1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở việt nam

74 446 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 913,25 KB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể của đề tài này là phân tích về mặt lý luận để nhận thức rõ vấn đề hết quyền SHTT cũng như nhập khẩu song song là vấn đề liên quan đến cả khía cạnh pháp luật và kinh tế; t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận bảo đảm độ tin cậy, chính xác

và trung thực Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

HỌC VIÊN

Đỗ Thu Hương

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến

thương mại

TRIPS

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

MỤC LỤC 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG 5

1.1KHÁI QUÁT CHUNG Về BảO Hộ QUYềN SHTT 5

1.1.1 Khái niệm bảo hộ quyền SHTT 6

1.1.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền SHTT 9

1.1.3 Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT 11

1.2.KHÁI QUÁT CHUNG Về HếT QUYềN SHTT 17

1.2.1 Khái niệm hết quyền SHTT 19

1.2.2 Các cơ chế hết quyền SHTT 21

1.3KHÁI QUÁT CHUNG Về NHậP KHẩU SONG SONG 23

1.3.1 Khái niệm nhập khẩu song song 24

1.3.2 Đặc điểm của nhập khẩu song song 27

1.4MốI LIÊN Hệ GIữA HếT QUYềN SHTT VÀ NHậP KHẩU SONG SONG 28

1.5QUY ĐịNH Về NHậP KHẩU SONG SONG THEO CÁC ĐIềU ƯớC QUốC Tế 30

KếT LUậN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 37

2.1KHÁI QUÁT NHữNG QUY ĐịNH CHUNG CủA PHÁP LUậT VIệT NAM Về HếT QUYềN SHTT VÀ NHậP KHẩU SONG SONG 37

2.2NHữNG QUY ĐịNH CủA PHÁP LUậT VIệT NAM HIệN HÀNH Về HếT QUYềN SHTT TRONG NHậP KHẩU SONG SONG 39

2.2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền sở hữu công nghiệp trong nhập khẩu song song 39

2.2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền tác giả, quyền liên quan trong nhập khẩu song song 42

2.2.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền đối với giống cây trồng trong nhập khẩu song song 44

KếT LUậN CHƯƠNG 2 46

Trang 6

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẾT QUYỀN 47

SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG 47

3.1ĐÁNH GIÁ CHUNG Về THựC TRạNG Xử LÍ CÁC Vụ VIệC Về NHậP KHẩU SONG SONG ở VIệT NAM HIệN NAY 47

3.2MộT Số Vụ VIệC LIÊN QUAN ĐếN NHậP KHẩU SONG SONG ở VIệT NAM HIệN NAY 50 3.3.ĐịNH HƯớNG HOÀN THIệN PHÁP LUậT Về HếT QUYềN SHTT TRONG NHậP KHẩU SONG SONG 55

3.4NHữNG KIếN NGHị HOÀN THIệN PHÁP LUậT 59

3.4.1 Đề xuất quy định về định nghĩa hết quyền SHTT 59

3.4.2 Đề xuất sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 59

3.4.3 Đề xuất sửa đổi quy định về nghĩa vụ chứng minh trong các vụ việc nhập khẩu song song 60

3.4.4 Đề xuất sửa đổi một số quy định về nhập khẩu song song đối với các mặt hàng quan trọng 61

KếT LUậN CHƯƠNG 3 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang dành được sự quan tâm rất lớn của xã hội, từ các chủ thể nắm giữ quyền SHTT đến các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng Cụ thể đối với việc nhập khẩu song song các mặt hàng mang đối tượng SHTT ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng rất nhiều Hết quyền SHTT và nhập khẩu song song được công nhận là những vấn đề quan trọng trong chính sách và pháp luật SHTT cũng như thương mại của mỗi quốc gia Do những giá trị lý luận và thực tiễn của chúng, những vẫn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như những người làm thực tiễn trong cả lĩnh vực pháp luật và kinh tế Cho đến nay, nhiều tranh cãi còn tồn tại xoanh quanh hết quyền SHTT và nhập khẩu song song Đề tài này tập trung vào phân tích các quy định pháp lí trong

hệ thống pháp luật Việt Nam về hết quyền SHTT và các quy định liên quan đến nhập khẩu song song nhằm tìm ra những điểm còn bất cập để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song là chế định pháp luật không chỉ liên quan đến chuyên ngành luật SHTT mà còn liên quan đến pháp luật về kinh tế, về cạnh tranh… Chính vì thế đề tài này được nghiên cứu dưới rất nhiều góc độ và hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời

Trên phạm vi quốc tế, có rất nhiều tài liệu có thể kể đến từ những năm

đầu thế kỉ XXI, như cuốn sách “Vertical Price Control and Parallel Imports: Theory and Evidence” xuất bản năm 2000 của tác giả Keith Eugene Maskus và Yongmin Chen; hay cùng tác giả giả này còn có “Parallel Imports in a Model of Vertical Distribution: Theory, Evidence, and Policy” Những tài liệu này đã có

những đóng góp lớn trong việc làm rõ lí thuyết về phân biệt giá trong mối quan

Trang 8

hệ với hết quyền SHTT và nhập khẩu song song Ngoài ra có thể kể đến một số

công trình nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sĩ, như luận án “Phân tích so sánh các quy định về nhập khẩu song song trong luật nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ, Nhật và Châu Âu - Ý nghĩa pháp lí đối với các nước đang phát triển” được TS

Nguyễn Hồ Bích Hằng thực hiện năm 2011 tại Đại học Nagoya, Nhật Bản Những nghiên cứu này đã mang đến góc nhìn toàn diện dưới lăng kính lí thuyết

về hết quyền SHTT và tập trung nghiên cứu các đối tượng SHTT cụ thể, mà ở đây chủ yếu là nhãn hiệu

Các nghiên cứu trong nước, có thể kể đến rất nhiều sách chuyên khảo và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về chủ đề này dưới nhiều góc độ

khác nhau Tiêu biểu như sách chuyên khảo “Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Quỳnh xuất bản năm 2012, “Nhập khẩu song song dưới góc độ pháp luật SHTT, hợp đồng và cạnh tranh” của tác giả Nguyễn Thanh Tú và Lê Thị Thu Hiền xuất

bản năm 2014 Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra những quy định pháp lí

cụ thể đối với từng đối tượng của quyền SHTT và đề ra những định hướng hoàn thiện pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể bao gồm cả chế định luật hợp đồng và luật cạnh tranh Đây là những công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh

tế và chỉ ra được mối liên hệ giữa các chế định luật dùng để điều chỉnh một vấn

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 9

Mục tiêu cụ thể của đề tài này là phân tích về mặt lý luận để nhận thức

rõ vấn đề hết quyền SHTT cũng như nhập khẩu song song là vấn đề liên quan đến cả khía cạnh pháp luật và kinh tế; từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành nhằm thực thi tốt hơn

cơ chế hết quyền SHTT mà Việt Nam công nhận cũng như tạo điều kiện cho hành vi nhập khẩu song song theo cơ chế hết quyền không bị cản trở, các mục tiêu chính sách trong quy định pháp luật sẽ được đảm bảo

1.3.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

So với một số đề tài đã được tham khảo từ trước, đề tài này được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đàm phán, thỏa thuận rất nhiều các hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả các hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới Những thỏa thuận quốc tế này, khi có hiệu lực, sẽ có sức ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống pháp luật nội địa Vì vậy, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế và đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của để tài như đã dẫn giải trên đây sẽ tập trung làm rõ khái niệm hết quyền SHTT và nhập khẩu song song Cùng với đó đề tài

sẽ phân tích các quy định pháp luật cụ thể về hết quyền SHTT đối với các đối tượng của quyền SHTT tại Việt Nam cũng như các quy định về nhập khẩu song song Cuối cùng đề tài sẽ đặt ra những hướng hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các mô hình lí thuyết về hết quyền SHTT và hệ thống phát luật thực định, bao gồm cả quy định trong các điều ước quốc tế và các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong

đó vận dụng quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đáng giá từng vấn đề cụ thế Đồng thời, đề tài cũng dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan

Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và thực tế, đề tài đã sử dụng phương pháp thông kê, so sánh, phân tích và tổng hợp trên cơ sở các số liệu gốc và số liệu liên quan, các văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật,

có khảo sát, đối chiếu và kết luận việc thực thi

1.6 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Lời cam kết, Lời cảm ơn, Phần mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lí luận chung về hết quyền SHTT trong nhập

khẩu song song

Chương 2 Quy định về hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song

theo pháp luật Việt Nam

Chương 3 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hết quyền SHTT trong

nhập khẩu song song

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ

HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG

1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền SHTT

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghiệp, vấn đề quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ (sau đây gọi là quyền SHTT) ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Mặc dù thuật ngữ quyền SHTT vẫn còn là một khái niệm pháp lí mơ hồ đối với nhiều người, song mức độ sử dụng thuật ngữ này đang ngày càng gia tăng, cùng với sự lan tỏa nhanh chóng của các vấn đề liên quan đến quyền SHTT

Tài sản trí tuệ là yếu tố cơ bản hình thành quyền SHTT Tài sản trí tuệ được hiểu là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản Giống như các loại tài sản vật chất khác, tài sản trí tuệ có thể được mua, bán, cho phép sử dụng, trao đổi… Song, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tài sản trí tuệ với các loại tài sản vật chất đó chính là tính

vô hình của tài sản trí tuệ Tài sản trí tuệ là vô hình bởi vì nó chính là những thông tin được kết hợp chặt chẽ với nhau trong những vật thể hữu hình Quyền

sở hữu trong trường hợp này không phải là quyền đối với bản thân các vật thể hữu hình này, mà chính là những thông tin chứa đựng trong đó

Khác với với quyền sở hữu tài sản vật chất, nội dung quyền SHTT không

bao gồm quyền chiếm hữu Trước hết, quyền chiếm hữu đối với tài sản là

không có ý nghĩa, do đó không cần thiết Đặc tính vô hình và bản chất thông tin

– tri thức của tài sản trí tuệ khiến cho loại đối tượng này có khả năng lan truyền (từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác) một cách vô giới hạn

và có thể hiện diện đồng thời ở nhiều nơi mà không duy nhất như tài sản hữu hình Việc một người nắm bắt (chiếm hữu) tài sản trí tuệ không cản trở, không làm phương hại đến việc chiếm hữu của chủ sở hữu

Trang 12

Thứ hai, các tài sản trí tuệ còn có đặc tính sáng tạo – đổi mới Mỗi tài

sản trí tuệ đều là một đối tượng mới hoặc được bổ sung cái mới (được cải tiến)

Để tạo ra cái mới đó, con người phải nắm được thông tin và tri thức liên quan

Vì thế, chiếm hữu tri thức, thông tin là nhu cầu đồng thời là quyền của tất cả mọi người, là nền tảng bảo đảm cho hoạt động sáng tạo Độc quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ đi ngược nhu cầu phát triển của xã hội

Mặt khác, việc thực hiện quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ nói chung là khó khăn và không thể Cách duy nhất để kiểm soát quyền chiếm hữu loại tài sản này

là giữnó trong vòng bí mật Điều này không những mâu thuẫn với quyền sử dụng

mà còn mâu thuẫn với ý nghĩa, mục đích sở hữu tài sản trí tuệ Tài sản trí tuệ chỉ mang lại giá trị (thu nhập) nếu được khai thác, sử dụng, chuyển giao, nhưng chính các hoạt động đó lại bộc lộ bản chất của tài sản trí tuệ

Giữ bí mật bản chất tài sản trí tuệ nghĩa là không thể sử dụng tài sản trí tuệ đó Với những lý do nói trên, nội dung quyền SHTT chỉ bao gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt Quyền sử dụng thuộc nội dung quyền SHTT lại bao gồm nhiều nội dung cụ thể tuỳ theo loại tài sản trí tuệ (đối tượng SHTT) và được phân chia cho các chủ thể khác nhau một cách thích hợp Một số trong các nội dung quyền nói trên có thể được chuyển giao, để thừa kế nhưng có nội dung thì chỉ thuộc về một chủ thể mà không thể chuyển giao hoặc thừa kế Các quyền như vậy lại được chia thành quyền nhân thân và quyền tài sản như các quyền dân sự khác Trong các nội dung đó, có một nội dung đặc biệt đáng chú

ý là quyền ngăn cấm người khác sử dụng quyền của chủ thể Chính sự đặc biệt khi chủ thể có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình đã hình thành nên chế định pháp luật về bảo hộ quyền SHTT

1.1.1 Khái niệm bảo hộ quyền SHTT

Bảo hộ tại sản trí tuệ và bảo hộ quyền SHTT (gọi chung là bảo hộ SHTT)

là việc Nhà nước sử dụng công cụ pháp lí và quyền lực bảo đảm cho các chủ sở

Trang 13

hữu tài sản trí tuệ thực thi các quyền đối với tài sản trí tuệ của họ, ngăn chặn và

xử lí các hành vi xâm phạm tài sản/quyền do người thứ ba thực hiện

Sự cần thiết phải có cơ chế bảo hộ quyền SHTT được lí giải bởi những lí

do sau:

Thứ nhất, tài sản trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự

phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Tỉ trọng giá trị của tài sản trí tuệ và tài sản vô hình nói chung trong tổng số giá trị tài sản của doanh nghiệp/nền kinh tế ngày càng cao Tại một số doanh nghiệp và một số nước, tỉ

lệ đó đã vượt quá 50% Phát triển tài sản trí tuệ đã và đang là hướng dầu tư phát triển ưu tiên; tài sản trí tuệ trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất và là động lực của sự phát triển Có thể lấy một ví dụ nhỏ để minh chứng cho điều này Từ cách đây 20 năm, tức là vào năm 1997, nhãn hiệu Coca – Cola được ước tính giá trị 65,7 tỉ đô la; trong khi đó dựa theo báo cáo tài chính của tập đoàn này thì giá trị tài sản vô hình (tức là nhãn hiệu Coca - Cola) chỉ chiếm 3,7

tỉ đô la Sự khác biệt rất lớn này cho thấy, giá trị của một doanh nghiệp trên thị trường được quyết định phần nhiều bởi tài sản vô hình mà doanh nghiệp đó nắm giữ Xu thế này đã khác so với nhiều thập niên trước, khi mà máy móc và công cụ sản xuất mới là tài sản chính của doanh nghiệp

Thứ hai, đầu tư để tạo ra và phát triển tài sản trí tuệ là dạng đầu tư tốn

kém, mất nhiều thời gian và chứa đựng rủi ro Trong khi đó, nguy cơ tài sản trí tuệ bị chiếm đoạt/khai thác bất hợp lí là nguy cơ thường xuyên và rất hay xảy

ra Bản chất của tài sản trí tuệ là vô hình nhưng lại có đặc điểm là khả năng lan truyền không giới hạn, rất dễ bị sao chép, bắt chước, sử dụng… nhất là trong điều kiện công nghệ, kĩ thuật để thực hiện việc sao chép ngày càng cao Những mối lợi khổng lồ do việc khai thai bất hợp pháp các tài sản trí tuệ mang lại là động lực thúc đẩy các hành vi phạm pháp Việc khai thác trái phép trên thực tế lại rất khó để phát hiện và xử lí Số lượng các vụ xâm phạm về nhãn hiệu, về tên thương mại, về tên miền… là rất phổ biến Tuy nhiên việc điều tra và xử lí

Trang 14

những vụ việc này thì chưa được chú trọng như những lĩnh vực dân sự khác Thêm vào đó, cơ chế xử lí đối với những vụ việc xâm phạm quyền SHTT cũng chỉ mang tính chất cảnh cáo chứ chưa thực sự tương xứng với những lợi ích mà chủ thể vi phạm đã đạt được

Thứ ba, bản thân các chủ sở hữu tài sản trí tuệ không có khả năng tự

mình bảo vệ tài sản trí tuệ của họ trước nguy cơ xâm phạm Kết quả dẫn đến nếu không có biện pháp hữu hiệu chống lại các hành vi vi phạm tài sản/quyền SHTT thì động lực sáng tạo và phát triển bị thủ tiêu, cạnh trạnh trở thành không lành mạnh Mục tiêu của việc bảo hộ SHTT là bảo vệ các kết quả đầu tư sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động đổi mới, bảo đảm cạnh tranh công bằng, trung thực,

từ đó tạo ra động lực cho phát triển Hiện nay ở các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, các biện pháp xử lí vi phạm về SHTT có thể chia thành 5 nhóm biện pháp chính:

(1) Biện pháp tự bảo vệ

(2) Biện pháp dân sự

(3) Biện pháp hành chính

(4) Biện pháp hình sự

(5) Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong các biện pháp nói trên, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và biện pháp hành chính là được sử dụng phổ biến hơn Tuy nhiên có thể thấy rằng, để có thể bảo vệ được quyền SHTT, chủ thể nắm giữ quyền cần bỏ

ra những chi phí không hề nhỏ Kể từ khâu đăng kí cho đến việc duy trì hiệu lực của các văn bằng bảo hộ; sau đó đến các biện pháp mang tính

“phòng vệ” như kiểm soát tại cửa khẩu… Tất cả những giai đoạn này đều đỏi hỏi chủ thể nắm giữ quyền bỏ ra chi phí Đây cũng là một điều khó khăn đặc thù trong lĩnh vực này

Trang 15

Nội dung quyền SHTT, khác với quyền sở hữu tài sản vật chất, không bao gồm đầy đủ quyền chiếm hữu Điều này được lí giải bởi những nguyên nhân sau: quyền chiếm hữu đối với tài sản là không có ý nghĩa, do đó không cần thiết Đặc tính vô hình và bản chất thông tin – tri thức của tài sản trí tuệ khiến cho loại đối tượng này có khả năng lan truyền (từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác) một cách vô giới hạn và có thể hiện diện đồng thời ở nhiều nơi mà không duy nhất như tài sản hữu hình Việc một người nắm bắt (chiếm hữu) tài sản trí tuệ không cản trở, không làm phương hại đến việc chiếm hữu của chủ sở hữu

Chính vì những lẽ trên, bảo hộ quyền SHTT là bảo hộ quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ đó Việc bảo hộ này đồng thời cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận và khai thác tài sản trí tuệ của các chủ thể khác

Pháp luật điều chỉnh về quyền SHTT xuất hiện từ rất sớm, quyền tác giả được đề cập đến lần đầu vào thế kỉ XV, và đã trải qua quá trình phát triển lâu dài song song với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới Hầu hết các đạo luật đều không tiếp cận khái niệm quyền SHTT theo cách định nghĩa mà sử dụng phạm vi đối tượng điều chỉnh Quá trình hình thành các chế định điều chỉnh luật SHTT đã cho thấy một phạm vi điều chỉnh tương đối hoàn chỉnh của quyền SHTT gồm ba nhánh cơ bản, gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

1.1.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền SHTT

Với tính chất là một loại tài sản vô hình, việc bảo hộ quyền SHTT có một

số đặc điểm cần lưu ý sau đây:

Thứ nhất, bảo hộ quyền SHTT bị giới hạn về không gian (lãnh thổ)

Quyền SHTT chỉ tồn tại trong lãnh thổ mà nó được thừa nhận (các quyền SHTT phát sinh trên cơ sở đăng kí thì chỉ tồn tại ở nơi mà nó được đăng kí, ở nơi khác sẽ không tồn tại quyền đó)

Trang 16

Thứ hai, bảo hộ quyền SHTT bị giới hạn về thời gian (thời hạn): đa số

các loại quyền SHTT – nhất là với các nội dung tài sản – chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định Ngoài thời hạn đó, các quyền tự động mất đi, đối tượng SHTT trở thành vô chủ hoặc của tất cả mọi người (bất kì ai cũng có thể sử dụng

mà không bị cấm đoán, ràng buộc) Thời hạn như vậy do pháp luật ấn định khác nhau cho từng loại tài sản trí tuệ

Thứ ba, bảo hộ quyền SHTT bị hạn chế bởi quyền của người khác hoặc

vì lợi ích của cộng đồng: với một số loại tài sản trí tuệ và ứng với một số nội dung cụ thể, quyền SHTT có thể bị hạn chế bởi:

(i) Quyền hợp pháp và chính đáng của người khác đã tồn tại từ trước; ví dụ quyền sử dụng trước sáng chế/kiểu dáng công nghiệp; Trong trường hợp này việc thực hiện quyền nói trên trong phạm vi thích hợp sẽ không bị coi là xâm phạm quyền của chủ SHTT và chủ SHTT không được ngăn cấm việc thực hiện đó;

(ii) Vì lợi ích chính đáng của người khác, ví dụ quyền trích dẫn tác phẩm, quyền sao chép có giới hạn tác phẩm để nghiên cứu khoa học hoặc học tập, quyền sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép chủ sở hữu (nhưng phải trả tiền)…

(iii) Vì lợi ích cộng đồng – xã hội, ví dụ chủ sáng chế phải trao quyền sử dụng sáng chế (lixăng không tự nguyện/bắt buộc) để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ví dụ chủ sáng chế không được sử dụng tài sản trí tuệ gây hại cho lợi ích xã hội

Ngoài ra, bảo hộ quyền SHTT cũng bị hạn chế bởi nghĩa vụ của chủ SHTT: Với một số loại tài sản trí tuệ, ứng với một số nội dung cụ thể, chủ SHTT phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; nếu không thì quyền SHTT có thể bị trở thành vô hiệu hoặc bị thu hẹp Ví dụ, với quyền sở hữu sáng chế, chủ

sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực của “bằng độc quyền” (phải nộp hàng

Trang 17

năm, trong suốt thời hạn hiệu lực của Bằng độc quyền); nếu không thì bằng độc quyền bị mất hiệu lực (quyền đối với sáng chế bị chấm dứt)

1.1.3 Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT

Vấn đề bảo hộ quyền SHTT đã được đặt ra từ lâu đời trong rất nhiều các

hệ thống pháp luật trên thế giới Điển hình như quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn Trước khi công nghệ in ấn ra đời, các quyển sách thường được chép tay, vì thế khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều Khi công nghệ in ra đời, một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản Tác giả không thể kiểm soát hay quản lí được bao nhiêu người đang đọc quyển sách của mình, và trong số đó bao nhiêu người bỏ tiền ra mua sách do mình in, còn bao nhiêu người đã mua sách từ những nhà in lậu Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã được hình thành Nước đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp (theo luật của Nữ hoàng Anne năm 1709) Sau đó đến Hoa Kì (1790) và Pháp (1791), Đức Như vậy, quyền tác giả phát sinh trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ trước, rồi mới đến các nước theo hệ thống luật lục địa

Đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, luật đầu tiên được ban hành là vào năm 1640 tại Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế) Nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên trên thế giới cũng được cấp tại Anh Điều này xuất phát từ việc nước Anh là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp thời đó

Có thể kể đến bằng độc quyền công nghệ cao su lưu hóa được cấp cho Goodyear, là nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất hiện nay Bằng độc quyền sản xuất bóng đèn điện được cấp cho nhà bác học Edison, người sáng lập ra công ti General Electric Bằng độc quyền sản xuất điện thoại được cấp cho Alexander

G Bell, người sáng lập công ti AT&T, một trong những công ti viễn thông lớn nhất thế giới hiện nay

Hầu hết các sản phẩm mang giá trị sở hữu trí tuệ đều nhằm phục vụ cho các lợi ích của xã hội, Vì vậy một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống

Trang 18

SHTT là nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình bảo hộ từ xác lập quyền, duy trì quyền cho đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.Việc thực hiện đúng nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình bảo vệ và khai thác quyền SHTT, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội

đã có một lịch sử phát triển lâu dài Tại hầu hết các quốc gia, nguyên tắc này ra đời cùng với sự ra đời của các quy định về bảo hộ quyền SHTT Ngay trong đạo luật đầu tiên trên thế giới về quyền tác giả: đạo luật Anne 1710 bên cạnh

quy định “tác giả có độc quyền trên tác phẩm của mình” các nhà lập pháp đã khẳng định “độc quyền của tác giả được bảo hộ trong một thời gian nhất

định” Điều này cho thấy các nhà lập pháp thời đó đã xác định yếu tố “cân

bằng về lợi ích giữa tác giả và công chúng” đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hộ quyền của tác giả Chính vì vậy mà độc quyền của tác giả chỉ được bảo

hộ trong một thời gian nhất định, sau thời gian đó tác phẩm sẽ thuộc quyền khai thác tự do của công chúng Các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng bị giới hạn

về thời hạn bảo hộ Tuy nhiên, nội dung cơ bản của nguyên tắc này khi mới hình thành chỉ tập trung vào quy định về giới hạn về thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT Chỉ đến khi những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở nên phổ biến và tác động trực tiếp đến quyền lợi của đông đảo công chúng thì các quốc gia càng nỗ lực trong việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hài hoà lợi ích giữa các chủ thể có liên quan như lợi ích giữa tác giả và chủ sở hữu trí tuệ, giữa các chủ thể này với quốc gia, với công chúng, trong đó quan trọng nhất là

sự cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích của xã hội Các quốc gia tìm giải pháp cho vấn đề này từ việc quy định rõ ràng hơn, mở rộng hơn trong pháp luật các giới hạn của chủ sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tác giả Điển hình là học thuyết “sử dụng hợp lý” (fair use doctrine) trong pháp luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ Bên cạnh giải pháp pháp lý, tại một số nước còn tìm đến các giải pháp kinh tế, xã hội Điển hình là tại Đức, “phong trào khai sáng” của các

Trang 19

nhà quý tộc vào khoảng thế kỷ XV đã thực hiện chính sách giúp đỡ các nhà xuất bản về kinh tế để xuất bản và mang vào lãnh thổ của mình các tác phẩm văn học đang được ưa chuộng và có giá trị nhân văn Mục đích của những nhà quý tộc này là “khai sáng” các tầng lớp nhân dân vì điều kiện kinh tế hạn chế nên đã không thể tiếp cận và mở mang sự hiểu biết của mình vì Những người thực hiện “phong trào khai sánh” cho rằng để một xã hội tồn tại và phát triển bền vững thì yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực có tri thức, vì vậy họ đã tìm mọi cách kể cả hỗ trợ về tài chính để các tác phẩm có thể được phân phối rộng rãi đến công chúng với hy vọng đông đảo quần chúng nhân dân sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận tri thức và các nền văn hoá khác nhau, nâng cao trình

độ của mình, từ đó nâng cao mức sống của chính bản thân và góp phần cải tạo

xã hội

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, các tài sản SHTT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội Điều này đòi hỏi các nước một mặt phải xây dựng và hoàn thiện các quy chế pháp lý nhằm bảo vệ và thực thi có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ SHTT, mặt khác cũng phải quy định và tìm các giải pháp nhằm đảm bảo cho công chúng tiếp cận và khai thác các đối tượng SHTT, đặc biệt ở các quốc gia kém hoặc đang phát triển, tránh sự lạm dụng quyền của các chủ SHTT Đây thực sự là thách thức lớn đối với hệ thống SHTT, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển

Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích xã hội là sự dung hoà quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để

Trang 20

hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.1

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các sáng chế hay bất kỳ đối tượng nào của quyền SHTT được các tác giả sáng tạo nên bằng trí tuệ và sự lao động miệt mài hoặc phải bỏ ra một chi phí thích đáng để được nắm giữ quyền

sở hữu, do vậy quyền sở hữu các thành quả lao động này phải thuộc về họ Nếu nhà nước không có một cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ SHTT thì không thể khuyến khích sự sáng tạo từ đó là sự phát triển của văn hoá, khoa học, kỹ thuật Tuy nhiên việc sở hữu tài sản vô hình là đối tượng SHTT lại có những điểm khác biệt so với việc sở hữu tài sản hữu hình Chủ thể nắm giữ quyền SHTT có quyền cho phép hoặc ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng đối tượng SHTT thuộc quyền sở hữu của mình mà không cần phải chiếm hữu quyền đó trên thực tế Việc định đoạt loại tài sản vô hình này được thực hiện thông qua sự cho phép hay cấm bất kỳ chủ thể nào khác khai thác các đối tượng SHTT Chính vì đặc điểm này mà quyền SHTT rất dễ bị xâm phạm Điều này đòi hỏi quyền SHTT phải được pháp luật bảo hộ bằng một cơ chế thích hợp, việc bảo hộ SHTT chính là tạo ra môi trường pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu SHTT, thúc đẩy sự sáng tạo để phát triển nền kinh tế tri thức Và việc bảo hộ hiệu quả quyền SHTT chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ chính sách của nhà nước đến hệ thống pháp luật và cơ chế

thực thi quyền cũng như nhận thức và ý thức của xã hội Tuy nhiên, nếu chỉ

hướng tới mục đích bảo vệ các tác giả, các chủ SHTT thì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền của chủ SHTT và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức, tiếp cận thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng chưa kể đến nếu bảo hộ quá lâu, quá rộng sẽ dẫn đến sự cản trở giao lưu văn hoá, khoa học giữa các quốc gia lẫn nhau Đối với công chúng, ngoài các quyền cơ bản như: quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận… họ còn có một

1

Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội, Th.S Lê Thị Nam

Giang, Tạp chí Khoa học pháp lí số 2/2009

Trang 21

quyền hết sức quan trọng và chính đáng là quyền được tiếp cận, kế thừa tri thức của nhân loại Trong trường hợp này lợi ích của tác giả và công chúng là mâu thuẫn nhau Nếu tác giả, chủ sở hữu các đối tượng SHTT chỉ quan tâm đến việc thiết lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu tuyệt đối của mình đối với đối tượng SHTT mà không nghĩ tới lợi ích của công chúng thì điều này sẽ trở thành rào cản ngăn cản sự khai thác các đối tượng này và tạo nên sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- văn hóa của xã hội Ngược lại, nếu công chúng chỉ chú ý đến nhu cầu thưởng thức tác phẩm văn học hay khai thác các lợi ích kinh tế từ các đối tượng SHTT

mà không bù đắp chi phí một cách thỏa đáng cho tác giả, các chủ SHTT thì điều này sẽ không khuyến khích được sự sáng tạo và như vậy sẽ không thúc đẩy được sự phát triển của xã hội Tuy nhiên sự mâu thuẫn lợi ích này không triệt tiêu lẫn nhau vì mục đích cuối cùng của hai chủ thể này là đều hướng đến các sản phẩm sáng tạo Một bên muốn phổ biến, cung cấp thông tin và các thành tựu sáng tạo cho đông đảo công chúng và muốn được khai thác giá trị thương mại từ chính các sản phẩm đó Một bên muốn được khai thác các sản phẩm đó với chi phí hợp lý nhất Bởi lẽ, điều cản trở không ít cá nhân đến với tri thức ở đây chính là rào cản kinh tế, điều kiện của mỗi quốc gia Điều kiện sống khó khăn tại các nước đang và kém phát triển đã không cho phép một số không nhỏ công chúng bỏ ra một chi phí quá lớn để có được tri thức Trong vấn

đề này Nhà Nước với tư cách là một bên trong “khế ước xã hội” có trách nhiệm tạo ra điều kiện tốt nhất để công dân của mình được tiếp cận tri thức ở mức sâu rộng nhất với chi phí hợp lý nhất Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến

lược, chính sách, pháp luật về SHTT đáp ứng đồng thời hai yêu cầu: Thứ nhất,

đảm bảo một cơ chế bảo hộc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối

với các sản phẩm trí tuệ Thứ hai, đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri

thức rộng rãi Đáp ứng được hai yêu cầu này tức là quốc gia đã giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa tác giả, chủ SHTT và công chúng Do đó, cân bằng lợi ích giữa các chủ thể này bằng nhiều giải pháp từ những góc độ khác nhau

Trang 22

chính là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho cả hai bên để hướng tới một xã hội tri thức Với mục đích tạo cơ hội để đông đảo công chúng được nắm giữ nguồn tri thức từ sự sáng tạo của tác giả cũng như khuyến khích phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ SHTT và công chúng ra đời mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam Thực hiện tốt nguyên tắc này trên thực tế sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy sự sáng tạo mà còn hạn chế tình trạng vi phạm quyền SHTT

Như trên đã đề cập, nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện xuyên suốt từ quá trình xác lập quyền, thực thi quyền

và bảo vệ quyền SHTT Điều 7 Luật SHTT Việt Nam quy định: “Việc thực hiện quyền SHTT không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan” và “trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước,

xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền SHTT phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp”

Nguyên tắc này cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi

nhận trong Bộ luật dân sự 2005: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân

sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” 2

Nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích của xã hội là một trong những nguyên tắc quan trọng của hệ thống SHTT, có lịch sử hình thành

và phát triển lâu đời Thực hiện tốt nguyên tắc này một mặt sẽ khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư cho hoạt động sáng tạo, mặt khác hạn chế sự lạm dụng độc quyền của chủ SHTT và tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận và khai

2

Điều 10 Bộ luật Dân sự 2005

Trang 23

thác các tài sản SHTT với các điều kiện hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hộ quyền SHTT Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các tài sản SHTT trở thành tài sản có giá trị rất lớn của doanh nghiệp, khi mà phần lớn các bằng sáng chế có giá trị công nghệ và thương mại cao tập trung tại các nước phát triển và lạm dụng độc quyền của chủ SHTT đã trở thành nguy cơ thì việc thực hiện nguyên tắc này càng có ý nghĩa lớn, đặc biệt đối với các nước đang

và kém phát triển

1.2 Khái quát chung về hết quyền SHTT

Thuyết hết quyền là một học thuyết pháp lí phát sinh trong lĩnh vực SHTT, được tạo ra nhằm xác định giới hạn cho quyền SHTT Mục tiêu của thuyết này là cân bằng giữa: (1) bảo hộ quyền SHTT với bảo đảm sự lưu thông bình thường của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và cạnh tranh lành mạnh; (2) lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền SHTT với lợi ích của người tiêu dùng Theo thuyết hết quyền, chủ sở hữu quyền SHTT không còn quyền kiểm soát, phân phối, hay lưu thông sản phẩm mang đối tượng SHTT được bảo hộ quyền SHTT sau khi sản phẩm này được chính chủ sở hữu quyền SHTT, hoặc cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu quyền SHTT cho phép đưa ra thị trường

Là một học thuyết pháp lí, thuyết hết quyền được hình thành thông qua các án lệ và được các học giả phát triển Thuyết hết quyền đóng vai trò quan trọng trong giải thích pháp luật, hiểu những chính sách liên quan đến pháp luật, hướng dẫn tòa án trong quá trình xét xử, xây dựng chính sách, pháp luật SHTT

và cạnh tranh Đối với hệ thống Thông luật (common law) thì thuyết hết quyền

có thể được áp dụng trực tiếp với vai trò của một loại nguồn luật Đối với hệ thống Dân luật (civil law) thì các học thuyết như thế này không được thừa nhận

là nguồn của luật tuy nhiên vẫn có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của pháp luật và để có thể áp dụng được thì nội dung học thuyết này cần phải được đưa vào các quy định pháp luật cụ thể

Như đã trình bày, học thuyết hết quyền được hình thành để đảm bảo hai

mục tiêu Thứ nhất là đảm bảo việc bảo hộ quyền SHTT Như chúng ta đều

Trang 24

biết, thành quả sáng tạo trong lao động của con người đóng vai trò quan trọng đối với khoa học, công nghệ, kinh tế… của mỗi quốc gia Nếu như trước đây, tài sản hữu hình như đất đai, vốn… được coi là tiêu chuẩn để đánh giá nền kinh

tế thì hiện nay còn xuất hiện thêm những tiêu chuẩn mới, đó chính là tài sản dựa trên tri thức Vì vậy, việc bảo vệ tài sản trí tuệ là cần thiết, điều này nhằm khuyến khích sáng tạo, phân chia và sự dủng hiệu quả nguồn tài sản trí tuệ, hài hòa lợi ích của chủ thể sáng tạo và các chủ thể khác trong xã hội Cho đến nay các lập luận công nhận việc bảo vệ quyền SHTT đều cho rằng cần trao cho chủ

sở hữu quyền SHTT độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định Thứ hai

là đảm bảo sự lưu thông của hàng hóa, chính là đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Pháp luật SHTT trao cho chủ thể nắm giữ quyền SHTT những quyền nhằm mục đích khuyến khích sáng tạo, bởi vì chi phí đầu tư và nỗ lực của chủ thể sáng tạo có thể được bù đắp Được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sáng chế được trao độc quyền ngăn chặn chủ thể khác tạo ra, sử dụng… sản phẩm mang đối tượng SHTT được bảo hộ sáng chế Quyền tác giả trao cho chủ sở hữu quyền tác giả quyền ngăn chặn người khác sao chép hoặc phân phối tác phẩm Được trao quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu được gắn nhãn hiệu lên hàng hóa và ngăn chặn chủ thể khác sử dụng những dấu hiệu trùng hoặc dấu hiệu tương tự cho những hàng hóa, dịch

vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hóa, dịch vụ trong danh mục đăng kí cũng với nhãn hiệu được bảo hộ nếu như việc sử dụng này gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ Sự tồn tại của những độc quyền không gây tổn hại cho thị trường và người tiêu dùng Tuy nhiên thực hiện những độc quyền này lại gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận hàng hóa của người tiêu dùng, sự lưu chuyển bình thường của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, và cạnh tranh Có những ý kiến cho rằng: “Nếu chủ sở hữu quyền SHTT dựa vào những quyền này để tiếp tục kiểm soát hàng hóa mà họ đã đưa

ra thị trường, những chủ thể này có một công cụ đặc biệt để chi cắt thị trường, phân biệt giá, kiềm chế cạnh tranh với cùng một nhãn hiệu và thường gắn liền với hành động chống cạnh tranh” Thêm nữa, tự do lưu chuyển hàng hóa được

Trang 25

hiểu theo nghĩa rộng là hàng hóa có thể được lưu thông trên thị trường quốc tế cũng như lưu thông trên thị trường quốc gia mà không gặp phải rào cản nào Quyền SHTT mang đặc điểm lãnh thổ và trước hết dựa trên pháp luật quốc gia, còn việc hàng hóa được lưu chuyển tự do thì dựa vào pháp luật quốc tế và nhằm mục đích giảm bớt tiến tới xóa bỏ những rào cản trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ xuyên quốc gia Chính vì thế, thuyết hết quyền được hình thành để tạo ra thế cân bằng giữa bảo hộ quyền SHTT và việc hàng hóa, dịch vụ được tự do lưu thông, nói cách khác chính là cân bằng giữa lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền SHTT và người tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm hết quyền SHTT

Hết quyền SHTT là sự giới hạn đối với quyền SHTT, đây là trạng thái chủ sở hữu quyền SHTT không còn quyền phân phối đối với một sản phẩm cụ thể, khi sản phẩm đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này.3

Như vậy hết quyền SHTT có những đặc điểm sau:

kiện là sản phẩm đã được đưa ra thị trường và hành động đưa sản phẩm ra thị trường được thực hiện bởi chủ thể nắm giữ quyền SHTT, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này;

(ii) Khi hết quyền SHTT xảy ra, chỉ có quyền phân phối sản phẩm không còn nhưng không ảnh hưởng gì đến quyền sản xuất;

(iii) Khi hết quyền SHTT xảy ra, chỉ quyền phân phối đối với sản phẩm cụ thể đã được đưa ra thị trường không còn và những sản phẩm chưa được đưa ra thị trường thì không bị ảnh hưởng

3

Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, TS Nguyễn

Như Quỳnh, NXB Chính trị quốc gia, tr.53

Trang 26

Một trong những đặc điểm đã nói ở trên, khi hết quyền xảy ra, quyền phân phối đối với những sản phẩm cụ thể đã được bán ra thị trường không còn

Vì vậy, khi sản phẩm mang đối tượng SHTT đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm hay bất cứ quyền hạn nào khác về SHTT với sản phẩm đó nữa, nói cách khác họ không thể can thiệp vào những gì xảy đến tiếp theo đối với các sản phẩm đã bán ra trên thị trường

Tuy nhiên những quyền này sẽ “hết” trong phạm vi nào thì đó lại là quan điểm của từng quốc gia Theo quan điểm lập pháp, quốc gia có thể giới hạn phạm vi hết quyền để xác định khả năng kiểm soát việc phân phối hàng hóa mang đối tượng SHTT của chủ thể nắm quyền Cụ thể, cơ chế hết quyền mà từng quốc gia áp dụng sẽ dẫn đến hệ quả pháp lí là quyền của chủ thể nắm giữ quyền SHTT sẽ “hết” trong phạm vi nào, quốc gia, khu vực hay là quốc tế

Trường hợp 1:

Nếu quốc gia áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia (the national exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT chỉ mất quyền kiểm soát việc phân phối

và khai thác thương mại sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ nước này Tức là ví

dụ một chủ thể nắm giữ quyền sở hữu nhãn hiệu A thì khi chủ thể này gắn nhãn hiệu A lên các sản phẩm của mình và đưa ra thị trường nước X thì những người mua sản phẩm đó có quyền tặng cho, phân phối lại sản phẩm đó trên lãnh thổ nước X còn đối với việc phân phối sản phẩm đó ra thị trường nước khác thì không được Cơ chế hết quyền này thừa nhận rằng quyền của chủ thể nắm giữ quyền SHTT vẫn “còn” trên thị trường nước ngoài, họ vẫn hoàn toàn nắm quyền quyết định việc lưu thông hàng hóa ra các thị trường bên ngoài lãnh thổ

Trường hợp 2:

Nếu quốc gia áp dụng cơ chế hết quyền khu vực (the regional exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT mất quyền kiểm soát việc phân phối và

Trang 27

khai thác thương mại sản phẩm trong phạm vi khu vực Hết quyền khu vực được

áp dụng trong liên minh EU Sự xuất hiện của sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại một nước thành viên trong khu vực đó sẽ khiến cho quyền phân phối độc quyền sản phẩm đó trong tất cả các nước thành viên của khu vực đó mất hiệu lực, điển hình là trong khối thị trường chung EU Vì vậy hàng hóa có thể di chuyển tự do trong khu vực này Còn đối với việc phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường EU, chủ thể nắm giữ quyền SHTT vẫn hoàn toàn kiểm soát được

Trường hợp 3:

Nếu quốc gia áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế (the international exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm trên toàn thế giới Một khi sản phẩm đã được bán ra thị trường thì nó được lưu thông tự do trên thị trường thế giới

1.2.2 Các cơ chế hết quyền SHTT

1.2.2.1 Cơ chế hết quyền quốc gia

Nguyên tắc khai thác hết quyền được các quốc gia áp dụng một cách khác nhau Các quốc gia có thể áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc gia nhằm không cho phép chủ sở hữu quyền SHTT kiểm soát việc khai thác thương mại hàng hóa được đưa ra thị trường trong nước bởi chủ sở hữu tài sản trí tuệ hoặc người được chủ sở hữu cho phép, miễn là hàng hóa đó vẫn sẽ ở lại trên thị trường trong nước Cụ thể, việc “hết quyền” chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, còn đối với những thị trường ngoài lãnh thổ quốc gia thì quyền kiểm soát việc khai thác thương mại đối với hàng hóa vẫn tồn tại

Ví dụ minh họa cho thuyết hết quyền quốc gia: Chủ thể A là chủ sở hữu của nhãn hiệu A và chủ thể này phân phối các sản phẩm gắn nhãn hiệu A trên thị trường nước X và nước Y (nước X công nhận thuyết hết quyền quốc gia) thì những nhà phân phối trong nước X chỉ được phép phân phối mặt hàng này nếu

Trang 28

họ mua từ công ti A chứ không được nhập khẩu hàng hóa từ lãnh thổ nước Y

để phân phối trên nước X Vậy giới hạn ở đây là gì? Thuyết hết quyền quốc gia ngăn cản một nhà phân phối nhập khẩu chính mặt hàng đó từ một lãnh thổ khác

để bán tại thị trường nước X

Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản trí tuệ (hoặc người được cấp li – xăng hợp pháp) vẫn có thể phản đối việc nhập khẩu hàng hóa thật được bán rộng rãi trên thị trường hoặc được xuất khẩu từ thị trường trong nước, dựa trên quyền đối với hành vi nhập khẩu

1.2.2.2 Cơ chế hết quyền khu vực

Ở các quốc gia áp dụng nguyên tắc khai thác hết quyền khu vực (các quốc gia EU)4 thì việc chủ sở hữu sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT, hoặc người được chủ sở hữu cho phép, bán sản phẩm lần đầu tiên sẽ làm khai thác hết quyền sở hữu đối với sản phẩm đó không chỉ ở trong nước, mà còn trong toàn khu vực, và việc nhập khẩu song song trong khu vực đó không bị phản đối theo các quyền SHTT nhưng có thể bị phản đối tại các cửa khẩu quốc tế của khu vực tiếp giáp với các nước bên ngoài khu vực

Ví dụ: Chủ thể A (Pháp) sở hữu nhãn hiệu A và phân phối hàng hóa gắn

nhãn hiệu này lần đầu trên thị trường nước Pháp (Pháp thuộc EU) thì sau khi bán hàng ra thị trường, công ti A sẽ “hết quyền” kiểm soát việc phân phối hàng hóa không chỉ tại nước Pháp mà còn “hết quyền” trên toàn lãnh thổ EU Điều này có nghĩa là một nhà phân phối hoàn toàn có quyền nhập khẩu chính mặt hàng đó từ Đức hoặc bất kì nước EU nào vào Pháp và trên thị trường Pháp sẽ tồn tại cùng lúc cả sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ các nước

EU khác Thuyết hết quyền khu vực sẽ giới hạn việc nhập khẩu hàng hóa từ một lãnh thổ không nằm trong khu vực EU

1.2.2.3 Cơ chế hết quyền quốc tế

4

Về nhập khẩu song song ở Liên minh châu Âu, có thể xem thêm thông tin từ trang web: http://scientific.thomson.com

Trang 29

Nếu một quốc gia áp dụng nguyên tắc khai thác hết quyền quốc tế, nghĩa

là các quyền SHTT bị khai thác hết khi chủ sở hữu, hoặc người được chủ sở hữu cho phép, bán sản phẩm ra thị trường ở bất kì nơi nào trên thế giới

Ví dụ: Chủ thể A của nước X (X áp dụng thuyết hết quyền quốc tế) sở

hữu nhãn hiệu A bán hàng gắn nhãn hiệu A lần đầu ra bất kì thị trường nào trên thế giới, thì kể từ thời điểm đó bất kì người mua nào cũng có quyền phân phối sản phẩm trên thị trường nước X và sản phẩm đó có thể được nhập khẩu từ bất

kì lãnh thổ nào trên thế giới Điều này dẫn đến kết quả là trên thị trường nước

X có thể cùng lúc tồn tại hàng hóa nội địa và hàng hóa được nhập khẩu từ một thị trường bất kì mà chủ thể A đã phân phối trước đó Thuyết hết quyền quốc tế thừa nhận rằng chủ thể nắm giữ quyền SHTT sau lần bán hàng đầu tiên thì không còn quyền kiểm soát việc phân phối hàng hóa tại bất kì đâu trên thế giới Nên quốc gia nào, cũng chính là thị trường nào, công nhận thuyết hết quyền quốc tế thì thị trường đó sẽ đa dạng nhất về “quốc tịch” của hàng hóa

1.3 Khái quát chung về nhập khẩu song song

Thuyết hết quyền SHTT mang lại nhiều hệ quả pháp lí, trong đó việc chấm dứt quyền kiểm soát việc phân phối hàng hóa của chủ thể nắm giữ quyền

sẽ khiến cho bất cứ ai nắm giữ hàng hóa đó đều có thể thực hiện các hành vi thương mại liên quan đến hàng hóa đó Những hành vi thương mại này có thể

là bán lại cho người khác trên lãnh thổ nước mình, cũng có thể là trên lãnh thổ nước khác; điều này tùy thuộc vào việc cơ chế hết quyền của quốc gia đó có cho phép hay không Nếu người nắm giữ hàng hóa phân phối hàng hóa trên lãnh thổ nước khác, tức là nhập khẩu hàng hóa; và hoạt động này tồn tại cùng với kênh phân phối hàng hóa của chủ thể nắm giữ hàng hóa ban đầu (chính là chủ thể nắm giữ quyền SHTT đối với hàng hóa này) trên cùng một thị trường thì đó chính là biểu hiện của nhập khẩu song song

Câu hỏi đặt ra ở đây là một khi sản phẩm mang quyền SHTT được bảo

hộ được chủ thể nắm giữ quyền hoặc người được chủ thể nắm giữ quyền cho

Trang 30

phép đưa ra thị trường thì bất cứ chủ thể nào (trên phạm vi thế giới) sở hữu sản phẩm đó có bị giới hạn gì khi tiếp tục lưu thông sản phẩm đó hay không?

1.3.1 Khái niệm nhập khẩu song song

Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT đã thể hiện được

sự “va đập” giữa quyền SHTT và nguyên tắc tự do cạnh tranh, thường xuất hiện một vấn đề được gọi là “nhập khẩu song song” Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo

hộ, được tiến hành bởi một nhà kinh doanh không hề có mối liên hệ nào với chủ sở hữu đối tượng công nghiệp.5

Trên thực tế, khi một nhà sản xuất muốn bán sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình ở nước ngoài, nhà sản xuất thường chỉ định một nhà phân phối độc quyền

ở quốc gia nước ngoài và bán sản phẩm thông qua nhà phân phối ấy Nhà sản xuất, người sở hữu quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa giống hệt nhau ở nước mình và nước ngoài, chọn giải pháp hoặc là cấp li – xăng, hoặc là chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa của mình cho nhà phân phối Vấn đề nhập khẩu song song sẽ xuất hiện khi một bên thứ ba mua sản phẩm gắn nhãn hiệu hàng hóa tại nước chủ nhà của nhà sản xuất, hoặc một nước nào đó, rồi nhập khẩu sản phẩm vào quốc gia nước ngoài đó, mà không có sự đồng ý của nhà phân phối

Khái niệm nhập khẩu song song có nhiều cách hiểu, dựa trên cách tiếp cận dưới góc độ pháp lí hay góc độ thương mại Ở đây trình bày ra một số cách hiểu về khái niệm này

Hiểu theo nghĩa chung nhất

Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc một chủ thể khác với sự đồng ý của

5

Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, TS Nguyễn Thanh Tâm, NXB

Tư pháp, 2006, tr.52

Trang 31

chủ sở hữu quyền (chủ thể này có thể là người được cấp li xăng, người được phân phối hoặc công ty con, chi nhánh…) đưa ra thị trường nước ngoài Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối được uỷ quyền

Hiểu dưới góc độ thương mại

Nhập khẩu song song tức là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã được thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất

Hay nói cách khác, nhập khẩu song song là việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng SHTT được bảo hộ, được tiến hành bởi một nhà kinh doanh không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng SHTT.6

Hiểu dưới góc độ pháp lý

“Parallel imports (PI), also called gray-market imports, are goods produced genuinely under protection of a trademark, patent, or copyright, placed into circulation in one market, and then imported into a second market without the authorization of the local owner of the intellectual property right This owner is typically a licensed local dealer.” 7

(Nhập khẩu song song (Parallel Import - PI), còn gọi là thị trường “nhập khẩu xám” (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của một nhãn hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó Các chủ sở hữu này thường là một đại lý được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình.)

Trang 32

Khái niệm này đề cập đến việc hàng hóa được tạo ra một cách “hợp pháp” bởi các chủ thể nắm giữ thương hiệu, bằng sáng chế, bản quyền… hoặc người được chủ thể này cho phép sử dụng các đối tượng SHTT trên và quá trình lưu thông của hàng hóa này không bị giới hạn về mặt không gian địa lí mà không đòi hỏi sự đồng ý của các chủ thể nắm giữ/được sử dụng quyền trong không gian địa lí đó

“When a product made legally (i.e not pirated) abroad is imported without the permission of the intellectual property right-holder (e.g the trademark or patent owner) Some countries allow this, others do not.” 8

(Nhập khẩu song song được hiểu là trạng thái) khi một sản phẩm được tạo ra một cách hợp pháp (tức là không vi phạm bản quyền) ở nước ngoài được nhập khẩu mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT (ví dụ như chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế) Một số quốc gia cho phép điều này, một số khác thì không

Khái niệm nhập khẩu song song trong WTO được hiểu tương tự như cách hiểu trong WIPO, tức là sản phẩm mang quyền SHTT được tạo ra một cách hợp pháp (do chính chủ sở hữu quyền hoặc chủ thể được người này cho phép sản xuất ra) được sở hữu bởi một chủ thể nằm ngoài quốc gia của chủ sở hữu quyền hoặc chủ thể được cho phép sử dụng quyền và được nhập khẩu vào các quốc gia nơi có chủ sở hữu quyền/chủ thể được cho phép sử dụng quyền

Tóm lại, nhập khẩu song song là việc một chủ thể (không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT) tiến hành nhập khẩu hàng hóa (hợp pháp, chính hãng, đã đăng ký bảo hộ) sau khi hàng hóa này được đưa ra thị trường bởi chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc người được chủ thể này cho phép

8

https://www.wto.org/english/thewto_e/glossary_e/glossary_e.htm

Trang 33

1.3.2 Đặc điểm của nhập khẩu song song

Nhập khẩu song song với bản chất là một hệ quả của hết quyền SHTT có những đặc điểm sau đây:

(i) Đây là một hiện tượng kinh tế và hiện tượng này có thể xảy ra đối với tất cả các loại hàng hoá

(ii) Hàng hoá “hợp pháp” (được sản xuất/tạo ra bởi chính chủ sở hữu quyền hoặc chủ thể được người này cho phép) được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu quyền cho phép

(iii) Chủ thể nắm giữ quyền SHTT ở nước xuất khẩu và ở nước nhập khẩu là một hoặc là những chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ pháp lý và/hoặc kinh tế với nhau

(iv) Hoạt động này có sự xuất hiện của chủ thể nắm giữ quyền/được chủ thể nắm giữ quyền cho phép sử dụng quyền và chủ thể không được cho phép sử dụng quyền

Nguyên nhân của nhập khẩu song song là sự khác biệt về giá giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng hoá Các công ty, hoặc là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, do nhiều lý do đã thiết lập mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm của mình tại các thị trường khác nhau Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thường mua sản phẩm tại một quốc gia với mức giá P1, sau đó họ nhập khẩu vào quốc gia thứ hai nơi mà những sản phẩm này đang được bán với mức giá P2>P1 Nhà nhập khẩu song song sẽ bán sản phẩm ở thị trường thứ hai này với một mức giá thường nằm giữa P1 và P2

Có rất nhiều dạng thức của nhập khẩu song song Ví dụ như:

Ví dụ 1: Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam Công ty A ủy quyền cho đại lý của mình là Công ty B tại Việt Nam được phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm

Trang 34

X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được

sự đồng ý của Công ty A và Công ty B

Ví dụ 2: Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y đang được bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm G tại Việt Nam Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại Việt Nam, đồng thời cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại nước khác Công ty D mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A, Công ty B và Công ty C

Ví dụ 3: Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T tại nước ngoài Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và đồng

ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B

1.4 Mối liên hệ giữa hết quyền SHTT và nhập khẩu song song

Khi chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác được sự đồng ý của chủ

sở hữu quyền SHTT đưa sản phẩm mang đối tượng SHTT được bảo hộ ra thị trường, quyền phân phối của chủ sở hữu quyền SHTT đối với sản phẩm này không còn Trong mối quan hệ với hết quyền SHTT, “phân phối” được hiểu là hành vi chuyển giao sản phẩm mang đối tượng SHTT được bảo hộ

Khi hết quyền xảy ra, những hành vi của người mua đối với sản phẩm không bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi hết quyền xảy ra đối với sáng chế, quyền sản xuất sản phẩm theo sáng chế vẫn thuộc về chủ sở hữu sáng chế Tương tự, quyền sao chép tác phẩm vẫn thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả mặc dù tác phẩm đã được đưa vào giao

Trang 35

dịch thương mại bởi chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả

Đối với nhãn hiệu, quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao

bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong kinh doanh là quyền chỉ thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu Do đó, khi hết quyền xảy ra, quyền này không được chuyển giao sang cho bên thứ ba mặc dù sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ đã được chuyển giao cho bên thứ ba Chỉ quyền phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ không còn Các chủ thể khác có quyền thực hiện các hành vi thương mại như bán, chào hàng, cho thuê, tàng trữ để lưu thông và các hành vi phi thương mại như sử dụng, tặng cho, cho mượn, từ bỏ sản phẩm Các hành vi sửa chữa, tái chế, nhập khẩu song song hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ được công nhận là hợp pháp

và không phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như hệ quả pháp lí của hết quyền đối với nhãn hiệu Thương mại song song hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ chỉ được công nhận khi cơ chế hết quyền quốc tế và cơ chế hết quyền khu vực được áp dụng

Hệ quả pháp lí của hết quyền SHTT bắt nguồn từ sự phân định rạch ròi giữa quyền SHTT của nhà sản xuất sản phẩm và quyền tài sản của người mua đối với sản phẩm Cụ thể, quyền SHTT gắn với tài sản vô hình (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu) còn quyền tài sản gắn với tài sản hữu hình (đồ vật) Khi bán sản phẩm, sản phẩm và quyền tài sản được chuyển giao cho người mua nên người mua có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản như đối với bất kì tài sản thông thường nào khác Người mua có thể thực hiện hành vi theo mong muốn của họ đối với sản phẩm như: tiêu dùng, bán, cho thuê hay phá bỏ sản phẩm…

Như vậy, hết quyền SHTT khi xảy ra sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lí như người nắm giữ hàng hóa được sửa chữa, tái chế, phân phối hàng hóa đó Vì vậy nhập khẩu song song chỉ là một hệ quả pháp lí, tuy nhiên đây lại là hệ quả pháp lí quan trọng nhất khi hết quyền SHTT xảy ra

Trang 36

1.5 Quy định về nhập khẩu song song theo các điều ước quốc tế

Với việc tác động tới thương mại và vấn đề bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu, nhập khẩu song song từ lâu đã trở thành vấn đề của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ của riêng quốc gia nào Việc các quốc gia công nhận cơ chế hết quyền nào, hay nói cách khác là giới hạn quyền SHTT của chủ thể trong chừng mực nào được áp dụng cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó

có thừa nhận nhập khẩu song song là hợp pháp hay không Vì vậy, những điều ước quốc tế có quy định về hết quyền, hoặc giới hạn quyền SHTT, đều có thể hiểu là có quy định về nhập khẩu song song, trực tiếp hoặc gián tiếp Hiện nay vấn đề hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song được quy định ở một số các điều ước quốc tế sau: Hiệp định TRIPS của WTO, Công ước Paris, Hiệp định GATT, Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng, Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp định WIPO về bản ghi âm và biểu diễn (WPPT), Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) 1991

1.5.1 Quy định trong Hiệp định TRIPS

Khi tìm hiểu từng điều ước quốc tế cụ thể, Hiệp định TRIPS cho thấy một quy định toàn diện nhất về SHTT cho đến hiện nay Có thể nói như vậy vì hiệp định này là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực SHTT, bao gồm Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome, Công ước Washington Quy định của những điều ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc đối với kể cả những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước, ngoại trừ Công ước Rome chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với thành viên

Bên cạnh đó TRIPS còn thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo

hộ quyền SHTT cho tất cả các thành viên WTO bất kể mức độ phát triển của thành viên đó là như thế nào, và TRIPS cũng trao cho các thành viên quyền tự quyết nhất định Mặc dù TRIPS không đề cập trực tiếp đến vấn đề nhập khẩu song song, nhưng các quy định về hết quyền SHTT cũng cho thấy tính định hướng về vấn đề này trong TRIPS

Trang 37

Theo Hiệp định TRIPS (Article 6) và Paragraph 5(d) của Tuyên bố Doha

về TRIPS và sức khỏe cộng đồng, độc quyền phân phối của chủ sở hữu quyền đối với một sản phẩm nhất định sẽ kết thúc sau lần bán đầu tiên trong giới hạn quốc gia hay trên phạm vi thế giới phụ thuộc vào quyết định của các nhà lập pháp ở mỗi nước Theo đó, các thành viên WTO có thể tự do chấp nhận hay cấm nhập khẩu song song

Hiệp định TRIPS là công ước đầu tiên của WTO dành một điều riêng (với tiêu đề tiếng Anh là “exhaustion”) đề cập đến hết quyền SHTT và thương mại song song, đó là Điều 6 Điều 6 quy định:

“Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định của các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề cập đến hết quyền SHTT”

Điều 6 không ngăn cấm các nước thành viên trong việc lựa chọn chính sách hết quyền SHTT Cho nên, mỗi nước thành viên có quyền tự do trong việc xây dựng pháp luật điều chỉnh vấn đề hết quyền SHTT nói chung, có thể là quy định pháp luật và/hoặc phán quyết của toà án với điều kiện không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc theo Điều 3 và Điều 4 Hiệp định TRIPS Áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia hoặc cơ chế hết quyền khu vực về nguyên tắc, phù hợp với hai nguyên tắc này Lý do là việc áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia hoặc cơ chế hết quyền quốc tế không tạo ra sự phân biệt trên cơ sở quốc tịch theo nghĩa của Điều 3 và Điều 4 Hiệp định TRIPS Tương tự, áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế hoàn toàn phù hợp với quy định của Điều 6 Hiệp định TRIPs Hiệp định TRIPs dành quyền tự quyết cho các quốc gia thành viên WTO về công nhận tính hợp pháp của nhập khẩu song song Thương mại song song, hay nói cách khác là nhập khẩu song song được thừa nhận trong trường hợp quốc gia áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc tế hoặc hết quyền khu vực

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Nguyễn Tú Anh (2005) Gia nhập WTO và các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền SHTT ở Việt Nam, Tạp chí Quản lí kinh tế, N03, tr46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia nhập WTO và các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền SHTT ở Việt Nam
17. Phạm Duy Nghĩa (2005), Tản mạn về Dự luật SHTT, Tạp chí Tia sáng, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tản mạn về Dự luật SHTT
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Năm: 2005
18. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, 2012, Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
19. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, 2006, Lí thuyết hết quyền SHTT và vấn đề nhập khẩu song song Luật học, Tạp chí Luật học, Số 1, tr.47-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết hết quyền SHTT và vấn đề nhập khẩu song song Luật học
20. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, 2012, Cơ chế hết quyền SHTT trong hiệp định Trips và một số gợi ý cho các quốc gia thành viên WTO, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 18(226), tr.51-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế hết quyền SHTT trong hiệp định Trips và một số gợi ý cho các quốc gia thành viên WTO
21. Nguyễn Thanh Tâm, 2006, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, NXB Tƣ pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
22. Nguyễn Thanh Tâm, 2003, Tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp, Tạp chí Thương mại, N045 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp
25. Lê Xuân Thảo, 2005, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, NXB Tƣ pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
26. J. Locke, Two Treatise of Government: An essay concerning the true original extent and end of civil government(Oxford, 1946) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Two Treatise of Government: An essay concerning the true original extent and end of civil government
27. J. Waldron, The Right to Private Property(Clarendon, Oxford, 1988) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Right to Private Property
28. L. Longdin, „Parallel Importing Post TRIPS: Convergence and Divergence in Australia and New Zealand‟, 50 International and Comparative Law Quarterly, (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: International and Comparative Law Quarterly
29. M.J. Radin, Reinterpreting Property(University of Chicago Press, Chicago, 1993) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reinterpreting Property
30. P. Drahos and R. Mayne (eds.) Global Intellectual Property Rights, Knowledge, Access and Development (Oxfam, 2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Intellectual Property Rights, Knowledge, Access and Development
31. P. Goldstein, International Copyright Principle, Law, and Practice(Oxford, 2001) P. L.C. Torremans (ed.), Copyright and Human rights, (Kluwer Law International, the Hague, 2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Copyright Principle, Law, and Practice"(Oxford, 2001) P. L.C. Torremans (ed.), "Copyright and Human rights
33. World Intellectual Property Organization (WIPO) (2001), WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use, Publication No. 489(E), Geneva, Switzerland Sách, tạp chí
Tiêu đề: WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use
Tác giả: World Intellectual Property Organization (WIPO)
Năm: 2001
34. Srinivasan, T.N. (2002), „The TRIPS Agreement‟, in: D. Kenneddy and J. Southwick (eds), The Political Economy of International Trade Law: Essays in Honor of Robert E. Hudec, New York: Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: „The TRIPS Agreement‟, in: D. Kenneddy and J. "Southwick (eds), The Political Economy of International Trade Law: Essays in Honor of Robert E. Hudec
Tác giả: Srinivasan, T.N
Năm: 2002
35. Bonadio, E. (2011). Parallel Imports in a Global Market: Should a Generalised International Exhaustion be the Next Step?. European Intellectual Property Review, 33(3), pp. 153-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Parallel Imports in a Global Market: Should a Generalised International Exhaustion be the Next Step
Tác giả: Bonadio, E
Năm: 2011
4. Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp Khác
5. Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả Khác
6. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w