1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân

102 380 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 146,08 KB

Nội dung

Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN THI CC,VC CHUYÊN NGÀNH

CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ X VỀ NÔNG

NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

(Nghị quyết số 26 –NQ/TW, ngày 5/8/2008)

 Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nôngnghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn Nôngnghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năngsuất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặthàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theohướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổimới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thayđổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng đượccải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng

cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược giữ vững Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưađồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xuhướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất;nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổbiến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàngthấp Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyểndịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới,chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá Nông nghiệp và nông thôn pháttriển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ônhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sống vật chất và tinhthần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc,vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng cònlớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc

Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đónguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông

Trang 2

thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lýluận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnhvực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếutính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước vàcác thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêucầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếukém; vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúngtrong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.

I QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để pháttriển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữgìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn vớiquá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nôngthôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựngcác cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàndiện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nôngdân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điềukiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xãhội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi tronghội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn;phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanhcác thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồnnhân lực, nâng cao dân trí nông dân

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cườngvươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sốngvăn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xâydựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân

2. Mục tiêu

Trang 3

Mục tiêu tổng quát

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoàgiữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đượcđào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnhchính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàndiện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệuquả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trướcmắt và lâu dài Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấukinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dântộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôndưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minhcông nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vữngchắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa

Mục tiêu đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dựng đất nông nghiệptiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốcgia trước mắt và lâu dài Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ

và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nôngthôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay

- Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thônqua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thốngthuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tíchtưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi trồng thủysản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường

ô tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; cấp điệnsinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bảnđiều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nôngthôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bềnvững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giaicấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trongquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 4

- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông,

đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cưđáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiệnsống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thườngxuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phóvới biến đổi khí hậu toàn cầu Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bướcnâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Mục tiêu đến năm 2010:

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng caođời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu vàchuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăngcường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trunggiải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn Triểnkhai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷsản 3 - 3,5%/năm Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơnmức bình quân của cả nước Lao động nông nghiệp còn dưới 50% lao động xã hội Giảm tỉ lệ

hộ nghèo theo chuẩn mới, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỉ lệ che phủ rừng và tỉ

lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch

II NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1 Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường vàlợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúađảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Cơ cấu lại ngành nôngnghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý cácloại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế nông sản thay thế nhập khẩu Tăng cường đầu tư

cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷlợi hoá, cơ giới hoá, thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạchậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản

Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiệnđầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao;hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đại hoácông nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trịgia tăng của nông sản hàng hóa Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt

Trang 5

hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của từng vùng Tiếp tục đẩy mạnh thâmcanh sản xuất lúa, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng Đảm bảovững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong pháttriển nông nghiệp Có chính sách bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa, địa phương và vùngtrồng lúa Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tậptrung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, antoàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc ăn

cỏ ở trung du, miền núi và Tây Nguyên; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, ápdụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cườngcông tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổchức lại và hiện đại hoá cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đếnkhai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái Có cơ chế, chính sáchphù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếtham gia bảo vệ, phát triển rừng Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng

tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làmgiàu từ rừng Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đạihoá công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâmsản ngoài gỗ

Triển khai có kết quả chương trình khai thác hải sản trong chiến lược phát triển kinh

tế biển, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng Cơ cấu lại lựclượng đánh bắt gần bờ, đồng thời có chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề tạo việc làm,tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ngư dân ven biển Phát triển nhanh lực lượng khaithác xa bờ theo hướng đầu tư trang bị phương tiện và công nghệ hiện đại, phát triển đồng bộ

cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tàu thuyền theo quy hoạch, hệ thốngthông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, theo quyhoạch, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầngvùng nuôi, trồng, trước hết là thuỷ lợi; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sảnnhân tạo; xây dựng hệ thống thú y thuỷ sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn,môi trường nuôi; hiện đại hoá các cơ sở chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toànthực phẩm

Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch Khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắnvới vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khaichương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng cácloại dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn

Trang 6

2 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị

Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lựctưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, nuôi trồng thuỷ sản và các loạicây trồng có giá trị kinh tế cao, cấp nước sinh hoạt cho dân cư và công nghiệp, dịch vụ ởnông thôn Xây dựng hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy lợi nhỏkết hợp thủy điện ở miền núi Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống ngăn

lũ, thoát lũ Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả, nâng hiệu suất sử dụngcác công trình thuỷ lợi lên trên 80%

Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, bảođảm thông suốt bốn mùa tới các xã và cơ bản có đường ô tô đến thôn, bản Ưu tiên phát triểngiao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn Quyhoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường đến các vùng trung du, miền núi và ven biển để pháttriển công nghiệp và đô thị Từng bước nâng cao chất lượng đường nông thôn; có cơ chế,chính sách đảm bảo duy tu bảo dưỡng thường xuyên Phát triển giao thông thuỷ, xây dựngcác cảng sông, nạo vét luồng lạch và các phương tiện vận tải sông, biển an toàn

Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng điện phục vụ sinh hoạt của dân cư nông thôn Pháttriển hệ thống bưu chính viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùngnông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo Xây dựng hệ thống chợ nông sảnphù hợp với từng vùng. 

Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở chuyển giao khoahọc - công nghệ nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; phát triển nhanh các trungtâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở các huyện, xã Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, y tế dựphòng, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế vùng, các cơ sở y tế chuyênsâu; hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học; xây dựng các trung tâm, nhà văn hoá -thể thao tại thôn, xã

Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn gắn với việc quy hoạch xây dựng công nghiệp,dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vớicác tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng, chú ý các xã còn nhiều khó khăn ở miềnnúi, biên giới, bãi ngang, hải đảo Phát triển mạng lưới thị trấn, thị tứ theo quy hoạch; tiếptục thực hiện phương châm “Nhà nước và nông dân cùng làm”, khuyến khích các thành phầnkinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Thực hiện tốt các chương trình

hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, xoá nhà tạm ở nông thôn, thựchiện chương trình nhả ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí lại dân cư ra khỏi vùng bão, lũ,vùng sạt lở núi, ven sông, ven biển

Trang 7

Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động triểnkhai một bước các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng

ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng

3 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn

Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảngcách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị Có kế hoạch cụ thể về đào tạonghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích

sử dụng đất Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn; triển khai kế hoạch hợp tác sảnxuất nông nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu

Tập trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược về tăngtrưởng và xoá đói, giảm nghèo Đặc biệt quan tâm tới miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồngbằng sông Cửu Long và các huyện, xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, các hải đảo, vùng bãingang Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốtchính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn Ưu tiên đầu tư phát triển giáodục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Nâng cao chất lượng cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng các hương ước, phát huytruyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiệnnếp sống mới ở nông thôn

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Tiếp tục thực hiện các chính sách bảohiểm y tế đối với người nghèo, chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi, chế độ cứu trợ đối với hộ thiếuđói, vùng khó khăn, cấp học bổng cho học sinh nghèo, cận nghèo Thí điểm bảo hiểm nôngnghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn Rà soát, giảm thiểu các khoảnđóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiệnđầy đủ quy chế dân chủ cơ sở

Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội,giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không để gây thành những điểmnóng ở nông thôn Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vị thếcủa phụ nữ ở nông thôn

4 Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn

Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sảnxuất có hiệu quả ở nông thôn Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa

Trang 8

hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thịtrường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy

mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn

Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức củahợp tác xã và cơ chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, lao động;tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường,xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt các dịch vụđầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp Đổimới căn bản việc tổ chức quản lý nông, lâm trường quốc doanh Thực hiện tốt việc giaokhoán đất, vườn cây cho người lao động, nông, lâm trường quốc doanh chuyển sang làm tốtcác dịch vụ cho người nhận khoán và nông dân trong vùng, nhất là hướng dẫn kỹ thuật, dịch

vụ vật tư, tiêu thụ và chế biến sản phầm Rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất rừng, thu hồi đấtrừng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý của đơn vị, giao lại chochính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng có hiệu quả

Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệpnông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng nguyên liệu vàthu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm,thuỷ sản cho nông dân Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị,vật tư, nguyên liệu phục vụ nông nghiệp

5 Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn

Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ để nôngnghiệp sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; ưu tiên đầu tưứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trìnhnuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực khoahọc - công nghệ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giaokhoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nôngnghiệp, y tế, giáo dục, văn hoá Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dựng các vùngsản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiêntiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề,xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán

bộ cơ sở Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân

Trang 9

lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn Thực hiện tốt việc xã hộihoá công tác đào tạo nghề.

6 Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân

Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng: Tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhànước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộgia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai;công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồnvốn trong sản xuất, kinh doanh Ban hành chính sách định giá bảo đảm hài hòa quyền lợi củangười sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong quá trình giải tỏa, thu hồi đất Có

cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất đểthành lập công ty, vào các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi Có chính sách giảiquyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở, việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo

vệ vững chắc đất trồng lúa

Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, giảm bớt đầu tư cho các công trình có thểthu hồi vốn để tạo nguồn, tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăngmạnh đầu tư ngân sách nhà nước ngay từ năm 2009 và đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5năm trước Có cơ chế điều tiết, phân bổ đầu tư ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích của cácđịa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất làchuyên trồng lúa Thực hiện rộng rãi cơ chế đấu thầu quyền khai thác, sử dụng tài nguyênthiên nhiên gắn với việc tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên

Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cả cấp huyện vàxã; tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá; tiếp tục dành nguồn vốn tíndụng ưu đãi và khuyến khích các ngân hàng, định chế tài chính cho vay đối với nông nghiệp,nông thôn Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kể cả huy động vốn ODA và FDI

Tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; có biện pháp bảo vệ thịtrường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản phù hợp với luật pháp quốc tế;nghiên cứu ban hành chính sách giá cả nông sản, nhất là giá lúa phù hợp trong quan hệ sosánh với hàng công nghiệp, bảo đảm lợi ích của người sản xuất nông nghiệp, giải quyết hàihoà lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng Tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia,nhất là lương thực

7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự làhạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn; củng cố và nâng cao năng lực bộ máy

Trang 10

quản lý nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, nhất là cấp huyện, xã và các lĩnh vựckhác ở nông thôn Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ độingũ cán bộ, công chức xã Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho HộiNông dân Việt Nam trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sảnxuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thểtrong nông nghiệp.

Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân - nôngdân - trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

8 Những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện tới năm 2010

Để đạt được mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ X đề ra tới năm 2010, cần tập trung chỉđạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau đây:

- Hoàn thành cơ bản việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đất đai, quy hoạchphát triển nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, khu công nghiệp và quy hoạch chuyên ngànhtheo vùng Triển khai nhanh công tác quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quy hoạch pháttriển đô thị

- Hoàn thành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, Luật Ngân sách Nhà nước vàcác luật khác có liên quan Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về tăng cường nguồn lực chonông nghiệp, nông thôn Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuấtnông nghiệp và xây dựng nông thôn

- Đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp,phòng chống thiên tai; thực hiện một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổikhí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng; khống chế, dập tắt kịp thời các dịch bệnh nguyhiểm đối với gia súc, gia cầm, thuỷ sản và cây trồng Tăng cường công tác nghiên cứu,chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực ở nông thôn

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn nôngthôn, nhất là xoá đói, giảm nghèo ở các huyện, xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 50% Khắc phụcnhanh những vấn đề bức xúc ở nông thôn, trước hết là những tồn tại liên quan tới vấn đề thuhồi đất Triển khai chương trình “xây dựng nông thôn mới”, trong đó thực hiện xây dựng kếtcấu hạ tầng đi trước một bước

- Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảngviên trên địa bàn nông thôn; củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trang 11

Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ươngphải lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết,tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân để giảiquyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng bộ với các nghị quyết khác của Đảngtrên địa bàn nông thôn.

Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, bổ sung, sửa đổi các vănbản pháp luật liên quan đến nội dung Nghị quyết

Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ căn cứvào Nghị quyết triển khai các nhiệm vụ cụ thể về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Mặttrận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cấp uỷ, các tổ chức đoàn thể quần chúng phát độngphong trào thi đua yêu nước, tham gia tích cực thực hiện Nghị quyết, xây dựng và triển khaicác chương trình “xây dựng nông thôn mới”; “bảo tồn và phát triển làng nghề” “đào tạonguồn nhân lực”; “phát triển kinh tế hợp tác” trong nông thôn Định kỳ sơ kết, tổng kết, nhânrộng các mô hình tốt, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích; xử lý trách nhiệm củacác cấp ủy, người đứng đầu không thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng  

Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn,đảng uỷ trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết vàđịnh kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết qủa thực hiện Nghị quyết./

Trang 12

NGHỊ QUYẾT Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Hội (khóa V) về tham gia thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2011 – 2020

(Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011)

Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận độngđòi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạobước chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải tạo, xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mớihướng đến hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triểnbền vững

Nghị quyết Đại hội V, nhiệm kỳ 2008-2013 của Hội Nông dân Việt Nam đã xác định

“Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” là một trong ba phong trào thi đua lớn, trọng tâm của Hội Hưởng ứng phong trào này, trong những năm qua các cấp Hội đã vận

động cán bộ, hội viên, nông dân hăng hái lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế - xãhội nông thôn Nông dân cả nước đã đóng góp hàng ngàn tỷ đồng, hàng chục triệu ngày cônglàm mới, sửa chữa hàng trăm ngàn km đường giao thông nông thôn, kênh mương; hàng chụcngàn cầu cống, phòng học, trạm xá, nhà văn hóa thôn, ấp, bản góp phần không nhỏ vàonhững thành tựu của đất nước trong thời kỳ đổi mới

Tham gia xây dựng và phát triển đời sống văn hóa nông thôn, các cấp Hội đã chủđộng phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội vận động hội viên, nông dân tíchcực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư”, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hoá, xoá bỏ tập quán, hủ tục lạc hậu; tổ chứccác hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới,việc tang và lễ hội Hàng năm có trên 8 triệu hộ nông dân đăng kí phấn đấu, trong đó có trên

4 triệu hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức chonông dân về bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia xây dựng mô hình điểm về cấp nướcsạch, công trình vệ sinh, tổ tự quản thu gom xử lý rác thải nông thôn và mô hình về sản xuấtnông nghiệp sạch ngày càng được các cấp Hội quan tâm triển khai thực hiện Công tác phổbiến, giáo dục, tư vấn pháp luật, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện hòagiải mâu thuẫn trong nội bộ nông dân đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hànhpháp luật của nông dân, hạn chế khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp

Hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp và kiến thứckhoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vàxóa đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn Hoạt động dạy nghề và hỗ trợ việc làm đã đượccác cấp Hội triển khai ngày càng mạnh mẽ, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân và

Trang 13

chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn Việc hướng dẫn, tổ chức các mô hình kinh tế tập thểtheo nguyên tắc tự nguyện ngày càng được các cấp Hội quan tâm.

Công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nhất là tổ chức Hội ở cơ sở ngày càngđược đẩy mạnh Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đạiđoàn kết dân tộc ngày càng được phát huy hiệu quả Công tác tham gia đảm bảo quốcphòng, an ninh ngày càng được tăng cường

Tuy nhiên, phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới chưa phát triển đồngđều giữa các địa phương, cơ sở; công tác tuyên truyền vận động nhìn chung chưa phát huyđược đầy đủ vai trò chủ thể, sức mạnh, tiềm năng và tính chủ động, sáng tạo của hội viên,nông dân trong tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới Hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nôngdân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của hội viên, nông dân Công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm mới chỉ đáp ứng mộtphần nhỏ nhu cầu của nông dân; hoạt động hướng dẫn và xây dựng mô hình kinh tế tập thểcòn hết sức hạn chế

Nhằm góp phần thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010-2020” của Chính phủ và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp,nông dân, nông thôn; Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triểnnông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn2010-2020“ và thực hiện Nghị quyết Đại hội V Hội Nông dân Việt Nam, Ban Chấp hànhTrung ương Hội ban hành Nghị quyết về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với những nội dung sau:

I PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU

1 Phương hướng.

Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tham gia xâydựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội Nông dân Việt Nam, phát huymạnh mẽ vai trò của Hội Nông dân cấp xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nôngdân tham gia xây dựng nông thôn mới, phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sángtạo của nông dân, động viên, khuyến khích nông dân chủ động, tích cực tham gia với vai trò

là chủ thể ở nông thôn Các cấp Hội tiếp tục tham gia có hiệu quả vào các chương trình pháttriển kinh tế - xã hội nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân, xây dựng

tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền các cấp vữngmạnh và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn

Các chương trình, kế hoạch phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới giữa các cấp Hội với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện theo Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày

Trang 14

10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “cơ chế, chính sách để Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”.

- Góp phần thực hiện mục tiêu đến 2015: 20%, 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nôngthôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia

II NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1 Tổ chức tuyên truyền vận động sâu rộng về xây dựng nông thôn mới trong hệ thống

tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, nông dân nhằm phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của nông dân, động viên, khuyến khích nông dân chủ động, tích cực tham gia với vai trò chủ thể ở nông thôn.

- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớicủa Trung ương và địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổbiến rộng rãi đến 100% cán bộ, hội viên, nông dân về ý nghĩa, mục đích, chủ trương củaĐảng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương về xây dựng nông thôn mới,trên cơ sở đó tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cộng đồng nông thôn, khuyếnkhích, động viên nông dân tích cực tham gia, đóng góp công sức, tiền của, đất đai…xâydựng nông thôn mới với vai trò của người làm chủ

- Tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và tổ

chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức với nhiều hình thức phong phú như: Hộithảo, tọa đàm, thi tìm hiểu kiến thức, giao lưu sân khấu hóa, các sự kiện truyền thông

- Tổ chức thông tin tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đạichúng về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các mô hình, điển hình tiên tiến vềxây dựng nông thôn mới, kịp thời động viên và khuyến khích việc học tập các mô hình, điểnhình tiên tiến

2 Các cấp Hội, nhất là cơ sở, chủ động tham gia công tác quy hoạch và tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.

Trang 15

- Tổ chức tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu đúng ý nghĩa, tầm quan trọng củaquy hoạch xây dựng nông thôn mới, từ đó động viên, khuyến khích họ tích cực tham giađóng góp ý kiến và ủng hộ công tác quy hoạch, góp phần đảm bảo quy hoạch phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo các tiêu chí nông thôn mới.

- Tích cực tham gia hoạt động giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nôngthôn mới ở địa phương, cơ sở nhằm góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng quyhoạch của các công trình xây dựng nông thôn mới

3 Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế nông thôn góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp với Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt độngkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đối với hội viên, nông dân thông qua các hình thức:

mở các lớp tập huấn phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp,xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn Hướng dẫn hội viên, nông dân chủ động cảitạo ao, vườn, chỉnh trang nhà ở, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

- Hướng dẫn và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn;xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ nôngsản Phấn đấu đến năm 2020: 100% số xã có ít nhất một mô hình kinh tế hợp tác, liên kết sảnxuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa

- Đẩy mạnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Ngành Khoa học và Công nghệ, Ngành Công Thương và các doanhnghiệp mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân, bao gồm các dịch vụ về vốn,khoa học và công nghệ, cung ứng thiết bị và vật tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sảnphẩm và tiêu thụ nông sản hàng hóa Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợnông dân

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanhgiỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”

4 Tổ chức dạy nghề cho nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50% vào năm 2020, góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tổ chức thực hiện hoạt động dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản )theo tiêu chuẩn học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng hoặc dạy nghề tại

Trang 16

chỗ theo hình thức “cầm tay chỉ việc”) cho các đối tượng là hội viên, nông dân trực tiếp làm

- Phối hợp với Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyêntruyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về văn hóa và nhiệm vụphát triển văn hóa nông thôn, từ đó vận động họ tích cực tham gia các hoạt động xây dựngđời sống văn hóa của địa phương, cơ sở

- Xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình văn hóa; mô hình thôn, ấp, bản, làng vănhóa gắn với “Cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

- Xây dựng và duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng của nôngdân; vận động và hướng dẫn nông dân thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, thểthao

- Phối hợp với Ngành Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền vận động Hộiviên, nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn nâng cao năng lực thíchứng cho nông dân đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thông qua các hình thức: tổchức các sự kiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức; xây dựng mô hình thu gom và

xử lý rác thải, mô hình cung cấp và sử dụng nước sạch nông thôn…

6 Tích cực tham gia xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội cơ sở vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

- Xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổchức, thực sự là trung tâm và nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựngnông thôn mới; làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và chứcnăng giám sát, phản biện xã hội theo quy định của pháp luật

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố, xây dựng tổ chức Hội cơsở; phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng hội viên Phấn đấu đến năm 2020 có trên 75%chủ hộ sản xuất nông nghiệp tham gia hội viên Hội Nông dân Việt Nam

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1045/QĐ-TTg, ngày 07/7/2010 của

Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai

đoạn 2010 - 2015”; phấn đấu đến 2020, có 100% cán bộ chủ chốt của Hội ở cơ sở có trình độchuyên môn đạt chuẩn theo quy định

Trang 17

- Tích cực tham gia xây dựng Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xãhội trong sạch, vững mạnh và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả “Phong trào nông dân tham gia đảm bảoquốc phòng, an ninh”

7 Đẩy mạnh “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”.

- Chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới với những nội dung, chỉ tiêu cụthể theo lộ trình, kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia của từng địa phương,

cơ sở và bộ Tiêu chí Nông thôn mới

- Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới cần phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực

và tiềm năng, sáng tạo của nông dân; động viên, khuyến khích nông dân chủ động, tích cựctham gia với vai trò chủ thể, quyết định xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng người nông dân mới có đủ bản lĩnhchính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

3 Các ban, đơn vị Trung ương Hội chủ động tham mưu triển khai thực hiện Nghịquyết theo chức năng, nhiệm vụ của từng ban, đơn vị

Giao Ban Kinh tế Trung ương Hội đầu mối tham mưu, phối hợp với các ban, đơn vị

cơ quan Trung ương Hội theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàngnăm báo cáo Ban Thường vụ Trung ương Hội kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết

Trang 18

ĐIỀU LỆ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM KHÓA VI

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14 tháng 10 năm

1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng và dân tộc Trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong tràonông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới

Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vữngmạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công,nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn

Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựngHội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; nâng cao vai trò đại diện,phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nôngdân

Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng, lao độngsáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đoàn kết của nông dân; tích cực và chủ động hội nhậpquốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hoá, giữ vững quốc phòng, anninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Chương I CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI Điều 1:  Chức năng

1 Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cựchọc tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt

2 Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoànkết toàn dân tộc

3 Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức cáchoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống

Trang 19

Điều 2: Nhiệm vụ

1 Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị củaHội Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tựcường, lao động sáng tạo của nông dân

2 Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới

3 Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân Trực tiếp thực hiện

và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nôngthôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn Tổchức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công nghệ giúp nông dânphát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường

4 Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chấtlượng hội viên Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộHội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

5 Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Tham gia giám sát

và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nôngnghiệp, nông dân, nông thôn Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng

và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân Thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội

6 Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợptác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản,văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chínhphủ trong khu vực và trên thế giới

Chương II HỘI VIÊN Điều 3: Đối tượng và điều kiện trở thành hội viên

1 Nông dân Việt Nam không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo và lao động kháctrong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên lãnh thổViệt Nam, từ 18 tuổi trở lên nếu tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện tham gia tổ chức Hội,được ban chấp hành cơ sở Hội đồng ý thì kết nạp vào Hội

2 Uỷ viên ban chấp hành từ cơ sở trở lên đương nhiên là hội viên Hội Nông dân ViệtNam

Điều 4: Nhiệm vụ của hội viên

Trang 20

1 Chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Hội, sinh hoạt và đóng hội phí đầy đủtheo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Hội.

2 Gương mẫu và tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; đoàn kết tươngtrợ giúp đỡ lẫn nhau; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng đời sống văn hoá ở khudân cư; gia đình văn hoá; thực hiện nghĩa vụ công dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa

3 Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tuyên truyền, vận động phát triển hội viên; thamgia các hoạt động và phong trào nông dân ở địa phương, xây dựng quỹ hoạt động Hội

Điều 5: Quyền lợi của hội viên

1 Được dân chủ thảo luận và biểu quyết những công việc của Hội; phê bình chất vấn

tổ chức và cán bộ Hội; đề đạt với tổ chức Hội và thông qua tổ chức Hội đề xuất với Đảng,Nhà nước về nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của mình

2 Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng

3 Được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội

Chương III NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN LÃNH ĐẠO HỘI Điều 6: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Cơquan lãnh đạo các cấp của Hội được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín

Điều 7: Hệ thống tổ chức của Hội

Hội Nông dân Việt Nam gồm bốn cấp:

- Trung ương;

- Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);

- Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh);

- Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và tương đương)

Điều 8: Đại hội Hội Nông dân các cấp

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nông dân Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội cấp đó

1 Số lượng và cơ cấu đại biểu đại hội cấp nào do ban chấp hành cấp trên trực tiếphướng dẫn và do ban chấp hành cấp đó quyết định Đại hội chỉ hợp lệ khi có mặt hai phần ba(2/3) tổng số hội viên (nếu là đại hội toàn thể hội viên) hoặc hai phần ba (2/3) tổng số đạibiểu được triệu tập trở lên (nếu là đại hội đại biểu)

Trang 21

2 Đại biểu chính thức của đại hội gồm: Uỷ viên ban chấp hành đương nhiệm của cấp

đó, đại biểu do đại hội cấp dưới bầu lên, đại biểu do ban chấp hành cấp triệu tập đại hội chỉđịnh Số đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập

3 Đại hội các cấp có nhiệm vụ: thảo luận và thông qua báo cáo của ban chấp hànhnhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đóng góp ý kiến vào cácvăn kiện đại hội cấp trên; bầu ban chấp hành khoá mới và bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội

4 Nhiệm kỳ Đại hội các cấp là 5 năm Trường hợp đặc biệt, đại hội nhiệm kỳ có thểtriệu tập sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định, nhưng không quá một năm và phải đượcHội cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản

Điều 9: Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp

1 Số lượng và cơ cấu ban chấp hành cấp nào do ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếphướng dẫn và do đại hội cấp đó quyết định Trong nhiệm kỳ, nếu số lượng uỷ viên ban chấphành khuyết thì hội nghị ban chấp hành hoặc hội nghị đại biểu bầu bổ sung Số uỷ viên banchấp hành được bầu cử bổ sung cấp tỉnh và Trung ương không quá một phần hai (1/2) so với

số uỷ viên ban chấp hành do đại hội quyết định; cấp huyện và cấp cơ sở được bổ sung đủ sốlượng uỷ viên ban chấp hành mà đại hội đã quyết định.   (24/08/2012)

2 Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội, ban chấp hành cấp dướiphải được ban chấp hành cấp trên trực tiếp công nhận Ban chấp hành bầu ban thường vụ,bầu chủ tịch, các phó chủ tịch trong số uỷ viên ban thường vụ Số lượng và cơ cấu banthường vụ do ban chấp hành quyết định, tổng số uỷ viên ban thường vụ không quá một phần

ba (1/3) tổng số uỷ viên ban chấp hành, trường hợp khuyết được bầu bổ sung cho đủ sốlượng Thường trực (không phải là một cấp) gồm chủ tịch, các phó chủ tịch thay mặt banthường vụ giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị ban thường vụ theo nghị quyết, chủtrương của ban chấp hành, ban thường vụ

3 Trường hợp cần thiết, ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định banchấp hành, ban thường vụ, các chức danh chủ chốt của Hội cấp dưới

Nhiệm kỳ của ban chấp hành, ban thường vụ, các chức danh chủ chốt được chỉ địnhkhông nhất thiết đủ 5 năm

4 Ban Thường vụ Trung ương Hội thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội chỉ đạocác cấp Hội tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành, BanThường vụ Trung ương Hội Ban Thường vụ Trung ương Hội thành lập Văn phòng, các Banchuyên môn, đơn vị sự nghiệp làm tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ tỉnh, thành Hộithành lập Văn phòng và các Ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của BanThường vụ Trung ương Hội Cấp huyện và cơ sở phân công cán bộ phụ trách các mặt côngtác của Hội, hoặc thành lập các bộ phận, tổ chức kiêm nhiệm giúp việc khi cần

Trang 22

5 Ban chấp hành từ cấp huyện trở lên họp thường kỳ một năm hai lần, Ban chấp hành

cơ sở họp thường kỳ một tháng một lần Ban thường vụ cấp tỉnh, huyện và cơ sở họp thường

kỳ một tháng một lần, Ban Thường vụ Trung ương Hội họp ít nhất ba tháng một lần Khi cầnthiết ban chấp hành, ban thường vụ các cấp họp bất thường Hội nghị ban chấp hành, banthường vụ chỉ hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) số uỷ viên được triệu tập trở lên Nghịquyết ban chấp hành, ban thường vụ có giá trị khi quá một phần hai (1/2) tổng số uỷ viên banchấp hành hay ban thường vụ được triệu tập biểu quyết đồng ý Uỷ viên ban chấp hành nghỉhưu, nghỉ công tác hoặc chuyển công tác khác đương nhiên không còn là uỷ viên của banchấp hành

6 Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ xin rút khỏi ban chấp hành ở cấpnào do ban chấp hành cấp đó xem xét, đề nghị lên ban thường vụ cấp trên trực tiếp quyếtđịnh; đối với ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương do Ban Chấp hành Trungương quyết định

Điều 10: Nhiệm vụ của Ban chấp hành từ cấp huyện trở lên

1 Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Hội cấp dưới thực hiện Điều lệ và nghị quyết củaHội; nghiên cứu thi hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhànước Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt

2 Phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tổ chứchướng dẫn hội viên, nông dân thi đua thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, văn hoá, xãhội, quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới

3 Chuẩn bị nội dung, nhân sự ban chấp hành và tổ chức đại hội cấp mình khi hếtnhiệm kỳ

4 Xem xét, quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, chấm dứt hoạt động tổchức Hội cấp dưới trực tiếp

 Chương IV

TỔ CHỨC HỘI Ở CƠ SỞ Điều 11: Tổ chức cơ sở Hội

Tổ chức cơ sở Hội Nông dân là nền tảng của Hội, là nơi trực tiếp với hội viên, nôngdân Tổ chức cơ sở Hội theo đơn vị xã, phường, thị trấn Những đơn vị kinh tế nông, lâmtrường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ chức Hội Nông dân và được Hội cấp trên trựctiếp xem xét, quyết định thì thành lập tổ chức Hội  phù hợp. 

Điều 12: Nhiệm vụ của ban chấp hành cơ sở Hội

1 Hướng dẫn các chi Hội, tổ Hội học tập, thực hiện Điều lệ và nghị quyết, chỉ thị củaHội; các nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy, chínhquyền cơ sở

Trang 23

2 Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động; phối hợp với chính quyền, cácngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể ở cơ sở tuyên truyền, vận động nông dân thựchiện các phong trào phát triển kinh tế- xã hội, tham gia kinh tế hợp tác và hợp tác xã, làngnghề, trang trại và các loại hình kinh tế tập thể khác Tổ chức hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch

vụ giúp nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chăm lo đời sống vật chất

và tinh thần của hội viên, nông dân

3 Nâng cao chất lượng hội viên; xem xét, quyết định kết nạp hội viên; bồi dưỡng cán

bộ Hội; duy trì nề nếp sinh hoạt với nội dung thiết thực; xây dựng quỹ Hội, thu nộp hội phíđúng quy định

4 Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội; phối hợp với chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể giám sát thực hiện chính sách, pháp luật ở nôngthôn; tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, chính quyềntrong sạch, vững mạnh; bồi dưỡng và giới thiệu với Đảng những cán bộ, hội viên ưu tú đểĐảng xem xét, kết nạp

5 Thường xuyên phản ảnh tình hình tổ chức hoạt động của Hội, tình hình sản xuất,đời sống, tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị của hội viên, nông dân với cấp uỷ Đảng,chính quyền cùng cấp và Hội cấp trên

6 Chuẩn bị nội dung, nhân sự ban chấp hành và tổ chức Đại hội khi hết nhiệm kỳ

Điều 13: Chi Hội

Chi Hội là đơn vị hành động, cầu nối của ban chấp hành cơ sở với hội viên, nông dân.Chi Hội tổ chức theo thôn, ấp, bản, làng, khu phố, hợp tác xã và theo nghề nghiệp Chi Hội

có thể chia thành nhiều tổ Hội Chi Hội tổ chức hội nghị bầu chi Hội trưởng, chi Hội phó,nhiệm kỳ hai năm rưỡi và bầu đại biểu đi dự đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở Việc bầu cửtiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết Chi Hội họp ba tháng một lần, khicần thiết có thể họp bất thường

Điều 14: Nhiệm vụ của chi Hội

1 Tổ chức học tập, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước và Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp trên đến hội viên, nông dân ChiHội phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở thôn, ấp, bản, làng, khu phố , vậnđộng nông dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và nghĩa vụ công dân với Nhànước Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, vận động hoà giải tranh chấp trong nội bộnông dân; nòng cốt trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới

2 Hướng dẫn các tổ Hội học tập nâng cao chất lượng và phát triển hội viên, sinh hoạt

tổ Hội, thu nộp hội phí, xây dựng quỹ Hội; đoàn kết tương trợ giúp nhau trong sản xuất vàđời sống

Trang 24

3 Hàng tháng chi Hội phải báo cáo với ban chấp hành cơ sở và tổ chức Đảng cùngcấp về tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, sản xuất, đời sống và tâm tư nguyện vọng củahội viên, nông dân.

Điều 15: Tổ Hội 

Tổ Hội là đơn vị dưới chi Hội, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo nghề nghiệp,đơn vị kinh tế, tổ hợp tác,… cho phù hợp và thuận tiện sinh hoạt Tổ Hội có tổ trưởng và tổphó do hội viên cử Mỗi tháng tổ Hội họp một lần

Điều 16: Nhiệm vụ của tổ Hội

Nhiệm vụ của tổ Hội là tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, tươngtrợ, hợp tác lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân, chăm lo đời sống vật chất vàtinh thần của hội viên, nông dân, vận động hội viên, nông dân xây dựng gia đình văn hoá,giữ gìn an ninh trật tự, hoà giải những vụ tranh chấp của hội viên, nông dân; thực hiện tốtnhiệm vụ phát triển hội viên, xây dựng quỹ Hội, thu nộp hội phí theo quy định

Chương V CÔNG TÁC KIỂM TRA Điều 17: Công tác kiểm tra

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp thường xuyên thực hiện công tác kiểm tranhằm phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Hội Ban Thường vụ HộiNông dân cấp nào lập ra ban kiểm tra của Hội cấp đó

Điều 18: Ban kiểm tra

Ban kiểm tra giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện công tác kiểm tra, giám sátcủa Hội gồm những nội dung sau:

1 Kiểm tra, giám sát cán bộ, hội viên, tổ chức Hội cấp dưới về chấp hành Điều lệHội, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Hội

2 Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính Hội, thực hiện các chương trình, dự ánphát triển kinh tế - xã hội của Hội cùng cấp và cấp dưới

3 Tham gia hoà giải và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; giảiquyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Hội

4 Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

ở nông thôn

 Chương VI KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT Điều 19: Khen thưởng

Trang 25

Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên và những người có công với tổ chức Hội, với giai cấpnông dân tuỳ theo thành tích, được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng. 

Các hình thức khen thưởng của Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội quy định

Điều 20: Kỷ luật

1 Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có sai phạm, tuỳ theo mức độ mà Hội có các hìnhthức kỷ luật sau đây:

- Đối với tổ chức: khiển trách, cảnh cáo, giải tán

- Đối với cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức

- Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, xoá tên và thu hồi thẻ hội viên

2 Thẩm quyền thi hành kỷ luật do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định

Chương VII TÀI CHÍNH CỦA HỘI Điều 21: Tài chính của Hội

Tài chính của Hội bao gồm ngân sách nhà nước cấp; hội phí, quỹ Hội, quỹ hỗ trợnông dân; nguồn thu từ tổ chức sản xuất, dịch vụ; từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước ủng hộ và các nguồn thu khác

Tài chính của Hội chi cho các hoạt động của Hội

Điều 22: Quản lý, sử dụng tài chính của Hội

Các cấp Hội thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của Nhà nước

và của Trung ương Hội

Chương VIII CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI Điều 23: Chấp hành Điều lệ Hội

Các cấp Hội và cán bộ, hội viên có nhiệm vụ chấp hành Điều lệ Hội Ban Chấp hànhTrung ương Hộicó trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này

Điều 24: Sửa đổi Điều lệ Hội

Việc sửa đổi Điều lệ Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Hội nghị đại biểu toànquốc Hội Nông dân Việt Nam quyết định./

Trang 26

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ VỀ THI HÀNH ĐIỀU LỆ

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

(Hướng dẫn số 1030 –HD/HNDTW, ngày 01/11/2013)  

Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (đã được Đại hội đại biểu toàn quốc HộiNông dân Việt Nam lần thứ VI thông qua ngày 03/7/2013); Ban Chấp hành Trung ương HộiNông dân Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Hội như sau:

1 Điều 3: Hội viên

1.1- Đối tượng, điều kiện kết nạp (khoản 1):

- Tính đến thời điểm kết nạp, người được kết nạp phải đủ 18 tuổi

- Lao động khác trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân,nông thôn là những người đang sinh sống ở những nơi có tổ chức Hội, gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu

+ Lao động tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, du lịch, thương mại

+ Các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân…

1.2- Thủ tục kết nạp hội viên (khoản 1): 

- Người xin vào Hội phải tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện có đơn gửi chi hội hoặc tổhội (nơi có tổ hội) Chi hội tổ chức hội nghị toàn thể hội viên hoặc hội nghị cán bộ mở rộngđến tổ hội (nếu có) xem xét, lựa chọn người đủ điều kiện, tiêu chuẩn và lập danh sách đềnghị lên ban chấp hành cơ sở Hội xét và ra quyết định kết nạp

- Khi nhận được đề nghị xét kết nạp hội viên của chi hội, ban thường vụ cơ sở Hội cótrách nhiệm xét kết nạp vào cuộc họp ban thường vụ gần nhất và ra quyết định kết nạp hộiviên; Nếu có trường hợp không được xét kết nạp thì phải trả lời bằng văn bản lý do khôngđược kết nạp cho chi hội để chi hội thông báo cho người xin vào Hội biết

- Khi có quyết định kết nạp hội viên, chi hội mời những người có tên trong danh sáchđược kết nạp dự cuộc họp chi hội gần nhất và công bố quyết định kết nạp hội viên mới (nơi

có tổ hội thì công bố tại tổ hội nhưng phải thông báo cho toàn thể chi hội biết vào kỳ họp gầnnhất) Thời gian được công nhận là hội viên tính từ ngày ghi trên quyết định kết nạp

1.3- Công tác quản lý hội viên

1.3.1- Quản lý hội viên:

- Chi hội, ban chấp hành cơ sở Hội có Sổ danh sách hội viên theo dõi kết nạp hội viên,

sự biến động hội viên và phát Thẻ hội viên theo mẫu của Trung ương Hội ban hành

Trang 27

- Chi hội, cơ sở Hội hàng quý; Hội cấp huyện, cấp tỉnh 6 tháng, 1 năm có trách nhiệmbáo cáo đầy đủ tình hình biến động hội viên của đơn vị mình đối với Hội cấp trên trực tiếp.

1.3.2- Xem xét miễn sinh hoạt:

- Hội viên thường xuyên đi lao động, làm ăn xa trong thời gian không quá 1 năm thìbáo cáo chi hội để được miễn sinh hoạt Hội trong thời gian vắng mặt tại nơi cư trú (trườnghợp hội viên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài thì không quá 3 năm)

- Đối với hội viên tuổi cao, sức yếu (từ 60 tuổi trở lên), nếu vì lý do sức khỏe khôngtham gia sinh hoạt và các hoạt động của Hội được thì báo cáo chi hội xem xét để được miễnsinh hoạt và các hoạt động của Hội Chi hội báo cáo ban thường vụ cơ sở Hội biết và theodõi

* Nhiệm vụ, quyền lợi của hội viên được miễn sinh hoạt và hoạt động Hội

Nếu vi phạm tư cách hội viên vẫn bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hội

1.3.3- Việc xóa tên trong danh sách hội viên

- Chi hội xem xét, đề nghị lên ban thường vụ cơ sở Hội quyết định việc xóa tên trongdanh sách hội viên đối với trường hợp hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội, không thamgia sinh hoạt Hội và thực hiện nhiệm vụ của hội viên 3 kỳ liên tiếp hoặc không đóng hội phí

6 tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng

- Trường hợp hội viên thường xuyên đi lao động ở xa không quá 1 năm (đối với hộiviên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài không quá 3 năm), trong thời gian đó hội viên cóbáo cáo với cán bộ chi Hội và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, thực hiện nhiệm vụcủa hội viên, đóng hội phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của chi hội thì khôngcoi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách hội viên

1.3.4- Thẻ hội viên:

- Thẻ hội viên Hội Nông dân Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương Hội thốngnhất phát hành Việc cấp Thẻ hội viên do ban thường vụ Hội Nông dân các tỉnh, thành phốquy định Thẻ có dán ảnh và đóng dấu nổi của Hội Nông dân cấp tỉnh Hội viên được nhậnthẻ hội viên phải thực hiện đúng những quy định về sử dụng và bảo quản thẻ hội viên

- Thẻ hội viên được dùng trong công tác và sinh hoạt nội bộ Hội Nông dân và xuấttrình khi cần

Trang 28

- Hội viên không được cho người khác mượn Thẻ; Thẻ hội viên không còn giá trị khihội viên không còn tham gia tổ chức Hội.

- Hội viên bị xóa tên thì thu hồi Thẻ Ban thường vụ cơ sở Hội có trách nhiệm thu hồithẻ và báo cáo Hội cấp trên trực tiếp

- Khi thẻ bị mất hoặc hư hỏng thì phải báo cho chi Hội biết; chi Hội lập văn bản báocáo lên Hội cấp trên đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ hội viên.  

1.3.5- Khi hội viên thay đổi nơi cư trú thì báo cáo chi Hội nơi đi và báo cáo, xuất trình

thẻ hội viên với tổ chức Hội cơ sở nơi đến cư trú để tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội (nếuchưa có thẻ hội viên thì phải có giấy giới thiệu của ban thường vụ cơ sở Hội)

2 Điều 5: Quyền lợi của hội viên

2.1- Quyền ứng cử, đề cử, bầu cử (Khoản 3):

- Việc ứng cử, đề cử, bầu cử thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nôngdân Việt Nam

- Người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử là đảng viên thực hiện theo Quy định củaĐảng cộng sản Việt Nam

3 Điều 6: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

3.1- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của cơ quan lãnh đạo Hội các cấp

- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo Hội các cấp chỉ có giá trị thi hành khi có trên 1/2

số thành viên triệu tập tán thành Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiếncủa mình Thành viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu ý kiến và được báocáo với Hội cấp trên trực tiếp Khi chưa có ý kiến của Hội cấp trên trực tiếp, thành viên đóphải chấp hành nghị quyết của tập thể và không được truyền bá ý kiến cá nhân và làm tráivới nghị quyết Khi thi hành, phải thực hiện Nghị quyết của tập thể

3.2 Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín.

Việc bầu cử thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam

3.3- Quy trình, thủ tục công nhận kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch

Ban chấp hành, ban thường vụ và chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch Hội từ cấp tỉnhtrở xuống phải được ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp công nhận

- Ban thường vụ khóa mới báo cáo lên ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp các biênbản bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch kèm theo danh sách trích

Trang 29

ngang và tờ trình đề nghị công nhận kết quả bầu cử Tờ trình do chủ tịch hoặc phó chủ tịch(đối với nơi chưa bầu chủ tịch) mới được bầu tại Hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất ký.

- Chủ tịch, phó chủ tịch được điều hành các công việc ngay sau khi được đại hội hoặchội nghị bầu

- Trường hợp phát hiện có sự vi phạm Điều lệ và nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì banchấp hành cấp trên trực tiếp có quyền không công nhận kết quả bầu cử và chỉ đạo tiến hànhbầu lại; hoặc thấy có một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không đảm bảo nguyêntắc, tiêu chuẩn quy định thì có quyền không công nhận một hoặc một số chức danh đó

- Trong vòng 15 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ, lễ) kể từ khi nhận đủ hồ sơ củacấp dưới, ban thường vụ Hội cấp trên phải ra quyết định công nhận Nếu không công nhậnphải thông báo và nêu rõ lý do cho Hội cấp dưới  biết

4 Điều 7: Hệ thống tổ chức của Hội

4.1- Hệ thống tổ chức Hội được thành lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chínhcủa Nhà nước

4.2- Tổ chức Hội được xác định tương đương với tổ chức Hội cơ sở được thành lậptheo đơn vị hành chính là những tổ chức do ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh, cấphuyện phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thống nhất thành lập trong một số nông trường,lâm trường, hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…mà thực hiện chức năng,nhiệm vụ tương đương Hội Nông dân cấp cơ sở

5 Điều 8: Đại hội Hội Nông dân các cấp

5.1- Đại biểu đại hội   

5.1.1- Số lượng đại biểu (khoản 1):

Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định số lượng đại biểu dự đại hộicăn cứ vào số lượng, đơn vị trực thuộc, số lượng hội viên và phù hợp với điều kiện thực tếcủa địa phương trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội và ban thường vụHội cấp trên trực tiếp

- Ở những nơi có số lượng hội viên dưới 100 người thì tổ chức đại hội toàn thể hộiviên trừ trường hợp đặc biệt sẽ do ban chấp hành cấp trên trực tiếp quyết định trên cơ sởthống nhất ý kiến với cấp ủy cấp triệu tập đại hội

5.1.2- Thành phần đại biểu (khoản 2):

- Ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức củađoàn đại biểu đơn vị đó Đối với ủy viên ban chấp hành cơ cấu, không chuyên trách thì thuộcđoàn đại biểu của cơ quan Hội chuyên trách cấp triệu tập đại hội

Trang 30

- Đại biểu do đại hội, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng củaban chấp hành cấp triệu tập đại hội Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số lượng đạibiểu đại hội theo những căn cứ chủ yếu sau:

+ Số lượng hội viên

+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó

+ Tính đặc thù, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

- Đại biểu chỉ định: Đại biểu chỉ định là những đại biểu do ban chấp hành cấp triệu tậpđại hội quyết định ngoài số đại biểu đương nhiên và đại biểu bầu Chỉ chỉ định những trườnghợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu Không chỉ định những người đã bầu cử ở

cấp dưới không trúng cử chính thức hoặc dự khuyết làm đại biểu của đại hội.Số lượngđại

biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu chính thức của đại hội

5.1.3-  Bầu đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết dự đại hội cấp trên

- Việc bầu cử đại biểu dự đại hội cấp trên (cả chính thức và dự khuyết) thực hiện theoQuy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam

5.1.4- Thay thế đại biểu

Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp triệutập đại hội quyết định. 

- Nguyên tắc thay thế đại biểu:

+ Đại biểu dự khuyết được bầu thuộc đoàn đại biểu nào thì được thay thế đại biểuchính thức của đoàn đại biểu đó

+ Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức theo thứ tự số phiếu bầu

từ cao xuống thấp; nếu phiếu bầu bằng nhau thì người có thành tích nổi trội, có quá trìnhcống hiến nhiều hơn sẽ được lựa chọn

- Khi đại biểu chính thức được bầu tại đại hội vắng mặt có lý do chính đáng  thì đạibiểu dự khuyết thay thế Ban thường vụ Hội nơi có sự thay đổi đại biểu phải có tờ trình báocáo lý do và đề cử đại biểu dự khuyết thay thế gửi ban thường vụ Hội cấp triệu tập đại hội vàphải được ban thường vụ Hội cấp triệu tập đại hội đồng ý bằng văn bản

Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết mà số đại biểu chính thức đã đượcbầu vẫn thiếu, nếu cần thiết thì ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định chỉđịnh bổ sung theo đề nghị của ban thường vụ Hội cấp dưới nhưng với điều kiện tổng số đạibiểu chỉ định vẫn nằm trong giới hạn tỉ lệ 5% so với tổng số đại biểu được triệu tập

5.1.5- Bác tư cách đại biểu

Đại hội cấp triệu tập có trách nhiệm xem xét bác bỏ tư cách đại biểu trong các trườnghợp sau:

Trang 31

- Đại biểu đang trong thời gian bị cơ quan pháp luật khởi tố, truy tố Đại biểu đượcbầu đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

- Đại biểu được bầu không đúng quy định của Điều lệ Hội

- Trong thời gian đại hội, đại biểu phạm tội bị bắt quả tang hoặc vi phạm nội quy đạihội gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Hội

5.2- Về kéo dài hoặc rút ngắn thời gian nhiệm kỳ đại hội (khoản 4)

- Các trường hợp đặc biệt có thể tổ chức đại hội sớm hoặc muộn hơn nhưng khôngđược quá một năm (mười hai tháng), bao gồm:

Khi có thay đổi địa giới hành chính (tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập mới)theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp

có quyền quyết định điều chỉnh thời gian nhiệm kỳ đại hội lần thứ nhất để phù hợp với thờigian nhiệm kỳ đại hội Hội cùng cấp trong cả hệ thống Hội Nhiệm kỳ của tổ chức Hội mớikhông nhất thiết phải đủ 5 năm

 - Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, quyết định kéo dài, rút ngắn nhiệm kỳ đạihội Hội cấp tỉnh khi cần Ban thường vụ Hội cấp tỉnh xem xét, quyết định kéo dài, rút ngắnnhiệm kỳ đại hội Hội Nông dân cấp huyện và cấp cơ sở để phù hợp với nhiệm kỳ chung

- Trước khi quyết định việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian nhiệm kỳ đại hội phải có

sự trao đổi thống nhất với cấp ủy cùng cấp của cấp triệu tập đại hội

- Đối với Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương Hội thảo luận,thống nhất, báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đảng

5.3- Về Hội nghị đại biểu

5.3.1- Số lượng đại biểu:

Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đạibiểu đại hội

5.3.2- Thành phần đại biểu của Hội nghị đại biểu:

- Cán bộ chủ chốt của ban chấp hành cấp dưới

- Một số cán bộ Hội chuyên trách, không chuyên trách

- Hội viên tiêu biểu

Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do ban chấp hành cấp dưới thảo luận,thống nhất đề nghị; ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập

6 Điều 9: Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp

6.1- Xây dựng ban chấp hành khóa mới (khoản 1)

6.1.1-  Xây dựng ban chấp hành bảo đảm các yếu tố, tiêu chuẩn do Ban Chấp hành

Trung ương Hội quy định

Trang 32

6.1.2- Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia ban chấp hành

Trên cơ sở chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Thường vụ Trungương Hội có hướng dẫn trước mỗi kỳ đại hội theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhànước có liên quan; đối với tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội sẽ do BanChấp hành Trung ương Hội quy định

6.1.3- Cơ cấu ban chấp hành

- Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp Hội; hội viên tiêu biểu có đủtiêu chuẩn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ

- Chú trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào nông dân, từ cơ sở Đảm bảo tỷ lệ cán

bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật

- Những cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan Đảng, chính quyền,  đoàn thểchính trị - xã hội, các doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện và tín nhiệm, được cấp uỷ Đảng vàban chấp hành Hội cùng cấp giới thiệu thì được đề cử để đại hội bầu vào ban chấp hành hoặcHội nghị ban chấp hành bầu bổ sung vào ban chấp hành Hội các cấp

6.1.4- Số lượng ủy viên ban chấp hành Hội các cấp

- Trước mỗi kỳ Đại hội căn cứ vào Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghịquyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn cụthể việc chuẩn bị và tiến hành đại hội hội nông dân các cấp, trong đó có quy định về số

lượng (tối đa, tối thiểu) của ban chấp hành các cấp Ban chấp hành Hội Nông dân cấp tỉnh

căn cứ vào hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội để cụ thể hoá và hướng dẫn banchấp hành Hội Nông dân cấp dưới thực hiện

- Số lượng uỷ viên ban chấp hành cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, nhưng phảiđảm bảo số lượng tối thiểu và không vượt quá số lượng tối đa do ban thường vụ cấp trên trựctiếp hướng dẫn

6.2- Bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch

Chỉ bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch khikhuyết các chức danh đó

6.2.1- Các trường hợp bầu bổ sung

- Bầu chưa đủ số lượng do đại hội quyết định

- Khi ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch nghỉ hưu,nghỉ công tác, chuyển công tác, bị kỷ luật cách chức hoặc vì lý do cá nhân khác xin rút tên

6.2.2- Nguyên tắc bầu bổ sung

- Bầu bổ sung ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch phải đảm bảođúng thành phần, cơ cấu, số lượng đã được đại hội hoặc hội nghị thông qua

Trang 33

- Trước khi bầu bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ, chủ tịch, phóchủ tịch ở mỗi cấp, ban thường vụ cấp đề nghị phải có văn bản báo cáo cụ thể và phải được

sự thống nhất, đồng ý của cấp ủy cùng cấp theo quy định phân cấp quản lý cán bộ và banthường vụ Hội cấp trên trực tiếp bằng văn bản Văn bản đề nghị kiện toàn, bổ sung cần ghi rõ

Quy trình chỉ định

- Trường hợp chia tách, ban thường vụ Hội khóa đương nhiệm nơi có sự thay đổi vềđịa giới hành chính báo cáo về dự kiến nhân sự phù hợp với cơ cấu tổ chức mới với Hội cấptrên trực tiếp sau khi có sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp; Ban Thường vụ Hội cấp trên trựctiếp làm việc với ban chấp hành khóa đương nhiệm và cấp ủy nơi có sự thay đổi về địa giớihành chính dự kiến nhân sự để chỉ định

- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập mới tổ chức Hội, ban thường vụ Hộicấp trên trực tiếp làm việc với ban chấp hành Hội và cấp ủy của các đơn vị được sáp nhập,hợp nhất hoặc thành lập mới

- Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp ra quyết định chỉ định ủy viên ban chấp hành,

ủy viên ban thường vụ, chủ tịch và phó chủ tịch

6.4- Việc đương nhiên không còn là ủy viên ban chấp hành; cho rút tên khỏi ban chấp hành, ban thường vụ, thôi giữ chức danh chủ tịch, phó chủ tịch (khoản 5, 6):

- Uỷ viên ban chấp hành có quyết định nghỉ hưu hoặc có thông báo nghỉ công tác (kể

từ thời điểm quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ công tác có hiệu lực thi hành) thìđương nhiên không còn là uỷ viên ban chấp hành

- Uỷ viên ban chấp hành chuyển công tác khác mà vị trí công tác mới không thuộcthành phần cơ cấu tham gia ban chấp hành kể từ thời điểm quyết định chuyển công tác cóhiệu lực thi hành thì đương nhiên không còn là uỷ viên ban chấp hành

- Đối với người tham gia ban chấp hành nhiều cấp: Nếu bị kỷ luật cách chức hoặc rúttên khỏi ban chấp hành cấp dưới thì không còn là ủy viên ban chấp hành các cấp trên

Trang 34

- Đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội các cấp trước khi cho rút tên khỏidanh sách ban chấp hành phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và Hộicấp trên trực tiếp.

- Nếu rút tên trong ban chấp hành thì không còn là ủy viên ban thường vụ và khôngcòn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có) Nếu chỉ rút tên trong ban thường vụ thìkhông còn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có) nhưng vẫn còn là ủy viên ban chấphành Nếu chỉ thôi giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch thì vẫn còn là ủy viên ban thường vụ,

uỷ viên ban chấp hành

7 Khoản 4, Điều 10: Thành lập, chia tách, sáp nhập, chấm dứt, giải thể hoạt động tổ chức Hội

7.1- Các trường hợp chia tách, sáp nhập tổ chức Hội

7.1.1- Chia tách tổ chức Hội trong trường hợp:

Có sự chia tách đơn vị hành chính thành các đơn vị (như chia tách một tỉnh, huyện, xãthành nhiều tỉnh, huyện, xã) theo đó, tổ chức Hội thuộc các đơn vị này cũng chia tách thànhhai hay nhiều tổ chức Hội

7.1.2- Sáp nhập tổ chức Hội trong trường hợp:

Có sự sáp nhập đơn vị hành chính (như sáp nhập hai hay nhiều tỉnh, huyện, xã thànhmột tỉnh, huyện, xã) theo đó, tổ chức Hội thuộc các đơn vị này cũng sáp nhập thành một tổchức Hội

Việc chia tách, sáp nhập tổ chức Hội có thể diễn ra đồng thời trong trường hợp chia

tách các bộ phận của hai hay nhiều đơn vị hành chính để sáp nhập các bộ phận đó lại thànhmột đơn vị (như tách một hay nhiều huyện của hai hay nhiều tỉnh để thành lập tỉnh mới; táchmột hay nhiều xã của hai hay nhiều huyện để thành lập một huyện mới; tách một hay nhiềuthôn, ấp, bản của một hay nhiều xã để thành lập một xã mới) theo đó tổ chức Hội của nhữngđơn vị này cũng được chia tách để sáp nhập thành một tổ chức Hội mới

Việc xác định cấp của tổ chức Hội được chia tách, sáp nhập do Hội cấp trên trực tiếpquyết định

7.2- Thẩm quyền quyết định và thủ tục thành lập, chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức Hội

Trang 35

- Đối với trường hợp chia tách: :

+ Văn bản đề nghị của ban thường vụ Hội đơn vị được chia tách gửi ban thường vụHội cấp trên trực tiếp

+ Đề án chia tách tổ chức Hội có ý kiến nhất trí của cấp ủy

+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chia tách đơn vị hành chính

- Đối với trường hợp sáp nhập:

+ Văn bản đề nghị của tổ chức Hội có đơn vị được sáp nhập gửi ban thường vụ Hộicấp trên trực tiếp

+ Đề án sáp nhập tổ chức Hội có ý kiến nhất trí của cấp ủy

+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập đơn vị hành chính

7.2.2- Chấm dứt hoạt động tổ chức Hội

- Khi không còn đủ điều kiện của một tổ chức Hội ở một cấp như số lượng hội viên,

số lượng chi hội, cơ sở Hội…., tổ chức Hội ở đơn vị đó có nguyện vọng chấm dứt hoạt độngthì ban chấp hành của tổ chức Hội nơi muốn chấm dứt hoạt động đề nghị ban thường vụ Hộicấp trên trực tiếp xem xét quyết định Việc chấm dứt hoạt động một tổ chức Hội phải có sựtrao đổi thống nhất giữa ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp với cấp uỷ nơi có tổ chức Hội

đề nghị chấm dứt hoạt động Đồng thời ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp báo cáo cấp uỷcùng cấp của mình và ra quyết định chấm dứt hoạt động

- Quy trình, thủ tục chấm dứt hoạt động:

+ Ban chấp hành tổ chức Hội đơn vị có nhu cầu chấm dứt hoạt động báo cáo thựctrạng công tác Hội và phong trào nông dân, tình hình tổ chức Hội của đơn vị mình đồng thời

đề xuất phương án giải quyết với Hội cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp

+ Có văn bản đề nghị được chấm dứt hoạt động gửi ban thường vụ Hội cấp trên trựctiếp

+ Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp làm việc với ban chấp hành tổ chức Hội nơimuốn chấm dứt hoạt động và cấp ủy trực tiếp quản lý, xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động;đồng thời báo cáo cấp ủy cùng cấp về phương án giải quyết

+ Khi có quyết định chấm dứt hoạt động, ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp của tổchức Hội được chấm dứt hoạt động thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan biết và thuhồi lại con dấu

7.2.3- Giải thể tổ chức Hội

- Khi tổ chức Hội vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật và Điều lệ HộiNông dân Việt Nam, ban thường vụ Hội cấp thành lập xem xét, quyết định giải thể tổ chứcHội đó

Trang 36

- Quy trình, thủ tục giải thể tổ chức Hội:

+ Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp làm việc với ban chấp hành nơi bị giải thể vàcấp ủy quản lý trực tiếp Xác định rõ lý do giải thể

+ Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp của tổ chức Hội bị giải thể báo cáo cấp ủycùng cấp và Hội cấp trên trước khi ra quyết định giải thể

+ Khi có quyết định giải thể một tổ chức Hội, ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếpthông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan biết và thu hồi lại con dấu

7.2.4- Ban thường vụ cơ sở Hội hoặc cấp trên trực tiếp quyết định việc thành lập, chia

tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động, giải thể chi hội trực thuộc Quy trình thực hiện như cấp

cơ sở

8 Điều 11: Tổ chức cơ sở Hội

8.1- Cơ sở Hội là nền tảng của Hội là nơi trực tiếp với hội viên, nông dân; đoàn kết,tập hợp, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân tương trợ, giúp đỡ nhau thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển sản xuất, nâng cao đờisống; là nơi trực tiếp thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội

- Ngoài việc thành lập theo đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn), những tổ chức

Hội có tính chất đặc thùvề nhiệm vụ chính trị, về đối tượng hội viên như nông trường, lâmtrường; hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… nếu có nhu cầu và đủ điềukiện, được sự thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Hội cấp trên đồng ý thì thành lập tổ chứcHội tương đương Hội Nông dân cấp cơ sở và do ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyệnquyết định

- Đối với những đơn vị thành lập mới phải có từ 2 chi hội và 100 hội viên trở lên.8.2- Trường hợp đặc thù tổ chức Hội cấp dưới không còn tổ chức Hội cấp trên trựctiếp thì Hội cấp trên kế tiếp trực tiếp chỉ đạo tổ chức Hội cấp dưới đó Cụ thể như sau:

- Tại các quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh, không có tổ chức Hội mà vẫn có

cơ sở Hội thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và thống nhất với cấp

uỷ của quận, thị, thành trực thuộc tỉnh để cử cán bộ theo dõi cơ sở Hội đó; việc công nhận uỷviên ban chấp hành, ban thường vụ, chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch do ban thường vụHội cấp tỉnh quyết định

- Trường hợp tổ chức Hội cấp cơ sở không còn mà vẫn còn chi hội thì ban thường vụHội Nông dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo và thống nhất với cấp uỷ của xã, phường, thị trấn

cử cán bộ theo dõi chi hội đó Việc công nhận chi hội trưởng, chi hội phó do ban thường vụHội cấp huyện quyết định

- Trường hợp cấp cơ sở Hội và quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không còn tổchức Hội mà còn chi hội thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và thống

Trang 37

nhất với cấp uỷ xã, phường, thị trấn cử cán bộ theo dõi chi hội đó Việc công nhận chi hộitrưởng, chi hội phó do ban thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh quyết định.

8.3- Quy trình, thủ tục thành lập tổ chức cơ sở Hội :

- Khi một đơn vị có đủ điều kiện và có nguyện vọng thành lập tổ chức cơ sở Hội, banthường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp làm việc với cấp ủy nơi có nhu cầu thành lập đểthống nhất về việc thành lập tổ chức cơ sở Hội, kết nạp hội viên, xem xét, lựa chọn nhân sựban chấp hành, ban thường vụ và chức danh chủ chốt

+ Danh sách trích ngang đề cử ban chấp hành, ban thường vụ và chức danh lãnh đạo

- Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận hội viên,quyết định thành lập tổ chức cơ sở Hội và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ và chứcdanh lãnh đạo của tổ chức Hội được thành lập

- Tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định thành lập

9 Điều 13: Chi hội

9.1- Chi hội là đơn vị hành động, là tế bào của Hội và là hạt nhân nòng cốt đoàn kết,tập hợp hội viên, nông dân

9.2- Chi hội tổ chức theo thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố phù hợp với địa bàn dân cư

và sự lãnh đạo của chi bộ, theo hợp tác xã và theo nghề nghiệp Chi hội có quy mô lớn với

50 hội viên trở lên thì chia thành các tổ hội, theo nghề nghiệp, tổ hợp tác hoặc cụm dân cư.Chi hội trên địa bàn dân cư vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo mà hội viên phântán trên địa bàn rộng, đi lại khó khăn thì dưới 50 hội viên vẫn có thể chia thành các tổ hội đểthuận tiện cho việc sinh hoạt và tổ chức các hoạt động của Hội

Ngoài mô hình trên, tại các cơ sở Hội, có thể hình thành các câu lạc bộ, nhóm/tổ hộiviên nông dân có tính chất đặc thù thuộc sự quản lý, điều hành của ban chấp hành cơ sở Hộihoặc của chi hội

9.3- Quy trình, thủ tục thành lập chi hội

- Khi một đơn vị có đủ điều kiện và có nguyện vọng thành lập chi hội, ban thường vụHội Nông dân cấp cơ sở hoặc cấp trên trực tiếp trao đổi thống nhất với cấp uỷ quản lý củanơi có nhu cầu thành lập chi hội; đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp để thốngnhất về việc thành lập chi hội, kết nạp hội viên, lựa chọn nhân sự cán bộ chi hội

Trang 38

- Thủ tục:

+ Văn bản của cấp uỷ đảng nơi có nguyện vọng thành lập chi hội

+ Danh sách hội viên (nếu có); danh sách, đơn xin tham gia tổ chức Hội của nông dân

và lao động khác

+ Danh sách trích ngang đề cử cán bộ chi hội

- Ban thường vụ Hội Nông dân cấp cơ sở ra quyết định công nhận hội viên, quyếtđịnh thành lập chi Hội

- Tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định thành lập

9.4- Chi hội tổ chức hội nghị hội viên hoặc hội nghị đại biểu hội viên (đối với chi hội

có từ 100 hội viên trở lên) để bầu chi hội trưởng, chi hội phó và bầu đại biểu đi dự đại hộicấp trên Trường hợp chi hội có trên 100 hội viên mà vẫn có nguyện vọng tổ chức hội nghịtoàn thể hoặc chi hội có dưới 100 hội viên nhưng muốn tổ chức hội nghị đại biểu thì phảiđược sự đồng ý của cấp uỷ và Hội cấp trên trực tiếp Việc bầu cử có thể tiến hành bằng hìnhthức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay Số lượng đại biểu dự hội nghị chi hội, số lượngchi hội phó của chi hội do ban thường vụ cơ sở Hội hướng dẫn

Chi hội trưởng, chi hội phó phải được ban chấp hành cơ sở Hội ra quyết định côngnhận

9.5- Chi hội họp định kỳ 3 tháng 01 lần, khi cần thiết có thể họp bất thường.

9.6- Nhiệm kỳ của chi hội là hai năm rưỡi Trường hợp đặc biệt có thể tổ chức sớm

hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá 6 tháng và phải được ban chấp hành cơ sở Hội đồng ý.Được bầu bổ sung, kiện toàn chi hội trưởng, chi hội phó khi có sự thay đổi về nhân sự

10 Điều 15: Tổ hội

- Tổ hội là đơn vị dưới chi hội, thành lập trên cơ sở các hội viên có cùng địa giới hànhchính, điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh thuận lợi trong việc tham gia sinh hoạt, hoạtđộng chung của chi hội

- Nhiệm vụ của tổ hội: Đoàn kết, tập hợp, vận động  hội viên, nông dân; tổ chức chohội viên, nông dân tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Hội theo nghị quyết của chi Hội

- Quy trình, thủ tục thành lập tổ hội: căn cứ vào điều kiện lao động, sản xuất, kinhdoanh hoặc địa bàn hội viên sinh sống, chi Hội thảo luận, thống nhất thành lập tổ hội và đềnghị lên ban thường vụ cơ sở Hội công nhận

- Tổ hội có tổ trưởng và tổ phó do hội viên bầu ra Tổ hội họp mỗi tháng một lần

11 Điều 17: Công tác kiểm tra

Thực hiện theo Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Trungương Hội

Trang 39

12 Điều 19: Khen thưởng

Thực hiện theo quy định thi đua, khen thưởng của Ban Thường vụ Trung ương Hội

13 Điều 20: Kỷ luật

Thực hiện theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Hội

14 Điều 21: Tài chính của Hội      

Thực hiện theo quy định của Nhà nước và quy định của Ban Thường vụ Trung ươngHội

Hướng dẫn này được phổ biến trong toàn hệ thống Hội để thống nhất thực hiện Trongquá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp các cấp Hội đề xuất, phản ánh về Trungương Hội Ban Chấp hành giao Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét sửa đổi, hướng dẫn

bổ sung

Trang 40

HƯỚNG DẪN

về thể thức văn bản của Hội Nông dân Việt Nam

(Hướng dẫn số 15 –HD/VP, ngày 24/01/2011)

Thi hành Điều 10 trong quy định số 23 ngày 20 tháng 01 năm 2011, của Ban Thường

vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thểthức văn bản của Hội Nông dân Việt Nam; Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Namhướng dẫn về thể thức văn bản của Hội Nông dân Việt Nam để thực hiện thống nhất trongcác cấp Hội Nông dân, cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam như sau:

I CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC BẮT BUỘC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY.

Mỗi văn bản chính thức của Hội Nông dân bắt buộc phải có đủ 8 thành phần thể thứcsau:

1 – Tiêu đề “Hội Nông dân Việt Nam”

Tiêu đề trên văn bản của Hội Nông dân là:

“HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM”

Vị trí trình bày:

Tiêu đề được trình bày góc trái, dòng đầu, trang đầu, bằng chữ in hoa đứng, đậm

Ví dụ: HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

(Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 15)

Tác dụng: Tiêu đề “Hội Nông dân Việt Nam” trên văn bản là thành phần thể thức xácđịnh văn bản đó là của Hội Nông dân

2 –Tên cơ quan ban hành văn bản.

- Văn bản của Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc, Đại hội đại biểu Hội Nôngdân các cấp (Đại hội, Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, BanKiểm phiếu) ghi tên cơ quan ban hành văn bản như sau:

+ Văn bản của Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc:

Ví dụ:

ĐẠI HỘIĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

LẦN THỨ ( Chữ in hoa đậm, cỡ chữ 14)

*ĐẠI HỘI

Ngày đăng: 16/07/2017, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w