Du lịch là hoạt động vô cùng bổ ịch đối với con người. Có rất nhiều người có sở thích đi du lịch và họ xem đó là hoạt động không thể thiếu. Hằng năm trên toàn thể giới diễn ra rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với đất nước mình. Mỗi quốc gia, mỗi đất nước lại có những vẻ đẹp riêng thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá. Vì thế các hoạt động nhằm xúc tiến phát triển ở các quốc gia diễn ra khá sôi nổi. Việt Nam cũng là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan, du lịch, khám phá về đất nước và con người nơi đây. Việt Nam trong chỉ có những phong cảnh hùng vĩ được cả thể giới biết đến, khách du lịch có rất nhiều lựa chọn để khám phá con người đất nước nơi đây. Và ẩm thực cũng là con đường đưa du khách khám phá một vẻ đẹp riêng biệt. Ẩm thực miền Trung là một phần của ẩm thực cả nước mang trong mình một sắc thái, một vẻ đẹp riêng cần được khám phá, tìm hiểu. Chính vì điều này, với mục địch tìm hiểu giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh thần trong từng món ăn. Thông qua đó giới thiệu những đặc sản, nét đẹp văn hóa ẩm thực đến với du khách quốc tế. Nắm bắt được vai trò của truyền thông đối với việc phát triển văn hóa ẩm thực em xin chọn đề tài: “ Lập kế hoạch truyền thông phát triển văn hóa ẩm thực miền Trung năm 2016” là nội dung của đồ án kết thúc môn học phần thay thế.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là hoạt động vô cùng bổ ịch đối với con người Có rất nhiều người có sởthích đi du lịch và họ xem đó là hoạt động không thể thiếu Hằng năm trên toàn thểgiới diễn ra rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với đất nước mình.Mỗi quốc gia, mỗi đất nước lại có những vẻ đẹp riêng thu hút khách du lịch đến thamquan, khám phá Vì thế các hoạt động nhằm xúc tiến phát triển ở các quốc gia diễn rakhá sôi nổi Việt Nam cũng là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch đếntham quan, du lịch, khám phá về đất nước và con người nơi đây Việt Nam trong chỉ
có những phong cảnh hùng vĩ được cả thể giới biết đến, khách du lịch có rất nhiều lựachọn để khám phá con người đất nước nơi đây Và ẩm thực cũng là con đường đưa dukhách khám phá một vẻ đẹp riêng biệt Ẩm thực miền Trung là một phần của ẩm thực
cả nước mang trong mình một sắc thái, một vẻ đẹp riêng cần được khám phá, tìm hiểu.Chính vì điều này, với mục địch tìm hiểu giữ gìn và phát huy những giá trị vănhóa, tinh thần trong từng món ăn Thông qua đó giới thiệu những đặc sản, nét đẹp vănhóa ẩm thực đến với du khách quốc tế Nắm bắt được vai trò của truyền thông đối với
việc phát triển văn hóa ẩm thực em xin chọn đề tài: “ Lập kế hoạch truyền thông phát triển văn hóa ẩm thực miền Trung năm 2016” là nội dung của đồ án kết thúc
môn học phần thay thế
Nội dung đồ án gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nổ lực tìm kiếm và thu thậpthông tin và đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Lê Thị Hải Vân nhưng
do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sựđóng góp của quý thầy, cô để đề tài hoàn thiện hơn
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC MIỀN TRUNG NĂM 2016 1
1.1 Tổng quan về đơn vị chủ quản 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.2 Cơ cấu tổ chức: 8
1.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 8
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 9
1.2 Các hoạt động của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch 9
1.3 Phân tích bối cảnh: 10
1.3.1 Khái nhiệm loại hình du lịch ẩm thực 10
1.3.2 Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự .11 1.4 Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam, miền Trung 12
1.5 Vấn đề truyền thông của ngành du lịch 13
1.5.1 Vai trò truyền thông ngành du lịch 13
1.5.2 Các hoạt động truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung đã diễn ra 14
1.6 Phân tích môi trường 16
1.6.1 Môi trường vĩ mô 17
1.6.2 Môi trường vi mô 17
1.7 Mô hình SWOT 18
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC MIỀN TRUNG 20
2.1 Xác định mục tiêu truyền thông 20
2.2 Xác định đối tượng công chúng mục tiêu 23
2.3 Thông điệp truyền thông 24
2.3.1 Nội dung thông điệp 24
Trang 32.3.2 Hình thức thông điệp 26
2.3.3 Cấu trúc thông điệp 27
2.4 Chiến lược truyền thông 27
2.5 Chiến thuật truyền thông 29
2.5.1 Tổ chức liên hóa văn hóa ẩm thực miền Trung tại Đà Nẵng 29
2.5.1.1 Quảng cáo trên báo 30
2.5.1.2 Quảng cáo trực truyến 30
2.5.1.3 Quảng cáo truyền hình 31
2.5.1.4 Ngân sách quảng cáo 31
2.5.2 Tổ chức cuộc thi nấu ăn có quy mô khu vực 34
2.5.2.1 Quảng cáo trực tuyến Facebook 34
2.5.2.2 Quảng cáo bằng tờ rơi, băng rôn 35
2.5.2.3 Ngân sách quảng cáo 35
2.6 Quản lý rũi ro 36
2.7 Hoạch định ngân sách 37
2.8 Đánh giá 38
2.8.1 Đánh giá trước khi truyền thông 38
2.8.2 Đánh giá trong quá trình truyền thông 38
2.8.3 Đánh giá sau khi truyền thông 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ngân sách quảng cáo trên báo (ĐV: VNĐ) 32
Bảng 2.2 Ngân sách quảng cáo trực tuyến (ĐV: VNĐ) 32
Bảng 2.3 Ngân sách làm quảng cáo truyền hình 33
Bảng 2.4 Ngân sách phát quảng cáo truyền hình 33
Bảng 2.5 Ngân sách quảng cáo truyền hình 33
Bảng 2.6 Ngân sách quảng cáo chương trình “Liên hoan văn hóa ẩm thực miền Trung” 34
Bảng 2.7 Bảng giá quảng cáo trực tuyến Facebook 35
Bảng 2.8 Ngân sách quảng cáo bằng tờ rơi, băng rôn 36
Bảng 2.9 Ngân sách truyền thông chương trình phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016 38
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Trụ sở chính bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch 1
Hình 1.2 Liên hoan Ẩm thực miền Trung 2012 nhằm tôn vinh và phát huy những món ăn ngon, hấp dẫn du khách 14
Hình 2.1 Mẫu quảng cáo trên báo 30
Hình 2.2 Mẫu quảng cáo đặt trên trang Vnexpress.vn 31
Hình 2.3 Mẫu quảng cáo đặt trên Facebook 34
Trang 6Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC MIỀN TRUNG
NĂM 20161.1 Tổng quan về đơn vị chủ quản
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trụ sở chính
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(MINISTRY OF CULTURE, SPORT AND TOURISM - MoCST)
Địa chỉ: số 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hình 1.1 Trụ sở chính bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch
Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, ngành Vănhóa, Thể thao và Du lịch không ngừng lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cáchmạng chung của đất nước qua các thời kỳ lịch sử
Lịch sử phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể chia thành cácgiai đoạn sau:
Trang 7Giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám
Là giai đoạn đất nước còn gặp nhiều khó khăn, trong giai đoạn này Đảng ta tậptrung vào vào lĩnh vực chính là Văn hóa- Thông tin, Thể dục thể thao, lĩnh vự du lịchchưa hình thành
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Năm 1943, Đảng ta đã công bố “Đề cương văn hóa Việt Nam”, trong đó nêu rõ:
Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn hóa) Như vậy,ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy vai trò quan trọng của văn hóa, địnhhướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòatrong nội các quốc gia Bộ Thông tin, Tuyên truyền được thành lập (sau đó ngày1/1/1946 đổi tên là Bộ Tuyên truyền và Cổ động) - tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch ngày nay Từ đó, ngày 28/8 hàng năm đã trở thành Ngày Truyền thống củangành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sau khi Quốc hội khóa 1 họp ngày 2-3-1946, thành lập Chính phủ Liên hiệpchính thức thì Bộ Tuyên truyền và Cổ động không còn tồn tại Đến ngày 13-5-1945,Nha Tổng giám đốc thông tin, tuyên truyền mới được tổ chức dưới quyền chỉ huy vàkiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ, và đến ngày 27-11-1946 đổi thành Nha thông tin.Các cơ quan phụ thuộc có Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, thành lập ngày 7-9-1945
Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập tại HàNội Hồ Chủ tịch khai mạc Hội nghị, Người chỉ rõ: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dânthực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ Đây cũng chính là kim chỉ nam xuyên suốtmọi hoạt động của Ngành Văn hóa và Thông tin
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Trang 8Công tác thông tin, tuyên truyền lúc này chiếm vị trí hàng đầu trong năm bướccông tác cách mạng với khẩu hiệu của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lầnthứ II họp vào tháng 7-1948 và Hội nghị cán bộ văn hóa lần thứ I vào tháng 2-
1949:“Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
Ngày 10-7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 38/SL sáp nhập NhaThông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Thủ tướng Phủ và Sắc lệnh số 83/SL hợp nhất Nhathông tin thuộc Thủ tướng Phủ và Vụ Văn học, nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục thànhNha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng Phủ do đồng chí Tố Hữu phụ trách.Cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm diễn ra ác liệt Song ở đâu có khángchiến, ở đó có văn hóa kháng chiến Những “Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” qua cácthời kỳ cách mạng đã biết cách tổ chức công tác tuyên truyền thành một nghệ thuật,đồng thời lại biết cách đưa nghệ thuật vào công tác tuyên truyền Đây là một thành tựulớn của nền văn hóa - nghệ thuật - thông tin - tuyên truyền của Ngành chúng ta
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Ngày 30 tháng Giêng năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14 thiếtlập Bộ Thanh niên một Nha thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân củangành Thể dục thể thao ngày nay Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh
số 38 thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục, gồm cómột phòng Thanh niên Trung ương và một Phòng Thể dục Trung ương
Lĩnh vực Du lịch:
Thành lập Công ty Du lịch Việt Nam (tiền thân của Tổng cục Du lịch) trực thuộc
Bộ Ngoại thương (Nghị định số 26/CP ngày 9/7/1960) Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoạithương ban hành Quyết định số 164- BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức của Công ty Du lịch Việt Nam
Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975)
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
* Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1964)
Bộ Tuyên truyền được Hội đồng Chính phủ thành lập từ trung tuần tháng 8-1954
và được Quốc hội V thông qua ngày 20-5-1955 đổi tên là Bộ Văn hóa, do giáo sưHoàng Minh Giám làm Bộ trưởng Giai đoạn này, sự nghiệp văn hóa và thông tin đượcphát triển toàn diện theo định hướng rõ ràng để đi sâu vào chuyên ngành hoạt động,
Trang 9phát triển có bài bản về nội dung, về đào tạo cán bộ và phương thức hoạt động, tăngcường lực lượng văn hóa, thông tin để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thamgia chiến đấu ở miền Nam.
Có thể nói đây là thời kỳ phát triển cơ bản, toàn diện nhất, xây dựng cơ sở nềnvăn hóa mới khắp các tỉnh, thành phố miền Bắc
* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại và chi viện miền Nam (1965-1975)
Giai đoạn này, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng động viên toàn quân, toàndân chiến đấu chống quân xâm lược Đặc biệt trong thời kỳ này có hai hoạt động vănhóa, văn nghệ nổi bật đó là phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” và “Đọc sách cóhướng dẫn” đã góp phần giáo dục lòng căm thù sâu sắc của nhân dân đối với bọn xâmlược và bè lũ tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cáchmạng
Công tác thông tin trở thành “mũi nhọn” với việc thành lập Tổng cục Thông tin(Quyết định số 165-NQ/TVQH ngày 11-10-1965) Chỉ thị về công tác thông tin trongquần chúng của Ban Bí thư Trung ương Đảng số 118/CT-TW ngày 25-12-1965 đề racho công tác thông tin nhiệm vụ nặng nề: “Phải cổ động thường xuyên bằng các hình
thức tuyên truyền nhẹ nhàng, có tính chất quần chúng rộng rãi” để “Nhà nhà đều biết,
người người đều nghe”.
* Miền Nam chống Mỹ, ngụy (1954-1975)
Ở miền Nam, sau khi chuyển quân, tập kết, ngành Văn hóa, Thông tin thực tếkhông còn tồn tại Mọi hoạt động phải chuyển vào bí mật, lấy tuyên truyền miệng làphương thức hoạt động chính Sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chínhthức ra đời ngày 20-12-1960 tại tỉnh Tây Ninh, Ngành Thông tin Văn hóa ở miền Namnhanh chóng được khôi phục Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Namthành lập ngày 6-6-1969, đồng chí Lưu Hữu Phước làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Vănhóa Trải qua bao hy sinh, gian khổ, đất nước đã giành được tự do, độc lập: Đại thắngmùa xuân 1975 đi vào lịch sử như một thiên anh hùng ca bất diệt; người người nồng
nhiệt xuống đường với rừng cờ, biểu ngữ, ảnh Bác Hồ, cất cao tiếng hát “Như có Bác
Hồ trong ngày vui đại thắng”
Giai đoạn củng cố hậu phương lớn, chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và tất
cả cho tiền tuyến lớn miền Nam, tiến lên “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” làgiai đoạn sôi động nhất của ngành Văn hóa và thông tin trong cả nước
Trang 10Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Ban Thể dục thể thao Trung ương được thành lập năm 1957, đến năm 1960 đổithành Ủy ban Thể dục thể thao
Lĩnh vực Du lịch:
Chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang Phủ Thủ tướng quản lý (Nghị định
145 CP ngày 18/8/1969 của Hội đồng Chính phủ)
Giai đoạn sau Đại thắng mùa xuân 1975
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Tháng 6-1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, Chínhphủ tổ chức Bộ Văn hóa do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu làm Bộ trưởng
Năm 1977, Ủy ban phát thanh và truyền hình Việt Nam ra đời Xưởng phimtruyền hình thuộc Tổng cục thông tin đã chuyển từ trước, nay chuyển tiếp phần truyềnthanh các tỉnh sang Ủy ban phát thanh và truyền hình Tổng cục thông tin hợp nhất với
Bộ Văn hóa thành Bộ Văn hóa và Thông tin theo Nghị quyết số 99/NQ/QHK6 của Ủyban Thường vụ Quốc hội, và đến ngày 4-7-1981 đổi lại là Bộ Văn hóa theo Nghị quyết
kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VII
Có thể nói thời kỳ 1975-1985, ngành Văn hóa thông tin chuyển từ chiến tranhsang hòa bình, tuy mấy năm đầu có lúng túng, bị động, khó khăn, nhưng đã vượt quathử thách và phát triển toàn diện với một chất lượng mới trên phạm vi cả nước
Giai đoạn đổi mới (1986 - 2006)
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Trước yêu cầu đổi mới, Bộ Thông tin được lập lại trên cơ sở giải thể Ủy ban phátthanh và truyền hình và tách các bộ phận quản lý xuất bản, báo chí, thông tin, cổ động,triển lãm của Bộ Văn hóa theo Quyết định số 34 của Bộ Chính trị và Thông cáo ngày
Trang 1116-2-1986 của Hội đồng Nhà nước để thống nhất quản lý các phương tiện thông tin đạichúng Đồng chí Trần Hoàn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Đồng chí Trần Văn Pháclàm Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Ba năm sau (1987-1990), một tổ chức mới được hình thành, hợp nhất 04 cơquan: Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch thành
Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 244 NQ/HĐNN8ngày 31/3/1990 do đồng chí Trần Hoàn làm Bộ trưởng
Vừa hợp lại xong đã thấy không hợp lý nên mỗi năm lại tách dần một bộ phận:
Du lịch sáp nhập vào Bộ Thương mại và Du lịch (Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hộikhóa 8 ngày 12/8/1991) Ngày 26/10/1992, thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quanthuộc Chính phủ (Nghị định số 05-CP) Sau khi tách Du lịch, lại đến Thể dục thể thao,Phát thanh truyền hình thành các ngành trực thuộc Chính phủ
Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin trở lại như trước đây, với chức năng, nhiệm
vụ như Nghị định số 81-CP ngày 8/4/1994 của Chính phủ quy định Việc liên tục tách
ra nhập vào như trên đã ảnh hưởng về nhiều mặt hoạt động của Ngành Rất may là
thấy trước vấn đề này, nên với phương châm chỉ đạo “Giữ nguyên trạng, bộ phận nào
làm việc nấy, không xáo trộn cả người và kinh phí” nên mọi công việc được tiến hành
bình thường Trong hai năm 1994 - 1995, ngành Văn hóa - Thông tin đã tập trung mọi
cố gắng phục vụ các ngày lễ lớn của dân tộc Đây là sự khôi phục và phát triển cáchoạt động văn hóa, thông tin chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của toàn xã hộitheo phương hướng đúng đắn mà Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 của Đảng đã đề ra.Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” được ban hành, mở ra một thời kỳ mới cho sự nghiệp văn hóa Việt Nam.
Bám sát 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp chủ yếu đểtiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới, toàn Ngành đã phấn đấuvượt qua nhiều khó khăn, tiếp tục khẳng định những thành tựu trong quá trình đổimới
Năm 2000, năm bản lề chuyển giao thiên niên kỷ đã đánh dấu bước phát triểnvượt bậc của ngành Văn hóa - Thông tin Nhiều hoạt động văn hóa - thông tin kỷ niệmcác ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc được tổ chức; bộ mặt văn hóa nước nhà khởi sắc,
Trang 12chuyển biến đồng đều, tích cực theo hướng mà Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
đề ra
Từ năm 2006, ngành Văn hóa - Thông tin chủ động triển khai thực hiện Nghịquyết Đại hội X của Đảng, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóaVIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm “sự gắn kết giữ nhiệm vụ phát triển kinh tế
là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” (Văn kiện Đại hội Đảng X).
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Năm 2000, thể thao tiếp tục con đường hội nhập quốc tế và chinh phục các đỉnhcao thành tích mới, tham dự Olimpic mùa hè lần thứ 27 tại Sydney Năm 2002, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 phê duyệtquy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao đến năm 2010
Lĩnh vực Du lịch:
Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 120-HĐBT quy định chứcnăng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8 ngày 12/8/1991 sáp nhập Tổng cục
Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch
Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch
là cơ quan thuộc Chính phủ
Giai đoạn năm 2007 đến nay
Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành: Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đangành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Dulịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủyban Dân số, Gia đình và Trẻ em
Từ năm 2009 đến nay, toàn Ngành tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao
và du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động của Chương trình kỷ niệm
1000 năm Thăng Long, Hà Nội; hoàn thành việc xây dựng các đề án lớn triển khai
thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây
dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; đẩy mạnh thực hiện Chiến
lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt
Trang 13Nam đến năm 2020; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giaiđoạn 2011-2030; Quy hoạch phát triển thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khaithực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình v.v…
Với những thành tựu to lớn đã đạt được kể từ ngày thành lập, Ngành đã đượcĐảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chươngSao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế-vănhóa-xã hội của đất nước Thời gian tới, nhiều công việc đang đặt ra, đòi hỏi sự quyếttâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm
vụ phát triển văn hóa, thể dục thể thao và du lịch theo các mục tiêu đã được xác địnhtại các văn kiện của Đảng, tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu pháttriển kinh tế-xã hội
1.1.2 Cơ cấu tổ chức:
1.1.2.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
Trang 141.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỂN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Theo Nghị định số 76/2013/NĐ-CP NGÀY 16/7/2013 )
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năngquản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cảnước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thểthao và du lịch theo quy định của pháp luật
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhtại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
HIỆU LỰC THI HÀNH
1 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 9 năm 2013
2 Nghị định này thay thế Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm
2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị địnhnày
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
1.2 Các hoạt động của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch là một thành phần trong bộ máy lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước, có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nước nhà Vớinhiệm vụ, quyền hạn của mình bộ đã xây dựng phát triển bộ máy lãnh đạo hoàn thiện,phát huy thế mạnh định hướng đúng tiềm lực Xây dựng, phát triên các lĩnh vực, tổchức các hoạt động có ý nghĩa Sau đây là những hoạt động có ý nghĩa tiêu biểu được
bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện:
Phát động toàn dân Chung tay nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam
Trang 15Tối ngày 19/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban điều phối Đề án tổng thể phát triểnthể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 (gọi tắt là đề án 641) đã tổ chức
lễ phát động toàn dân chung tay nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam, Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Trưởng ban Đề án 641, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - LêKhánh Hải, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo - Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Nguyễn Ngọc Đông,cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL đãđến dự
Khai mạc triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc 2015
Tối 27/5 tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Trungtâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Triển lãmtranh thiếu nhi toàn quốc 2015 nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
Hơn 400 tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn từ 34.250 tranh của các em thiếu nhi
từ 574 trường học, nhà văn hóa thiếu nhi trên toàn quốc gửi về tham dự đã được giớithiệu tại triển lãm
Tại Lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho 39 cá nhân, 10 tập thể cóthành tích xuất sắc (trong đó có 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 10 giải Ba và 20 giải khuyếnkhích)
Cuộc thi “Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội”
Ngày 10/4, tại Hà Nội, Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có tráchnhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU-ESRT) thuộc Tổng cục Du lịch vừa phốihợp với Báo Thanh niên, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tổchức buổi họp báo lần 2 về Cuộc thi “Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xãhội”
1.3 Phân tích bối cảnh:
1.3.1 Khái nhiệm loại hình du lịch ẩm thực
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo đuổinhững kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng
có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà
Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực Nhiềungười khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng
Trang 16sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng Tuy nhiên , đó không phải là tất cả.Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địaphương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên màchỉ người dân địa phương biết đến… Những trải nghiệm độc đáo và thú vị là điều hấpdẫn, thu hút du khách đến với loại hình du lịch này.
Du lịch ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực Nó bao gồm các trườnghọc nấu ăn, sách dạy nấu ăn, các chương trình ẩm thực trên tryền hình, các cửa hàngtiện ích của nhà bếp và các tour du lịch ẩm thực…
Như vậy , du lịch ẩm thực qua các tour du lịch là một tập hợp con của du lịch ẩmthực nói chung Theo nghĩa này, du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch với mục đíchtìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến
1.3.2 Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự
Du lịch ẩm thực với du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cánhân về mọi lĩnh vực như lịch sử , kiến trúc, hội họa , chế độ xã hội, cuộc sống củangười dân cùng các phong tục tập quán của điểm đến…
Như vậy, du lịch văn hóa là khái niệm bao trùm cả du lịch ẩm thực và các loạihình du lịch khác nữa dựa vào văn hóa, nó đề cập đến việc nâng cao nhận thức cá nhântrong mọi lĩnh vực Trong khi đó, du lịch ẩm thực chỉ là nâng cao nhận thức cá nhântrong lĩnh vực ẩm thực, tập quán ăn uống của người dân Du lịch ẩm thực là tập hợpcon của du lịch văn hóa nên cũng giống như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực cũngphải dựa trên những gì là giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến để phát triển
Như vậy, agritourism khác du lịch ẩm thực ở chỗ: agritourism nhằm thỏa mãnnhu cầu tìm hiểu về các hoạt động nông nghiệp, tìm hiểu về cách thức ăn của conngười được tạo ra Còn du lịch ẩm thực nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật
ẩm thực của điểm đến.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn húa(cỏc món ăn
Trang 17là một biểu hiện của văn húa), trong khi đó agritourism là tập hợp con của du lịch nôngthôn Điều đó có nghĩa là du lịch ẩm thực và agritourism gắn bó chặt chẽ với nhau,như những hạt giống của các món ăn có thể được tìm thấy trong nông nghiệp
1.4 Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam, miền Trung
Về điều kiện tài nguyên du lịch
Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng, là tiềm năng to lớn choviệc phát triển loại hình du lích ẩm thực
Xuất phát là một nước nông nghiệp, thêm vào đó là có các điều kiện thuận lợi vềkhí hậu, địa hình, nhờ vậy, ngành nông- lâm- nghiệp của Việt Nam khá phát triển.Thủy, hải sản Việt Nam đa dạng về chủng loại, chất lượng Hiện nay, là mặt hàngđóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu Rau, củ, quả có quanh năm ở mọi miền Đây
là nguồn nguyên liệu thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú, đa dạng Vớinguồn nguyên liệu dồi dào như vậy, Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trong cung ứngnguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng, quán ăn
Miền Trung, dãi đất trãi dài là khu vực có vị trí vừa giáp biển, núi cao Nơi đâykhông những phong phú ở nguồn nguyên liệu, mà ẩm thực còn khá đa dạng trong cáchchế biến cũng như cách thức thưởng thức Để dữ được hương vị tươi ngon tự nhiêncủa các món ăn người miền Trung nói riêng hay nét văn hóa ẩm thực Việt Nam nóichung thường chuộng cách luộc, hấp , nấu, nướng ít sử dụng phương pháp chiên, xàonhư ẩm thực các nước phương Đông khác Tuy nhiên, nét văn hóa ẩm thực mỗi vùngmiền lại mang vẻ đặc sắc riêng
Món ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vịriêng biệt, nhiều món ăn cay hơn đồ ăn miền Bắc vằ miền Nam, màu sắc được phốitrộn phong phú, rực rỡ, thiên về mày đỏ và nâu sậm Các tỉnh thành miền Trung nhưHuế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc Đặcbiệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay,nhiều màu sắc mà còn chú trọng số lượng các món ăn, tùy mỗi món chỉ được bày một
ít trên đĩa nhỏ
Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhàhàng, khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt Bên cạnh đó,
Trang 18miền Trung có nhiều vùng sản xuất nguyên liệu, thực phẩm và nhiều làng nghề ẩmthực như làng rau Trà Quế, rượu Bầu Đá, Cao Lầu, mỳ Quảng… Đó là những địa chỉhứa hẹn nhiều tiềm năng để trở thành nhữn điểm đến trong những tuor du lịch ẩmthực.
1.5 Vấn đề truyền thông của ngành du lịch
1.5.1 Vai trò truyền thông ngành du lịch
Hiện nay, ngành du lịch đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ Sự cạnh tranh nàykhông chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia (giữa các doanh nghiệp, các địa phương) mà
cả trong phạm vi khu vực (giữa các nước) và cả các châu lục Để giành chiến thắngtrong cuộc cạnh tranh này, nhà nước và các doanh nghiệp du lịch đã đưa ra nhiều biệnpháp để thu hút khách du lịch Một trong số đó là tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến
du lịch
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam thực sự mang lại cho nền kinh tế quốcdân một nguồn thu không nhỏ Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch(thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam), thu nhập từ du lịch có tốc độ tăng trưởng trungbình hàng năm là 30%, năm 1991 đạt 2.240 tỉ đồng, năm 2000 đạt 17.400 tỉ đồng đếnnăm 2009 đạt gần 70.000 tỉ đồng Vì vậy, phát triển du lịch được Đảng và Nhà nước tahết sức quan tâm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X xác định “Du lịch là mộtngành kinh tế mũi nhọn, xếp thứ 2 về doanh thu trong số các ngành xuất khẩu của ViệtNam” Đặc biệt tháng 11/2009, Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựngChiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030, đề
ra mục tiêu đến năm 2020 đón được 11- 12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45- 48triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của
cả nước, đến năm 2030, doanh thu từ du lịch sẽ gấp 2 lần năm 2020 Du lịch cơ bản trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm
2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài nội lực, ngành du lịch còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, trong đó có một yếu tố không thể thiếu là vấn đề truyền thông phát triển dulịch Truyền thông là công cụ xúc tiến hữu hiệu nhằm làm hài hoà lợi ích giữa doanhnghiệp và khách du lịch Với doanh nghiệp, truyền thông giúp họ quảng bá về sảnphẩm dịch vụ du lịch như các chương trình, tuyến điểm du lịch, chương trình dự án cơ
sở vật chất của mình tới công chúng, tới du khách Với khách du lịch, tryền thông giúp
Trang 19họ lựa chọn được những chuyến đi phù hợp với sở thích và kinh tế cũng như sự yêntâm tin tưởng trước khi đi tham quan và mua các sản phẩm dịch vụ du lịch từ cácdoanh nghiệp Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh củangành du lịch phát triển.
1.5.2 Các hoạt động truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung đã diễn ra
Tổ chức liên hoan Ẩm thực miền Trung tại Huế
Đây là một trong nhiều hoạt động hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia Duyên hảiBắc Trung bộ - Huế 2012, do Tổng cục Du lịch - Bộ VHTT&DL, Hiệp hội Khách sạnViệt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh TT- Huế và các tỉnh Bắc Trung bộ tổ
chức Trong 4 ngày, từ 28/6 đến 1/7/2012, Liên hoan Ẩm thực miền Trung sẽ diễn ra
tại thành phố Huế
Dự kiến sẽ có khoảng 23 tỉnh, thành phố tham gia liên hoan, trong đó có các tỉnhDuyên hải Bắc Trung bộ như TT- Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An,Thanh Hóa; các tỉnh thành khu vực miền Trung từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận cũng nhưcác thành phố Hà Nội, TP HCM và một số địa phương khác
Hình 1.2 Liên hoan Ẩm thực miền Trung 2012 nhằm tôn vinh và phát huy những món
ăn ngon, hấp dẫn du khách
Liên hoan nhằm mục đích tôn vinh và phát huy những món ăn ngon, hấp dẫn dukhách của khu vực miền Trung Thông qua các hoạt động tổ chức chế biến, trưng bày,bán các sản phẩm ẩm thực, liên hoan góp phần tuyên truyền, quảng bá giới thiệu vớikhách du lịch về nghệ thuật ẩm thực chế biến các món ngon miền Trung Ngoài ra, liênhoan sẽ giới thiệu khả năng, trình độ nghề nghiệp về chế biến món ăn của các đơn vị
Trang 20trong ngành; đồng thời tạo điều kiện để ngành và địa phương nắm được trình độ taynghề của đội ngũ nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng.
Thông qua liên hoan, các địa phương có dịp trao đổi kinh nghiệm, tạo không khíthi đua giữa các đơn vị, địa phương nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng phục vụtrong dịch vụ ăn uống; kết hợp giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch, khu tuyến điểm
du lịch của các địa phương; tạo không khí sôi động, thu hút sự quan tâm của ngườidân, khách du lịch trong và ngoài nước tới các họat động của Năm du lịch Quốc giaDuyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012
Liên hoan Ẩm thực món ngon các nước năm 2012
Diễn ra từ ngày 12 đến 16/12/2012 tại Công viên 23/9 (quận 1, thành phố Hồ ChíMinh), Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước” lần VII năm 2012 do Sở VHTTDLphối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
Liên hoan là cơ hội giao lưu, trao đổi, giới thiệu với công chúng về các giá trịvăn hóa ẩm thực, nghệ thuật, trang phục, đất nước và con người của các quốc gia; giớithiệu đến công chúng các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng, có uy tín tại thành phố HồChí Minh, những địa chỉ đáng tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du kháchtrong nước và quốc tế
Các nội dung của Liên hoan Ẩm thực lần thứ 7 này bao gồm: biểu diễn chế biến
và phục vụ ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trò chơi dân gian, giới thiệu trangphục, âm nhạc đặc trưng… thể hiện bản sắc văn hóa của các quốc gia
Theo Ban Tổ chức, dự kiến có khoảng 80 gian hàng của 50 đơn vị nhà hàng,khách sạn đại diện cho nền ẩm thực của 25 các quốc gia và vùng lãnh thổ; các đơn vị,nhà hàng đạt chuẩn trong chương trình thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị;Trường nghiệp vụ đào tạo Nhà Hàng; cơ quan Tổng lãnh sự, đại diện nước ngoài tạithành phố Hồ Chí Minh cùng tham gia trình diễn, giới thiệu và chào bán các mónngon, nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc sản…
Tham gia liên hoan, du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu nhiều nền văn hóa phongphú, đa dạng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giớitại cùng một địa điểm thông qua nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: biểu diễn
chế biến và phục vụ ẩm thực tại các gian hàng, liên hoan “Bếp trưởng 5 sao", kỷ lục“Hoa đăng dưa hấu”, nghệ thuật pha chế (bartender), liên hoan “Các món cuốn
Trang 21Việt Nam" Đặc biệt, Show biểu diễn của đầu bếp nổi tiếng thế giới Martin Yan – “Yan
Can Cook” và Bobby Chinn
Hội thi chế biến món ăn dân tộc Việt Nam 2010
Sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, có tính chuyên nghiệp cao, với sựcông tâm, khách quan của Ban giám khảo Hội thi chế biến các món ăn dân tộc ViệtNam đã bế mạc vào chiều 09/01 tại Công viên nước Hồ Tây - Hà Nội
Tham dự lễ bế mạc và trao giải có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Trần ChiếnThắng;Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn; đại diện các Cục, Vụ
và toàn thể các thí sinh tham gia Hội thi
Hội thi đã lựa chọn và xếp hạng được một danh sách các món ăn dân tộc, đạt cácchỉ tiêu nghề nghiệp: “Chất lượng, khẩu vị, thẩm mỹ an toàn” Hội thi đã suy tôn đượcmột danh sách các chuyên gia, lựa chọn được một danh mục theo thứ hạng các món ăndân tộc Việt Nam, bao gồm 20 món ăn đạt Huy chương vàng, 25 món ăn đạt Huychương bạc, 30 món ăn đạt Huy chương đồng và 25 món ăn đạt giải khuyến khích.BTC Hội thi cũng đã lựa chọn được 5 gian hàng của các Sở VHTTDL địa phương cóhình thức trình bày đẹp và 04 đoàn có số lượng thí sinh dự thi đông nhất để trao giải Tại lễ bế mạc Hội thi - Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Cácmón ăn do các đầu bếp chế biến tại Hội thi lần này đã thể hiện được trình độ tay nghềngày càng cao và điêu luyện, thể hiện sự tiến bộ, tìm tòi sáng tạo không ngừng của độingũ đầu bếp trong ngành du lịch
Cũng tại buổi lễ, bà Đỗ Thị Xoan - Vụ trưởng Vụ khách sạn TCDL cho biết trên
cơ sở kết quả Hội thi, sắp tới đây bộ sưu tập các món ăn dân tộc Việt Nam của Hội thi
sẽ được in ấn, xuất bản, giới thiệu qua sách báo, phim ảnh để quảng bá rộng rãi trong
và ngoài nước qua các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch để giới thiệu về mộtsản phẩm văn hoá du lịch đặc thù của Việt Nam, góp phần vào chiến dịch xúc tiếnquảng bá của các đơn vị, khách sạn, nhà hàng, các công ty trong toàn ngành du lịch
1.6 Phân tích môi trường
Môi trường là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kế hoạchtruyền truyền thông Để kế hoạch truyền thông thật sự hiệu quả cần phải tìm hiểu rõcác yếu tố môi trường tác động như thế nào đến hoạt động truyền thông đó Để trả lờicâu hỏi trên, chúng ta cần phân tích môi trường ảnh hưởng, nhằm mục địch có thể sử
Trang 22dụng những nguồn lực mạnh nhất để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu và mong muốncủa chương trình truyền thông.
1.6.1 Môi trường vĩ mô
Kinh tế
Kinh tế năm 2013 được đánh giá là mất ổn định nhất trong 5 năm trở lại đây.Được đánh giá là đáy của khủng hoảng Rất nhiều doanh nghiệp không thể bám trụtrong “cơn bão” này Trong năm 2014, nền kinh tế dần ổn hổi phục, người dân nớilỏng chi tiêu, bên cạnh đó là sự hổ trợ của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế
Trong bối cảnh này, việc bắt đầu một chương trình du lịch là một quan điểmnhằm phát triển du lịch là hoàn toàn có cơ sở Tạo điều kiện phát triển du lịch, pháthuy nền văn hóa ẩm thực Việt Nam
Chính trị- pháp luật
Chính trị ổn định là một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế bền vững
Trong những năm gần đây, Việt Nam chú trọng hơn đến các luật kinh tế, như luậtbảo vệ người tiêu dung, luật sở hữu trí tuệ, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trongviệc phát triển
Tuy nhiên, biến động lớn nhất trong năm 2014 là Việt Nam sẽ mở cửa tự do thịtrường bán lẻ theo cam kết với WTO Thị trưởng mở, thu hút khách du lịch trong vàngoài nước đến với Việt Nam và miền Trung Nơi đây có cơ hội phát triển nền văn hóa
ẩm thực
Văn hóa- xã hội
Việt Nam có nền văn hóa truyền thông bao đời, con người nơi đây hiền hòa hiếukhách Khách du lịch khi đến với Việt Nam nói chung cũng như đến với Miền Trungđược tiếp đón nồng nhiệt, chu đáo Tạo cảm giác gần gũi thân mật Với truyền thốnghiếu khách đó để lại nhiều ấn tượng để trong mắt du khách quốc tế
1.6.2 Môi trường vi mô
Nguồn nhân lực
Miền Trung là dải đây dài và hẹp, có vị trí hài hòa giữa núi và biển Khu vưc nơiđây được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các đặc sản từ thú rừng đến hải sản tươi sống.Con người sống ở đây thật thà, chất phát, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong laođộng Chính vì như thế, để phát triển nền văn hóa ẩm thực nơi đây đến với du khách làhoàn toàn có cơ sở Với vị trí thuận lợi, con người siêng năng, cần cù Kết hợp với sự
Trang 23chỉ đạo của ban lãnh đạo các cấp ưu tiên phát triển ngành du lịch Việc có một chươngtrình truyền thông mang lại hiệu quả là mà ban chỉ đạo bộ Văn hóa- Thể thao và Dulịch mông muốn hướng đến.
Khách du lịch ngày càng có nhiều kinh nghiệm, ngày càng hướng tới những giátrị thiết thực hơn Mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn chiếm ưuthế chính Riêng đối với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đáng lưu ý là khách cómục đích thăm viếng, chữa bệnh và tôn giáo cao hơn so với mức chung của thế giới
1.7 Mô hình SWOT
Để có thể thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam cũng như nhìnnhận những cơ hội và thách thưc khi phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam, trình bàythông qua mô hình SWOT như sau:
Cơ hội
Mức sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch cũng ngày càng tăng
Toàn cầu hóa thức đẩy sự giao lưu các nền văn hóa
Loại hình du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đàu phát triển trên thế thới vài năm trở lại đây
Hệ thống nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển đã góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế
Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định, do đó Việt Nam được coi là điểm đến an toàn cho du khách
Thách thức
Điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn kém
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã thực hiện khá thành công đối với sản phẩm du lịch ẩm thực