1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản trong quan hệ Việt Lào

11 1,8K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Trải qua chặng đường chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào tiền thân của hai Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương, chung một lý tưởng, nhân dân

Trang 1

BÀI DỰ THI Cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào,

Lào – Việt Nam - năm 2017”

(Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Cay-xỏn)

Cùng sinh sống trên Bán

đảo Đông Dương, cùng dựa

lưng vào dãy Trường Sơn

và uống chung dòng nước

Mê Công, hai dân tộc Việt

– Lào có nhiều nét tương

đồng về kinh tế, văn hóa

Người Việt và người Lào

từ lâu đời đã am hiểu về

nhau và có mối quan hệ gần gũi trong đời sống Từ cội nguồn liên kết tự nhiên, trải cùng thời gian, quan hệ hai quốc gia được thiết lập và ngày càng gắn kết Quan hệ Việt – Lào càng được thắt chặt hơn khi hai dân tộc cùng bị ngoại xâm

đe dọa hoặc xâm chiếm Do có sự gắn bó về điều kiện tự nhiên, lại phải thường xuyên đương đầu với các thế lực lớn mạnh hơn nhiều, hai dân tộc đã tìm đến nhau, cùng dựa vào nhau chống trả kẻ thù, bảo vệ đất nước Tình đoàn kết Việt – Lào đã được hình thành như một sự tất yếu và ngày càng bền chặt qua thời gian Quan hệ Việt – Lào đạt tới tầm đặc biệt

và nhân lên khi được Chủ tịch Hồ Chí

Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay-xỏn

Phôm-vi-hản kính mến cùng các thế hệ lãnh

đạo, nhân dân hai nước dày công vun

đắp, được tôi luyện và thử thách qua

cuộc đấu tranh cách mạng Lịch sử mãi

Trang 2

khắc ghi công ơn những người bạn, người đồng chí, anh em Lào luôn kề vai sát cánh cùng Cách mạng Việt Nam trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, cũng như những đoàn quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam sẵn lòng cống hiến, hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân vì sự nghiệp Cách mạng Lào Trải qua chặng đường chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tiền thân của hai Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương), chung một lý tưởng, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc để bước sang thời kỳ xây dựng cuộc sống mới hòa bình,

ấm no và hạnh phúc

Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia-dân tộc từ xưa đến nay, ít thấy có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ hai nước Việt Nam - Lào Đây là mối quan hệ bắt nguồn từ vị trí địa - chiến lược của hai nước, từ bản chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước là những người xây dựng nền móng và dày công vun đắp…

Với quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, với thiện chí chân tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng chí anh em, giúp bạn là tự giúp mình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn con em yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt - Lào, đó vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước Người rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong trào cách mạng ở Lào với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình” Từ khi mới ra đời, tại Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương: ba nước đều

Trang 3

là thuộc địa của Pháp nên cần đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc

Bên cạnh đó, trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực tiễn, Người luôn luôn phát huy cao độ tính độc lập và chủ động của đồng bào các bộ tộc Lào Theo Người “kháng chiến Việt - Miên - Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi” Người khẳng định “Chính phủ, Mặt trận và nhân dân Việt Nam ra sức hết lòng, thành thực giúp đỡ Mặt trận nhân dân Lào, Miên một cách không có điều kiện”; “Mà giúp nước bạn tức là tự giúp mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn” Trong quá trình giúp cách mạng Lào, Người chỉ rõ, khi giúp bạn, phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự quyết Việc gì cũng phải đựơc Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi mới làm Bởi vì, người làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân Lào, cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách mạng Lào phải do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo Tại Hội nghị Trung ương III (khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ:

“cho đến nay chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơn nữa” và cũng từ đó, nhiệm vụ

Trang 4

giúp đỡ cách mạng Lào ngày càng được tăng cường, quan hệ đoàn kết Việt -Lào càng thêm gắn bó, mật thiết

Gắn kết cách mạng hai nước

Được Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản

cho phép trở về Đông Dương theo

nguyện vọng, năm 1928, lãnh tụ Nguyễn

Ái Quốc từ Xiêm đến bản Xiêng Vảng,

huyện Noỏng Bốc, tỉnh Khăm Muộn trực

tiếp truyền bá cách mạng tại Lào nhằm

đưa cách mạng Việt Nam và Lào hòa

quyện, nương tựa vào nhau, cùng đấu

tranh giành độc lập, tự do Dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách

mạng Việt Nam-Lào những năm 1930-1931 đã có sự phối hợp ngày càng gắn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn mối quan hệ giữa cách mạng hai nước Việt Nam

và Lào, kịp thời xây dựng và phát huy sức mạnh nhân dân hai nước Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Lào Quán triệt chủ trương và những lời căn dặn của đồng chí Hồ Chí Minh tại Hội nghị Tân Trào, Ban chỉ đạo khởi nghĩa ở Viêng Chăn vận động các lực lượng yêu nước và tiến bộ Lào xúc tiến thành lập Chính phủ Lào Ít-xa-la

Xuất phát từ nhu cầu hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, ngày 14-10-1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là Chính phủ đầu tiên trên thế giới chính thức công nhận Chính phủ độc lập Lào và cử phái viên của Chính phủ Việt Nam tại Lào

Từ đây, quan hệ Việt Nam-Lào chuyển sang giai đoạn mới không chỉ trong quan

hệ giữa nhân dân hai nước, mà nâng lên tầm quan hệ gắn bó giữa hai Nhà nước,

Trang 5

quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được Nhân dịp năm mới, tháng

1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, trong đó nêu rõ:

“Lào và Việt Nam là hai nước anh em Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật

thiết” Người cũng khẳng định: “Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc,

nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang”.

Nhằm giúp Lào xây dựng căn cứ địa kháng chiến của Trung ương làm chỗ dựa cho cơ quan lãnh đạo kháng chiến cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp nghiên cứu xây dựng Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn thành căn cứ chiến lược cho cách mạng Lào Ngày 16-5-1948, Ban xung phong Lào Bắc được thành lập, do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm chỉ huy trưởng Sầm Nưa đã trở thành trung tâm căn cứ địa Trung ương cách mạng Lào, nơi ra đời Quân đội Lào Ít-xa-la, do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp chỉ huy Tuyên Quang là nơi đã diễn ra Đại hội bầu Ủy ban Trung ương Neo Lào Ítxalạ

do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch và ra bản Đề án về chương trình chính trị 12 điểm xác định nhiều nội dung quan trọng về đường lối cách mạng Lào và tăng cường đoàn kết với Việt Nam, Campuchia đánh đuổi thực dân Pháp

Cùng chiến đấu chống kẻ thù chung

Trước tình hình quốc tế, khu vực và Đông Dương có những chuyển biến sâu sắc, đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải ra sức giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Lào, vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam có liên hệ mật thiết với cuộc chiến tranh giải phóng Lào” Đại hội cũng quyết định thành lập ở mỗi nước một chính đảng riêng, ở Việt Nam là Đảng Lao động Việt Nam và ở Lào là Đảng Nhân dân Lào Từ đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào được nâng lên tầm cao mới trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung vì độc lập, tự do của mỗi quốc gia

Trang 6

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” và thực hiện chủ trương của lãnh đạo hai nước, quân và dân Việt Nam-Lào đã phối hợp chiến đấu giành nhiều thắng lợi Đặc biệt là phối hợp giành thắng lợi to lớn trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hòa bình ở Đông Dương

Chiến thắng Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những người cộng sản Lào đã tổ chức Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào (1955) để lãnh đạo nhân dân Lào đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống kẻ thù chung Ngay

Trang 7

sau khi thành lập, Đảng Nhân dân Lào (năm 1972 đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) đã gửi điện cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Bức điện có đoạn: “Chúng tôi thành công trong việc thành lập Đảng Nhân dân Lào là nhờ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi, dìu dắt và sự giúp đỡ vô điều kiện của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian qua”

Ngày 5-9-1962, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Từ đây, quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào được xây dựng phát triển lên tầm cao mới, thống nhất chủ trương, sách lược đấu tranh trên các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, xây dựng lực lượng kháng chiến, tăng cường giúp đỡ lẫn nhau trong tác chiến, trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo cán bộ…

Quân đội và nhân dân hai nước cũng đã sát cánh bên nhau chiến đấu đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của

đế quốc Mỹ, tạo ra thế và lực mới, bảo đảm cho quân đội và nhân dân Lào thực hiện “ba đòn chiến lược” và mũi giáp công pháp lý năm 1975 thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế

vô sản; luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ mật thiết cách mạng hai nước Lào -Việt Nam, nuôi dưỡng và phát huy sáng tạo sức mạnh chung của nhân dân hai nước để cùng tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Lào cũng như thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam, giành độc lập cho nhân dân mỗi nước năm 1945 Ngày 30/10/1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt -Lào Với Hiệp ước này, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn bó giữa hai nhà nước

Trang 8

Chủ tịch Xuphanuvông đã khái quát ý nghĩa trọng đại của sự kiện này: “Quan hệ Lào-Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”, kỷ nguyên của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung của hai dân tộc Cũng ngày 30/10/1945, Chính phủ hai nước quyết định thành lập Liên quân Lào

- Việt Nam

Thắng lợi đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là thắng lợi của nhân dân hai nước cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu, đoàn kết gắn bó với nhau, cùng đấu tranh giành thắng lợi Đó là bài học lịch sử đầu tiên vô cùng quý giá trong lịch sử cách mạng giải phóng của hai dân tộc anh em

Bằng việc xây dựng hệ thống quan điểm và chỉ đạo thực tiễn thực hiện liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam và Lào, cũng như sự quan tâm, phát hiện và xây dựng nhân tố bên trong cho cách mạng Lào, đã dẫn tới việc thành lập Đảng Nhân dân Lào ngày 22/3/1955, sau này là Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng 2/1972), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thật sự đã đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Đó là mối quan hệ vừa bảo đảm lợi ích dân tộc, vừa bảo đảm kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để cùng hướng tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa

Đúng như Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản đánh giá: “Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập đã ra đời, là bước ngoặt lịch sử của cách mạng ba nước Đông Dương Từ đó trở đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lênin chân chính và với ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào đã bước vào thời kỳ mới và với chất lượng mới hoàn toàn.”

Điều đó càng chứng tỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đóng góp về lý luận, đường lối, phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo thực tiễn cách mạng Lào

Trang 9

Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào trong suốt nhiều thập kỉ qua gắn liền với tên tuổi, công lao to lớn của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản Sự cống hiến suốt cả cuộc đời mình cho dân, cho nước, cho Đảng thể hiện phẩm chất tuyệt vời của Chủ tịch Công lao và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản mãi mãi được ghi vào sử sách của Lào

Chủ tịch Cayxỏn luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp nhiệt tình vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực Trong quan hệ quốc tế đó, đoàn kết với Việt Nam luôn là nhân tố quan trọng và được Chủ tịch dày công vun đắp mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu thủy chung son sắt giữa Lào và Việt Nam Chính từ khói lửa của chiến tranh ác liệt vì độc lập tự do cho dân tộc mình đã làm cho nhân dân hai nước, các chiến sĩ cách mạng và các nhà lãnh tụ cao nhất của hai dân tộc gắn

bó, kề vai sát cánh bên nhau và cùng nhau làm cách mạng, đánh bại các lực lượng thù địch và tiến lên theo con đường đã lựa chọn

Trong suốt thời gian lãnh đạo cách mạng Lào, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản luôn đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Lào Trong các cuốn sách, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch luôn khẳng định chính sách trước sau như một của Đảng, Nhà nước, nhân dân Lào đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Phát biểu tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào, ngày 21/9/1965, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã nói: “Nhìn lại lịch sử 20 đấu tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai dân tộc anh

em Lào - Việt Nam chúng ta luôn luôn sống chết có nhau, cùng nhau làm cách mạng Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi chung của chúng ta Hai anh em chúng ta đồng cam cộng khổ, bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc là quan hệ đặc biệt”

Đưa quan hệ đặc biệt Việt-Lào lên tầm cao mới

Sau khi hai nước hoàn toàn được giải phóng năm 1975, quan hệ hai nước chuyển sang giai đoạn mới Trong bài phát biểu chào mừng Đại hội lần thứ IV

Trang 10

Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 15/12/1976, Chủ tịch Cayxỏn đã nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới có nhiều tấm gương sáng về tình cảm quốc tế vô sản, nhưng chưa có khi nào, chưa có ở nơi đâu có mối quan hệ đoàn kết chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như mối quan hệ Lào - Việt Nam Mối quan hệ đó đã trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng, mẫu mực, hiếm có và ngày càng được củng cố, phát triển vững chắc Chúng tôi nguyện hết lòng vun đắp cho tình hữu nghị Lào - Việt Nam ngày một xanh tươi, đời đời bền vững”

Về phía Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và tạo điều kiện cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn và thiết lập nên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ngày 2/12/1975

Tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và Lào, là một trong những thành quả cách mạng của hai dân tộc, do nhân dân hai nước cùng nhau xây dựng nên

và được xây đắp bằng công sức, xương máu của nhân dân hai nước

Trước yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới, ngày 18-7-1977, hai nước đã thỏa thuận ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào Đây là cơ sở pháp lý quan trọng mang tính chiến lược lâu dài, đánh dấu mốc phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt

và hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước

Ngày nay, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều biến đổi

to lớn và sâu sắc, vừa thuận lợi, vừa có những khó khăn, thách thức khó lường Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào sẽ nỗ lực đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giữ trọn mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào

Ngày đăng: 05/07/2017, 02:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w