1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn phát huy vai trò ban cán sự lớp trong công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm

22 2,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy, theo tôi cần phải “Phát huy vai trò Ban cán sự lớp trong công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm” nhằm đóng góp thêm một ý kiến nhỏ trong việc nâng cao chất lượng quản lí

Trang 1

I/TÊN ĐỀ TÀI:

PHÁT HUY VAI TRÒ BAN CÁN SỰ LỚP TRONG CÔNG TÁC

QUẢN LÍ CỦA GIAÓ VIÊN CHỦ NHIỆM II/ĐẶT VẤN ĐỀ:

1/ Nêu tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học

công nghệ đang phát triển, đời sống con người được cải thiện rất nhiều Bêncạnh những mặt tích cực, xã hội còn biết bao tiêu cực Vì vậy, việc giáo dụcđạo đức cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là cần thiết.Bởi vì nhân cách làm nên con người, như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không cóđức thì vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Học sinh mà

có được ý thức tốt sẽ tạo nề nếp tốt, từ đó dẫn đến việc học hành tốt hơn Đểgiúp học sinh đạt được “Tài và Đức” thì giáo viên chủ nhiệm có tầm quantrọng nhất, sau phải kể đến ban cán sự lớp

-Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm hướng dẫn cho ban cán sự lớp thựchiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, đưa ra kế hoạch hoạt động của chiđội Giáo viên chủ nhiệm là anh chị phụ trách của chi đội chứ không trực tiếptham gia các hoạt động

-Ban cán sự lớp là người có vai trò lớn hơn trong Chi đội, nắm mọi côngviệc trong Chi đội, tham gia trực tiếp vào các phong trào của nhà trường, trựctiếp quản lí lớp Ban cán sự lớp là người đề ra kế hoạch của Chi đội, đăng kíthi đua, tổng kết xếp loại hạnh kiểm lớp

Chính vì vậy, theo tôi cần phải “Phát huy vai trò Ban cán sự lớp trong công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm” nhằm đóng góp thêm một ý kiến nhỏ trong việc nâng cao chất lượng quản lí học sinh

2/Tóm tắt những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu:

Việc giáo dục đạo đức học sinh không phải công việc ngày một ngày hai

mà là quá trình nghiên cứu lâu dài, người giáo viên phải xác định vai trò lâudài của mình đối với học sinh và qua thực tế mới thực hiện được Đây là một

đề tài không phải mới, thậm chí đã được trao đổi, bàn bạc trên nhiều diễn đàn,tôi chỉ muốn rút ra từ thực tế của một lớp học trường THCS Kim Đồng cùngvới những năm giảng dạy tại trường qua một vài kinh nghiệm thực tiễn

Trang 2

3/Lí do chọn đề tài :

Chủ nhiệm là một công tác thường xuyên đối với một giáo viên giảng dạy

ở mọi bậc học, nó đòi hỏi nhiều yếu tố cần thiết như: Tấm lòng người thầy,nghệ thuật sư phạm, khả năng nắm bắt tốt tâm lí lứa tuổi, cách thức tổ chứcquản lí học sinh Tuy nhiên làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm là vấn

đề của mọi trường học, mọi cấp học, mọi giáo viên với nhiều nội dung và biệnpháp thích hợp

Ở đây, tôi muốn đề cập đến công tác chủ nhiệm ở trường THCS Kim Đồngnơi tôi đang công tác còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với giáo viên có íttiết dạy trên lớp chủ nhiệm Đối tượng mà tôi đang đề cập đến là những họcsinh có học lực yếu kém nên nhiều em còn mặc cảm, tự ti dẫn đến ý thức chấphành nội quy và thực hiện nhiệm vụ của người học sinh còn chưa cao Vì thếviệc quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm phải chặt chẽ, uốn nắn kịp thờinhững biểu hiện bất thường để đảm bảo những hoạt động của lớp luôn tiếntriển tốt đẹp Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng đượcmột đội ngũ ban cán sự lớp có năng lực và biết phát huy hết vai trò của mình.Đây là cánh tay đắc lực, là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựngtập thể vững mạnh Từ đó, tôi nhận thấy rằng giáo dục học sinh trong nhàtrường là cần thiết và để có giải pháp tốt là dựa vào đội ngũ ban cán sự thúcđẩy mọi hoạt động của lớp

Trên cơ sở tham khảo nhiều ý kiến đồng nghiệp, các tài liệu liên quanđến công tác giáo dục học sinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài này

4/ Giới hạn nghiên cứu của đề tài:

Nhà trường là một xã hội thu nhỏ, trong đó mỗi em một vẻ có hoàn cảnh,tính cách khác nhau làm nảy sinh đủ loại học sinh: chăm ngoan, lễ phép, lườibiếng, nghịch ngợm, vô lễ, gọi là nét “cá biệt” Đối với những em chậm tiếnviệc giáo dục đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, tính kiên trì, sự chịukhó của người giáo viên và đội ngũ nòng cốt trong lớp là ban cán sự Tôi xin

đề cập đến vai trò của ban cán sự lớp tôi chủ nhiệm – lớp 8/2 tại trườngTHCS Kim Đồng

Trang 3

III/CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục của dân tộc lại đặt trên vai người

giáo viên chủ nhiệm lớp (nhất là ờ trường phổ thông) một trọng trách nặng nề như hiện nay, đó là tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tìêu giáo dục toàn diện.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã có những thành quả vĩ đại, kì diệu; những mơ ước của chủ tịch Hồ chí Minh, lí tưởng của dân tộc, của Đảng

đã và đang trở thành hiện thực, đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh" Ngành Giáo dục tự hào vì đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chung của đất nước những thập nìên đầu của thế kỉ XXI Song chưa bao giờ chúng ta gặp những khó khăn, thách thức phức tạp như hiện nay, chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống và phải sống trong sự lựa chọn giữa cái tổt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực, giữa thiện và ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa trách nhiệm và quyền lợi như ngày nay Chính bối cảnh ấy cũng cần các thế hệ lớn tuổi, những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ và dân tộc phải nâng cao

ý thức trách nhiệm trong giáo dục Giáo viên chủ nhiệm phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tổt đẹp nhằm phát huy những yếu tổ tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ.

Giáo viên chủ nhiệm lớp là "cầu nối" giữa nhà trường với gia đình

và các tố chức xã hội, là người tố chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục.

Ngày nay vị trí “cầu nối" của giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng bởi trong bối cảnh hội nhập, học sinh luôn bị tác động bởi các yếu

tố tích cực và tiêu cực Các em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết còn hạn chế đã dẫn tới sự khó khăn khi lựa chọn các phương án ứng xử Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp lại quan trọng như hiện nay Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là người giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mổi quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán sự lớp.

Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học

trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao Đi đôi với chất lượng - kết quả học tập,công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng

Trang 4

yếu hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổchức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt với học sinh và thực hiệngiáo dục đạo đức lối sống, phát triển nhân cách Vì thế công tác chủ nhiệmlớp giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nề nếp, góp phầnnâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìmhiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từđầu năm học Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có nănglực chỉ đạo lớp Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằmthúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông quanhững kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mốiquan hệ với những người xung quanh Với Hội đồng tự quản học sinh đã thayđổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức của mình; thể hiệnđược tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các emnhiều hơn

sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy

đủ, đảm bảo cho việc dạy và học Cán bộ quản lí trong nhà trường luôn quan

tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp và triển khai chuyên

đề “Tổ chức quản lí lớp học tích cực” Thông qua buổi tập huấn, mỗi giáo

viên đều nâng cao nhận thức kinh nghiệm chủ nhiệm lớp

Trang 5

- Bản thân mỗi giáo viên đều nhận thấy vai trò quan trọng của ban cán sựlớp đối với công tác chủ nhiệm nên đều muốn xây dựng một đội ngũ cán sựlớp giỏi.

- Giáo viên trong trường cũng như trong khối luôn quan tâm, giúp đỡ vàchia sẻ những kinh nghiệm chủ nhiệm

- Học sinh trong trường nói chung cũng như học sinh lớp 8/2 nói riêngluôn được thầy cô giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học Bên cạnh đó,trong các buổi sinh hoạt dưới cờ các em luôn được nghe các chuyên đề do nhàtrường tổ chức rèn kĩ năng sống cho các em

Bên cạnh thuận lợi còn những khó khăn:

- Giáo viên thường chú trọng về kiến thức còn trong công tác tự quản củaban cán sự lớp thì chưa dạy các em phải làm như thế nào nên vai trò của bancán sự lớp không được phát huy, các em không có cơ hội được thể hiện nănglực lãnh đạo của mình

- Khả năng lãnh đạo còn hạn chế, các em thường hay ngại ngùng, e dè,chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể Bên cạnh đó, các em thường cả nểkhi nhắc nhở các bạn Khi gặp những bạn hay chống đối thì các em thấy nản

và không muốn làm Vì vậy, công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiềukhó khăn

- Một số phụ huynh thấy con làm cán sự lớp sợ ảnh hưởng đến việc họcnên thường không ủng hộ

- Tổng số học sinh lớp 8/2 có 32 em trong đó 16 nữ, phần lớn học sinh củalớp tôi phụ trách là con em gia đình làm nghề nông, phụ huynh bận công việcnhà nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình còn khoángtrắng cho giáo viên chủ nhiệm lớp

-Đa số học sinh trong lớp nằm rải rác trên các tuyến thôn nên việc đi lại gặprất nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ

* *

*

Trang 6

V/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

1/ Điều tra thực trạng lớp chủ nhiệm:

Đa số những học sinh của lớp là con em ở vùng kinh tế còn gặp rất nhiềukhó khăn Hơn nữa địa bàn phân bố không đồng đều, nhiều em ở một số thônrất xa trường như: Hà Thanh, Đồng Me – An Định, Lâm Tây – Xóm mới Vớigiáo viên làm công tác chủ nhiệm thì việc gặp lớp rất ít, chỉ gặp thông qua giờdạy của môn mình phụ trách Do đó gây không ít khó khăn trong việc quản líhọc tập và thực hiện nề nếp của các em

Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ và xem xét lại bảng tổng hợp haimặt về học tập và hạnh kiểm lớp 7, tôi biết được kết quả học tập và rèn luyệncuối năm của lớp không cao, cụ thể là:

1/ Học lực:

7/1 29 4 13,8 10 34,5 11 37,9 4 13,8 0 0 25 86,2%7/2 32 7 21,9 7 21,9 13 40,6 5 15,6 0 0 27 84,4%7/3 32 10 31,3 9 28,1 12 37,5 1 3,1 0 0 31 96,9%7/4 32 5 15,6 12 37,5 12 37,5 3 9,4 0 0 29 90,6%

Trang 7

tâm trạng của giáo viên bộ môn khi bước vào lớp rất chán nản và không cóhứng thú để dạy Một số em trong ban cán sự thì cho rằng chỉ biết việc khigiáo viên chủ nhiệm gọi đến.

Lớp này bị xếp vào một trong những tập thể yếu nhất của trường về họctập và hạnh kiểm

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kĩ tình hình học tập cũng như nề nếp củalớp 7 trước đây, tôi nhận thấy rằng lớp quá yếu, nguyên nhân sâu xa do bancán sự lớp thiếu trách nhiệm Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm và ban cán sựchưa có sự phối hợp đồng bộ và nhiệt tình để xây dựng một tập thể vữngmạnh Bản thân tôi cũng thấy rất trăn trở khi nhận làm chủ nhiệm lớp này.Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì không những học tập của các em sa sút màđạo đức ngày càng đi xuống Làm thế nào để vực lớp đi lên và ban cán sự lớpkhẳng định được vị trí của mình, từ sự trăn trở đó tôi tìm ra một số giải pháp

và áp dụng trong năm học (2015-2016) và mang lại một số kết quả tốt

Tham khảo ý kiến một số em học sinh trong lớp, tôi đã nắm bắt các đốitượng cá biệt, đối tượng gặp nhiều khó khăn

Qua đó, tôi cũng hình thành được đội ngũ cán sự tạm thời cho lớp thôngqua buổi họp lớp đầu tiên, thực trạng từ các năm dưới của các em

Cụ thể là:

-Lớp trưởng năng nỗ từ các năm

-Lớp phó học tập phải giỏi từ các năm

-Lớp phó lao động-kỉ luật, văn thể mĩ phải có năng khiếu tổ chức và học lựcphải khá trở lên để ban cán sự vừa quản vừa tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờcho tốt (chữa bài, tập hát…)

Sau đó tôi giao công việc cho từng thành viên đã được bầu vào ban cán

sự lớp để có kế hoạch làm việc từ đầu năm

2/ Xây dựng ban cán sự lớp:

Cần biết rằng, không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán bộ

lớp Muốn xây dựng lớp tự quản, đầu tiên phải lựa chọn, bồi dưỡng được lớptrưởng xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy và giaotiếp tốt, cùng một ban cán sự lớp, tổ gương mẫu có khả năng tổ chức và quantrọng nhất là có tinh thần trách nhiệm cao Đối với lớp khá, giỏi để làm được

Trang 8

điều này không khó, song đối với lớp trung bình, yếu thì đây quả là vấn đềkhông dễ Để lớp trưởng cũng như đội ngũ cán bộ lớp ngày càng có đủ nănglực điều hành, tổ chức, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch lựachọn khoa học, tổ chức và bồi dưỡng cho những em này một số kỹ năng cầnthiết, nhất là thời gian đầu năm học mới.

Thông thường, giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp là bàn giao công việccho ban cán sự lớp cũ - ít thay đổi ban cán sự lớp, lớp tôi chủ nhiệm năm(2015-2016) nếu không suy nghĩ về vấn đề này sẽ rơi vào chỗ cảm tính, theotập quán, theo thói quen chung Vì vậy, tôi xem xét lại đội ngũ ban cán sự vàtìm ra một số giải pháp

*Bình chọn một đội ngũ ban cán sự chuẩn mực:

Ngay khi vào năm học (2015-2016) nhận lớp trong tuần đầu, tôi tìm hiểunăng lực và cá tính từng em, tham khảo qua giáo viên bộ môn giảng dạy lớpnày trước đây và nhờ vào tập thể để khảo sát lấy ý kiến về ban cán sự Vì quahai năm học các em đã biết về năng lực các bạn trong lớp Cả lớp thống nhất

đề cử 10 bạn có khả năng làm ứng cử viên

Trong giờ sinh hoạt đầu tiên, tôi tổ chức ghi phiếu bình chọn 4 em (trong

số 10 em ứng cử, số còn lại chọn làm tổ trưởng và thư kí) và góp ý bằng cáccâu hỏi:

-Để tạo được uy tín trước tập thể thì ban cán sự lớp phải như thế nào?

-Kết quả xếp loại cuối năm về các mặt của ban cán sự ?

-Các bạn trong ban cán sự cũ có khả năng về mặt nào? Còn yếu mặt nào?-Có cần thay đổi cách làm việc của ban cán sự cũ không? Nếu có, theo emphải đề ra những biện pháp gì để đổi mới?

*Đa số các em đều trả lời như nhau, tiêu biểu là:

-Ban cán sự lớp phải có năng lực, nhiệt tình, tạo được uy tín trước tập thể (ýkiến của em: Từ Thị Hoa)

-Các bạn phải học lực khá trở lên, có hạnh kiểm tốt (ý kiến của em: Nguyễn

Vũ Hoàng)

-Các bạn trong ban cán sự lớp cũ học giỏi nhưng còn thụ động chưa nhiệttình, tích cực trong các phong trào thi đua của nhà trường (ý kiến của em:Nguyễn Gia Bảo)

Trang 9

-Ban cán sự lớp cũ cần năng nỗ và hoà đồng, thân thiện với tập thể hơn nữa.Đưa ra kế hoạch cụ thể từng tuần, tháng Động viên các bạn tham gia cácphong trào thi đua của nhà trường (ý kiến của em: Trương Thị Hồng Hạnh).-Ban cán sự lớp phải tích cực, nhiệt tình có năng lực tổ chức, khả năng hoạtđộng xã hội và quan hệ tốt với bạn bè (ý kiến của em: Huỳnh Kim Thắng).-Các bạn phải gương mẫu, học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt (ý kiến của em:

3/ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp tình hình lớp:

Trong bản kế hoạch đại hội lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự đểlớp thấy được vai trò quan trọng của các em có thể thay thế giáo viên chủnhiệm điều hành mọi hoạt động của lớp

Công việc của ban cán sự được phân công như sau:

-Lớp trưởng:

+Phụ trách chung các hoạt động và lên kế hoạch tuần, tháng cho lớp

+Theo dõi sự làm việc của các cán sự khác cũng như các bạn trong lớp

+Báo cáo những vi phạm về học tập và nề nếp của lớp mỗi tuần

+Tự điều hành và quản lí các buổi sinh hoạt tập thể

-Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm chung về mảng học tập và theo dõi tìnhhình học tập, thi đua giữa các tổ, nhóm trong lớp

Trang 10

-Lớp phó lao động - kỉ luật: theo dõi việc thực hiện nội quy của trường, lớpcủa các bạn, phân công lao động khi có phiếu điều lao động của Ban lao động

và giáo viên chủ nhiệm giao Thường xuyên cập nhật những vi phạm của cácthành viên trong lớp tại ban thi đua nề nếp để chấn chỉnh kịp thời

-Lớp phó văn thể mỹ: đảm nhận những hoạt động văn nghệ của lớp, trường.-Bốn tổ trưởng của 4 tổ có nhiệm vụ theo dõi về việc học tập và thực hiện nộiquy nề nếp của từng thành viên trong tổ mình, phân công trực cụ thể hằngngày

*Ban cán sự phải biết tạo lập một kế hoạch thường xuyên, phù hợp cho lớp:

Ban cán sự phải là những người năng động, sôi nổi, sáng tạo và hoà đồngvới các bạn trong lớp Các em luôn ý thức trách nhiệm của mình, có kế hoạchlàm việc khoa học, sắp xếp thời gian biểu hợp lý trong kiểm tra các hoạt độngcủa lớptheo chức năng của mình

Đây là một kế hoạch của tháng 11 trong năm học, nhân ngày nhà giáo

Việt Nam ban cán sự họp bàn với nhau lập ra kế hoạch học tập và thi đuatrong tháng 11 Các em tự lập ra một bản kế hoạch và trong buổi sinh hoạt(ngày 2/11) em Nguyễn Gia Bảo hỏi ý kiến tôi, sau đó phổ biến, cả lớp tán thành và thựchiện theo kế hoạch này

Tuần Nội dung công việc Thời gian Người phụ trách

-Thứ sáu-Cả tuần-Một tuần

-Ban cán sự lớp-Lớp phó học tập-Lớp trưởng

2

Từ ngày

1116

-Tổng kết tuần qua-Đăng kí tuần học tốt-Lao động

-Làm tập san

-Thứ sáu-Cả tuần-Chiều thứ tư-Một tuần

-Ban cán sự lớp-Lớp phó học tập-Lớp phó lao động-Lớp phó học tập3

Từ ngày

-Tổng kết tuấn qua-Tập huấn Đội

-Thứ sáu-Chiều thứ

-Ban cán sự lớp-Lớp phó văn thể

Trang 11

1823 -Nộp tập san

-Thi văn nghệ-Đăng kí tuần học tốt-Hai HS nữ, hai HS nam đidâng hoa

hai-Sáng thứnăm

-Sáng thứ hai-Cả tuần-Ngày 20/11

mĩ-Lớp phó học tập-Lớp trưởng-Lớp phó học tập-Lớp trưởng

4

Từ ngày

2530

-Tổng kết tuần, tháng 11-Tổng vệ sinh

-Phổ biến kế hoạch tháng 12

-Thứ sáu-Thứ sáu -Thứ sáu

-Ban cán sự lớp-Lớp phó lao động-Lớp trưởng

Mặc dù bảng kế hoạch chưa đầy đủ nhưng bước đầu như vậy cũng chỉ ra

sự tiến bộ của các em

4/ Xây dựng tinh thần làm chủ tập thể của ban cán sự, học sinh lớp chủ nhiệm trong các hoạt động:

Sau khi hình thành đội ngũ cốt cán, giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn giao

việc cho các em

* Lớp trưởng kiêm chi đội trưởng:

- Theo dõi, nắm bắt các hoạt động của chi đội, lớp để chỉ đạo chi đội hoànthành nhiệm vụ chính trị do đoàn đội trường đề ra

- Chủ động đề xướng, triển khai các hoạt động có tính xung kích, tình nguyệntrong đội viên

- Trực báo, nắm bắt, triển khai những thông báo, kế hoạch, chỉ đạo của nhàtrường cho chi đội

- Điều hành quản lý tất cả các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp,

cụ thể như sau:

+ Tổ chức quản lý lớp thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo qui địnhcủa nhà trường

Ngày đăng: 23/06/2017, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w