Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

73 627 1
Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu:

Trong những năm qua nước ta bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế tronglĩnh vực Ngân hàng thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, tham giavào khu vực mậu dịch tự do AFTA (năm 2003) chính thức trở thành thành viêncủa Tổ chức thương mại thế giới WTO Theo đó, Việt Nam sẽ từng bước mở cửavà tự do hoá kinh doanh trong các lĩnh vực: Ngân hàng, Viễn thông, … cho phépcác Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, từng bước cổ phần hoá cácNgân hàng quốc doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàngnày Sự có mặt của các Ngân hàng nước ngoài với khả năng tài chính dồi dào,loại hình dịch vụ ngân hàng đa dạng, nhất là các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựatrên công nghệ cao như: E-banking, mobile banking,…đã buộc các ngân hàngthương mại Việt Nam phải quan tâm đầu tư, hiện đại hoá công nghệ, nghiệp vụngân hàng phải nhanh chóng và tiện ích trong điều kiện kinh doanh mới này.

Để đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới thì trước tiên mỗi ngân hàngthương mại phải đánh giá đúng tình hình hoạt động của ngân hàng mình Chinhánh Ngân hàng Công Thương Trà Vinh cũng đứng trước bối cảnh nền kinh tếđổi mới với nhiều thử thách Hơn nữa, là một ngân hàng đóng tại Trà Vinh, mộttỉnh vừa được tách năm 1992 từ tỉnh Cửu Long cũ và đang hoà nhập chuyểnmình vào sự phát triển chung của đất nước, do vậy nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh là một vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp kinh tế của đấtnước nói chung, của tỉnh Trà Vinh nói riêng Điều này đã mở ra nhiều tiềm năngvà hứa hẹn cho sự phồn thịnh kinh tế cũng như sự phát triển của Ngân hàng CôngThương chi nhánh Trà Vinh.

Nhận thấy vấn đề huy động vốn và cho vay là vấn đề toàn ngành Ngân hàng

và toàn tỉnh Trà Vinh đều quan tâm, cho nên đề tài “Phân tích hiệu quả huy

động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh”

đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 2

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:

Mục tiêu xuyên suốt của chiến lược phát triển Ngân hàng là phải tạo lậpngành Ngân hàng phát triển đủ mạnh về trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đạiđể hoạt động ngành Ngân hàng bắt nhịp với cơ chế thị trường, trở thành công cụđắc lực phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội thông qua năng lực hoạch địnhchính sách, năng lực quản lý và điều hành, năng lực kinh doanh.

Trong số những chính sách hoạch định của Ngân hàng Việt Nam nhằmphục vụ chiến lược đổi mới và phát triển, đáng chú ý là chiến lược huy động vốnvà cho vay Trà Vinh là một tỉnh còn khá nghèo, cơ sở vật chất còn hạn chế, trìnhđộ dân trí còn thấp, nền kinh tế kém phát triển, hệ thống Ngân hàng thương mạivà các tổ chức tín dụng còn ít so với các tỉnh khác mà khi bước vào quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệpđầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Vì vậy huy độngvốn và cho vay là một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của mọingành, mọi cấp nhất là ngành Ngân hàng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn và cho vaytại Ngân hàng Từ những hiểu biết về tình hình hoạt động của Ngân hàng, cácmặt mạnh và mặt yếu để có thể đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:

+ Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn.+ Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay.

+ Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củaNgân hàng trong những năm tới.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

1 Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng không?Chi nhánh đã áp dụng những phương thức nào để thu hút nguồn vốn tại địaphương? Nguồn vốn huy động của Chi nhánh thực sự đủ mạnh chưa?

Trang 3

2 Trong công tác đầu tư tín dụng, Chi nhánh có chú trọng đến các chươngtrình kinh tế của tỉnh Trà Vinh hay không?

3 Trong công tác thu nợ, Chi nhánh có thu hồi triệt để các khoản nợ đến hạnhay không?

4 Chi nhánh có thực hiện việc mở rộng quy mô tín dụng đối với tất cả cácngành kinh tế không? Nếu có thì việc thực hiện đạt kết quả như thế nào?

5 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh như thế nào? Chi nhánh đã xử lý nhữngkhoản nợ tồn đọng ra sao?

6 Có thể rút ra kết luận gì về hiệu quả huy động vốn và cho vay của Chinhánh? Qua đó nêu ra những biện pháp cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

1.4 Phạm vi nghiên cứu:1.4.1 Địa bàn nghiên cứu:

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh là một trong những Ngânhàng lớn và có uy tín của tỉnh Trà Vinh Cũng như các Ngân hàng khác trên địabàn, Chi nhánh cũng có nghĩa vụ huy động vốn và cho vay, chịu trách nhiệm vềviệc cho vay của mình Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của tỉnh nhà, Chi nhánhNgân hàng Công thương Trà Vinh đang ngày càng cố gắng phát huy với tất cảtiềm lực và khả năng của mình nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh, góp phầnphát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả nước nói chung.

1.4.2 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian thực tập 15 tuần (từngày 05.03.2007 đến 11.06.2007) Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 – 2006 Sốliệu phân tích trong đề tài là số liệu về tình hình huy động vốn và cho vay tại Chinhánh qua 3 năm 2004 – 2006

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ để nghiên cứu và phân tích.Tuy nhiên đề tài chỉ đi vào phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của Chinhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh và giới hạn trong phạm vi các năm2004, 2005, 2006 Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn vàcho vay, đề tài còn nêu ra những biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh trongnhững năm tới.

Trang 4

1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài:

- Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Thái Văn Đại (2006): giới thiệu và mô tả

một cách khái quát về những tài liệu cơ bản được sử dụng trong việc đánh giátình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; giới thiệu kiến thức cơ bản vềphương pháp phân tích lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng; đồng thời nêu lênnhững vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh trong điều kiện cạnh tranhhiện nay giữa các định chế tài chính.

- Các tài liệu, tạp chí do Ngân hàng cung cấp: mô tả về quy tắc và quy trìnhcho vay, các quy định về nghiệp vụ tín dụng, các chỉ tiêu báo cáo, giới thiệu vềhoạt động của Ngân hàng.

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận:

2.1.1 Một số cơ sở lý thuyết về vốn:

2.1.1.1 Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn:

Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ thì vốn là điểm khởi đầu, là cơ sởđể tổ chức tín dụng đó thực hiện các nghiệp vụ Một tổ chức tín dụng có nguồnvốn lớn phần nào cũng thể hiện qua quy mô hoạt động, sự chi phối thị trường tíndụng cũng như uy tín của tổ chức đó.

Vốn của tổ chức tín dụng nói chung, của Ngân hàng thương mại nóiriêng chính là mọi nguồn vốn mà nó có được hoặc có thể huy động được nhằmphục vụ cho nhu cầu hoạt động tín dụng và các nghiệp vụ khác.

2.1.1.2 Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn:

Nguồn vốn nói lên độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thểtrong một chu kỳ hoạt động kinh doanh Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản, đồngthời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động Việc huyđọng vốn được nhiều hay ít sẽ làm cho quy mô nguồn vốn tăng hay giảm Vàtrong đa số trường hợp, sự tăng hay giảm vốn sẽ quyết định các phương án chovay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng Chính vì vậy công tác nguồn vốnđược coi là không thể thiếu của một Ngân hàng thương mại.

2.1.1.3 Ý nghĩa của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng thương mại:

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả vàsử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác như: thanh toánchiết khấu, chi trả sec, …

Định nghĩa trên cho thấy công tác huy động vốn có tác dụng quyết địnhcác nghiệp vụ về tín dụng Ngân hàng, thanh toán của Ngân hàng thương mại.Chiến lược huy động vốn và tất cả các chiến lược khác của Ngân hàng suy chocùng đều phối hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao Trong cơ chế thịtrường, hoạt động của Ngân hàng cũng giống như hoạt động của các doanhnghiệp khác phải chịu sự tác động không có lợi cho sự phát triển của mình từnhiều phía, trong đó có sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn Do nguồn vốn là một

Trang 6

phần chủ yếu cho sự sống còn của Ngân hàng nên các Ngân hàng đều có mộtchiến lược thu hút vốn riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau Vì vậy có thể nóicông tác huy động vốn có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của Ngân hàng.

Tóm lại việc huy động vốn nhiều hay ít có tác động đến nguồn lợi nhuậntăng hay giảm của một Ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường Vì thếcông tác huy động vốn có ý nghĩa rất lớn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng tronghoạt động của Ngân hàng và nó được xem như chiến lược sống còn của Ngânhàng đó.

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người nàysang người khác;

- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời;

- Kết thúc thời gian chuyển nhượng là sự hoàn trả một lượng giá trịlớn hơn và giá trị dôi thêm được gọi là lợi tức tín dụng.

Đối với Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng thực chất là hoạtđộng cho vay vốn của Ngân hàng Nhưng muốn có nguồn vốn để cho vay Ngânhàng phải đi vay vốn từ bên ngoài xã hội thông qua các hình thức huy động vốn,cho nên ta có thể nói “tín dụng Ngân hàng là một hoạt động đi vay để cho vay”.Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng hội đủ 3 yếu tố trên và thường đượcbiểu hiện dưới hình thái tiền tệ để giúp Ngân hàng có thể đặt quan hệ tín dụngvới bất kỳ đối tượng khách hàng nào

2.1.2.2 Vai trò của tín dụng:

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta, tín dụng có các vai trò sau:

Trang 7

- Tín dụng giúp duy trì quá trình sản xuất và thực hiện tái sản xuất mởrộng, góp phần đầu tư phát triển kinh tế tạo điều kiện để nền kinh tế ngày càngvận động đi lên.

- Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và cácngành kinh tế mũi nhọn nhằm kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu cho xã hộivà tạo điều kiện lôi kéo các thành phần kinh tế khác phát triển để làm giàu chonền kinh tế cả nước.

- Tín dụng tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệpNhà nước, khuyến khích các đơn vị sử dụng vốn tín dụng phải chú ý đến hiệuquả của quá trình đầu tư để hoạt động sản xuất ngày càng đạt kết quả cao hơn.

- Tín dụng còn là chiếc cầu nối ra nước ngoài, trên cơ sở đó tạo ra mối

quan hệ hợp tác thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

2.1.2.3 Các hình thức tín dụng:

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức tùytheo cách phân loại khác nhau.

Căn cứ vào thời hạn cho vay:

- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn cho vay dưới 1 năm, thường nhằmmục đích bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanhvà phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trong xã hội.

- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, khách hàng thườngvay để mua sắm tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ.

- Tín dụng dài hạn: có thời hạn cho vay trên 5 năm, thường sử dụng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

- Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động.- Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành vốn cố định. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là việc cấp tín dụng chocác doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác tiến hành sản xuất vàlưu thông hàng hóa.

Trang 8

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhânđể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng:

- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệpđược biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

- Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổchức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân.

- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước làngười đi vay và dân chúng là người cho vay.

2.1.2.4 Lợi tức tín dụng:

Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vayhay đó là giá cả của hàng hóa cho vay Khối lượng tín dụng nhiều hay ít phụthuộc vào doanh số cho vay và lãi suất của món tiền vay.

Lãi suất tiền vay của Ngân hàng được tính bằng phần trăm của số lợi tức màNgân hàng nhận được trên tổng số tiền cho vay Khung lãi suất tín dụng thườngdo Ngân hàng Trung ương ấn định và các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh chophù hợp với điều kiện hoạt động của mình.

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Phương pháp thống kê, tổng hợp thu thập số liệu, tài liệu thông qua việctiếp xúc thực tế tại Ngân hàng và qua việc tìm kiếm các thông tin, kiến thức trênsách báo, tạp chí, các văn bản báo cáo của Ngân hàng kết hợp với lý thuyết đãhọc ở trường.

Số liệu về tình hình huy động vốn được thu thập tại phòng Kế toán Số liệuvề tình hình cho vay được thu thập tại phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàngdoanh nghiệp.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:

Trang 9

2.2.2.2 Phương pháp đánh giá theo tốc độ tăng trưởng::

Qua bảng số liệu về tình hình nguồn vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngânhàng Công thương Trà Vinh, ta sẽ đánh giá sự biến động của năm sau so với nămtrước bằng những nhận xét dựa trên căn cứ thực tế của Ngân hàng.

Thông qua bảng phân tích, ta đánh giá sự biến động trong hoạt động huyđộng vốn và cho vay của Ngân hàng, xem xét tốc độ tăng qua các năm để xácđịnh xu hướng phát triển của nó, đồng thời xác định được sự thay đổi trong hoạtđộng huy động vốn và cho vay.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả của hoạt động tín dụng:

Thông qua các chỉ tiêu, ta sẽ tính toán con số cụ thể và đưa ra nhận xét vềhiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ta cần xem xét các chỉ tiêu đánh giálợi nhuận và hiệu quả kinh doanh để xác định khả năng sử dụng nguồn vốn vàohoạt động kinh doanh, từ đó dẫn đến khả năng sinh lời của Ngân hàng.

a Chỉ tiêu cơ cấu vốn huy động:

Vốn huy động / tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động

vốn của Ngân hàng như thế nào

b Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:

Hệ số thu nợ:

HTN = ( DSTN / DSCV) x 100%Trong đó:

HTN: Hệ số thu nợ (%).DSTN: Doanh số thu nợ.DSCV: Doanh số cho vay.

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh nào đó, từ 100 đồngdoanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn Hệ số thu nợcàng lớn càng tốt.

Tỉ lệ nợ quá hạn:(TQH)

TQH = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Trang 10

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nóichung, chất lượng của công tác tín dụng nói riêng.

Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém vàngược lại Thông thường tỉ lệ này nhỏ hơn 5% thì hoạt động của Ngân hàng đượcđánh giá ở mức bình thường.

Vòng quay vốn tín dụng:

V = DSTN / DNBQ

Trong đó:

V: Vòng quay vốn tín dụng.DSTN: Doanh số thu nợ.DNBQ: Dư nợ bình quân.

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trongmột thời kỳ nhất định Vòng quay vốn càng nhiều càng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận:

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanhthu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng Chỉ tiêu này làchỉ tiêu hiệu quả nhưng không thể dùng để so sánh hiệu quả của các Ngân hàngkhác nhau hoặc của các năm tài chính khác nhau.

Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận / Doanh thu) x 100%

Tỷ suất chi phí = (Lợi nhuận / Chi phí) x 100%

Trang 11

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNGTHƯƠNG TRÀ VINH

3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh:

Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long TỉnhTrà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, một mặt giáp với biển Đông

Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 – 54, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200km, cách Thành phố Cần Thơ khoảng 100 km, có 65 km bờ biển và hệ thốngsông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và phát triển thếmạnh ngành thuỷ hải sản Tuy nhiên cũng có những yếu tố bất lợi như bão, thuỷtriều dâng cao bất thường gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế xã hội

- Về ngư nghiệp: toàn tỉnh có 24.000 ha đất ngập mặn, 40.000 ha đất bãi bồi

ven biển.

- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, còn lại là cơ khí Với thế mạnh vàtiềm năng của mình, Trà Vinh rất thuận lợi trong việc đầu tư vào lĩnh vực sảnxuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, nông sản thực phẩm xuấtkhẩu …

- Về nông nghiệp:

+ Nhằm đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững, có cơ cấuhợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi: giống cây, con, quy trình công nghệ, quytrình chăn nuôi trồng trọt đạt năng suất cao, từng bước thực hiện nhiệm vụ hiệnđại hoá nông nghiệp.

+ Do điều kiện tự nhiên, Trà Vinh có 69% đất phèn mặn thời gian xâmnhập kéo dài trong nội đồng, trên 80% diện tích bị nhiễm mặn thường bị thiếunước ngọt Mùa khô 50% diện tích đất canh tác là nhờ vào mùa mưa, cho nênthuỷ lợi hoá là biện pháp hàng đầu để thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển.

+ Lĩnh vực khai thác đánh bắt thuỷ hải sản cũng cần đầu tư vốn vào các tàucó công suất lớn, có phương tiện hiện đại đánh bắt xa bờ, các dịch vụ hậu cầncho các lĩnh vực này.

+ Lĩnh vực lưu thông hàng hoá trong cơ chế thị trường, đây là một yếu tốrất quan trọng góp phần cho sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là cấp tín dụng cho

Trang 12

thu mua hàng hoá xuất khẩu như: gạo, tôm, sản xuất mía đường,cung cấp vật tưthiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.

3.2 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh:3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Nhằm phát triển mạng lưới hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Namtrong cả nước, góp phần tích cực vào tập trung vốn phát triển kinh tế địa phươngnói riêng và của cả nước nói chung, ngày 01.09.1994, Tổng Giám đốc Ngân hàngCông thương Việt Nam ký quyết định số 259/NHCT.QĐ về việc thành lập Chinhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh trực thuộc Ngân hàng Công thươngViệt Nam.

Ngày 14.11.1994, Ngân hàng Công thương Trà Vinh chính thức đi vào hoạtđộng Trụ sở của Ngân hàng ban đầu được đóng tạm thời tại Ngân hàng Nhànước tỉnh Trà Vinh, đội ngũ cán bộ còn rất ít về số lượng, cơ sở vật chất hầu nhưkhông có Đến cuối năm 1995, lực lượng nhân sự của Ngân hàng đã ngày càngđược củng cố cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó đã tạo ra chỗ đứng vững chắccho hoạt động của Ngân hàng Ngày 20.07.1996, được phép của Ngân hàng Côngthương Việt Nam, trụ sở giao dịch được khởi công xây dựng tại số 15A, đườngĐiện Biên Phủ, thị xã Trà Vinh và hoàn thành vào ngày 30.04.1997 Từ đây Chinhánh đã tạo ra bộ mặt mới Trụ sở của Ngân hàng đóng trên địa bàn thị xã, gầntrung tâm tỉnh và rất thuận tiện về điều kiện lưu thông, mặt bằng giao dịch rộngcùng với đội ngũ cán bộ Ngân hàng có phong cách giao tiếp lịch sự, tạo sự tincậy cho khách hàng đến giao dịch, làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càngđạt hiệu quả hơn.

Đến nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đã được 52 người.Hầu hết cán bộ được bổ sung sau này đều có trình độ Đại học phù hợp vớichuyên ngành, Anh văn và Tin học đúng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Côngthương Việt Nam Bên cạnh đó, các nhân sự cũ cũng được nâng cao trình độ, bổsung kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo tạichức, các lớp tập huấn chuyên ngành Ngân hàng …

Trang 13

3.2.2 Chức năng và phạm vi hoạt động:

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh có đầy đủ những đặc điểm,tính chất của một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đặc biệt là hoạt động kinhdoanh đa năng tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ.

Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay trên nguyên tắc hiệuquả và thu hồi được vốn Chi nhánh có quyền không cấp vốn hay thu hồi vốntrước kỳ hạn nếu việc sử dụng vốn không đúng mục đích.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động với các nghiệp vụsau:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng, tiền thanh toán các đơnvị, tổ chức kinh tế, dân cư bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế.

- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo những cơ sở, xí nghiệp có dây chuyền lạchậu.

- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền, chi trảkiều hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ …

3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy:

3.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

: Tác động trực tiếp.: Tác động gián tiếp.P TTKQ: Phòng Tiền tệ kho quỹ.P KT: Phòng Kế toán.

GIÁM ĐỐC

P KTP.TCHC

P.KTKS

Trang 14

P KHCN: Phòng Khách hàng cá nhân.P KHDN: Phòng Khách hàng doanh nghiệp.P TTĐT: Phòng Thông tin điện toán.

P TTXNK: Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu.P KTKS: Phòng Kiểm tra kiểm soát.

3.2.3.2 Chức năng của từng bộ phận:

- Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

+ Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong Ngân hàng, trực tiếp

điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương, đường lối, kếhoạch của cấp trên và tuân thủ đúng pháp luật Đồng thời chịu trách nh9iệm vềkết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo Luật Doanh nghiệp Nhà nướcvà Luật các tổ chức tín dụng Giám đốc cũng chính là người quan tâm đến việctham khảo, bàn bạc, quan hệ với các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địaphương và với các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng để cùng vạch raphương hướng hoạt động có hiệu quả.

+ Phó Giám đốc: là trợ thủ đắc lực nhất của Giám đốc Phó Giám đốc

sẽ đảm nhiệm một phần trách nhiệm của Giám đốc trong quản lý và điều hànhhoạt động của Ngân hàng Tuỳ vào năng lực chuyên môn của mình mà Phó Giámđốc sẽ được Giám đốc phân công, uỷ quyền để trực tiếp điều hành và quản lýmột số công việc Tại Chi nhánh hiện nay có một Phó Giám đốc phụ trách PhòngKế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ và một Phó Giám đốc phụ trách Phòng Thanhtoán xuất nhập khẩu.

- Phòng Kế toán: thực hiện nhiệm vụ ghi chép, giao nhận chứng từ, sổ

sách, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và lập các báo cáo theo định kỳ

- Phòng Tiền tệ kho quỹ: chịu trách nhiệm quản lý an toàn kho quỹ, thực

hiện các quy định, quy chế về thu phát, vận chuyển, đề xuất mức tiền mặt tại Chinhánh Phòng cũng là nơi đảm nhận nhiệm vụ thu chi tiền mặt, đảm nhận cácnghiệp vụ ký gởi tài sản và chứng từ có giá của khách hàng.

- Phòng Tổ chức hành chánh: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức nhân

sự và công tác tổ chức hành chánh cho Ngân hàng theo sự chỉ đạo trực tiếp củaGiám đốc.

Trang 15

- Phòng Kiểm tra kiểm soát: chịu trách nhiệm kiểm soát kế toán và kiểm

soát tín dụng, thường xuyên kiểm tra, phân tích, đánh giá về tình hình tài chínhcủa Ngân hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

- Phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp: có chức

năng quản lý thực hiện các hoạt động tín dụng của Chi nhánh, thực hiện kiểmsoát quá trình sử dụng các món vay của các đơn vị vay vốn và thẩm định cácphương diện của dự án đầu tư để đi đến quyết định cho vay hay không cho vay.

- Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: thực hiện công tác thanh toán quốc

tế, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh tương đối gọn nhẹnhưng vẫn bao quát được tất cả hoạt động của Ngân hàng Mỗi bộ phận trongNgân hàng đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng theo chuyên môn của mình, cósự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nên hoạt động của Ngân hàng ngày càngdiễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

3.2.4 Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay tại Chinhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh:

3.2.4.1 Đối tượng khách hàng:

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh cho vay các đối tượng sau:- Các pháp nhân bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàcác tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tại điều 54 Bộ luật hình sự.

- Các đối tượng khách hàng như: hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanhnghiệp tư nhân và các cá nhân.

Trang 16

Các nguyên tắc tín dụng được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng nhằm ràngbuộc trách nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụngtrong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

3.2.4.3 Điều kiện vay vốn:

Các khách hàng vay vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Trà Vinh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có năng lực tài chính đảm bảo đủ khả năng trả nợ vay cho Ngân hàngtrong thời gian cam kết.

- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.

- Có dự án đầu tư hoặc có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệuquả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay.

- Có trụ sở làm việc hoặc có địa chỉ cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơiNgân hàng đóng trụ sở.

- Đơn vị hạch toán phụ thuộc phải có giấy ủy quyền của đơn vị chính.

3.2.4.4 Đối tượng cho vay:

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh cho vay các đối tượng sau:- Giá trị vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và các chi phí để khách hàngthực hiện các dự án hoặc các phương án sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng nhucầu vốn cho cuộc sống.

- Số tiền thuế xuất khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩumà ngân hàng có cho khách hàng vay vốn để đầu tư vào lô hàng đó.

- Số tiền lãi để trả cho Ngân hàng đối với những khoản vay đầu tư vào tàisản cố định mà tiền lãi được tính trong tài sản đó.

3.2.4.5 Thời hạn cho vay:

- Đối với cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp vớichu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá12 tháng.

Trang 17

Khách hàng

Thông báo tới Khách hàng

- Đối với cho vay trung và dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phùhợp với thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư và khả năng trả nợ của kháchhàng và tính chất của nguồn vốn cho vay.

Hình 1: Qui trình nghiệp vụ cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh

Thực hiện giải ngân

Hội đồng xétduyệt cho vay

Trình Ngânhàng Công

thươngViệt Nam

giải quyết

Từ chối

ThiếuYêu cầu bổ sungDuyệt cho vay

Phòng tín dụng chuẩn bị ký HĐTD Trình Giám đốc ký Hợp đồng tín dụngPhòng tín dụng tiếp nhận

Tra hồ sơ đảm bảo tiền vay

Trang 18

- Khách hàng đến gặp cán bộ tín dụng tại Ngân hàng để trình bày nhu cầuvay vốn của mình.

- Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, các điều kiệnvay vốn theo cơ chế tín dụng hiện hành Nếu khách hàng đồng ý xin vay thì cánbộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng để thu thập thêm các thông tin cầnthiết.

- Cán bộ tín dụng sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, nếu xát thấy kháchhàng có đủ điều kiện vay vốn thì lập tờ trình thẩm định và lập hồ sơ cho vay trìnhtrưởng phòng tín dụng xem xét.

- Trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng phụ trách xem xét lại tính chínhxác, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, nội dung của tờ trình thẩm định và đề xuấtcho vay của cán bộ tín dụng, có thể đề nghị chỉnh sửa nếu cần Sau đó trưởngphòng tín dụng trình Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét vàquyết định.

- Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét hồ sơ phòng tíndụng chuyển sang và quyết định cho vay hay không cho vay.

- Cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ đã được duyệt, chuyển hồ sơ sang phòngKế toán và thông báo tới khách hàng.

- Cán bộ phòng Kế toán kiểm tra lại hồ sơ, mở sổ lưu cho vay và lập lệnhchi tiền chuyển sang phòng Tiền tệ kho quỹ.

- Khách hàng liên hệ phòng Tiền tệ kho quỹ để nhận tiền.

Trang 19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHOVAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH

4.1 Phân tích tình hình huy động vốn:4.1.1 Đánh giá tình hình chung:

Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để chovay”, do vậy công tác huy động vốn được xem là quan trọng và cần phải có biệnpháp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Trong điều kiện tăngtrưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngàycàng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt nguồn vốnhuy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nềnkinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đaviệc sử dụng vốn từ Trung ương đưa xuống.

Tình hình nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3

năm (2004 - 2006) đạt kết quả như sau: ( xem bảng 1 trang sau )

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm có sự tăngtrưởng đáng kể Tổng số dư nguồn vốn cuối năm 2004 là 259.000 triệu đồng.Năm 2005 là 268.755 triệu đồng, tăng 9.755 triệu đồng, tương đương 3,77% sovới năm 2004 Điều này là do Ngân hàng đã kịp thời đưa ra nhiều hình thức huyđộng để thu hút khách hàng như: mở ra nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và tiệních (thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành nhiều loại thẻ tíndụng, thẻ ATM,…), áp dụng nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn…

Đến năm 2006, tổng số dư nguồn vốn là 297.700 triệu đồng, tăng 28.945triệu đồng so với năm 2005, tương đương 10,77% Kết quả trên cho thấy năm2006, Ngân hàng đã huy động vốn có hiệu quả vì tỷ lệ tăng vốn huy động khácao Vốn huy động năm 2006 tăng 28.945 triệu đồng so với năm 2005, điều nàycho thấy Chi nhánh đã có chú ý hơn trong công tác huy động vốn.

Trang 20

Bảng 1: Số dư nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Phòng Kế toán )

Trang 21

Trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọnglớn nhất trong 3 năm, nó là phần tiền còn lại sau khi chi tiêu từ thu nhập của cácthành phần dân cư, họ để dành cho những dự tính trong tương lai mà hiện tại họchưa cần sử dụng đến Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào uy tín của Ngânhàng: có lịch sử tồn tại lâu, nguồn vốn đảm bảo được nợ của khách hàng giúp họan tâm gửi tiền vào Ngân hàng Đây là nguồn vốn quan trọng đối với Ngân hàngdùng cho vay Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm ta nhận thấy tiền gửi tiết kiệm cókỳ hạn chiếm đa số, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì không đáng kể vì lãisuất của nó rất thấp, chỉ 0,25%/tháng và do tình hình lạm phát tăng nên dânchúng không gửi tiền.

Trang 22

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn năm 2004 là 87.500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng33,78% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 là 96.500 triệu đồng, tăng9.000 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 10,28% Năm 2006, tiền gửi tiếtkiệm có kỳ hạn tăng lên là 102.500 triệu đồng, tăng 6.000 triệu đồng, tươngđương 6,21% so với năm 2005 Nếu việc tăng này là liên tục và có biện pháp duytrì thì đây là dấu hiệu tốt của việc thu hút tiền gửi tiết kiệm tại địa phương để đápứng nhu cầu tiền gửi tại đơn vị.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn.Năm 2004, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 360 triệu đồng, năm 2005 là 480triệu đồng, tăng 120 triệu đồng, tương đương 33,3% so với năm 2004 Sang năm2006, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 630 triệu đồng, tăng 150 triệu đồng sovới năm 2005, tương đương 31,25% Ta nhận thấy tiền gửi tiết kiệm có xu hướngtăng đều và liên tục qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp, đó là do lãi suất tiền gửikhông kỳ hạn thấp, thủ tục còn rườm rà.

Ngoài ra, khoản mục tiền gửi doanh nghiệp cũng là nguồn vốn huy độngđem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơnvị kinh tế Để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các đơn vị kinh tế mởtài khoản thanh toán tại Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, bởi vì việc giữtiền mặt tại doanh nghiệp có thể phát sinh rủi ro mà lại không sinh lãi.

Tiền gửi doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm như sau: Năm 2004, tiềngửi doanh nghiệp là 40.000 triệu đồng Năm 2005 là 43.300 triệu đồng, tăng3.300 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 8,25% Đến năm 2006 là 54.000triệu đồng, tăng 10.700 triệu đồng, tương đương 24,71% so với năm 2005 Tanhận thấy tiền gửi doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốnhuy động của Ngân hàng Đây là nét khả quan trong công tác huy động vốn Vàđiều này cũng chứng tỏ tiền gửi thanh toán của Ngân hàng có sự phát triển mạnhmẽ Vì vậy nhu cầu thanh toán tại Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả tronghoạt động thanh toán qua Ngân hàng của các cá nhân, doanh nghiệp cũng giatăng mạnh mẽ.

Trong khoản mục tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷtrọng lớn nhất vì khách hàng chủ yếu là các công ty xây lắp, xây dựng công trình,các doanh nghiệp kinh doanh thương mại- dịch vụ…, họ cần tiền để xoay trở liên

Trang 23

tục nên cũng rút vốn liên tục Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi doanh nghiệpkhông kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi.

Phát hành các công cụ nợ: đây là một trong những biện pháp để Ngân hànghuy động thêm vốn cho đơn vị nhằm bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt do hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng để tài trợ vào các dự án lớn mà các biện pháp kháckhông huy động đủ Xét về tỷ trọng thì năm 2004, huy động bằng phát hành côngcụ nợ đạt 3,5% trong tổng nguồn vốn Năm 2005 đạt 3,9% tổng nguồn vốn Sangnăm 2006, phát hành công cụ nợ đạt 12.000 triệu đồng, tăng 1.500 triệu đồng,tương đương 14,28% so với năm 2005 Đây là toàn bộ số tiền huy động kể cảbằng ngoại tệ đổi ra VND.

Nguyên nhân qua các năm việc phát hành công cụ nợ tăng là do tỉnh TràVinh đã có những dự án lớn mang tính khả thi và có các công trình cần vốn lớncủa Ngân hàng Thông thường muốn huy động nguồn vốn từ loại hình này lãisuất phải tương đối cao (0,85%, tuỳ theo từng thời kỳ mà có sự biến động) dẫnđến mức lợi nhuận đạt được không cao, Chi nhánh Ngân hàng Công thương TràVinh chủ yếu huy động đủ đáp ứng nhu cầu cho vay để giữ quan hệ với kháchhàng.

b Tình hình nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Qua bảng số dư nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinhtrong 3 năm 2004-2006 cho thấy nguồn vốn điều chuyển năm 2004 là 122.140triệu đồng, năm 2005 là 117.975 triệu đồng, giảm so với năm 2004 là 4.165 triệuđồng, tương đương 3,41% Nguyên nhân là do năm 2005 nguồn vốn huy động tạichỗ tăng lên nên nhu cầu vốn điều chuyển giảm xuống

Sang năm 2006, vốn điều hoà là 128.570 triệu đồng, tăng 10.595 triệu đồngso với năm 2005, tương đương 8,98% Lý do tăng là năm 2006, nguồn vốn tựhuy động không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng nên phải chuyển vốn từ Ngân hàngCông thương Việt Nam về Mức lãi suất nhận vốn điều hoà cao dẫn đến lợinhuận không cao Nhưng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tếhoạt động trong địa bàn của tỉnh, Ngân hàng buộc phải tăng nguồn vốn điềuchuyển lên Việc cho vay này đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước tuy rằng Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ cấp trênlàm cho lợi nhuận thu được chưa cao.

Trang 24

4.1.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua các chỉ tiêu:

Để biết thêm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàngCông thương Trà Vinh, ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn tạiChi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 -2006

b Vốn điều hoà/Tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sởTrung Ương như thế nào Số liệu trên bảng cho thấy tỷ lệ này giảm đều qua cácnăm, cụ thể năm 2004 là 47,16%, năm 2005 là 43,90%, sang năm 2006 giảmxuống còn 43,20% Tỷ lệ này giảm cho ta thấy Ngân hàng đã huy động vốn khátốt, sử dụng ít vốn Trung Ương để đáp ứng cho khách hàng.Với nguồn vốn điềuchuyển từ Trung Ương, Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động

Trang 25

kinh daonh vì thời hạn trả vốn ổn định và Ngân hàng có thể quay vòng tiếp theokhi vẫn cần để kinh doanh.

Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung Ương là không thểthiếu Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằngcách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình Như vậy sẽ tạo choNgân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thờivà nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụtcủa cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng.

c Vốn có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn:

Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng trongkinh doanh Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng cóthể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh.

Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ này có sự biến động trong 3 năm, cụ thể:năm 2004 là 37,26%, năm 2005 tăng lên 39,81%, sang năm 2006 lại giảm xuống38,46% Điều này cho biết tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Trà Vinh vẫn chưa thực sự ổn định Ngân hàng phải chú ý quan tâm đếntình hình nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động của mình.

d Tiền gửi doanh nghiệp/Vốn huy động:

Các Ngân hàng mở khoản mục thanh toán nhằm giúp cho việc kinhdoanh được nhanh chóng bởi việc chi trả ít tốn kém chi phí Nói chung nguồnvốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thểrút ra khi cần thiết Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nàođó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ Tỷ lệ của tiền gửi này trên vốn huy độngnăm 2004 là 29,22%, năm 2005 là 16,11%, năm 2006 là 31,93% Qua 3 năm tiềngửi doanh nghiệp/Vốn huy động có tăng lên cho thấy Ngân hàng làm ăn có hiệuquả gia tăng thêm nguồn vốn huy động của mình nhưng số tiền gửi vẫn chiếm tỷlệ thấp trong vốn huy động, việc này cũng góp phần hạn chế rủi ro cho Ngânhàng.

e Tiền gửi tiết kiệm/Vốn huy động:

Trang 26

Tỷ lệ này có sự biến đổi qua các năm như sau: năm 2004 là 64,20%, năm2005 tăng lên là 64,32%, năm 2006 giảm xuống chỉ còn 60,97% Tiền gửi tiếtkiệm rất dễ bị thu hút bởi lãi suất Trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốncho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn những Ngânhàng khác thì có thể thu hút khách hàng ở tiền gửi loại này Năm 2006, tiền gửitiết kiệm giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động so với các năm khác một phần làdo sự cạnh tranh ráo riết của các Ngân hàng thương mại cổ phần khác Vì vậyChi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh cần tăng cường đưa ra nhiều kỳ hạngửi tiền và có nhiều biện pháp thu hút hơn nữa để tăng tiền gửi tiết kiệm, chẳnghạn như có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền hay đếnsử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng…

Tóm lại, qua việc xem xét các tỷ số trên ta thấy rằng khả năng huy độngvốn của Ngân hàng tương đối cao Ngân hàng đã và đang cố gắng hơn nữa đểnâng cao tỷ trọng này lên, huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Và vì trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng cạnh tranh huy độngvốn nên việc mở rộng thêm hình thức huy động để thu hút thêm khách hàng là vôcùng cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Nhìn chung, kết quả đạt được của các hình thức huy động vốn tại Chinhánh chưa đồng bộ, Chi nhánh cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗithông qua các hình thức của mình Đa phần dân cư thích gửi tiền tiết kiệm có kỳhạn còn các thành phần kinh tế khác thì thích gửi thanh toán không kỳ hạn Thậtvậy, với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, họ ít muốn đem gửi tiềncó kỳ hạn vì rất khó rút ra bất cứ lúc nào khi cần sử dụng Ngược lại đối với dâncư thì họ lại thích gửi tiền có kỳ hạn là do lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn,hơn nữa đó là số tiền nhàn rỗi họ không có nhu cầu sử dụng cấp thiết như cácđơn vị sản xuất kinh doanh.

Khả năng huy động vốn của Ngân hàng khá cao tạo ra thế chủ độngtrong hoạt động kinh doanh khi cần thiết và tạo ra tính tự chủ ngày càng caotrong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

4.2 Phân tích tình hình cho vay:

Trang 27

4.2.1 Khái quát chung tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Trà Vinh:

Nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ai cũng biết rằng đó là hoạtđộng mà Ngân hàng bỏ tiền ra cho khách hàng vay nhằm đáp ứng kịp thời nhucầu vốn cho sản xuất kinh doanh hay cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng Đểhoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của nó, Chinhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh luôn chú trọng thực hiện đúng đườnglối, chủ trương và các chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đề ra Việc phân tích tíndụng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá năng hoạt động của mình theo những nhu cầungày càng cao của xã hội Ngoài ra, nó còn giúp Ngân hàng tìm ra những giảipháp để khắc phục kịp thời những mặt còn tồn tại nhằm làm cho hoạt động củaNgân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Bảng 3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngCông thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006

Đơn vị tính: triệu đồng

So sánh2005/2004

So sánh2006/2005

( Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân)

Kết quả ở bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngCông thương Trà Vinh trong những năm qua ngày càng có những bước phát triểnđáng kể: doanh số cho vay ngày càng tăng, nợ quá hạn ngày càng giảm.

Năm 2004, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền tỉnh, Ngân hàngđã tranh thủ kịp thời nguồn vốn từ Ngân hàng Trung Ương kết hợp với nguồnvốn huy động được để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế, trước nhấtlà để khắc phục những khó khăn, sau đó là giúp các đơn vị sản xuất kinh doanhổn định lại cơ sở sản xuất và mở rộng hoạt động của mình Tổng doanh số cho

Trang 28

Sang năm 2005, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tuy có thuận lợi nhưngcũng gặp không ít khó khăn Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp như: triềucường, nắng hạn kéo dài… làm chi phí sản xuất tăng lên Bên cạnh đó, cuộckhủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực cũng gây nhiềuảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài của tỉnh Tuy nhiên,nhìn tổng quan nền kinh tế địa phương năm 2005 vẫn tiếp tục tăng trưởng nhất làngành thuỷ sản và kinh tế nông – lâm nghiệp Tổng doanh số cho vay của Ngânhàng trong năm tiếp tục được mở rộng, đạt 353.461 triệu đồng, tăng so với năm2004 là 10.161 triệu đồng, tương đương 3%.

Năm 2006, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là 434.145 triệu đồng,tăng 80.684 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 22,8%.Doanh số cho vaytrong năm 2006 tăng cao là do các khách hàng của Ngân hàng hoạt động ngàycàng hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng như:cho vay các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: cácđơn vị thu mua, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, đơn vị sản xuất than hoạt tính,dược phẩm… Ngoài ra Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay các công ty xây lắp, xâydựng công trình Ngoài việc mở rộng doanh số cho vay trên địa bàn thị xã, Ngânhàng còn cho vay vốn xuống các huyện như Trà Cú, Châu Thành, Càng Long,Duyên Hải…Tuy doanh số chưa cao nhưng điều đó cho thấy Ngân hàng đã gópphần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.

Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do việc áp dụng các chínhsách khuyến khích khách hàng vay vốn đầu tư bằng cách cắt giảm lãi suất củaNgân hàng Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư phát triển của tỉnh vẫn còn nhiềuvà hiện nay với các hành lang pháp lý thông thoáng hơn, chính sách khuyếnkhích đầu tư mới… thì đồng vốn Ngân hàng đang trở nên cần thiết đối với doanhnghiệp.

Bên cạnh việc cho vay, công tác thu nợ là một việc vô cùng quan trọng, nóbảo đảm cho tính luân chuyển đồng vốn của Ngân hàng Thu nợ còn là một nghệthuật, nó đòi hỏi trình độ, bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm của người cán bộ tíndụng Đó là sự kết hợp giữa tính sáng tạo khéo léo và nghiệp vụ chuyên môn củacán bộ tín dụng Thực tế 3 năm qua cho thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh cótiến triển khả quan Năm 2004, doanh số thu nợ tại Chi nhánh là 383.822 triệu

Trang 29

đồng Năm 2005 là 344.446 triệu đồng, giảm 39.376 triệu đồng so với năm 2004,tương đương giảm 10,3% Việc giảm này là do công tác thu nợ chưa thực hiệntốt Sang năm 2006, doanh số thu nợ tăng lên đến 407.131 triệu đồng, tăng về sốtuyệt đối là 62.685 triệu đồng, tương đương 18,2% so với năm 2005.

Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm Năm 2004, tổng nợ quá hạn là19.472 triệu đồng Năm 2005 là 14.768 triệu đồng, giảm 4.704 triệu đồng, tươngđương 24,2% so với năm 2004 Sang năm 2006, nợ quá hạn chỉ còn 10.179 triệuđồng, giảm 4.589 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 31,07% Điều nàychứng tỏ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngày càng đượcnâng cao và đồng vốn Ngân hàng đã thực sự mang lại hiệu quả cho khách hàng.

Một tín hiệu lạc quan khác là mức dư nợ bình quân của Ngân hàng mỗi nămmỗi tăng Cụ thể, năm 2004 dư nợ bình quân là 235.943 triệu đồng, năm 2005 là244.358 triệu đồng, tăng 8.415 triệu đồng, tương đương 3,6% so với năm 2004.Sang năm 2006, mức dư nợ bình quân đạt 268.232 triệu đồng, tăng 23.874 triệuđồng so với năm 2005, tương đương 9,8% Đây là cơ sở quan trọng để Ngânhàng mở rộng hơn nữa đối tượng xét duyệt cho vay vốn, ngày càng hoàn thiện tốthơn vai trò, chức năng của mình thúc đẩy nền kinh tế Trà Vinh phát triển.

4.2.2 Phân tích về doanh số cho vay:

Hình 3: Doanh số cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinhqua 3 năm 2004 – 2006

Doanh số cho vay

343300 353461

Năm 2004Năm 2005Năm 2006 Năm

Trang 30

kinh tế - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn đã ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh Song trướcyêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của ngành, được sự chỉ đạo tích cực củaBan lãnh đạo Ngân hàng Công thương Trà Vinh và dựa trên định hướng pháttriển của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chi nhánhNgân hàng Công thương Trà Vinh đã chủ động khắc phục có hiệu quả những khókhăn về các vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh để ổn định và phát triển vữngchắc, nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

a Phân tích doanh số cho vay theo thời gian:

Tình hình cho vay theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương

Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 thể hiện qua bảng sau: ( xem bảng 4 trang sau )

Qua bảng trên ta thấy doanh số tăng lên qua các năm: năm 2005 tăng 3%so với năm 2004, đặc biệt năm 2006 tăng 22,8% so với năm 2005 Điều này chothấy hoạt động cho vay của Ngân hàng phát triển mạnh.

Nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng nhưng chủ yếu là cho vay ngắnhạn Từ bảng số liệu tổng quát về tình hình cho vay theo thời gian, ta có thể thấyrõ là doanh số cho vay của Ngân hàng đối với tín dụng ngắn hạn qua các nămđều cao hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn Năm 2004, doanh số cho vayngắn hạn đạt 295.913 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,2%, còn doanh số cho vaytrung và dài hạn chỉ có 47.387 triệu đồng, chiếm 13,8% tổng doanh số cho vay.

Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong năm là do tỉnh TràVinh là một tỉnh thuần nông, là vùng nông thôn, công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp chưa phát triển mạnh, đa số người dân sống bằng nghề chăn nuôi và trồngtrọt, ngoài ra tình hình giá cả nông sản luôn biến động, chưa có chiều hướng tíchcực nên số khách hàng đi vay phục vụ sản xuất có tính chất thời vụ khá đông.

Trang 31

Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:45

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Số dư nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 1.

Số dư nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 3.

Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Kết quả ở bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh trong những năm qua ngày càng có những bước phát triển  đáng kể: doanh số cho vay ngày càng tăng, nợ quá hạn ngày càng giảm. - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

t.

quả ở bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh trong những năm qua ngày càng có những bước phát triển đáng kể: doanh số cho vay ngày càng tăng, nợ quá hạn ngày càng giảm Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 4.

Doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 5.

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà vinh qua 3 năm 2004 – 2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 6.

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà vinh qua 3 năm 2004 – 2006 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 7: Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 7.

Tình hình thu nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 8.

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 9.

Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng10: Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 10.

Tình hình dư nợ theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 11.

Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 12: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 12.

Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 13.

Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 14.

Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 15.

Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc

Bảng 16.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006 Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan