Phân tích tình hình cho vay theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 33 - 37)

Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh được thể hiện qua bảng sau: (xem bảng 5 trang sau)

Bảng 5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh nghiệp Nhà nước 102.590 29,9 24.213 6,9 6.659 1,5 -78.377 -76,4 -17.554 -72,5

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

126.673 36,9 178.909 50,6 261.454 60,2 52.236 41,2 82.545 46,1

Cá thể 114.037 33,2 150.339 42,5 166.032 38,3 36.302 31,8 15.693 10,4

Thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh là một cách phân loại cơ bản để phản ánh nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.Thành phần kinh tế quốc doanh tập trung hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty liên doanh, công ty quốc doanh … được sự hỗ trợ và hoạt động theo chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Ngược lại, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu hoạt động bằng vốn riêng của mình, thường bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã… hoạt động trên các lĩnh vực như: giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ, y tế, lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản… Thực hiện vai trò đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho nền kinh tế, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh đã mở rộng hoạt động cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cho vay doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể.

* Doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay qua các năm và có chiều hướng giảm mạnh. Năm 2004, doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 102.590 triệu đồng, chiếm 29,9% doanh số cho vay. Năm 2005 là 24.213 triệu đồng, giảm 78.377 triệu đồng, tương đương 76,4% so với năm 2004. Sang năm 2006, doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn 6.659 triệu đồng, giảm 17.554 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 72,5%.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, số doanh nghiệp Nhà nước ngày càng giảm đi. Thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh Trà Vinh cho thấy: mặc dù các doanh nghiệp này đã được Nhà nước bổ sung vốn hoặc tự bổ sung nhưng nhìn chung nguồn vốn vẫn còn nhỏ so với nguồn vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn vay của Ngân hàng thường chiếm từ 80-90% vốn lưu động và 70- 80% tài sản của doanh nghiệp. Do đó, năng lực tài chính, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước thấp, cộng với yếu tố thị trường luôn biến động, khả năng rủi ro trong kinh doanh đã phần nào ảnh hưởng đến việc Chi nhánh giảm vốn đầu tư đối với các loại hình doanh nghiệp này.

Doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2004 là 126.673 triệu đồng. Năm 2005 là 178.909 triệu đồng, tăng 52.236 triệu đồng, tương đương 41,2% so với năm 2004. Sang năm 2006, doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng đạt con số 261.454 triệu đồng, tăng 82.545 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 46,1%.

Đối với các công ty cổ phần hoạt động kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, các doanh nghiệp tư nhân thì chủ yếu sản xuất vật tư xây dựng, khi họ có nhu cầu về vốn thì Chi nhánh cũng kịp thời đáp ứng.

Do chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chủ động bỏ vốn ra và vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp tư nhân hoạt động ngày càng nhiều, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như: giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ, chế biến thuỷ hải sản, xây dựng… Vì vậy tốc độ tăng trưởng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân …) cũng có chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Đây là nguồn tiềm năng dồi dào cần phải được khuyến khích để phát triển nền kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. đối với thành phần kinh tế này, do hoạt động đa dạng, khó kiểm soát nên chứa đựng không ít những rủi ro. Chính vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh một mặt phải vận động khả năng khai thác, mặt khác cần phải có biện pháp để tăng cường giám sát việc thực hiện các quy ước trong hợp đồng tín dụng.

* Doanh số cho vay cá thể:

Các cá thể chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh thường cho vay theo món nhỏ. Trong những năm gần đây, do địa bàn hoạt động của Chi nhánh được mở rộng xuống các huyện thị nên doanh số cho vay biến động theo hướng tăng lên.

Năm 2004, doanh số cho vay cá thể đạt 114.037 triệu đồng. Năm 2005 là 150.339 triệu đồng, tăng 36.302 triệu đồng, tương đương 31,8% so với năm 2004. Sang năm 2006, doanh số cho vay cá thể tăng lên 166.032 triệu đồng, tăng 15.693 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 10,4%.

Qua phân tích trên cho thấy doanh số cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh tập trung nhiều vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh và liên

tục được mở rộng. Với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, việc chú trọng đầu tư và phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ góp phần khai thác và thúc đẩy các tiềm năng kinh tế của tỉnh mà nó còn là cơ sở để nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế này. Do vậy Chi nhánh cần phải chú trọng các biện pháp để mở rộng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay lên mức cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 33 - 37)