1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

50 500 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC i MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3 4.1. Ý nghĩa cơ sơ khoa học kết quả nghiên cứu 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn kết quả nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1.TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai 4 1.1.2. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 6 1.1.4. Thực trạng công tác quy hoạch ở Việt Nam 14 1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI 20 1.2.1. Khái niệm 20 1.2.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu thông tin đất đai 22 1.2.3. WebGIS cho cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất 25 1.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) 26 1.3.1. Khái niệm GIS. 26 1.3.2. Ứng dụng của GIS hiện nay 27 1.3.3 Gİới thiệu phần mềm ARCGIS 29 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 32 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 32 2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32 2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 32 2.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm 32 2.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 33 2.4.3. Xây dựng kết nối cơ sở dữ liệu với WebGIS 34 2.4.4. Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất 34 2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 34 2.5.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 34 2.5.3. Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian 35 2.5.4. Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu 35 2.5.5. Phương pháp WebGIS 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm 36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 38 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 1

MỤC LỤC

1.3.1 Khái niệm GIS 26

2.5.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 34

2.5.3 Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian 35

2.5.4 Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu 35

3.1.1.1 Vị trí địa lý 36

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 38

3.1.2.1 Về tài nguyên đất 38

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40

3.1.3.1 Về thực trạng kinh tế 40

a Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua kinh tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện 40

Trong năm 2015, kinh tế quận đã phát triển đáng kể và hoàn thành kế hoạch đề ra Giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn đạt được mức tăng so với năm trước Tổng giá trị sản xuất chung các ngành năm 2015 ước đạt 16.795 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ, vượt 1,5% so với kế hoạch năm 2015 Cơ cấu Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng: 73,6%; Thương mại dịch vụ: 22%; Nông nghiệp: 4,4% 40

3.1.3.2 Về thực trạng xã hội 43

Trang 2

DANH MỤC HÌNH

1.3.1 Khái niệm GIS 26

2.5.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 34

2.5.3 Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian 35

2.5.4 Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu 35

3.1.1.1 Vị trí địa lý 36

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 38

3.1.2.1 Về tài nguyên đất 38

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40

3.1.3.1 Về thực trạng kinh tế 40

a Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua kinh tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện 40

Trong năm 2015, kinh tế quận đã phát triển đáng kể và hoàn thành kế hoạch đề ra Giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn đạt được mức tăng so với năm trước Tổng giá trị sản xuất chung các ngành năm 2015 ước đạt 16.795 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ, vượt 1,5% so với kế hoạch năm 2015 Cơ cấu Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng: 73,6%; Thương mại dịch vụ: 22%; Nông nghiệp: 4,4% 40

3.1.3.2 Về thực trạng xã hội 43

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá

mà thiên nhiên ban tặng cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựngcác công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng… Ngày nay trướcnhững biến động về đất đai có chiều hướng ngày càng phức tạp, đa dạngtheo xu thế của nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một tư liệu sản xuấtđặc biệt quan trọng, có giá trị lớn Do đó hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ vàchính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh

tế của đất nước

Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ

và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế

độ sở hữu về đất đai Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể vàphù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính

trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn Đặc biệt, nước ta

đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế xã hộiđang trên đà phát triển mạnh, đô thị hoá diễn ra với tốc độ lớn đã làm chotài nguyên đất đai biến động không ngừng Thực tế đòi hỏi cần phải xâydựng một hệ thống thông tin đất đai đủ mạnh và những công cụ quản lýthông qua công nghệ mới một cách thích hợp nhằm quản lý chặt chẽ cácnguồn tài nguyên quý giá này

Công tác lưu trữ thông tin đất đai đang từng bước được hiện đại hóa.Công nghệ GIS phát triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụng bản

đồ địa chính, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loạibản đồ dạng số, đặc biệt là bản đồ địa chính, giúp cho việc xử lý, quản lý

và khai thác thông tin đất đai có hiệu quả Ứng dụng hệ thống thông tin địa

Trang 4

lý (GIS) là một trong những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiềulĩnh vực trên thế giới Quản lý tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực cónhiều ứng dụng từ GIS, đặc biệt là hỗ trợ quy hoạch, chồng ghép bản đồ,quản lý thông tin tài nguyên… Việc thành lập cơ sở dữ liệu dựa trên côngnghệ GIS có ưu điểm là chức năng quản lý thông tin không gian và thuộctính gắn liền với nhau Bên cạnh đó thông tin được chuẩn hóa, các công cụtìm kiếm, phân tích thông tin phục rất hữu ích trong công tác quản lý đấtđai mà thực hiện theo phương pháp truyền thống khó có thể thực hiệnđược

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, được sự nhất trí của Khoa Tàinguyên và Môi trường, Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội cùng với mong muốn được tìm hiểu thêm ứng dụng củacông nghệ thông tin trong công tác quản lý các thông tin tài nguyên đất,được sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Duy Bình – giảng viên bộ môn Tài

Nguyên Nước, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ““Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu đấtđai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất của quận Bắc Từ Liêm, thànhphố Hà Nội

- Khai thác cơ sở dữ liệu đã xây dựng, phục vụ công tác quy hoạch sửdụng đất quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Toàn bộ dữ liệu đất đai của các xã trong quận Bắc Từ Liêm, thành

phố Hà Nội

- Các số liệu về tình hình sử dụng đất Các loại bản đồ

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong những nội dung liên quanđến ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quyhoạch sử dụng đất Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Phạm vi thời gian: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1 Ý nghĩa cơ sơ khoa học kết quả nghiên cứu

Luận văn sẽ đóng góp cơ sở khoa học, thực tiễn trong việc ứng dụngcông nghệ GIS nói chung và công nghệ GIS trong việc xây dựng cơ sở dữliệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng

Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng làm các tài liệu tham khảotại các cơ quan quản lý đất đai cũng như có giá trị tham khảo tại các cơquan ứng dụng công nghệ GIS nói chung và công nghệ GIS trong việc xâydựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nóiriêng

4.2 Ý nghĩa thực tiễn kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đánh giá được khả năng ứng dụng hệ thống thôngtin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch

sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai

Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuấtđặc biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh

tế - xã hội Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xãhội Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lýcủa một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằngcác phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhànước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hộimột cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất

Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều cách nhận thứckhác nhau Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần làbiện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chiadiện tích đất, giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng đồng ruộng Bên cạnh đó, có quan điểm lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất được xâydựng trên các quy phạm của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế củaquy hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trênbản chất của quy hoạch sử dụng đất không được thể hiện đúng và đầy đủ vìbản thân của quy hoạch sử dụng đất không nằm trong kỹ thuật đo đạc vàcũng không thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức

sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như đối tượng của cácmối quan hệ xã hội trong sản xuất Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ làmột hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý Cụ thể:

- Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác

chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định,

Trang 7

xử lý số liệu để tính toán và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chiakhoảnh thửa Từ đó, tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến

bộ của khoa học kỹ thuật

- Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai

được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào cácmục đích cụ thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất

- Tính kinh tế: Khi giao đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng

đất nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao Đâychính là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quảcao tiềm năng đất đai Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sửdụng đất Song, điều này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biệnpháp kỹ thuật và pháp chế Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sửdụng đất như sau:

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn

cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ vf mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiếnhành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch

và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặtpháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất vàđầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ cácnhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội

Trang 8

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhànước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sựchồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện,làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp Ngăn chặn các hiệntượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinhthái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sảnxuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị,

an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyểndần sang nền kinh tế thị trường

1.1.2 Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo trình

tự sau:

1 Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;

2 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môitrường tác động đến việc sử dụng đất;

3 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;

5 Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;

6 Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;

7 Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai

1.1.2.1 Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu

1 Thu thập các thông tin, tài liệu:

a) Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản

lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

Trang 9

b) Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án

sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;

c) Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy bannhân dân cấp dưới trực tiếp xác định;

d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được

2 Điều tra, khảo sát thực địa:

a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng

kế hoạch khảo sát thực địa;

b) Điều tra, khảo sát thực địa;

c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảosát thực địa

3 Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu

4 Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu

5 Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập

6 Đánh giá, nghiệm thu

1.1.2.2 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất

1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môitrường:

a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên;

b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên;

c) Phân tích hiện trạng môi trường;

d) Đánh giá chung

2 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:

a) Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;

b) Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực;

c) Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán

có liên quan đến sử dụng đất;

Trang 10

d) Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn;

5 Xây dựng các báo cáo chuyên đề

6 Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo

7 Đánh giá, nghiệm thu

1.1.2.3 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai

1 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhànước về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất:

a) Tình hình thực hiện;

b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;c) Bài học kinh nghiệm

2 Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:

a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất;

b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước; c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc

sử dụng đất;

d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân

3 Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất kỳ trước:

a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳtrước;

Trang 11

b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;c) Bài học kinh nghiệm.

4 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:

a) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp; b) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

5 Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất

6 Xây dựng các báo cáo chuyên đề

7 Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo

8 Đánh giá, nghiệm thu

1.1.2.4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

1 Xác định định hướng sử dụng đất:

a) Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; b) Xây dựng quan điểm sử dụng đất;

c) Xác định định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

2 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:

a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch

sử dụng đất;

b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sửdụng đất của cấp tỉnh cho cấp huyện trong kỳ quy hoạch và phân bổ đếntừng đơn vị hành chính cấp xã;

c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quyhoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sửdụng đất nêu tại Điểm b và Điểm c Khoản này phân bổ đến từng đơn vịhành chính cấp xã;

đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng

3 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh

tế, xã hội và môi trường:

Trang 12

a) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồnthu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phícho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khảnăng bảo đảm an ninh lương thực;

c) Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việcgiải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải didời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sửdụng đất;

d) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quátrình đô thị hóa và phát triển hạ tầng;

đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tôntạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dântộc;

e) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khảnăng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triểndiện tích rừng và tỷ lệ che phủ

4 Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất:

a) Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; b) Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

5 Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ

6 Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, gồm:

a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

b) Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã các khu vực quyhoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quyđịnh tại các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai

7 Lập bản đồ chuyên đề (nếu có)

8 Xây dựng các báo cáo chuyên đề

Trang 13

9 Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.

10 Đánh giá, nghiệm thu

1.1.2.5 Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu

1 Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấphuyện trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã

2 Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kếhoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưathực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấphuyện;

b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địabàn cấp huyện

3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sửdụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từngđơn vị hành chính cấp xã

4 Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tạicác điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kếhoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã

5 Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kếhoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã

6 Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; vị trí, diện tích khuvực sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 củaLuật Đất đai để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch, bao gồm:

a) Các dự án quy định tại Điều 61 và Khoản 1, 2 Điều 62 của Luật Đấtđai và đã được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch;

b) Các dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai và đãđược ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án thực hiện

Trang 14

bằng ngân sách nhà nước; có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơquan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án còn lại;

c) Vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đôthị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự ánnhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch đã cóchủ trương bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

7 Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất đểthực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốnbằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghịcủa người sử dụng đất

8 Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích

sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trongnăm kế hoạch sử dụng đất

9 Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất

10 Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ

11 Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện gồm:

a) Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thể hiện các khuvực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực dự kiến Nhà nước thuhồi đất trong năm kế hoạch trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấphuyện;

b) Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích các công trình, dự án trong kếhoạch sử dụng đất hàng năm, được sử dụng một trong các loại tài liệu sauđây để thể hiện trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụngđất cấp xã:

Đối với các công trình, dự án xây dựng tập trung thì sử dụng hồ sơ,bản vẽ trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhậnđầu tư, chấp thuận đầu tư, chủ trương đầu tư;

Trang 15

Đối với các khu vực tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụngđất, các khu vực nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận gópvốn bằng quyền sử dụng đất mà có chuyển mục đích sử dụng đất được trích

từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

Đối với các công trình, dự án theo tuyến thì sử dụng các bản đồ địnhhướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng tuyến

12 Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụngđất hàng năm

13 Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụngđất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch

sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định

14 Đánh giá, nghiệm thu

1.1.2.6 Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.

1 Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp

2 Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ

3 Hoàn thiện hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4 Hội thảo

5 Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu sốliệu, sơ đồ, biểu đồ; hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sauhội thảo

6 Lấy ý kiến góp ý của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:a) Chuẩn bị hồ sơ lấy ý kiến;

b) Công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến trực tiếp về nội dung của quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

Trang 16

d) Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và côngkhai trên cổng thông tin điện tử theo quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi lấy

ý kiến góp ý của nhân dân

7 Dự thảo các văn bản trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

8 Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

9 Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và trình thẩm định

10 Đánh giá, nghiệm thu

1.1.2.7 Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai

1 Tổ chức việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2 Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất và trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua quy hoạch sử dụngđất

3 Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

4 Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Đánh giá, nghiệm thu

6 Giao nộp sản phẩm Dự án

1.1.4 Thực trạng công tác quy hoạch ở Việt Nam

Hiện nay, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghịquyết số 17/2011/QH13 Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các

Bộ, ngành và địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướngChính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốchội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốchội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo

Trang 17

Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội Cụ thể như sau: - Đối với cấptỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương - Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chínhcấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đangtriển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất (chiếm 3,26%) - Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp

xã được cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hànhchính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm15,53%) Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kếhoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020): Bộ Tài nguyên và môi trường đãtriển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kếhoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 Đếnhết tháng 6 năm 2015 đã có 06 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quảthực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đấtgiai đoạn 2016-2020 và còn một số tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo Kếhoạch tổ chức và thực hiện việc kiểm tra các địa phương trong việc thựchiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2011-2015) các cấp đã được thành lập Điển hình như, Hội đồng nhân dân(HĐND) Thành phố vừa thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối(2016-2020) của Thành phố.Theo đó, HĐND Thành phố nhất trí thông quađiều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 với diện tích, cơ

Trang 18

cấu các loại đất cụ thể như sau: Đất rừng: điều chỉnh tăng 4.346ha so vớichỉ tiêu phân bổ, trong đó đất rừng phòng hộ tăng 589ha; đất rừng đặc dụnggiảm 2.347ha; đất rừng sản xuất tăng 3.766ha so với chỉ tiêu phân bổ Đốivới đất quốc phòng giảm 1.425ha, đất an ninh điều chỉnh tăng lên 627hađến năm 2020 Đất xây dựng khu, cụm công nghiệp, điều chỉnh giảm1.316ha Với đất bãi thải, xử lý chất thải, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 là 647ha, giảm 2.762ha Đất ở tại đô thị, khu đô thị đượcđiều chỉnh tăng 2.928ha, đất ở nông thôn được điều chỉnh tăng 207ha.Đồng thời, HĐND Thành phố cũng nhất trí thông qua kế hoạch sử dụng đất

5 năm kỳ cuối (2016-2020) Thành phố Hà Nội với diện tích các loại đấtphân bổ trong năm Kế hoạch cụ thể như sau: Đất nông nghiệp cho năm2016: 190.732,67ha; năm 2017: 186.404,65ha; năm 2018: 182.564,38ha;năm 2019: 179.930,97ha; năm 2020: 174428,54ha Đất phi nông nghiệpcho năm 2016: 139.336,95 ha; năm 2017: 144.473,93ha; năm 2018:149.589,61ha; năm 2019: 153.364,09ha; năm 2020: 159.716,20ha Đấtchưa sử dụng cho năm 2016: 5.831,50ha; năm 2017: 5.022,53ha; năm2018: 3.747,13ha; năm 2019: 2.606,06ha; năm 2020: 1.756,38ha HĐNDThành phố yêu cầu UBND Thành phố thực hiện phân bổ chỉ tiêu sử dụngđất cho các quận, huyện, thị xã; tổ chức phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sửdụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) Thành phố Hà Nội Thực tế quá trình tổ chức triển khai thực hiện kếhoạch sử dụng đất đã và đang đạt được nhiều chỉ tiêu sử dụng đất quantrọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế -

xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Như tại Tuyên Quang, theo PhóGiám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Tuyên Quang, ông Phạm VănLương cho biết, kế hoạch sử dụng đất 2016 là xác định nhu cầu sử dụng đấtcho các ngành, lĩnh vực, để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,quốc phòng an ninh năm 2016 Đây là căn cứ để thực hiện thu hồi đất

Trang 19

chuyển mục đích sử dụng, giao đất, cho thuê đất, phát huy nguồn lực quantrọng để phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, pháttriển bền vững Trong kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang,

dự kiến, năm 2016 sẽ có 262,55 ha đất phải chuyển mục đích sử dụng đất,trong đó đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 261,12 ha;chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp là 1,43 ha, thu hồi 274,56 ha(đất nông nghiệp 261,12 ha, đất phi nông nghiệp là 13,44 ha) Phương án

kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Tuyên Quang được lập trên cơ

sở hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địaphương Về cơ bản, việc xác chỉ tiêu sử dụng đất của phương án là hợp lý,đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của thành phốTuyên Quang Về việc huỷ bỏ, thay đổi kế hoạch sử dụng đất, một số địaphương cơ bản xử lý tình trạng dự án chậm triển khai Đến nay, UBNDthành phố Hồ Chí Minh đã hủy bỏ văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư vàthu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của

564 dự án, diện tích 5.736 ha Số lượng dự án bị thu hồi, hủy bỏ tăng thêm

28 so với cuối năm 2014 Đồng thời, Thành phố đã điều chỉnh, cắt giảmquy mô diện tích để sớm kết thúc 9 dự án

* Những điểm bất cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay Công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bảnngày càng hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫncòn tồn tại nhiều bất cập trong trên thực tế Một số địa phương phê duyệt

kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện chậm so với quy định, dẫn đếnviệc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kếhoạch bị ảnh hưởng Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưaphù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạtầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp,thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể

Trang 20

hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tínhkhả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện Việc không đồngnhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêuthực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác Chỉ tiêu phê duyệt chưa đảmbảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y tế,giáo dục…Nhiều địa phương còn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đốivới trường hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện

so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt, phát sinh các dự án,công trình chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện Hay,một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàngnăm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, phảilùi tiến độ thực hiện Quy hoạch, kiến trúc đô thị thiếu đồng bộ về hạ tầng

kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chưa thực sự chú ý tới yếu tố bảo vệ môi trường,phát triển bền vững Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạnchế, bất cập về cơ chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phâncông hợp lý về chức năng đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quyhoạch – kiến trúc và ủy ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theodõi việc lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện quy hoạch Lực lượng cán

bộ chuyên trách cho công tác này còn nhiều hạn chế về năng lực Công tácquản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn tới tình trạng

vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng chưa được phát hiện và xử lýkịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, nhất là trên địa bàn TP HồChí Minh và Hà Nội Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai chưa thực sự được chú trọng Tình trạng quy hoạch

“treo” còn phổ biến Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chưađược thu hồi Việc xử các dự án sau khi thu hồi cũng đang gặp nhiều khókhăn, vướng mắc Sau khi chấm dứt pháp lý dự án, trả lại quyền lợi hợppháp cho người dân nhưng trên thực tế, do chủ đầu tư đền bù, giải phóng

Trang 21

mặt bằng không liền thửa, liền khoảnh nên cả người dân lẫn doanh nghiệpđều khó để sử dụng phần đất của mình, chính quyền cũng khó điều chỉnhquy hoạch Bên cạnh đó, dù là hủy bỏ dự án nhưng quy hoạch không thayđổi nên người dân không dám xây dựng kiên cố hay đầu tư sản xuất lâu dài

vì lo nhà nước thực hiện quy hoạch sẽ không được bồi thường do không cócác chính sách đối với người dân sau khi thu hồi dự án “treo” hoặc các quyhoạch chậm thực hiện

* Hướng hoàn thiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Kinh tế - xã hội phát triển rất nhanh do yêu cầu phát triển đô thị hóa,công nghiệp hóa, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất và nhu cầu sửdụng ngày càng đa dạng từ đó đòi hỏi công tác quản lý quy hoạch phảinâng cao chất lượng, có tầm nhìn chiến lược và đổi mới kịp thời Công táclập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theohướng tiếp cận phương pháp tiên tiến Quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội,bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, có tính đến tácđộng của biến đổi khí hậu Quan tâm, lấy ý kiến nhân dân tham gia đónggóp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch

sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành, tham vấn cácbên liên quan trong quá trình lập quy hoạch Hoàn thiện hệ thống thông tinđất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiệnđại, theo mô hình tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đamục tiêu, bảo đảm công khai, minh bạch Chuyển dần các hoạt động đăng

ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử Đẩy mạnh xử lýsai phạm, đặc biệt là các sai phạm khiến tình trạng nhiều khu đất để hoang,

dự án “treo” kéo dài gây ra thiệt hại, lãng phí nguồn đất và ngân sách nhànước Kiến nghị hướng xử lý đối với các dự án vi phạm pháp luật về đấtđai Xây dựng chính sách đối với người dân sau khi thu hồi dự án “treo”

Trang 22

hoặc các quy hoạch chậm thực hiện tạo niềm tin với người dân không bịhạn chế về quyền theo quy định pháp luật

1.2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

1.2.1 Khái niệm

a Khái niệm về cơ sở dữ liệu

Theo Trần Văn Tuấn và Lê Phương Thúy (2009), khái niệm về cơ sở

dữ liệu đất đai được hiểu như sau:

Cơ sở dữ liệu được hiểu theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên theocách định nghĩa kiểu kỹ thuật thì CSDL là một tập hợp thông tin có cấutrúc Trong ngành công nghệ thông tin, thuật ngữ này được sử dụng rấtnhiều và nó thường được hiểu dưới dạng một tập liên kết các dữ liệu điềuhành hay một tập tin được lưu trữ trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS- Database Management system) làmột phần mềm hay hệ thống được liên kết để quản trị một cơ sở dữ liệu.Các phần mềm này hỗ trợ khả năng lưu trữ, xóa, tìm kiếm thông tin trongCSDL

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảngcủa kết cấu hạ tầng về thông tin nó bao gồm các CSDL chuyên ngành để tạothành một hệ thống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần: cơ sở dữ liệu

về chính trị (chính sách, pháp luật, tổ chức cán bộ); cơ sở dữ liệu về kinh tế(nguồn lực - tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn, quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế, kết quả hoạt động của các ngành kinh tế - nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ); cơ sở dữ liệu xã hội (dân số, lao động vănhoá, giáo dục, y tế, thể thao); cơ sở dữ liệu đất đai là một thành phần khôngthể thiếu được của cơ sở dữ liệu quốc gia

b Cơ sở dữ liệu đất đai

Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địachính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê,

Trang 23

kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cậpnhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.( Bộ Tài nguyên và Môitrường, 2013).

CSDL đất đai là một trong 7 nhóm dữ liệu của CSDL Tài nguyên môitrường quốc gia Xét về nội dung thì thông tin, dữ liệu về đất đai bao gồm: + Thông tin về chính sách, pháp luật đất đai;

+ Thông tin về hiện trạng sử dụng đất;

+ Thông tin về đăng ký và thống kê đất đai (cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụngđất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất );

+ Thông tin về hồ sơ địa chính;

+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tin về giá đất và phát triển quỹ đất;

+ Thông tin về thanh tra đất đai; + Thông tin về đánh giá chất lượng đất và phân hạng đất;

+ Thông tin về dữ liệu có liên quan về đất đai khác

c Cơ sở dữ liệu địa chính

Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai,làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phầnkhác Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tínhđịa chính và các dữ liệu khác có liên quan

- Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữliệu địa chính

Trang 24

- Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửađất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệthống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữliệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu vềđường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang antoàn bảo vệ công trình

- Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người

sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và

cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

- Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu

- Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sựphân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu

- Kiểu thông tin của dữ liệu: là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thôngtin của dữ liệu

- XML: là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả năng mô tả nhiều loại

dữ liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sử dụng để chia

sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin (Bộ Tài nguyên và Môi Trường,2010)

1.2.2 Nội dung của cơ sở dữ liệu thông tin đất đai

Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:

a) Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài

Trang 25

sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính của thửa đất;

c) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và

dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sửdụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền vànghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

e) Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về hệ thống đường giao thông;

g) Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữliệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giớihành chính các cấp;

h) Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và

dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷvăn, dân cư, biển đảo và các ghi chú khác;

i) Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệukhông gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trênthực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

k) Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạchxây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hànhlang an toàn bảo vệ công trình

Ngày đăng: 05/07/2017, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w