Các em thân mến Theo kế hoạch của Bộ kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ tiếp tục kế thừa tính ưu việt của năm 2017. Về các môn thi, các em thi bắt buộc ba môn toán, ngữ văn, tiếng anh và một môn tự chọn bài khoa học tự nhiên hoặc bài khoa học xã hội. Về giới hạn kiến thức là cả khối 11 và khối 12. Nhằm chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng sinh học khối 11 cho kì thi sắp tối của khối 12. Sau đây thì xin giới thiệu các đề thi trắc nghiệm đã được thầy biên tập theo các chủ đề để gửi tới các em. Các bài tập trắc nghiệm này được thầy sưu tầm và biên soạn mới. Hy vọng qua các bài tập trắc nghiệm này sẽ giúp ích cho các em trong việc cũng cố lại kiến thức và sẽ đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018. Trân trọng kính chào
Trang 1ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
1 Điều khiển sinh sản ở động vật
a Một số biện pháp làm thay đổi số con
- Sử dụng hocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp
Ví dụ: Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài
cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con
Ví dụ: Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu bò làm cho trứng chín và rụng nhiều cùng nột lúc, thụ tinh nhân tạo với tinh trùng chuẩn bị sẵn
- Thay đổi các yếu tố môi trường
Ví dụ: thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày
- Nuôi cấy phôi
+ Mục đích: làm tăng nhanh số lượng cá thể của một loài nào đó
+ Quy trình: kích thích rụng trứng → thụ tinh nhân tạo → thu nhận phôi → cấy các phôi vào
tử cung con cái
Ví dụ: tiêm hoocmôn kích thích trứng chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, lấy ra ngoài đem thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng đến một giai đoạn nhất định sau đó đem cấy vào tử cung của con cái
Ví dụ: tiêm hoocmôn kích thích sự chín và rụng của trứng, lấy các trứng đó ra ngoài đem thụ tinh nhân tạo tạo thành hợp tử, khi hợp tử ở giai đoạn phân chia (khoảng vài tế bào) tách những
tế bào đó ra, nuôi dưỡng tiếp tục để cho mỗi tế bào phát triển thành hợp tử sau đó cấy vào tử cung của con cái
Hình 11.12: Thụ Tinh nhân tạo
- Thụ tinh nhân tạo: Có tác dụng làm tăng hiệu quả thụ tinh, có thể thực hiện bên trong hoặc biên ngoài cơ thể
b Một số biện pháp điều khiển giới tính
- Tuỳ vào nhu cầu mà con người có thể điều khiển giới tính bằng nhiều biện pháp khác nhau: + Sử dụng hoocmôn
+ Tách tinh trùng
Trang 2+ Chiếu tia tử ngoại
+ Thay đổi chế độ ăn…
2 Sinh đẻ có kế hoạch ở người
a Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
- Mục đích:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế
+ Giảm áp lực về tài nguyên và môi trường cho xã hội
b Các biện pháp tránh thai
- Tính ngày trứng rụng để tránh giao hợp vào ngày đó
- Sử dụng bao cao su tránh thai
- Thuốc viên tránh thai
- Sử dụng dụng cụ tử cung chống lại sự làm tổ của hợp tử ở tử cung
- Triệt sản nữ, cắt và thắt 2 đầu của ống dẫn trứng
- Triệt sản nam: cắt và thắt hai đầu ống dẫn tinh
- Ngoài ra còn có thể sử dụng một số biện pháp như: sử dụng thuốc diệt tinh trùng, mũ tử cung, xuất tinh ngoài âm đạo
Hình 11.13: Các biện pháp tránh thai BÀI TẬP ÁP DỤNG
Trang 3Câu 1: Biện pháp nào cho thụ tinh đạt sinh sản cao và dễ đạt được mục đích chọn lọc những đặc
điểm mong muốn ở con đực giống?
A Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp
B Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể
C Nuôi cấy phôi
D Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể
Câu 2: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao có tác dụng:
A Gây ức chế ngược lên tuyến yênvà vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH
B Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH
C Kích thích tuyến yênvà vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH
D Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH
và LH
Câu 3: Thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo biện pháp nào?
A Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp B Thay đổi yếu tố môi trường
Câu 4: Biện pháp nào có tính phổ bến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?
A Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh
B Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động
C Dùng các nhân tố môi trường trong tác động
D Thay đổi cặp nhiễm sắc thể gới tính ở hợp tử
Câu 5: Những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và rụng hàng loạt?
A Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp, thay đổi yếu tố môi trường
B Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo
C Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường
D Nuôi cấy phôi, sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp
Câu 6: Tỷ lệ đực cái ở động vật bậc cao xấp xỉ tỷ lệ 1:1 phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
A Cơ chế xác định giới tính
B Ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể
C Ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể
D Ảnh hưởng của tập tính giao phối
Câu 7: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?
A Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ
B Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái
C Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
D Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái
Câu 8: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là
A dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai
B dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng
C dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng
D dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng
Câu 9: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là
Trang 4A làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng
B làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng
C làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng
D làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng
Câu 10: Thụ tinh nhân tạo được sử dụng trong các biện pháp nào?
A Nuôi cáy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường
B Thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi, sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp
C Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp, thay đổi các yếu tố môi trường
D Thay đổi các yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo
Câu 11: Biện pháp nào làm tăng hiệu quả thụ tinh nhất?
A Thay đổi các yếu tố môi trường
B Thụ tinh nhân tạo C Nuôi cấy phôi
D Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp
Câu 12: Điều hoà ngược âm tính diễn ra trong quá trình sinh tinh trùng khi nào?
A Nồng độ GnRH cao B Nồng độ testôstêron cao
C Nồng độ testôstêron giảm D Nồng độ FSH và LH giảm
Câu 13: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A Điều chỉnh khoảng cách sinh con B Điều chỉnh sinh con trai hay con gái
C Điều chỉnh thời điểm sinh con D Điều chỉnh về số con
Câu 14: Cho các biện pháp sau:
(1) Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp (2) Thay đổi các yếu tố môi trường (3) Các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di (4) Nuôi cấy phôi
(5) Thụ tinh nhân tạo
Những biện pháp có thể làm thay đổi số con ở động vật là:
A 1, 3, 4, 5 B 2, 3, 4, 5 C 1,2, 3, 4 D 1, 2, 4, 5
Câu 15: Trong các các biện pháp tránh thai, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp:
A Thắt ống dẫn trứng B Tính ngày rụng trứng
C Uống viên tránh thai D Dùng dụng cụ tử cung
Câu 16: Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về (1) , (2) và (3) sao
cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
A (1) Số con, (2) thời điểm sinh con, (3) khoảng cách sinh con
B (1) Số con, (2) tuổi của con, (3) giới tính con
C (1) Thời điểm sinh con, (2) giới tính con, (3) khoảng cách sinh con
D (1) Thời điểm sinh con, (2) tuổi của con, (3) Số con
Câu 17: Sự điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối chủ yếu bởi:
C Các nhân tố bên ngoài cơ thể D Các nhân tố bên trong cơ thể
Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hậu quả của việc nạo phá thai?
A Gây mất nhiều máu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục
B Là một trong những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
C Có thể gây tử vong
D Có thể gây vô sinh
Câu 19: Biện pháp nào có tính phổ bến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?
Trang 5A Dùng các nhân tố môi trường trong tác động
B Thay đổi cặp nhiễm sắc thể gới tính ở hợp tử
C Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh
D Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động
Câu 20: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A Điều chỉnh thời điểm sinh con B Điều chỉnh về số con
C Điều chỉnh khoảng cách sinh con D Điều chỉnh sinh con trai hay con gái
Câu 21: Tỷ lệ đực cái ở động vật bậc cao xấp xỉ tỷ lệ 1:1 phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
A Ảnh hưởng của tập tính giao phối B Ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể
C Ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể D Cơ chế xác định giới tính
Câu 22: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?
A Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
B Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái
C Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ
D Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái
ĐÁP ÁN
1:d;2:b;3:c;4:a;5:a;6:a;7:d;8:c;9:c;10:b;11:b;12:b;13:b;14:a;15:a;16:a;17:a;18:b;19:c;20:d;21:d;22 :d