Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm như sau:
Bảng 12: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Công nghiệp + xây dựng 18.360 7,82 21.223 8,70 24.543 9,00 2.863 15,60 3.320 15,64
Thuỷ sản 38.524 7,90 13.950 5,70 11.250 4,20 -4.574 -24,70 -2.700 -19,35
Thương mại - dịch vụ 161.774 68,92 166.630 68,40 184.307 68,10 4.856 3,00 17.677 10,60
Nông nghiệp 26.850 11,44 24.971 10,25 29.728 11,00 -1.879 7,00 4.757 19,05
Các ngành khác 9.192 3,92 16.941 6,95 20.901 7,70 7.749 84,30 3.960 23,38
Dư nợ cho vay 234.700 100,00 243.715 100,00 270.729 100,00 9.015 3,84 27.014 11,08
Việc cho vay các ngành nghề kinh doanh trên địa bàn thị xã - địa bàn hoạt động của Chi nhánh đã từng bước được mở rộng đến từng khu vực, vùng kinh tế tập trung của huyện, thị trấn. Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp… góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
* Dư nợ cho vay đối với ngành thương mại - dịch vụ:
Qua bảng số liệu trên ta thấy Chi nhánh tăng tỷ trọng cho vay đối với ngành thương mại - dịch vụ. Ngành này chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Năm 2004, dư nợ ngành này là 161.774 triệu đồng, chiếm 68,92% tổng dư nợ. Năm 2005 là 166.630 triệu đồng, tăng 4.856 triệu đồng, tương đương 3% so với năm 2004. Đến năm 2006, dư nợ tiếp tục tăng đạt 184.307 triệu đồng, tăng 17.677 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 10,6%. Điều này là do ngành đã từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
* Dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dựng:
Nhìn chung dư nợ ngành công nghiệp và xây dựng cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2004, dư nợ ngành này là 18.360 triệu đồng, năm 2005 là 21.223 triệu đồng, tăng 2.863 triệu đồng, tương đương 15,6% so với năm 2004. Sang năm 2006, dư nợ lại tăng lên 24.543 triệu đồng, tăng 3.320 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 15,64%. Tuy dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng chưa cao nhưng sự tăng nhanh của dư nợ cho thấy Chi nhánh đã kịp thời chú trọng đầu tư vào ngành kinh tế này.
* Dư nợ cho vay ngành thủy sản:
Dư nợ cho vay ngành thủy sản giảm mạnh qua các năm: năm 2004 là 18.524 triệu đồng, năm 2005 là 13.950 triệu đồng, giảm 4.574 triệu đồng, tương đương giảm 24,7% so với năm 2004. Bước sang năm 2006, dư nợ tiếp tục giảm chỉ còn 11.250 triệu đồng, giảm 2.700 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 19,35%. Dư nợ cho vay ngành này giảm là do sự sụt giảm của doanh số cho vay. Lý do doanh số cho vay giảm là Ngân hàng muốn hạn chế gặp phải rủi ro trong ngành thủy sản.Chi nhánh cần phải quan tâm đến ngành nghề là thế mạnh của tỉnh nhằm kích thích ngành này phát triển, tạo nguồn vốn cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
* Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp:
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay trên lĩnh vực nông nghiệp có sự biến động nhẹ, cụ thể như sau: năm 2004 là 26.850 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,44% tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ ngành này giảm xuống 24.971 triệu đồng, giảm 1.879 triệu đồng, tương đương 7% so với năm 2004. Sang năm 2006, dư nợ ngành này tăng lên đạt 29.728 triệu đồng, tăng 4.757 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 19,05%. Tuy dư nợ cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ đầu tư do cho vay nông nghiệp không là chức năng chính của Chi nhánh nhưng Chi nhánh đã cố gắng mở rộng doanh số cho vay đối với ngành này.
* Dư nợ cho vay đối với các ngành khác:
Dư nợ cho vay các ngành khác có xu hướng tăng về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2004, dư nợ cho vay các ngành khác là 9.192 triệu đồng, chiếm 3,92% tổng dư nợ. Năm 2005 là 16.941 triệu đồng, tăng 7.749 triệu đồng, tương đương 84,3% so với năm 2004. Đến năm 2006, dư nợ lại tiếp tục tăng lên 20.901 triệu đồng, tăng 3.960 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 23,38%.Mặc dù sự đầu tư vào các ngành nghề khác như giao thông vận tải, y tế… chỉ mang tính chất là mở rộng hoạt động tín dụng nhưng nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Mức dư nợ tăng lên là một kết quả rất đáng khích lệ trong công tác mở rộng tín dụng.
Qua phân tích tình hình dư nợ ta thấy Chi nhánh đã có một sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng của mình. Trong từng loại hình tín dụng đều thể hiện rất rõ sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư và dư nợ cho vay qua 3 năm liên tục tăng lên là dấu hiệu khả quan về sự tăng trưởng của Ngân hàng. Tuy nhiên dư nợ cuối kỳ thường bao hàm trong đó một lượng nợ quá hạn mà bản chất của nợ quá hạn thường mang lại cho Ngân hàng sự rủi ro. Do đó để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả đòi hỏi Chi nhánh phải mở rộng doanh số cho vay để gia tăng dư nợ. Trong điều kiện hiện nay tuy nền kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh đã thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư rõ rệt nhưng các giải pháp thực hiện vẫn còn rất nhiều vướng mắc và chưa được thực hiện đồng bộ. Các dự án đầu tư phần lớn chưa xác định được tính hiệu quả gây nên nhiều khó khăn cho cả Ngân hàng trong việc đầu tư vốn và cho cả khách hàng trong việc sử dụng vốn. Đây là một vấn đề quan trọng mà nó đòi hỏi phải có sự xem xét, hỗ trợ của tất cả các ngành để giúp Ngân hàng lựa chọn
được một cơ cấu đầu tư vốn tín dụng hiệu quả hơn. Đối với Ngân hàng, sự đầu tư tín dụng phải đúng hướng, phải nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng và phải hạn chế được rủi ro.
4.2.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh:
Nói đến hoạt động tín dụng bao giờ người ta cũng đề cập đến tình hình nợ quá hạn. Đây là dạng nợ cần phải hạn chế đến mức thấp nhất. Khoản nợ này phát sinh cao hay thấp là phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ lúc khách hàng xin vay đến khi thu hồi nợ. Phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho thấy thực tế về số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặc khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu hồi nợ gốc đã khó, khả năng thu lãi còn khó hơn. Trong đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, mục tiêu đặt ra của Chi nhánh đã được xác định là trong quá trình mở rộng đầu tư trước tiên phải giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.