1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

32 831 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 207,5 KB
File đính kèm Xã hội hóa công tác BVCSSK nhân dân.rar (68 KB)

Nội dung

Xã hội hóa y tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước về vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của nghành y tế; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để mang tới nhiều dịch vụ y tế chất lượng cao hơn phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên; mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp y tế phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn. Trong thời gian qua, hoạt động xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta đã có nhiều thành công, chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực hoạt động y tế. Các cấp chính quyền, các đoàn thể và người dân đã có những chuyển biến tích cực trong việc nhận thức tầm quan trọng của quá trình xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chủ động huy động các nguồn đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

Người hướng dẫn khoa học:

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn tám tháng theo học Lớp Cao Lý luận Chính trị khóa 41 (2014 - 2015) tại Đà Nẵng; Nhân dịp kết thúc khóa học, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo cùng các quý thầy, cô giáo các khoa và bộ môn thuộc Học viện Chính trị khu vực III đã truyền đạt tri thức, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn , giảng viên khoa Triết học thuộc Học viện Chính trị khu vực III

đã tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành bản Đề án này.

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 04 năm 2015

Trang 4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình

YHCT: Y học cổ truyền

BHYT: Bảo hiểm y tê

BHXH: Bảo hiểm xã hội

SYTĐN: Sở Y tế Tây Ninh

KCB: Khám chữa bệnh

XHH: Xã hội hóa

HSCC: Hồi sức cấp cứu

TTBYT: Trang thiết bị y tế

VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

BV và CSSK: Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe

BV: Bệnh viện

Trang 6

MỞ ĐẦU

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân luôn là một trongnhững mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế - xã hội của Đảng vànhà nước ta Nó không chỉ là nhằm mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượngsức khỏe cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuấthiện đại mà nó còn là yếu tố thể hiện tính nhân văn trong mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới mục tiêu caonhất là nâng cao chất lượng đời sống, vì hạnh phúc của đông đảo người dân Sựnghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là sự nghiệp chung củanhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó, ngành y tế đóng vai trò chủ yếu Chính vìvậy, trong nhận thức chung của xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng caosức khỏe nhân dân đồng nghĩa với công tác y tế của ngành y tế

Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhoẻ nhân dân trong điều kiện mới, ngành y tế đang có nhiều đổi mới Quá trìnhchuyển từ cơ chế quản lý mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp sang cơ chế tựchủ, mở rộng cung ứng dịch vụ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho sựnghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tạo điều kiện cho ngành pháttriển nhanh hơn và đạt được chất lượng cao hơn

Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức tọa đàm “Thực trạng xã hộihóa y tế Việt Nam từ năm 2010 đến nay, giải pháp chính sách giai đoạn 2015 -2020” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực y tế.Trong lời phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung

ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh: “Xã hội hóa y

tế là chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong một số văn kiện của Đảng, Quốc hội và quy định cụ thể tại một số nghị định của Chính phủ Trong khi ngân sách hạn hẹp, nếu không có xã hội hóa y tế qua các hình thức góp vốn, liên doanh, liên kết đặt thiết bị, vay vốn ngân hàng thì trang bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn y tế của Việt Nam chắc chắn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân”.

Trang 7

Xã hội hóa y tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước về vận động và tổchức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển củanghành y tế; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối vớiviệc nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để mang tới nhiều dịch

vụ y tế chất lượng cao hơn phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh và bảo vệ sứckhoẻ nhân dân

Xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là phát triểnrộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành trongkhuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mở rộng các cơ hộicho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên;

mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lựctrong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điềukiện cho sự nghiệp y tế phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn

Trong thời gian qua, hoạt động xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc sứckhỏe nhân dân ở nước ta đã có nhiều thành công, chuyển biến rõ nét trên cáclĩnh vực hoạt động y tế Các cấp chính quyền, các đoàn thể và người dân đã cónhững chuyển biến tích cực trong việc nhận thức tầm quan trọng của quá trình

xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân Bên cạnh

sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chủ động huy động cácnguồn đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Trong bối cảnh chung của cả nước, thời gian qua, Tây Ninh cũng đã thuđược những chuyển biến đáng kể trong quá trình thực hiện chủ trương xã hộihoá công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Các cấp ủy đảng, chínhquyền, các ngành, các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, huy động sự đóng gópcộng đồng vào công tác y tế Người dân tỉnh Đắc Nông đã có ý thức hơn trongviệc tự chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thờicũng tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhất là trong lĩnh vực y tế dựphòng Hệ thống y tế ngoài công lập phát triển đa dạng về số lượng và tăngcường về chất lượng Y tế công lập đã có nhiều đổi mới phù hợp hơn với cơ chế

Trang 8

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc khám chữa bệnh từ thiện miễn phícho người nghèo và nhân dân được tiến hành ngày càng nhiều hơn Mặc dù vậy,

so với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đang tăng nhanh thì nhữngkết quả trong xã hội hoá công tác y tế tại Tây Ninh vẫn chưa đáp ứng được Tốc

độ xã hội hoá y tế còn chậm so với nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả khámchữa bệnh của nhân dân Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tăng cườnghơn nữa công tác xã hội hoá lĩnh vực y tế tại tỉnh

Nhận thức được vấn đề trên, là một bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực y tế,

tôi mạnh dạn chọn đề án “Tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ và chăm

sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ nay đến năm 2020” làm

đề án tốt nghiệp hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nộidung chính của đề án gồm:

Phần 1 Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, pháp lý của Đề án

Phần 2 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án

Phần 3 Đưa ra các giải pháp thực hiện Đề án

Phần 4 Tổ chức thực hiện Đề án

Phần 5 Dự đoán kết quả Đề án

Trang 9

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1 Cơ sở lý luận:

Lâu nay khái niệm xã hội hóa được sử dụng chủ yếu với nghĩa xã hội hóa

cá nhân để mô tả quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người Gần đây,khái niệm xã hội hóa đã được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nghĩa

thứ hai là xã hội hóa các vấn đề xã hội Theo nghĩa này, xã hội hóa được hiểu

là quá trình tăng cường sự quan tâm, mở rộng sự tham gia của nhiều lực lượng

xã hội vào giải quyết những vấn đề nào đó mà vốn trước đây chỉ thuộc tráchnhiệm của một ngành hay một tổ chức xã hội cụ thể

Khái niệm xã hội hoá mặc dù đã được dùng tương đối phổ biến trong cácvăn kiện, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và trên thế giớisong nội hàm của nó đến nay vẫn chưa được chính xác hoá như một khái niệmkhoa học Ở góc độ nào đó, khái niệm xã hội hoá và huy động xã hội có nộihàm tương đối giống nhau Còn nhiều cách hiểu chưa đầy đủ về hai khái niệmnày Xã hội hoá và huy động xã hội không chỉ đơn thuần là kêu gọi sự đóng gópcủa người dân để tăng thêm nguồn lực mà còn là quá trình thu hút sự quan tâm,

sự tham gia trực tiếp, tự nguyện của các nhóm xã hội, các cá nhân gia đình vàcộng đồng vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể nào đó

Ngoài ra, xã hội hóa còn có vai trò tạo nên sự giám sát xã hội rộng rãiđảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực nhànước và xã hội cho việc phát triển các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể như giáodục - đào tạo, y tế, văn hóa, chính sách đối với người có công…

Đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, xãhội hóa sẽ tạo ra sự giám sát xã hội đối với các hoạt động khám chữa bệnhnhằm góp phần thúc đẩy ngành y tế ngày càng phát triển theo hướng tích cực,đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân Cơ sở khoa học của quá trình xã hội hoá

y tế bao gồm: cơ sở tâm lý học, xã hội học và tiếp cận về phát triển cộng đồng

Trang 10

Huy động xã hội cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân phải đượcthực hiện theo đúng cách tiếp cận về phát triển cộng đồng

Như trên đã đề cập, công tác y tế là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhândân luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách pháttriển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhânkhác nhau, cho đến năm 1986, nguồn lực đầu tư cho y tế của nước ta vẫn chưa

có như mong muốn, chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiềuhạn chế, bất cập, không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của côngcuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới cũng như yêu cầu nângcao chất lượng cuộc sống của người dân

Trong giai đoạn "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi:nhiều cơ sở điều trị đã chủ động hơn trong công tác khám và chữa bệnh, quyđịnh thu một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng chămsóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tưnhân Xã hội hóa các hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãicủa nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển nhằm từng bước cải thiệnmức hưởng thụ về y tế và nâng cao sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhândân Xã hội hóa là xây dựng và phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm củacác tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xãhội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe người dân Ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Ðảng Bộ,Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thểquần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và củatừng người dân đối với hoạt động của ngành y tế, hay công tác y tế

Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động y tế có mối quan hệchặt chẽ với nhau Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần pháttriển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hànhtrong khuôn khổ chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước Ða dạng hóa

Trang 11

chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động vàbình đẳng vào các hoạt động trên

Dĩ nhiên, xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhànước, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nước, trái lại Nhà nước thường xuyêntìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động này, đồngthời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó

Thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế cũng như các hoạt động khácthuộc các lĩnh vực như giáo dục – đào tạo, thể thao, văn hóa… cũng là giải phápquan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của Ðảng và Nhà nước Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện

về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và Nhà nước chăm lo, mà cònbiểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năngthực tế của từng người, từng địa phương

Thực hiện công bằng trong chính sách xã hội phải vận dụng các nguyêntắc điều chỉnh và ưu tiên, nhất là phải ưu tiên đối với người có công, phải trợgiúp người nghèo, vùng nghèo; người có công, có cống hiến nhiều hơn, được xãhội, Nhà nước chăm lo nhiều hơn

Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vàocác hoạt động y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội không phải là huy độngtheo kiểu bình quân, cào bằng mà là vận dụng cách huy động và mức huy độngtùy theo các lớp người có điều kiện thực tế khác nhau, có mức thu nhập khácnhau Những người thuộc diện chính sách xã hội của Ðảng và Nhà nước đượcmiễn, giảm phần đóng góp

Công bằng xã hội còn được thực hiện thông qua việc phát huy truyềnthống "lá lành đùm lá rách", người giàu giúp người nghèo, vùng giàu giúp vùngnghèo, người khỏe mạnh, ít đau ốm, bệnh tật giúp người hay đau bệnh hơn Đó

là cơ sở về khoa học của chủ trương hình thành và phát triển nhiều loại quỹ donhân dân đóng góp tự nguyện làm việc nghĩa như quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo,quỹ khuyến học, quỹ từ thiện, quỹ đền ơn đáp nghĩa Nhà nước ban hành quy

Trang 12

chế thành lập và quản lý các quỹ này theo hướng phát huy khả năng tự quản vàgiám sát của người đóng góp, thực hiện chế độ công khai hóa thu chi Thực hiện

xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa với quan niệm đúng đắn vềcông bằng xã hội chính là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lốicủa Ðảng

Chính sách xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏenhân dân là một chủ trương đúng và trong những năm qua công tác này đã đạtmột số kết quả tích cực Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật

xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, làm cơ sở pháp lý đầy đủnhằm tạo ra sự chuyển biến đồng bộ của các ngành, các cấp trong việc thực hiệnchủ trương và quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa Đó là Nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo cùng với sự tham gia của người dân và xã hội, đổi mới cơchế chi ngân sách cho các lĩnh vực xã hội; củng cố, mở rộng hệ thống an sinh xãhội, đổi mới cơ chế quản lý để đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện chế

độ tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính Bên cạnh đó, tiếp tục hoànthiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu

tư cung ứng dịch vụ công

Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất định

Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng hoá các loại hìnhdịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo của cácđịa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vàonhiệm vụ chăm lo sức khoẻ Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lênhàng đầu

Tuy nhiên, hoạt động xã hội hoá của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc cònchưa được như mong muốn Nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng, đặcbiệt đối với người nghèo và người dân ở các vùng sâu và vùng xa Sự phân hoágiàu nghèo nhanh chóng đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế củangười nghèo Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết

Trang 13

bị, có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ bản chất và nội dung của xãhội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Vẫncòn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu xã hội hóa công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân dân thông quacác chính sách về thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế Không ít nơi hiểu xãhội hoá là thu tiền sử dụng máy móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị (được gọi

là “máy xã hội hoá”), là thu tiền giường bệnh (được gọi “giường bệnh xã hộihoá”), là tư nhân hoá các dịch vụ y tế Cần phải nhấn mạnh rằng xã hội hóa y tế

là sự mở rộng trách nhiệm, từ chỗ trước đây coi hoạt động công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ của nhà nước và ngành Y tế thành tráchnhiệm của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, cánhân, của cả hệ thống y tế công lẫn y tế tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ và tài chính y tế

Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội cho y

tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe là điều cầnthiết Nhìn chung, nhiều ngành, nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia thựchiện chủ trương xã hội hoá y tế theo kiểu phong trào, chưa thực sự coi đây làmột nhiệm vụ chính trị của mình, chưa xây dựng kế hoạch hành động cụ thể Sự

tham gia của cộng đồng thường coi trọng việc quyên góp về vật chất hơn là việc

khuyến khích các cá nhân, các nhóm xã hội cùng tham gia vào hoạt động chăm

sóc sức khoẻ nhân dân.

Tóm lại: Do nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc về sức khoẻ của nhân

dân ngày càng cao Đó cũng là nhu cầu chính đáng của mỗi con người Nhưngvới tình trạng xuống cấp và quá tải tại các bệnh viện bây giờ, trong khi ngânsách giành cho nghành y tế thì eo hẹp, giá dịch vụ y tế hiện tại chưa đúng vớigiá trị của nó Thì chỉ riêng nghành y tế không thôi thì không thể tự mình nângcao đảm bảo được hết nhu cầu cơ bản của người dân trong lĩnh vực y tế Nên

xã hội hoá y tế là vấn đề cấp thiết hiện nay, để làm tốt được công tác xã hội hoá

Trang 14

y tế thì đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi tổ chức và các thành phần trong xãhội, đặc biệt là cộng đồng và doanh nghiệp

2 Cơ sở thực tiễn đề án:

Tây Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ Về điều kiện tựnhiên, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên: 8.517 Km2 nằm ở cửa ngõ phía tâynam của Đông Nam Bộ

Đến năm 2013, dân số của tỉnh là 755.112 người thuộc 20 dân tộc anh emcùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 21% Cùngvới tình trạng đói nghèo tương đối phổ biến hơn các địa phương khác, tình hìnhdịch bệnh ở địa phương vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là bệnh sốt rét,bệnh đường ruột, bệnh lây qua đường hô hấp Trước tình hình đó, trong nhữngnăm qua, tỉnh Tây Ninh đã chú trọng thực hiện quá trình xã hội hoá hoạt động y

tế nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào công tác bảo vệ, chăm sócsức khoẻ cho nhân dân

Theo Sở Y tế Tây Ninh thì nhờ quá trình xã hội hoá hoạt động y tế nênđến nay, các huyện, thị xã và trên 90% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thànhlập được Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân Hệ thống y tế công lập được củng

cố và phát triển với 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh, 08 Bệnh viện đa khoa huyện, 4trung tâm y tế tuyến tỉnh, 8 trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã; 100% xã,phường, thị trấn có trạm y tế, hầu hết các thôn, buôn, bon, tổ dân phố trên địabàn tỉnh đã có cán bộ y tế hoạt động Cùng với hệ thống y tế công lập, các dịch

vụ y tế ngoài công lập được hình thành, củng cố và phát triển

Đến nay toàn tỉnh có 2 Công ty Cổ phần dược- vật tư y tế, 127 nhà thuốc

và đại lý thuốc tây, 63 phòng khám bệnh tư nhân và 30 cơ sở dịch vụ y tế tưnhân khác Thông qua đội ngũ cán bộ y tế trong hệ thống công lập và ngoàicông lập đã tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức ăn ở hợp vệsinh, bảo vệ môi trường, giữ gìn, chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, giađình và xã hội Nhờ đó nhiều dịch bệnh đã được khống chế kịp thời, các chươngtrình mục tiêu quốc gia về y tế đều được triển khai thực hiện đạt và vượt mức đề

Trang 15

ra; công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được đảm bảo và từng bướcnâng lên Việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác y tế còn giúp nâng tỷ lệngười tham gia BHYT toàn dân đạt 66% vào năm 2014 Đây là một kết quảđáng khích lệ, nhờ đó, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe đầy đủ tiếp cậncác dịch vụ y tế chất lượng cao ngày càng nhiều hơn, các bệnh tật nhờ đó đượckhống chế, đẩy lùi tương đối hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhờ hệ thống y tế ngoài công lập được hình thành ngàycàng nhiều, đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng tốt, chất lượngkhám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân được lựa chọn các dịch vụ khám, chữa bệnh khi đau ốm; đồng thời gópphần giảm bớt gánh nặng quá tải cho hệ thống y tế công lập

Tuy nhiên, theo Bác sỹ Ngô Minh Trực, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninhthì bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện xã hội hoá hoạt động y

tế ở Tây Ninh thời gian qua vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế Trong khingân sách Nhà nước, ngân sách địa phương đầu tư cho y tế còn thấp và chưađược phân bổ hợp lý, từ đó việc mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động y

tế chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân gặp rất nhiều khó khăn thì

sự tham gia của xã hội lại vẫn rất khiêm tốn

Điều đó trước hết thể hiện ý thức về xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sócsức khỏe nhân dân còn thấp, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước còn lớn, việc tham giachi trả kinh phí khám chữa bệnh còn thụ động Mặc dù tỷ lệ tham gia BHYTcủa người dân toàn tỉnh đạt gần 66% nhưng chủ yếu là tập trung ở đối tượng bắtbuộc là cán bộ, công nhân viên chức và các đôi tượng chính sách (người nghèo,cận nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số ), còn đốitượng tự nguyện còn rất hạn chế 4% Từ đó, hoặc có thể người dân thiếu thôngtin về ý nghĩa và giá trị của việc tham gia BHYT, hoặc người dân nghĩ có ốmđau thì mới cần mua BHYT; hoặc họ không tin vào bản chất tốt đẹp, nhân đạo,hữu ích của việc tham gia BHYT Thực trạng tỷ lệ người dân tham gia BHYTthấp, tập trung chủ yếu vào các đối tượng chính sách hoặc những người hay đau

Trang 16

ốm, nghèo, dẫn đến tình trạng mức đóng thấp, mức chi cao Mất cân đối trongthu chi BHYT là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng hạn chế

về ngân sách tái đầu tư phát triển hệ thống cơ sở y tế, giường bệnh, trang thiết bịkhám chữa bệnh phục vụ các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe nhân dân

Mức độ, tốc độ đầu tư phát triển hệ thống y tế công lập còn thấp và chậm

so với nhu cầu thực tế Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dânchưa thực sự hiệu qủa Trong công tác phòng bệnh người dân cũng chỉ mớiquan tâm đến công tác khám chữa bệnh mà chưa hiểu biết đầy đủ về dinhdưỡng, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về vệ sinh phòng dịch

Về cơ sở vật chất trang thiết bị thì hầu như tất cả đều từ ngân sách nhànước, do ngân sách nhà nước eo hẹp, hạn chế nên các cơ sở y tế công lập còn rấtthiếu thốn cơ sở vật chất, lẫn thiếu các trang thiết bị để đảm bảo cho quá trìnhkhám và điều trị bệnh tại tỉnh nhà Và các dịch vụ y tế đưa ra thường cũng rấthạn chế Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư vào lĩnh vực y tế hầu nhưchưa có, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa cao, khả năngchi trả về kinh phí khám chữa bệnh của người dân còn khiêm tốn trong khi cơ

sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ việc khám, chữa bệnh còn thiếu, yếu

và nhiều bất cập nên rất khó thu hút được đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ giỏi về hànhnghề ở địa phương Thậm chí, một số y, bác sỹ giỏi từng công tác nhiều nămtrên địa bàn cũng đã tìm đến các thành phố lớn, hoặc những nơi có điều kiệnhành nghề thuận lợi hơn để làm việc Trong khi đó, yêu cầu chăm sóc sức khoẻcho nhân dân ngày càng cao, nếu chỉ trông chờ vào sự đầu tư, bao cấp của Nhànước thì ngành Y tế tỉnh khó đảm bảo hoàn thành công việc được giao là bảo vệ

và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Vì vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địaphương trong tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình xã hội hoá hoạt động y tế.Thực hiện thành công xã hội hoá hoạt động y tế không chỉ đảo bảo sự đầu tưcủa Nhà nước về y tế mà còn huy động cao nhất mọi nguồn lực của toàn xã hộiđầu tư vào y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Ngày đăng: 28/06/2017, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w