các dự án pháp luật, giám sát hoạt động của các đạibiểu do mình bầu ra, các nhân viên, các cơ quan nhà nước Nhân dân còn thamgia quản lý nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xãhội, các hội tự nguyện, các cơ quan, các tổ chức kinh tế tập thể

e Nguyên tắc pháp chế Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Là việc đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dânphải tuân thủ pháp luật một cách triệt để và chính xác Như vậy, pháp chế xã hộichủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, của các tổchức xã hội và các đoàn thể quần chúng; là nguyên tắc xử sự của công dân vàcác chủ thể khác trong xã hội Điều 12, Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nướcquản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa "chế trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý trong bộmáy nhà nước và ngay trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nướccũng có những cơ quan chuyên thực hiện chức năng này

f Nguyên tắc Kế hoạch hóa Kế hoạch hoá

Là việc đưa các hoạt động trong quản lý thành kế hoạch Chỉ khi các hoạtđộng quản lý được lập thành kế hoạch thì mới tránh được sự tuỳ tiện trong quản

lý Trong quản lý nhà nước, kế hoạch hoá là nguyên tắc cơ bản và cũng là đặctrưng của quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở chỗ: tất cả các cơ quanquản lý nhà nước đều tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch ở các cấp; hoạtđộng của bộ máy quản lý nhà nước nhằm thực hiện kế hoạch hoá việc phát triểnkinh tế - xã hội

g Nguyên tác kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Nhà nước là một thể thống nhất

Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo 4 cấp hành chính và theoquy định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trungương; đó là quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương Các đơn vị thuộc

Trang 16

các ngành kinh tế, kỹ thuật đều nằm trên một địa bàn lãnh thổ nhất định Đơnvịđó phải chịu sự quản lý của ngành (bộ), đồng thời đơn vịđó cũng phải chịu sựquản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương trên một số mặt theo chế độquy định Hai mặt đó tạo thành một sự thống nhất giữa cơ cấu kinh tế ngành với

cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong một cơ cấu kinh tế chung Vì vậy, phải kết hợpquản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ Quản lý theo ngành và lãnh thổ phải

có sự kết hợp chặt chẽ Quản lý theo ngành mà tách rời yếu tố lãnh thổ sẽ hàmchứa nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của các quan hệ kinh tế trên lãnh thổ, sửdụng đồng bộ nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tại chỗ, làmphát triển xu hướng tập trung, quan liêu, cục bộ và khép kín trong ngành Quản

lý theo lãnh thổ mà tách rời yếu tố ngành sẽ dẫn đến cục bộ địa phương, phá vỡtính hệ thống từ trung ương xuống địa phương của các ngành

h Nguyên tắc kết hợp quản lý theo quan hệ trực tuyến với chức năng trên

cơ sở trực tuyến

Tổ chức cơ quan hay hệ thống cơ quan theo nguyên tắc trực tuyến có nghĩa

là mỗi cơ quan cấp dưới chỉ có một cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra lệnh cho

nó về mọi vấn đề để thực hiện mọi chức năng quản lý Ở đây không có sự phâncông lao động giữa những chủ thể quản lý trong việc lãnh đạo một đối tượng bịquản lý Tổ chức quản lý theo nguyên tắc chức năng có nghĩa là mỗi chức nănghay một nhóm chức năng quản lý một đối tượng bị quản lý được giao cho một

cơ quan chuyên môn cấp trên của đối tượng đó thực hiện Như vậy một đốitượng bị quản lý sẽ đồng thời trực thuộc nhiều các cơ quan chức năng cấp trên.Nguyên tắc trực tuyến đơn giản, quan hệ trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới

rõ ràng, dễ dàng đảm bảo tính tổng thể đồng bộ trong quản lý Nguyên tắc chứcnăng trong tổ chức hệ thống quản lý có ưu thế là có điều kiện tăng cường tínhchuyên môn hoá trong quản lý, bảo đảm thực hiện có chất lượng từng chứcnăng quản lý riêng biệt Song, tổ chức theo nguyên tắc chức năng làm phát sinhtình trạng một số đối lượng bị quản lý đồng thời trực thuộc nhiều quyền lực cấptrên, dễ nảy sinh mâu thuẫn trong quyết định của các cơ quan cấp trên đó trong

Trang 17

việc chỉ đạo cùng một đối tượng bị quản lý vì thiếu sự phối hợp hoặc quan điểmcục bộ ngành, từ đó dễ gây cản trở cho hoạt động của đối tượng bị quản lý; chế

độ, trách nhiệm không rõ ràng Trong thời đại hiện nay, khối lượng chung củahoạt động quản lý tăng nhanh, đồng thời với việc phức tạp hoá của các mốiquan hệ quản lý nên việc tăng cường nguyên tắc chức năng nhằm bảo đảmchuyên môn hoá cao trong quản lý là cần thiết

Tuy vậy, vai trò quyết định vẫn thuộc về các cơ quan, bộ phận cấu thànhtheo nguyên tắc trực tuyến Sở dĩ như vậy là vì:

- Các cơ quan chức năng (ví dụ Uỷ ban nhà nước) cũng như các cơ quanquản lý ngành (ví dụ các Bộ) đều trực thuộc một trung tâm quản lý trực tuyến

cơ bản (ví dụ Chính phủ) Các cơ quan quản lý ngành và các tổ chức quản lýchức năng (vụ, cục, ban) đều trực thuộc Bộ trưởng, Thứ trưởng, tức là nhữngngười lãnh đạo trực tuyến Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước cũng làngười lãnh đạo trực tuyến đối với các đơn vị, tổ chức cơ sở trực thuộc mà ởđâycác cơ quan chức năng của Bộ chỉđóng vai trò giúp Bộ trưởng chỉ đạo kiểm tragiám sát các cơ quan, đơn vị do Bộ quản lý

k Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng

Tổ chức cơ quan theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo tức là bản thân cơ quan

đó hoặc đứng đầu các cơ quan đó là một hội đồng, một uỷ ban hoặc một ban.Chế độ tập thể lãnh đạo tạo khả năng đưa vào bộ phận lãnh đạo cơ quanthànhviên là đại biểu của nhiều tổ chức, của nhiều tầng lớp, của các cấp, của cácngành khác nhau mở rộng cơ sở xã hội của cơ quan nhà nước làm tăng khả năngnắm bắt và hiểu thêm các quá trình khác nhau, dư luận xã hội, nhu cầu của cáctầng lớp nhân dân tạo điều kiện để thảo luận một cách đầy đủ, sâu sắc mọikhía cạnh của vấn đề, đảm bảo dân chủ trước khi quyết định, tránh bệnh quanliêu, lạm dụng quyền lực Quyết định được thông qua theo đa số nhưng nhữngthành viên thuộc thiểu số vẫn có quyền bảo lưu, đề xuất lên cấp trên ý kiến củamình Tổ chức theo chế độ tập thể bảo lãnh dễ làm nảy sinh tình trạng thiếutrách nhiệm của từng thành viên với góc độ cá nhân đối với quyết định đã thông

Trang 18

qua Tổ chức cơ quan theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo tức là đứng đầu cơ quan

là một người lãnh đạo Chế độ thủ trưởng lãnh đạo có ưu thế là ra quyết địnhnhanh, đảm bảo tính kịp thời của quản lý, trách nhiệm đối với quyết định đã banhành rõ ràng Điều đóđòi hỏi người thủ trưởng phải thực sự có năng lực, amhiểu và nắm chắc mọi việc thuộc phạm vi thẩm quyền, quyết đoán, năng động

và dám chịu trách nhiệm Tổ chức theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo dễ làm nảysinh khả năng xem xét vấn đề không toàn diện, thiếu sâu sắc, ra những quyếtđịnh vội vàng, phiến diện chủ quan, đôi khi cả lạm quyền Vì cả hai hình thứcđều có những mặt ưu điểm và hạn chế nên phải kết hợp chúng thật hợp lý Nộidung của nguyên tắc kết hợp 2 hình thức đã được Lênin chỉ rõ: "Nếu chế độ tậpthể lãnh đạo còn cần thiết trong việc thảo luận các vấn đề cơ bản thì cũng cần cóchế độ trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng lề mề vàhiện tượng trốn tránh trách nhiệm"

l Nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn

Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân định rõ thẩm quyền mỗi cơ quan, mỗicán bộ và quan hệ qua lại giữa các chủ thểđó với nhau Việc tổ chức sắp xếp bộmáy quản lý phải căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng quản lý, nhưng khi đã giaocho một cơ quan, một cán bộ thực hiện nhiệm vụ, chức năng nào đó thì phảitrao cho họ quyền hạn bởi đó là phương tiện thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao Đi đôi với vấn đề này phải lựa chọn và bố trí cán bộ đủ khả năngthực hiệnchức năng và quyền hạn của cơ quan đó, nghĩa là phải đủ số lượng cán

bộ cần thiết, có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế Liên quan vớinguyên tắc trên là nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền.Nguyên tắc này đòi hỏi khi thông qua quyết định quản lý phải xác định rõ ai làngười chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nó

Trong 9 nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam đãnêu trên đây thì 5 nguyên tắc đầu là các nguyên tắc chính trị - xã hội, 4 nguyêntắc sau là các nguyên tắc kỹ thuật

Trang 19

1.1.6 Các công cụ quản lý hành chính nhà nước

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn mà Nhànước đã giao, các cơ quan hành chính nhà nước dùng 5 công cụ chủ yếu sau:

- Công sở: Công sở là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ quan; là nơi

viên chức lãnh đạo, công chức và nhân viên thực thi công vụ, ban hành cácquyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính; là nơigiao tiếp, đối nội, đối ngoại

- Công vụ: Công vụ là một dạng lao động xã hội của những người làm

việc trong công sở nhà nước Công vụ được xác định từ chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước Có 3 loại công vụ là lãnh đạo,chuyên gia và giúp việc Số lượng công vụ được xác định từ số lượng nhiệm vụ

và theo nguyên tắc một nhiệm vụ chỉ giao cho một người nhưng một người cóthể đảm nhiệm nhiều chức vụ

- Công chức: Công chức là người thực hiện công vụ nhà nước, được

hưởng lương và phụ cấp theo công việc được giao từ ngân sách nhà nước

- Công sản: Công sản là vốn và các điều kiện, phương tiện để hoạt động

- Quyết định hành chính: Quyết định hành chính nhà nước là sự biểu thị ý

chí của Nhà nước, là kết quả thực hiện quyền hành pháp, mang tính mệnh lệnhđơn phương của quyền lực nhà nước

Ví dụ: Vấn đề quản lý tài sản công và công chức nhà nước hiện nayđang gặp nhiều khó khăn: việc sử dụng xa công để làm việc riêng hay sử dụng

xe riêng gắn biển công cùng với việc dư thừa số công chức, viên chức trong các

bộ máy hành chính

1.2 Một số vấn đề quản lý nhà nước về du lịch

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

a Du lịch và một số khái niệm liên quan

Ngành kinh tế du lịch được hình thành và phát triển từ khi xã hội loàingười bước vào quá trình phân công lao động lớn Lúc đầu có thể là những hiện

Trang 20

tượng riêng lẻ và cá biệt, sau đó trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trởthành nhu cầu không thể thiếu của con người.

Trước thực tế phát triển của du lịch, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đếnthống nhất một số khái niệm cơ bản về du lịch, trong đó khái niệm du lịch làmột đòi hỏi cần thiết Tuy nhiên do hoàn cảnh khác nhau, dưới góc độ nghiêncứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Ở nước ta,trong cuốn '' Du lịch và kinh doanh du lịch'', tiến sĩ Trần Nhạn đã viết: '' Du lịch

là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác vớimục đích là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo

và khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồngtiền''

Hiện nay, tổ chức du lịch thế giới WTO (Word Torism organisation) đãthống nhất khái niệm du lịch phản ánh các mối quan hệ có tính bản chất bêntrong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và quy luật phát triển của nó.Theo đó '' Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phátsinh do sự tác động qua lại khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chínhquyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữkhách du lịch'' Định nghĩa này đã nêu bật lên được mối quan hệ, tác động qualại của cả hệ thống con người, tổ chức thực hiện du lịch

Du lịch được coi như một quá trình mà ở đớ có sự gặp nhau giữa lợi íchtinh thần của khách du lịch và lợi ích kinh tế của người kinh doanh du lịch Nhucầu của khách du lịch càng cao thì đòi hỏi của hệ thống tổ chức thực hiện, kinhdoanh du lịch càng phải hoàn thiện

Như vậy:

1 Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìmhiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

2 Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

Trang 21

3 Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinhdoanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến

du lịch

4 Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch

sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân vănkhác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản đểhình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

5 Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tàinguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên

8 Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu thamquan của khách du lịch

9 Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sởcung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,đường thuỷ, đường hàng không

10 Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầucủa khách du lịch trong chuyến đi du lịch

11 Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khácnhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

12 Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp cácdịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịchchủ yếu

Trang 22

13 Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trìnhđược định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kếtthúc chuyến đi.

14 Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn

17 Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằmtìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch

18 Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầuhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai

19 Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bảnsắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bềnvững

20 Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộcvới sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống

21 Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhânvăn nơi diễn ra các hoạt động du lịch

b Quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tương đối mới mẻ đối với các nước đang pháttriển, đặc biệt là đối với nước ta Tuy vậy đây là một ngành kinh doanh dịch vụmang tính chiến lược trong giai đoạn phát triển của đất nước Do vậy, quản lý

Trang 23

Nhà nước về du lịch là hết sức cần thiết Bởi vì quản lý Nhà nước về du lịchchính là làm cho du lịch phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huymọi tiềm năng du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đóng góp vàongân sách Nhà nước.

Quản lý nhà nước về du lịch là quà trình tác động của Nhà nước đến du lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của nhà nước Tạo nên trật tự trong hoạt động du lịch, làm cho du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về du lịch

Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và luôn đòi hỏi sựquản lý sáng tạo để duy trì và phát triển Việc thành công hay thất bại của ngành

du lịch cũng như nhu cầu nền kinh tế của một nước phụ thuộc hoàn toàn vàoviệc xây dựng một cách sáng tạo những chính sách thích hợp với điều kiện vàtrình độ phát triển của một đất nước Do vậy, vấn đề quản lý Nhà nước đối với

du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu Hơn nữa, du lịch mớitrong giai đoạn đầu phát triển, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn do vậycần có sự tham gia chỉ đạo và định hướng của Nhà nước để du lịch phát triển

Vì vậy, quản lý du lịch trong nền kinh tế thị trường của Nhà nước có vai trò hếtsức quan trọng

- Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên,mặt khác, do Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việcđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành kinh tế du lịchnói riêng trong từng thời kỳ

- Để giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường, duy trì sự ổnđịnh cũng như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơquan quản lý Nhà nước về du lịch Đồng thời giúp cho việc khai thác các thế

Trang 24

mạnh của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả Hơn nữa, phát huy lợi thế sosánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.

- Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Nó liên quan đếnnhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau do vậy cần có sự quản lý của Nhà nước

để điều hoà mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực liên quan

1.2.3 Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch

 Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch bao gồm:

a Quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương

-Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương gồm:

+Tổng cục du lịch cùng các vụ chức năng

+Các bộ ngành quản lya các lĩnh vực kinh tế xã hội cùng các bộ phận của

nó có chức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kếhoạch đàu tư,

+Các Bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện cho phát triển du lịch: Hàngkhông, Hải quan, Ngoại giao, Công an,

-Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch:

+Lập quy hoạch tổng thể phát triển về du lịch của quốc gia

+Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch

+Phối kết hợp với các bộ ngành có liên quan đến phát triển du lịch: Giaothông vận tải, Bưu chính viến thông,

b Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương

- Ở địa phương, trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quantương tự như ở cấp trung ương, nhưng chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn vàchịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu bộ máy nhà nước trungương

- Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở cấp trung ương:

+Xây dựng các đề án và kế hoạchphát triển du lịch trên địa bàn

+Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách phù hợp với tình hìnhhoạt động c ủa địa phương

Trang 25

+Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chính sách quy định và nghiệp

- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý chohoạt động du lịch

- Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phươnghướng hình thành các phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh Nó vừa giúptạo lập môi trường kinh doanh vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạtđộng của các doanh nghiệp và các chủ kinh doanh du lịch trên thị trường

b Chức năng tổ chức và phối hợp.

- Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về

du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, các chínhsách, các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời thực hiện những vấn đề thuộc

về quản lý Nhà nước nhằm đưa chính sách phù hợp về du lịch và thực tiễn, biếnquy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển

- Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý Nhà nước về

du lịch với các cấp trong hệ thống quản lý du lịch của trung ương, tỉnh ( thànhphố), quận (huyện, thị xã)

Trang 26

- Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng này được thể hiện ở sự phốihợp giữa các quốc gia có quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh

tế, thương mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hoá đa phương thức quan hệhợp tác quốc tế trong du lịch đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện các camkết đã ký

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồnnhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên

du lịch , môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tụccủa dân tộc trong hoạt động du lịch

c Chức năng điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường.

- Nhà nước hướng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt độngtheo định hướng đã vạch ra Can thiệp, điều tiết thị trường khi cần thiết đảm bảo

d Chức năng kiểm soát.

- Giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế độquản lý của các chủ thể đó Cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạtđộng du lịch

- Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạp pháp luật

và những quy định của Nhà nước

- Kiểm tra đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức quản lý du lịch củaNhà nước cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước

về du lịch

Trang 27

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồnnhân lực du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên

du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tụccủa dân tộc

1.2.5 Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch

Tại điều 41 của pháp lệnh về du lịch có quy định nội dung quản lý Nhànước về du lịch như sau:

- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vàchính sách phát triển du lịch

- Quy định về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, về việc phốihợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về du lịch

- Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến và hợp tác quốc tế về du lịch

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thực tế đã chỉ rõ, hoạt động du lịch trong cơ chế thị trường cũng nhưtrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hôị chủ nghĩa ở nước ta hiện nay rấtcần đến sự điều hành, quản lý của Nhà nước đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá,khu vực hoá của hoạt động du lịch, việc hợp tác, liên kết luôn đi liền với cạnhtranh đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược phát triển tổng thể du lịch Xuất phát

từ điều kiện của mình, mỗi nước phải vừa biết phát huy đặc thù, huy động nộilực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế,tranh thủ được điều kiện bên ngoài để có điều kiện hội nhập Đây là vấn đềthuộc quyền Nhà nước và cũng là trách nhiệm của Nhà nước trong phát triển dulịch

Trang 28

Chương 2 BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

2.1 Quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về du lịch

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành du lịch

Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua quá trình xây dựng và phát triển,ngành Du lịch không ngừng lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cáchmạng chung của đất nước qua các thời kỳ lịch sử

Tính đến nay ngành du lịch Việt Nam đã có hơn 40 năm hình thành và pháttriển Nghị định 26/CP ngày 09/07/1960 của Hội đồng chính phủ, Công ty dulịch Việt Nam đầu tiên được thành lập là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành dulịch Việt Nam Là một công ty trực thuộc Bộ ngoại thương nhưng nhiệm vụ củacông ty du lịch đầu tiên là phục vụ cho các đoàn khách của Đảng và Chính phủ

Tổ chức du lịch đầu tiên của Việt Nam ra đời với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèonàn, lạc hậu, đội ngũ công nhân viên it ỏi về số lượng, non kém về nghiệp vụnên gặp nhiều khó khăn trong công tác phục vụ và đón tiếp khách Nhưng vớitráh nhiệm và lòng nhiệt tình, với tính cần cù vốn có của 112 cán bộ nhân viênđầu tiên của ngành du lịch Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ được giao Về ýnghĩa, tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới

mẻ ở nước ta Tiếp sau đó hành loạt các quyết định, hoạt động chuyển giao,thành lập được ban hành:

- Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB Ngày 16/3/1963quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam

- Chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang Phủ Thủ tướng quản lý Nghịđịnh số 145 CP ngày 18/8/1969 của Hội đồng Chính phủ

- Thành lập Tổng cục Du lịch trực thuộc Hội đồng Chính Phủ Quyết nghị số

262 NQ/QHK6 ngày 27/6/1978 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nướcCHXHCNVN

- Giao Tổng cục Du lịch kiêm nhiệm vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch;giải thể Công ty Du lịch Việt Nam Quyết định số 01/HĐBT ngày 03/01/1983của Hội đồng Bộ trưởng

Trang 29

- Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng Nghị định số HĐBT ngày 15/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổchức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

120 Thành lập Bộ Văn hoá 120 Thông tin 120 Thể thao 120 Du lịch trên cơ sở Bộ Văn hoá,

Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch Quyết nghị số244/NQ/HĐNN8, ngày 31/3/1990 của Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN ViệtNam

- Thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông Thể thao và Du lịch, Trên cơ sở tổ chức lại Bộ máy của Tổng cục Du lịch cũ.Nghị định số 119-HĐBT ngày 9/4/1990 của Hội đồng Bộ trưởng

tin Bộ Văn hoá tin Thông tin tin Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước đốivới ngành Du lịch Nghị định số 447-HĐBT ngày 31/12/1990 của Hội đồng bộtrưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá -Thông tin - Thể thao và Du lịch

- Sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch Nghị quyết củaQuốc hội về việc chuyển chức năng quản lý Nhà nước về du lịch sang BộThương mại và Du lịch Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8, ngày12/8/1991

- Thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính Phủ Nghị định số 05-CPngày 26/10/1992

- Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP Ngày 27/12/1992 về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch

- Thành lập Chi hội PATA Việt Nam, năm 1994

- Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP, ngày 07/8/1995 về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch

- Thành lập vụ Pháp chế Quyết định số 1046/1997/QĐ-TTg ngày 8/12/1997của Thủ tướng Chính phủ

-Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV Ngày 25/12/2002 vềviệc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Trang 30

- Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003/NĐ-CP, ngày 19/8/2003 quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch.

- Sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Nghịđịnh số 09/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ

- Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 23/2014/QĐ-TTg ngày 13/3/2014 quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịchtrực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2.1.2 Công tác quản lý nhà nước về du lịch từ khi thành lập đến nay

Mặc dù thành lập từ năm 1960, tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam,nhưng ngành Du lịch bắt đầu phát triển từ khi đổi mới và hội nhập vào cuốinhững năm 80 của thế kỷ XX Với dấu ấn thành lập lại Tổng cục Du lịch thuộcChính phủ năm 1992, công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cườngtoàn diện từ trung ương tới địa phương Những nỗ lực trong công tác quản lýnhà nước về Du lịch được thể hiện ở đường lối chủ trương của Đảng qua các kỳđại hội VII, VIII, IX, X; Nghị quyết số 45/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ vềđổi mới phát triển du lịch; Chỉ thị số 46/CT-BBT và Thông báo số 179/TB-TWngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện Chỉ thị 46 về phát triển du lịchtrong tình hình mới

Tiếp đến là lần đầu tiên trong lịch sử có hệ thống khung pháp lý về dulịch, cao nhất đó là Pháp lệnh Du lịch 1999 và sau đó được thay thế bằng Luật

Du lịch 2005 và hệ thống các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện BanChỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập nhằm tăng cường hiệu lực phốihợp liên ngành Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duytrì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thếgiới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước

Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quychuẩn chuyên ngành và triển khai các chương trình, dự án phát triển du lịchđược thực hiện rộng khắp cả nước

Trang 31

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 lầnđầu tiên được xây dựng với sự hỗ trợ của UNDP và WTO và đến tháng 1/2013,Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước được Thủ tướng phê duyệt chothời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch vùng du lịchcăn cứ theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030 Việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch và các

sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề "Việt Nam-Điểm đến của Thiênniên kỷ mới", tiếp đó là Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn2002-2005; 2006-2010 với tiêu đề "Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn" và đồng thời vớiChương trình xúc tiến du lịch quốc gia 2012-2016 với tiêu đề "Việt Nam-Vẻđẹp bất tận", Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch từ năm 2001 đến nay

đã tạo ra sức bật cho hoạt động du lịch, từ nhận thức được nâng cao, chất lượngdịch vụ và điều kiện tiếp cận được nâng cấp, sản phẩm du lịch được đa dạnghóa ở các vùng miền, sự liên kết giữa các ngành và các địa phương được tăngcường, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao

Ngoài ra, 8 đề án phát triển thị trường trọng điểm; các đề án chuyên đềphát triển du lịch biển đảo, du lịch biên giới, du lịch cộng đồng, chương trìnhứng dụng tài khoản vệ tinh du lịch được thực hiện Nhờ vậy công quản lý nhànước về du lịch từ trung ương tới địa phương từng bước đi vào nề nếp, mởđường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch và kinh doanh du lịchphát triển Có thể nói việc thực hiện Kết luận số 179 đã tạo ra diện mạo mới chongành Du lịch Ngày 4/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch và đảm bảo an ninh,

an toàn cho khách du lịch Chương trình hành động quốc gia về Du lịch vàChương trình xúc tiến Du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020 cũng đã đượcThủtướng Chính phủ phê duyệt Chính phủ đang xem xét thông qua Nghị quyết củaChính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2013-

2020 Đây là những nỗ lực từ phía Chính phủ nhằm tạo đột phá mới, sinh khí

Trang 32

mới huy động nguồn lực tổng hợp liên kết các ngành, các địa phương cho dulịch phát triển theo quan điểm, mục tiêu và định hướng Chiến lược đã đề ra.\

Bên cạnh những thành công đạt được thì công tác quản lý nhà nước về dulịch vẫn còn một số những hạn chế:

Nhận thức xã hội về du lịch nói chung và trong quản lý nói riêng đã cảithiện đáng kể nhưng còn khoảng cách xa với tầm nhìn phát triển; xã hội chưathực sự ứng xử với du lịch như một ngành kinh tế cho dù trong Chỉ thị số46/CT-BCH đã chỉ rõ: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung vănhóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” và trong mục tiêucủa Chiến lược chỉ rõ “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũinhọn”

Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch còn thấp Tổ chức bộ máy quản lýnhà nước về du lịch thiếu ổn định; chưa chú trọng hoàn thiện hệ thống chínhsách phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiếtthi hành Luật Du lịch Việc tách ra và sáp nhập ảnh hưởng không nhỏ đến quátrình đồng bộ hóa văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước của ngành

Vai trò của Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phươngtrong phối hợp giữa các cấp, các ngành thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụchiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và hợp tác quốc tế chưa được phát huyđầy đủ

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành, chiếnlược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án được xây dựng khá nhiềunhưng việc triển khai còn thiếu tính khả thi do thiếu nguồn lực và cơ chế phùhợp, mục tiêu còn dàn trải, chồng chéo và duy ý chí

Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước từ Trung ươngđến địa phương còn mỏng và hạn chế về nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầuquản lý ngành trước xu thế phát triển nhanh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trongkhu vực và đòi hỏi kiểm soát quá trình phát triển du lịch bền vững

Trang 33

Xúc tiến quảng bá du lịch còn thiếu cơ chế chính sách, thiếu nguồn lực vàtính chuyên nghiệp dẫn tới kém hiệu quả, chưa chủ động định vị vững chắcđược tại các thị trường mục tiêu; thiếu các văn phòng đại diện của Du lịch ViệtNam tại các thị trường quan trọng

2.2 Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

Xuất phát từ mục tiêu, phương hướng phát triển của mỗi quốc gia, từchức năng nhiệm vụ của ngành du lịch mà mỗi quốc gia thiết lập một hệ thống

cơ quan quản lý Nhà nước tương ứng nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý và sự linhhoạt Các nước trên thế giới và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương lựachọn những mô hình tổ chức hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau

Ở nước ta, bộ máy quản lý hành chính Nhà nước về du lịch cấp Trungương hiện nay ở nước ta là Tổng cục du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về dulịch trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định

Chính phủ

Bộ văn hóa thể thao và du lịch

Sở du lịch

Tổng cục du lịch

Sở văn hóa thể thao và du lịch

Trang 34

của pháp luật, dưới Tổng cục du lịch là các Sở du lịch và Sở văn hóa thể thao và

du lịch

- Tổng số các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lýNhà nước về du lịch là 7 đơn vị gồm 6 vụ và 2 cơ quan ngang vụ là văn phòngTổng cục và thanh tra Tổng cục

2.2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở nước ta hiện nay

2.2.2.1 Bộ văn hóa thể thao và du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịchtrong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực vănhóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quanngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghịđịnh của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng nămcủa Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân côngcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia

về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

- Trình Thủ tướng Chính phủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

hỗ trợ phát triển các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; dựthảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công

- Trình Thủ tướng Chính phủ Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhànước về văn học, nghệ thuật và các danh hiệu vinh dự Nhà nước thuộc lĩnh vựcvăn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; quyết định thành lập các Hội

Trang 35

đồng quốc gia về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; công nhậncác ngày kỷ niệm, ngày truyền thống và ngày hưởng ứng của Việt Nam theoquy định của pháp luật.

- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch vàcác dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được ban hành hoặc phê duyệt;thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thihành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

 Về lĩnh vực du lịch

 Về tài nguyên du lịch và quy hoạch du lịch:

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng

du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia sau khi được cấp cóthẩm quyền phê duyệt;

Ban hành Quy chế việc điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại tàinguyên du lịch; quy định về bảo vệ, tôn tạo, phát triển, khai thác, sử dụng tàinguyên du lịch và môi trường du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch quốc gia

 Về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch:

Trình Thủ tướng Chính phủ công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịchquốc gia và tuyến du lịch quốc gia;

Hướng dẫn, kiểm tra việc phân loại, công nhận khu du lịch, điểm du lịch vàtuyến du lịch địa phương;

Ban hành Quy chế quản lý khu du lịch thuộc ranh giới hành chính từ haitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên

 Về hướng dẫn du lịch:

Trang 36

Quản lý, kiểm tra, giám sát việc cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch thống nhấttrên toàn quốc;

Quy định, hướng dẫn về điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp, đổi, cấp lại, thu hồigiấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch

 Về kinh doanh du lịch:

Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành,lưu trú du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và dịch vụ dulịch khác;

Quy định tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, tàuthủy du lịch, cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinhdoanh dịch vụ du lịch; quyết định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên

và hạng cao cấp

 Về xúc tiến du lịch:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thựchiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia trong nước vànước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương; Hướng dẫn thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện du lịch Việt Nam

ở nước ngoài; hướng dẫn thành lập văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tạiViệt Nam; Xây dựng và hướng dẫn sử dụng, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu dulịch quốc gia

Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao triển khai việc cử Tùy viên văn hóa tạimột số nước, phối hợp quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của Tùy viên văn hóatại các địa bàn;

Trang 37

Chủ trì, phối hợp tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm, chươngtrình hoạt động đối ngoại về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch ở quy môquốc gia và quốc tế nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam.

* Cơ cấu tổ chức của bộ văn hóa thể thao và du lịch

Sơ đồ 2.2 Mô hình bộ máy tổ chức bộ văn hóa thể thao và du lịch

Bộ văn hóa thể thao và du lịch bao gồm các bộ phận:

Trang 38

9 Vụ Pháp chế.

10 Thanh tra Bộ

11 Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng)

12 Cục Công tác phía Nam

22 Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

23 Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

24 Báo Văn hóa

25 Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

26 Trung tâm Công nghệ thông tin

27 Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch

Các đơn vị từ 1 - 22 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ 23 đến 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch và Ban Quản lý LàngVăn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và quyết định ban hành danh sách cácđơn vị sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ

Trang 39

2.2.2.2 Sở văn hóa thể thao và du lịch

Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh hoặc Thành phố, thựchiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn Tỉnh,thành phố vềquy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp quy thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, dulịch và gia đình

Chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và công tác gia đình củachính quyền tỉnh, thành phố, theo dõi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch

và công tác gia đình của các công dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các cơ quanNhà nước (gồm cả lực lượng vũ trang) trên địa bàn thành phố, để hướng dẫn cáchoạt động ấy, đáp ứng yêu cầu văn hóa thông tin lành mạnh tiến bộ của nhândân, phù hợp với yêu cầu đối nội, đối ngoại từng thời điểm

Chấp hành sự ủy nhiệm của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quản lý hành chínhNhà nước các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và công tác gia đình trên địabàn Thành phố, theo đúng chủ trương từng lúc của Ủy ban Nhân dân và quản lýmột số cơ quan đơn vị theo phân cấp của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức vàcông tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo vềnghiệp vụ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố lập quy hoạch - kế hoạch hoạtđộng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch và công tác gia đình theohướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và theo quy hoạch kinh tế - xãhội của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, lập kế hoạch đầu tư ngân sách, tổchức lực lượng và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên môn để thựchiện các chủ trương đã được Bộ và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành.Giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quản lý hành chính và được Ủy banNhân dân ủy quyền Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý Nhà nước tronglĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và công tác gia đình, tổ chức hướng dẫn, theo

Ngày đăng: 26/07/2017, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w