1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vai trò của đại lý giao nhận trong vận tải hàng hóa hàng không

23 967 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Vân tải hàng hóa hàng không giữ vai trò quan trọng và có liên quan mật thiết tới sự phát triển kinh tế toàn cầu bởi vì sự tiện dụng và an toàn của việc sử dụng phương thức vận tải bằng đ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Khái niệm và vị trí của đại lý giao nhận trong chuỗi cung ứng: 4

1.1 Định nghĩa đại lí giao nhận 4

1.2 Vị trí của đại lí giao nhận trong chuỗi vận chuyển hàng hóa hàng không 5

2 Vai trò của đại lý giao nhận với người gửi hàng: 6

3 Vai trò của đại lý giao nhận đối với hãng hàng không: 10

4 Vai trò của đại lý giao nhận đối với người nhận hàng: 11

5 Ví dụ về vai trò của đại lý giao nhận: 13

6 Sự thay đổi trong vai trò của đại lý giao nhận trước và nay và trong tương lai: 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 24

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, trong đó chú trọng đến phát triển ngoại thương Ngoại thương của Việt Nam càng phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khác trong đó có sự phát triển của ngành giao nhận

Có nhiều hình thức giao nhận như sử dụng phương thức vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt,… nhưng đặc biệt hơn, đường hàng không nắm giữ một vị trí quan trọng và không thể thiếu bởi việc nó có thể vận chuyển với thời gian

nhanh, an toàn cao,… nhưng lại đem đến một nguồn lợi nhuận khổng lồ

Vân tải hàng hóa hàng không giữ vai trò quan trọng và có liên quan mật thiết tới sự phát triển kinh tế toàn cầu bởi vì sự tiện dụng và an toàn của việc sử dụng phương thức vận tải bằng đường hàng không.Nhưng để cấu thành một chuỗi vận chuyển hàng hóa của quá trình vận tải hàng hóa hàng không thì cần nhiều yếu tố như hãng hàng không, người gửi hàng, người gom hàng,… trong đó quan trọng và đóng vai trò then chốt chính là các đại lí giao nhận hàng hóa hàng không

Nhận thấy tầm quan trọng, vai trò to lớn của đại lý giao nhận trong hoạt động vận tải ,nhóm 9 sẽ làm rõ hơn vai trò của đại lý giao nhận hàng hóa hàng không để

có thể hiểu và nắm bắt rõ về sự tiện dụng và lợi ích của đại lí giao nhận

Trang 3

1 Khái niệm và vị trí của đại lý giao nhận trong chuỗi cung ứng:

1.1 Định nghĩa đại lí giao nhận

Đại lý giao nhận là người trung gian giữa người có hàng, người nhận hàng (hàng xuất nhập khẩu) với người vận chuyển Đại lý giao nhận tổ chức thu gom hàng hoá (đối với hàng xuất khẩu) hoặc phân phối chia lẻ hàng hoá thu gom từ nước ngoài gửi đến (đối với hàng nhập) sau đó lo liệu cho việc vận chuyển Đối với khách hàng thì đại lý giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở nhưng đối với hãng tàu thì đại giao nhận đóng vai trò là khách hàng

Các công ty giao nhận hàng hóa khi kí kết được Hợp đồng với các Hãng hàng không thì được gọi là đại lí giao nhận

Trang 4

1.2 Vị trí của đại lí giao nhận trong chuỗi vận chuyển hàng hóa hàng không

Luồng thông tin Luồng hàng

Chuỗi vận chuyển hàng hóa hàng không

Đại lí giao nhận giữ vai trò khá quan trọng trong chuỗi giao nhận hàng hóa

hàng không Đại lí giao nhận giữ vai trò trung gian giữa người gửi hàng và người

nhận hàng thông qua kí kết hợp đồng với các hãng hàng không, đại lí giao nhận sẽ

đem hàng hóa của người gửi hàng thông qua công ty xe tải rồi vận chuyển đến các

hãng hàng không, sau đó đại lí giao nhận sẽ nhận hàng đã được vận chuyển đến từ

các hãng hàng không rồi thông qua công ty xe tải để chuyển hàng hóa đến cho

người nhận

Ngoài ra đại lí giao nhận còn chuẩn bị tất cả các tài liệu nhập khẩu bắt buộc và

sắp xếp thông quan cho hàng hóa, bố trí các hàng hóa nhập khẩu sẽ được gửi đến

nơi, bao gồm cả việc chuẩn bị giấy tờ trong trái phiếu hoặc biên giới qua tài liệu

hướng dẫn nếu cần thiết

Qua đây có thể thấy được rằng trong quá trình hàng hóa được chuyển từ người

gửi hàng đến người nhận hàng thì đại lí giao nhận giữ một vị trí thiết yếu và không

CÔNG TY GIAO NHẬN

HÃNG HK

Công ty xe tải ĐL giao nhận

Trang 5

thể nào không có sự tham gia của đại lí giao nhận được Nhờ có đại lí giao nhận

mà quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều

2 Vai trò của đại lý giao nhận với người gửi hàng:

Quyền hạn của người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, đại lý giao nhận có quyền :

-Tự do lựa chọn người ký hợp đồng và tuỳ ý quyết định sử dụng những phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường

-Cần giữ hàng hoá để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách hàng

nợ

Mặc dù người giao nhận có các quyền của người đại lý đối với chủ của mình, nhưng quyền này không thực sự đủ để bảo vệ cho họ trong thực tế giao nhận hiện đại ngày nay Vì lý do đó tốt hơn hết là đại lý giao nhận nên giao dịch theo những đIều kiện và điều khoản đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của các hiệp hội giao nhận quốc gia

Vai trò của đại lý giao nhận với người gửi hàng :

Theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, đại lý giao nhận:

• Là cầu nối giữa người gửi hàng(người nhận hàng) với các hãng hàng

không cũng như hoạt động vận chuyển hàng hóa hàng không

• Đại lý giao nhận làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu bay,tìm kiếm nhà

vận chuyển , ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phânphối hàng hoá cho người gửi hàng

• Giúp cho người gửi hàng giảm thời gian, chi phí đi lại , chi phí nhân công

, chi phí cơ hội , hơn khi trực tiếp gửi hàng

• Giúp thực hiện sự uỷ thác của người gửi với một sự quan tâm hợp lý

nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi

• Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của

người gửi

• Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

và lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc

• Ðặt/ thuê địa điểm để đóng gói hàng theo yêu cầu của người vận tải

Trang 6

• Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như:giấy chứng nhận hàng của

người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận … Đại lý giao nhận sẽ cấp cho người gửi hàng giấy chứng nhận đã nhận hàng của đại lý giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt) Ðây là sự thừa nhận chính thức của Đại lý giao nhận là họ đã nhận hàng

FCR gồm những nội dung chính sau:Tên, địa chỉ của người uỷ thác; Tên, địa chỉ của người nhận hàng; Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá; Số lượng kiện và cách đóng gói; Tên hàng; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Nơi và ngày phát hành giấy

chứng nhận

Đại lý giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của đại lý giao nhận

(FTC-forwarder’s certifficate of transport), nếu đại lý giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích

Nội dung chính của FTC gồm:Tên địa chỉ của người uỷ thác; tên và địa chỉ của người nhận hàng; Ðịa chỉ thông báo; Phương tiện vận chuyển; Từ/qua; Nơi hàng đến; Tên hàng; Ký mã và số hiệu hàng hoá; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Bảo

hiểm;Cước phí và kinh phí trả cho; Nơi và ngày phát hành chứng từ

Đại lý giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người gửi hàng

(FWR-forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của đại lý giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không

FWR gồm những nội dung chính sau:Tên và người cung cấp hàng; Tên người gửi vào kho; Tên thủ kho; Tên kho; Phương tiện vận tải; Tên hàng;Trọng lượng cả bì; Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; Mã và số hiệu hàng hoá; Số hiệu và bao bì; Bảo hiểm; Nơi và ngày phát hành FWR

• Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩucũng như

ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết cho người gửi hàng

• Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến

• Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần

Trang 7

• Cân đo hàng hoá

• Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng

• Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở

• Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có)

• Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước

• Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng

• Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần)

• Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài

• Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có

• Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá (nếu có)

• Đại lý giao nhận phải chịu trách nhiệm đền bù đối với người gửi hàng những lỗi lầm về nghiệp vụ: người giao nhận hoặc người làm công của đại lý có thể có lỗi lầm hoặc sơ suất không phải do cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chính cho người gửi của mình

Ví dụ :

 Giao hàng trái với chỉ dẫn: giao hàng không đúng như chỉ dẫn của người gửi

 Quên mua bảo hiểm bảo hiểm mà người gửi đã có chỉ thị mua

 Sai sót khi làm thủ tục hải quan gây nên chậm trễ về khai hải quan hặc gây tổn thất cho khách hàng

 Gửi hàng sai địa chỉ: chuyển hàng đến sai địa điểm

 Tái xuất hàng mà không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế gây thiệt hại cho người gửi, không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho người nhận hàng về thời gian giao hàng, giao hàng mà không thu tiền của chủ hàng

Trang 8

 Giao hàng thiếu mà không có giám định của hải quan hoặc của vinacontrol Đối với việc giao hàng chậm mặc dù người giao nhận thường không ràng buộc mình phải giao hàng vào một ngày nhất định tại nơi đến và không nhận trách

nhiệm về việc giao hàng chậm song xu hướng hiện nay là chấp nhận một mức độ trách nhiệm vừa phải về sự chậm trễ quá đáng; giới hạn bằng số tiền cước phải trả cho hàng chậm giao

Vậy đại lý thực sự là cần thiết vì bản thân các thủ tục, nghiệp vụ để xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng vốn đã rất phức tạp đòi hỏi người tiến hành phải có trình độ, tinh thông nghiệp vụ Hơn nữa đối với vận chuyển hàng không phải tuân theo các quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho chuyến bay mà các quy định này ít có các chủ hàng nào thông thạo như các đại lý giao nhận Khi đã ủy thác lô hàng của mình cho các đại giao nhận, người gửi hàng có thể yên tâm rằng

lô hàng của mình sẽ đến tận tay người nhận bởi đại lý đảm bảo mọi thủ tục, dịch vụ

và đóng hàng bao gói, lưu kho, chọn tuyến đường, nhận, cấp chứng từ và đến cả giao hàng tận tay người nhận do các đại lý thường có mạng lưới đại lý riêng của mình ở nước ngoài (các Công ty làm đại lý lẫn cho nhau) đảm bảo việc nhận hàng đầy đủ

Giới hạn trách nhiệm:

• Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường

hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng

• Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá (đại lý giao nhận) không được

miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra

• Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá (đại lý giao nhận) không phải

chịu trách nhiệm, khi họ không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng

Các trường hợp miễn trách nhiệm:

• Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền

• Ðã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được

khách hàng uỷ quyền

Trang 9

• Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

• Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc

xếp, dỡ hàng hoá

• Do khuyết tật của hàng hoá

• Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng

• Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá cũng không phải chịu trách nhiệm

về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

3 Vai trò của đại lý giao nhận đối với hãng hàng không:

Đối với các hãng hàng không thì đại lý giao nhận có các vai trò sau:

-Nhờ vào các đại lý giao nhận các hãng hàng không tiết kiệm được giấy tờ, chi phí và thời gian do không phải giải quyết các lô hàng lẻ đến từ các khách hàng nhỏ lẻ

-Tận dụng hết khả năng chuyên chở vì đại lý đã gom hàng đóng đầy các

container và giao nguyên các container

-Không phải lo bị thất thu tiền cước từ các chủ hàng lẻ, đại lý giao nhận chịu trách nhiệm thu ở người gửi hàng lẻ và đứng ra trực tiếp trả cho hãng hàng không coi như họ là chủ hàng của toàn bộ lô hàng lẻ

-Các đại lý giao nhận do chỉ tập trung vào việc trung gian giao nhận do đó có thời gian và kinh nghiệm thực hiện các mạng lưới tiếp thị Đảm bảo được nguồn hàng thường xuyên cho các hãng hàng không Từ đó hãng hàng không tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tìm kiếm khách hàng cho mình Theo thống

kê cho thấy, tỷ trọng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không do các đại lý mang lại lớn hơn rất nhiều so với những đơn hàng trực tiếp tới các hãng hàng

không, tỷ trọng này thường tới 90%

-Đaị lý giao nhận thực hiện tất cả các công việc cho 1 lô hàng như phân loại, dán nhãn ,bốc xếp, đảm bảo giao hàng cho các hãng hàng không trong điều kiện sẵn sàng để chở

-Bên cạnh đó, đại lý giao nhận còn thực hiện khai báo hải quan, các thủ tục chứng từ liên quan cho hãng

Trang 10

4 Vai trò của đại lý giao nhận đối với người nhận hàng:

Trong chuỗi vận chuyển hàng hóa hàng không, đại lý giao nhận giữ vai trò khá quan trọng đối với người nhận hàng:

Giữ vai trò đại diện thay mặt cho người nhận hàng, để:

- Giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa thay mặt cho người nhận hàng: trong quá trình vận chuyển hàng hóa không thể không có những tổn thất về chất lượng hàng hóa,vì vậy mà người nhận hàng ủy quyền cho các đại lý giao nhận giám sát quá trình vận chuyển nhằm thông báo sớm nhất cho người nhận hàng nếu có rủi ro xảy ra đối với lô hàng

- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ phù hợp liên quan tới vận chuyển hàng hóa: người nhận hàng thường ủy thác các đại lý giao nhận lên sân bay nhận bộ hồ

sơ kèm theo hàng hóa.Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2,người giao nhận (hoặc cùng người nhập khẩu) làm thủ tục nhập hàng ở sân bay

- Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thiết thì thanh toán cước chuyên chở: trong trường hợp tới ngày nhận hàng,người nhận hàng bận thì sẽ ủy thác cho đại lý giao nhận tới nhận hàng hóa và trả cước vận chuyển

- Làm thủ tục hải quan và nộp thuế cùng với các loại phí và lệ phí khác: khi hàng hóa được đưa xuống máy bay, thông thường đều qua cửa hải quan một lần nữa (giao nhận quốc tế),vì vậy mà đại lý giao nhận sẽ lo tất cả thủ tục hải quan và nộp thuế với các phí và lệ phí giúp người nhận hàng

Trang 11

- Giao hàng đã làm xong thủ tục thông quan cho người nhận hàng: thông

thường khi hoàn tất các thủ tục thì các đại lý giao nhận còn giữ vai trò tìm người vận tải đường bộ để giao hàng tận nơi cho khách hàng nếu khách hàng không thể tới sân bay nhận hàng

- Lo liệu về việc lưu kho,lưu bãi,nếu cần, trong trường hợp người nhận hàng không có mặt tại thời điểm nhận hàng hay họ chưa muốn nhận hàng ngay hiện tại thì đại lý giao nhận sẽ giúp họ tìm nơi lưu kho hàng hóa thích hợp

- Giúp người nhận hàng khiếu nại người chuyên chở về những mất mát,hư hỏng của hàng hóa xảy ra trong quá trình chuyên chở: trong quá trình vận chuyển

có thể hàng hóa bị hư hỏng.Lúc này đại lý sẽ đại diện cho người nhận hàng đi khiếu nại hãng hàng không chuyên chở,đại lý giao nhận cũng lo liệu thủ tục và các điều kiện thương lương,giúp người nhận hàng được lợi nhất

- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa: có thể hiểu khi đại lý chuyên chở đóng vai trò như một nhà vận tải đường bộ,họ sẽ kiêm luôn việc vận chuyển hàng hóa,giúp người nhận giao hàng tới tận nơi mà người nhận muốn

Ngày đăng: 22/06/2017, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w