Tiền gửi tiết kiệm/Vốn huy động:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 25 - 30)

Tỷ lệ này có sự biến đổi qua các năm như sau: năm 2004 là 64,20%, năm 2005 tăng lên là 64,32%, năm 2006 giảm xuống chỉ còn 60,97%. Tiền gửi tiết

kiệm rất dễ bị thu hút bởi lãi suất. Trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn những Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng ở tiền gửi loại này. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động so với các năm khác một phần là do sự cạnh tranh ráo riết của các Ngân hàng thương mại cổ phần khác. Vì vậy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh cần tăng cường đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền và có nhiều biện pháp thu hút hơn nữa để tăng tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền hay đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng…

Tóm lại, qua việc xem xét các tỷ số trên ta thấy rằng khả năng huy động vốn của Ngân hàng tương đối cao. Ngân hàng đã và đang cố gắng hơn nữa để nâng cao tỷ trọng này lên, huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và vì trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng cạnh tranh huy động vốn nên việc mở rộng thêm hình thức huy động để thu hút thêm khách hàng là vô cùng cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Nhìn chung, kết quả đạt được của các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh chưa đồng bộ, Chi nhánh cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn còn các thành phần kinh tế khác thì thích gửi thanh toán không kỳ hạn. Thật vậy, với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, họ ít muốn đem gửi tiền có kỳ hạn vì rất khó rút ra bất cứ lúc nào khi cần sử dụng. Ngược lại đối với dân cư thì họ lại thích gửi tiền có kỳ hạn là do lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa đó là số tiền nhàn rỗi họ không có nhu cầu sử dụng cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Khả năng huy động vốn của Ngân hàng khá cao tạo ra thế chủ động trong hoạt động kinh doanh khi cần thiết và tạo ra tính tự chủ ngày càng cao trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

4.2. Phân tích tình hình cho vay:

4.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh: thương Trà Vinh:

Nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ai cũng biết rằng đó là hoạt động mà Ngân hàng bỏ tiền ra cho khách hàng vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hay cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của nó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh luôn chú trọng thực hiện đúng đường lối, chủ trương và các chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đề ra. Việc phân tích tín dụng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá năng hoạt động của mình theo những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, nó còn giúp Ngân hàng tìm ra những giải pháp để khắc phục kịp thời những mặt còn tồn tại nhằm làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Bảng 3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 343.300 353.461 434.145 10.161 3,00 80.684 22,8

Doanh số thu nợ 383.822 344.446 407.131 -39.376 -10,30 62.685 18,2

Dư nợ 234.700 243.715 270.729 9.015 3,84 27.014 11,1

Dư nợ bình quân 235.943 244.358 268.232 8.415 3,60 23.874 9,8

Nợ quá hạn 19.472 14.768 10.179 -4.704 -24,20 -4.589 -31,1

( Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân)

Kết quả ở bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh trong những năm qua ngày càng có những bước phát triển đáng kể: doanh số cho vay ngày càng tăng, nợ quá hạn ngày càng giảm.

Năm 2004, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền tỉnh, Ngân hàng đã tranh thủ kịp thời nguồn vốn từ Ngân hàng Trung Ương kết hợp với nguồn vốn huy động được để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế, trước nhất là để khắc phục những khó khăn, sau đó là giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định lại cơ sở sản xuất và mở rộng hoạt động của mình. Tổng doanh số cho vay năm 2004 là 343.300 triệu đồng.

Sang năm 2005, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tuy có thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp như: triều cường,

nắng hạn kéo dài… làm chi phí sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực cũng gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn tổng quan nền kinh tế địa phương năm 2005 vẫn tiếp tục tăng trưởng nhất là ngành thuỷ sản và kinh tế nông – lâm nghiệp. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong năm tiếp tục được mở rộng, đạt 353.461 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 10.161 triệu đồng, tương đương 3%.

Năm 2006, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là 434.145 triệu đồng, tăng 80.684 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 22,8%.Doanh số cho vay trong năm 2006 tăng cao là do các khách hàng của Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng như: cho vay các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: các đơn vị thu mua, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, đơn vị sản xuất than hoạt tính, dược phẩm… Ngoài ra Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay các công ty xây lắp, xây dựng công trình. Ngoài việc mở rộng doanh số cho vay trên địa bàn thị xã, Ngân hàng còn cho vay vốn xuống các huyện như Trà Cú, Châu Thành, Càng Long, Duyên Hải…Tuy doanh số chưa cao nhưng điều đó cho thấy Ngân hàng đã góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.

Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do việc áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn đầu tư bằng cách cắt giảm lãi suất của Ngân hàng. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư phát triển của tỉnh vẫn còn nhiều và hiện nay với các hành lang pháp lý thông thoáng hơn, chính sách khuyến khích đầu tư mới… thì đồng vốn Ngân hàng đang trở nên cần thiết đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh việc cho vay, công tác thu nợ là một việc vô cùng quan trọng, nó bảo đảm cho tính luân chuyển đồng vốn của Ngân hàng. Thu nợ còn là một nghệ thuật, nó đòi hỏi trình độ, bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng. Đó là sự kết hợp giữa tính sáng tạo khéo léo và nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Thực tế 3 năm qua cho thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh có tiến triển khả quan. Năm 2004, doanh số thu nợ tại Chi nhánh là 383.822 triệu đồng. Năm 2005 là 344.446 triệu đồng, giảm 39.376 triệu đồng so với năm 2004, tương đương giảm 10,3%. Việc giảm này là do công tác thu nợ chưa thực hiện tốt.

Sang năm 2006, doanh số thu nợ tăng lên đến 407.131 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 62.685 triệu đồng, tương đương 18,2% so với năm 2005.

Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2004, tổng nợ quá hạn là 19.472 triệu đồng. Năm 2005 là 14.768 triệu đồng, giảm 4.704 triệu đồng, tương đương 24,2% so với năm 2004. Sang năm 2006, nợ quá hạn chỉ còn 10.179 triệu đồng, giảm 4.589 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 31,07%. Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao và đồng vốn Ngân hàng đã thực sự mang lại hiệu quả cho khách hàng.

Một tín hiệu lạc quan khác là mức dư nợ bình quân của Ngân hàng mỗi năm mỗi tăng. Cụ thể, năm 2004 dư nợ bình quân là 235.943 triệu đồng, năm 2005 là 244.358 triệu đồng, tăng 8.415 triệu đồng, tương đương 3,6% so với năm 2004. Sang năm 2006, mức dư nợ bình quân đạt 268.232 triệu đồng, tăng 23.874 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 9,8%. Đây là cơ sở quan trọng để Ngân hàng mở rộng hơn nữa đối tượng xét duyệt cho vay vốn, ngày càng hoàn thiện tốt hơn vai trò, chức năng của mình thúc đẩy nền kinh tế Trà Vinh phát triển.

4.2.2. Phân tích về doanh số cho vay:

Hình 3: Doanh số cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006

Năm 2006, nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tiếp tục tăng trưởng nhưng tình hình kinh tế - xã hội cũng nảy sinh những khó khăn mới, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong vùng, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tồn kho ứ đọng, tiêu thụ chậm. Một số doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu quản lý nên việc kinh doanh bị thua lỗ và lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Trong khi đó, hoạt động Ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh. Song trước yêu cầu,

nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của ngành, được sự chỉ đạo tích cực của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Trà Vinh và dựa trên định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh đã chủ động khắc phục có hiệu quả những khó khăn về các vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh để ổn định và phát triển vững chắc, nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w