1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

50 471 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 224,95 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1.TÍNH CẤP THIẾT 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3 4.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1.TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai 4 1.1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 4 1.1.2.1 Hệ thồng các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất 4 1.1.2.2 Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất 5 1.1.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 6 1.1.4. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay 6 1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI 13 1.2.1. Khái niệm 13 1.2.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất 14 1.3. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM GIS WEBGIS 15 1.3.1. Định nghĩa về GIS 15 1.3.2. Các bộ phận cấu thành của GIS 16 1.3.3. Giới thiệu về công nghệ ArcGIS 17 1.3.4 Ứng dụng của GIS 20 1.3.5. Tổng quan về WebGIS 24 1.3.5.1. Khái niệm về Web – GIS 24 1.3.5.2. Tình hình ứng dụng công nghệ Web xây dựng Website cung cấp thông tin về đất đai 25 PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28 2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 28 2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28 2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29 2.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 29 2.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất 29 2.4.3. Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất 30 2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30 2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 30 2.5.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 30 2.5.4. Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian 31 2.5.5. Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu 31 2.5.6. Phương pháp WebGIS 31 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm 32 3.1.1 Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm 32 3.1.1.1 Vị trí địa lý 32 3.1.1.2 Về địa hình, địa mạo 33 3.1.1.3 Thuỷ văn 34 3.1.1.4 Khí hậu 34 3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 34 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm 36 3.1.2.1 Về thực trạng kinh tế 36 3.1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 36 3.1.2.1.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế 36 3.1.2.2. Về thực trạng xã hội 37 3.1.2.2.1. Công tác Văn hóa thể thao 37 3.1.2.2.2. Công tác Giáo dục đào tạo 38 3.1.2.2.3. Công tác Y tế Dân số KHHGĐ 39 3.1.2.2.4. Công tác an sinh xã hội 39 3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất quận Nam Từ Liêm 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC KÈM THEO 42

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2017

Tác giả luận văn

Lưu Thu Thuỷ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ động viêncủa bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thiện luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Duy Bình đã tận tình hướng dẫn, dànhnhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập vàthực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn

Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp ViệtNam đã tận tình giúp đỡ tôi trong qua trình học tập, thực hiện đề tài và hoànthành luận văn

Tôi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trườngquận Nam Từ Liêm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đềtài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi hoànthành luận văn./

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2016

Học viên

Lưu Thu Thuỷ

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 6

MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT

Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần lànơi sinh sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt độnggiao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạonên nét văn hóa riêng của từng quốc gia, từng dân tộc

Đất đai là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con người Qua quá trìnhsản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất, con người đã tạo ra lương thực, thựcphẩm, trang phục, nơi làm việc… Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh rathêm do đó cần phải quản lý tốt quỹ đất hiện có Vấn đề quản lý việc sử dụng đấtđai ngày càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa,công nghiệp hóa, tài nguyên ngày càng cạn kiệt như ngày nay Vì vậy thực tế đòihỏi cần phải xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai có chính xác và chặt chẽ

từ đó xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai tiềm năng, có hiệu quả caonhằm quản lý tốt các nguồn tài nguyên quý giá này

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tàinguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sảncông thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quảnlý”

Điều 22 Luật đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước

về đất đai trong đó có công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng định kỳ Đây làcông cụ quan trọng và đắc lực của Nhà nước nhằm thống nhất quy hoạch đất đaihợp lý đồng thời là cơ sở để Nhà nước quản lý và nắm chặt toàn bộ diện tích đấtđai cùng với người sử dụng và quản lý đất theo đúng quy định của pháp luật.Ngày nay, công nghệ GIS phát triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụngbản đồ địa chính, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loạibản đồ dạng số, đặc biệt là bản đồ địa chính Từ đó, giúp cho việc xử lý, quản lý

và khai thác thông tin về đất đai đạt hiệu quản cao Ứng dụng hệ thống thông tinđịa lý (GIS) là một trong những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh

Trang 7

vực trên thế giới trong đó quản lý tài nguyên thiên nhiên là một trong các lĩnhvực có nhiều ứng dụng từ GIS, đặc biệt là công tác hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất,chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên… Việc thành lập cơ sở dữ liệudựa trên công nghệ GIS có ưu điểm là chức năng quản lý thông tin không gian vàthuộc tính gắn liền với nhau Bên cạnh đó thông tin được chuẩn hóa, các công cụtìm kiếm, phân tích thông tin phục rất hữu ích trong công tác quản lý đất đai màthực hiện theo phương pháp truyền thống khó có thể thực hiện được

Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác ứngdụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.Với sự nhận thức ở trên, được sự phân công của Bộ môn Tài Nguyên Nước - KhoaQuản lý đất đai – Học viện nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn trực tiếp

của TS Nguyễn Duy Bình, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác xây dựng cơ sở

dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,thành phố Hà Nội

- Khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng, từ đó phục vụ công tác quyhoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Toàn bộ dữ liệu đất đai của các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,

thành phố Hà Nội

- Các bảng biểu số liệu thống kê, kiểm kê đất đai về tình hình sử dụng vàquản lý đất đai

- Các loại bản đồ đất đai

Trang 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong những nội dung liên quan đếnứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sửdụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Phạm vi thời gian: Tính từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2020

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4.1 Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu

Luận văn sẽ đóng góp cơ sở khoa học, thực tiễn trong việc ứng dụng côngnghệ GIS nói chung và ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quyhoạch sử dụng đất nói riêng

Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo tại các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cũng như có giá trị tham khảođối với các cơ quan ứng dụng công nghệ GIS nói chung và ứng dụng công nghệGIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất nói riêng ở nước ta

4.2 Ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được khả năng ứng dụng hệ thống thông tinđịa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quậnNam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan quản lýnhà nước về đất đai thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất tốt hơn, hiệu quảhơn Đồng thời giúp cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất trựctuyến bằng trình duyệt web một cách dễ dàng và thuận tiện hơn

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai

Theo Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định : “Quy hoạch sử dụng đất làviệc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứngbiến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của cácngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trongmột khoảng thời gian xác định.”

1.1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

1.1.2.1 Hệ thồng các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, việc quản lý đất đaihiệu quả và bền vững luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia, một trongcác nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai là quyhoạch sử dụng đất, điều đó đã dược thể hiện rất rõ trong hệ thống các văn bảnpháp luật như Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới Luật Những văn bản này là

cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Có thể hệ thống các văn bản có liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất từ cao đến thấp như sau:

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng

định : “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý

là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lý” ( Chương III, Điều 53)

- Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sửdụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”

Trang 10

- Toàn bộ Chương IV từ Điều 35 đến Điều 51 Luật Đất đai năm 2013 quyđịnh Nguyên tắc, căn cứ, hệ thống, nội dung , kỳ quy hoạch, trách nhiệm tổ chức,lấy ý kiến, thẩm định, quyết định , phê duyệt, điểu chỉnh, tư vấn, công bố côngkhai thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Toàn bộ Chương III từ Điều 7 đến Điều 12 của Nghị định số

43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtĐất đai

- Thông tư số 29/2014/TT- BTNMT ngày 02/06/2014 Quy định chi tiết việclập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công văn 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ 2014 hướng dẫn quy hoạch sử dụngđất hàng năm cấp huyện

- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chínhphủ về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch

sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia

1.1.2.2 Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sauđây :

1 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội, quốc phòng, an ninh

2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dướiphải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phảiphù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liênkết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiệnnội dung sử dụng đất của cấp xã

3 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

Trang 11

4 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứngvới biến đổi khí hậu.

5 Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

6 Dân chủ và công khai

7 Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợiích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường

8 Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đấtphải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt

1.1.3 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Quy định tại Điểm 2, Điều 40, Luật Đất đai năm 2013

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụngđất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện vàcấp xã;

c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn

e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

1.1.4 Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay

Theo Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định : “Quy hoạch sử dụng đất là

việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu

Trang 12

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứngbiến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của cácngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trongmột khoảng thời gian xác định”.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì quy hoạch đất đai là: “Việc bố trí, sắpxếpvà sử dụng các loại đất đai một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều nông sảnchất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn

Quy hoạch đất đai chia làm hai loại:

- Quy hoạch đất đai cho các vùng, các ngành

- Quy hoạch đất đai trong nội bộ xí nghiệp

Việc quy hoạch giữa các vùng, các ngành tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên

và có mối liên hệ chặt chẽ của lực lượng sản xuất với phân vùng của cả nước.Đất cần quy hoạch không chỉ là đất nông nghiệp mà còn nhiều loại đất khác nữanhư đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất khu công nghiệp, đất xây dựngcông trình hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, thủy lợi, thủy điện, khaikhoáng, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí bởi vậykhái niệm trên chưa bao quát được tất cả loại đất

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 1993)định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệthống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội đểchọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất Đồng thời quyhoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đấtđai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồntài nguyên trong tương lai”

Ở đây, chức năng của quy hoạch đất đai được hiểu là hướng dẫn sự quyếtđịnh sử dụng đất đai nhưng cũng đồng thời bảo vệ cho tương lai Căn cứ vào quyđịnh hiện hành về nội dung quy hoạch sử dụng đất có thể hiểu quy hoạch sử dụngđất là sự tính toán khoa học về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian nhằmphục vụ cho các mục tiêu kinh tếxã hội

Trang 13

Nó là sự bảo đảm cho các mục tiêu kinh tế xã hội có cơ sở khoa học và thực

tế, bảo đảm cho việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hộiđối với từng loại mục đích sử dụng Đây là căn cứ khoa học để sử dụng đất đai vàcác nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả

Việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất đều phải căn cứ vào quy hoạch Quy hoạch còn làcông cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả nguồn vốn, lao động và công nghệ) đồngđều các vùng miền trong cả nước Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liềnvới kế hoạch sử dụng đất Bởi, kế hoạch sử dụng đất là các biện pháp, thời gian

để sử dụng đất theo quy hoạch Nếu quy hoạch thiếu tính toán, không xác địnhđược thời hạn thực hiện, không có kế hoạch cụ thể sẽ gây ra tình trạng “quyhoạch treo”

Kết quả này trái với chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch là thực hiện cácmục tiêu kinh tế xã hội, gây lãng phí không bảo vệ tương lai phát triển

Hiện nay, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số17/2011/QH13 Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành vàđịa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC-

CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốchội Cụ thể như sau:

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy bannhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có

330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khailập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%)

Trang 14

- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩmquyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn

vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%)

Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sửdụng đất kỳ cuối (2016- 2020): Bộ Tài nguyên và môi trường đã triển khai việcđiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tạiChỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015

Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có 06 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kếtquả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đấtgiai đoạn 2016-2020 và còn một số tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo Kế hoạch

tổ chức và thực hiện việc kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp

đã được thành lập Điển hình như, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố vừathông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và

kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của Thành phố

Theo đó, HĐND Thành phố nhất trí thông qua điều chỉnh chỉ tiêu quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 với diện tích, cơ cấu các loại đất cụ thể nhưsau:

- Đất rừng: điều chỉnh tăng 4.346ha so với chỉ tiêu phân bổ, trong đó:

+ Đất rừng phòng hộ tăng 589ha; đất rừng đặc dụng giảm 2.347ha;

+ Đất rừng sản xuất tăng 3.766ha so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất quốc phòng giảm 1.425ha,

- Đất an ninh điều chỉnh tăng lên 627ha đến năm 2020

- Đất xây dựng khu, cụm công nghiệp, điều chỉnh giảm 1.316ha

- Đất bãi thải, xử lý chất thải, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 là 647ha, giảm 2.762ha

- Đất ở tại đô thị, khu đô thị được điều chỉnh tăng 2.928ha,

Trang 15

- Đất ở nông thôn được điều chỉnh tăng 207ha

Trang 16

Đồng thời, HĐND Thành phố cũng nhất trí thông qua kế hoạch sử dụng đất

5 năm kỳ cuối (2016-2020) Thành phố Hà Nội với diện tích các loại đất phân bổtrong năm Kế hoạch cụ thể như sau:

Thực tế quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã vàđang đạt được nhiều chỉ tiêu sử dụng đất quan trọng, góp phần to lớn trong việcthực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Như tại Tuyên Quang, theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trườngTuyên Quang, ông Phạm Văn Lương cho biết, kế hoạch sử dụng đất 2016 là xácđịnh nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, để thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2016

Đây là căn cứ để thực hiện thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng, giao đất,cho thuê đất, phát huy nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, an sinh xã hội,bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững

Trong kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang, dự kiến, năm

2016 sẽ có 262,55 ha đất phải chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó đất nông

Trang 17

nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 261,12 ha; chuyển mục đích trong nội

bộ đất nông nghiệp là 1,43 ha, thu hồi 274,56 ha (đất nông nghiệp 261,12 ha, đấtphi nông nghiệp là 13,44 ha) Phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thànhphố Tuyên Quang được lập trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụngđất của các ngành, địa phương

Về cơ bản, việc xác chỉ tiêu sử dụng đất của phương án là hợp lý, đáp ứngđược mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của thành phố Tuyên Quang

Về việc huỷ bỏ, thay đổi kế hoạch sử dụng đất, một số địa phương cơ bản xử lýtình trạng dự án chậm triển khai

Đến nay, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã hủy bỏ văn bản chấp thuận chủtrương đầu tư và thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất của 564 dự án, diện tích 5.736 ha Số lượng dự án bị thu hồi, hủy bỏtăng thêm 28 so với cuối năm 2014 Đồng thời, Thành phố đã điều chỉnh, cắtgiảm quy mô diện tích để sớm kết thúc 9 dự án

Những điểm bất cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay: Một là, Công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bảnngày càng hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còntồn tại nhiều bất cập trong trên thực tế Một số địa phương phê duyệt kế hoạch sửdụng đất năm 2015 cấp huyện chậm so với quy định, dẫn đến việc giao đất, chothuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh hưởng Hai là, Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa phù hợp về thờigian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng

xã hội Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụngđất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điềuchỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai đểthực hiện Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việcđánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác

Ba là, Chỉ tiêu phê duyệt chưa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quychuẩn xây dựng về giao thông, y tế, giáo dục…Nhiều địa phương còn gặp khókhăn, bị động khi giải quyết đối với trường hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng

Trang 18

đất trong quá trình thực hiện so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt,phát sinh các dự án, công trình chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấphuyện Hay, một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụngđất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai,phải lùi tiến độ thực hiện

Bốn là, Quy hoạch, kiến trúc đô thị thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạtầng xã hội, chưa thực sự chú ý tới yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bềnvững Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về cơchế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năngđối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến trúc và ủy ban nhândân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình duyệt vàthực hiện quy hoạch Lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác này còn nhiềuhạn chế về năng lực

Năm là, Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyêndẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng chưa được phát hiện

và xử lý kịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, nhất là trên địa bàn TP

Hồ Chí Minh và Hà Nội Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai chưa thực sự được chú trọng

Sáu là, Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến Trên cả nước vẫn cònhàng ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi Việc xử các dự án sau khi thu hồicũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Sau khi chấm dứt pháp lý dự án, trảlại quyền lợi hợp pháp cho người dân nhưng trên thực tế, do chủ đầu tư đền bù,giải phóng mặt bằng không liền thửa, liền khoảnh nên cả người dân lẫn doanhnghiệp đều khó để sử dụng phần đất của mình, chính quyền cũng khó điều chỉnhquy hoạch Bên cạnh đó, dù là hủy bỏ dự án nhưng quy hoạch không thay đổinên người dân không dám xây dựng kiên cố hay đầu tư sản xuất lâu dài vì lo nhànước thực hiện quy hoạch sẽ không được bồi thường do không có các chính sáchđối với người dân sau khi thu hồi dự án “treo” hoặc các quy hoạch chậm thựchiện

Trang 19

1.2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

1.2.1 Khái niệm

a Khái niệm về cơ sở dữ liệu

Theo Trần Văn Tuấn và Lê Phương Thúy (2009), khái niệm về cơ sở dữ liệuđất đai được hiểu như sau:

Cơ sở dữ liệu được hiểu theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên theo cáchđịnh nghĩa kiểu kỹ thuật thì CSDL là một tập hợp thông tin có cấu trúc Trongngành công nghệ thông tin, thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều và nó thườngđược hiểu dưới dạng một tập liên kết các dữ liệu điều hành hay một tập tin đượclưu trữ trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS- Database Management system) là mộtphần mềm hay hệ thống được liên kết để quản trị một cơ sở dữ liệu Các phầnmềm này hỗ trợ khả năng lưu trữ, xóa, tìm kiếm thông tin trong CSDL

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảng của kếtcấu hạ tầng về thông tin nó bao gồm các CSDL chuyên ngành để tạo thành một hệthống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần: cơ sở dữ liệu về chính trị (chínhsách, pháp luật, tổ chức cán bộ); cơ sở dữ liệu về kinh tế (nguồn lực - tài nguyênthiên nhiên, đất đai, lao động, vốn, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, kết quảhoạt động của các ngành kinh tế - nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); cơ sở dữliệu xã hội (dân số, lao động văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao); cơ sở dữ liệu đất đai

là một thành phần không thể thiếu được của cơ sở dữ liệu quốc gia

b Cơ sở dữ liệu đất đai

Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,

dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đaiđược sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyênbằng phương tiện điện tử.( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

CSDL đất đai là một trong 7 nhóm dữ liệu của CSDL Tài nguyên môitrường quốc gia Xét về nội dung thì thông tin, dữ liệu về đất đai bao gồm:

+ Thông tin về chính sách, pháp luật đất đai;

Trang 20

+ Thông tin về hiện trạng sử dụng đất;

+ Thông tin về đăng ký và thống kê đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện cácquyền của người sử dụng đất );

+ Thông tin về hồ sơ địa chính;

+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tin về giá đất và phát triển quỹ đất;

+ Thông tin về thanh tra đất đai;

+ Thông tin về đánh giá chất lượng đất và phân hạng đất;

+ Thông tin về dữ liệu có liên quan về đất đai khác

Xét về cấu trúc thì CSDL đất đai gồm:

+ Dữ liệu không gian: là dữ liệu về bản đồ thể hiện tính không gian địa lýcủa các thửa đất theo một hệ tọa độ xác định

+ Dữ liệu phi không gian là dữ liệu thuộc tính gắn liền với từng thửa đất

1.2.2 Nội dung của cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệuđất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thànhphần khác Cơ sở d liệu quy hoạch sử dụng đất: là dữ liệu không gian quy hoạch

sử dụng đất, dữ liệu thuộc tính quy hoạch sử dụng đất và các dữ liệu khác có liênquan

- Cơ sở dữ liệuquy hoạch sử dụng đất: là tập hợp thông tin có cấu trúccủa dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

- Dữ liệu không gian quy hoạch sử dụng đất là dữ liệu về đường chỉ giới vàmốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông vàcác loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình

- Dữ liệu thuộc tính quy hoạch sử dụng đất: là dữ liệu về chủ công trình quyhoạch sử dụng đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác

Trang 21

gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất,

1.3 TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM GIS- WEBGIS

Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dung để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thịcác thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể

Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không gian,phi không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể

Xét dưới góc độ là các phần mềm, GIS làm việc với các thông tin khônggian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng Có thể nóicác chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS

Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểunhư là một công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ để biến chúng thành các thôngtin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý

Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng,Phần mềm, Cơ sở dữ liệu, Phương pháp và Đội ngũ chuyên gia (Trần Thị BăngTâm, 2006)

Trang 22

1.3.2 Các bộ phận cấu thành của GIS

Công nghệ GIS bao gồm 5 hợp phần cơ bản: phần cứng, phần mềm, cơ sở

dữ liệu, con người, phương pháp

Hình 2.1 Sơ đồ các thành phần cấu tạo GIS

(Nguồn: Thủ thuật GIS)

- Phần cứng: Là thiết bị bao gồm máy vi tính (Computer), máy vẽ (plotters),máy in (printer), bàn số hóa (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phươngtiện lưu trữ số liệu (Floppy diskettes, optical cartridges, C.D ROM v.v…)

- Phần mềm gồm có hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trong

hệ điều hành đó Phần mềm cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết đểlưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý Ngoại trừ hệ điều hành, cácphần mềm còn lại giúp người dùng trong các công việc của hệ thống Cáccông việc này có thể là chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu, phân tích dữ liệu để phục vụcác quyết định và nhiều công việc khác

- Dữ liệu của hệ thống được xem là một thành phần rất quan trọng vàthường được ví như là linh hồn của hệ thống Dữ liệu được lưu trữ theo nhiềucách khác nhau, ngày nay thường được lưu trữ thành những bảng có nhiều cột và

Trang 23

nhiều dòng, các bảng có quan hệ với nhau Để quản lý các cơ sở dữ liệu, người

ta sử dụng những phần mềm riêng, những phần mềm này được gọi là hệ quản trị

cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu cần được thường xuyên cập nhật theo thời gian Cóthể chia dữ liệu trong GIS thành hai loại:

+ Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lýcủa các đối tượng trên bề mặt trái đất

+ Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho tabiết thêm thông tin thuộc tính của đối tượng

- Phương pháp: là kỹ thuật, thao tác được sử dụng để nhập, quản lý, phântích các dữ liệu không gian và đảm bảo chất lượng của nó (số hóa, xây dựngCSDL, phân tích không gian )

- Con người: Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệGIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện cácchức năng phân tích và xử lý các số liệu Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựachọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng

và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện

Như vậy, trong 5 hợp phần của GIS, yếu tố con người đóng vai trò rất quantrọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, đây là yếu tố quyết định sựthành công của việc phát triển công nghệ GIS (Trần Thị Băng Tâm 2006)

1.3.3 Giới thiệu về công nghệ ArcGIS

ArcGIS là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàndiện từ thu thập, nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trênmạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDLcủa các doanh nghiệp Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coicông nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh,

có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhaunhư: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web(ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD) và cókhả năng tương tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khácnhau (Geo Việt, 2012)

Trang 24

Hình 2.2 Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS

(Nguồn ESRI)

ArcGIS Desktop là một sản phẩm của Viện nghiên cứu hệ thống môitrường của Mỹ (ESRI) ArcGIS là một hệ thống thông tin địa lý cho phépngười sử dụng thực hiện những chức năng của GIS ở bất cứ nơi nào họ muốn:trên màn hình, máy chủ, trên web, trên các field… ArcGIS lưu trữ và quản lý dữliệu địa lý ở nhiều khuôn dạng khá c nhau Ba mô hình dữ liệu cơ bản màArcGIS sử dụng là vector, raster và TIN Ngoài ra, người dùng có thể nhập dữliệu bảng vào GIS (Geo Việt, 2012)

ArcGIS Desktop có 3 phiên bản (License) là: ArcView, ArcEditor,ArcInfor Tùy theo nhu cầu sử dụng của từng cơ quan, cá nhân mà chúng ta cóthể lựa chọn phiên bản cho phù hợp Tất cả các phiên bản của ArcGIS Desktopđều bao gồm các ứng dụng ArcMap, ArcCatalog và ArcToolbox (Geo Việt,2012)

- ArcView: là một phần mềm đuợc sử dụng phổ biến nhất trên thế giới bởi

vì nó cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng nhất để sử dụng thông tinđịa lý ArcView có thể sử dụng rất nhiều định dạng dữ liệu khác nhau thậmchí có thể lấy đuợc dữ liệu từ Internet Đây là phần mềm hệ thống thông tin địa

Trang 25

lý với đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích dữliệu địa lý ArcView có thể hiểu được bối cảnh địa lý của dữ liệu, cho phép thểhiện các mối quan hệ và nhận dạng các mô hình theo một cách mới Với công

cụ mô hình hóa các thao tác xử lý dữ liệu, ArcView cho phép quản lý và thayđổi dây chuyền xử lý dữ liệu một cách dễ dàng

- ArcEditor: là phần mềm GIS chạy trên Desktop dùng để chỉnh sửa vàquản lý dữ liệu địa lý ArcEditor là một phần mềm trong bộ những sản phẩmGIS, nó bao gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó là một số các công

cụ chỉnh sửa, biên tập ArcEditor hỗ trợ cho người biên tập cá nhân hoặc chonhiều người cùng hợp tác biên tập Bộ công cụ mở rộng của ArcEditor khôngnhững cho phép nhập hoặc xóa những dữ liệu đơn giản mà còn cả những thiết

kế và phiên bản phức tạp

- ArcInfo: là phần mềm GIS đầy đủ nhất, ArcInfo bao gồm tất cả cácchức năng của ArcView lẫn ArcEditor, các tính năng cao cấp trong xử lý dữliệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu Người dùng GIS chuyênnghiệp sử dụng ArcInfo để thực hiện toàn bộ các công việc như xây dựng

dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính vàxuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau ArcInfo còn cung cấp tất cảcác chức năng tạo và quản lý một hệ GIS thông minh Với chức năng này,người dùng có thể truy nhập dễ dàng thông qua giao diện đơn giản đã được môhình một cách tùy biến và mở rộng hoặc thông qua các script và các ứng dụngkhác

Dù làm việc trong môi trường nào thì người dùng cũng đều sử dụng bộ baứng dụng của ArcGIS Desktop là ArcCatalog, ArcMap và ArcToolbox để làmviệc ArcCatalog là ứng dụng để quản lý dữ liệu không gian, quản lý thiết kế cơ

sở dữ liệu, tạo và xem Metadata ArcMap được sử dụng trong mọi thao tác biêntập và thành lập bản đồ, cũng như là để thực hiện các phép phân tích bản đồ.ArcToolbox dùng để chuyển đổi các dạng dữ liệu và thực hiện các phép xử lý

dữ liệu về địa lý

Ngày đăng: 25/07/2017, 08:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w