MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCâu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐHCĐ hiện nạy.Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh.Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học.Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học.Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu”. Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu?Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ.Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học. Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌCCâu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học.Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học.Câu 3: Bằng những lí luận và thực tiễn, hãy chứng minh nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy học ở đại học của Anh (Chị) phải đảm bảo theo nguyên tắc 3Đ.Câu 4: Anh (Chị) hãy chọn một chương hoặc một bài trong học phần đang dạy hoặc sẽ dạy ở cao đẳng, đại học và đề xuất ý tưởng sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ nhằm đảm bảo nguyên tắc 3Đ.Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về những ưu và nhược điểm của công nghệ thông tin được sử dụng trong quá trình dạy học ở cao đẳng hoặc đại học.
Trang 1Mục lục
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2
Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐH-CĐ hiện nạy 3 Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh 5 Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học 8 Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học 9 Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu” Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu? 13 Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ 13 Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ 15
MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 18
Câu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học 18 Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học 19 Câu 3: Bằng những lí luận và thực tiễn, hãy chứng minh nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy học ở đại học của Anh (Chị) phải đảm bảo theo nguyên tắc 3Đ 23 Câu 4: Anh (Chị) hãy chọn một chương hoặc một bài trong học phần đang dạy hoặc sẽ dạy ở cao đẳng, đại học và đề xuất ý tưởng sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ nhằm đảm bảo nguyên tắc 3Đ 24 Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về những ưu và nhược điểm của công nghệ thông tin được sử dụng trong quá trình dạy học ở cao đẳng hoặc đại học 24
Trang 2MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
1/ Tên đề tài: Biện pháp cải thiện tình trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng trường cao đẳng giao thông 3 trong giai đoạn 2015 – 2016
2/ Mục đích: Giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vấn đề bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
- Nhiệm vụ 2: Mô tả và đánh giá thực trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất giải pháp cải thiện thực trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
- Nhiệm vụ 4: Tiến hành khảo nghiệm/ thực nghiệm biện pháp đề xuất giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
4/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng: Biện pháp giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
- Khách thể điều tra: Sinh viên, giảng viên, đội ngủ cán bộ quản lý
- Khách thể nghiên cứu: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
5/ Phạm vi (nêu chủ yếu phạm vi của nội dung)
Phạm vi nội dung:
- Tập trung vào các biện pháp cho sinh viên thực hiện
- Biện pháp nâng cao nhận thức vấn đề bỏ học của sinh viên
- Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
Trang 3Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐH-CĐ hiện nạy.
Hiện nay, bất cứ một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là: Đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc đẩy mạnh giảng viên nhà trường tích
cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của
xã hội
Tuy nhiên để có thể cải thiện chất lượng cũng cần phải khảo sát về thực trạng bất cập hiện nay trong các giảng viên của trường Đh Cđ Là một người giảng viên không phải chỉ chú tâm đến việc truyền đạt kiến thức, mà còn phải dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu khoa học chuyên môn cũng như giáo dục, để đáp ứng tốt quy chế qui định giờ chuẩn của các trường cũng thường hay đưa số giờ chuẩn NC vào Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy phong trào NCKH trong giảng viên những năm vừa qua vẫn còn những bất cập, hạn chế sau:
- Giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, do vậy, hầu hết giảng viên đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài để nghiên cứu Nhiều đề tài được nghiên cứudựa trên các mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tếcủa chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học
- Các đề tài giảng viên lựa chọn mang tính chất khái quát, tổng quan nhiều, chưa sâu, chưa
đi vào những vấn đề cụ thể, bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực Chủ yếu giảng viên mới đi
vào các công trình có nhiều tài liệu để tham khảo, giảng viên còn ngần ngại và “ngán”
khi phải lựa chọn những công trình cần sưu tầm nhiều tài liệu, cần phải có điều tra xã hội học, thống kê, chạy mô hình, Mặt khác, trong quá trình NCKH, giảng viên còn e ngại đưa ra quan điểm cá nhân của riêng mình, chưa khai thác kỹ tài liệu tham khảo, chưa tìm hiểu kỹ vấn đề Cá biệt còn có giảng viên sao chép các công trình đi trước mà không tríchdẫn, vi phạm quy tắc trong NCKH
- Có thể khẳng định rằng, nguồn thu nhập chính yếu của các giảng viên đại học hiện nay đến từ việc giảng dạy Việc NCKH vừa tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi thu nhập lại ít ỏi Thực tế, nhiều giảng viên dạy vượt quá 200% - 300% số giờ quy định là bình
thường, cá biệt một số giảng viên ở một số trường “ôm sô” hơn 1000 tiết/1 học kỳ Thậm
chí nhiều giảng viên còn đi dạy thêm ở trường tư vì ở đó thù lao mỗi tiết dạy cao hơn Do
vậy, giảng viên “lãng quên” NCKH là điều không hề khó hiểu Bên cạnh đó, từ trước
đến nay, chưa có một chế tài nào đối với những người không nghiên cứu Nhiều giảng viên tại các trường hiện nay không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy còn là tình trạng phổ biến
Trang 4- Một bộ phận giảng viên trong quá trình NCKH, do còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nên trong quá trình tham khảo tài liệu để làm đề tài còn quá lệ thuộc vào Internet Các tài liệu giảng viên sử dụng đều bằng tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu trong nước biên soạn,hoặc dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh, Pháp, Vì vậy, tính thiết thực của tài liệu sử dụnggiảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu còn chưa phong phú.
- Kinh phí phục vụ cho những đề tài NCKH của giảng viên không nhiều Đây cũng là điểmbất cập, gây khó khăn cho công tác phát triển NCKH trong giảng viên Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học chưa đồng đều, thiếu chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực và chưa đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ khu vực và quốc tế
- Hầu hết tất cả các trường đều có hội đồng khoa học Nhưng hội đồng thường dừng lại ở việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá, chứ chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho giảng viên, cán bộ công nhân viên Bên cạnh đó là chính sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chưa tạo được động lực NCKH trong giảng viên, cán bộcông nhân viên
Biện pháp:
- Phía nhà trường cần chú trọng, quan tâm hơn nữa tới hoạt động NCKH của giảng viên, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của trường Về mặt tổ chức, nên thành lập từng ban chỉ đạo hoạt động giảng viên NCKH cấp trường, cấp khoa nhằm góp phần giúp giảng viên nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, tầm quan trọng nghiên cứu khoa học
- Hiện nay, khi mà giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội4 và sự chuyển biến tích cực của nền giáo dục đại học, cao đẳng trong giai đoạn vừa qua cũng đạt được những thành quả nhất định, được xã hội ghi nhận Để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, thì việc tiếptục đổi mới về nội dung, phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội làcách tiếp cận phát triển, phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của thế giới Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những khâu cần thiết góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới phương pháp giảng dạy chúng ta mới
chủ động tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại Điều này sẽ gópphần tạo điều kiện cho giảng viên phát triển khả năng tư duy độc lập cũng như dần hình thành các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chương trình đào tạo Kết hợp chặt chẽ giữa
Trang 5lý luận và thực tiễn giúp giảng viên củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá rộng Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ và xây dựng kế hoạch NCKH trong giảng viên từng năm học; nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của giảng viên Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhà trường nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của giảng viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn.
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh.
Tính mới:
Nghiên cứu khoa học (NCKH) quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật, hiệntượng mà con người chưa biết, vì vậy quá trình NCKH luôn là quá trình hướng tới những pháthiện mới hoặc sáng tạo mới Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của NCKH, hay nói cáchkhác NCKH là sự sáng tạo cái mới Yêu cầu của tính mới trong NCKH không cho phép sự lặplại như cũ những cái đã phát hiện hoặc đã sáng tạo
Theo nghĩa thông thường, cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc biếtnhưng chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa chính xác; hoặc có thể cái mới là cái đã phát hiện nhưngvẫn tiếp tục được nghiên cứu ở góc độ, khía cạnh khác nhằm tìm kiếm cái mới hơn, cái mới cóthể là: Phương pháp mới cho một đối tượng mới; một khái niệm mới; một phương hướng mới;một cách vận dụng mới; một luận điểm mới… mà trước đó chưa ai tìm ra, phát hiện hoặc thựchiện Điều đó có nghĩa là cái mới có nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều cấp độ và trình độ khácnhau, nhưng dù ở mức độ nào thì cũng không thể lặp lại và nhất thiết phải được phát triển bằngcon đường NCKH, bằng phương pháp NCKH chứ không thể bằng con đường khác Và, trongNCKH để tránh sự lặp lại và sáng tạo được cái mới thì chúng ta cần phải hiểu sâu sắc, đầy đủ vềnhững cái đã có bằng hoạt động và nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ví dụ:
Tính tin cậy:
Kết quả NCKH phải được kiểm chứng nhiều lần do nhiều người khác nhau thực hiệntrong những điều kiện quan sát thí nghiệm giống nhau và thu được những kết quả hoàn toàngiống nhau, có như vậy tính tin cậy mới được đảm bảo Một kết quả thu được ngẫu nhiên, phùhợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó vẫn chưa thể đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật,hiện tượng Chính đặc điểm này dẫn một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của NCKH,
đó là cần phải có tư tưởng hoài nghi khoa học; khi trình bày một kết quả khoa học, ngườinghiên cứu cần phải làm rõ những điều kiện, nhân tố và phương tiện tổ chức thực hiện và cách
Trang 6kiểm chứng giả thuyết.
Ví dụ:
Tính thông tin:
Sản phẩm của NCKH được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó làm một báo cáo khoahọc, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu sản phẩm mới, một mẫu vật liệu mới, môhình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới… Tuy nhiên, cho dù ở dạng sản phẩmnào, sản phảm khoa học luôn mang tính thông tin, đó là những thông tin về quy luật vận độngcủa sự vật, hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó.Tính thông tin được coi là căn cứ hết sức quan trọng trong việc lựa chọn và đưa ra những chỉbáo đánh giá hiệu quả của một hoạt động NCKH nào đó Thông tin trong NCKH đòi hỏi phảiđược thu thập một cách khách quan, có đủ độ tin cậy, được xử lý một cách trung thực bằng cácphương pháp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất mỗi công trình khoa học Do đó, có thểnói đặc điểm về tính thông tin của NCKH đã bao hàm trong đó tính tin cậy, khách quan và trungthực khi thu thập, xử lý, tham khảo thông tin
Ví dụ:
Tính khách quan:
Khách quan vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn của công trìnhNCKH, NCKH nếu không đảm bảo tính khách quan thì không thể có sản phẩm khoa học theođúng nghĩa của nó Chúng ta biết rằng, sản phẩm NCKH bao giờ cũng mang tính chủ quan củangười nghiên cứu, nhưng những sản phẩm đó khi được nghiên cứu phải xuất phát và có cơ sở từnhững quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – đó là những quy luật kháchquan
Chân lý khoa học chỉ có một và không bao giờ lệ thuộc vào ý chí chủ quan của conngười, do đó khoa học không chấp nhận bất kỳ một sự duy ý chí, chủ quan của một người haymột lực lượng nào; NCKH không cho phép kiểu tư duy phiến diện, gượng ép suy diễn chủquan, không xuất phát từ hiện thực khách quan; chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, ngườinghiên cứu cần phải luôn lật đi lật lại những vấn đề khoa học tưởng chừng như đã hoàn toànđược xác nhận là chính xác để đảm bảo tính khách quan của khoa học
Ví dụ:
Tính rủi ro
NCKH có thể thành công nhưng cũng luôn có khả năng thất bại, thất bại trong NCKHđược coi là sự rủi ro Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếuthông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu;
Trang 7thiết bị kỹ thuật không đủ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu đặt ra sai; khảnăng thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm để xử lý vấn đề; sự biến đổi đột ngột vềkhách thể nghiên cứu… thậm chí, có những công trình NCKH đã thành công trong thử nghiệmnhưng khi áp dụng thực tế thì lại thất bại Tuy nhiên, trong khoa học, thất bại cũng được xem làmột kết quả; kết quả ấy cũng mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH với nội dung là khẳngđịnh một giả thuyết khoa học đặt ra là sai; hay nói cách khác, trong sự vật, hiện tượng khôngtồn tại quy luật hoặc giải pháp như giả thuyết Điều này có ý nghĩa rất lớn trong khoa học, vìkhẳng định đó sẽ giúp cho những nghiên cứu sau không dẫm chân lên vết xe đổ, lãng phí cácnguồn lực nghiên cứu, cho nên trong NCKH, thất bại cũng phải được tổng kết, được lưu giữnhư một tài liệu khoa học nghiêm túc.
Ví dụ:
Tính kế thừa
Bằng sự tích lũy kinh nghiệm, con người nghiên cứu tổng kết hình thành những phươngpháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và từ việc kế thừa kết quả nghiên cứu ban đầu để mở rộng,phát triển nghiên cứu, hình thành các bộ môn khoa học khác nhau Do sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học và công nghệ, ngày nay không còn một công trình NCKH nào bắt đầu từ chỗ hoàntoàn trống rỗng về kiến thức Thực tế, mỗi công trình nghiên cứu đều kế thừa kết quả không chỉchính ngành khoa học đó mà còn của nhiều ngành khoa học khác, thậm chí hàng loạt phươnghướng nghiên cứu mới, bộ môn khoa học mới xuất hiện đều là kết quả kế thừa lẫn nhau giữacác bộ môn khoa học Tính kế thừa trong NCKH có ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương phápnghiên cứu, qua đặc điểm này nhắc nhở người nghiên cứu không quá cứng, tự mãn với nhữngvấn đề lý luận và phương pháp luận của mình đến mức chối từ cập nhật và tham khảo các lýluận và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu khác, các ngành khoa học khác Và ngượclại, người nghiên cứu không áp đặt những lý luận và phương pháp luận của mình cho ngườikhác, cho ngành khoa học khác, mà luôn tìm cách kế thừa những phương pháp nghiên cứu,những thành quả mà NCKH đã tạo ra để phát triển hoạt động NCKH của mình đi đúng hướng,
Trang 8tượng, nó được biểu hiện ở tổng thể các tiêu chí định tính và định lượng hợp thành uy tín củanhà khoa học; uy tín đó chỉ có được trên cơ sở năng lực, hiệu suất lao động của nhà nghiên cứutrong những điều kiện môi trường xã hội nhất định.
Ví dụ:
Tính phi kinh tế
Trong NCKH rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất,thậm chí có thể nói lao động khoa học hầu như không thể định mức được Hơn nữa, nhiều khihiệu quả kinh tế của NCKH chúng ta cũng không thể xác định, ngay cả những kết quả nghiêncứu về kỹ thuật dưới dạng các sáng chế và hình mẫu rất có giá trị về mặt kỹ thuật, có giá trị muabán rất cao trên thị trường, song không thể áp dụng chỉ vì lý do thuần túy xã hội và như vậyhiệu quả kinh tế cũng không thể trở thành hiện thực Hay nói cách khác, hiệu quả NCKH khôngchỉ là hiệu quả kinh tế (trước mắt và lâu dài) mà còn là hiệu quả xã hội, chính trị, văn hóa vàhiệu quả khoa học – công nghệ, chính vì vậy, một trong những đặc điểm của NCKH là tính phikinh tế
Câu 4 : Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học.
Cách 1
**** Phân chia thành các loại hình như sau:
Phân loại theo tính ứng dụng:
Nghiên cứu ứng dụng :hình thành chính sách, cách thức quản lý mới hoặc cải thiện sự hiểu biết.Nghiên cứu cơ bản : phát triển, thử nghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật
và công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu
Phân loại theo phương thức nghiên cứu:
Nghiên cứu thực nghiệm (empirical research): liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế;khảo sát thực tế hoặc trong điều kiện có kiểm soát
Nghiên cứu lý thuyết (theoretical research): là hình thức nghiên cứu chủ yếu thông qua sách vở,tài liệu, các học thuyết và tư tưởng
Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả (descriptive research)
Nghiên cứu so sánh (comparative research)
Nghiên cứu tương quan (correlational research)
Nghiên cứu giải thích (explanatory research)
Trang 9Phân loại theo hình thức thu thập dữ liệu:
Nghiên cứu định lượng (quantitative research): lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định tính (qualitative research): nhằm mô tả sự vật, hiện tượng; không quan tâmđến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng không nhằm lượng hóa sự biến thiên này
Cách 2:
Các loại hình NCKH: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu có các loại hình :
+ Nghiên cứu cơ bản: Loại hình nghiên cứu nhằm tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới,
những giá trị mới cho nhân loại Tri thức cơ bản là tri thức nền tảng cho mọi quá trìnhnghiên cứu và ứng dụng tiếp theo.
-Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Phát hiện ra tri thức mới, những lý thuyết mới dù chưa có địa
chỉ ứng dụng
-Nghiên cứu cơ bản định hướng : Tìm ra tri thức mới, giải pháp mới đã có địa chỉ ứng dụng + Nghiên cứu ứng dụng : Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là vận dụng những tri thức cơ bản
để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế - xã hội
+ Nghiên cứu triển khai: Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các
nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống XH
+ Nghiên cứu dự báo : Mục tiêu phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hướng mới
của sự phát triển của khoa học và thực tiễn
Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đề tuân theo một trật tự logic xác định, bao gồm các bước sau đây:
1 Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài
2.xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu
3 Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu
4 Đưa luận điểm, tức giả thuyết nghiên cứu
5.Đưa các luận cứ (Evidence)để chứng minh giả thuyết
6 Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả thuyết
Những nội dung trên có mối liên hệ logic nhất quán:
Trang 10+ Nếu chủ đề nghiên cứu (ở tên đề tài) là NC mô tả thì mục tiêu, vấn đề nghiên cứu và các nội dung sau đó đều phải NC mô tả.
+ Các nghiên cứu khác cũng hoàn toàn tương tự
+ Mỗi đề tài chứa đựng một nội dung NC, song cũng có thể chứa đựng một số loại NC, tùy thuộc vào ý tưởng của người nghiên cứu và thỏa thuận giữa các đối tác
LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶT TÊN ĐỀTÀI
Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứukhoa học, trong đó có một nhóm người
(nhómnghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụnghiên cứu Nhóm nghiên cứu có thể là
mộthoặc nhiều hơn một người Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học
Xác định mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và
là rõ trong nghiên cứu Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ? Trong một đề tài khoa học
xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu chung"; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’
Xác định nội dung nghiên cứu đểthực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra
Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét Nhìn chung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm:
• Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát
• Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện
• Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học
CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
• Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ khoa học
• Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định Phương pháp ở đây bao gồm hai lọai : phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp xếp các luận
cứ để chứng minh luận điểm khoa học
Luận cứ: Để chứng minh luận điểm khoa học ngườinghiên cứu cần có các luận cứ Luận cứ làbằng chứng để khẳng định giả thuyết của tácgiả đặt ra là đúng Về mặt lôgic học, là phánđóan
Trang 11đã được chứng minh trước khi được sửdụng để làm bằng chứng chứng minh giả thuyết Trong khoa học có hai lọai luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế.
Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa họcđã được chứng minh, bao gồm các kháiniệm,các tiền đề, định lý, định luật hoặc cácquy luật xã hội, tức là các mối liên hệ đãđược khoa họcchứng minh là đúng Luậncứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu,công trình khoa học của cácđồng nghiệp đitrước
Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp ngườinghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốnkém thời gian để tìm các sự kiện thực tế,chứng minh lại những gì mà các đồng nghiệpđã chứng minh
Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp
Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ.Phương pháp tìm kiếm, chứng minhvà sử dụng luận cứ Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm baviệc : tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúngđắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứđể chứng minh giả thuyết Để là ba việc đóphải có phương pháp Phương pháp trả lời câuhỏi :’Chứng minh bằng cách nào ?’
Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần những loại thông tin sau :
• Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu
• Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước
• Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu Để có được những thông tin đó, người nghiên cứu phải biết thu thập thông tin Những lọai thông tin trên đây có thểđược thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành
XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
• Luận điểm khoa học là một phán đóan đã được chứng minh về bản chất sự vật
• Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm các bước: Phát hiện vấn đề nghiên cứu ; đặt giả thiết nghiên cứu Giả thiết chính là luận điểm cần chứng minh
Vấn đề nghiên cứu (tiếng Anh là ResearchProblem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (tiếng Anhlà Research Question) là câu hỏi được đặt rakhi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫngiữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lýthuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ranhu cầu
Trang 12phát triển tri thức đó ở trình độ caohơn Đặt được câu hỏi nghiên cứu là giai đọanquan trọng trên bước đường phát triển nhậnthức.
Tuy nhiên, đặt câu hỏi nghiên cứu, tức là nêuvấn đề nghiên cứu lại chính là công việc khónhất đối với người mới làm quen với côngviệc nghiên cứu Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu khoa học luôn phải đặtnhững với thầy cô như : Nghiên cứu một đềtài khoa học nên bắt đầu từ cái gì ? Câutrả lời trong các trường hợp này luôn là : Hãybắt đầu từ phát hiện vấn
đề nghiên cứu, nghĩalà đặt câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lọai câu hỏi : Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìmkiếm, và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn, để trả lời những câu hỏi thuộc lớp thứ nhất.• Trong nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là : Cần chứng minh điều gì ? Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời
Có thể sử dụng những phương pháp sau đây để đặt câu hỏi nghiên cứu :• Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học : Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận
ra những mặt yếu của nhau Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng những vấn
đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện, từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu
Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường Người nghiên cứu phải luôn đặt những câu hỏi ngược lại quan niệm thông thường Chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng, trẻ em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, thì có người đã nêu câu hỏi ngược lại : Các bà mẹ trí thức chắc chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân Vậy tại sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ tri thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ là nông dân ?
Nhận dạng những vướng mắc trong họat động thực tế : Nhiều khó khăn nảy sinh trong họat động sản xuất, họat động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý Thực tế này đặt người nghiên cứu trước những câu hỏi phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề, đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới
Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu : Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứuxuất hiện nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ sau khi ông nghe được lời phàn nàn của một cụ già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngọai ô của thành phố New York
Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp : Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp
để chứng minh luận điểm của mình ; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức đặt câuhỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình