Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 76 - 78)

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH

5.2.1. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

Từ những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2004-2006, tuy rằng nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng khách quan của môi trường nhưng Ngân hàng không thể đổ lỗi hoàn toàn do hoàn cảnh mà yếu tố quyết định vẫn chính là từ phía Ngân hàng. Để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro khách quan và để nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác thu hồi nợ, Chi nhánh cần chú ý một số vấn đề sau:

- Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp chính quyền trước nhất là các cơ quan chức năng tại địa phương của khách hàng vay vốn, sau đó là các cơ quan luật pháp cấp cao để phối hợp xử lý kịp thời khi có rủi ro tín dụng xảy

ra. Việc phối hợp với chính quyền địa phương còn tạo điều kiện để Ngân hàng có thể thu thập những thông tin về quá trình sử dụng vốn của khách hàng, giúp Ngân hàng có thể phân tích và dự đoán, ngăn chặn rủi ro trước khi nó xảy ra để mang lại tính hiệu quả cho cả khách hàng và Ngân hàng.

- Chi nhánh cần tăng cường thu thập các thông tin về khách hàng:

Cùng với quá trình đổi mới của doanh nghiệp, ngành Ngân hàng đang từng bước chuyển đổi về mọi mặt từ phương pháp tư duy trong hoạch định chính sách đến phương pháp điều hành để phù hợp với cơ chế thị trường hoạt động đầy rủi ro. Vì thế một khách hàng vay vốn ở nhiều Ngân hàng khác nhau gây ra những khó khăn khó lường trước. Do đó để giải quyết hiện tượng này một cách tốt đẹp và tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, Chi nhánh cần phải có những biện pháp thu thập thông tin để đánh giá khách hàng một cách toàn diện. Đây là một việc làm cần thiết để hạn chế rủi ro khi Ngân hàng giải quyết cho vay.

- Trong quá trình thẩm định cho vay, ngoài những thông tin và thủ tục theo đúng quy định của nguyên tắc cho vay, các cán bộ tín dụng cần thu thập thêm các thông tin bên ngoài để có thể hiểu thêm về khách hàng. Trong khio thu thập thông tin, các cán bộ tín dụng cần tạo mối quan hệ vui vẻ, thân mật, tránh hình sự hóa vấn đề. Khi gặp những tình huống khó giải quyết, cán bộ tín dụng cần xin ý kiến cấp trên để xử lý, không vì tình cảm riêng hay thiên vị sẽ dẫn đến rủi ro và ảnh hưởng đến danh tiếng của Ngân hàng.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soat cho vay phải được thực hiệ từ khâu bắt đầu cho đến khi thu nợ gốc và lãi. Cần tập trung kiểm tra, khảo sát ở các khâu:

+ Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi phát tiền vay.

+ Kiểm tra trong quá trình sử dụng tiền vay, khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không.

+ Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời hạn tiêu thụ và thanh toán sản phẩm để đôn đốc thu nợ và thu lãi.

- Trong công tác thu nợ: các cán bộ tín dụng cần nhắc nhở và thông báo cho khách hàng về số tiền lãi, số nợ gốc và kỳ hạn nợ. Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng chủ động đến Ngân hàng để trả nợ, như vậy sẽ ít tốn chi phí hơn

cho Ngân hàng. Trường hợp gặp phải rủi ro trong quá trình thu nợ, cán bộ tín dụng cần phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng để xử lý. Trường hợp có thể xét gia hạn nợ cho khách hàng thì cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng hạn chế đến mức tối thiểu thời gian gia hạn nợ và phải thực hiện cam kết bằng văn bản để làm căn cứ xử lý nếu khách hàng vi phạm cam kết.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w