1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hiện trạng môi trường nước tỉnh bắc ninh và phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực làng nghề bắc ninh

132 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Nghiêm trọng hơn khi khảo sát chất lượng môi trường nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây cho thấy mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm

Trang 1

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH BẮC NINH VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC KHU VỰC LÀNG NGHỀ

BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH BẮC NINH VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC KHU VỰC LÀNG NGHỀ

BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ SỐ : ………

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS NGUYỄN VĂN CÁCH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung của đề tài “ Nghiên cứu, phân tích hiện trạng môi trường tỉnh Bắc ninh và phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực làng nghề Bắc ninh ” do PGS.TS Nguyễn Văn Cách hướng dẫn là do tôi thực hiện không phải sao chép của bất kỳ tác giả nào hay tổ chức nào trong và ngoài nước Nếu luận văn này là sao chép của một công trình khác tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà nội, ngày… tháng……năm 2010

Học viên

Nguyễn Đức Thắng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, đồng nghiệp và các bạn bè

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Văn Cách – Viện

CNSH & Thực phẩm trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô giáo thuộc Viện CNSH & Thực phẩm trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm quan trắc và phân tích môi trường - Sở tài nguyên môi trường Bắc Ninh đặc biệt là Ban lãnh đạo Trạm và các anh chị em Phòng phân tích đã cung cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi tìm hiểu, thu thập số liệu – mọi thông tin phục vụ cho luận văn

Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản lý dự án, các cơ

sở sản xuất đã tạo điều kiện cho tôi tham gia, quan sát trực tiếp và thực hiện các đề xuất thử nghiệm giúp tôi hoàn thành bản luận văn này

Người thực hiện

Nguyễn Đức Thắng

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1: Khu vực lò nung và cán thủ công tại làng nghề Đa Hội 18

Hình 2: Phế liệu ngổn ngang và cá chết tại Văn Môn – Yên Phong 19

Hình 3: Bèo cháy và dòng nước ô nhiễm nặng tại Đại Bái 19

Hình 4: Kênh và khu vực sản xuất tại Làng nghề Tương Giang 20

Hình 5: Cống thải và rác thải bờ sông NHK tại Phú lâm- Phong Khê 22

Hình 6: Mương dẫn nước thải làng nghề Đại Lâm – Tam đa – Yên Phong .23

Hình 7: Ao bị ô nhiễm tại Đồng Kỵ 24

Hình 8: Cống thải cụm công nghiệp Tam Giang – Vọng nguyệt 25

Hình 9: Mô hình xử lý nước thải sơ bộ CSSX Minh béo 58

Hình 10: Bố trí công nghệ xử lý nước thải kết hợp sinh học tại CSSX Minh Béo .58

Hình 11: Bố trí kết hợp xử lý sinh học sau bể Biogas tại nhà Nguyễn Thị Kiều 60

Hình 12: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải tập trung Tam Đa 62

Hình 13: Hệ thống xử lý nước thải tập trung Khắc Niệm 67

Hình 14: Hệ thống ống bơm hút bùn 69

Hình 15: Chi tiết ngăn phơi bùn.……… 69

Hình 16: Sơ đồ sân phơi bùn……… 70

Hình 17: Xử lý nước thải bằng công nghệ tuyển nổi Thôn Đào Xá – Phong Khê 75

Hình 18: Cải tạo hệ thống tuyển nổi bằng cách cấp khí bổ xung tại bể điều hòa .76

Hình19: Công nghệ Hóa lý kết hợp với chuỗi hồ sinh học tự nhiên có cấp khí bổ xung và hồ lắng kết hợp thực vật……… 78

Hình 20: Xử lý nước thải dệt nhuộm sơ bộ đang áp dụng 82

Hình 21: Xử lý nước thải sơ bộ cải tiến kết hợp công nghệ sinh học .83

Hình 22: Hệ thống xử lý nước thải làng nghề dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học kết hợp keo tụ - tạo bông……… 85

Hinh 23: Hệ thống xử lý nước thải sơ bộ nhà Ông Nguyễn Tiến Hìu 90

Hình 24: Cải thiện mô hình nước thải sơ bộ nhà CSSX Nguyễn Tiến Hìu 90

Hình 25: Mô hình xử lý nước thải cơ sở mạ kim loại theo phương pháp hóa lý kết hợp sinh học……… .92

Hình 26: Phương án hóa lý kết hợp tháp lọc sinh học .94

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU TRONG LUẬN VĂN

ƒ BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa ( nhiệt độ nuôi cấy 200C, sau 5 ngày)

ƒ COD: Nhu cầu oxy hóa học

ƒ DO: Nồng độ oxy hòa tan ; C5H7NO2 : Biểu diễn tế bào vi khuẩn mới

ƒ Polymer: Hóa chất kết bông

ƒ UASB: Xử lý nước thải bằng bùn kị khí

ƒ TCVN 5945: 1995: Tiêu chuẩn thải nước thải công nghiệp

ƒ TCVN 5945: 2005: Tiêu chuẩn thải nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945: 1995)

ƒ TCVN 5942: 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

ƒ TCVN 5944: 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm

ƒ TCVN 7732: 2007: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải giấy, bột giấy

ƒ TCVN 6984 – 2001: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 4

1.1 LÝ THUYẾT VỀ NƯỚC THẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC LÀNG NGHỀ BẮC NINH .4

1.1.1: Lý thuyết về nước thải .4

1.1.1.1: Nguồn gốc của nước thải .4

1.1.1.2: Phân loại nước thải .4

1.1.1.3: Thành phần và tính chất cặn của nước thải .4

1.1.1.4: Nhu cầu oxy sinh hóa và nhu cầu oxy hóa học 6

1.1.1.5: Oxy hòa tan(DO) 6

1.1.1.6: Thành phần thức ăn(chất nền) trong nước thải .7

1.1.1.7: Trị số pH 7

1.1.1.8: Các hợp chất nitơ, phospho trong nước thải 7

1.1.1.9: Các hợp chất vô cơ trong nước thải 8

1.1.1.10: Thành phần vi sinh trong nước thải 8

1.1.2: Phương pháp luận đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề 10

1.1.2.1: Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý .10

1.1.2.2: Ý nghĩa việc đánh giá các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường 11

1.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BẮC NINH VÀ CÁC LÀNG NGHỀ 11

1.2.1: Những nét chung về Bắc Ninh và các làng nghề tại tỉnh .11

1.2.2: Hiện trạng môi trường nước toàn tỉnh năm 2009 12

Trang 8

1.2.2.1: Nước dưới đất .13

1.2.2.2: Nước mặt 13

1.2.2.3: Nước thải 14

1.2.3: Hậu quả của sự ô nhiễm 25

1.3 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐANG ÁP DỤNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ VÀ ĐÁNH GIÁ 27

1.3.1: Chính sách quản lý môi trường 27

1.3.2: Ý thức của người dân tại các làng nghề .27

1.3.3: Hiện trạng vấn đề xử lý nước thải .28

1.3.3.1: Với làng nghề dệt nhuộm .28

1.3.3.2: Với làng nghề tái chế giấy 28

1.3.3.3: Với làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 29

1.3.3.4: Với làng nghề tái chế kim loại .29

1.3.3.5: Với làng nghề chế biến lâm sản 29

1.3.4: Đánh giá về các biện pháp xử lý và giải pháp đề xuất xử lý giảm thiểu có ứng dụng công nghệ sinh học 29

1.4 ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀO XỬ LÝ NƯỚC THẢI .30

1.4.1: Mục đích của quá trình xử lý sinh học .30

1.4.2: Quá trình biến đổi, tăng trưởng và năng lượng cần để hoạt động của vi sinh vật .30

1.4.2.1: Vai trò của Enzyme 31

1.4.2.2: Vai trò của năng lượng .31

1.4.2.3: Vai trò của dinh dưỡng 32

1.4.2.4: Sự tăng trưởng của vi sinh vật về số lượng và khối lượng 32

1.4.2.5: Sự tăng trưởng trong môi trường hỗn hợp 33

1.4.2.6: Động học của quá trình xử lý sinh học .33

1.4.3: Các quá trình sinh học trong xử lý nước thải 33

1.4.3.1: Quá trình hiếu khí .35

1.4.3.2: Quá trình yếm khí 38

Trang 9

1.4.3.3: Quá trình thiếu khí .41

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1: NGUYÊN VẬT LIỆU 43

2.1.1: Đánh giá chung .43

2.1.2: Danh mục thiết bị đo – hóa chất – cơ sở khảo sát 43

2.1.2.1: Cơ sở chung .43

2.1.2.2: Danh mục thiết bị đo .43

2.1.2.3: Danh mục hóa chất 43

2.1.2.4: Danh mục các cơ sở khảo sát 43

2.1.3: Xây dựng công trình sinh học dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải .44

2.1.3.1: Công trình sinh học hiếu khí .44

2.1.3.2: Công trình sinh học yếm khí .46

2.1.3.3: Công trình sinh học thiếu khí .46

2.2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49

3.1 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC NGUY CƠ RỦI RO ẢNH HƯỞNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 49

3.1.1: Nguyên nhân tồn tại .49

3.1.1.1: Nguyên nhân chủ quan .49

3.1.1.2: Nguyên nhân khách quan .49

3.1.2: Nguy cơ rủi ro .50

3.2 ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CHUNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ, ĐỀ XUẤT CÁC CAN THIỆP CÔNG NGHỆ VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHƯA CÓ HOẶC CÓ SẴN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC 51

Trang 10

3.2.1: Quy hoạch lại làng nghề 52

3.2.2: Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng 52

3.2.2: Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng 52

3.2.3: Xây dựng các hương ước bảo vệ môi trường 52

3.2.4: Thực hiện siết chặt nguyên tắc gây ô nhiễm phải trả tiền 53

3.2.5: Thực hiện các biện pháp cải thiện kỹ thuật công nghệ mới .53

3.2.6: Thực hiện các đề xuất can thiệp thử nghiệm vào xử lý nước thải bằng phương pháp công nghệ sinh học và bước đầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung theo phương án công nghệ sinh học tiếp cận 54

3.2.7: Giám sát chất lượng môi trường 55

3.3 TRIỂN KHAI HƯỚNG GIẢI QUYẾT XỬ LÝ, CAN THIỆP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC LÀNG NGHỀ VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ SINH HỌC KẾT HỢP 55

3.3.1: Giải pháp cho làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 56

3.3.1.1:Đánh giá, điều tra và xây dựng phương án 56

3.3.1.2:Phương án công nghệ áp dụng 57

3.3.1.3:Bùn – Khởi động hệ thống sinh học và các phương án xử lý .68

3.3.2: Công trình hệ thống xử lý tập trung nước thải KCN Phong Khê -Thành Phố Bắc Ninh(Tiểu dự án cải thiện môi trường sông Ngũ Huyện Khê ) 72

3.3.2.1: Đánh giá, điều tra và xây dựng phương án 73

3.3.2.2: Phương án công nghệ áp dụng 75

3.3.3: Công trình hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với nước thải làng nghề dệt nhuộm 81

3.3.3.1: Đánh giá, điều tra và xây dựng phương án 81

3.3.3.2: Phương án công nghệ áp dụng 82

3.3.4: Xây dựng phương án xử lý nước thải tập trung đối với làng nghề tái chế kim loại 87

3.3.4.1: Đánh giá, điều tra và xây dựng phương án 87

Trang 11

3.3.4.2: Phương án công nghệ áp dụng 89

3.3.5: Xây dựng phương án xử lý nước thải đối với làng nghề chế biến lâm sản .93

3.3.5.1:Đánh giá, điều tra xây dựng phương án .93

3.3.5.2: Phương án công nghệ áp dụng 93

3.4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 94

3.4.1: Đánh giá kết quả .94

3.4.1.1: Kết quả áp dụng mô hình thử nghiệm xử lý nước thải sơ bộ kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học tại các cơ sở sản xuất tại các làng nghề 94

3.4.1.2: Đánh giá bước đầu xây dựng phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải có ứng dụng công nghệ sinh học .96

3.4.2: Thảo luận 96

3.4.2.1: Đánh giá các tiêu chí ưu thế của phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý nước thải .96

3.4.2.2: Đánh giá sự phát triển bền vững 97

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC (PL): CÁC BẢNG BIỂU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Trang 12

MỞ ĐẦU

Tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển nhảy vọt

về mọi mặt một cách toàn diện: Kinh tế, văn hóa xã hội …Các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, các làng nghề sản xuất công nghiệp – trung tâm công nghiệp phát triển mạnh về quy mô, về công suất và sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú

Do đó đời sống người dân ngày càng được cải thiện và thu hút hàng nghìn lao động từ khắp mọi miền đất nước Song cùng với sự giàu lên nhanh chóng là tình trạng ô nhiễm môi trường – môi trường nước, nước thải đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân, nhất là thế hệ tương lai Kết quả điều tra khảo sát khảo sát chất lượng môi trường tại Thành Phố Bắc Ninh, là nơi có mật độ dân số ngày càng tăng nhanh 5210 (người/km2 ), đã kéo theo các nhu cầu điện, nước, lương thực, thực phẩm cũng gia tăng và do đó lượng chất thải cũng tăng theo, đặc biệt là môi trường nước: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm như BOD, COD, TSS, Fe ,…tăng vọt ngoài mức tiêu chuẩn cho phép Nghiêm trọng hơn khi khảo sát chất lượng môi trường nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây cho thấy mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh và đang ở tình trạng báo động

Rất nhiều các phương án xử lý môi trường nước, nước thải đã đệ trình và đi vào thực hiện; ví dụ như công trình xử lý nước thải tập trung cho thôn Đào Xá nằm trong chương trình hợp tác đa phương giữa cộng hòa Séc – Canada – Việt Nam đã xúc tiến xây dựng và hoàn thành cuối năm 2006 – Công nghệ được áp dụng là công nghệ tuyển nổi…, tuy nhiên mức độ giải quyết chưa thực sự được triệt để và toàn diện – Nguyên nhân thì rất nhiều, tuy nhiên nguyên nhân chính là chưa có một giải pháp xử lý môi trường nước, nước thải mang tính hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước và hầu hết các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước tại các khu công nghiệp, làng nghề

Trang 13

chưa có phương án xử lý thích hợp, nếu có cũng chỉ mang tính chất đối phó mà thôi Mặt khác xử lý môi trường nước luôn luôn cần đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường tự nhiên, tránh tình trạng xử lý đảm bảo vấn đề các chỉ tiêu ô nhiễm mà lại quên

đi các hậu quả của các phương pháp xử lý (Thải các hóa chất xử lý các chỉ tiêu gây ô nhiễm ra ngoài môi trường)

Sự phát triển của Bắc Ninh gắn liền với sự phát triển các làng nghề, bởi lợi ích to lớn mà các làng nghề mang lại, tuy nhiên cùng với sự phát triển đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày một bùng phát trên một diện rộng Lưu vực sông Ngũ Huyện Khê đang từ ‘ dòng sông thi ca ’ trở thành “ dòng sông chết ” với phế liệu chất đống, bụi mù mịt, nguồn nước đen ngòm – hôi thối…điển hình là khu vực Phong Khê, và các nguồn nước tại các kênh dẫn nước đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người dân, bệnh tật ngày càng phát sinh điển hình là các bệnh về hô hấp, ngoài da, tiêu hóa… Vậy làm thế nào để có giải pháp xử lý nước, nước thải một cách toàn diện phù hợp với chính sách của Đảng, chính quyền địa phương, và mang lại cho người dân khu vực một môi trường lành mạnh để sống và làm việc?

™ Thứ nhất : Quy hoạch lại hệ thống kênh dẫn nước thải ở các khu công nghiệp, làng nghề, …sao cho phù hợp

™ Thứ hai : Các cơ sở sản xuất lớn và gây ô nhiễm môi trường nước cao cần phải có hệ thống xử lý nước riêng rồi mới cho thải ra môi trường

™ Thứ ba : Áp dụng, can thiệp công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường tự nhiên vào hệ thống xử lý nước thải

™ Thứ tư : Các công trình xử lý đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động sống, sinh hoạt, làm việc của người dân khu vực

™ Thứ năm : Đảm bảo tiết kiệm chi phí, phù hợp với mỗi cơ sở sản xuất, hộ sản xuất và điều kiện của địa phương khu vực

Trang 14

Với mong muốn đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, tác giả được viện công nghệ sinh học & thực phẩm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội giao nhiệm vụ thực hiện đề tài nghiên cứu:

“ Hiện trạng môi trường nước tỉnh Bắc Ninh và các phương án giảm thiểu ô

nhiễm môi trường nước tại các khu vực làng nghề Bắc Ninh”

Mục tiêu của đề tài :

1 Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, các làng nghề và tình hình áp dụng công nghệ xử lý nước thải tại các làng nghề

2 Các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực làng nghề Qua đó bước đầu đề xuất các phương án có ứng dụng công nghệ xử lý nước, nước thải thân thiện với môi trường – Ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp xử lý nước thải truyền thống

Với mục tiêu đó của luận văn gồm 04 chương sau:

Chương 1 : Tổng quan

Chương 2 : Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 : Kết quả và thảo luận

Chương 4 : Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

™ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu đánh giá chất lượng môi trường nước tại các khu vực làng nghề

™ Phân tích tổng hợp, đánh giá nguyên nhân tồn tại để xác định các nguy cơ rủi ro ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nước

™ Đề xuất hướng giải quyết có ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý nước thải can thiệp thử nghiệm và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

™ Triển khai hướng giải quyết thử nghiệm và xây dựng hệ thống xử lý nước thải

™ Kết quả kiểm định thử nghiệm và kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1 LÝ THUYẾT VỀ NƯỚC THẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC LÀNG NGHỀ BẮC NINH

1.1.1: Lý thuyết về nước thải

1.1.1.1: Nguồn gốc của nước thải

Có rất nhiều định nghĩa về nước thải, tuy nhiên một cách chung nhất có thể định

nghĩa như sau “ Nước thải có nguồn gốc là nước cấp, nước thiên nhiên sau khi phục vụ mọi hoạt động của con người, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và nước mưa bị nhiễm bẩn” Cũng có nghĩa rằng nước thải là hỗn hợp của rất nhiều hợp

chất hóa học phức tạp, vi sinh,… các nguồn ô nhiễm là cực kì đa dạng

1.1.1.2: Phân loại nước thải

Một cách chung nhất, ta tạm thời phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh ra chúng

1 Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác

2 Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động

3 Nước thấm qua : là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí

4 Nước thải tự nhiên : Nước mưa

5 Nước thải đô thị : là một thuật ngữ chung để chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã, đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên

1.1.1.3: Thành phần và tính chất cặn của nước thải

1 Tổng hàm lượng cặn

Là tổng số của tất cả các loại cặn có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ có trong nước thải ở trạng thái lơ lửng và hòa tan(mg/l)

Trang 16

2 Cặn hữu cơ

Cặn hữu cơ trong nước thải có nguồn gốc từ thức ăn của người, động vật đã tiêu hóa và một phần nhỏ dư thừa thải ra từ xác động vật chết, cây lá thối rữa tạo nên Thành phần hóa học của chất hữu cơ là C,H,O và một số chất có thêm N,P,S

Dạng tồn tại cặn hữu cơ trong nước thải chủ yếu là Protein, cacbonhydrat, chất béo và các sản phẩm phân hủy của chúng(do vi sinh vật)

Cặn keo chịu tác động phân hủy do các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn tạo ra và

là thông số quan trọng trong quá trình xử lý nước thải

7 Cặn hòa tan

Trang 17

Cặn hòa tan có kích thước rất nhỏ, nó chui lọt qua giấy lọc tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm Cặn hòa tan có 90% là cặn hòa tan thực và 10% là dạng keo Cặn hòa tan

có tới 40% là cặn hữu cơ, 60% là cặn vô cơ

Thực tế trong phương pháp sinh học xử lý nước thải, các công trình phải có điều kiện thuận lợi để VSV phát triển hấp thụ cặn hữu cơ ở dạng hòa tan, keo, lơ lửng rồi chuyển hóa chúng thành cặn ở dạng ổn định dễ lắng trong thời gian càng ngắn càng tốt

1.1.1.4: Nhu cầu oxy sinh hóa và nhu cầu oxy hóa học

1 Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD)

Là lượng oxy cần thiết để cho vi khuẩn sống và hoạt động để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải

Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu rất quan trọng và tiện dùng để chỉ mức độ nhiễm bẩn của nước thải bằng các chất hữu cơ

Trị số BOD đo được cho phép tính toán lượng oxy hòa tan cần thiết để cấp cho quá trình sinh hóa của vi khuẩn diễn ra trong điều kiện hiếu khí các chất hữu cơ trong nước thải

2 Nhu cầu oxy hóa học(COD)

Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải

Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất

là nước thải công nghiệp Vì vậy, cần xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải

1.1.1.5: Oxy hòa tan(DO)

Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải trước và sau xử lý là chỉ tiêu rất quan trọng

Ví như trong quá trình xử lý hiếu khí luôn phải giữ nồng độ oxy hòa tan trong nước thải từ 1.5 – 2mg/l để quá trình oxy hóa diễn ra theo ý muốn và để hỗn hợp không rơi vào tình trạng yếm khí

Trang 18

Trong quá trình xử lý nước thải, vi sinh vật tiêu thụ oxy hòa tan để đồng hóa các chất dinh dưỡng và chất nền BOD, N, P càn thiết cho việc duy trì sự sống, sự sinh sản

và tăng trưởng của chúng

1.1.1.6: Thành phần thức ăn(chất nền) trong nước thải

Các nghiên cứu cho thấy, hợp phần thức ăn quan trọng trong nước thải bắt nguồn

từ 03 loại thức ăn cơ bản:

Một là Cacbonhydrat: Là sản phẩm và là dạng phân nhỏ của axit hữu cơ, nó là thành phần đầu tiên bị phân hủy trong quá trình hoạt động sống của vi sinh vật Chúng tồn tại ở các loại đường, hồ bột khác nhau và ở cả các dạng Xenllulo của bột giấy

Hai là Protein: Protein và các sản phẩm của chúng như aminoaxit, là các hợp chất chứa nhiều Nitơ và có nguồn gốc từ xác động, thực vật Nó là nguồn cấp N cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của tế bào vi sinh trong nước thải

Ba là chất béo: Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động thực vật, chúng bị phân hủy thành axit béo dưới tác động của vi khuẩn Chất béo và dầu có độ hòa tan thay đổi trong nước, ở một số điều kiện nhất định thường nổi lên bề mặt nước

1.1.1.7: Trị số pH

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất nhạy cảm với sự dao động của trị số pH

1.1.1.8: Các hợp chất nitơ, phospho trong nước thải

1 Các hợp chất của Nitơ có trong nước thải

Nước thải luôn có một số hợp chất chứa Nitơ

Một nhóm các hợp chất chứa nitơ là protein và các sản phẩm phân hủy của nó như amino axit là nguồn thức ăn hữu cơ của vi khuẩn

Một nhóm khác bắt nguồn từ phân và nước tiểu của người và động vật

Hai dạng hợp chất vô cơ chứa Nitơ có trong nước thải là nitrat và nitrit

2 Các hợp chất của Photpho có trong nước thải

Trang 19

Photpho cũng giống nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát triển trong các công trình xử lý nước thải Photpho thường ở dạng photphat vô cơ và bắt nguồn từ chất thải là phân, ure, phân bón, các chất tẩy rửa hàng ngày

1.1.1.9: Các hợp chất vô cơ trong nước thải

Có rất nhiều hợp chất vô cơ có trong nước thải như : sôda, cacbonnat, canxi, chì,… tuy nhiên thường thì đó là các thông số không cần phân tích hay không cần thiết phải phân tích

Trong các chất vô cơ có trong nước thải dùng để xem xét qui trình xử lý thường dùng clorit và sunfat ( Do tính chất phân hủy thành khí độc gây mùi khó chịu)

Hầu hết các nhà máy công nghiệp phải xử lý các kim loại nặng trước khi xả thải

1.1.1.10: Thành phần vi sinh trong nước thải

Nước thải có vô số vi sinh vật sinh trưởng và phát triển Theo thống kê trong 1ml

có khoảng từ 106 – 108 con Tế bào vi sinh hình thành từ chất hữu cơ nên có thể coi tập hợp vi sinh là một phần của tổng chất hữu cơ có trong nước thải, phần này sống, hoạt động, tăng trưởng để phân hủy phần hữu cơ còn lại của nước thải Phần lớn vi sinh có trong nước thải không phải là vi khuẩn gây bệnh

Thường phân loại vi sinh có trong nước thải bằng hình dạng Vi sinh trong xử lý nước thải có thể phân làm 03 nhóm: Vi khuẩn, nấm, và tế bào nguyên sinh

1 Vi khuẩn(Bacteria)

Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong việc phân hủy chất hữu cơ, nó là

cơ thể sống đơn bào, có khả năng phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn lơ lửng hoặc dính bám vào bề mặt vật cứng Có rất nhiều loại vi khuẩn không thể chỉ tên và

mô tả hết được, loại dễ nhận biết nhất là vi khuẩn E.coli phân

Vi khuẩn có khả năng sinh sản rất nhanh, khi tiếp xúc với chất dinh dưỡng có trong nước thải, chúng hấp thụ nhanh thức ăn qua thành tế bào

Có ba loại vi khuẩn cơ bản : Khuẩn que, khuẩn cầu và khuẩn soắn thường có trong nước thải dưới dạng tụ tập lại thành màng mỏng như lưới, hoặc liên kết với nhau

Trang 20

thành khối như bông cặn Đại đa số vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ, biến chất hữu cơ thành chất ổn định tạo thành bông cặn dễ lắng,

tuy nhiên cũng có loại vi khuẩn dạng lông tơ(filamentous) kết với nhau thành lưới nhẹ

nổi lên bề mặt làm ngăn cản quá trình lắng ở bể lắng đợt II

Vi khuẩn kí sinh (paracitic bacteria) là vi khuẩn sống bám vào vật chủ, thường

sống trong đường ruột động vật

Vi khuẩn hoại sinh (saprophytic bacteria) là vi khuẩn dùng các chất hữu cơ

không hoạt động làm thức ăn, nó phân hủy cặn hữu cơ làm chất dinh dưỡng để sống và sinh sản rồi thải ra các hữu cơ, vô cơ đơn giản Nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch nước thải

Một số loài vi khuẩn chỉ có thể hô hấp bằng oxy hòa tan trong nước gọi là vi khuẩn hiếu khí và quá trình phân hủy các chất hữu cơ của chúng gọi là quá trình phân hủy hiếu khí Ngược lại không cần oxy đó là quá trình phân hủy yếm khí Một số loài

vi khuẩn có khả năng tự thích nghi với môi trường hiếu, yếm khí gọi là vi khuẩn lưỡng nghi và đây cũng là một yếu tố không thể thiếu trong xử lý nước thải

2 Nấm(fungi)

Là một loại vi sinh, phần lớn là dạng lông tơ, hoàn toàn khác với các dạng vi khuẩn, chúng có kích thước lớn hơn vi khuẩn và không có vai trò trong giai đoạn phân hủy ban đầu các chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải

Do có kích thước lớn, tỷ trọng nhẹ vi sinh dạng nấm nếu phát triển mạnh sẽ kết thành lưới nổi lên mặt nước gây cản trở quá trình lắng ở bể lắng đợt II

3 Tế bào nguyên sinh(protozoa)

Là một loại động vật được đặc trưng bằng một vài giai đoạn hoạt động trong quá trình sống của nó Thức ăn chính của nó là vi khuẩn cho nên chúng là chất chỉ thị quan trọng chỉ hiệu quả xử lý các công trình nước thải

Amíp gây bệnh kiết lị rất khó tiêu diệt bằng qui trình tiệt trùng thông thường

Trang 21

Virut có ít trong nước thải, rất khó bị tiêu diệt bằng qui trình tiệt trùng thông thường

Tảo thường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxi cho hồ xử lý ổn định nước thải thông qua quá trình quang hợp Chúng phát triển rất nhanh khi có dư chất dinh dưỡng N,P và điều này làm bẩn nước trong hồ

Ngoài các thành phần vi sinh trên, nước thải còn nhiều loại côn trùng như giun sán, sâu bọ,

1.1.2: Phương pháp luận đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề

1.1.2.1: Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý

1 Hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường

Hiệu quả xử lý môi trường là yêu cầu bắt buộc với các công nghệ xử lý chất thải Các công nghệ xử lý chất thải phải đảm bảo xử lý các chất ô nhiễm đạt TCCP theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài Bên cạnh đó lượng hóa chất thải xả phải ở mức độ nhỏ nhất hoặc đã chuyển thành dạng không độc

2 Trình độ và thiết bị công nghệ

Tiêu chí này đánh giá mức độ phát triển của công nghệ bao gồm: Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, công nghệ đơn giản và dễ vận hành, thiết bị bền, gọn nhẹ; các quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ dễ hiểu và hợp lý

3 Tính phù hợp của công nghệ với đặc thù làng nghề và cơ sở sản xuất nhỏ

Công nghệ phải phù hợp với trình độ kỹ thuật của người lao động, khả năng cơ khí hóa hoặc cần ít công nhân vận hành; Không chiếm nhiều diện tích không gian xây dựng; Khả năng chế tạo và thay thế phụ tùng một cách dễ dàng; Phù hợp với yêu cầu

xử lý nước thải và điều kiện môi trường tại các làng nghề

4 Chi phí kinh tế

Bao gồm toàn bộ các chi phí đầu tư, vận hành, giá trị thu lợi của mỗi công trình

5 An toàn môi trường

Trang 22

Là mức độ an toàn với môi trường xung quanh như: Mức độ công nghệ thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm với môi trường; An toàn và vệ sinh với người vận hành sử dụng

1.1.2.2: Ý nghĩa việc đánh giá các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường

1 So sánh, phân loại các công nghệ sử lý môi trường sẵn có

2 Lựa chọn các công nghệ xử lý khả thi và hiệu quả

3 Phương pháp nghiên cứu xử lý hợp lý và đúng hướng

4 Sử dụng trong mục đích giáo dục

1.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BẮC NINH VÀ CÁC LÀNG NGHỀ

1.2.1: Những nét chung về Bắc Ninh và các làng nghề tại tỉnh

Thành Phố Bắc Ninh cách thủ đô Hà Nội 30 km đường bộ về phía Bắc, là một tỉnh có điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, buôn bán, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung điểm giao cắt giữa các khu chế xuất lớn Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Hạ Long Bên cạnh đó tỉnh còn là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh phía Nam Trung Quốc bằng hệ thống đường thủy và đường sắt Bắc Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên nước tự nhiên được đánh giá sơ bộ là khá phong phú Tuy nhiên, hiện trạng môi trường nước tại Bắc Ninh đang đặt ra những vấn

đề như: giảm trữ lượng nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước các dòng sông ( Đặc biệt Sông NHK), tình trạng nước dưới đất, nước mặt, nước thải (đô thị, khu công nghiệp, làng nghề) đang đặt ra ở mức báo động với thành phần ô nhiễm

đa dạng và phức tạp như : BOD, COD, SS, Coliform,…

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất ở nước ta Hiện nay toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như sắt thép (Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), nấu rượu (Đại Lâm, Tam Đa), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ)

Trang 23

Hàng năm, cỏc làng nghề đó đúng gúp ngõn sỏch nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghỡn lao động và thu hỳt hàng nghỡn lao động nụng thụn cỏc vựng phụ cận

Cơ chế thị trường đó khụi phục cỏc làng nghề cũ, xõy dựng cỏc làng nghề mới, hỡnh thành cỏc cụm cụng nghiệp theo ngành hàng xuất phỏt từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiờu, động lực thỳc đẩy quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong nụng nghiệp, phự hợp với chủ trương của Đảng và Chớnh phự về cụng cuộc CNH-HĐH nụng nghiệp và nụng thụn

Làng nghề Bắc Ninh đúng gúp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua Tớnh từ năm 1997 đến nay giỏ trị sản xuất của khu vực làng nghề TTCN chiếm 75 - 80% giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ngoài quốc doanh và trờn 30% giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của tỉnh, cải thiện đời sống nhõn dõn, nhiều hộ giàu cú nhờ phỏt triển nghề truyền thống

Song cựng với sự giàu lờn nhanh chúng là tình trạng ụ nhiễm mụi trường, đặc biệt là mụi trường nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dõn, nhất là thế hệ tương lai ngày càng nghiờm trọng Với định hướng phỏt triển của tỉnh đến năm 2020 là chủ động phỏt triển kinh tế theo hướng cụng nghiệp hoỏ gắn liền với bảo vệ mụi trường, ngăn chặn về cơ bản mức

độ gia tăng ụ nhiễm, phục hồi suy thoỏi và nõng cao chất lượng mụi trường, làm cho mọi người dõn được sống trong mụi trường cú chất lượng tốt; chủ động thực hiện và đỏp ứng cỏc yờu cầu trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế; việc nghiờn cứu hiện trạng mụi trường tỉnh ( mụi trường nước) để từ đú xõy dựng và lựa chọn cỏc giải phỏp

xử lý, giảm thiểu ụ nhiễm mụi trường cỏc làng nghề trờn địa bàn tỉnh là cụng việc rất quan trọng để phỏt triển bền vững

1.2.2: Hiện trạng mụi trường nước toàn tỉnh năm 2009

Nhận xột : Tỉnh Bắc Ninh bao gồm 01 Thành Phố, 01 Thị Xó, và 06 huyện cú

nguồn tài nguyờn cực kỳ đa dạng và phong phỳ Tuy nhiờn, với sự phỏt triển chúng mặt của nền kinh tế khụng song hành cựng với cỏc vấn đề bảo vệ mụi trường làm cho hiện

Trang 24

trạng môi trường nước tại Bắc Ninh đang đặt ra những vấn đề như: giảm trữ lượng nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước các dòng sông,…Do vậy, trước tiên chúng ta cần nghiên cứu, khảo sát và đánh giá một cách tổng thể từng loại nước – nước dưới đất – nước mặt – nước thải từng địa bàn mỗi huyện, thành phố để xem mức

độ ô nhiễm chính các địa bàn đó, để từ đó có các đề xuất xử lý hợp lý

và một phần nhỏ phục vụ cho sinh hoạt Tổng lượng nước của các sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh hàng năm khoảng 33 tỷ m3 trong đó sử dụng vào mục đích tưới tiêu

là 479 triệu m3

Cùng với việc mở rộng các KCN tập trung và các cụm công nghiệp làng nghề, diện tích ao hồ trên địa bàn tỉnh đã bị thu hẹp Chất lượng nước ao hồ đang xuống cấp nghiêm trọng do chúng đang dần bị biến thành nơi chứa chất thải

Diễn tiến môi trường nước mặt: Để đánh giá chất lượng nước kênh nội đồng và

chất lượng nước thuộc mỗi huyện của tỉnh Bắc Ninh, các điểm quan trắc được lựa chọn

là nơi tiếp nhận nguồn thải từ các Khu công nghiệp, làng nghề và sản xuất nông nghiệp mang tính đặc trưng Tiến hành lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên

Trang 25

địa bàn toàn tỉnh Tổng số điểm Quan Trắc là 11 điểm – được trình bày chi tiết ở Bảng

2 và bảng 3( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

1.2.2.3: Nước thải

1.2.2.3.1: Nước thải đô thị

Nước thải sinh hoạt của khu vực thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh được thu gom và chảy ra hệ thống cống thoát nước chung Để đánh giá chất lượng nước thải đô thị tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và khu vực thành phố Bắc Ninh là 2 địa bàn được lựa chọn để đưa vào mạng lưới quan trắc định kỳ hàng năm của Bắc Ninh Với mỗi vị trí quan trắc, chúng ta lựa chọn 01 điểm lấy mẫu mang tính đặc trưng nhất

Đối với khu vực thị xã Từ Sơn: Quan trắc tại điểm giáp Công ty Hanaka – Bảng

4 ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đối với khu vực thành phố Bắc Ninh: Quan trắc tại cống thải chung của thành phố – Bảng 5: ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng, rõ ràng khu vực thành phố Bắc Ninh tại cống thải chung đã được cải thiện rõ rệt do thành phố đã đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung cho nên các chỉ số

Trang 26

ô nhiễm hầu như ở mức đạt tiêu chuẩn ( chỉ còn NH4+, COD hơi cao) Còn Thị xã Từ Sơn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho nên các chỉ số ô nhiễm ở mức khá cao: BOD gấp 06 lần, COD gấp 6,5 lần, amoni, TSS, đều ở mức cao

1.2.2.3.2: Nước thải khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang trở thành vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh vì hầu hết các nhà máy không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Mặt khác, các KCN, CCN cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung

để xử lý một cách đồng bộ

Các khảo sát chất lượng nước thải được tiến hành đối với 4 KCN, 11 CCN trên địa bàn toàn tỉnh vào các tháng 2, 5, 8, 11 trong năm 2009 Các thông số môi trường được lựa chọn bao gồm: pH, nhiệt độ, COD, BOD5, TSS, kẽm, cadimi, chì, đồng, amoni Kết quả quan trắc được thể hiện ở các bảng 6,7(P1,P2,P3) - ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Nhận xét :

Hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là bị ô nhiễm, chỉ có KCN Tiên Sơn, Quế Võ là có hệ thống xử lý nước thải tập trung năm 2008 cho nên các thông số ô nhiễm thấp Khu ô nhiễm nặng vẫn là Phú Lâm, Phong Khê, Đồng Quang

1.2.2.3.3: Nước thải làng nghề

Nhận xét chung: Qua khảo sát chung hiện trạng môi trường tỉnh như trên, rõ ràng chúng ta dễ nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề nổi cộm và cấp bách Vì thế luận văn chỉ tập trung đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề và các phương án xử lý giảm thiểu tại các làng nghề

Hiện tại Bắc Ninh có tất cả là 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới bao gồm các nhóm làng nghề sau:

1 Nhóm làng nghề tái chế kim loại đen và kim loại màu gây ô nhiễm chủ yếu môi trường không khí, nước, đất và đa dạng sinh học

+ Sản xuất và tái chế sắt thép

Trang 27

+ Sản xuất tái chế giấy

3 Nhóm làng nghề gây ô nhiễm môi trường không khí

Trang 28

+ Vận tải đường sông

bộ các thông số khi phân tích nằm trong báo cáo môi trường tỉnh năm 2009

1.2.2.3.3.1: Nhóm làng nghề tái chế kim loại

Nhóm này luận văn xét 03 làng nghề chính : Làng nghề sản xuất thép Đa Hội(Từ Sơn), Làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn, Làng nghề đúc đồng Đại Bái(Gia Bình)

™ Hiện trạng sản xuất:

Sản phẩm : Sản phẩm của các làng nghề tái chế kim loại là rất đa dạng, phong

phú như: Phôi đúc, Sắt thép cán, đinh các loại, lưới dây thép các loại, dây cuộn mạ kẽm, các sản phẩm nhôm đúc, sản phẩm đúc đồng…

Trang thiết bị : Lò đúc thép, Dao cắt thép, lò nung, các máy hàn, … nhìn chung

là các trang thiết bị đơn giản, lạc hậu, chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ và tự chế

Sản lượng sản phẩm chính:

+ Đa Hội : Phôi đúc - 170.000 tấn/năm; Sắt thép cán - 141.000 tấn/năm; Đinh các loại 1.000 tấn/năm; Lưới, dây thép các loại: 8.000 tấn/năm

+ Văn Môn: Sản phẩm luyện nhôm : 4.000 -5.000 tấn/ năm

+ Đại Bái: Sản phẩm đúc nhôm:1500tấn/năm; Sản phẩm đúc đồng: 1200tấn/năm

Trang 29

Nguyên, nhiên liệu : Chủ yếu các phế liệu kim loại và than (kíp lê) Lượng nước

sử dụng cho mỗi làng nghề là : Đa Hội - 15.000 m3/ngày; Văn Môn – 50.000 m3/năm; Đại Bái 38.500 m3/năm

™ Hiện trạng môi trường nước:

Do tính chất của làng nghề, lưu lượng sử dụng cho sản xuất là rất lớn cho nên, phần lớn vấn đề ô nhiễm là ô nhiễm kim loại nặng, nước thải có nhiệt độ cao, độ mầu của nước cao… Xem bảng 8,9,10,11,12,13 ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Đa Hội:

Với nước ngầm : Nước thải ô nhiễm nặng dẫn đến sự tác động rất rõ lượng nước

ngầm Hàm lượng sắt và độ mầu của nước được tích tụ có xu hướng ngày càng tăng

Với nước thải : Nhiệt độ nước thải cao (500C), đặc biệt nước thải ở phân xưởng

mạ có nhiều thành phần ô nhiễm nhất Các giá trị gây ô nhiễm như độ mầu, BOD, COD, SS… đều vượt TCCP nhiều lần Bên cạnh đó các kim loại, ion kim loại như Fe,

Zn, Ni, Cr6+ đều vượt TCCP nhiều lần PH thấp hơn TCCP

Với nước mặt : hàm lượng các chất lơ lửng khá cao, DO thấp và hầu hết các

thông số gây ô nhiễm như : BOD, COD, dầu mỡ, các kim loại nặng,… đều vượt TCCP

Hình 1: Khu vực lò nung và cán thủ công tại làng nghề Đa Hội

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Văn Môn:

Trang 30

Với nước thải : Giá trị DO thấp, các thông số ô nhiễm khác như BOD,COD, SS,

T-N, T-P, Coliform, độ mầu đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

Với nước mặt : Nước sông Ngũ Huyện Khê tại nhánh khu vực làng nghề Văn

Môn có thông số độ màu, SS, BOD, COD, vượt TCCP

Hình 2: Phế liệu ngổn ngang và cá chết tại Văn Môn – Yên Phong

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Đại Bái:

Hầu hết các loại nước của khu vực làng nghề Đại Bái giống như trên, đó là các thông số BOD, COD, SS, Coliform, đều vượt TCCP nhiều lần

Hình 3: Bèo cháy và dòng nước ô nhiễm nặng tại Đại Bái 1.2.2.3.3.2: Nhóm làng nghề dệt nhuộm(Tương Giang)

™ Hiện trạng sản xuất:

Sản phẩm : Vải thô, khăn các loại, vải gạc y tế,…

Trang thiết bị : Phần lớn các thiết bị đều cũ kỹ và đang ở tình trạng tự chế để sử

dụng, Hệ thống các lò tẩy vẫn sử dụng than tổ ong,…gây ô nhiễm nặng

Trang 31

Sản lượng sản phẩm chính: Vải thô - 36.790m2 /ngày; Khăn các loại 1500kg/ngày; 5.730m2 vải gạc y tế/ngày

-Nguyên liệu: Sợi thô, sợi PE; sợi cotton

Nhiên liệu : Than, điện

Hóa chất : Bột gạo, NaOH, Javen, Silicat, Na2CO3; H2SO4, H2O2, thuốc nhuộm

™ Hiện trạng môi trường nước:

Do đặc trưng của loại sản phẩm dệt nhuộm, cho nên nguồn ô nhiễm thường là hóa chất tẩy, thuốc nhuộm, xút, muối trung tính thải phát sinh từ quá trình tẩy trắng, nhuộm in vải… Để làm rõ vấn đề thông số gây ô nhiễm, chúng ta quan sát Bảng 14, 15 ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Tương Giang:

Kết quả phân tích cho thấy, giá trị các thông số đo được hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Các thông số BOD, COD, NH4+ , DO, Coliform,…đều vượt TCCP nhiều lần

Hình 4: Kênh và khu vực sản xuất tại Làng nghề Tương Giang 1.2.2.3.3.3: Nhóm làng nghề tái chế giấy

Nhóm làng nghề tái chế giấy, tác giả xét 02 làng nghề tái chế giấy điển hình và đây là 02 làng nghề ô nhiễm nặng nhất tỉnh và bắt buộc phải xử lý gấp, đó là Làng nghề tái chế giấy Phong Khê và Phú Lâm

™ Hiện trạng sản xuất:

Trang 32

Sản phẩm : Sản phẩm của các làng nghề tái chế giấy là giấy ăn, giấy vệ sinh,

giấy in, vở học sinh, giấy chất lượng cao Duplex, Krapt,…

Trang thiết bị : Rất cũ kỹ, lạc hậu, hầu hết hết khấu hao mang tính chắp vá,

không đồng bộ Vận hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vấn đề vệ sinh công nghiệp chưa được chú ý đến

Nguyên liệu : Vỏ giấy, giấy bìa, giấy in, sách báo … các loại

Nhiên liệu : Than, điện

Hóa chất : Hóa chất tẩy, nước javen, chất tẩy quang học, xút, phèn, nhựa thông

™ Hiện trạng môi trường nước:

Do tính chất của làng nghề tái chế giấy, cho nên nước thải tại khu vực này có độ mầu, hàm lượng chất hữu cơ cao,… Để làm rõ vấn đề thông số gây ô nhiễm, chúng ta quan sát bảng 16,17 ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Phong Khê và Phú Lâm

Kết quả phân tích thấy rằng thông số ô nhiễm của 2 làng nghề như COD, BOD,

SS, Độ mầu, Coliform, đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

Chất lượng Lưu vực sông NHK tại 2 làng nghề rất kém, độ mầu cao, các thông số

SS, COD, BOD, ….đều vượt TCCP Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải cao nên lượng ôxy hoà tan tại các mương dẫn nước thải hầu như không có và nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu (như H2S, NH3 )

Trang 33

Hình 5: Cống thải và rác thải bờ sông NHK tại Phú lâm- Phong Khê

1.2.2.3.3.4: Nhóm làng nghề sản xuất đồ gốm và vật liệu xây dựng

Nhóm này chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước đều đạt trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 6773:2000, tác giả không đánh giá

1.2.2.3.3.5: Nhóm làng nghề chế biến lương thực

Nhận xét: Nhóm làng nghề chế biến lương thực gồm 4 làng nghề nấu rượu: như

Đại Lâm xã Tam Đa- huyện Yên phong; Quan Đình, xã Văn Môn - huyện Yên Phong; My Xuyên, xã Mỹ Hương - huyện Lương Tài; Làng Cẩm, xã Đồng Nguyên - huyện Từ Sơn Các làng nghề chế biến bún, bánh, chế biến mỳ gạo, bánh đa nem và chế biến đậu, đó bao gồm: Tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong có 5 làng nghề sản xuất

mỳ gạo, bánh đa nem Làng nghề sản xuất bún như Thôn Đoài - Tam giang, Yên phong Xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, có 2 làng nghề và 1 số làng nghề khác Ở đây tác giả chỉ xét làng nghề Tam Đa

™ Hiện trạng sản xuất:

Sản phẩm : Rượu sắn, Chăn nuôi lợn giống và lợn thịt,…

Trang thiết bị : Thủ công

Sản lượng sản phẩm chính: Rượu sắn – 1.2 triệu lít/năm

Nguyên liệu : Hàng năm tiêu thụ khoảng 18.000 tấn sắn khô, men sắn

™ Hiện trạng môi trường nước:

Trang 34

Do tính chất làng nghề nấu rượu, cho nên mức ô nhiễm cao do các chất hữu cơ

Để sáng tỏ vấn đề này, xem bảng 18 ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Tam Đa

Kết quả phân tích thấy rằng thông số ô nhiễm làng nghề như COD, BOD, SS,

Trang thiết bị : Bào, chế, giấy ráp,… thủ công là chính

Sản lượng sản phẩm chính: Tùy thuộc đơn đặt hàng và chất lượng gỗ mỗi loại

sản phẩm

Nguyên liệu : Gỗ , keo, bột đắp, giấy ráp,

Nhiên liệu : điện

Hóa chất : Vécni, Sơn, dung môi

™ Hiện trạng môi trường nước:

Do tính chất làng nghề sản xuất đồ gỗ, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, ngoài ra có nước mưa Nước thải sản xuất chØ ph¸t sinh ë c«ng ®o¹n röa,

Trang 35

mµi b¸n thµnh phÈm hoÆc n−íc th¶i t¹i c¸c khu vùc ng©m gç Xem bảng 19:( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đánh giá chất lượng nước làng nghề Đồng Kỵ

Nhìn chung chất lượng nước thải và nước mặt của Làng nghề Đồng kị có các chỉ tiêu BOD, COD, SS, T-N, T-P ….đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

Hình 7: Ao bị ô nhiễm tại Đồng Kỵ

1.2.2.3.3.7: Nhóm làng nghề tơ tằm(Vọng Nguyệt)

™ Hiện trạng sản xuất:

Sản phẩm : Sản phẩm tơ đã xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Nhật Bản,…

Trang thiết bị : Sản xuất tơ tằm ở làng vọng Nguyệt theo phương thức bán cơ

giới và hầu hết các công đoạn được tiến hành thủ công Trang thiết bị sử dụng trong sản xuất của làng Vọng Nguyệt thuộc loại đơn giản, cả làng nghề có trên dưới 150 máy

xe sợi tơ và 01 lò hơi mi ni tiêu thụ 160 kg than/ngày

Sản lượng sản phẩm chính: Tơ – 90 tấn/năm

Nguyên, nhiên liệu :

+ Kén tằm : 800 T/năm

+ Than : Than phục vụ sản xuất là than cám 4A với lượng tiêu thụ 1000 T/năm + Nước : Nước phục vụ sản xuất được lấy trực tiếp từ giếng khoan qua xử lý sơ

bộ (lọc) Hàng năm lượng nước sử dụng trong sản xuất khoảng 5000 m3/năm

™ Hiện trạng môi trường nước:

Trang 36

Xem bảng 20 ( PL – Trích báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009)

Đánh giá chất lượng nước làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt

Qua phân tích ta thấy rằng, hầu hết các thông số SS, COD, BOD, NH4+, đều vượt TCCP gấp nhiều lần, nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nặng

Hình 8: Cống thải cụm công nghiệp Tam Giang – Vọng nguyệt

1.2.3: Hậu quả của sự ô nhiễm

Hậu quả của vấn đề ô nhiễm nước là rất đáng báo động, nó diễn ra từ nông thôn tới thành thị

™ Môi trường nước đô thị: Diện tích ao hồ trong các khu đô thị đang ngày càng bị

thu hẹp do bị lấp đi giành chỗ phục vụ cho công trình xây dựng nhà ở và công cộng Hệ thống hồ sinh thái với chức năng để chứa nước mưa và điều hoà khí hậu ngày càng bị thu hẹp dần Hơn thế chất thải rắn đô thị phát sinh ngày một gia tăng Tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại thành phố và các thị trấn khoảng 500

m3/ngày Hiện tại các loại chất thải rắn này vẫn chưa được phân loại trước khi đưa đến nơi xử lý Đó tất cả là những nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sức khoẻ của nhân dân xung quanh

™ Môi trường nước công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Nước thải của các khu, cụm

công nghiệp có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn tiêu chuẩn 7-10 lần; hàm lượng oxy hóa học (COD) cao hơn tiêu chuẩn từ 12 - 15 lần… thải ra hệ thống kênh tiêu đã ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và sản xuất nông nghiệp

Trang 37

Hậu quả rõ nét nhất là tỷ lệ người dân ở đây đều mắc các bệnh liên quan đến nước như viêm màng kết , tiêu chảy, ung thư, ngày càng tăng

™ Môi trường làng nghề : Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ngày

càng trở nên rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân, nhất là thế hệ tương lai Kết quả phân tích chất lượng môi trường cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm, đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông Đặc biệt tại làng nghề giấy Phong Khê, hàng ngày thải ra môi trường khoảng 4.500 - 5.000 m3 nước thải chứa nhiều độc tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt toàn khu vực Đến nay, sông Ngũ Huyện Khê đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành kênh dẫn nước thải của các làng nghề nằm trong lưu vực sông Chất thải của các làng nghề, trong đó có chất thải nguy hại chỉ được thu gom và đổ tại khu vực trũng như ao, hồ, ven sông… sau

đó được đốt cháy tự nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất

và không khí của khu vực Điển hình như chất thải của làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê được đổ ra bờ sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng đến độ an toàn của thân đê trong mùa mưa lũ Mặt khác, việc đốt chất thải công nghiệp trong điều kiện nhiệt độ thường có thể phát sinh ra khí đioxin/furan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân dân khu vực xung quanh Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã làm ô nhiễm và thay đổi môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực Vật tư, sản phẩm và các loại chất thải đổ bừa bãi xung quanh nơi sản xuất và cả trên đường giao thông Diện tích nước mặt (ao, hồ, kênh mương…), đất canh tác trong các làng nghề đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất thải ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá bị chết hàng loạt do nước thải sản xuất Vấn đề an toàn và sức khoẻ của nguời lao động trong làng nghề không được đảm bảo Số giờ làm việc liên tục trung bình mỗi ngày 10 – 12 giờ

Trang 38

trong điều kiện diên tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao Trong các nhà xưởng không có biện pháp phòng chống cháy nổ, mặc dù ở khắp các làng nghề đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy nổ lò hơi, điện, hoá chất, xăng, dầu v.v Trong các xưởng sử dụng hoá chất, các loại hoá chất độc hại (axit, muối xianua, muối crom, chất tẩy rửa…) không được bảo quản đúng quy định, dễ gây tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường ở các lò nấu thép, xưởng mạ, sau thời gian làm việc lâu nhất là 5 năm, người lao động buộc phải bỏ việc vì không đủ sức khỏe

1.3 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐANG ÁP DỤNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ VÀ ĐÁNH GIÁ

1.3.1: Chính sách quản lý môi trường

1 Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

2 Công tác thanh, kiểm tra với các cơ sở gây ô nhiễm trọng yếu

3 Cấp phép môi trường

4 Triển khai các dự án bảo vệ môi trường

5 Thực hiện thu phí nước thải theo nghị định 67/2003/NĐ/CP

6 Xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về môi trường

1.3.2: Ý thức của người dân tại các làng nghề

Các chính sách trên cũng chưa thể phù hợp với các địa phương, một phần cũng bởi do ý thức của người dân, ý thức các chủ doanh nghiệp, họ không muốn đầu tư vì rất tốn kém, chi phí xử lý môi trường quá cao Hơn thế nữa, sự bảo thủ trong cách nghĩ đã

Trang 39

không cho phép các cơ quan nhà nước dễ dàng tiếp cận các điểm trọng yếu trong phương án bảo vệ môi trường

1.3.3: Hiện trạng vấn đề xử lý nước thải

1.3.3.1: Với làng nghề dệt nhuộm

Năm 2008, Sở tài nguyên môi trường đã lập dự án xây dựng hệ thống kênh, mương dẫn nước thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung theo công nghệ hóa lý, tuy nhiên do chi phí lên tới 12 tỷ ( doanh mục đầu tư) và chi phí vận hành quá đắt 5.500 vnd/m3 nước thải, cho nên hiện tại vẫn chưa thể xây dựng được hệ thống này

1.3.3.2: Với làng nghề tái chế giấy

Nói tới làng nghề tái chế giấy ở Bắc Ninh, chắc hẳn ai cũng biết nói về Phong Khê và sự ô nhiễm kinh khủng nơi đây, trước thực trạng đó đã có rất nhiều chương trình, dự án, các nghiên cứu và triển khai với các giải pháp khác nhau nhằm xử lý, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề Sau đây là các giải pháp đã áp dụng tại Phong Khê

1 Xử lý hiếu khí bằng ao, hồ sinh học

Cuối năm 2003, Chi cục Nước sạch và vệ sinh môi trường đã triển khai dự án xử

lý nước thải bằng công nghệ hiếu khí bằng ao hồ sinh học, tuy nhiên khi dự án này mới thi công được 1/5 giai đoạn thì UBND xã Phong khê lại cho phép 40 dây chuyền sản xuất giấy hoạt động đã mang theo một lượng lớn bột giấy, các chất độc hại bồi lấp khu

hồ sinh học và dự án đã bị bỏ dở, tiếp tục gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại khu vực hồ này do nước trong hồ không được lưu thông

2 Mô hình xử lý nước thải Patent 4951893(PA)

Đầu năm 2003, GS.TSKH Quách Đăng Triều (Hội Hóa Học Việt nam) cùng các cộng sự đã áp dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ PA tại 02 cơ sở Long Khánh và Xí nghiệp giấy Nguyễn Văn Thắng, tuy nhiên do quy trình khá phức tạp và tốn kém, công trình lại bỏ dở và trì hoãn không xây dựng

3 Dự án Séc – Canada – Việt Nam

Trang 40

Cuối năm 2006, trong chương trình hợp tác đa phương giữa Cộng Hòa Séc – Canada – Việt Nam công trình xử lý nước thải tập trung cho thôn Đào Xá – Phong khê

có tên Công nghệ Tuyển Nổi kết hợp hồ sinh học đã triển khai xây dựng, tuy nhiên do chi phí khá tốn kém nên hiệu quả sử dụng mô hình này là chưa thực sự khả quan

1.3.3.3: Với làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm

Đối với làng nghề chế biến lương thực, điển hình là 02 khu vực ô nhiễm Tam Đa

và Khắc niệm; Đối với làng nghề nấu rượu Tam Đa, tại khu vực này mùi ô nhiễm các hợp chất hữu cơ gây mùi hôi thối rất kinh, nhưng chưa có bất kì biện pháp xử lý nào; còn khu vực làng nghề bún Khắc Niệm thì hiện tại (15/09/2010) đã khởi công mô hình thí điểm xây dựng công trình xử lý nước thải công suất 400 m3/ngày đêm trên tổng diện tích 2000 m3 Tuy nhiên để thực hiện phải đến năm 2011

1.3.3.4: Với làng nghề tái chế kim loại

Hiện tại, vấn đề khí và bụi thải đang nóng bỏng và vấn đề đầu tư vào công trình

xử lý nước thải chưa thực sự quan tâm

1.3.3.5: Với làng nghề chế biến lâm sản

Các vấn đề của làng nghề chế biến lâm sản cũng chưa hề có khu xử lý nước thải tạp trung nào

1.3.4: Đánh giá về các biện pháp xử lý và giải pháp đề xuất xử lý giảm thiểu có ứng dụng công nghệ sinh học

Rõ ràng là tất cả các vấn đề trên đã phơi bày phần nào hiện trạng môi trường tại các khu vực làng nghề Nhức nhối nhất vẫn là các làng nghề quanh khu vực sông NHK, tình trạng hôi thối, chất thải rắn tràn ngập do nước thải bị ô nhiễm hữu cơ không được xử lý tại Sông NHK làm cho dòng sông Thi Ca trở thành dòng sông ô nhiễm

Biện pháp đã có, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà các công trình nước thải vẫn không được thực hiện một cách hoàn toàn, triệt để hoặc chỉ làm nửa vời, thử nghiệm Như vậy cần phải có biện pháp xử lý môi trường thực tế thỏa mãn các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý môi trường như trên chỉ có phương án công nghệ áp dụng

Ngày đăng: 09/07/2017, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, ‘sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất’, ĐHBK – 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất’
4. Công ty môi trường Tầm Nhìn Xanh, ‘Thiết kế hệ thống xử lý nước thải’, T.S : Nguyễn Trung Việt, T.S Trần Thị Mỹ Diệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải’
5. Đặng Kim Chi, Nguyễn Thị Thu Hiền, ‘ Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và các cơ sở sản xuất nhỏ ở Việt Nam ’ – Viện KH & CN môi trường – Đại Học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và các cơ sở sản xuất nhỏ ở Việt Nam
6. Đánh giá phát triển và hội nhập ‘ Làng nghề Bắc Ninh trước hội nhập kinh tế quốc tế - năm 2008 ’ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Bắc Ninh trước hội nhập kinh tế quốc tế - năm 2008
7. Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền (1999). ‘ Công nghệ sinh học và Vi tảo ’– Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học và Vi tảo
Tác giả: Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1999
9. Kiều Hữu Ảnh, Ngô Tự Thành.(1985), ‘vi sinh vật học của các nguồn nước’. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 250 – 259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: vi sinh vật học của các nguồn nước’
Tác giả: Kiều Hữu Ảnh, Ngô Tự Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 1985
11. Nguyễn Thị Thu Thủy – ‘Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp’ – NXB KHKT, (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp’
Nhà XB: NXB KHKT
12. Nguyễn Thị Thu Hà(2008). ‘Nghiên cứu xử lý nước thải của trại chăn nuôi Heo Thọ Xuân III bằng phương pháp lọc sinh học kị khí’ - ĐHBK TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xử lý nước thải của trại chăn nuôi Heo Thọ Xuân III bằng phương pháp lọc sinh học kị khí
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2008
13. Nguyễn Bin(2002), ‘Các quá trình thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm’, tập 1, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quá trình thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm’
Tác giả: Nguyễn Bin
Nhà XB: nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Năm: 2002
14. Nguyễn Thị Hương Giang – ‘Xác định thành phần hệ vi sinh vật trong xử lý nước thải công nghiệp’ - luận văn thạc sĩ khoa học 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thành phần hệ vi sinh vật trong xử lý nước thải công nghiệp’
16. Trần Hiếu Nhuệ - Lâm Minh Triết – ‘Xử lý nước thải – giáo trình của trường ĐH Xây dựng’ – 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải – giáo trình của trường ĐH Xây dựng’
17. Vấn đề xử lý nước thải, ‘Hội thảo chuyên đề về hệ thống bảo vệ môi trường’, ĐHBK Hà nội(1995).TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo chuyên đề về hệ thống bảo vệ môi trường’
Tác giả: Vấn đề xử lý nước thải, ‘Hội thảo chuyên đề về hệ thống bảo vệ môi trường’, ĐHBK Hà nội
Năm: 1995
2. Báo cáo môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2009 – Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh – Trung tâm quan trắc môi trường thực hiện Khác
3. Công ty TNHH Miwon Việt Nam, Công ty Acecook Việt Nam , ‘xử lý hệ thống nước thải tập trung trong nhà máy’ Khác
10. Lâm Minh Triết và các cộng sự : ‘Tập báo cáo kết quả nghiên cứu xác định quy trình công nghệ xử lý nước thải các loại hình công nghiệp tại Thành Phố HCM – Sở KHCN – MT Thành Phố HCM – 1998’ Khác
15. Tiến sĩ Trịnh Xuân Lai – ‘Giáo trình tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải ; Xử lý nước thải bệnh viện và các vấn đề liên quan’ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w