Làm việc trong tàu ngầm là một dạng lao động đặc biệt, thủy thủ tàungầm phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi: không gian chật hẹp, thiếu oxy,nhiều khí có thể gây độc như CO, CO2;
Trang 1HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN HOÀNG LUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
VÀ SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ N I, N M 2017ỘI, NĂM 2017 ĂM 2017
Trang 2HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN HOÀNG LUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
VÀ SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM
Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp
Mã số: 62 72 01 59
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN:
PGS TS NGUYẾN TÙNG LINH
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưatừng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào Phần số liệu vi khí hậu tàu ngầm là mộtphần số liệu trong đề tài có tên “Nghiên cứu ảnh hưởng của trang bị quân sựmới đến sức khỏe bộ đội” mà tôi là một thành viên Tôi đã được Chủ nhiệm
đề tài và nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng phần số liệu đó vào trongluận án tiến sỹ của tôi
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đãđược cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồngốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Hoàng Luyến
LỜI CẢM ƠN
Trang 4bộ môn, các cơ quan đơn vị.
Tôi xin trân thành cảm ơn Đảng ủy và Ban Giám đốc, Bộ môn Nội dã chiến, các bộ môn liên quan, Phòng Sau Đại học – Học viện Quân y đã cho phép và tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại tá PGS.TS Nguyễn Tùng Linh, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đại tá PGS.TS Nguyễn Hoàng Thanh cùng toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng viên, nhân viên Khoa Bệnh máu – Độc xạ và Sức khỏe nghề nghiệp / Bệnh viện 103 đã hướng dẫn chỉ bảo, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thiếu tướng GS.TS Đỗ Quyết – Chủ tịch Hội đồng và các GS, PGS, TS trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận án.
Xin cảm ơn Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Hậu cần Hải quân, Phòng Quân
y Hải quân, Viện Y học Hải quân, Lữ đoàn M9 và các thủy thủ tàu ngầm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong công tác, học tập và hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn các thế hệ Bác sỹ Quân y Hải quân đã là tấm gương cho tôi trong công tác, chia sẻ kinh nghiệm và nhiệt huyết vì chuyên ngành Y học Hải quân.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng chí, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, hoàn thành luận án tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các Thầy Cô trong Hội đồng, các thủ trưởng, quý vị đại biểu, cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt !
Trang 5Nguyễn Hoàng Luyến
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
Trang 6DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM 3
1.1.1 Một số thông số cơ bản của tàu ngầm diesel 3
1.1.2 Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ 4
1.1.3 Đặc điểm điều kiện lao động quân sự của thủy thủ tàu ngầm 14
1.2 TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM 18
1.2.1 Công tác tuyển chọn sức khỏe thủy thủ tàu ngầm 18
1.2.2 Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm 20
1.2.3 Những bệnh lý, tai nạn có thể xảy ra trong huấn luyện 23
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO THỦY THỦ TÀU NGẦM 25
1.3.1 Stress tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm và một số chức năng tâm lý liên quan 25
1.3.2 Môi trường không khí và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm 37
1.3.3 Vấn đề thính lực của thủy thủ tàu ngầm 39
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 42
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 42
Trang 72.2.2 Các chỉ số nghiên cứu, phương tiện và phương pháp xác định
45
2.2.3 Tổ chức nghiên cứu 61
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 63
2.2.5 Đạo đức nghiên cứu 63
2.2.6 Một số hạn chế của nghiên cứu 64
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM 65
3.1.1 Các yếu tố môi trường trong tàu ngầm 65
3.1.2 Các yếu tố tổ chức lao động, chế độ dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ 71
3.1.3 Đánh giá chủ quan của thủy thủ về điều kiện lao động trong tàu ngầm 73
3.2 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM SAU MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI VIỆT NAM 75
3.2.1 Một số chỉ số thể lực của thủy thủ tàu ngầm 75
3.2.2 Một số chỉ số chức năng sinh lý ở thủy thủ tàu ngầm 77
3.2.3 Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm diesel 92
3.2.4 Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu sau một quá trình huấn luyện 94
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 100
4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM DIESEL ĐẾN SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM 100
4.1.1 Ảnh hưởng của môi trường trong tàu ngầm diesel 100
4.1.2 Đặc điểm lao động quân sự tác động đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm 111
Trang 8HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM SAU MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI
VIỆT NAM 116
4.2.1 Đặc điểm thể lực của thủy thủ tàu ngầm diesel 117
4.2.2 Một số chỉ số chức năng tâm sinh lý 118
4.2.3 Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm 130
4.2.4 Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu, trạng thái tâm lý của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện 132
KẾT LUẬN 141
KIẾN NGHỊ 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1 ALT Alanin transaminase
2 AST Aspartat transaminase
Trang 95 CĐ-TM Nhóm ngành cơ điện, thợ máy
6 CSCT Chỉ số căng thẳng
7 ĐK Nhóm ngành điều khiển tàu
8 GHQ12 General Health Questionnaire 12
(Trắc nghiệm tâm lý sức khỏe tổng hợp)
9 HATT Huyết áp tâm thu
10 HATTr Huyết áp tâm trương
13 HGB Huyết sắc tố
14 HPA Hypothalamic Pituitary Adrenocortical
(Hệ thống dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận)
15 HRV Heart Rate Variability (Biến thiên nhịp tim)
16 MCH Mean Corpuscular Hemoglobine
(Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu )
17 MCHC Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration
(Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu)
18 MCV Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng cầu)
19 QY-HH Nhóm ngành quân y – hóa học – hậu cần
20 RLĐKNT Rối loạn điều khiển nhịp tim
22 TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
23 TKTHNT Thống kê toán học nhịp tim
24 TSNT Tần số nhịp tim
25 TT-RĐ Nhóm ngành thông tin – ra đa – sô na
27 VK-NL Nhóm ngành vũ khí – ngư lôi
28 WBGT Wet Buble Global Temperature (Nhiệt độ tổng hợp)
DANH MỤC BẢNG
Trang 102.1 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động về khí hậu 46
2.2 Phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 50
2.3 Phân loại huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam 51
2.4 Đánh giá cân bằng thần kinh thực vật, điều khiển nhịp tim 53
2.5 Phân loại thính lực theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 55
2.6 Phân loại nhân cách 57
2.7 Phân loại mức độ lo âu theo thang điểm Spielberger 57
2.8 Phân loại mức độ trầm cảm theo thang điểm Beck rút gọn 58
2.9 Đánh giá các phẩm chất tâm lý 59
2.10 Giới hạn bình thường tối đa của chỉ số huyết học, sinh hóa máu theo giá trị tham chiếu của máy xét nghiệm tự động 61
Trang 113.30 Mức độ trầm cảm theo phân loại nhân cách (n=100) 88
3.31 Tương quan giữa các điểm trắc nghiệm tâm lý 89
3.32 Đánh giá các phẩm chất tâm lý của thủy thủ tàu ngầm (n=115) 90
3.33 Nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ tàu ngầm (n=30) 91
3.34 Nồng độ catecholamin huyết thanh của thủy thủ tàu ngầm (n=40) 91
3.35 Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm 92
3.36 Dấu hiệu tai biến sau 1 lần kiểm tra khả năng chịu áp suất 4 ata (n=118) 93
3.37 Số thủy thủ có dấu hiệu tai biến sau kiểm tra khả năng chịu áp suất 4 ata (n=118) 93
3.38 Nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ tàu ngầm sau 5 ngày huấn luyện trên biển (n=30) 94
3.39 Các chỉ số dòng hồng cầu của thủy thủ tàu ngầm (n=90) 96
3.40 Các chỉ số dòng bạch cầu, tiểu cầu của thủy thủ tàu ngầm (n=90) 97
3.41 Một số chỉ số sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm 98
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 123.2 Biểu đồ phân bố tuổi của thủy thủ tàu ngầm 76
3.3 Biểu đồ tương quan giữa ngưỡng nghe và tuổi (n=73) 81
3.4 Thính lực đồ đường khí của thủy thủ tàu ngầm (n=73) 82
3.5 Biểu đồ nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ (n=30) 95
4.1 Thính lực đồ của giảm thính lực do xơ hóa tai giữa 122
DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Sức khỏe người lao động trong mối quan hệ với yếu tố nghề nghiệp 4
1.2 Sơ đồ nguồn gây tiếng ồn và rung xóc trong tàu ngầm diesel 9
1.3 Sơ đồ phản ứng với stress theo thời gian và phương pháp đánh giá 30
1.4 Sơ đồ nghiên cứu 44
2.1 Máy đo nhiệt độ tổng hợp QUESTemp34 46
4.1 Sơ đồ tác động của một số yếu tố đến nồng độ cortisol 134
4.2 Cơ chế liên quan giữa thiếu oxy ngắt quãng và rối loạn chuyển hóa 138
4.3 Chuyển hóa purine và thiếu oxy 140
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Lực lượng tàu ngầm là một trong các lực lượng quân sự mới, đặc biệttinh nhuệ và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủquyền Tổ Quốc Việt Nam trên hướng biển, đảo
Làm việc trong tàu ngầm là một dạng lao động đặc biệt, thủy thủ tàungầm phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi: không gian chật hẹp, thiếu oxy,nhiều khí có thể gây độc như CO, CO2; nhiều trang bị, khí tài phát sóng điện
từ, tiếng ồn có hại lớn, môi trường biệt lập với thế giới bên ngoài, đồng giới,căng thẳng tâm lý, hoạt động đơn điệu [67], [170] Đặc biệt, khi tàu ngầmhoạt động độc lập dưới mặt nước, các yếu tố bất lợi trên tác động thườngxuyên, mang tính tích lũy ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm Nhiềukhi, các yếu tố này vượt giới hạn cho phép và chạm ngưỡng giới hạn chịuđựng của cơ thể, gây biến đổi từ rối loạn cơ năng đến tổn thương thực thể,dẫn đến quá trình bệnh lý, hậu quả là làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu,giảm chất lượng huấn luyện, thậm chí đe dọa an toàn sinh mạng cho cả kíptàu
Trong quá trình huấn luyện lặn, huấn luyện thoát hiểm, thủy thủ tàungầm phải tiếp xúc với môi trường nước, làm biến đổi nhiều chức năng sinh
lý quan trọng của cơ thể, từ những biến đổi sớm nhất là rối loạn nhịp tim, đếnnhững tai biến phức tạp như nghẽn mạch do khí, bệnh giảm áp, chấn thươngkhí áp, ngừng tim [20]
Sức khỏe là một trong những yếu tố quyết định kết quả hoàn thànhnhiệm vụ của lực lượng tàu ngầm, là kết quả của các quá trình tuyển chọn,nuôi dưỡng, huấn luyện và chăm sóc bảo vệ sức khỏe Trên thế giới, có trên
40 nước sở hữu lực lượng tàu ngầm Tuy nhiên, tàu ngầm thuộc lĩnh vực quân
sự nhạy cảm nên các nước đều hạn chế tiết lộ kết quả nghiên cứu của mình.Mặt khác, nếu công bố những bất lợi, tác động xấu của điều kiện lao động
Trang 14trong tàu ngầm có thể ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn thủy thủ Một sốnghiên cứu được công bố đều khẳng định môi trường lao động cô lập trênbiển, căng thẳng thần kinh là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và
sự phát sinh bệnh tật Tác giả Horn W.G và cs phỏng vấn 122 thủy thủ tàungầm trong chuyến hành trình 101 ngày trên biển thấy những vấn đề sức khỏemà thủy thủ tàu ngầm mắc phải nhiều nhất là viêm mũi họng, khó ngủ, đaulưng [92]
Hiện nay, chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởngcủa môi trường nồng độ oxy thấp trong thời gian dài đến thay đổi chỉ số huyếthọc, ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực, ảnh hưởng của quá trình huấnluyện trên biển đến nồng độ stress hormon, liên quan giữa nhân cách và mức
độ căng thẳng cảm xúc của thủy thủ tàu ngầm Vì vậy, việc nghiên cứu ảnhhưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm là có ý nghĩathiết thực nhằm bảo đảm sức khỏe, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lựclượng tàu ngầm Hải quân
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm các mụctiêu sau:
1 Đánh giá một số yếu tố điều kiện lao động của thủy thủ tàu ngầm diesel Việt Nam.
2 Xác định tình trạng sức khỏe và bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện với tàu ngầm tại Việt Nam.
Trang 15CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM
1.1.1 Một số thông số cơ bản của tàu ngầm diesel
Tầu ngầm là tàu chiến đấu có khả năng lặn và hoạt động thời gian dàidưới nước để tiêu diệt các loại tàu của đối phương trên biển, phá hủy các mụctiêu trên bờ trong lãnh thổ của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác(trinh sát, đổ bộ các nhóm biệt kích…) [15]
* Kích thước và lượng giãn nước
- Chiều dài thân vỏ lớn nhất: 73,8m
- Chiều rộng lớn nhất: 9,9m
- Lượng giãn nước tiêu chuẩn: 2350m3 khi nổi
- Độ sâu lặn tối đa: 300m
- Tàu ngầm được chia thành 6 khoang: khoang ngư lôi (I), khoangtrung tâm (II), khoang ở của thủy thủ (III), khoang động cơ diesel (IV),khoang động cơ điện (V), khoang đuôi (VI, động cơ phụ)
* Tính chất chiến thuật cơ bản của tàu ngầm [15]
- Hoạt động bí mật
- Hoạt động dài ngày xa căn cứ
- Ít phụ thuộc điều kiện khí tượng thủy văn
- Thực hiện đòn đánh tên lửa mạnh
Trang 16Khi hoạt động trên mặt nước, tàu ngầm chạy bằng năng lượng động cơdiesel và nạp điện vào các bình ắc- quy Khi lặn, tàu ngầm sử dụng nănglượng điện của các bình ắc – quy.
1.1.2 Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ
Môi trường lao động là khoảng không gian lao động của con người,được hình thành do điều kiện lao động sản xuất của trang thiết bị, kỹ thuậtcông nghệ, diễn ra trong quá trình lao động, kết hợp với các yếu tố của môitrường tự nhiên về thời tiết, khí hậu tại nơi lao động [44] Trong suốt thờigian hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động, vừa là nơi ở, sinh hoạt,vui chơi giải trí 24/24 giờ trong ngày của thủy thủ tàu ngầm Vì vậy, thủy thủtàu ngầm phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trong tàu đếnsức khoẻ khi lao động, nghỉ ngơi và cả trong giấc ngủ [67], [124] Các yếu tốvật lý, hóa học, sinh học, xã hội tác động thường xuyên lên cơ thể thủy thủtàu ngầm, tương tác lẫn nhau về cường độ và tác động sinh lý [35]
Tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tai nạn lao
Yếu tố vật lý: vi khí hậu, áp suất không khí, tiếng ồn, rung xóc, ánh sáng, bức xạ
Yếu tố hóa học: hóa chất vô cơ, hữu cơ, dung môi,…
Yếu tố cá nhân:
tuổi, giới, thể chất,
ý thức kỷ luật, thói
quen
Trang 17Hình 1.1 Sức khỏe người lao động trong mối quan hệ với yếu tố nghề nghiệp
* Nguồn: Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Quỳnh (2008) [44].
Việc đánh giá về mặt vệ sinh của tất cả các yếu tố của điều kiện laođộng trong tàu ngầm gặp nhiều khó khăn về phương pháp, phương tiện, công
cụ đánh giá Vì vậy, trên thực tế, người ta chỉ nghiên cứu các yếu tố cơ bảnmà nếu không duy trì nó thì không thể đảm bảo sức khỏe và khả năng làmviệc của kíp thủy thủ tàu ngầm khi đi biển [35]
1.1.2.1 Yếu tố vi khí hậu
Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió vàbức xạ nhiệt Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn, thường xuyên đến sứckhoẻ người lao động và thay đổi rất nhiều khi chuyển từ chế độ đi nổi sanglặn dưới nước
Tàu ngầm kín hoàn toàn khi lặn, không khí trong tàu ngầm được lưuthông bởi một số máy thông gió, điều hòa Tùy theo thời gian lặn, nồng độoxy mà chỉ huy tàu quyết định sử dụng bộ hấp thu CO2 và tái sinh oxy Nếukhông sử dụng bộ hấp thu CO2, nồng độ CO2 sẽ tăng dần đồng thời với giảmoxy, đến một ngưỡng giới hạn, tàu ngầm phải nổi lên để thông khí Khi tàuhoạt động trên mặt nước hoặc hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng, không khíđược bổ sung, thay mới bằng ống thông hơi Đỉnh ống thông hơi có van tựđộng, khi nhô lên khỏi mặt nước van sẽ tự động mở ra, khi bị ngập nước van
tự động sẽ đóng lại [24], [67]
* Nhiệt độ hiệu lực.
Cảm giác nóng lạnh, dễ chịu hay khó chịu về nhiệt của cơ thể do tácdụng tổng hợp của tất cả các yếu tố vi khí hậu trong cùng một thời điểm nhất
Trang 18định Nhiệt độ tổng hợp là chỉ số tổng hợp về nhiệt dưới tác dụng phối hợpcủa 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cảm giác nhiệt của con người là nhiệt độkhông khí, độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ chuyển động không khí(m3/phút), bức xạ nhiệt [22], [67].
Các nghiên cứu của Hải quân Hoa Kỳ cho thấy nhiệt độ tổng hợp thíchhợp đo bằng chỉ số Yaglou đối với thủy thủ tàu ngầm là không vượt quá35,5oC; thủy thủ có thể ngủ nghỉ, sinh hoạt được ở nhiệt độ hiệu lực dưới35,5oC và lao động nhẹ ở nhiệt độ tối đa là 36,5oC; khi nhiệt độ tổng hợp tăngđến 39,5oC sẽ gây tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể và không thể làm việc hiệu quảđược; khi nhiệt độ tổng hợp tăng đến 42,3oC thì sẽ gây tình trạng say nóngcho thủy thủ [67]
* Thông gió
Các tàu ngầm có hệ thống thông gió nội bộ Nếu không khởi động các
hệ thống hấp thu CO2, hệ thống tái sinh oxy, thì thủy thủ chỉ thở bằng thểkhông khí trong tàu ngầm (thể tích khí của tàu ngầm diesel Oberon là 950 m3;của tàu ngầm diesel Victoria là 1.129 m3) Khi lao động trong buồng máy, nơinhiệt độ, độ ẩm cao kết hợp với hơi dầu mỡ càng làm ảnh hưởng nhiều đếnsức chịu đựng và khả năng làm việc của thủy thủ [143], [144]
1.1.2.2 Yếu tố vật lý
* Áp suất
Trên mặt đất, cơ thể người chịu áp lực khí quyển gần như không đổibằng 1 atmosphe (1ata; tương đương 760 mmHg) Áp suất trong tàu ngầmkhông thay đổi nhiều so với áp lực khí quyển Khi tàu ngầm phóng ngư lôi, cóthể áp suất sẽ tăng nhẹ nhưng hệ thống thu khí áp suất cao sẽ làm cho áp suấttrong tàu ngầm nhanh chóng trở về bình thường [67] Chỉ khi có sự cố ngậpnước thì áp lực trong tàu ngầm mới tăng lên do cân bằng áp lực tại độ sâunước biển Trong trường hợp đặc biệt, khi tàu hoạt động ở độ sâu giới hạn,
Trang 19kíp tàu có thể chủ động tăng áp suất trong tàu để tránh bị phá hủy thân vỏhoặc cấu trúc khác của tàu.
Trong một số trường hợp, cơ thể thủy thủ tàu ngầm phải chịu tác độngcủa áp lực cao như huấn luyện lặn, huấn luyện thoát hiểm huấn luyện trongbuồng áp suất Khi ở dưới nước, cơ thể con người chịu thêm áp lực của cộtnước, cứ xuống sâu thêm 10 mét nước, áp lực tăng thêm 1 ata [20]
Trong các tàu Hải quân, nơi có tiếng ồn lớn nhất là khoang động cơ[164] Cường độ tiếng ồn phụ thuộc tốc độ động cơ và vị trí trong tàu ngầm[67] (hình 1.2)
Tiếng ồn có hại gây ra tác động xấu đến cơ thể về sinh lý và bệnh lý.Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn bao gồm bản chất vật lý của tiếng
ồn, thời gian tiếp xúc, tính cảm thụ của từng cá nhân [8], [22] Tiếng ồn làmgiảm độ tập trung, hiệu quả công việc, gây ra sai sót, rối loạn cảm xúc (bựcbội, cáu gắt, lo âu, sợ hãi, ám ảnh), mất ngủ, gây tăng huyết áp, căng cơ [101].Tiếng ồn lớn gây kích thích và làm cho mệt mỏi sớm với hiệu ứng tăngchuyển hóa, kích thích hệ thần kinh giao cảm, biểu hiện bằng các triệu chứng:khô miệng, khó tiêu (giảm tiết nước bọt, giảm nhu động ruột) [67]
Theo Hume L.E và cs., tiếng ồn gây giảm thính lực tùy thuộc cường
độ, thời gian tiếp xúc, loại tiếng ồn, tần số và mức độ cảm nhiễm của từng cánhân phơi nhiễm Tiếng ồn 85 dB với thời gian phơi nhiễm 8 giờ/ngày và 40giờ/tuần hoặc tương đương được coi là giới hạn mức độ nguy hiểm, nhưngmột người phải tiếp xúc với tiếng ồn một thời gian mới bị giảm thính lực
Trang 20Tiếng ồn xung cường độ quá 140 dB có thể là nguy hiểm mặc dù tiếp xúc chỉmột lần Tiêu chuẩn vàng đánh giá giảm thính lực do tiếng ồn là giảm thínhlực ở tần số cao, với ngưỡng nghe kém nhất ở khoảng 3000 – 6000 Hz [94].
Tiếng ồn có thể gây phản ứng stress Tình trạng tăng tiết cấp tínhcatecholamin hay cortisol do tiếng ồn đã được phát hiện trong một số ngườiphơi nhiễm với tiếng ồn lớn hơn 90 dB Tuy nhiên, nếu tiếng ồn làm giánđoạn ảnh hưởng đến hoạt động của con người như: ngủ, giải trí, nói chuyệnthì có thể gây ra tình trạng tăng tiết catecholamin và cortisol ngay cả khicường độ tiếng ồn chỉ ở mức hơn hoặc bằng 50 dB Ising H và cs nghiên cứu
395 ca nhồi máu cơ tim cấp tính thấy tiếng ồn nơi làm việc là yếu tố nguy cơquan trọng thứ hai đối với nhồi máu cơ tim sau vấn đề hút thuốc lá [97]
* Rung xóc
Rung xóc là dao động của vật thể xung quanh điểm cân bằng Ba đạilượng đặc trưng cho rung xóc là độ rời, vận tốc và gia tốc Đa số rung xóckhông có biên độ, vận tốc cố định [22] Tàu ngầm chỉ chịu tác động rung lắccủa sóng biển khi hoạt động trên mặt biển
Rung xóc gây ảnh hưởng xấu lên hệ thống tuần hoàn và thần kinh cũngnhư hệ thống xương khớp Rung xóc làm tăng tác dụng có hại của tiếng ồnlên chức năng cơ thể Rung toàn thân, tần số thấp là nguyên nhân gây rối loạntiền đình với biểu hiện say sóng Khi hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng hoặcsâu hơn, thủy thủ tàu ngầm sẽ không có cảm giác của sóng biển mà chỉ có tácđộng rung của động cơ trong tàu ngầm
Trong tàu ngầm có nhiều bộ phận gây rung như động cơ diesel, động
cơ điện, chân vịt và các bộ phận phụ trợ (Hình 1.2) Ảnh hưởng cục bộ củarung xóc gây rối loạn vận mạch đầu chi, rối loạn cảm giác (đau buốt, tê cóng),rối loạn hệ cơ và tổn thương xương khớp (teo cơ, cốt hóa gân, thoái hóakhớp), gây rối loạn khả năng phối hợp chính xác Tác động của rung tần sốthấp lên cơ quan tiền đình làm xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng
Trang 21mặt, run tay có khi buồn nôn, nôn mửa Rung trường diễn sẽ gây ra hội chứngsuy nhược (đau đầu, mệt mỏi, dễ bị kích thích, khó ngủ) [19].
Hình 1 2 Sơ đồ nguồn gây tiếng ồn và rung xóc trong tàu ngầm diesel
* Nguồn: Howard C.Q (2011) [93]
* Chiếu sáng trên tàu
Khoảng 80 – 85% khối lượng thông tin về thế giới xung quanh đượccon người tiếp thu qua thị giác Trong lao động, ánh sáng là yếu tố ảnh hưởngnhiều đến năng suất , chất lượng và an toàn lao động Ánh sáng nơi làm việcđầy đủ gây cho người lao động cảm giác sảng khoái, phấn chấn, dễ chịu, laođộng có hứng thú và năng suất cao
Ánh sáng không đảm bảo có thể gây ra tình trạng nhức mắt, mỏi mắt,giảm thị lực và nhức đầu Trong ánh sáng tự nhiên còn có tia tử ngoại giúpcho cơ thể tổng hợp vitamin D và chuyển hóa can xi, hạn chế phát triển của vikhuẩn Trong quá trình hoạt động trên tàu, thủy thủ phải chịu tác động củanhiều hình thức chiếu sáng khác nhau như thiếu ánh sáng trong tàu ngầm,chiếu sáng quá mức trên boong tàu do ánh sáng mặt trời phản xạ bởi mặtnước biển [19]
1.1.2.3 Yếu tố hóa học
Do hoạt động của tàu ngầm và sinh hoạt của thủy thủ, thành phần hóahọc của không khí trong khoang tàu ngầm thay đổi đáng kể về nồng độ oxy,
Chân vịt Luồng âm
Động cơ
Xả khí
Động cơ chân vịt Máy dự
phòng
Trang 22CO2 và số lượng đáng kể các chất độc hại được phát thải, một số chất có độctính cao, nguy hiểm cho sức khỏe con người [35].
* Khí oxy (O 2 ) và carbon dioxide (CO 2 )
Đây là 2 chất khí quan trọng nhất, quyết định sự sống trong tàu ngầm.Trong không khí, tỷ lệ oxy chiếm 20,9% tương đương phân áp oxy 159mmHg [22], phân áp oxy phế nang bằng 103mmHg, còn phân áp oxy maomạch bằng 40 mmHg, do có sự chênh lệch phân áp đó mà oxy đi từ không khíphế nang vào máu
Trong tàu ngầm có bố trí các máy đo tự động một số chất khí cơ bảnnhư: oxy, CO2, Mỗi khoang tàu ngầm đều có trang bị tái sinh oxy và hấpthu CO2 Khi tàu ngầm hoạt động dưới mặt nước, có 3 yếu tố quyết địnhlượng khí oxy tiêu thụ và khả năng chịu đựng của kíp tàu nếu không được bổsung oxy, đó là: số người của kíp tàu, phần không khí còn lại trong tàu ngầmvà mức độ tiêu thụ oxy liên quan đến cường độ lao động [67] Mức độ tiêuthụ oxy khi ngủ là 15 lít/người/giờ; khi ngồi 18 lít; khi đứng 25 lít và khi hoạtđộng trong tàu ngầm là 27 lít/người/giờ [122], [134], [145]
Khí CO2 không màu, không mùi, vị hơi chua, khả năng hòa tan trongnước là 0,348 g/100 ml nước Tỷ trọng riêng của CO2 ở 25°C là 1,98 kg/m3;khoảng 1,5 lần nặng hơn không khí Nước hấp thụ một lượng nhất định CO2
và hấp thụ nhiều hơn khi tăng áp suất Khả năng hòa tan trong nước là 0,348g/100 ml nước Khoảng 1% CO2 hòa tan chuyển hóa thành axít cacbonic CO2
là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng trong cơ thể sinh vật từ quá trình phânhủy đường hay chất béo với oxy hay còn gọi là sự hô hấp của tế bào Ở cácđộng vật bậc cao, CO2 di chuyển trong máu từ các mô của cơ thể tới phổi và
bị thải ra ngoài Nồng độ CO2 trong không khí là khoảng 0,03% đến 0,04%,và trong khí thở ra của người là khoảng 4,5% [134]
Trang 23Theo TCVSLĐ ban hành theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT, giớihạn tiếp xúc cho phép về nồng độ CO2 trong khí thở của người lao động trong
cả ca làm việc 8 giờ là 9.000 mg/m3 (tương đương 0,45%), còn giới hạn tiếpxúc ngắn cho phép là 18.000 mg/m3 (tương đương 0,9%) [3]
Nồng độ CO2 có tương quan chặt chẽ với số người và thời gian hoạtđộng trong không gian khép kín Mỗi người thải ra 25 lít CO2 mỗi giờ Việctính toán lượng khí CO2 thải ra rất quan trọng trong công tác cứu hộ và thoáthiểm tàu ngầm [134]
Theo Montelius J., nồng độ CO2 trong tàu ngầm hạt nhân hoạt độngkhoảng 0,7 – 1%, còn trong tàu ngầm diesel có thể đến 3% [119] Nghiên cứucủa Petreev I.V cho thấy trong khoang tàu ngầm nồng độ oxy có thể giảmđến 18% hoặc thấp hơn, nồng độ CO2 có thể tăng đến hơn 2% [35]
Tiếp xúc với không khí có nồng độ CO2 cao trong vài giờ có thể gây racác triệu chứng đau đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nhịpthở, giảm thị lực, giảm thính lực, giảm trí nhớ,.… [119]
Seter A cho rằng đáp ứng sinh lý của hệ hô hấp với CO2 phụ thuộc vàonồng độ và thời gian phơi nhiễm: nếu nồng độ dưới 2% thì con người có thểchịu đựng lâu được, nếu phơi nhiễm với nồng độ từ 3 – 5% thì sẽ bị khó thởnhưng có thể chịu đựng được vài ngày, nếu phơi nhiễm với nồng độ 5% thì sẽxuất hiện triệu chứng lâm sàng và nguy hiểm đến tính mạng [142]
Margel D và cs nghiên cứu thành phần chất khí trong tàu ngầm dieselDolphin của Hải quân Israel thấy trong phần lớn thời gian hành trình nồng độoxy duy trì ở mức 19%, nồng độ CO2 ở mức 0,3 đến 1,3% Kiểm soát giấcngủ và hô hấp của thủy thủ bằng máy đo nhịp thở đeo tay Watch PAT100,thấy chỉ số rối loạn nhịp thở (Respitatory Disturbance Index - RDI) có liênquan đến nồng độ CO2 trong tàu ngầm [110]
* Các chất gây ô nhiễm
Trang 24Các chất gây ô nhiễm được tích tụ, sản sinh ra từ nhiều nguồn trongquá trình tàu ngầm hoạt động [125], [131], [134].
Nghiên cứu của Hải quân Canada cho thấy các chất hóa học trong tàungầm diesel lớp Oberon có thể gây hại cho thủy thủ, bao gồm: carbonmonoxide (CO), hydrogen cloride (HCl), hydrogen cyanide (HCN), hydrogensulfide (H2S), nitrogen dioxide (NO2), clo (Cl2), phosgene (COCl2), hydro(H2)
* Khí từ hệ thống ắc-quy của tàu ngầm
Các bình ắc – quy rất lớn được nạp điện từ động cơ diesel khi tàu hoạtđộng trên mặt nước hoặc độ sâu kính tiềm vọng Khi tàu ngầm lặn, tàu hoạtđộng bằng động cơ điện chạy bằng nguồn điện từ ắc – quy
Các chất khí được tạo ra trong quá trình nạp điện và phóng điện đượccác bộ phận lọc và hấp thu tại chỗ, tránh sự tích tụ khí tại bất kỳ vị trí nàotrong tàu ngầm Hydro là chất khí được giải phóng từ các điện cực của ắc –quy Khi nồng độ hydro tăng cao đến 2,5%, máy đo khí tự động sẽ phát tínhiệu cảnh báo, khi nồng độ hydro tăng cao đến 3% sẽ phát tín hiệu báo độngnguy hiểm, khi vượt ngưỡng 4% thì có thể phát nổ
Hải quân Hoa Kỳ đã ban hành tiêu chuẩn nồng độ các chất khí có hạitrong điều kiện thủy thủ tàu ngầm tiếp xúc 1 giờ, 24 giờ và tiếp xúc trườngdiễn trong 90 ngày Đây là mức trần tối đa cho phép trong tàu ngầm màkhông gây ra tác động có hại không hồi phục cho sức khỏe của thủy thủ.Trong đó, giới hạn nồng độ hydro là 1% [125]
Nếu acid clohydric được sử dụng làm dung dịch điện phân của ắc – quythì quá trình hoạt động sẽ tạo ra nhiều khí Clo (Cl2) Khí Clo lọt ra ngoài sẽđược hấp thu bởi hỗn hợp vôi sô – đa trong hộp hấp thu khí Khi máy đo khíphát hiện khí clo có nghĩa là có sự rò rỉ của hệ thống ắc- quy
Đáng chú ý là chất antimon (Sb) được bổ sung vào điện cực sulfate chì
có tác dụng làm tăng độ bền của điện cực Quá trình hydrogen hóa antimon
Trang 25tạo ra stibine (SbH3) là một chất có thể gây nổ và rất độc đối với cơ quan tạomáu của con người [35], [67], [134].
* Khói động cơ diesel
Khi tàu ngầm vận hành động cơ diesel, ống thông hơi có thể hút mộtphần khói từ động cơ vào trong tàu, trong khói có một số chất khí do quá trìnhđốt cháy diesel như: carbon monoxide (CO), metan (CH4), hydro sulfide(H2S), sulfide dioxide (SO2),…
* Hơi dầu mỡ
Dầu thủy lực rò rỉ từ các đường ống áp lực cao hoặc bay hơi từ cácđộng cơ tạo ra hơi khí có thể gây kích ứng mắt, đường hô hấp; gây đau đầu,chóng mặt, buồn nôn,…
Năm 2000, Severs Y.D và cs khảo sát môi trường khí trong tầu ngầmdiesel Okanagan lớp Oberon của Hải quân Canada trong quá trình diễn tậptrên biển Quy trình khảo sát là đo đạc các chất khí khi tàu ngầm hoạt độngdưới mặt nước trong 16,5 giờ, sau đó khảo sát trong điều kiện thông khí quaống thông hơi 2 giờ Kết quả khảo sát cho thấy sau khi lặn 5 giờ nồng độ CO2
đã cao gấp 10 lần trong không khí (nồng độ CO2 ở khoang mũi là 0,36%;khoang điều khiển 0,42%; khoang ở và khoang đuôi là 0,45%) [143]
Năm 2006, Severs Y.D khảo sát môi trường khí trong tầu ngầm dieselWindsor lớp Victoria của Hải quân Canada trong quá trình thử nghiệm trênbiển Kết quả khảo sát cho thấy, nồng độ CO2 lúc ban đầu đã cao gấp 2 – 3 lầntrong khí quyển Với 59 thủy thủ làm việc trong tàu ngầm, sau 13,25 giờ lặnvà không tái sinh oxy, nồng độ CO2 trung bình trong tàu ngầm là 1,34%.Nồng độ CO2 tăng nhanh nhất ở khoang động cơ diesel (1.143 ppm/h) [144]
Năm 1987, Shrivastava A.K và cs nghiên cứu môi trường tàu ngầmdiesel của Hải quân Ấn Độ khi thử nghiệm thực tế (đi biển 6 ngày, thời gianlặn tối đa 5 giờ/ngày, độ sâu lặn tối đa 60m), nồng độ CO2 đo được cao hơngiới hạn cho phép (1,5%), nồng độ Hydrocarbon cao gấp 25 lần giới hạn cho
Trang 26phép (1,25%) Trong điều kiện tàu huấn luyện nổi tại căn cứ, nồng độ CO caogần gấp 3 lần giới hạn cho phép (140 ppm) [145].
1.1.2.4 Yếu tố vi sinh vật
Không gian trong tàu ngầm khép kín nên có nhiều nguy cơ tiềm ẩn choviệc lây lan vi khuẩn, vi rus nếu có thủy thủ nào đó bị nhiễm bệnh, đặc biệtkhi thủy thủ đó bị viêm đường hô hấp cấp
Upsher J.F và cs hồi cứu báo cáo quân y của toàn bộ lực lượng tàungầm Australia trong tháng 10 và tháng 11/1992, có 196 ca bệnh thì nhómbệnh nhiễm khuẩn chiếm 38%; kích ứng và dị ứng chiếm 34% Về phân loạitheo cơ quan thì bệnh ngoài da chiếm 27%, bệnh cơ quan hô hấp chiếm 27%,bệnh cơ xương chiếm 21% [156]
1.1.3 Đặc điểm điều kiện lao động quân sự của thủy thủ tàu ngầm
1.1.3.1 Đặc điểm không gian sống và lao động của thủy thủ tàu ngầm
* Không gian chật hẹp
Không gian chật hẹp là đặc điểm chung của các con tàu biển Đối vớitàu ngầm lại càng chật hẹp do yêu cầu thiết kế gọn tối thiểu để tăng tính cơđộng, giảm tiêu hao nhiên liệu Số lượng nhà vệ sinh, phòng tắm trong tàungầm rất hạn chế, phòng ăn cũng là phòng sinh hoạt giải trí
Sự thiếu hụt tiện nghi sinh hoạt dễ gây cảm giác khó chịu, mất tự do và
dễ bị kích động, cáu giận với những tác động thông thường từ những ngườixung quanh trong khi không gian chật hẹp làm tăng tiếp xúc giữa các cá nhânvới nhau [67]
* Hoạt động mang tính tập thể cao
Chức trách, nhiệm vụ của từng thủy thủ tàu ngầm được phân công rõràng, mỗi người có tính độc lập cao, phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụcủa mình và sẵn sàng thay thế một vài vị trí của thủy thủ khác Khi có tìnhhuống sẵn sàng chiến đấu, toàn bộ thủy thủ vào vị trí được phân công Mộtđộng thái của tàu ngầm là kết quả của một chuỗi các động tác của nhiều thủy
Trang 27thủ Vấn đề an toàn được coi trọng hàng đầu trong huấn luyện, tác chiến vàcác nguyên tắc quy định về an toàn lao động được đặc biệt coi trọng.
* Biệt lập với thế giới bên ngoài
Khi tàu ngầm hoạt động trên biển, thủy thủ chỉ nhận được mệnh lệnh từchỉ huy tàu, chỉ huy khoang và báo cáo tình hình ngược trở lại, toàn tàu chỉ cómột kênh thông tin vô tuyến về sở chỉ huy; không ánh sáng mặt trời, khôngđiện thoại, không tin tức từ gia đình, người thân cho đến khi tàu về đến bến.Các khoang của tàu ngầm có thể được cô lập hoàn toàn khi có sự cố xảy ranhư cháy, nổ, ngập nước, có khí độc, Chỉ huy cao nhất của tàu ngầm làthuyền trưởng, mỗi khoang tàu có một người chỉ huy gọi là khoang trưởng.Trong trường hợp khoang tàu bị cô lập hoàn toàn, người chỉ huy còn lại củakhoang có quyền quyết định hành động của số thủy thủ còn lại (chờ cứu hộhoặc thoát hiểm khỏi tàu ngầm)
Nhiệm vụ trên biển của tàu ngầm kéo dài vài ngày đến hàng tháng.Trong thời gian huấn luyện trên biển, mỗi ngày tàu ngầm phải nổi lên ít nhất
4 giờ để thông khí, nạp ắc quy, xả chất thải Trong tác chiến, tàu ngầm có thểlặn lâu tùy thuộc khả năng dự trữ Cung cấp năng lượng giới hạn và khônggian chật hẹp là hai yếu tố hạn chế chính của tàu ngầm Khi đi biển thủy thủtàu ngầm phải sử dụng đồ hộp và bị cấm hút thuốc lá [134]
* Điều kiện vi xã hội trên tàu
Trong cuộc hành trình trên biển thủy thủ tàu ngầm phải sống cách biệtvới đời sống xã hội thường ngày trên đất liền trong khoảng không gian chậthẹp của con tàu Mặt khác, môi trường vi xã hội trên tàu ngầm là môi trườngkhá đặc biệt, chỉ có một giới (xã hội đồng giới), tạo ra gánh nặng về tâm lý.Điều này làm cho thủy thủ tàu ngầm bị mất cân bằng về mặt tâm lý, dễ phátsinh các bệnh rối loạn thần kinh, tâm lý và các rối loạn hành vi tâm lý [42]
Như vậy, tất cả các yếu tố môi trường khí hậu, môi trường xã hội, cácđiều kiện vật chất, tinh thần trên tàu đều có xu hướng bất lợi cho sức khỏe của
Trang 28thủy thủ tàu ngầm, nếu tình trạng bất lợi này kéo dài sẽ gây ra những rối loạnchức năng tâm sinh lý, nặng hơn sẽ trở thành những bệnh lý, ảnh hưởngkhông tốt đến sức khoẻ và khả năng lao động của thủy thủ tàu ngầm.
1.1.3.2 Đặc điểm lao động và vệ sinh dinh dưỡng
* Chế độ làm việc ca kíp
Khi tàu hành trình trên biển, toàn bộ thủy thủy tàu ngầm được chia làm
3 ca làm việc Thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ làm 6 giờ nghỉ 12 giờ trong chu kỳ
18 giờ
Lao động ca đêm là một điều bất lợi đối với cơ thể con người Thôngthường, các chức năng của cơ thể con người dao động theo chu kỳ 24 giờđược gọi là nhịp sinh học ngày đêm Bất kể con người có được ở trong phòngđược chiếu sáng nhân tạo, vẫn có một loại đồng hồ bên trong cơ thể hoạt độngđược gọi là nhịp sinh học Nhịp sinh học được chỉ huy bởi nhân chéo củavùng dưới đồi thị, được biểu hiện bởi các chức năng sinh lý và tâm lý [120],[133]
Những tiến bộ trong kỹ thuật sinh học phân tử đã phát hiện ra cơ chếphân tử của nhịp sinh học ngoại vi trong cơ thể người là các gen (clockgenes): Per1, Per2, Per3, Reverbα, Bmall, Cryl và Clock Sự thay đổi lốisống, bao gồm sự mất liên hệ giữa hoạt động và thời gian phù hợp trong ngày,đều có liên quan đến những rối loạn như hội chứng chuyển hóa, béo phì, tiểuđường týp II, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư Hơn nữa, rối loạn nhịpsinh học có liên quan đến một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạnlưỡng cực [127]
Ban ngày các chức năng của cơ thể luôn ở tư thế sẵn sàng hoạt động.Ngược lại, vào ban đêm đa số các chức năng lại giảm đi và cơ thể ở trạng tháiphục hồi và tái sinh năng lượng dự trữ Những hoạt động tăng vào ban ngàyvà giảm vào ban đêm là: nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp, thông khí phổi,bài tiết adrenalin và corticoid, khả năng về trí tuệ, thể lực, tần số nhấp nháy
Trang 29giới hạn của mắt Những biểu hiện về trạng thái không khỏe của những ngườilàm ca đêm như rối loạn tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, dễ bị khích thích, trầmcảm, giảm hoạt bát Nguyên nhân của tình trạng này là sự xung đột khôngđồng pha của cơ chế duy trì thời gian, do chu kỳ làm việc đối lập với các chu
kỳ ngày đêm [49], [54], [133]
Nhịp sinh học điều chỉnh rất chậm so với sự thay đổi nhanh của làmviệc theo ca kíp Điều này dẫn đến các rối loạn sinh lý, như giấc ngủ, độ tỉnhtáo, chuyển hóa, nồng độ hormon melatonin và cortisol Hậu quả là giảm khảnăng lao động và rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu giấc) [52], [120].Mất ngủ lại gây ra giảm khả năng làm việc, tăng sai sót, giảm trí nhớ [133].Làm việc ca kíp lâu dài làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch,bệnh dạ dày, hội chứng chuyển hóa và ung thư [102]
Theo Arendt J và cs, chế độ làm việc ca kíp trong ngành hàng hải gắnliền với các chuyến hành trình dài ngày, thời tiết thay đổi, thay đổi múi giờ,thay đổi độ dài thời gian của ngày, người làm việc ca kíp có nhiều vấn đề vềsức khỏe hơn người lao động khác Thủy thủ hàng hải có tỷ lệ tai nạn laođộng cao hơn Các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng chế độ làm việc ca kíp củađoàn thủy thủ trên tàu biển với chế độ làm ca 4 giờ - nghỉ 8 giờ, so với nhómngười làm việc ban ngày từ 9 đến 17 giờ Kết quả nghiên cứu cho thấy giấcngủ của thủy thủ làm ca kíp ngắn hơn giấc ngủ của thủy thủ chỉ làm việc banngày [54] Vấn đề tổ chức lao động trong hành trình trên biển cũng có ảnhhưởng không nhỏ đến sức khỏe của thủy thủ Hoạt động của thủ thủ đơn điệuvà buồn tẻ, lặp đi lặp lại, gây buồn chán, tạo nên tình trạng căng thẳng về tâmsinh lý
* Chế độ dinh dưỡng và bảo đảm nước
Thủy thủ tàu ngầm có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, thói quen ăn nhiềutrong khi ít vận động cũng là nguy cơ có thể gây ra tình trạng thừa cân Khảnăng dự trữ của tàu ngầm có hạn, nên việc sử dụng nước cho các nhu cầu vệ
Trang 30sinh, tắm rửa theo kiểu truyền thống cũng rất hạn chế, khó khăn này làm tăng
tỷ lệ bệnh ngoài da ở thủy thủ tàu ngầm và tạo ra mùi khó chịu [67]
* Vệ sinh môi trường trên tàu
Ở những con tàu đang hoạt động trên biển, điều kiện xử lý, giữ gìn vệsinh tàu khó khăn do khoảng không gian trong tàu quá chật hẹp, nơi sinh hoạtvà hoạt động liền kề nhau Những điều kiện này làm cho tỷ lệ mắc các bệnhnhiễm trùng của thủy thủ tăng cao [24],[67]
1.2 TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM
Thủy thủ tàu ngầm là những quân nhân được tuyển chọn theo tiêuchuẩn của lực lượng quốc phòng và Hải quân của mỗi nước
Tàu ngầm Việt Nam được biên chế 1 bác sỹ, 1 y sỹ kiêm nhân viên hóahọc và 1 tổ chiến sỹ cứu thương
Tàu ngầm Hải quân Hoa Kỳ có biên chế 1 y sỹ độc lập chuyên ngành yhọc dưới nước và 1 tổ hỗ trợ y tế khẩn cấp là thủy thủ tàu ngầm kiêm nhiệm(EMAT) có thể giúp y sỹ trong cấp cứu hàng loạt và chuyển thương binh[99]
1.2.1 Công tác tuyển chọn sức khỏe thủy thủ tàu ngầm
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam được tuyển chọn theo tiêu chuẩn đượcquy định tại Thông tư 26/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩnsức khỏe, khám tuyển và giám định sức khỏe thủy thủ tàu ngầm Quy trìnhkhám tuyển qua 3 vòng:
- Vòng 1: khám lâm sàng toàn diện, điện tim, siêu âm ổ bụng tổng quát
- Vòng 2: xét nghiệm cận lâm sàng, điện não, chức năng hô hấp, khámtiền đình và các nghiệm pháp tim mạch, nghiệm pháp tâm lý
- Vòng 3: khám khả năng chịu áp suất 4 atmosphere (tương đương 30mét nước)
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam phải có chiều cao từ 160 đến 175cm, cósức khỏe thể chất và tinh thần tốt Một trong những điều kiện để thủy thủ tàu
Trang 31ngầm được làm việc trong tàu ngầm và đi biển là hàng năm họ phải giám định
đủ tiêu chuẩn sức khỏe và hoàn thành khóa huấn luyện thoát hiểm khỏi tàungầm
Hải quân Nga tiến hành các khảo sát về tâm sinh lý để tuyển chọn cácthủy thủ tàu ngầm có phẩm chất thích hợp với nghề nghiệp Sự thích hợpnghề nghiệp được xác định bởi tập hợp những đặc điểm cá nhân có ảnhhưởng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ trong tàu ngầm Các khảo sát baogồm: test trí tuệ (IQ), khả năng chú ý, ghi ngớ, tư duy, thính giác, thị giác,phản xạ thần kinh vận động, khả năng nhịn thở (thử nghiệm Stange, thửnghiệm Gench), trắc nghiệm căng thẳng tâm lý, thang đánh giá trầm cảm,…Những yêu cầu cơ bản về tâm sinh lý đối với thủy thủ tàu ngầm là: thể chấtdẻo dai, có sức chịu đựng cao và bơi tốt; chất lượng các hệ phân tích (giácquan) tốt; phẩm chất tâm lý tốt; trạng thái tâm lý cân bằng và năng lực giaotiếp tốt [10]
Thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ là quân nhân chuyên nghiệp có tuổi đờitrung bình 26 tuổi, thủy thủ tàu ngầm là sỹ quan có tuổi trung bình 31 tuổi[123] Thủy thủ tàu ngầm phải định kỳ huấn luyện thoát hiểm trong bể lặn với
độ sâu 30m Tốc độ ngoi lên mặt nước khoảng 2,7 m/s Để tránh tai biến chấnthương khí áp phổi khi huấn luyện, mọi học viên phải được kiểm tra chứcnăng hô hấp, trong đó chỉ số FVC và FEV1 là quan trọng nhất [59]
Theo Benton P.J và cs, có mối liên quan giữa chỉ số FVC thấp và nguy
cơ chấn thương phổi do áp suất khi huấn luyện lặn [60]
Nghiên cứu của Schlichting C.L cho thấy điều kiện làm việc trong tàungầm là rất đặc biệt và có nhiều yếu tố có thể gây căng thẳng tâm lý, công tácchăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm lý rất khó khăn khi tàu ngầm hoạt động xacăn cứ Hải quân Hoa Kỳ sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để kiểm trasàng lọc các học viên tại Trường huấn luyện tàu ngầm Số liệu năm 1991 và
1992 cho thấy có 9,7% học viên phải chuyển đến kiểm tra chuyên sâu về tâm
Trang 32lý tại Khoa Tâm thần / Bệnh viện Hải quân Groton và 2% trong tổng số họcviên bị loại vì lý do tâm lý Tác giả đánh giá bộ câu hỏi trắc nghiệm tâm lývới độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 92% có ý nghĩa rất lớn trong sàng lọc ứng cửviên cho lực lượng tàu ngầm [140]
Theo báo cáo của Labo nghiên cứu sức khỏe tàu ngầm Hải quân Hoa
Kỳ, năm 1996 có 709 thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ bị loại khỏi lực lượng tàungầm (tỷ lệ loại hàng năm khoảng 3,3%), trong đó có 373 thủy thủ bị loại vìsức khỏe (53%), nguyên nhân chủ yếu là rối loạn tâm lý [159]
Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm Nga bị loại ra khỏi lực lượng hàng năm do sứckhỏe là 5% [35]
1.2.2 Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm
Ngoài các tai nạn khi sinh hoạt, làm việc trên tàu ngầm, thủy thủ tàungầm có thể bị các rối loạn chức năng, bệnh lý khi thay đổi áp suất chung,thay đổi phân áp các chất khí và tai nạn do khí độc, hoá chất, chấn thương cơhọc [67]: Thiếu oxy: thiếu oxy thường xảy ra trong môi trường tàu ngầm, khimà phân áp oxy dưới 159 mmHg; ngộ độc CO2; ô nhiễm khí thở: gây ngộ độckhí CO, NO, khí thải, dầu, mỡ; quá nóng: xảy ra khi ở áp suất cao, nhiệt độkhông khí tăng cao; căng thẳng cảm xúc: lo sợ, không đáp ứng được côngviệc…; mệt mỏi: do lao động quá sức
Jan M.H và cs tổng hợp số liệu quân y tàu ngầm hạt nhân Hải quânHoa Kỳ khi hành trình trên biển từ tháng 4/1996 đến tháng 01/1998 Kết quảphân tích hồ sơ về tỷ lệ các nhóm bệnh cấp và mạn tính trong tổng số ca bệnhnhư sau:
Bảng 1.1 Cơ cấu bệnh tật trong cứu chữa trên biển của lực lượng tàu ngầm
Hoa Kỳ
Trang 333 Triệu chứng, dấu hiệu không rõ bệnh 15,5
11 Các vấn đề sức khỏe liên quan thực phẩm chức năng 2,2
12 Các rối loạn nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa và miễn dịch 1,1
* Nguồn: Jan M.H., Thomas T.L., Hooper T.I et al (2002) [98].
Các thuốc được dùng nhiều nhất là: giảm đau, chống viêm 30,2%;kháng sinh 21%; thuốc hệ hô hấp 13,6%; thuốc ngoài da 12,5%; thuốc gây tê,
vô cảm 5,8%; thuốc hệ tiêu hóa 4,7%; thuốc mắt 4,1%; thuốc giãn cơ 2,7%;kháng histamine 1,7%; thuốc chữa Migraine 1%; thuốc tim mạch 0,3% [98]
Tàu ngầm là môi trường khép kín, biệt lập, không gian hẹp, nên khảnăng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp rất cao
Thiếu vitamin D là tình trạng phổ biến trong lực lượng tàu ngầm, đặcbiệt là với các thủy thủ tàu ngầm hạt nhân vì họ thường phải thực hiện nhữngchuyến hành trình hàng tháng dưới biển mà không tiếp xúc với ánh sáng mặttrời Qua nghiên cứu định lượng Vitamin D và các yếu tố ổn định xươngtrong quá trình hành trình trên biển, các tác giả khuyến cáo khi đi biển thủythủ phải dùng bổ sung 1000 – 2000 UI Vitamin D hàng ngày để duy trì nồng
độ vitamin D trong cơ thể giúp chuyển hóa can xi [78],[84]
Trang 34Theo Perrotta P.L và cs, hàng năm có từ 40 đến 60 thủy thủ tàu ngầmHoa Kỳ bị loại khỏi lực lượng vì sỏi thận, các tác giả đã nghiên cứu các chỉ sốsinh hóa có liên quan đến sự hình thành sỏi thận trong các thủy thủ tàu ngầmHạm đội Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, kết quả là có 36% thủy thủ cótăng calci niệu, 33% có tăng acide uric niệu, 57% có giảm thể tích nước tiểu
24 giờ Nhận xét chung là thủy thủ tàu ngầm có tỷ lệ cao bị rối loạn chuyểnhóa và đa số bệnh nhân bị sỏi thận không được theo dõi và điều trị hợp lý[130]
Reynold R.D và cs đã nghiên cứu tác động của chuyến hành trình 3tháng đối với một số chỉ số về vitamin B6 ở 23 thủy thủ tàu ngầm Trongchuyến hành trình, 12 thủy thủ được dùng 0,5mg vitamin B6/ngày, 11 ngườicòn lại dùng giả dược Kết quả nghiên cứu là các chỉ số vitamin B6 toàn phần,pyridoxal 5 – phosphate huyết thanh; 4-pyridoxic acide niệu đều giảm rõ ở cả
2 nhóm, nhiều thủy thủ có dấu hiệu trầm cảm (được đánh giá bằng test Beck)[136]
Sims J.R và cs đã nghiên cứu tác động của chuyến hành trình 33 ngàytrong tàu ngầm đến sức khỏe của 12 thủy thủ tàu ngầm và 10 lính đặc nhiệmHoa Kỳ (SEAL) đi cùng tàu ngầm Tác giả làm các test về chức năng vậnđộng (Cooper test, physical test battery), các trắc nghiệm chức năng thầnkinh, khảo sát về giấc ngủ, trả lời các bộ câu hỏi về sức khỏe, tính lượng caloqua khẩu phần ăn hàng ngày, khảo sát nồng độ chất khí qua hệ thống máy đo
tự động của tàu ngầm Tác giả rút ra kết luận rằng điều kiện làm việc dưới tàungầm làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, làm rối loạn giấc ngủ và tăngcác triệu chứng bệnh lý như: đau đầu, đau lưng, táo bón, viêm mũi xoang[146]
Hartwell J và cs đã phân tích hồi cứu hội chứng chuyển hóa qua kếtquả khám sức khỏe định kỳ năm 2009 của 734 hồ sơ sức khỏe thủy thủ tàungầm Hoa Kỳ đóng quân ở căn cứ tàu ngầm Groton, độ tuổi trung bình là
Trang 3526,5 tuổi Kết quả phân tích như sau: chỉ số BMI trung bình: 26,1 kg/m2; tỷ lệđường máu cao (hơn hoặc bằng 5,6 mmol /L) chiếm 7,9%; số thủy thủ thừacân (BMI ≥ 25 kg/m2) chiếm 61,4%; số có HDL dưới 1 mmol/L chiếm32,5%; số có Triglycerid cao hơn hoặc bằng 1,7 mmol/L chiếm 11,5%; số cóhuyết áp cao hơn hoặc bằng 130/85 mmHg chiếm 33,6% [88].
1.2.3 Những bệnh lý, tai nạn có thể xảy ra trong công tác, huấn luyện
Khi huấn luyện lặn, thủy thủ phải tiếp xúc với môi trường nước, môitrường áp suất cao và có thể bị các tai biến cơ học, tai biến nhiễm độc, taibiến giảm áp Hoạt động lặn là một công việc đặc biệt, lao động trong điềukiện bất lợi, luôn căng thẳng và nhiều rủi ro Nhiều tổn thương xương khớpnhư hư khớp háng, khớp vai, không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, triệu chứng
cơ năng kín đáo, chỉ phát hiện được do chụp phim trong các đợt khám sứckhỏe định kỳ [20], [157]
Mỗi năm 1 lần, trong đợt giám định khỏe thủy thủ tàu ngầm phải đượckiểm tra khả năng chịu áp lực trong buồng áp suất với áp lực tương đương30m nước, còn được gọi là “lặn khô” Ngoài ra, trong các lần huấn luyệnthoát hiểm tàu ngầm, thủy thủ được huấn luyện lặn ở độ sâu 9m và 27m nước
- Chấn thương tai, xoang, răng do áp suất: do tăng, giảm áp suất chungkhi lặn xuống hoặc ngoi lên, làm thay đổi thể tích khí trong khoang kín
Chấn thương tai giữa do áp suất là tai biến phổ biến nhất trong quátrình lặn, huấn luyện chịu áp lực, là sự tổn thương các mô ở tai do sự nở rahay thu nhỏ lại các khoang kín chứa khí khi thay đổi áp suất gây nên biếndạng mô Nguyên nhân do thực hiện sai quy trình cân bằng áp suất tai giữavới áp suất bên ngoài qua vòi Eustache Triệu chứng lâm sàng gồm có: đautai, xung huyết, xuất huyết màng nhĩ, thủng màng nhĩ, chóng mặt nhức đầu dokích thích tiền đình [20] Theo Nguyễn Trường Sơn, tỷ lệ tai biến chấnthương tai giữa do lặn là 1 – 2% các cuộc lặn, tỷ lệ chấn thương tai trong là0,1 – 0,2% các cuộc lặn [43]
Trang 36- Chấn thương dạ dày- ruột do áp suất: do giãn nở khí ở dạ dày- ruộtkhi giảm áp suất (ngoi lên, giảm áp).
- Chấn thương phổi do áp suất: do chênh lệnh đột ngột áp suất trongphổi và bên ngoài lồng ngực 80- 150mmHg (thường gặp khi giảm áp suất)
- Hội chứng đè ép cơ thể: do mũ, áo, mặt nạ lặn đè ép vào cơ thể khităng áp suất (lặn xuống)
- Bệnh giảm áp: do phát sinh bọt khí trơ trong lòng mạch và mô vì nitơkhông thải kịp ra ngoài khi đã bão hoà thêm trong quá trình lặn Bệnh chỉ xuấthiện sau khi lặn ở độ sâu hơn 12,5 m và ngoi lên nhanh quá, không đúng quytrình giảm áp [20]
Trong 22 năm (1975 – 1997), Trung tâm huấn luyện HMS Dolphin củaHải quân Anh đã huấn luyện thoát hiểm cho 115.090 lượt thủy thủ (ở độ sâu9- 28m nước) và gặp 53 ca tai biến thoát hiểm, trong đó có 10 ca chấn thươngphổi do áp suất (4 ca vừa bị chấn thương phổi do áp suất vừa bị bệnh giảmáp), 14 ca bệnh giảm áp mà không có chấn thương phổi do áp suất và 29 ca bịchóng mặt, ngất Các tác giả hồi cứu hồ sơ huấn luyện lặn và thấy 37/53trường hợp tai nạn có chỉ số FVC và FEV1 thấp hơn giá trị tham chiếu so vớichiều cao-cân nặng (70%); các trường hợp chấn thương phổi do áp suất đều
có chỉ số FVC và FEV1 thực tế thấp hơn giá trị tham chiếu FEV1 được xemlà chỉ số chức năng hô hấp có liên quan chặt chẽ với nguy cơ chấn thươngphổi do áp suất khi ngoi lên trong quá trình thoát hiểm [59]
Yildiz S và cs nghiên cứu 41.183 ca huấn luyện thoát hiểm của lựclượng tàu ngầm Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trong 21 năm, độ sâu thoát hiểm là10m và 20m nước Kết quả: không có tai biến chấn thương phổi do áp suất;chấn thương tai giữa do áp suất có 1.643 ca (4,1%) trong đó có 35 ca bị ráchmàng nhĩ (2,1% trong số chấn thương tai do áp suất) Các tác giả cho rằngchấn thương phổi do áp suất khi ngoi lên sẽ được giảm thiểu nếu chỉ cho phépthủy thủ có chức năng hô hấp đủ tiêu chuẩn tham gia lặn Hải quân Thổ Nhĩ
Trang 37Kỳ chỉ chấp nhận ứng viên thủy thủ tàu ngầm có các chỉ số FVC, FEV1 vàFEV1/FVC đạt ≥80% so với giá trị tham chiếu [163].
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO THỦY THỦ TÀU NGẦM
1.3.1 Stress tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm và một số chức năng tâm lý liên quan
1.3.1.1 Khái niệm về stress
Theo Cannon W., stress là trạng thái của cơ thể phát sinh khi bị tác
động mạnh của các kích thích khác nhau, trong đó cơ thể phải thay đổichương trình hoạt động sinh học, nhằm bảo đảm cân bằng nội môi HansSelye cho rằng stress là một hội chứng bao gồm các đáp ứng không đặc hiệucủa cơ thể với kích thích từ môi trường [theo 18], [161], ông cũng cho rằngstress là cần thiết cho cuộc sống và stress không chỉ gây hậu quả xấu [theo151]
Theo Lê Trung thì stress nghề nghiệp là sự mất cân bằng giữa yêu cầulao động và khả năng lao động [46] Các yếu tố môi trường, điều kiện laođộng đều có thể góp phần gây ra đáp ứng stress như áp lực công việc, điềukiện tài chính, điều kiện gia đình và xã hội, thiếu thời gian giải trí, công việc
ca kíp, lương thưởng không hợp lý [83] Ở mức độ tối ưu, stress bảo đảm chocác quá trình tâm lý, đặc biệt là quá trình nhận thức đạt được hiệu quả cao.Ngược lại, trong trạng thái suy kiệt, mệt mỏi, hiệu quả của quá trình tâm lý bịgiảm sút và nhân cách bị ảnh hưởng Đó chính là những trường hợp rối loạnstress hoặc distress
Yeerkes R.M và Dodson J.D đưa ra thuyết “chữ U ngược” U), rằng stress mức độ vừa làm tăng khả năng làm việc của con người, nếumức độ stress quá cao sẽ làm giảm khả năng làm việc (biểu đồ 1.1) [theo 64],[theo 151]
Trang 38
Thấp Mức độ stress Cao
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ khả năng làm việc liên quan đến mức độ stress
* Nguồn: Bourne L.E, Yaroush R.A (2003) [64].
1.3.1.2 Các dấu hiệu của stress kéo dài
Stress – còn được gọi là Hội chứng thích ứng chung (GeneralAdaptation Symdrome) – được chia làm 3 pha [18], [105], [152], [161]:
- Pha báo động (alarm phase): một cơ quan nhận dạng yếu tố gây stresshoặc yếu tố đe dọa, rồi cơ thể nâng cấp phản ứng báo động
- Pha phản ứng (resistance phase): cơ thể cố gắng tiếp nhận và phảnứng với các yếu tố gây stress
- Pha suy kiệt (exhaustion phase): nguồn dự trữ của cơ thể cạn kiệt, cơthể không thể duy trì chức năng bình thường
Trong bệnh học tâm thần, có 2 bệnh liên quan đến sang chấn và stressđược quan tâm nhiều là: rối loạn stress cấp tính (Acute Stress Disorders) vàrối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorders -PTSD) Cả 2 rốiloạn stress này đều xuất hiện sau sự kiện sang chấn cùng với các triệu chứnglâm sàng của stress, nhưng rối loạn stress cấp tính chỉ tồn tại từ 3 ngày chođến 1 tháng sau sự kiện sang chấn, khi các triệu chứng lâm sàng kéo dài trên 1tháng được coi là rối loạn stress sau sang chấn [51]
Các dấu hiệu của stress kéo dài [32], [120]
Tốt hơn
Kém hơn
Khả năng
làm việc
Trang 39- Các biển đổi về tâm lý, tâm thần: phản ứng quá mức với hoàn cảnh,
dễ nổi cáu, cảm giác khó chịu, rối loạn giấc ngủ; lo âu – ám ảnh sợ; luôn cảnhtỉnh cao độ; luôn chờ đợi stress một cách bi quan
- Biểu hiện về cơ thể: cơ thể suy nhược kéo dài, căng cơ bắp, run chântay, nhức đầu, đánh trống ngực, đau trước tim, biểu hiện bệnh đại tràng chứcnăng
- Biểu hiện về tập tính: tránh né các mối quan hệ, mất kiềm chế, khókhăn trong giao tiếp, làm dụng rượu, chất kích thích
- Trạng thái trầm cảm
1.3.1.3 Các phương pháp đánh giá tình trạng stress
* Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng các bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu về tình trạngtâm lý: lo âu, trầm cảm, sự hài lòng về công việc; chính sách đãi ngộ, khôngkhí tâm lý trong cộng đồng, yêu nghề; mức độ an toàn, tổ chức lao động,trách nhiệm công việc Các trắc nghiệm tâm lý đã được chuẩn hóa như: JobContent Questionaire (JCQ), Dundee Stress State Questionnaire (DSSQ),Occupational Stress Indicator [64], General Health Questionnaire [70]
Kimhi S phỏng vấn sâu 12 thủy thủ tàu ngầm Israel thấy khả năng đốiphó với stress phụ thuộc vào tính cách cá nhân, cách thức đối phó của từngngười Những người có suy nghĩ tích cực, lạc quan và hài hước sẽ đối phó vớistress hiệu quả hơn, hạn chế được tác động bất lợi của stress [103]
Bộ câu hỏi phỏng vấn sức khỏe chung (General Health Questionnaire –GHQ) được Goldberg D thiết kế và sử dụng dầu tiên vào năm 1972, là bộ câuhỏi để phát hiện căng thẳng tâm lý trong cộng đồng, bao gồm 4 yếu tố củastress: trầm cảm, lo âu, rối loạn giao tiếp xã hội và chứng nghi bệnh Bộ GHQđầy đủ có 60 câu hỏi, sau đó Goldberg D đề xuất các bộ câu hỏi rút gọn và bộGHQ12 là phiên bản có độ tin cậy cao, được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng,nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu tâm lý [106], [115] Trắc nghiệm tâm lý
Trang 40GHQ còn được coi là tiêu chuẩn vàng cho đo lường mức độ căng thẳng tâm lý[theo 77] Lực lượng quốc phòng Australia sử dụng bộ câu hỏi GHQ12 đểđánh giá mức độ stress nghề nghiệp trong quân nhân [70].
Ở Anh, bộ câu hỏi GHQ12 là một trong các công cụ được dùng nhiềunhất để đánh giá rối loạn tâm lý, phần lớn các tác giả lấy tiêu chí đánh giácăng thẳng tâm lý từ mức 4 điểm trở lên theo cách chấm điểm của Likert [66],[77], [85]
* Phương pháp đánh giá sinh lý thần kinh
Các kích thích gây stress tác động đến cân bằng nội môi của cơ thểthông qua 2 hệ thống sinh học [64]:
- Tác động qua hệ thần kinh giao cảm: các nhà khoa học đã nghiên cứuphương pháp đánh giá hoạt động của hệ thần kinh giao cảm thông qua: nhịptim, huyết áp, nhịp thở, quá trình bài tiết mồ hôi, chức năng sinh dục,
Các kỹ thuật nghiên cứu phổ biến gồm có: phân tích thống kê toán họcnhịp tim (HRV), kích thích đáp ứng da (galvanic skin response – GSR), đápứng thị giác vận động (Acoustic Starle Eye-Blink Response – ASER) [153]
- Tác động qua trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận
Trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận (Hypothalamic PituitaryAdrenal – HPA) là cơ chế thần kinh nội tiết chính trong hệ thống đáp ứng vớistress [71] Hệ trục HPA được điều hòa bởi 3 cấu trúc chính: hồi hải mã (ứcchế hệ HPA), vỏ não giữa (ức chế hệ HPA) và hạch hạnh nhân (hoạt hóa hệHPA) [111]
Khi có yếu tố gây stress, hệ thống trục dưới đồi- tuyến yên- thượngthận được hoạt hóa: vùng dưới đồi tiết ra corticotropin releasing hormon(CRH) CRH kích thích tuyến yên tiết ra adrenocorticotropin hormon(ACTH) ACTH kích thích tuyến thượng thận tiết stress hormon Có 2 stresshormon chính là glucocorticoid (ở người là cortisol, ở động vật làcorticosteron) và catecholamin (epinephrin và norepinephrin) [18], [38]