1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỊA CHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHẤT MỎ TKV

28 652 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 142,36 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 3 1.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 3 1.2 Tổ chức hành chính của cơ sở thực tập 5 1.3 Lịch sử phát triển 6 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 10 2.1 Lĩnh vực kinh doanh 10 2.2 Chức năng , nhiệm vụ của phòng Địa chất 10 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 12 3.1 Nghiên cứu tài liệu 12 3.2 Công việc được phân công tại cơ sở thực tập 13 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14 4.1 Kiến thức 14 4.1.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ than Hà Lầm 14 4.1.2 Phương pháp tính trữ lượng 18 4.1.3 Kết quả tính trữ lượng và tài nguyên 19 4.2 Các tài liệu thu thập được 19 KẾT LUẬN 20

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA ĐỊA CHẤT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHẤT MỎ - TKV

Hà Nội – 3/2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA ĐỊA CHẤT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể thực tập và hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này , em xin gửilời cảm ơn chân thành đến Công ty cổ phần Địa chất mỏ - TKV, Trưởng phòngĐịa chất Ths Hà Minh Thọ và các cán bộ trong phòng Địa Chất đã tạo mọi điềukiện giúp đỡ cho em được thực tập và thu thập các các tài liệu, tiếp cận và ápdụng các kiến thức vào thực tế, tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Địa Chất, đặc biệt làthầy Nguyễn Chí Công Trong thời gian thực tập, thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉbảo và truyền đạt những kiến thức để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốtnghiệp của mình

Báo cáo thực tập được viết và hoàn thiện bởi sự nỗ lực của bản thân emnhưng có thể vẫn còn thiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được lời góp ýnhận xét, đóng góp từ các thầy cô trong khoa Địa Chất và hội đồng bảo vệ báocáo thực tập

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà nội, ngày tháng năm 2017

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 3

1.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 3

1.2 Tổ chức hành chính của cơ sở thực tập 5

1.3 Lịch sử phát triển 6

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 10

2.1 Lĩnh vực kinh doanh 10

2.2 Chức năng , nhiệm vụ của phòng Địa chất 10

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 12

3.1 Nghiên cứu tài liệu 12

3.2 Công việc được phân công tại cơ sở thực tập 13

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14

4.1 Kiến thức 14

4.1.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ than Hà Lầm 14

4.1.2 Phương pháp tính trữ lượng 18

4.1.3 Kết quả tính trữ lượng và tài nguyên 19

4.2 Các tài liệu thu thập được 19

KẾT LUẬN 20

Trang 6

MỞ ĐẦU

Địa điểm thực tập : Công ty cổ phần Địa chất mỏ - TKV

Thời gian thực tập tốt nghiệp: từ ngày 6/2/2017 đến ngày 8/3/2017

Mục đích của đợt thực tập

- Củng cố kiến thức lý thuyết đã học và kết hợp rèn luyện kỹ năng công tácngoài thực địa

- Tiếp cận thực tế các công tác liên quan tới ngành Kỹ thuật địa chất

- Nâng cao khả năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, rèn luyệnbản thân

Nhiệm vụ của đợt thực tập tốt nghiệp

- Quan sát, nghiên cứu, thu thập các loại tài liệu địa chất nguyên thuỷ trêncác lộ trình địa chất, vết lộ tự nhiên, công trình khai đào (lộ vỉa, hố, hào, lò,giếng), công trình khoan (khoan tay, khoan máy)

- Quan sát, học hỏi, nghiên cứu các loại bản đồ, sơ đồ địa chất tỷ lệ lớn(1:2.000 – 1:1.000)

- Kết hợp quan sát các công trình khai đào trên mặt

- Tìm hiểu, thu thập các tài liệu liên quan đến các đề án – báo cáo cácthời kỳ: khảo sát, đánh giá, tìm kiếm và thăm dò tại đơn vị, tổ chức mà sinh viêntham gia đợt thực tập sản xuất Thu thập các loại tài liệu: Đề án và Báo cáo tìmkiếm thăm dò các giai đoạn; Sơ đồ tài liệu thực tế, Sơ đồ địa hình; Các loại mặtcắt tuyến tìm kiếm – thăm dò; Bình đồ tính tài nguyên trữ lượng; Thiết đồ cáccông trình tìm kiếm – thăm dò Bảng tính tổng tài nguyên trữ lượng khoáng sản

- Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động khai tháckhoáng sản như: Bản đồ hiện trạng khai thác khu mỏ định kỳ; các tuyến mặt cắtkiểm đếm tài nguyên trữ lượng định kỳ (6 tháng đến 1 năm); Bảng kiểm đếm tàinguyên trữ lượng định kỳ; Công nghệ khai thác đã và đang áp dụng Điều kiệnĐCTV– ĐCCT Năng lực sản xuất của tổ chức – đơn vị sinh viên tham gia thựctập sản xuất…

1

Trang 7

- Tìm hiểu quy trình hoạt động của các đơn vị – tổ chức mà sinh viêntham gia thực tập sản xuất, làm quen với công tác tổ chức sản xuất, triển khai thicông và tính toán kinh tế – kế hoạch liên quan đến hoạt động khoáng sản.

Bài báo cáo gồm 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập

Chương 2: Giới thiệu về hoạt động chuyên ngành của cơ sở thực tập Chương 3: Nội dung công việc được phân công tại cơ sở thực tập Chương 4: Kết quả đạt được

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHẤT MỎ - TKV

Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN- MINING GEOLOGY JOIN STOCKCOMPANY (VMG)

Thành lập theo quyết định số 616/QĐ/HĐQT ngày 24-4-2003 của Hộiđồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Than –Khoáng sản Việt Nam)

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt NamGiám đốc : KS Vũ Văn Mạnh

Điện thoại : 033.3715062 – 033.3715066 – 033.3862453

Fax : 033.715067

Email: diachatmo@gmail.com

Website : minegeology.vn

Địa chỉ: 304 Trần Phú – Cẩm Thành – Cẩm Phả - Quảng Ninh

Công ty Cổ phần Địa chất Mỏ - TKV ( Tiền thân là Đoàn Thăm dò IX Hòn Gai),đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( Tập đoànTKV) được thành lập theo Quyết định số 223/ĐC ngày 1/9/1958 của Sở Địa chất - BộCông nghiệp Theo yêu cầu đẩy mạnh và mở rộng công tác tìm kiếm thăm dò vùngthan Hòn Gai - Cẩm Phả - Kế Bào, ngày 7/11/1964 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản

số 3132 cho phép Tổng cục Địa chất nâng cấp Đoàn Thăm dò IX  thành Liên đoàn Địachất 9 Đến những năm đầu của thập kỷ 70, Liên đoàn Địa chất 9 đã trưởng thành vàvững mạnh, Tổng cục Địa chất có Quyết định số 346/QĐ-TC ngày 11/12/1973 giaonhiệm vụ tìm kiếm thăm dò toàn bể than Quảng Ninh có kết hợp tìm kiếm thăm dòmột số khoáng sản khác trong vùng cho Liên đoàn Địa chất 9, đồng thời tiếp nhận toàn

bộ các đoàn địa chất làm nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò than và vật liệu xây dựng củaLiên đoàn Địa chất 2 vùng Phả Lại - Bãi Cháy

 

3

Trang 9

Hai năm sau Liên đoàn địa chất 9 tiếp nhận Đoàn Địa chất 21 làm nhiệm vụ tìmkiếm thăm dò khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng theo Quyết định số357/QĐ-TC ngày 12/12/1975 của Tổng cục Địa chất Ngày 31/10/1977 Tổng cục Địachất có Quyết định số 373/ĐC-TC giao nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò than và cáckhoáng sản khác trên vùng Đông Bắc Việt Nam cho Liên đoàn Địa chất 9 Từ đó Liênđoàn Địa chất 9 trở thành liên đoàn địa chất khu vực Ngày 13/12/1991 Bộ trưởng BộNăng lượng ký Quyết định số 609/Nl-TCCB LD chính thức giao nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh than cho Liên đoàn Địa chất 9 và đổi tên Liên đoàn Địa chất 9 thành Công

ty Địa chất và Khai thác khoáng sản

Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Nhà nước, ngày24/4/2003 Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ( nay là Tập đoàn TKV)

ra Quyết định  616/QĐ-HĐQT, V/v  thành lập Công ty Địa chất Mỏ. Công ty Cổ phầnĐịa chất Mỏ - TKV ( Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin - Mining Geology Join Stock

Company (VMG)) là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với truyền thống 50 năm

hoạt động trong lĩnh vực điều tra thăm dò khoáng sản rắn, là doanh nghiệp được Nhànước phong tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì Công ty có 04 đơn vị thành viên vớigần 1000  cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề cùng hệ thống máy móc thiết bịđồng bộ, công nghệ hiện đại của các chuyên ngành khảo sát, đo đạc, thăm dò

Gần 60 năm qua, VMG đã thi công: Hơn 2 triệu mét khoan, hơn 1.4 triệu m hàothăm dò,  hơn 50.000 mét lò, hơn 30.000 mét giếng thăm dò, hoàn thành trên 300 báocáo địa chất cho nhiều loại khoáng sản khác nhau Từ các tài liệu, báo cáo địa chất cóchất lượng tốt, độ chính xác cao đó đã làm cơ sở quyết định hình thành nên những khucông nghiệp khai khoáng hiện đại Hiện nay, thị trường hoạt động, kinh doanh củaVMG đã trải khắp các địa phương, vùng miền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam , thịtrường Lào, Campuchia và đang triển khai kế hoạch mở rộng thị trường sang các nướctrong khu vực

Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, hệ thống phântích mẫu hoá nghiêm khoáng sản theo tiêu chuẩn VILAS  và nhân lực, thiết bị hiện có,VMG sẵn sàng hợp tác đảm nhận thi công các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật vàchất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế

Trang 11

1.3.Lịch sử phát triển

Ngày thành lập: Ngày 1/9/1958

Thành lập "Đoàn Thăm dò 9" (Quyết định số 223/ĐC ngày

1/9/1958 của Sở Địa chất - Bộ Công nghiệp)

Nâng cấp "Đoàn Thăm dò 9" thành "Liên đoàn Địa chất 9" (Văn

bản số 3132/CN ngày 7/11/1964 của Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổngcục Địa chất nâng cấp Đoàn Thăm dò 9 thành Liên đoàn Địa chất 9 vớicác Đoàn Thăm dò trực thuộc)

- Liên đoàn Địa chất 9 tiếp nhận các Đoàn địa chất làm nhiệm vụ tìmkiếm thăm dò than và vật liệu xây dựng của Liên đoàn 2 (Quyết định số346/QĐ-TC ngày 11/12/1973 của Tổng cục Địa chất)

- Liên đoàn Địa chất 9 tiếp nhận Đoàn Địa chất 21 làm nhiệm vụ tìmkiếm - thăm dò khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng (Quyết định

số 357/QĐ-TC ngày 11/12/1975 của Tổng  cục Địa chất)

- Năm 1978 Liên đoàn địa chất 9 đổi tên các đoàn thăm dò như sau:Đoàn 9M đổi tên thành Đoàn 901;

Đoàn 9B đổi tên thành Đoàn 902;

Đoàn 2T đổi tên thành Đoàn 903;

Đoàn 2A đổi tên thành Đoàn 904;

Đoàn 9E đổi tên thành Đoàn 905;

Đoàn 9H đổi tên thành Đoàn 906;

Đoàn 9G đổi tên thành Đoàn 907;

Đoàn 9F đổi tên thành Đoàn 908;

Đoàn 2B đổi tên thành Đoàn 909;

Đoàn 2X đổi tên thành Đoàn 910;

Đoàn 21 đổi tên thành Đoàn 911;

Đoàn 9D đổi tên thành Đoàn 912;

Đoàn 9A đổi tên thành Đoàn 915;

Đội vật lý nâng lên thành Đoàn 913;

Đội khí hoá nâng lên thành Đoàn 914

Trang 12

- Liên đoàn Địa chất 9 trở thành Liên đoàn địa chất khu vực vớinhiệm vụ tìm kiếm thăm dò than và các khoáng sản khác trên lãnh thổĐông Bắc Việt Nam (Quyết định số 373/QĐ-TC ngày 31/10/1977 củaTổng cục Địa chất).

Liên đoàn Địa chất 9 đổi tên thành Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản.

- Sau khi giải thể Tổng cục Địa chất, Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ) đã ra Nghị định số 30/HĐBT ngày 30/4/1990 v/v thành lậpCục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.Với chủ trương sản xuất kinh doanh than từ khâu đầu đến khâu cuối, BộCông nghiệp nặng đã bàn giao Liên đoàn Địa chất 9 cho Bộ Năng lượng(Quyết định số 03/CNNg-TC ngày 13/1/1991 của Bộ Công nghiệp nặng),đồng thời điều chuyển Đoàn 913 và Đoàn 911 về trực thuộc Cục Địa chất

và Khoáng sản

- Trong những năm của thập kỷ 80 (thế kỷ 20) ngoài công tác tìmkiếm thăm dò than và các khoáng sản khác vùng Đông bắc, Liên đoàn Địachất 9 với tinh thần phát huy nội lực, giữ vững lực lượng, đa dạng hoá sảnphẩm đã tổ chức khai thác, chế biến than và khoáng sản khác Vì vậy, BộNăng lượng đã chính thức giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh than choLiên đoàn Địa chất 9 và đổi tên thành Công ty Địa chất và Khai tháckhoáng sản (Quyết định số 609/NL-TCCBLĐ ngày 13/12/1991 của BộNăng lượng) Theo đó các Đoàn địa chất được đổi tên thành Xí nghiệptrực thuộc Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản

Công ty Địa chất & KTKS trở thành thành viên của Tổng công

ty Than Việt Nam.

- Ngày 10/10/1994 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 563/TTgthành lập Tổng công ty Than Việt Nam Thực hiện quyết định trên, từngày 01/1/1995 Công ty Địa chất & KTKS chính thức là đơn vị thànhviên của Tổng công ty Than Việt Nam

7

Trang 13

- Để thống nhất quản lý công tác thăm dò địa chất trong ngành than,Tổng công ty Than Việt Nam đã điều chuyển Xí nghiệp Thăm dò Khảosát 4 từ Công ty Than Cẩm Phả (Quyết định số 296/TVN-TCCB ngày10/2/1996) và Xí nghiệp Thăm dò khai thác than từ Công ty Than HònGai (Quyết định số 265/TVN-TCCB ngày 10/2/1996) về trực thuộc Công

ty Địa chất & KTKS Chuyển Xí nghiệp 917 từ Công ty Địa chất &KTKS về Công ty Than Hòn Gai (Số 2811/TVN-TCCB ngày 23/7/1997)

Công ty Địa chất Mỏ -TKV được thành lập lại từ Công ty Địa chất & KTKS.

 Trên cơ sở Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 3/4/2003 của Thủtướng Chính Phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanhnghiệp Nhà nước của Tổng công ty Than Việt Nam giai đoạn 2003-2005,Tổng công ty Than Việt Nam ra quyết định số 616/QĐ-HĐQT ngày24/4/2003 với nội dung: Tách phần địa chất của Công ty Địa chất

&KTKS để thành lập mới Công ty Địa chất Mỏ trực thuộc Tổng công tyThan Việt Nam kể từ ngày 01/5/2003 với các đơn vị trực thuộc:

Ngày 08/4/2014, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản ViệtNam ra quyết định số 731/QĐ-TKV V/v phê duyệt Phương án Tái cơ cấuCông ty TNHH MTV Địa chất mỏ - Vinacomin Theo đó từ ngày01/5/2014 chấm dứt hoạt động của các Xí nghiệp: Địa chất Cẩm Phả, Trắc

Trang 14

địa bản đồ, Dịch vụ DLĐC; giữ nguyên mô hình hoạt động của Chi nhánh

Xí nghiệp Địa chất Đông Triều. 

9

Trang 15

Công ty TNHH MTV Địa chất Mỏ - Vinacomin đổi tên thành Công ty Cổ phần Địa chất Mỏ - TKV.

Căn cứ Quyết định số 1987/QĐ-TKV ngày 06/10/2015 của Tập đoànCông nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam V/v phê duyệt phương án cổphần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Địa chất mỏ - TKV thànhCông ty Cổ phần Địa chất Mỏ - TKV

Từ ngày 01/01/2016, Công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phầnĐịa chất Mỏ - TKV. 

Trang 16

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH CỦA CƠ SỞ

THỰC TẬP

2.1 Lĩnh vực kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh của Công ty được đăng ký tại Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 22 16 000100, do Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Quảng Ninh cấp (Đăng ký thay đổi lần 3) ngày 22/11/2007, với cácnội dung:

- Điều tra cơ bản, thăm dò địa chất than và các tài nguyên khoáng sảnkhác

- Thăm dò trong quá trình khai thác mỏ, địa chất khai thác mỏ, địachất công trình, địa chất thủy văn

- Khảo sát, đo đạc địa hình bề mặt, đo đạc chuyên ngành mỏ lộ thiên

và hầm lò

- Đo địa vật lý Karota Sản xuất vật liệu xây dựng

- Dịch vụ địa chất trắc địa: Lập phương án thăm dò, phương án thicông các công trình địa chất, lập báo cáo địa chất, lập bản đồ các loại,nghiên cứu khoa học công nghệ

- Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, vui chơi giải trí, tắm nước khoáng nóng, xoabóp

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giaothông, thủy lợi và các công trình xây dựng khác

- Thăm dò, khai thác, chế biến kinh doanh và tiêu thụ khoáng sản( ngoài than)

- Khảo sát, xử lý địa chất công trình, địa chất thủy văn các côngtrình xây dựng, giao thông, công nghiệp, thủy lợi

- Các dịch vụ: Khoa học công nghệ, tin học, in ấn, liên kết xuất bản,kinh doanh du lịch lữ hành

2.2 Chức năng , nhiệm vụ của phòng Địa chất

11

Trang 17

Phòng Địa chất là phòng chức năng được thành lập dưới sự điềuhành của ban giám đốc công ty Phòng gồm trưởng phòng và ba phóphòng.

Trang 18

Danh sách cán bộ:

Chức năng nhiệm vụ chính:

Thiết kế, khảo sát, khoan thăm dò địa chất công trình, địa chất thủyvăn

Dự tính trữ lượng các mỏ than

Thiết kế kỹ thuật trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường

Quan trắc môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

13

Trang 19

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

3.1 Nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các đề án, báo cáo thăm dòchi tiết, thăm dò bổ sung Các tài liệu liên quan đến địa chất vùng, địachất khu vực bố trí các công trình thăm dò Sơ đồ địa hình, các loại mặtcắt tuyến tìm kiếm – thăm dò, các phương pháp tính trữ lượng, bảng phântích mẫu hóa lý, các tài liệu liên quan khác :

Báo cáo địa chất kết quả công tác tính chuyển đổi trữ lượng và cấp tài nguyên khu mỏ Hà Lầm, phường Hà Lầm, phường Hà Tu, thành phố

Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường Vinacomin-VITE lập năm 2010

Báo cáo tổng hợp chỉnh lý tài liệu địa chất phục vụ lập điều chỉnh dự

án dưới mức -50 mỏ than Hà Lầm do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ

và công nghiệp-Vinacomin lập năm 2012

Báo cáo kết quả giai đoạn I, đề án điều tra, đánh giá tiềm năng than dưới mức -300m bể than Quảng Ninh.

Kết quả tổng hợp công tác nghiên cứu, thăm dò địa chất, tài liệu cập nhật khai thác mỏ và hiện trạng khai thác đến 31 tháng 12 năm 2014 do Công ty cổ phần than Hà Lầm, Công ty cổ phần than Núi Béo cấp.

- Nghiên cứu các đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu vực mỏ

- Nghiên cứu các báo cáo thăm dò bổ sung:

Báo cáo địa chất kết quả thăm dò bổ sung tới -300 khu Hà Tu-Hà Lầm do tác giả Lê Khánh Thiện lập năm 1982.

Báo cáo địa chất kết quả thăm dò bổ sung tới -150 mỏ than Hà Lầm

do tác giả Đào Như Chức lập năm 1999.

Báo cáo địa chất kết quả thăm dò bổ sung thuộc dự án đầu tư khai thác phần dưới mức -50 mỏ than Hà Lầm do tác giả Bùi Văn Sang lập năm 2008.

Ngày đăng: 04/07/2017, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w