BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ --- Nguyễn Thị Duyên NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY BẢ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-
Nguyễn Thị Duyên
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA CÂY BẢY LÁ MỘT HOA - PARIS POLYPHYLLA VAR CHINENSIS FRANCHET THU THẬP TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
Hà Nội, 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-
Nguyễn Thị Duyên
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA CÂY BẢY LÁ MỘT HOA - PARIS POLYPHYLLA VAR CHINENSIS FRANCHET THU THẬP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Hóa học các hợp chất thiên nhiên
Mã số: 62.44.01.17
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG KHOA HỌC:
1 PGS TS Đỗ Thị Hà
2 GS TS Phạm Quốc Long
Hà Nội, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Hà và GS.TS Phạm Quốc Long Các kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Duyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Thị Hà và GS.TS Phạm Quốc Long - những người Thầy (cô) đã giao đề tài và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn các Thầy cô Trường Đại học Công nghiệp, Đại học Bách Khoa và Đại học Khoa học Tự nhiên - Hà Nội và các nhà khoa học Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
đã giảng dậy các môn học chuyển đổi, các chuyên đề và cho tôi đính hướng nghiên cứu hiệu quả Tôi xin chân thành cảm ơn các chị em công tác tại khoa Hóa thực vật - Viện Dược liệu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình làm thực nghiệm tại khoa
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Trần Thị Hiền tại Phòng Thực nghiệm Dược học Đại học Lund - Thụy Điển đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện các nghiên cứu
về hoạt tính sinh học Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Vũ Xuân Phương, TS Nguyễn Thế Cường, ThS Bùi Hồng Quang - Viên Sinh thái Tài nguyên - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ths Nguyễn Quỳnh Nga - Khoa Tài Nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu đã giúp tôi giám định tên khoa học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án
Luận án này được hỗ trợ kinh phí và thực hiện trong khuôn khổ đề tài cơ sở Viện Dược liệu do Ths Nguyễn Thị Duyên làm chủ nhiệm, Quỹ L'oreal National Fellowship-
2016 và đề tài cấp Bộ Y tế năm 2017 do PGS TS Đỗ Thị Hà làm chủ nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Duyên
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3
1.1 Phân loại và đặc điểm thực vật chi Paris 3
1.2 Công dụng của một số loài thuộc chi Paris 4
1.3 Thành phần hóa học chi Paris 5
1.3.1 Các hợp chất saponin 5
1.3.1.1 Các hợp chất saponin steroid 5
1.3.1.2 Các hợp chất saponin triterpenoid 16
1.3.2 Các flavonoid 16
1.3.3 Các hợp chất khác 17
1.4 Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Paris 18
1.4.1 Tác dụng chống ung thư 18
1.4.2 Tác dụng điều hòa miễn dịch 21
1.4.3 Tác dụng cầm máu và tan máu 21
1.4.4 Tác dụng chống oxy hóa 22
1.4.5 Tác dụng kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng 23
1.4.6 Tác dụng trên thần kinh 24
1.4.7 Tác dụng trên dạ dày 24
1.5 Những nghiên cứu về cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinenesis Franchet) 24
1.5.1 Phân loại và đặc điểm hình thái bảy lá một hoa 24
1.5.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của bảy lá một hoa 25
1.5.2.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học 25
Trang 61.5.2.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học 26
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Các phương pháp hóa học 28
2.2.1 Phương pháp phân lập các chất 28
2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất 28
2.2.3 Phương pháp dấu vân tay hóa học 29
2.3 Các phương pháp thử hoạt tính sinh học 30
2.3.1 Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào 30
2.3.2 Sử dụng kỹ thuật phân tích luciferase Renilla để xác định hoạt độ của hai yếu tố NF-κB và AP-1 31
2.3.3 Sử dụng kỹ thuật Western blot trong phát hiện biểu hiện của các protein trong tế bào ung thư vú MCF-7 32
CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM 33
3.1 Chiết tách các phân đoạn và phân lập các chất 33
3.1.1 Chiết tách, phân lập các hợp chất từ phần dưới mặt đất 33
3.1.2 Chiết tách, phân lập các hợp chất từ phần trên mặt đất 34
3.2 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập từ PPC 38
3.3 Xây dựng dấu vân tay hóa học 44
3.4 Hoạt tính sinh học 46
3.4.1 Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư bằng phương pháp MTT 46
3.4.2 Xác định tác dụng của chất paris II lên hoạt tính của hai yếu tố NF-κB và AP1 47
3.4.3 Xác định tác dụng của chất paris II lên sự biểu hiện của các protein trong tế bào ung thư vú MCF-7 48
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
4.1 Cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập từ thân rễ bảy lá một hoa PPC 49
4.2 Cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập từ phần trên mặt đất bảy lá một hoa PPC 49
4.3 Biện giải cấu trúc của các hợp chất phân lập từ PPC 50
Trang 74.3.1 Biện giải cấu trúc chất mới AB17 (PE29) 50
4.3.2 Biện giải cấu trúc chất AE6 (PE27) 56
4.3.3 Biện giải cấu trúc các chất diosgenin steroid 59
4.3.4 Biện giải cấu trúc các chất pennogenin steroid 81
4.3.5 Biện giải cấu trúc của một số sterol khác 95
4.3.6 Biện giải cấu trúc các hợp chất flavonoid 97
4.3.7 Biện giải cấu trúc chất AE11 (thymidin) 102
4.4 Xây dựng dấu vân tay hóa học các mẫu thuộc chi Paris 105
4.4.1 Xây dựng dấu vân tay bằng phương pháp TLC 105
4.4.2 Xây dựng dấu vân tay bằng phương pháp HPLC 109
4.5 Kết quả thử hoạt tính sinh học 111
4.5.1 Tác dụng gây độc tế bào ung thư của cao chiết tổng, cao phân đoạn và một số hợp chất tinh khiết phân lập từ PPC 111
4.5.2 Ảnh hưởng của hợp chất Paris II lên hoạt độ của hai yếu tố NF-κB và AP-1 bằng kỹ thuật phân tích luciferase Renilla 115
4.5.3 Kết quả đánh giá thay đổi mức độ biểu hiện của các protein trong tế bào ung thư vú MCF-7 dưới tác dụng của hợp chất Paris II bằng kỹ thuật Western Blot 116
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt
13
C-NMR Carbon 13 Nuclear Magnetic
Resonance spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon
HMBC Heteronuclear Multiple Bond
Correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết
HSQC Heteronuclear Single Quantum
Coherence
Phổ tương tác dị hạt nhân trực tiếp H→C
1
H-1
H-COSY
1
H-1H chemical Shift Correlation
DEPT Distortionless Enhancement by
HR-ESI-MS Hight Resolution Electron Spray
Ionization Mass Spectrometry
Phổ khối ion hóa phun mù điện tử phân giải cao
ESI-MS Electron Spray Ionization Mass
Trang 9AP1 Activator protein 1 Yếu tố phiên mã AP1
MTT 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-
diphenyl-tetrazolium bromideLPS Lipo polysaccharides
A549 Human lung cancer cells Dòng tế bào ung thư phổi
HL-60 Human promyelocytic leukemia
Caco-2 Heterogeneus human epithelial
colorectal adenocarcinoma cells
Dòng tế bào ung thư trực tràng
MCF-7 Human breast cancer cells Dòng tế bào ung biểu mô
vú
trồng tại Sapa - Lào Cai
PPCW Wild Paris polyphylla var chinensis
Loài bảy lá một hoa thu hái tự nhiên tại Sapa - Lào Cai
của proton
của cacbon s: Singlet d: Doublet t: Triplet overlap: Overlapped m: Multiplet dd: doublet doublet
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các saponin sterol phân lập từ chi Paris 10
Bảng 1.2: Cấu trúc của các flavonol phân lập từ chi Paris 17
Bảng 3.1: Mẫu thực vật chi Paris sử dụng trong nghiên cứu dấu vân tay hóa học 45
Bảng 3.2: Chương trình chạy HPLC của phần trên và dưới mặt đất các loài Paris 46
Bảng 4.1: Dữ liệu phổ của hợp chất AB17 (500MHz, DMSO-d6) 53
Bảng 4.2: Dữ liệu phổ hợp chất AE6 (500MHz, MeOD) 58
Bảng 4.3: Dữ liệu phổ của hợp chất RE1 (CDCl3, 500Hz) 61
Bảng 4.4: Dữ liệu phổ của hợp chất AE16 64
Bảng 4.5: Dữ liệu phổ của hợp chất AE15 67
Bảng 4.6: Dữ liệu phổ của hợp chất RE3 và gracillin 71
Bảng 4.7: Dữ liệu phổ của hợp chất AB18 75
Bảng 4.8: Bảng dữ phổ của hợp chất AB19 và paris saponin II 80
Bảng 4.9: Dữ liệu phổ của hợp chất RE4 (500MHz, DMSO-d6) 85
Bảng 4.10: Dữ liệu phổ của hợp chất RE5 và paris saponin H 89
Bảng 4.11: Dữ liệu phổ của hợp chất AB20 (500MHz, DMSO-d6) 93
Bảng 4.12: Dữ liệu phổ của hợp chất AE12 (500MHz, MeOD) và resveratrol 100
Bảng 4.13: Dữ liệu phổ của hợp chất AE13 và viniferin 102
Bảng 4.14: Dữ liệu phổ của hợp chất AE11 và thymidin 104
Bảng 4.15: Hoạt tính gây độc tế bào ung thư cao tổng và cao phân đoạn 111
Bảng 4.16: Giá trị IC50 của 8 hợp chất phân lập được PPC trên 4 dòng
tế bào ung thư 112
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sự chuyển hóa của các saponin steroid trong chi Paris 6
Hình 1.2: Cấu trúc của các saponin spirostan phân lập từ chi Paris 7
Hình 1.3: Cấu trúc của các saponin furostan phân lập từ chi Paris 8
Hình 1.4: Cấu trúc của các saponin pregna phân lập từ chi Paris 8
Hình 1.5: Một số cấu trúc saponin khác được phân lập từ chi Paris 9
Hình 1.6: Cấu trúc saponin polyhydroxyl hóa và kryptogenin 10
Hình 1.7: Cấu trúc hóa học của các saponin triterpen 16
Hình 1.8: Một số hợp chất khác phân lập từ chi Paris 17
Hình 1.9: Cây bảy lá một hoa - Paris polyphylla var chinensis Franchet được trồng tại Sapa - Lào Cai 25
Hình 2.1: Mô phỏng hệ thống sắc ký HPLC 30
Hình 3.1: Sơ đồ chiết cao phân đoạn thân rễ bảy lá một hoa 33
Hình 3.2: Sơ đồ phần lập các hợp chất từ cao phân đoạn etyl axetat phần
thân rễ cây Bảy lá một hoa 34
Hình 3.3: Sơ đồ chiết cao phân đoạn phần trên mặt đất bảy lá một hoa 35
Hình 3.4: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao phân đoạn etyl axetat phần
trên mặt đất 36
Hình 3.5: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao phân đoạn butanol phần
trên mặt đất 37
Hình 4.1: Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ phần dưới mặt đất 49
Hình 4.2: Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ phần
trên mặt đất 50
Hình 4.3: Phổ khối HR-ESI-MS của hợp chất AB17 51
Hình 4.4 Phổ NMR của hợp chất AE 17 52
Hình 4.5: Tương tác các anome trong phân tử đường của hợp chất AE 17 53
Hình 4.6: Các tương tác HMBC (→) hợp chất AE 17 55
Hình 4.7: Công thức cấu tạo của hợp chất AE 17 55
Hình 4.8: Phổ 1H-NMR của hợp chất AE6 56
Hình 4.9: Phổ 13C-NMR của hợp chất AE6 57
Trang 12Hình 4.10: Phân mảnh phổ ESI-MS hợp chất AE6 57
Hình 4.11: Tương tác HMBC trong cấu trúc phân tử hợp chất AE6 58
Hình 4.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất AE6 59
Hình 4.13: Phổ 1H, DEPT và 13C-NMR của hợp chất RE1 60
Hình 4.14: Cấu trúc hóa học của hợp chất RE1 61
Hình 4.15: Phổ 13C-NMR của hợp chất AE16 62
Hình 4.16: Tương tác các anome trên phổ HMBC của hợp chất AE16 63
Hình 4.17: Phổ COSY của hợp chất AE16 63
Hình 4.18: Cấu trúc của hợp chất AE16 và tương tác HMBC (→) và COSY (−) phần đường 65
Hình 4.19: Phổ NMR hợp chất AE15 66
Hình 4.20: Cấu trúc hóa học của hợp chất AE15 68
Hình 4.21: Phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất 3 69
Hình 4.22: Tương tác của anome phần đường của hợp chất 3 70
Hình 4.23: Phổ COSY của hợp chất 3 70
Hình 4.24: Cấu trúc hóa học của hợp chất 3 và tương tác HMBC và COSY 72
Hình 4.25: Phổ 1H-NMR và tương tác HMBC của nhóm metyl trong
hợp chất 18 73
Hình 4.26: Phổ 13C-NMR của hợp chất 18 74
Hình 4.27: Phổ giãn HMBC và HSQC của hợp chất 18 74
Hình 4.28: Phổ COSY của hợp chất 18 75
Hình 4.29: Cấu trúc hóa học của hợp chất 18 và tương tác HMBC và COSY trong phần đường 77
Hình 4.30: Phổ 1H-NMR giãn và tương tác nhóm methy trên phổ HMBC của hợp chất 19 77
Hình 4.31: Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất 19 78
Hình 4.32: Phổ giãn HSQC và phổ giãn HMBC của hợp chất 19 79
Hình 4.33 Công thức hóa học của hợp chất 19 và tương tác HMBC phần đường 81
Trang 13Hình 4.34: Phổ 1H-NMR của hợp chất 8 82
Hình 4.35: Phổ 13C-NMR của hợp chất 8 82
Hình 4.36: Công thức cấu tạo của hợp chất 8 83
Hình 4.37: Phổ giãn 1H-NMR và tương tác của nhóm metyl trên phổ HMBC của hợp chất 4 83
Hình 4.38: Phổ giãn DEPT của hợp chất 4 84
Hình 4.39: Tương tác của các anome trên phổ HSQC và HMBC của hợp chất 4 85
Hình 4.40: Tương tác HMBC trong phân tử của hợp chất 4 85
Hình 4.41: Cấu trúc hóa học của hơp hợp chất 4 87
Hình 4.42: Phổ giãn NMR của hợp chất 5 88
Hình 4.43: Cấu trúc hóa học của hợp chất 5 và tương tác HMBC trong
phần đường 90
Hình 4.44: Phổ 1H-NMR và DEPT của hợp chất 20 91
Hình 4.45 Phổ giãn HMBC tương tác của anome 92
Hình 4.46: Cấu trúc hóa học của hơp hợp chất 20 và tương tác HMBC trong cấu trúc phần đường 94
Hình 4.47: Phổ 1H-NMR của hợp chất 7 96
Hình 4.48: Phổ 1H-NMR của hợp chất 9 97
Hình 4.49: Phổ DEPT của hợp chất 9 98
Hình 4.50: Phổ 1H-NMR của hợp chất 14 98
Hình 4.51: Phổ DEPT của hợp chất 14 99
Hình 4.52: Cấu trúc hóa học của hợp chất 14 99
Hình 4.53: Phổ 1H-NMR của hợp chất 13 101
Hình 4.54: Phổ 13C-NMR và HSQC của hợp chất 13 101
Hình 4.55: Công thức cấu tạo của hợp chất 13 102
Hình 4.56: Phổ DEPT của hợp chất 11 103
Hình 4.57: Phổ COSY, HMBC của hợp chất 11 103
Hình 4.58: Cấu trúc hóa học của hợp chất 11 104
Hình 4.59: Sắc ký đồ bản mỏng các mẫu phần trên mặt đất chi Paris 105
Hình 4.60: Sắc ký đồ trên silica gel 60 F254 (Merck, 20x10 cm) các mẫu phần dưới mặt đất chi Paris (Hệ dung môi: CHCl3/MeOH/H2O (2/1/0,01) ) 106
Trang 14Hình 4.61: Sắc ký đồ trên silica gel 60 F254 (Merck, 20x10 cm) các mẫu phần
dưới mặt đất chi Paris (Hệ dung môi: CHCl3/MeOH/H2O (14/6/1)) 107 Hình 4.62: Sắc ký đồ trên silica gel 60 RP-18 F254 (Merck, 20x10 cm) các
mẫu phần dưới mặt chi Paris (Hệ dung môi: MeOH/H2O (20/3)) 107
Hình 4.63: Sắc ký đồ HPLC các mẫu phần trên mặt đất thuộc chi Paris 109 Hình 4.64: Sắc ký đồ HPLC các mẫu phần dưới mặt đất thuộc chi Paris 110
Hình 4.65: Ảnh hưởng của cao tổng, các cao phân đoạn, và các hợp chất
spirostan steroid đến mức độ tăng sinh tế bào ung thư vú MCF-7 114
Hình 4.66: Ảnh hưởng của paris II đến mức độ tăng sinh tế bào ung thư vú MCF-7 115
Hình 4.67: Ảnh hưởng của hợp chất paris II đến mức độ hoạt độ của NF-B
và Ap-1 gây bởi LPS trong đại thực bào RAW264.7 115 Hình 4.68: Tác dụng của paris II lên mức độ biểu hiện nhóm protein tham gia vào chu trình tế bào 117 Hình 4.69: Tác dụng của paris II lên mức độ biểu hiện nhóm protein tham gia vào quá trình apotosis 118
Trang 15MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam có dạng hình chữ S gồm phần đất liền trải dài theo vĩ độ Bắc từ 8030’ đến 23022’, có 4/5 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa Những yếu tố địa lý và khí hậu như trên là điều kiện thuận lợi để các sinh vật phát triển đa dạng về số lượng, phong phú về chủng loại Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo Trong đó, có nhiều loài được dùng làm thuốc Đặc biệt, năm 2016 Viện Dược liệu đã công bố 5117 loài cây thuốc trong Danh mục Cây thuốc Việt Nam
Căn cứ theo hệ thống phân loại mới nhất APG năm 2011 (dựa trên những dẫn
liệu về sinh học phân tử) chi Paris thuộc họ Hắc dược hoa - Melanthiaceae gồm 26
loài với 13 thứ, phân bố ở vùng cận nhiệt ôn đới hoặc ôn đới ẩm Bắc bán cầu Kết quả
nghiên cứu tài liệu cho thấy các loài thuộc chi Paris có hoạt tính đáng quý như: tác
dụng chống ung thư, tác dụng điều hòa miễn dịch, tác dụng cầm máu và tan máu, tác dụng chống oxy hóa, tác dụng kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng, tác dụng trên dạ dày, tác dụng hạ sốt, giảm đau, an thần
Về thành phần hóa học, các hợp chất đã được phân lập từ một số loài Paris bao
gồm saponin, flavonol, sphingolipid và các glycosid khác Trong đó, nhóm cấu trúc saponin được nghiên cứu nhiều nhất là saponin steroid (có trên 120 hợp chất) từ 22
loài thuộc chi Paris đã được công bố
Ở Việt Nam, chi Paris là chi hiếm gặp và phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền
núi phía bắc và vùng núi cao Tây Nguyên - nơi có khí hậu mát, độ ẩm cao Hiện nay, ở
nước ta có 8 loài và 2 thứ thuộc chi Paris gồm: Paris dunniana H.Lév., Paris fargesii Franch., Paris vietnamensis (Takht.) H.Li, Paris caobangensis Y.H.Ji, H.Li & Z.K.Zhou, Paris cronquistii (Takht.) H.Li, Paris xichouensis (H Li) Y.H.Ji, H.Li & Z.K.Zhou, Paris delavayi Franch., Paris polyphylla Sm., Paris polyphylla var
yunnanensis (Franch.) Hand - Mazz., và Paris polyphylla var chinensis (Franch.)
H.Hara.) Trong y học cổ truyền Việt Nam, thân rễ của một số loài thuộc chi Paris với
tên thường gọi bảy lá một hoa (hay thất diệp nhất chi hoa) được dùng để chữa sốt, sốt rét cơn, giải độc nhất là khi bị rắn cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao,
ho lâu ngày, hen suyễn Dùng ngoài với tác dụng sát trùng những nơi bị sưng đau, vết rắn cắn, tràng nhạc, mụn lở, nhọt [1]
Trang 16Mặc dù có nhiều công bố về chi Paris ở nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung trên đối tượng Paris polyphylla var yunnanensis, các nghiên cứu trên đối tượng Paris
polyphylla var chinensis còn khá khiêm tốn chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây bảy lá một hoa -
Paris polyphylla var chinensis Franchet thu thập tại Việt Nam” góp phần xây dựng
cơ sở dữ liệu khoa học về loài này ở Việt Nam Đề tài thực hiện với 2 mục tiêu chính như sau:
1 Nghiên cứu thành phần hóa học Paris polyphylla var chinensis Franchet trồng tại
Lào Cai:
- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được
- Bước đầu xây dựng dấu vân tay hóa học để phân biệt một số loài thuộc chi Paris
2 Đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư và sơ bộ cơ chế tác dụng của hợp chất paris saponin II trên dòng tế bào ung thư vú MCF-7
Trang 17Theo hệ thống phân loại mới nhất APG III dựa trên những dẫn liệu về sinh học
phân tử, chi Paris được xếp vào họ Hắc dược hoa (Melanthiaceae) [116] với tổng số
26 loài và 13 thứ Chi Paris L là một chi nhỏ, phân bố ở vùng cận nhiệt đới hoặc ôn
đới ẩm Bắc bán cầu trong đó Trung Quốc được coi là trung tâm đa dạng của các loài
Paris
Thực vật chí Trung Quốc đã mô tả hình thái và xếp chi Paris vào họ Loa kèn
(Liliaceae) với 22 loài và 17 thứ (var.) trong đó có 12 loài đặc hữu Đồng thời các nhà
thực vật Trung Quốc cũng phân loại loài Paris polyphylla thành 10 thứ bao gồm Paris
polyhylla var polyphylla, P polyphylla var yunnanensis, P polyphylla var chinensis,
P polyphylla var nana, P polyphylla var alba, P polyphylla var stenophylla, P polyphylla var minor, P polyphylla var latifolia, P polyphylla var pseudothibetica
và P polyphylla var kwantungensis [67]
Ở Việt Nam chi Paris hiếm gặp, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía bắc
và vùng núi cao Tây Nguyên là những nơi có khí hậu mát, độ ẩm cao từ 800-1600m, nhiệt độ trung bình năm 15-21OC, lượng mưa 1500 mm/năm Năm 1999, Phạm Hoàng
Hộ được xem là người đầu tiên có những thống kê và mô tả đơn giản 5 loài thuộc chi
Paris nhưng chưa có khóa phân loại Tác giả Nguyễn Thị Đỏ nghiên cứu về chi Paris
đầy đủ hơn với mô tả chi tiết và có khóa phân loại kèm hình vẽ của 6 loài là Paris
delavayi, P polyphylla, P dunniana, P yunnanensis, P chinensis, P fargisii [2]
Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu phân loại một số loài thuộc chi Paris (họ
Trilliaceae) ở Việt Nam sử dụng đặc điểm hình thái và chỉ thị PCR -RFLP” 2013-2015 [6], Nguyễn Quỳnh Nga và cộng sự (2015) đã bổ sung thêm 2 loài cho hệ thực vật Việt
Nam là Paris cronquistii (Takht.) H.Li và Paris xichouensis (H Li) Y.H.Ji, H.Li & Z.K.Zhou, đồng thời tách Paris vietnamensis (Takht.) H.Li thành loài riêng theo quan điểm của H Li (1984) vốn được Nguyễn Thị Đỏ (2007) coi là synonym của loài Paris
polyphylla var yunnanensis (Franch.) Hand – Mazz Như vậy, theo kết quả nghiên
cứu Nguyễn Quỳnh Nga và cs tại Việt Nam có 8 loài và 2 thứ là: Paris dunniana
Trang 18H.Lév., Paris fargesii Franch., Paris vietnamensis (Takht.) H.Li, Paris caobangensis Y.H.Ji, H.Li & Z.K.Zhou, Paris cronquistii (Takht.) H.Li, Paris xichouensis (H Li) Y.H.Ji, H.Li & Z.K.Zhou, Paris delavayi Franch., Paris polyphylla Sm., Paris
polyphylla var yunnanensis (Franch.) Hand - Mazz., Paris polyphylla var chinensis
(Franch.) H.Hara [5], [86], [87]
Ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Paris là những cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ
tuyệt chủng Nạn phá rừng làm thu hẹp môi trường sống và tình trạng thu gom bán qua biên giới trong thời gian dài là nguyên nhân gây suy giảm mạnh nguồn cung cấp dược
liệu này Hiện nay, loài Paris polyphylla var yunnanensis Smith đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam (2007) và danh mục cây thuốc Việt Nam (2006)
Đặc điểm thực vật của chi Paris L
Cây thảo nhiều năm; thân rễ thường hình trụ, nạc, nằm ngang; phần thân trên mặt đất thẳng đứng, đơn độc không phân nhánh hoặc hiếm khi phân nhánh, nảy mầm vào mùa xuân, tàn lụi vào mùa đông Lá mọc vòng trên thân, 4-10 lá; phiến lá màu lục,
có vệt tím hoặc không, hình mũi giáo, hình thuôn, hình trứng ngược, mềm, gân bên rõ, không có cuống hoặc có cuống dài hoặc ngắn Hoa thường đơn độc hoặc hiếm khi có một vài hoa mọc ở đỉnh, to, màu lục, đều, lưỡng tính, mẫu 3-5-7, cuống dài, thẳng đứng Đài (2)3-5(10), rời nhau, hình mũi giáo, màu xanh lục, thường to hơn cánh hoa xếp lợp hoặc hơi vặn Cánh hoa (2)3-5(10), dạng dải hoặc hình trứng, màu sắc khác nhau, bằng nhau Nhị 3-22 chiếc; chỉ nhị dẹp, ngắn, đính ở gốc mảnh bao hoa; bao phấn hình thuôn, đính gốc, 2 ô, mở bằng khe dọc, trung đới kéo dài tạo thành hình cầu hoặc hình sợi hoặc rất ngắn Bầu trên, tròn hoặc có cạnh, 1 ô, nhiều noãn, đính noãn bên; vòi nhụy rời hoặc dính nhau phần gốc; đầu nhụy xẻ 3-5-7 thùy Quả mọng hoặc quả nang, mở ở lưng ô Hạt hình cầu hoặc hình bầu dục, nhẵn, vỏ hạt mọng nước hoặc
không, nội nhũ rắn chắc hoặc nạc [2, 6]
Năm 2015, Nguyễn Quỳnh Nga và cộng sự đã nghiên cứu về đặc điểm thực vật
một số loài thuộc chi Paris ở Việt Nam và đã khẳng định các loài thuộc chi Paris đã ghi nhận ở Việt Nam đều thuộc nhóm bầu 1 ô, noãn đính bên thuộc dưới chi Daiswa
theo quan điểm của Li Heng [5], [6], [86], [87]
1.2 Công dụng của một số loài thuộc chi Paris [1]
Bộ phận dùng: Thân rễ, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô [1]
Tính vị và công năng: vị đắng, hơi cay, tính hơi hàn, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng xổ hạ, lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc [1]
Trang 19Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, bình suyễn, chỉ khái, tức phong, định kinh, tiêu viêm chỉ thống, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng [1]
Công dụng: Thân rễ bảy lá một hoa chữa sốt, sốt rét cơn, kinh giản, giải độc, nhất là khi bị rắn độc cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn [1]
Liều dùng: ngày uống 4-12 g thân rễ dưới dạng thuốc sắc Dùng ngoài với tác dụng sát trùng, tiêu sưng, giã thân rễ đắp lên những nơi sưng đau, vết rắn cắn, tràng nhạc, mụn lở, nhọt [1]
Ở Trung Quốc, các loài thuộc chi Paris được sử dụng chữa gẫy xương, chứng co
giật, cầm máu, điều tiết miễn dịch và sử dụng như là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc động kinh, thuốc thanh lọc cơ thể [46, 110, 129, 135]
Ở Ấn Độ thân rễ loài P polyphylla sử dụng trị giun sán và làm thuốc bổ [39] Tại Nê Pan, các loài thuộc chi Paris được thu hái tự nhiên dùng làm thuốc trị
giun sán, bệnh dạ dày, làm long đờm [11]
1.3 Thành phần hóa học chi Paris
Nghiên cứu thành phần hóa học của chi Paris bắt đầu từ năm 1938 bởi Dutt và
cs [33] đã phân lập được 2 hợp chất parid và paristyphnin từ loài P quadrifolia Sau
đó năm 1983 [85] Nakano và Chen (1995) [20] công bố các hợp chất saponin,
flavonoid glycosid, sterol [14], [19] β-phytoecdyson và polysaccharid được công bố
lần lượt bởi Singh [104] và Zhou [135] Cho đến nay có trên 100 saponin (xem hình
1.1) được phân lập từ các loài thuộc chi Paris gồm P axialis, P polyphylla var
yunnanensis, P polyphylla var chinensis, P delavayi Franch., P vietnamensis, P dunniana, P luquanensis, Paris polyphylla var pseudothibetica, P quadrifolia Cấu
trúc củaphần aglycon của các saponin phân lập được có khung steroid được mô tả như hình 1.1 Hầu hết các aglycon liên kết với phần đường tại vị trí C-3, một số ít liên kết với C-1
Chen và cs [14-19], [22] từ loài P axialis và PPY Theo thống kê đến thời điểm này có trên 60 hợp chất nhóm này được phân lập từ chi Paris ký hiệu từ 1-63 (xem hình 1.2)
Trang 20Hình 1.1: Sự chuyển hóa của các saponin steroid trong chi Paris
b Các saponin furostan
Các saponin furostan (xem hình 1.3) có cấu trúc tương tự như các saponin spirostan nhưng bị phản ứng bởi enzym mở vòng ở vòng F và bị đường hóa tại C-26
Cấu trúc dạng này lần đầu tiên phân lập từ Paris bởi Matsuda và cs năm 2003 [77] là
protogracillin Ngoài ra một số saponin furostan có thể chứa C-20 không no tại khung E
Trang 21Hình 1.2: Cấu trúc của các saponin spirostan (1 – 63) phân lập từ chi Paris
c Các saponin pseudo-spirostanol và pregnan
Chen và cs lần đầu tiên được phân lập hai nhóm saponin pseudo-spirostanol
và pregnan từ chi Paris trong đó nhóm saponin pseudo-spirostanol (1995) [20]
gồm nuatigenin và isonuatigenin, năm 1990 công bố nhóm saponin pregna[14,
19] Có 21 hợp chất saponin pregnan được phân lập từ Paris được ký hiệu từ
87-107 (xem hình 1.4)
Trang 22Hình 1.3: Cấu trúc của các saponin furostan (64 – 86) phân lập từ chi Paris
Hình 1.4: Cấu trúc của các saponin pregna (87 – 107) phân lập từ các loài thuộc chi Paris
Trang 23d Các saponin steroid khác
Năm 2009, Xiao và cs phân lập được parispseudosid A và parispseudosid B
[121] Hợp chất 18-norspirostanol được phân lập từ loài P quadrifolia bởi
Nohara năm 1982 [88] Năm 2016 Qin và cộng sự [96] đã phân lập được hai
sterol là 7α-hydroxy stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid (117) và 7β-hydroxy sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (118)
Hình 1.5: Một số saponin steroid khác (109 – 118) được phân lập
từ chi Paris
Trang 24e Các saponin polyhydroxyl hóa
O
O
OR2OH
OH
Hình 1.6: Cấu trúc saponin polyhydroxyl hóa và kryptogenin (119 – 125) phân
lập từ chi Paris
Tóm lại: Theo tổng hợp từ các tài liệu tham khảo, cho đến thời điểm hiện tại 125
hợp chất saponin sterol phân lập từ các loài thuộc chi Paris (xem bảng 1.1)
Bảng 1: Các saponin sterol phân lập từ chi Paris
thân lá PPY
[95], [100], [101]
Thân rễ PP, thân lá PPY
[95], [100], [101]
Trang 26Parisyunnanosid D (46) Thân rễ PP và PPY [133], [134] Parisyunnanosid E (47) Thân rễ PP v PPY [133], [134]
Parisyunnanosid C (53) Thân rễ PP à PPY [133], [134]
Trang 29và P delavayi, [130], [55]
Kryptogenin-3-O-α-L-rha-
(1→4)-α-L-rha-(1→4)-α-L-rha-(1→2)]-β-D-glc
Trang 301.3.1.2 Các saponin triterpenoid
Theo Wun và cs năm 2012 [119], 15 saponin triterpenoid (xem hình 1.7) đã được
phân lập từ phần thân rễ loài PPY trong đó 6 saponin oleanoid mới (126-131) và 9 hợp
chất còn lại đã biết cấu trúc gồm 3β,12α-dihydroxyolean-28,13β-olide
Glc-(1→2)-α-L-Ara (paristrisid A, 126), 3β,12α-dihydroxyolean-28,13β-olide Glc-(1→2)-β-D-Xyl (paristrisid B, 127), 3β-dihydroxyolean-11,13,(18)-dien-28-oic 3- O-β-D-Glc-(1→2)-α-L-Ara (paristrisid C, 128), 3β-dihydroxyolean-11,13,(18)-dien- 28-oic acid 3-O-β-D-Glc-(1→2)-β-D-Xyl (paristrisid D, 129), 3β-hydroxyolean-18- dien-28-oic acid 3-O-β-D-Glc-(1→2)-α-L-Ara (paristrisid E, 130), 3β-hydroxyolean- 18-dien-28-oic acid 3-O-β-D-Glc-(1→2)-β-D-Xyl (paristrisid F, 131), 3β-
3-O-β-D-hydroxyolean-12-dien-28-oic acid 3-O-β-D-Glc-(1→2)-α-L-Ara (132),
3β-hydroxyolean-12-dien-28-oic acid 3-O-β-D-Glc-(1→2)-β-D-Xyl (133),
oic acid 3-O-α-L-Ara (134), oic acid 3-O-β-D-Xyl (135), 3β-hydroxyolean-12-dien-28-oic acid 3-O-β-D-Glc (136), 3β-hydroxyolean-12-dien-28-oic acid 3-O-α-L-Rha-(1→2)-β-D-Glc (137), 3β- hydroxyolean-12-dien-28-oic acid 3-O- β-D-Glc-(1→2)-β-D-Glc (138), 3β,23- dihydroxyolean-12-en-28-oic acid 3-O-β-D-Xyl-(1→2)-α-L-Ara (139), 3β,23- dihydroxyolean-12-en-28-oic acid 3-O-β-D-Glc-(1→2)-α-L-Ara (140)
3β-hydroxyolean-12-dien-28-Hình 1.7: Cấu trúc hóa học của các saponin triterpenoid (126 – 140) phân lập từ các
loài thuộc chi Paris
1.3.2 Các flavonol
Có 10 flavonol được phân lập từ loài PPY gồm 6 glycosid flavonoid có khung
aglycon là kaempfernol và 03 hợp chất có khung isorhamne và 01 quercetin Các hợp
chất này được phân lập từ hai loài PPY và P axialis (xem bảng 1.2) [44]
Trang 31Bảng 1.2: Cấu trúc của các flavonol (141 – 150) phân lập từ các loài thuộc chi Paris
Theo Wang và cs (2007) [110] đã phân lập được một số glycosid (xem hình
1.8) gồm: phenylpropanoid glycosid (parispolysid F, 151), phenolic glycosid
(parispolysid G, 152), sphingolipid (153) và ethyl-α-D-fruranosid (154)
Hình 1.8: Một số hợp chất khác (151-154) phân lập từ các loài thuộc chi Paris
Nghiên cứu trong nước
Các công bố về thành phần hóa học chi Paris ở Việt Nam cho đến nay còn rất
hạn chế Năm 2015, Nguyễn Công Luận và cs phân lập được 4 saponin sterol từ thân
Trang 32rễ loài Paris yunnanensis thu thái tự nhiên tại Kon Tum gồm hợp chất 1, 11 và hỗn
hợp stigmasterol-3-O-β-D-glucosid và sistosterol-3-O-β-D-glucosid [7]
1.4 Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Paris
1.4.1 Tác dụng chống ung thư
Từ nhiều năm nay, các loài chi Paris đã được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
ung thư Thành phần mang lại tác dụng quý này chủ yếu là các saponin có trong dược liệu Các nghiên cứu gần đây cho thấy cơ chế tác dụng chống ung thư chủ yếu do các saponin này có tác dụng kích thích quá trình chết theo chương trình tế bào (apoptosis)
Năm 2009, Man Shuli và cộng sự nghiên cứu thấy tác dụng chống ung thư phổi
của Paris polyphylla var yunnanensis (Fr.) Hand.-Mazz Dịch chiết saponin tổng từ
thân rễ loài ức chế sự phát triển và di căn của dòng tế bào ung thư phổi LA795 trên chuột thực nghiệm do kích thích quá trình apoptosis và tăng hoạt động của MMP-2, MMP-9, tăng điều hòa TIMP-2 Thành phần hóa học chính của dược liệu này là các hợp chất saponin diosgenin và penogenin, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa xác định được thành phần chính có tác dụng [75] Cũng trong năm 2009, nhóm nghiên cứu của
Yan thử tác dụng chống ung thư phổi in vivo và in vitro của diosgenin và 8 saponin từ
loài trên, thu được kết quả: tất cả các hợp chất nghiên cứu đều ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư biểu mô phổi LA795 với mức độ khác nhau Nhóm saponin diosgenin tác dụng tốt hơn nhóm saponin pennogenin và số lượng phân tử đường của nhóm saponin spirostan bị glycosid hóa tại C-3 ảnh hưởng đến khả năng gây độc tế bào ung thư Cơ chế tác động theo con đường chết theo chương trình[125]
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Li Xi chỉ ra rằng saponin từ thân rễ của Paris
polyphylla var yunnanensis (PPY) có tác dụng ức chế sự tăng trưởng dòng tế bào ung
thư đại tràng SW480 Cơ chế tác dụng là do các saponin ức chế sự tổng hợp protein và ADN của các tế bào ung thư, dẫn đến ức chế sự phân bào và ức chế sự tăng trưởng của các tế bào SW480 [65] Năm 2013, Chen Guang Lie và cộng sự cũng nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của các saponin từ loài PPY (paris saponin) dựa trên khả năng chống ung thư cổ tử cung và khả năng điều hòa miễn dịch ở chuột thực nghiệm Kết quả cho thấy chúng có tác dụng ức chế đáng kể đối với dòng tế bào ung thư cổ tử cung
U14 cả in vitro và in vivo, giúp kéo dài thời gian sống của chuột, tăng nồng độ IFN-γ
và giảm nồng độ IL-4 trong huyết thanh chuột mang khối u Trong thử nghiệm in
vitro, các paris saponin thể hiện tác dụng ức chế dòng tế bào U14 phụ thuộc thời gian
và nồng độ với mức liều từ 5 μg/ml-80 μg/ml Trong thử nghiệm in vivo, các saponin
từ dược liệu này ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào U14 với các tỉ lệ 41,0% ở liều
50 mg/kg và 51,7% ở liều 100 mg/kg Các saponin này cũng làm giảm nồng độ IFN-γ trong huyết thanh chuột mang khối u, từ 81,57±7,16 pg/ml ở nhóm chứng xuống 61,71±6,78 pg/ml ở liều 50 mg/ml và 47,36±7,15 ở liều 100 mg/ml, đồng thời làm
Trang 33tăng nồng độ IL-4 từ 13,84±2,74 pg/ml ở nhóm chứng lên 19,87±2,77 pg/ml ở liều 50 mg/ml và 21,57±2,89 ở liều 100 mg/ml Paris saponin cũng giúp kéo dài thời gian sống của chuột thực nghiệm So với nhóm chứng có thời gian sống trung bình của chuột là 14,4±1,8 ngày, paris saponin đã tăng thời gian sống trung bình của chuột lên 19,6±1,9 ngày (36,1%) ở liều 50 mg/ml và 23,4±2,0 ngày (62,5%) ở liều 100 mg/ml Như vậy, saponin từ thân rễ của PPY có tác dụng ngăn ngừa ung thư thông qua đáp ứng miễn dịch trong cơ thể [21]
Theo Fu-Rong Li và cộng sự (2012), dịch chiết etanol 95% của thân rễ Paris
polyphylla Smith có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của dòng tế bào ung
thư thực quản ECA109 Tác dụng này là do dịch chiết dược liệu này làm tăng biểu hiện của gen ức chế ung thư conneci 26 ở cả mức độ mARN và protein Sự tăng biểu hiện của gen này gây ra quá trình chết của tế bào là do làm tăng yếu tố kích thích giải phóng cytochrom c Bax và giảm yếu tố ức chế giải phóng cytochrom c Bcl-2 [63]
Từ phân đoạn etyl axetat của dịch chiết etanol 70% thân rễ Paris polyphylla
(YA.) Hand-Mazz, nhóm nghiên cứu của Yu Wang đã phân lập được 8 hợp chất là
falcarindiol, β-ecdysteron 2, 3 , 4 , 8, 24, 25 Tiến hành đánh giá tác dụng kháng khối u
in vitro của các hợp chất này trên hai dòng tế bào L929 và Hela bằng phương pháp
MTT Kết quả cho thấy hợp chất falcarindiol và 5 saponin là: 2, 3, 4, 8, 24, 25 đều thể
hiện tác dụng ức chế đối với 2 dòng tế bào này Ngoài ra, hợp chất falcarindiol còn có tác dụng tiêu diệt chọn lọc các tế bào ung thư đại tràng, ức chế sự phát triển của khối u trong mô hình gây u ngoại lai bằng tế bào HTC116 và hiệp đồng làm tăng mạnh tác dụng diệt tế bào ung thư trực tràng của 5-fluorouracil [15] Các hợp chất ức chế khối u
ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào số lượng và vị trí gắn của các glycosid Tác
dụng mạnh nhất là các hợp chất 4, 8 và 25 Đối với dòng tế bào Hela, tỉ lệ ức chế lần
lượt là 97,12% , 97,11%, 96,37%, ở mức liều 30 µg/ml và 82,58%, 82,64%, 94,69%, ở mức liều 10 µg/ml Đối với dòng tế bào L929, tỉ lệ ức chế lần lượt là 95,53%, 99,45%, 97,09%, ở liều 30 µg/ml và 87,42%, 57,61%, 90,34%, ở liều 10 µg/ml
Năm 2006, Huang Y và cộng sự đã phân lập được 11 hợp chất, chủ yếu là
saponin diosgenin và pennogenin từ Paris vietnamensis (Takht.) Các hợp chất này
được đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư HepG2 và SGC-7901 Kết quả cho thấy
hợp chất 4, 7, 13 và 23 có tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư
gan HepG2 và ung thư dạ dày SGC-7901 [47]
Saponin từ thân rễ Paris polyphylla var yunnanensis có tác dụng gây độc với
dòng tế bào ung thư vú MCF-7 Tác dụng này phụ thuộc liều, sau 48h dùng thuốc, IC50của paris saponin là 71,2 ± 2,3 µg/ml Cơ chế tác dụng là kích thích quá trình apoptosis qua con đường ti thể, thể hiện ở việc giải phóng cytochrom c, kích hoạt Bax,
ức chế Bcl-2, kích thích hàng loạt caspase và PARP [45]
Trang 34Từ Paris quadrifolia L nhóm nghiên cứu của Jerzy Gajdus[21] đã phân lập
được 6 saponin pennogenin Trong đó hai hợp chất 27 và 29 thể hiện tác dụng ức chế
các dòng tế bào ung thư HL-60, Hela và MCF-7 với IC50 lần lượt là 1,0 ± 0,04 μg/ml, 1,8 ± 0,072 μg/ml, 2,4 ± 0,096 μg/ml và 2,0 ± 0,08 μg/ml, 2,5 ± 0,125 μg/ml, 3,2 ± 0,128 μg/ml Một nghiên cứu sau đó cũng chỉ ra rằng 2 hợp chất trên làm giảm khả năng sống của dòng tế bào Hela, IC50 lần lượt là 1,11 ± 0,04 μg/ml và 0,87 ± 0,05 μg/ml, thông qua cơ chế kích thích quá trình apoptosis bằng cả con đường nội sinh và ngoại sinh [54]
Polyphyllin D (hợp chất 7) [21] là thành phần mang lại tác dụng điều trị ung thư
gan cho loài Paris polyphylla Theo nghiên cứu, poyphyllin D (PD) có tác dụng ức chế
đối với dòng tế bào ung thư gan HepG2 và cả dòng tế bào ung thư gan kháng thuốc HepG2 với IC50 lần lượt là 7 µM và 5 µM, tỉ số kháng thuốc là 0,7 Cơ chế tác dụng do
R-hợp chất 7 kích thích quá trình chết của tế bào thông qua việc làm rối loạn chức năng ti thể Hợp chất 7 làm giảm điện thế màng ti thể, sinh ra H2O2 và giải phóng các yếu tố kích hoạt quá trình chết của tế bào cytochrom C và AIF Tác dụng này phụ thuộc theo
nồng độ và thời gian [21] Bên cạnh đó, hợp chất 7 còn có tác dụng gây độc tế bào ung
thư vú Kết quả nghiên cứu in vitro chỉ ra rằng sau 48h nuôi cấy, chất 7 ức chế cả hai
dòng tế bào ung thư vú MCF-7 và MDA-MB-231 với IC50 tương ứng là 5 µM và 2,5
µM, cao hơn so với tamoxifen có IC50 lần lượt là 18 µM và 30 µM Cơ chế tác dụng
cũng là do chất 7 gây rối loạn chức năng ti thể, dẫn đến quá trình chết tế bào Khi
nghiên cứu trên chuột thực nghiệm bị ung thư vú do tế bào MCF-7, sau 10 ngày điều
trị, chất 7 làm giảm kích thước khối u khoảng ~40% ở liều 2,05 mg/kg và ~50% ở liều 2,73 mg/kg Ở cả hai mức liều này, chất 7 đều không gây độc với gan và tim [23]
Năm 2014, Wenjie Zhang và cộng sự nghiên cứu tác dụng chống ung thư của
Paris saponin VII (29) từ thân rễ Paris polyphylla Kết quả cho thấy hợp chất 29 ức
chế tăng sinh tế bào ung thư cổ tử cung Hela với IC50 2,62 ± 0,11 μM Cơ chế tác dụng
có thể do hợp chất này kích thích quá trình apoptosis bằng con đường nội sinh thông qua việc làm tăng các enzym caspase-3, caspase-9, protein Bax và làm giảm protein Bcl-2 trong tế bào Hela [129]
Khác với các loài trong chi Paris L có tác dụng chống ung thư do các saponin
mang lại, các hợp chất alkaloid gồm verticillatin A, verticillatin B, verticillatin C,
heliovinin N-oxid và indicin N-oxid phân lập từ loài Paris verticillata có tác dụng gây
độc tế bào ung thư HCT15 với giá trị IC50 của các hợp chất trên lần lượt là 67,6, 92,4, 35,7, 36,2 và 74,7 μM [59]
Năm 2012 Wun và cs [120] đã phân lập được 18 saponin steroid và đã xác định
khả năng gây độc tế bào ung thư CNE Các hợp chất 7, 11, 20, 21, 29, 32 và 33 có hoạt
tính gây độc tế bào ung thư CNE hơn cả hợp chất đối chứng là cisplatin với các giá trị
Trang 35IC50 lần lượt là 2,51, 7,28, 5,06, 1,50, 5,92, 3,57 và 9,50 µM Hợp chất 24, 28, 52 và
66 có giá trị IC50 từ 35,58 đến 95,98 µM còn các hợp chất khác không có hoạt tính gây
độc tế bào ung thư CNE Trong đó, hợp chất 21 có tác dụng độc tế bào ung thư CNE
mạnh nhất do vậy Wun và cs tiếp tục nghiên cứu tác dụng của hợp chất này trên quá trình chết theo chương trình Ở các nồng độ 0, 0,6, 1,2, 2,4, 4,8 µM, tỉ lệ tế bào chết theo chương trình tăng với các giá trị tương ứng là: 2,33±0,01%, 9,18±3,02%,
21,25±1,99%, 47,89±3,33% và 92,04±2,93% Kết quả thí nghiệm cho thấy hợp chất 21
gây tác động vào pha G1 hoặc S của chu trình tế bào CNE [120]
Năm 2015, Wen và cs [115] đã phân lập và xác định cấu trúc của 9 hợp chất từ thân rễ loài PPY và xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư HED293 và HepG2 của
hợp chất số 72 với giá trị IC50 lần lượt là: 0,6 và 0,9 µM
Theo Qin và cs năm 2016 [96] đã phân lập được 25 saponin sterol gồm: 19, 45,
52, 56, 57, 86, 98-108, 118 và 125 từ thân lá loài PPY và đã đánh giá tác dụng ức chế
virus HCV, kết quả đã xác định giá trị IC50 của các hợp chất này từ 0,9±0,5 µM đến 5,0±0,6 µM, tuy nhiên các hợp chất này không có khả năng diệt virus HCV
Theo nghiên cứu của Zhen Liu và cộng sự (2012) [68] đã chỉ ra rằng: dịch chiết
cồn 70% của các loài thuộc chi Paris có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư sắc tố da B16, mạnh nhất là P polyphylla var yunnanensis, sau đó là P fargesii var fargesii, P bashanensis, P polyphylla var pseudo, P polyphyllar var minora với
IC50 lần lượt là 15,73, 18,21, 20,43, 23,46 và 58,1 µg/ml, trong khi đó P delavayi var
1.4.2 Tác dụng điều hòa miễn dịch
Formosanin-C là saponin diosgenin được phân lập từ Paris formosana Hayata,
có tác dụng điều hòa miễn dịch Khi điều trị cho chuột lang bị viêm mống mắt tự miễn bằng Formosanin-C với liều 1,5 mg/kg/2 ngày và 0,5 mg/kg/2 ngày thấy rằng: khi so sánh với nhóm chứng, cả hai mức liều này đều ức chế đáp ứng lymphocytic của hạch lympho và tế bào lá lách đối với kháng nguyên S Cả hai mức liều 1,5 mg/ml và 0,5 mg/ml đều tác động nhỏ đến sự đáp ứng lymphocytic của hạch lympho với concanavalin-A (ConA) trong khi đó, mức liều 1,5 mg/ml tác động rõ lên đáp ứng của
tế bào lá lách với ConA Ở cả hai mức liều này Formosanin-C đều ức chế đáng kể sự sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên S [96]
1.4.3 Tác dụng cầm máu và tan máu
Theo nghiên cứu của L Guo và cộng sự, saponin tổng từ Paris polyphylla Sm var yunnanensis có tác dụng giảm chảy máu bất thường ở tử cung Tác dụng này là do
các hợp chất này tăng co thắt cơ tử cung Paris saponin tổng có tác dụng gây co thắt cơ
tử cung chuột thực nghiệm, đáp ứng mạnh nhất bằng 23,19±0,27% so với tác dụng của
Trang 3640 mM K+, tương ứng với EC50 là 19,82±0,42 mg/ml Trong khi đó, khả năng gây co thắt cổ tử cung của oxytocin và PGF-2a lần lượt là 51,09±0,03% và 42,00±0,05% so với 40 mM K+ Có thể thấy, tác dụng của paris saponin trên cơ tử cung khá mạnh Cơ chế phân tử là saponin làm tăng giải phóng Ca2+ từ tế bào, dẫn đến tăng nồng độ Ca2+ngoại bào Theo nghiên cứu, thành phần mang hoạt tính cho saponin từ loài này là
Paris saponin H (25), hợp chất này làm tăng co thắt tử cung ở chuột mang thai [40]
Năm 2012, Zhen Liu và cộng sự nghiên cứu tác dụng cầm máu, tan máu và độc
tính của 6 loài thuộc chi Paris L là P polyphylla var yunnanensis (PY), P delavayi var delavayi (PD), P fargesii var fargesii (PF), P bashanensis Wang et Tang (PB),
P polyphyllar var minora (PM) và P polyphylla var pseudothibetical (PP) Kết quả
cho thấy cao chiết etanol 70% của cả 6 loài đều có tác dụng giảm thời gian máu chảy
và thời gian đông máu trên chuột thực nghiệm, tuy nhiên tác dụng của các loài là khác nhau So với nhóm chứng, PD có tác dụng mạnh nhất, tỉ lệ giảm thời gian máu chảy khoảng 59%, tiếp đó là PY, PP và PB (tỉ lệ giảm khoảng 53%), tỉ lệ giảm của PF, PM khoảng 40% Tác dụng trên thời gian đông máu cũng tương tự, các loài PD, PB và PP
có tác dụng mạnh nhất, tỉ lệ giảm thời gian đông máu so với nhóm chứng lần lượt là
53, 50 và 50% theo phương pháp capillary và 61, 48, 59% theo phương pháp slide Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế thấy rằng tác dụng này là do các loài này tác động lên
cả con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh, thể hiện ở việc làm giảm thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) Thử tác dụng gây tan máu của các dịch chiết trên hỗn dịch 2% hồng cầu thỏ cho kết quả: giá trị HD50 của PY, PD, PF, PB, PM và PP lần lượt là 0,55, 3,03, 0,23, 1,22 và 0,44 mg/ml Tổng hợp các kết quả nghiên cứu này, các loài PD và PB có thể dùng để cầm máu, các loài PF và PB dùng điều trị ung thư [68]
Theo Ying Wang và cộng sự, Paris bashanensis có tác dụng cầm máu Theo nghiên cứu, so với nhóm chứng, phân đoạn n-butanol từ các dịch chiết etanol 30%,
50%, 70% của loài này làm giảm thời gian máu chảy và thời gian đông máu trên chuột thực nghiệm, tuy nhiên tác dụng này khác nhau giữa các loại dịch chiết Tỉ lệ giảm thời gian chảy máu so với nhóm chứng của các phân đoạn trên lần lượt là 21, 32, 45%
Tỉ lệ giảm thời gian tạo cục máu đông lần lượt là 35, 65 và 71% theo phương pháp slide và 24, 31 và 43% theo phương pháp capillary Nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học chính của các dịch chiết này là saponin steroid, chủ yếu là các saponin pennogenin Nghiên cứu thành phần hóa học của các loại dịch chiết bằng phương pháp HPLC-UV, cho thấy dịch chiết etanol 70% chứa nhiều saponin steroid Trong dịch
chiết này có nhiều saponin pennogenin, chủ yếu là Paris VII (29) (4 phân tử đường), PGRR (ba phân tử đường) và Paris saponin H (25) (ba phân tử đường), có thể đây là
những thành phần đem lại tác dụng cầm máu cao hơn cho dịch chiết này [111]
Trang 371.4.4 Tác dụng chống oxy hóa
Theo nghiên cứu của Shian Shen và cộng sự (2013), các polysaccharid từ lá của
Paris polyphylla Smith var yunnanensis (Franch.) Hand.-Mazz có tác dụng chống oxy
hóa in vitro mạnh Tác dụng này thể hiện ở khả năng dọn các gốc tự do DPPH+, hydroxyl, superoxide với IE50 lần lượt là 0,25 mg/ml, 0,31 mg/ml và 0,35 mg/ml, trong khi các giá trị này của axit ascorbic tương ứng là 0,06, 0,25 và 0,17 mg/ml [102] 1.4.5 Tác dụng kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng
Năm 2008, nhóm của Dawei Deng nghiên cứu tác dụng chống nấm của Paris
polyphylla Smith trên Cladosporium cladosporioides và các loài Candida Kết quả cho
thấy dịch chiết etanol 70% thân rễ loài này có tác dụng kháng C cladosporioides
Nghiên cứu sâu hơn, nhóm đã phân lập được 3 saponin là (25), (31) và (29) Cả 3
saponin này đều có tác dụng chống nấm Đối với chủng C cladosporioides, các hợp
chất 25, 31, 29 và miconazole đều bắt đầu thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của
nấm ở liều khoảng 9µg, và ức chế hoàn toàn ở các liều lần lượt là 70, 280, 280 và 140
µg Các saponin này có tác dụng kháng hầu hết các chủng nấm Candida, tác dụng tốt trên các chủng Candida glabrata (kém nhạy cảm với azol), C tropicalis, các chủng C
albicans (kháng azol và kháng polyen), tuy nhiên lại kém nhạy cảm với chủng
Candida krusei MIC của saponin 25, 31, 29 đối với C albicans lần lượt là 25, 50 và
100 µg/ml, so với nystatin có MIC là 5 µg/ml [28]
Cũng nghiên cứu về Paris polyphylla Smith, Yuan-Chuen Wang và cộng sự
nhận thấy dịch chiết etanol 95% từ thân rễ loài này tác dụng kháng virus Enterovirus
71 (EV71) và coxsackievirus B3 (CVB3), tác dụng kháng EV71 mạnh hơn IC50 của dịch chiết đối với các chủng virus EV71 và CVB3 lần lượt từ 78,46 ±2,80 - 125,00 ± 0,00 và 126,39 ± 1,44 - 197,15 ± 4,93 µg/ml, tương ứng với 9–25 và 99–156% so với
ribavirin Về cơ chế, dịch chiết P polyphylla có tác dụng ngăn virus xâm nhập vào tế
bào do phá hủy ARN của virus, bất hoạt virus đã xâm nhập vào tế bào bằng cách xâm nhập vào lớp vỏ capsid của virus và phá hủy ARN của chúng Đối với các virus đang
nhân lên, P polyphylla ức chế quá trình này do kích thích tế bào chủ sản xuất cytokin
IL-6, đây cũng là cơ chế chính giúp tiêu diệt virus [112]
Năm 2007, Devkota Krishna và cộng sự nghiên cứu tác dụng kháng ký sinh
trùng Leishmaniasis và ức chế enzym tyrosinase của dịch chiết metanol, các phân đoạn ether, chloroform, etyl axetate, n-butanol và các hợp chất tinh khiết phân lập được từ thân rễ P polyphylla Kết quả cho thấy các mẫu nghiên cứu đều có ức chế enzym
tyrosinase IC50 của dịch chiết và các phân đoạn cloroform, etyl axetat và butanol lần lượt là 5 mg/ml, 12,30 µg, 56,36 µg, 102,50 µg, của các hợp chất tinh khiết là 0,23, 36,87, 0,93 và 1,45 µM, so với 2 hợp chất đối chiếu là axit kojic (IC50 = 16,67 µM) và L-mimosin (IC50 = 3,68 µM) Tác dụng kháng Leishmaniasis, chỉ có hợp chất 1,5-
Trang 38dihydroxy-7-methoxy-3-metylanthraquinon không thể hiện tác dụng, còn lại các saponin diosgenin thể hiện tác dụng với giá trị IC50 từ 1,59 đến 83,72 µg/ml [29]
Năm 2010, G.-X Wang và cộng sự nghiên cứu thấy tác dụng kháng ký sinh
trùng in vivo của PPY Dịch chiết metanol từ rễ dược liệu này kháng ký sinh trùng
mang lại hoạt tính cho dịch chiết này là do các hợp chất 7 và 8 Cả 2 hợp chất này đều
thể hiện hoạt tính chống D Intermedius với EC50 lần lượt là 0,70 và 0,44 mg/l, cao hơn mebendazol có EC50 = 1,25 mg/l [110]
Năm 2013, Qin và cs [90] đã phân lập được đã phân lập được 3 hợp chất là: 96,
97 và 98 Hợp chất 96 và 98 có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium acnes với
giá trị MIC là 31,3 và 3,9 µg/mL
1.4.6 Tác dụng trên thần kinh
Ki Hyun Kim và cộng sự nghiên cứu tác dụng chống viêm thần kinh của 5 hợp
chất phân lập được từ Paris verticillata thông qua khả năng sản xuất NO trong tế bào
thần kinh đệm BV-2 đã được kích hoạt bằng lipopolysaccharid và thu được kết quả hai
1.5 Những nghiên cứu về cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinenesis
Franchet)
1.5.1 Phân loại và đặc điểm hình thái của bảy lá một hoa
Cây Bảy lá một hoa còn có các tên gọi khác là: Tảo hưu, Thất diệp nhất chi hoa
hay Cúa dô (H’Mông) và tên khoa học là: Paris polyphylla var chinensis Franchet (PPC), tên đồng nghĩa là Paris chinensis Franchet, thuộc họ Trọng lâu (Trilliaceae)
Mô tả thực vật [2, 6, 34]
Cây thảo nhiều năm, cao 40-100 (130) cm; thân rễ gần hình trụ ngắn, nằm ngang, đường kính khoảng 2 cm; thân trên mặt đất thẳng đứng, đơn độc không phân nhánh, nảy mầm vào mùa xuân, tàn lụi vào mùa đông Lá 5-6(7), xếp thành 1 vòng
Trang 39trên thân; phiến lá mỏng, màu lục, hình trứng ngược, hình thuôn, kích thước 25 (27) x 5-7 cm, 5-7 gân chính, xuất phát từ gốc, chóp nhọn, gốc tròn hoặc hình nêm, cuống dài 2,5-4 (6) cm Hoa mọc đơn độc ở đỉnh thân, to, đều, lưỡng tính; cuống dài 15-40 cm, thẳng đứng Đài 5-6(7), dạng lá, rời nhau, hình mũi giáo, kích thước (3,5)5-8(9) x (1) 1,5-2,5(3,5) cm, màu lục Cánh hoa 5-6(7), màu vàng, dạng dải, kích thước (13)4,5-6(7) x 0,1 cm, bằng nhau Nhị 10-12, dài 1,5-3 cm; chỉ nhị dẹp, dài 0,5-1,2 cm, dính ở gốc mảnh bao hoa; bao phấn hình thuôn, đính gốc, 2 ô, mở bằng khe dọc, đỉnh trung đới kéo dải thành hình kim, dài 1-2,5 mm Bầu trên, hình trứng, noãn nhiều, đính bên: vòi nhụy 5-6, dính nhau phần gốc; đầu nhụy 5-6 Quả nang, mở ở lưng Hạt màu nâu tối, hình cầu hoặc hình bầu dục, nhẵn, vỏ hạt mọng nước hoặc không, có nội nhũ rắn chắc hoặc nạc, hình cầu hoặc hình trứng
Hình 1.9: Cây bảy lá một hoa - Paris polyphylla var chinensis Franchet (tên đồng
nghĩa Paris chinensis Franchet) được trồng tại Sapa – Lào Cai
A Cây bảy lá một hoa trồng tại Sapa – Lào Cai
B Lá C Quả D Hạt E Lát cắt ngang thân rễ
F Nhụy G Cánh hoa K Nhị H Thân rễ
Sinh thái: Mùa ra hoa tháng 2-6, mùa quả tháng 3-10 Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, gần
bờ nước, khe suối hay hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Nghĩa Lộ), Lai Châu (Tuần Giáo), Phú Thọ
(Thanh Sơn), Hà Tây (Ba Vì), Hòa Bình (Lương Sơn, Mai Châu: Pà Cò), Ninh Bình (Cúc Phương) Còn có ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan
1.5.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của bảy lá một hoa 1.5.2.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học
Nghiên cứu tổng quan về thành phần hóa học chi Paris gồm hơn 150 hợp chất được công bố, tuy nhiên hầu hết các hợp chất đều được phân lập từ Paris polyohylla
Trang 40var yunnanensis Bảng 1.1 cho thấy có 21 hợp chất được phân lập từ PPC và đều là
các saponin steroid gồm saponin diosgenin (12 hợp chất), saponin pennogenin (7 hợp
chất), hợp chất 94 và 112 Các hợp chất này đều được glycosid hóa tại vị trí C-3 trong
đó saponin diosgenin gồm các hợp chất 4, 5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, và 18 và saponin pennogenin gồm các hợp chất 22, 23, 24, 25, 26, 27, và 28
Các nghiên cứu trong nước về thành phần hóa học của PPC, ngoài các công bố của nhóm nghiên cứu, theo tra cứu của tác giả chưa tìm thấy tài liệu nào liên quan 1.5.2.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Tác dụng gây độc tế bào ung thư:
Theo nghiên cứu của Yoshihiro Mimaki và cộng sự phân lập được 11 saponin
steroid là: 4, 7, 11, 20, 22, 23, 24, 26, 27, 28 và 30 từ cao metanol phần thân rễ Paris
polyphylla var chinensis Dịch chiết metanol ức chế 99% tăng sinh tế bào ung thư
HL-60 ở mức liều 10 µg/ml, IC50=3,3 µg/ml Các hợp chất 4, 7, 11, 20, 23, 26, 27 và
30 biểu hiện tác dụng độc tế bào ung thư với IC50 lần lượt là: 1,8, 0,5, 2,1, 0,8, 5,1,
5,0, 1,5 và 1,7 µg/ml Hợp chất 7 còn có khả năng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư
khác như tế bào ung thư máu MOLT-4 (GI50= 0,19 µg/ml; TGI 0,41= µg/ml; LC50= 0,91 µg/ml), ung thư phổi A549/ATCC (GI50 =0,20 µg/ml; TGI= 0,36 µg/ml; LC50
=0,66 µg/ml), ung thư đại tràng SW-620 (GI50 =0,19 µg/ml; TGI =0,42 µg/ml; LC50
=0,91 µg/ml), u ác tính M14 (GI50 =0,20 µg/ml; TGI =0,36 µg/ml; LC50 =0,65 µg/ml), ung thư trực tràng 786-0 (GI50 =0,22 µg/ml; TGI =0,47 µg/ml; LC50 =0,98 µg/ml) [76]
Theo Lin-Lin Gao và cộng sự, phân lập được dioscin (8) từ Paris chinensis
Hợp chất này ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào ung thư buồng trứng SKOV3 phụ thuộc thời gian và liều, với IC50 lần lượt là 14,6±0,11, 7,64±0,40 và 5,81±0,33 mg/ml
tương ứng với các thời điểm sau 24, 48 và 72 h dùng thuốc Dioscin (8) làm tăng đáng
kể quá trình apoptosis, do làm tăng nồng độ Ca2+ quá mức trong ti thể, dẫn đến tăng nồng độ enzym caspase-3 và cytochrom C trong tế bào SKOV3[36] Trong một nghiên cứu khác trên dòng tế bào ung thư dạ dày SGC-7901, nhóm nghiên cứu đã phát hiện khả năng gây độc tế bào này theo cơ chế liên quan đến chu kỳ tế bào và quá trình apoptosis Kết quả nghiên cứu cho thấy dioscin ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào SGC-7901 phụ thuộc thời gian với nồng độ với IC50 lần lượt là 13,77 ± 0,18, 8,73 ± 0,41 và 3,62 ±0,29 mg/ml tương ứng với các thời điểm 24, 48 và 72 h Nghiên cứu về ảnh hưởng của dioscin với chu kỳ tế bào: dioscin làm tăng số lượng tế bào ở pha G2/M
và làm giảm biểu hiện của hai protein là: cyclin B1 và CDK1 đồng nghĩa với việc làm
tế bào không thể phân chia (Pha M của chu trình tế bào) Dioscin cũng làm tăng quá trình apoptosis của tế bào 17,18% ± 2,58%, 24,75% ± 2,72% và 54,91% ±3,35% ứng với các mức liều 10, 50 và 250 μg/ml Cơ chế được cho là dioscin kích thích tăng giải phóng cytochrome C từ ti thể dẫn đến tăng nồng độ enzym caspase-3 kích thích quá trình apoptosis tế bào SGC-7901 Sau 24h ủ dioscin, hợp chất này làm tăng vận