1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Mô hình công ty mẹ công ty con đã được áp dụng tại Việt Nam.doc

24 1,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Mô hình công ty mẹ công ty con đã được áp dụng tại Việt Na

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA: XÃ HỘI-DU LỊCH-KINH TẾ

-

˜¯˜¯˜ -Đề tài:Tìm hiểu về các tập đoàn kinh

tế Việt Nam Mô hình công ty mẹ công

ty con đã được áp dụng tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Dụng

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Văn Thành Hoàng Thị Thanh Thúy

Nguyễn Hoàng Quốc

Nguyễn Thị Thủy Hoàng Thị Hoài Thương

Trần Thị Thanh Tâm

Đồng Hới, Tháng 12, Năm

2010

Trang 2

Phần mở đầu.

1.Lí do chọn đề tài.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức đối với Việt Namtrên con đường đổi mới Để đối đầu với những thách thức đó Việt Nam đang nổ lựctiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhừm nâng cao năng lực cạnh tranh, đápứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất…Do vậy, việc tập trungnguồn lực và quản lí nguồn lực một cách có hiệu quả luôn là một nhu cầu cấp thiếtđặc biệt là vốn Một trong những giải pháp được đề cập đến là áp dụng thí điểm môhình công ty mẹ - công ty con trước hết là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công

ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này

Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về môhình công ty mẹ - công ty con ở nước ta còn rất ít Còn nhiều vấn đề mặt lí luận chưađược trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học.Chẳng hạn, thế nào là tập đoàn kinh tế, Gọi là tập đoàn kinh tế hay là tập đoàn doanhnghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Khi chưahiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà cho ra hàng loạt thì chắcchắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành Chính vì lí do trênchúng em chon đề tài này để hiểu rõ về bản chất và hoạt động của tập đoàn kinh tế,

mô hình công ty mẹ - công ty con

2.Mục đích của đề tài

Đề tài trình bày một cách hệ thống các vấn đề của TĐKT, MHCTM-CTC ởViệt Nam Từ đó đề tài sẽ trình bày chi tiết các nội dung cơ bản của TĐKT-MHCTM- CTC, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về TĐKT- MHCTM-CTC

Trong phần nội dung của đề tài sẽ cho người đọc có cái nhìn khí quts hơn vềTĐKT –MHCTM- CTC tìm hiểu các quá trình hoạt đọng của TĐKT- MHCTM-CTC ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đặc trưng của TĐKT

-Cơ chế hoạt động của TĐKT

Trang 3

- Vai trò của TĐKT

- Thực trạng của TĐKT

4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở lí thuyết về TĐKT nói chung vàTĐKT Việt Nam nói riêng

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài đó là : phân tích, tổng hợp, sosánh…Trong đề tài của mình chúng em đáuwr dụng nhiều tài liệu liên quan tớiTĐKT ở Việt Nam để nêu lên một cách xác thực về TĐKT

Trang 4

Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp Còn nhiềuquan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: “Tập đoàndoanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp,liên kết nhau bằng quan

hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; cácdoanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập”

Vào năm 1990 và 1991 Nhà nước đã thành lập các Tổng công ty nhà nước,đến năm 2005 thì một số Tổng công ty được tổ chức thành tập đoàn kinh tế Đếnnăm 2008 có 8 tập đoàn kinh tế và 96 Tổng công ty nhà nước hoạt động theo môhình công ty mẹ - con

Danh sách các tập đoàn kinh tế Việt Nam cho đến năm 2008 có: Bưu Chính –Viễn Thông (VTPT), Than – Khoáng Sản(Vinacomin), Dầu khí(Petro Vietnam),Điện lực(EVN), Công nghiệp Tàu Thủy (Vinashin), Dệt May(Vinatex),cao su(VRG)

và tài chính – Bảo hiểm (Bảo Việt)

2 Sự cần thiết và nhu cầu tất yếu.

Do mở cửa hội nhập nên cần phải tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ,manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng đối tác cũng như cạnhtranh với doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vị trícủa doanh nghiệp nhà nước

Trang 5

trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo,dẫn dắt các doanh nghiệp nhà thuộc thành phầnkinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và các tập đoàn hoạt động

có hiệu quả sẽ làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Do nền kinh tế hộinhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trungvốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế

Song các tập đoàn kinh tế thế giới, hầu hết đều đi từ các công ty nhỏ, hoạtđộng có hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn khổng

lồ, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập dựa trên tổng công ty có quy môchưa lớn

3 Đặc trưng cơ bản của tập đoàn kinh tế.

- Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vihoạt động

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luônnhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinhdoanh Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triểnnhanh hơn, tài sản có quyền sở huwxucungx tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sảntrong toàn tập đoàn cũng khá lớn Các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường chiếmphần lớn thị phần trong trong những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy códoanh thu rất cao

Về lao động, các tập đoàn thường thu hút một số lượng lớn lao động ở chínhquốc và ở các quốc gia khác Ví dụ: Tập đoàn Air France(Pháp) bao gồm 16 công tycon với 45.000 lao động, tậ đoàn Danone(Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bíchquy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat(Italia) có242.300 nhân viên…

Phần lớn các tập đoàn mạnh thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức làcác chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới Chẳng hạn, tập đoànHENKEL(Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài Tương tự, số chinhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens(Đức) là 300, tập đoànRoche(Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel(Bỉ):100, tập đoàn Unilever(Anh):90

Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là nhữngtập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực

Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quyluật cùng với sự phát triển của tập đoàn kinh tế VD: Mitsubishi ban đầu chỉ hoạtđộng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực:khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại

Trang 6

thương, vận tải…Tập đoàn Petronas(Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngànhdầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí,lọc dầu, hóa dầu, kih doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanhbất động sản, siêu thị và giải trí…

Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sảnxuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứuứng dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càngnhiều

-Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sử hữu vốn

Về cơ cấu tổ chức cho đến nay chưa có 1 văn bản pháp lý của một quốc gianào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế Bởi lẽ,các tậpđoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển hai hoặc một sốdoanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương

Vấn đề quan trọng nhất cần nhấn mạnh : Tạp đoàn không phải là một doanhnghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập Do đó, các mệnh lệnh hành chínhkhông được sử dụng trong điều hành của tập đoàn Các doanh nghiệp là thành viêncủa tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồngthành viên(với công ty TNHH), đại hội cổ đông(với công ty cổ phần) Theo thỏathuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quảntrị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn Hội đồngchủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điềuhành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thànhviên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn Sở hữu vốn trong các tậpđoàn kinh tế cũng rất đa dạng Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thanhviên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước Quyền sở hữu vốntrong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vàocông ty mẹ và thường ở hai cấp độ:

+ Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty mẹ, công ty con,công ty cháu… là của từng công ty

+ Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty mẹ tham gia đầu tư vàocác ông ty con, biến các công ty con, con ty cháu thành công ty TNHH một thànhviên do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ(vớicông ty TNHH), giũ cổ phần chi phối(với công ty con ,cháu là công ty cổ phần).Trênthực tế, không có một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo mộtcấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công

ty mẹ và công ty con

4.Hiệu quả hoạt động.

Trang 7

4.1 Sử dụng vốn

Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước sởhữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại các doanh nghiệpnhà nước Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốcgia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoàinhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, 28,8% thu ngân sách Tính đến cuối năm

2007, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tàisản tăng 26%

`4.2 Đầu tư trái nghề chính.

Tại một hội nghị hồi tháng 4-2008 ở Hà Nội, Bộ Tài chính cho biết tính đếncuối năm 2007, tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của 70 tậpđoàn, tổng công ty nhà nước là gần 117.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào lĩnh vực tàichính, ngân hàng và bất động sản là hơn 23.400 tỉ đồng

4.3.Tình hình nợ

Có nhiều số liệu khác nhau và nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tỷ lệ nợ vaytrên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước mà các tập đoàn kinh tế nhànước và các Tổng công ty nhà nước là các chủ thể chiếm tỷ trọng tuyệt đối về vốn

Tỷ lệ nợ phải trả 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn củaNhà nước lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm 2007 và nợ của các tập đoàn kinh tếvẫn trong vòng kiểm soát

Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, cábiệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu So với mức tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sởhữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ từ 1 đến 3 lần thì tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sởhữu của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nếu được công bố sẽ khiến "thế giới phải giậtmình", có đại biểu quốc hội đặt nghi vấn cho rằng nguyên nhân của việc thiếu rõràng trong bảo lãnh tín dụng, độc quyền, khó kiểm soát nợ của doanh nghiệp nhà

Trang 8

nước, các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có gốc gác từ lợi ích cục bộ, lợiích nhóm.

Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu ái, ưu đãi kể

cả lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn,cạnh tranh không bình đẳng, không làmtròn vai trò nòng cốt của nền kinh tế thậm chí đã trở thành là gánh nặng của nền kinh

tế, lũng đoạn thông qua quan hệ, coi trọng lợi ích nhóm, các tập đoàn kinh tế đượcxem là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao vào năm 2008

5.Mô hình công ty mẹ - công ty con.

Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lí độc lập, và nếu công ty con

là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phầnvốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phốicác quyết định của công ty con,nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phảichịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.Thí dụ, luật công ty của Cộng hòa liên bang Nga quy định nếu công ty mẹ đưa rachỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ vàcông ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới

Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công

ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất tại đại hội

cổ đông của công ty mẹ,trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của công ty kháchoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ,dù là hai thựcthể pháp lí độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết, một thực thểkinh tế hợp nhất

Trang 9

5.1.Sự giống và khác nhau giữa mô hình tổng công ty và đơn vị thành viên

và mô hình công ty mẹ công ty con:

Khoản phải thu

Tồn Kho Bán trả chậm

Các dự án

Số dư khoản phải trả

Tiền chi mua hàng

Vật tư và nguyên Vật liệu

Trang 10

luật pháp yêu cầu phải có ủy quyền chính thức của doanh nghiệp chủ quản như lĩnhvực đầu tư,tài chính, tổ chức cán bộ Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ-công tycon, các doanh nghiệp là những pháp nhân đầy đủ.

-Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong mô hình tổng công ty khôngphải do tổng công ty quyết định thành lập, mặc dù về mặt pháp lí tổng công ty là chủ

sở hữu.Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ công ty con thì công ty mẹ là mộtdoanh nghiệp có sản phẩm, có khách hàng, có thị trường

- Những quy chế, quy định đối với một số lĩnh vực hoạt động của các thànhviên trong tổng công ty thường có tính pháp quy; trong khi đó, những quy chế, quyđịnh của các thành viên trong công ty mẹ- công ty con hoàn toàn mang tính chấtquản lí

- Quá trình hình thành tổng công ty cho thấy, theo mô hình tổng công ty thì ítnhất phải có hai công ty thành viên tồn tại trước khi có tổng công ty, trong khi đótheo mô hình công mẹ- công ty con thì công ty mẹ thường phải tồn tại trước, sánglập hoặc tham gia sáng lập ra công ty con(trừ trường hợp mua lại)

- Trong mô hình hiện hữu, tổng công ty(công ty) là chủ sở hữu của cả sảnnghiệp(cả tài sản có và tài sản nợ) của công ty thành viên,tức vừa sở hữu vốn vừa sởhữu tài sản (về thực chất) và tài sản (vốn) công ty con là tài sản (vốn) của công tymẹ; tron khi đó, theo mô hình công ty mẹ - công ty con ,công ty mẹ chỉ sở hữu phầnvốn đầu tư trong công ty con mà thôi và vốn của công ty con là tài sản của công tymẹ(trong đầu tư dài hạn)

- Mô hình tổng công ty- công ty thành viên không cho phép huy động vốn mộtcách có hiệu quả, không cho phép tổng công ty(công ty ) thay đổi cơ cấu vốn đầu tưtrong các doanh nghiệp thành viên một cách linh hoạt

5.2.Đặc điểm chung của công ty mẹ công ty con:

Là một tổ hợp sản xuất kinh doanh đa dang, đa sở hữu

Trang 11

Là một tổ hợp lấy liên doanh góp vốn, hoặc sở hữu chung vốn làm nhân tốquyết định sự liên kết dưới hình thức công ty cổ phần.

Là một tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều doanh nghiệp nhưng có mộtdoanh nghiệp giữ vai trò chi phối, chỉ huy thống nhất đó là công ty mẹ

Công ty mẹ đều là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có tỷ lệ vốn gópchi phối, các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có chiphối của nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trởlên có hơn 50% vốn nhà nước.Sự liên kết kinh tế, tài chính, công nghệ của các nhómcác công ty mẹ con này với nhau tạo thành một tập đoàn kinh tế

5.3.Ưu điểm của mô hình

Mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và

cơ chế quản lí, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn như cáctập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia

Theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanhnghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanhnghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp

lí độc lập, về mặt pháp lí không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó.Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu cóthể xác lập một cơ chế quản lí phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một ộ phận trựcthuộc của công ty mẹ

Với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ còn cóthể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanhnghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài

Với mô hình này các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với cácdoanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số cùng phốihợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông bằng cáchcùng nhau lập các công ty con

Trang 12

Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơntrong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiếnlược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trongcác công ty con

Công ty mẹ - công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điềukiện vừa có thể kiểm soát doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua

cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ

Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thịtrường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.Do hạnchế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế buộc phải hợptác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưnghiên cứu phát triển mở rộng về chiều trộng và chiều sâu Trong đó, một hình thứchợp tác được các đơn vị doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế ưu thích hiện nay làhợp nhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnhtranh, đa dạng hóa nghành nghề, mở rộng thị trường

Sử dụng mô hình công ty mẹ - công ty con là phương thức tốt nhất đảm bảotính định hướng XHCN của nền kinh tế trong thời kì quá độ đi lên CNXH

Mô hình công ty mẹ công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo củatừng thành viên từ công ty mẹ đến công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh khônglành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo nên sức mạnh tập đoàn Công

ty mẹ một mặt tự chủ xây dựng chiến lược phát triển của mình và của taonf bộ hệthống, lựa chọn các hình thức đầu tư, trực tiếp tác nghiệp kinh doanh, mặt khác đầu

tư vốn vào các công ty con và thông qua đó chỉ đạo hoạt động của các công ty conqua HDQT theo định hướng phát triển của công ty mẹ Các công ty con đều có tưcách pháp nhân, tự chủ hoạt động kinh doanh theo định hướng chiến lược của công

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.1.Sự giống và khác nhau giữa mô hình tổng công ty và đơn vị thành viên và mô hình công ty mẹ công ty con: - Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Mô hình công ty mẹ công ty con đã được áp dụng tại Việt Nam.doc
5.1. Sự giống và khác nhau giữa mô hình tổng công ty và đơn vị thành viên và mô hình công ty mẹ công ty con: (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w