Kinh tế tư nhân là một bộ phận hợp thành của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung lớn của đường lối phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tư nhân là một bộ phận hợp thành của cơ cấu kinh tế nhiều thành phầntrong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Phát triển kinh tế tư nhân trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung lớn của đườnglối phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Trải qua hơn 16 năm thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng đất nước, khuvực kinh tế tư nhân đã chứng tỏ là lực lượng quan trọng của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì vậy, nó đã vàđang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhànghiên cứu trong việc đánh giá đúng vai trò, xu hướng phát triển của kinh tế tưnhân cả trên phương diện lý luận và thực tiễn; trên cơ sở đó làm cho kinh tế tưnhân tham gia có hiệu quả vào quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xâydựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay
Để đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn, ngày 18/ 3/ 2002, Hội nghị lần thứ 5Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết: " Về tiếp tục đổi mới
cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” Đây
là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam có Nghị quyết riêng để chỉ đạo và có cácgiải pháp tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đúng hướng trongnền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
Với lợi thế là một tỉnh nằm kề tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng- QuảngNinh, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ số 2chạy qua, Vĩnh Phúc đã và đang nỗ lực phấn đấu, tạo điều kiện cho các thành phầnkinh tế trong đó có kinh tế tư nhân phát triển, đáp ứng nhu cầu công cuộc xây dựngkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng của tỉnh
Song trong thực tế, nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về vaitrò của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng vẫnchưa có được một sự thống nhất cao Do vậy mà còn không ít rào cản sự phát triểnkinh tế tư nhân trong thực tế ở Vĩnh Phúc Để góp phần tạo ra sự chuyển biến mớitrong nhìn nhận, đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư
Trang 2nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay phát triển, tác giả chọn đề tài “ Vai trò của kinh tế
tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung đãđược Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IXxác định Đồng thời cũng có nhiều tác giả nghiên cứu vai trò của kinh tế tư nhân ởcác góc độ khác nhau, cả trên phương diện lý luận và số liệu thực tiễn Những kếtquả nghiên cứu này đã được đăng tải ở một số tạp chí trung ương và địa phương;điển hình như: “ Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó trong nền kinh tếthị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” của PGS,TS Nguyễn Đình Kháng,đăng trên tạp chí Lý luận số 4/2002; “ Mấy vấn đề lý luận từ thực tiễn phát triểnkinh tế tư nhân phi nông nghiệp” của giáo sư Đào Xuân Sâm đăng trên tạp chíNghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9/2002;" Vai trò của kinh tế tư nhân đối với quátrình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay", của PGS.TS Phạm Ngọc Kiểm, đăngtrên tạp chí Kinh tế và phát triển số 3/2002.v.v…
Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện vai tròcủa kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc thì vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vàcông bố
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn
Luận giải vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốcphòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay; đề xuất những giải pháp khuyến khíchkinh tế tư nhân phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòngcủa tỉnh trong thời gian tới
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của kinh tế tư nhân trong pháttriển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
+ Đề xuất giải pháp tiếp tục khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển có lợi chophát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 3- Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế tư nhân được xem xét ở khía cạnh vai trò của nó trong phát triển kinh
tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu
+ Kinh tế tư nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc
+ Thời gian khảo sát thực trạng từ năm tái lập tỉnh (1997) cho đến nay
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta vềnền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH và các quan điểm vềbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Bên cạnh đó, đề tài còn dựa vào các văn kiện củaĐảng uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về những vấn đề liên quan
- Cơ sở thực tiễn
Tác giả đã khai thác các số liệu phản ánh sự phát triển kinh tế tư nhân trênđịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện trong các văn kiện của cấp uỷ, UBND tỉnh vàmột số huyện; cơ quan quân sự tỉnh, một số huyện về những vấn đề mà luận vănquan tâm Mặt khác, luận văn còn dựa vào kết quả khảo sát của tác giả trong quátrình đi thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc tháng7/2003
- Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp chung trong suốt quá trình nghiên cứu các môn khoa học
xã hội và nhân văn như: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cácphương pháp sử dụng trong khoa học kinh tế, luận văn còn chú trọng phương pháp lôgíc,lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, phỏng vấn trao đổi.v.v…
5 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công táctuyên truyền trong tỉnh; đồng thời có thể làm tư liệu tham khảo trong giảng dạymôn Kinh tế chính trị ở các nhà trường đào tạo của tỉnh và học viện, nhà trườngtrong quân đội
6 Kết cấu của luận văn
Trang 4Luận văn gồm 2 chương, 4 tiết, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục
Chương 1 KINH TẾ TƯ NHÂN - LỰC LƯỢNG QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
HIỆN NAY
1.1 Quan niệm về kinh tế tư nhân và sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997- 2002
1.1.1 Quan niệm về kinh tế tư nhân
Trong di sản lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu rất sâusắc nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nhưng chưa đưa ra thuậtngữ" kinh tế tư nhân" mà chỉ đề cập đến sở hữu tư nhân Theo các Ông, sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất là cơ sở nảy sinh và tồn tại của các hình thức kinh tế tưhữu Điều đó đã được Ph.Ăngghen trình bày rất rõ trong tác phẩm:"Nguồn gốc củagia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" Trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen đãchứng minh sự ra đời sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là kết quả phát triển lâudài của lực lượng sản xuất và kinh tế gia đình cá thể là loại hình kinh tế tư hữu đầutiên dựa trên chế độ sở hữu tư nhân ấy Ph Ăngghen viết:" Chế độ một vợ mộtchồng là hình thức gia đình đầu tiên căn cứ vào điều kiện kinh tế, tức là thắng lợicủa sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thuỷ và tự phát" [ 1,104].C.Mác và Ph Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồntại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau và việc xoá bỏ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất cùng các hình thức kinh tế tương ứng phải là một quá trình lâu dài,gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất Ph.Ăngghen cho rằng" Cuộc cáchmạng của giai cấp vô sản đang có tất cả các triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thểcải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào tạo ra được khối lượng tưliệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tưhữu".[2, 469] Theo đó, các hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất vẫn còn tồn tại trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH
Kế tục và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong hoàn cảnh lịch
sử mới, V.I.Lênin cho rằng: Sự tồn tại của nhiều TPKT trong thời kỳ quá độ lên
Trang 5CNXH là một tất yếu, cụ thể là ở nước Nga, vẫn còn tồn tại các TPKT nông dânkiểu gia trưởng, sản xuất hàng hoá nhỏ, chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa xã hội[22, 248] Sự tồn tại nhiều TPKT trong thời kỳ quá độ đặt ra yêu cầu phải thựchiện những chính sách phù hợp để khai thác tối đa nguồn lực xã hội cho công cuộckiến thiết đất nước Chính sách kinh tế mới( NEP) do V.I.Lênin đề xướng và tổchức thực hiện ở nước Nga những năm 20 của thế kỷ XX đã tạo điều kiện và môitrường phù hợp để các TPKT, trong đó có các hình thức kinh tế tư nhân phát triểnđáp ứng nhu cầu của công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước Nga lúc bấy giờ Theo V.I Lênin, sự tồn tại của nhiều TPKT trong thời kỳquá độ lên CNXH không phải là đặc điểm riêng của nước Nga.
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin tuy chưa đưa ra thậtngữ" kinh tế tư nhân" nhưng họ đã khẳng định sự tồn tại khách quan của sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất và của các hình thức kinh tế dựa trên chế độ tư hữu Cáchình thức kinh tế này đã tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất và tiếp tục còntồn tại trong thời kỳ quá độ lên CNXH Do vậy, cần phải đánh giá đúng vị trí, vaitrò của kinh tế tư nhân để từ đó có chính sách sử dụng, khuyến kích nó phát triểnphục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta Đó cũngchính là cơ sở lý luận quan trọng để khẳng định sự tồn tại của kinh tế tư nhân trongthời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
Hiện nay trên thế giới, khái niệm kinh tế tư nhân được sử dụng rộng rãi trongcụm từ " khu vực kinh tế tư nhân " Theo thông lệ của thống kê quốc tế, nền kinh tếcủa các quốc gia thường được chia thành 2 khu vực: khu vực kinh tế nhà nước vàkhu vực kinh tế tư nhân Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm toàn bộ kết quả hoạtđộng kinh tế của các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước hoặc các doanh nghiệp mà Nhànước nắm trên 50% cổ phần Số còn lại thuộc khu vực kinh tế tư nhân Như vậy, nộidung của kinh tế tư nhân rất rộng cả về hình thức sở hữu và ngành nghề mà các chủthể đó tham gia vào sản xuất, kinh doanh
Nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc có thể thấy,nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ở Trung Quốc trong từng thời kỳ có
sự khác nhau nên sự phát triển của kinh tế tư nhân ở nước này cũng có nhiều giaiđoạn thăng trầm Theo nghiên cứu của hai tác giả là: PGS,TS Diêu Dương thuộctrung tâm kinh tế thế giới - Đại học Bắc Kinh và Hạ Tiểu Viên, nghiên cứu viên Sởnghiên cứu thể chế quản lý kinh tế thuộc Văn phòng cải cách thể chế Quốc Vụ
Trang 6Viện Trung Quốc [14], thì trong 25 năm gần đây, các chính sách của Đảng cộngsản Trung Quốc đối với kinh tế tư nhân thường xuyên được hoàn thiện Theo sựnghiên cứu của hai tác giả, giai đoạn 1978 - 1987, là giai đoạn khôi phục kinh tế tưnhân ở Trung Quốc, lúc đầu doanh nghiệp tư nhân không được công nhận mà chỉ
có hộ kinh doanh cá thể được phép hoạt động và có vị trí bổ xung cho khu vựckinh tế nhà nước Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày quốckhánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, ông Diệp Kiếm Anh đã tuyên bốrằng:" Kinh tế cá thể ở thành thị và nông thôn là thành phần kinh tế gắn liền và bổxung cho nhà nước xã hội chủ nghĩa " Tháng 8/1980, Đảng cộng sản Trung Quốc
đã chỉ rõ:" Hiến pháp đã qui định rõ ràng mọi cá thể có thể tiến hành các hoạt độngkinh doanh hợp pháp mà không mang tính chất bóc lột; những hoạt động đó là mộtthành phần bổ xung không thể thiếu được cho kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa vàchúng tiếp tục có những đóng góp đáng kể trong giai đoạn sắp tới Vì vậy, thànhphần kinh tế này cần được khuyến khích phát triển Các cơ quan hữu quan cần nỗlực hỗ trợ kinh tế cá thể và không được có hành vi cản trở hoặc phân biệt đối xử".Tháng 7/1981, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã ban hành một số chính sách liênquan đến kinh tế cá thể phi nông nghiệp, quy định phạm vi hoạt động, đối tượngđược phép hoạt động, quy mô sử dụng đất đai, nguồn cung ứng nguyên vật liệu,xác định giá cả, tài chính, thuế, bảo vệ tài sản cũng như địa vị xã hội, cụ thể là:
- Về phạm vi hoạt động: Hộ cá thể được phép hoạt động trong các lĩnh vựcnhư: thủ công nghiệp, bán lẻ, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, sửa chữa và các hoạtđộng giao thông không có động cơ Trong bản bổ xung sau đó có thêm các lĩnhvực hoạt động giao thông có động cơ, bán xỉ một số sản phẩm nông nghiệp và sảnphẩm công nghiệp
- Đối tượng được phép hoạt động phải là những người không hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp, chưa có việc làm và cán bộ nghỉ hưu
- Quy mô: Nhìn chung chỉ được phép hoạt động ở quy mô gia đình nhưngkhông được thuê quá 5 công nhân
- Đất đai: Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho những đối tượng đượcphép hoạt động dưới hình thức mượn hoặc thuê
Trang 7- Về cung ứng vật liệu và giá cả: Nguồn cung ứng có thể từ phía nhà nướchoặc trên thị trường; nếu sử dụng đầu vào không do nhà nước cung ứng, thì sảnphẩm có thể bán theo giá thị trường.
- Tài chính: Đối tượng được phép hoạt động có thể mở tài khoản hoặc vayngân hàng, có thể xin miễn thuế trong trường hợp kinh doanh khó khăn
- Bảo vệ tài sản và địa vị xã hội: Nhà nước bảo vệ thu nhập và tài sản hợppháp của cá thể; họ có đủ quyền như công dân bình thường
Từ năm 1988, khái niệm " kinh tế tư nhân" đã chính thức có mặt trong cácVăn kiện của nhà nước Trung Quốc Tháng 4/1988 Đại hội đại biểu nhân dân toànquốc đã thông qua Hiến pháp sửa đổi, mà điều 11 của Hiến pháp đã khẳng định: "Nhà nước Trung Quốc cho phép kinh tế tư nhân được tồn tại và phát triển trongphạm vi luật pháp quy định Kinh tế tư nhân là một thành phần bổ xung cho kinh tếnhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước bảo vệ những quyền và thu nhập hợp phápcủa Doanh nghiệp tư nhân và có sự hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh đối với kinh tế
tư nhân " Tháng 6/1988, Hội đồng nhà nước đã có quy định tạm thời về Doanhnghiệp tư nhân, trong đó xác định: Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức hoạt động
vì lợi nhuận, do tư nhân sở hữu và thuê 8 công nhân trở lên Bản Hiến pháp sửa đổi3/1999 cũng đã khẳng định:" Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể là những thành phầnquan trọng trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc " Thừanhận tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và khuyến khích kinh tế tư nhân pháttriển, Nhà nước Trung Quốc tuyên bố bảo đảm những tài sản và thu nhập hợp phápcủa khu vực kinh tế tư nhân
Theo nghiên cứu của PGS, TS Đỗ Hoài Nam, Viện kinh tế học - Trung tâmkhoa học xã hội nhân văn quốc gia thì: " Nhà nước Trung Quốc thực hiện chínhsách đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thuộc cônghữu hay phi công hữu, nhằm khuyến khích sự phát triển lành mạnh của các doanhnghiệp Trung Quốc rất quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hànhluật bảo vệ quyền tư hữu, kiện toàn các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo lập môitrường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp " [24, 60] Theo khuyến cáomới nhất của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thì tại Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2003tới sẽ thảo luận sửa đổi Hiến pháp; trong đó điều 13 của Hiến pháp hiện hành sẽ dự
Trang 8định sửa ý "bảo đảm quyền sở hữu tài sản" thành "bảo đảm sở hữu tư nhân" Điều
đó gắn liền với những đánh giá mới về vai trò của kinh tế tư nhân Như vậy, trongcác văn bản pháp quy ở Trung Quốc thời kỳ này, kinh tế tư nhân đã được quanniệm là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần của thời kỳ quá
độ Tuy nhiên trong thực tế ở Trung Quốc hiện nay, khái niệm kinh tế tư nhân cònđược hiểu rất khác nhau Hai tác giả: Diêu Dương và Hạ Tiểu Viên [14] cho rằnghiện nay ở Trung Quốc, 5 định nghĩa sau đây được sử dụng để nói đến kinh tế tưnhân:
1 Khu vực phi nhà nước: Bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữucủa nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp cũng như nông nghiệp Định nghĩa nàybao hàm cả khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tập thể
2 Khu vực phi nhà nước, phi nông nghiệp: Bao gồm các đối tượng khôngthuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp Định nghĩa này chỉhẹp hơn định nghĩa thứ nhất về lĩnh vực kinh doanh, nhưng vẫn bao gồm cả kinh tếtập thể
3 Khu vực kinh tế tư nhân: Bao gồm những đối tượng không thuộc sở hữunhà nước nhưng loại trừ doanh nghiệp tập thể Định nghĩa này dựa trên sự phânloại rõ hình thức sở hữu, nhưng không loại trừ hình thức sở hữu của tư nhân nướcngoài
4 Khu vực kinh tế tư nhân trong nước: Bao gồm các đối tượng không thuộc
sở hữu nhà nước nhưng loại trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.Định nghĩa này khắc phục được hạn chế của định nghĩa thứ 3, nhưng không khácmấy định nghĩa thứ nhất
5 Doanh nghiệp tư nhân: Bao gồm những đối tượng không thuộc sở hữu nhànước nhưng loại trừ những hộ cá thể (doanh nghiệp có ít hơn 8 công nhân) hay gọi
là hộ công thương cá thể Định nghĩa này chỉ bảo vệ loại hình doanh nghiệp màkhông trực tiếp đi vào luận bàn khái niệm kinh tế tư nhân và còn lẫn với doanhnghiệp tập thể
Sự tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế tư nhân nói trên chứng tỏviệc đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về kinh tế tư nhân không phải là dễ, do tínhphức tạp của chính các đơn vị kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân trong nền kinh tếnhiều thành phần đang còn vận động phức tạp Tuy nhiên hiện nay ở Trung Quốc
Trang 9đã có sự phân biệt rất rõ kinh tế hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân với ranh giới ấnđịnh là 8 công nhân Đây là điều khác với nước ta Đồng thời ở Trung Quốc cũng
đã có bộ luật hoàn chỉnh cho cả doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công
ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần làm cơ sở pháp lý cho
sự phát triển của kinh tế tư nhân
Ở nước ta, cho đến trước khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX về kinh tế tư nhân thì sự bàn luận về khái niệmkinh tế tư nhân khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các diễnđàn khoa học và chưa có được sự thống nhất Khái niệm kinh tế tư nhân lúc thìđược đặt trong cụm từ "Khu vực kinh tế tư nhân" lúc được dùng với cụm từ
"Thành phần kinh tế tư nhân" Ngay trong các Niên giám thống kê hiện nay (củaquốc gia hoặc các địa phương) cũng thường sử dụng hai cách phân loại:
Một là, chia toàn bộ nền kinh tế thành hai khu vực: 1, khu vực kinh tế trong
nước bao gồm: Kinh tế nhà nước trung ương, kinh tế nhà nước địa phương và kinh
tế ngoài nhà nước; và 2, khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Cách chiathứ nhất đem gộp tất cả các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào một cụm,không phân biệt hình thức sở hữu cụ thể
Hai là, chia theo thành phần kinh tế cụ thể như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể; kinh tế hỗn hợp, kinh tế có vốn đầu tư của nướcngoài Cách thứ hai này xem kinh tế tư nhân là một TPKT và không bao gồm kinh
tế cá thể, tiểu chủ
Tháng 4/2001, Tổng cục thống kê lần đầu tiên tiến hành điều tra trên quy môtương đối toàn diện khu vực kinh tế tư nhân và quy ước khu vực kinh tế tư nhânvới nội dung sau:
a.Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Kinh tế tư nhân bao gồm những hộ giađình hoặc Doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp như công nghiệp; giao thông vận tải; xây dựng; chế biến
nông lâm sản; thương mại; dịch vụ; du lịch
b.Về mô hình thức tổ chức: Kinh tế tư nhân gồm các hộ kinh doanh cá thể vàcác Doanh nghiệp tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn,Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh)
Trang 10Việc quy ước của Tổng cục thống kê về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
kinh tế tư nhân chỉ thu hẹp vào lĩnh vực phi nông nghiệp không phải là các tác giả
của Tổng cục thống kê quan niệm kinh tế tư nhân chỉ hoạt động trong lĩnh vựckinh tế phi nông nghiệp như định nghĩa thứ hai của các tác giả Trung Quốc, mà donhững hạn chế về khả năng tài chính và lực lượng huy động cho cuộc điều tra đãkhông cho phép mở rộng việc điều tra cả các hộ kinh doanh trong lĩnh vực nôngnghiệp Do vậy, quan niệm trên dừng lại ở sự quy ước Tuy nhiên, việc nêu lên môhình tổ chức của kinh tế tư nhân cũng đã cho thấy khá rõ quan niệm về kinh tế tưnhân là một khu vực kinh tế, bao gồm cả kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản
tư nhân
Trong các Văn kiện của Đảng ta, khái niệm kinh tế tư nhân cũng đã xuất hiệntrong các Văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VI, VII khi xác định 5 thànhphần kinh tế của nước ta là: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình,kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước Nhưng đến các Đại hội VIII và IX củaĐảng, khái niệm này không được nói đến trong hệ thống các TPKT mà được xácđịnh cụ thể là kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân
Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước và tiếp tục
cụ thể hoá đường lối do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra, Hộinghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết "Vềtiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh
tế tư nhân", trong đó đã xác định rõ quan niệm của Đảng ta về kinh tế tư nhân, vaitrò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vànhững chủ trương giải pháp tháo gỡ cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích kinh tế
tư nhân phát triển Đây là lần đầu tiên Đảng ta có một Nghị quyết riêng lãnh đạoviệc phát triển kinh tế tư nhân trong công cuộc xây dựng CNXH Sự ra đời củaNghị quyết Trung ương 5 đã giải quyết một cách cơ bản về những nhận thức, đánhgiá về kinh tế tư nhân và các giải pháp tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển,đóng góp thiết thực vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới.Trước hết, về khái niệm kinh tế tư nhân, Nghị quyết Trung ương 5 đã nêu rõ:
"Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạtđộng dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tưnhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước"[16, 55] Theo đó, khái niệm kinh tế tưnhân được sử dụng với tư cách là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về
Trang 11tư liệu sản xuất, hoạt động dưới các hình thức tổ chức kinh doanh như: Doanhnghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp doanh,các hộ kinh doanh cá thể Các Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị - xã hội khi chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần
sẽ không nằm trong khu vực kinh tế tư nhân Như vậy, theo Nghị quyết Trung ương
5, kinh tế tư nhân không phải là một thành phần kinh tế, mà là phạm trù chỉ nhómTPKT bao gồm hai TPKT là kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân,trong đó kinh tế tư bản tư nhân là TPKT hoạt động gắn liền với bóc lột giá trịthặng dư
Trong thời gian qua cũng đã tồn tại quan niệm coi kinh tế tư nhân là mộtTPKT Điều đó đã dẫn tới sự đồng nhất giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ với kinh tế tưbản tư nhân; đánh đồng bản chất của hai thành phần kinh tế này, xoá nhoà ranhgiới giữa bóc lột và không bóc lột Đó là quan điểm không khoa học Cần phải thấyrằng, mặc dù kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều dựa trên sở hữu
tư nhân, nhưng là hai TPKT khác nhau về bản chất của quan hệ sản xuất Tuynhiên cũng cần thấy rằng, kinh tế tư bản tư nhân trong hệ thống kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, có những đặc điểm khác với kinh tế tư bản tư nhân trong hệthống kinh tế TBCN Trong hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN những
tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo và các TPKT đều chịu sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN thì nhữnghiện tượng tiêu cực của kinh tế tư bản tư nhân như: bóc lột quá mức, cạnh tranhkhông lành mạnh sẽ từng bước được khắc phục; quan hệ giữa người chủ doanhnghiệp với người lao động sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà nước XHCNnhà nước của dân, do dân và vì dân
Hiện nay việc xác định các tiêu chí phân biệt kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế
tư bản tư nhân ở nước ta vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu Đảng ta chorằng: "Thực tế đến nay ở nước ta chưa xác định được tiêu chí thế nào là kinh tế cáthể, tiểu chủ, thế nào là kinh tế tư bản tư nhân nên cũng chưa thể phân định rõ ranhgiới hai thành phần kinh tế này" [17, 42] Ở thời điểm hiện nay, nhiều nhà nghiêncứu kinh tế của ta cho rằng, phân biệt rạch ròi các thành phần kinh tế cá thể, tiểuchủ và tư bản tư nhân còn khó khăn; nếu không thận trọng trong xử lý vấn đề nàythì có thể tạo nên những rào cản việc huy động các nguồn lực xã hội vào phát triểnsản xuất kinh doanh Do vậy, xét về mặt kinh tế việc phân định rạch ròi thành phần
Trang 12kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân trong điều kiện hiện nay là chưacần thiết mà cứ để chung chúng vào khái niệm kinh tế tư nhân là đủ Trong thựctiễn việc chủ sở hữu tư nhân lựa chọn mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh nào đểthực hiện kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật là quyền của họ Nếu quy mô
sở hữu nhỏ, người chủ sở hữu có thể lựa chọn loại hình hộ kinh doanh cá thể (đăng
ký kinh doanh theo tinh thần Nghị định 66 của HĐBT); nếu quy mô sở hữu lớnhơn, thì có thể lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp; còn nếu muốn mở rộng quy mô kinh doanh, các chủ sở hữu sẽ liênkết với nhau dưới hình thức Công ty cổ phần Điều này hoàn toàn phù hợp với sựkhẳng định của Đảng ta trên văn bản cũng như trên thực tế: các doanh nghiệpkhông phân biệt các hình thức sở hữu và các TPKT đều bình đẳng trước pháp luật;Nhà nước có trách nhiệm tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, huy động cácnguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo yêu cầu bảo đảm tăngtrưởng, ổn định và công bằng
Về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN của nước ta, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khoá IXcũng đã khẳng định rằng: "Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng củanền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trongphát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa" [16, 57] Vai tròcủa nó đã được khẳng định là: "Đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huyđộng các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiệnđời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị -
xã hội của đất nước Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh
tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động
xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhânlao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hoá,giáo dục".v.v… [16, 55, 56] Như vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta từ chỗ chỉ đượcxem là tồn tại tạm thời và giới hạn trong một số lĩnh vực, ngành, nghề nhất định;thì nay đã được Đảng, Nhà nước ta khẳng định bằng Nghị quyết về sự tồn tại lâudài trong suốt thời kỳ quá độ của khu vực này, không giới hạn về quy mô, địa bàn,ngành, nghề mà luật pháp không cấm Đây là quan điểm nhất quán của Đảng vàNhà nước ta, bảo đảm cho mọi người trong xã hội yên tâm sản xuất kinh doanh,
Trang 13mở rộng đầu tư, làm giàu cho mình và cho đất nước Nhà nước tôn trọng và bảođảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp phápcủa công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý
sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật Các hộ kinh doanh cá thể đượcNhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển cả ở nông thôn và thành thị;khuyến khích các hộ liên kết hình thành các tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinhcho Doanh nghiệp nhà nước hoặc phát triển lớn hơn Nhà nước tạo môi trườngkinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội… để các Doanhnghiệp tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh
mà pháp luật không cấm Nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngườilao động và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sửdụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tươngthân, tương ái, chăm lo bồi dưỡng giáo dục cho các chủ doanh nghiệp nâng caolòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xâydựng CNXH
Trên cơ sở quan niệm chung của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân, cácđịa phương đã cụ thể hoá trong việc ban hành các quy định, cấp giấy phép kinhdoanh, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân ở địa phương phát triển Cho đến nay, ởtỉnh Vĩnh Phúc mặc dù chưa có Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân,nhưng vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được đặt trong chủ trương phát triểnnhiều TPKT ở tỉnh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII đãxác định: "Phải phát huy cao độ sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh, khaithác mọi tiềm năng, trí tuệ và nguồn lực của các thành phần kinh tế, khắc phục khókhăn yếu kém, tận dụng mọi thuận lợi và thời cơ để phát triển kinh tế - xã hội mộtcách hiệu quả, vững chắc" [18, 53] Trong thực tế, Vĩnh Phúc đã và đang có nhiềuchính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển,góp phần vào giải quyết các chương trình phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ XIII đề ra, quyết tâm đưa Vĩnh Phúc phát triển thành một tỉnh giàu có
và phồn vinh của cả nước
Tóm lại: Chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển ở tỉnh VĩnhPhúc nằm trong chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong cả nước, trên
cơ sở nhận thức đúng đắn hơn vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế
và củng cố quốc phòng Việc phân tích, mổ xẻ khái niệm kinh tế tư nhân xét về nội
Trang 14dung, hình thức, tiêu chí phân định kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tưnhân vẫn còn được tiếp tục, nhưng những kết luận quan trọng của Hội nghị lần thứ
5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về kinh tế tư nhân là chỗ dựa tin cậy
để tác giả luận văn xem xét, đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân đối với công cuộcphát triển kinh tế và củng cố quốc phòng hiện nay
1.1.2 Thực trạng sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian 1997- 2002
Khảo sát tình hình kinh tế tư nhân ở Vĩnh Phúc có thể đánh giá một cáchkhái quát sự phát triển kinh tế tư nhân kể từ khi tái lập tỉnh đến nay là phát triểnmạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh Vị trí kinh tế tư nhân ở VĩnhPhúc ngày càng được khẳng định vì đã thu hút được một lực lượng lao động ngàycàng lớn hơn, giá trị tăng thêm tạo ra và mức đóng góp cho ngân sách từ khu vựcnày ngày một cao hơn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhànước trên địa bàn Tuy nhiên tốc độ phát triển và năng suất lao động của kinh tế tưnhân còn thấp, phân bố cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, công nghệ sản xuất lạchậu, chất lượng lao động thấp, lao động thủ công vẫn là chủ yếu Điều đó hoàntoàn phù hợp với tình hình kinh tế tư nhân nói chung trên phạm vi cả nước màNghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã nhậnđịnh Có thể dẫn ra tình hình cụ thể kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcnhư sau:
- Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân tăng rất nhanh, nhất là loại hình doanh nghiệp.
Năm 1996 (trước khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc) trên địa bàn có 95 doanhnghiệp, gồm 26 Công ty trách nhiệm hữu hạn và 59 Doanh nghiệp tư nhân thì đếnngày 31/12/2002 đã có 549 doanh nghiệp gồm 176 Doanh nghiệp tư nhân, 350Công ty trách nhiệm hữu hạn và 23 Công ty cổ phần Như vậy, sau 6 năm, sốlượng doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tăng hơn 5,7 lần Sốcác cơ sở kinh doanh cá thể (chỉ xét các ngành nghề phi nông nghiệp, cũng đã tănglên từ 21.594 cơ sở vào năm 1996 lên hơn 37 nghìn cơ sở vào thời điểm 1/7/2002,tăng hơn 1,7 lần [10, 2-3] và [9, 1]
- Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng hơn trước.
Trang 15Nếu năm 1999, doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở 6 ngành kinh tế thì đếnnăm 2002 đã có mặt ở 12 ngành Phát triển mạnh nhất là ngành vận tải và ngànhdịch vụ tư vấn như: tư vấn pháp luật, tư vấn phát triển công nghệ thông tin, môigiới kinh doanh bất động sản, giới thiệu việc làm, tham gia xuất khẩu lao động…Những năm trước, khu vực cá thể tập trung vào các ngành thương nghiệp, sửa chữanay đã phát triển ở các ngành dịch vụ khác như giáo dục, y tế, văn hoá…
Về sự phân bố và cơ cấu doanh nghiệp theo ngành năm 2002 có thể thamkhảo biểu 1.1 sau đây
Biểu 1.1 Cơ cấu doanh nghiệp phân bố theo ngành năm 2002
(100%)
S
ố TT
Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân sau 3 năm (2000-2002) thực hiện Luật Doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc [9, 1].
Biểu 1.1 cho thấy các doanh nghiệp tư nhân tập trung vào hai ngành chính là
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- Các Doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực.
Tại thời điểm ngày 31/12/2001 tổng vốn sản xuất kinh doanh của các Doanhnghiệp thuộc kinh tế tư nhân là 772,8 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với lượng vốn mà cácdoanh nghiệp đã đăng ký; bình quân thực tế một doanh nghiệp có 2.841,3 triệuđồng vốn
Theo kết quả điều tra vốn đầu tư phát triển năm 2000, các doanh nghiệp đãđầu tư 418,3 tỷ đồng, gồm 305,2 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản; 73,2 tỷ đồng bổxung vốn lưu động Theo kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp
Trang 16năm 2002 thì năm 2001, các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân thực hiện được227,4 tỷ vốn đầu tư phát triển, trong đó có 135 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản Một
số doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho đổi mới công nghệ như Công tytrách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Cương [9, 2].Riêng Công ty nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc đã đầu tư 100 tỷ đồng để đưa dây truyềnsản xuất gạch ốp lát công nghệ ITALIA vào hoạt động [10, 4]
- Sự phát triển nhanh về số lượng và quy mô sản xuất của kinh tế tư nhân đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Đến ngày 31/12/2001, các Doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã giải quyếtviệc làm cho 5.614 người So với năm 1999, tổng số lao động trong các Doanhnghiệp đã tăng gần 1,6 lần, bình quân năm 2000-2002 tăng gần 900 người Đếnngày 1/7/2002 trên địa bàn tỉnh có gần 57 nghìn lao động cá thể trong các ngànhnghề phi nông nghiệp, tăng hơn 14 nghìn người so với 1999 Sự phát triển nhanh
của kinh tế tư nhân trong 3 năm (2000-2002) đã tạo ra 17,6 nghìn chỗ làm mới,
góp phần quan trọng giải quyết bức xúc về việc làm của người lao động ở VĩnhPhúc [9, 2]
Thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhâncũng tăng từ 510 nghìn đồng/tháng (năm 2000) lên 569 nghìn đồng/tháng (năm2001) và 626 nghìn đồng/tháng (năm 2002) Lao động khu vực hộ cá thể có thunhập bình quân tháng từ năm 2000 đến năm 2002 là 388 nghìn đồng, 414 nghìnđồng và 468 nghìn đồng Mức tăng về thu nhập của người lao động như vậy là phù hợpvới tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân [9, 2]
- Ngày càng có nhiều cơ sở kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả, đóng góp đáng kể cho ngân sách tỉnh.
Năm 2000, điều tra hoạt động của 132 doanh nghiệp cho thấy: có 122 doanhnghiệp có lãi, chiếm 92,4%; 3 Doanh nghiệp hoà vốn, chiếm 2,3% và 7 doanh nghiệp
lỗ, chiếm 5,3% Tổng tích luỹ tài chính đạt 18.154 triệu đồng, trong đó lợi nhuận là9.594 triệu đồng và 8.560 triệu đồng là thuế sản xuất Tích luỹ bình quân một laođộng đạt 7,43 triệu đồng (Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là 3,59 triệuđồng); lợi nhuận bình quân cho một lao động đạt 3,93 triệu đồng (Doanh nghiệp nhànước là 630 nghìn đồng) Nộp ngân sách bình quân của Doanh nghiệp tư nhân là 3,5
Trang 17triệu đồng/ người (Doanh nghiệp nhà nước là 5,08 triệu đồng) Nếu tính trên vốn, cácdoanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân cứ đầu tư 1000 đồng tiền vốn thì tích luỹ tài chínhđược 60 đồng (Doanh nghiệp nhà nước là 49 đồng), sinh lời được 30 đồng ( Doanhnghiệp nhà nước là 10 đồng) Như vậy, so với doanh nghiệp nhà nước thì hiệu quả sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân cao hơn [9, 2-3] và [10,4].
Năm 2001, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân nộp ngânsách nhà nước được gần 36 tỷ đồng; bình quân một doanh nghiệp nộp 132,3 triệuđồng; bình quân một lao động nộp 7,8 triệu đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2000.Các khoản nộp ngân sách của kinh tế tư nhân năm 2002 đạt gần 50 tỷ đồng, chiếm31,6% nguồn thu từ kinh tế của địa phương, chiếm 3,1% tổng thu ngân sách trênđịa bàn [ 9, 3]
- Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh từ khi tái lập cho đến nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, tập trung chủ yếu ở những mặt sau:
Một là: Cơ cấu và phân bố cơ sở kinh tế tư nhân còn bất hợp lý.
Số cơ sở kinh tế tư nhân hoạt động theo ngành kinh tế, nhất là doanh nghiệpquá tập trung vào ngành xây dựng ( chiếm 36,8%) và ngành thương nghiệp (chiếm31,5%); số cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản còn rất ít (chỉ chiếm 1,5%trong tổng số các doanh nghiệp)
Phân bố cơ sở kinh tế tư nhân theo lãnh thổ vẫn tập trung chủ yếu ở thị xãVĩnh Yên ( 40% ), Mê Linh (27,9%) và vùng đô thị, do vậy chênh lệch về pháttriển kinh tế giữa các vùng ngày một lớn hơn; vùng nông thôn, trung du, miền núicòn gặp nhiều khó khăn Biểu 1.2 cho thấy, số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế tưnhân thành lập mới năm 2001 trên địa bàn tỉnh vẫn tập trung chủ yếu vào thị xãVĩnh Yên và Mê Linh: 71 doanh nghiệp trong tổng số 132 doanh nghiệp mới thànhlập
Biểu 1.2 Số lượng doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thành lập mới
năm 2001 trên địa bàn tỉnh phân phân theo lãnh thổ
Chia raNgoài nhà
nước
Có vốn đầu tư nướcngoài
Trang 18Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, năm 2001, Nxb Thống kê, H.2002[12, 30]
Hai là: Doanh nghiệp tư nhân đăng ký quá nhiều ngành và lĩnh vực kinh
doanh trong điều kiện vốn sản xuất kinh doanh không lớn nên đầu tư dàn trải, tínhchuyên môn hoá thấp, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chứcnăng Nếu trước đây, mỗi doanh nghiệp trung bình chỉ đăng ký 3 ngành và lĩnh vựckinh doanh, thì nay trung bình là 5 ngành và lĩnh vực kinh doanh, cá biệt có doanhnghiệp đăng ký tới 12 ngành và lĩnh vực kinh doanh [10, 5]
Ba là: Quy mô còn nhỏ bé, vốn sản xuất bình quân một doanh nghiệp đến
ngày 31/12/2001 đạt 2.841,3 triệu đồng so với năm 2000, giảm 14%; bình quânmột lao động là 146,6% triệu đồng, giảm 23,6% Điều đó cho thấy: tuy số lượngdoanh nghiệp tăng cao nhưng đa số có quy mô nhỏ nên vốn sản xuất kinh doanhbình quân giảm xuống Xét về số lao động cũng thấy tình hình tương tự Có 22%doanh nghiệp sử dụng dưới 5 lao động; 25,8% sử dụng từ 5- 9 lao động; 40,9% sửdụng từ 10 - 49 lao động, 9,8% sử dụng từ 50 đến 199 lao động; chỉ có 1,5% sửdụng từ 200 đến 499 lao động [ 10, 3]
Bốn là: Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn thấp Theo điều tra ngày
1/4/2001 thì năm 2000, trong 132 doanh nghiệp được điều tra chỉ có 8 doanh
Trang 19nghiệp tạm xếp vào trình độ tiên tiến, chiếm 6,1%; còn lại ở trình độ trung bình vàlạc hậu, nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ đã thanh lý, thải loại từ các thànhphần kinh tế khác.[9, 4].
Năm là: Ý thức pháp luật trong đăng ký kinh doanh, trong sản xuất kinh
doanh còn yếu kém
Vốn đăng ký với nhà nước chỉ bằng 42% so với thực tế doanh nghiệp đưavào sản xuất kinh doanh Tại thời điểm 31/12/ 2001, số vốn đăng ký của các doanhnghiệp là 325,2 tỷ đồng, nhưng thực tế đưa vào sản xuất kinh doanh là 772,8 tỷđồng Hiện tượng này dẫn đến việc khai man kết quả sản xuất, gây khó khăn chocông tác quản lý của cơ quan nhà nước
Việc sản xuất kinh doanh mặt hàng không đúng với đăng ký còn phổ biến.Khi thay đổi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, địa điểm kinh doanh không kịpthời đăng ký bổ xung với cơ quan chức năng Hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, buônbán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp
Phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân chưa quan tâm đúng mức đến môi trườngsinh thái, đến vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ Chưa quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động như:điều kiện lao động không bảo đảm, trả công cho lao động thấp, không bồi thườngcho người lao động khi xảy ra tai nạn hoặc doanh nghiệp tự ý huỷ hợp đồng laođộng… Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thấp.Đến ngày 31/12/2002 trên địa bàn tỉnh chỉ có 20/549 Doanh nghiệp tư nhân nộpbảo hiểm xã hội cho người lao động, bằng 3,6% tổng số
Hiện tượng vi phạm Pháp lệnh kế toán và thống kê còn phổ biến Đa sốdoanh nghiệp không chấp hành chế độ báo cáo kế toán, báo cáo thống kê theo quyđịnh của pháp luật Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện chế độ kếtoán Riêng thực hiện chế độ báo cáo thống kê bằng văn bản cho ngành thống kêcủa tỉnh mới đạt dưới 30% tổng số các doanh nghiệp [9, 5]
Tóm lại, sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhữngnăm 97-2002 đã có nhiều khởi sắc, khẳng định được vị trí, vai trò trong phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh Mặc dù sự phát triển đó còn có những hạn chế, mà nguyênnhân một phần từ chính bản chất của các cơ sở kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân;một phần là do thời gian để kinh tế tư nhân phát triển chưa dài, sự quản lý của Nhà
Trang 20nước còn nhiều điểm chưa phù hợp… Tuy nhiên, mảng sáng của bức tranh kinh tế
tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn là gam màu chủ đạo Điều đó sẽ còn đượclàm sáng tỏ trong phần phân tích vai trò của kinh tế tư nhân trong thực hiện hainhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh
1.2.Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1 Những căn cứ lý luận phân tích vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng
Sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH (xét
trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc) đã được khẳng định từVăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI và tiếptục quán triệt ở các Đại hội VII, VIII, IX Theo đó, Đảng ta đã coi sự phát triểnnhiều thành phần kinh tế là một chiến lược, một chủ trương nhất quán nhằm khaithác tối đa mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân thực hiệnthắng lợi hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân trên phạm vi cả nước cũng như trênđịa bàn Vĩnh Phúc với gam màu tươi sáng là chủ đạo đã khẳng định trên thực tế vịtrí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Thếnhưng, trong thực tế không phải là không có những đánh giá lệch lạc về vai trò củakhu vực kinh tế này Đã có những lạc quan quá mức dẫn đến tô hồng sự phát triểncủa kinh tế tư nhân, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cổ vũ việc đẩynhanh sự tư nhân hoá nền kinh tế, coi kinh tế tư nhân là đầu tàu, là động lực chủ yếu
để phát triển kinh tế, giải quyết công bằng xã hội, củng cố nền quốc phòng Cũng lạitồn tại những mặc cảm đối với kinh tế tư nhân dẫn đến sự quan tâm không đúngmức, còn có sự phân biệt đối xử giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, gây phiền
hà sách nhiễu đối với kinh tế tư nhân Suy cho đến cùng, những hạn chế đó đều dochưa đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin khi xem xét đánh giá vaitrò của khu vực kinh tế năng động này
Để có sự xem xét đúng đắn vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh
tế, củng cố quốc phòng (xét trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh VĩnhPhúc ) cần phải dựa chắc trên những luận cứ chính sau đây:
Trang 21Một là, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Theo đó, sự vượt trước hay tụt hậu, đi sau của quan hệ sản xuất đối với trình độphát triển của lực lượng sản xuất đều trở thành rào cản, ngáng trở sản xuất phát triểnlàm triệt tiêu các động lực phát triển Điều này đã được Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, được thực tiễn những nămtrước đổi mới (1986) chứng minh rõ Ngược lại, sự phù hợp của các hình thức quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại có tác dụng kích thích,
mở đường cho sản xuất phát triển Kinh tế phát triển, đến lượt nó lại là điều kiện để
ổn định xã hội, phát triển các lĩnh vực khác của xã hội
Đi lên CNXH từ một nền kinh tế còn chậm phát triển, sản xuất nhỏ còn phổbiến, trình độ kỹ thuật, công nghệ còn ở nhiều cấp độ thì chế độ tư hữu chưa hếtthời, chưa trở thành " xiềng xích" ngáng trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.Ngược lại nó còn có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống củanhân dân, ổn định xã hội Tất cả mọi sự mong muốn chủ quan xoá bỏ chế độ tư hữubằng mệnh lệnh đều phải trả giá, đều thất bại và trái với tư tưởng của các nhà sánglập ra chủ nghĩa xã hội khoa học Trả lời câu hỏi số 16: Có thể xoá bỏ chế độ tư hữungay lập tức được không? Ph.Ăngghen (trong tác phẩm" Những nguyên lý của Chủnghĩa cộng sản") đã khẳng định rằng: "Không, không thể được, cũng y như khôngthể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết đểxây dựng nền sản xuất công hữu" [ 2, 469]
Hai là, kinh tế là cơ sở vật chất của quốc phòng, là nhân tố suy cho đến cùng quyết định sức mạnh của nền quốc phòng.
Sự phát triển của kinh tế thể hiện tập trung ở tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngànhnghề và sản phẩm, trình độ công nghệ, thu nhập quốc dân, chế độ kinh tế.v.v… sẽ lànhân tố chi phối mạnh mẽ đến xây dựng các tiềm lực chính trị - tinh thần, kinh tế,khoa học - kỹ thuật, quân sự của nền quốc phòng toàn dân Trong khi không tuyệtđối hoá vai trò của nhân tố kinh tế đối vơí sức mạnh quân sự của Nhà nước,Ph.Ăngghen và V.I Lênin đã hơn một lần nhấn mạnh sự phụ thuộc của quân sự,quốc phòng vào kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh hiện đại thì sự phụthuộc đó càng tăng lên
Trang 22Ba là, Nền quốc phòng mà chúng ta xây dựng là nền quốc phòng toàn dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân mà sức mạnh của nó là sức mạnh tổng hợp nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc với tư duy mới:
"Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốcgia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc" [ 15, ].Theo tư duy này, việc xem xét vai trò của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế
và củng cố quốc phòng cần phải tính đến khả năng khai thác và huy động sức dâncho công cuộc kiến thiết kinh tế và củng cố quốc phòng; đồng thời cần tính đến cảnhững tác động trực tiếp và những tác động gián tiếp từ kinh tế đến tất cả các lĩnhvực tạo thành nội dung bảo vệ Tổ quốc theo tư duy mới Đó là sự tác động rất toàndiện theo cả hai chiều hướng: tăng thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp củng cốquốc phòng và tạo ra những thách thức mới cho sự nghiệp ấy
Tóm lại, ba luận điểm trên đây là những luận điểm cơ bản nhất làm chỗ dựacho sự phân tích vai trò của kinh tế tư nhân Chỉ có thể dựa chắc trên những luậnđiểm cơ bản ấy, việc đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế
và củng cố quốc phòng mới tránh khỏi những nhận định phiến diện
1.2.2 Vai trò tích cực của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng
cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tưnhân ở nước ta đã được quan tâm phát triển Chỉ thị 100/CT - TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng khoá IV (1981) và Nghị quyết 10/NQ - TW của Bộ chính trị Ban
Chấp hành Trung ương khoá VI (1988) đã cho phép khoán sản phẩm cuối cùng đến
người lao động, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ là những bước đột phácho kinh tế tư nhân phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp Đối với khu vực phi nôngnghiệp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân được phát triển mạnh nhờ có LuậtDoanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và saunày là Luật Doanh nghiệp Trong những năm qua, kinh tế tư nhân nói chung đã cónhững bước phát triển đáng kể và từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nềnkinh tế nhiều thành phần ở nước ta Trên cơ sở đó chủ trương chung của cả nước,kinh tế tư nhân ở Vĩnh Phúc đã được chính quyền địa phương quan tâm tạo điềukiện để phát triển Đặc biệt gần đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị
Trang 23quyết:" Về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh", tạo điều kiệnthuận lợi để khơi dậy năng lực phát triển kinh tế ở địa phương, trong đó đã khuyếnkhích kinh tế tư nhân phát triển Sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòngcủa tỉnh được thể hiện trên các nội dung sau đây:
Thứ nhất, kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh
tế, cải thiện đời sống nhân dân Trên cơ sở đó mà góp phần bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực trong xây dựng quốc phòng của tỉnh.
Trước đây, Vĩnh Phúc là một bộ phận của tỉnh Vĩnh Phú ( gồm Phú Thọ vàVĩnh Phúc) Toàn tỉnh có khu công nghiệp Việt Trì tập trung ở đó hầu hết các nhàmáy xí nghiệp, cơ sở kinh tế thuộc kinh tế Nhà nước Đến khi tách tỉnh để tái lậptỉnh Vĩnh Phúc thì các cơ sở kinh tế của Nhà nước ở Vĩnh Phúc rất ít Các nhà máy
xí nghiệp, các cơ sở kinh tế của Nhà nước ở địa phương hầu như không đáng kể.Vĩnh Phúc được xếp là một trong những tỉnh nghèo của cả nước Tháng 11/1997,Đại hội Đảng bộ lần thứ XII tiến hành sau 10 tháng tái lập tỉnh đã nhận định:"VĩnhPhúc là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế đang còn ở mức thấp, kinh tếhàng hoá chậm phát triển, công nghiệp nhỏ bé, thu nhập tính theo đầu người cònthấp xa so với bình quân chung của cả nước" Khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ trọngcông nghiệp và xây dựng trong GDP là 12%, trong đó công nghiệp quốc doanh ở địaphương chỉ chiếm 2,1% trong ngành này Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và bước vàoxây dựng trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ đổi mới Tỉnh đã có nhiều chủtrương, chính sách và giải pháp tích cực phát huy nội lực, huy động mọi thành phầnkinh tế, mọi người, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển kinh tế -
xã hội, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, phồn vinh Trong khi lực lượng sản xuấtcủa tỉnh còn chưa phát triển, thì sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân là một thực tếkhách quan, xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của sản xuất, nâng cao đời sống và giảiquyết những vấn đề xã hội đặt ra trên địa bàn của tỉnh Do vậy tỉnh Vĩnh Phúc đã cónhiều nỗ lực trong phát triển khu vực này, coi đó là một trong những trọng tâm củacông cuộc đổi mới, bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững Thờigian qua, xét dưới góc độ tổng cung, kinh tế tư nhân đã cung cấp cho tỉnh một khốilượng lớn hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất vàđời sống xã hội Xét dưới góc độ tổng cầu, sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địabàn tỉnh đã làm tăng cả cầu tiêu dùng cho cá nhân và cầu cho tiêu dùng sản xuất,
Trang 24góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương " kích cầu" của chính phủ Trên cơ sở đó
mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thật vậy, với ưu thế nổi trội của kinh tế tư nhân làsuất đầu tư thấp, dễ chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp vớinhu cầu của thị trường, quy mô nhỏ phù hợp với năng lực quản lý và phát huy sángtạo của các hộ gia đình, nên đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân trongtỉnh tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống Đóng góp của khuvực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế của tỉnh tăng lên một cách vững chắc Năm
2000, trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, khu vực kinh tế tư nhân đóng góphơn 11% (954,4 tỷ đồng/8420,3 tỷ đồng) thì năm 2002 là hơn 13% (1495,6 tỷ đồng/11252,3 tỷ đồng) (xem phụ lục số 1)
Chỉ tính riêng năm 2000, kinh tế tư nhân của tỉnh đã chiếm 17,96% GDP trongtỉnh với giá trị là 522,9 tỷ đồng Năm 2001 kinh tế tư nhân đã nộp ngân sách tỉnhđược gần 36 tỷ đồng, năm 2002 đạt 50 tỷ đồng, chiếm 31,6% nguồn thu từ kinh tếđịa phương, chiếm 3,1% thu ngân sách trên địa bàn [9, 3] Sau 4 năm thực hiện Nghịquyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1997-2001), với sự phát triển của kinh
tế tư nhân, tổng GDP hàng năm của tỉnh tăng cao, bình quân là 17,6%, trong đócông nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng nhanh nhất, đạt bình quân là 75,7% Giá trịsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân là 5,8%/ năm, sản lượng lương thựcbình quân 35,6 vạn tấn/ năm, riêng năm 2000 đạt 40,2 vạn tấn; trong đó giá trị sảnxuất do khu vực kinh tế tư nhân tạo ra chiếm đến 85,5% giá trị sản xuất của toànngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã chỉlàm chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ là chính
Năm 2001 sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng cao với tổng giá trị đạt
6094 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2000; giá trị công nghiệp ngoài quốc doanhtăng 68% ( tăng cao nhất từ trước đến nay) Điều đáng chú ý là do công nghiệpngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài phát triển mạnh,nên thu ngân sách của địa phương tăng đột biến (gấp đôi), từ hơn 800 tỷ đồng năm
2001 lên hơn 1600 tỷ đồng năm 2002 [30] Ngân sách của tỉnh tăng cao là điều kiệnthuận lợi để tỉnh tăng nguồn chi cho hoạt động quốc phòng của địa phương Trong 5năm (1997- 2002) Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cung cấp hàng trăm triệu đồng cho cáchoạt động quốc phòng của địa phương, lấy từ ngân sách của tỉnh [30]
Trang 25Các ngành thương mại dịch vụ trong tỉnh cũng có bước phát triển nhanh chóng.Kinh tế tư nhân đã chiếm tỷ trọng lớn trong việc thực hiện tổng mức bán lẻ hànghoá, dịch vụ của tỉnh (xem biểu 1.3).
Biểu 1.3 Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Phân
018.44780.708
1.815.79
3370.3861.3351.427.25
216.820101.389
2.008.46
5426.4346841.545.89
035.45749.000
2.090.21
1430.8615651.619.05
739.72843.000
2.205.05
0457.2534251.622.95
084.4222.940
Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm
2001, Nxb Thống kê H 2002 [12, 164].
Năm 2002, hoạt động lưu thông hàng hoá trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc cónhiều thuận lợi, hàng hoá nhiều, đa dạng, phong phú Tổng mức bán ra của cả nămước đạt 2.842,6 tỷ đồng, trong đó kinh tế tư nhân thực hiện 2.316,5 tỷ đồng, chiếm72,83% tổng mức [8]
Nhìn vào bảng 1.3 và các số liệu thống kê ở trên cho thấy kinh tế tư nhân cóvai trò chủ yếu và ưu thế nổi trội hơn so với kinh tế nhà nước trong tổng mức bán
lẻ và doanh thu hàng hoá, dịch vụ trong tỉnh và ưu thế này có hướng ngày càngtăng trong tương lai
Trang 26Các cơ sở vận tải tư nhân chuyên nghiệp của tỉnh cũng liên tục phát triển và tănghàng năm Năm 1997 có 1.725 cơ sở, năm 1998 có 1.751 cơ sở, năm 1999 có 2.093
cơ sở, năm 2001 có 2.483 cơ sở, năm 2002 có 2.641 cơ sở [12, 181]
Lực lượng vận tải của khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận vận chuyển 90%khối lượng hàng hoá của tỉnh, giữ vai trò chủ yếu trong bảo đảm nhu cầu về vận tảiphục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trong tỉnh Đó cũngchính là lực lượng quan trọng tham gia vào lực lượng dự bị động viên bảo đảm vậnchuyển bộ đội và phương tiện vũ khí trang bị Trong các cuộc diễn tập phòng thủhoặc tác chiến khi chiến tranh xảy ra Tất nhiên để biến khả năng đó thành hiệnthực còn phụ thuộc lớn vào năng lực quản lý, huy động của các cơ quan quân sựlàm tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương; Biểu 1.4 cho thấy vai tròchủ yếu của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực vận tải ở Vĩnh Phúc
Biểu 1.4 Khối lượng hàng hoá vận chuyển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo
1.265,2
21,01.244,1
1.552,8
44,01.964,8
2.402,8
782.432,5
1997 giảm xuống còn 10% năm 2002; số hộ giàu đã tăng lên, nhiều địa phương đã
Trang 27hình thành các trung tâm phát triển kinh tế Hiện nay tỉnh có hàng trăm câu lạc bộlàm vườn, câu lạc bộ VAC, câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi và trang trại nôngnghiệp [21] Điều đó chứng tỏ kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong việcxoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy xã hộiphát triển giàu đẹp, dân chủ và văn minh.
Kinh tế trang trại nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển cả chiều rộng vàchiều sâu Riêng huyện Lập Thạch đã có 98 trang trại tư nhân với diện tích 290 ha,chiếm 37% tổng số các trang trại của tỉnh Phát triển kinh tế trang trại trong thờigian qua đã góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình, làm phong phú, đa dạng thêmnguồn nông sản hàng hoá, phục vụ tiêu dùng, chế biến, xuất khẩu, phủ xanh đấttrống, đồi trọc và tăng nguồn thu ngân sách của địa phương Năm 2002 tổng thucủa các trang trại tư nhân ở Lập Thạch đạt trên 2 tỷ đồng, chiếm 10% giá trị sảnlượng nông nghiệp [20]
Kinh tế tư nhân trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc đang được duy trì và pháttriển đã góp phần thiết thực giải quyết việc làm, cải thiện đời sống dân cư trên địabàn Theo số liệu thống kê thì ở Vĩnh Phúc hiện nay có khoảng 30 làng nghề, trong
đó Vĩnh Sơn ở huyện Vĩnh Tường có nghề nuôi rắn lưu truyền từ đời này qua đờikhác Nuôi rắn ở đây chiếm 64% tổng thu nhập toàn xã; nhiều hộ ở Vĩnh Sơn giàulên trông thấy nhờ rắn Những hộ gia đình có số vốn từ 100-200 triệu đồng khôngphải là hiếm, những hộ quy mô nhỏ cũng có số vốn từ 10-20 triệu đồng [13] Trong
số các làng nghề phi nông nghiệp của tỉnh, xã Tề Lỗ huyện Yên Lạc là một xã đilên làm giàu từ nghề mua bán, đại tu máy móc cũ, thu mua sắt vụn, sản xuất dépnhựa, nấu thép Đến nay xã có 17 hộ tư nhân có vốn vài tỷ đồng, 40 hộ có vốn từ
500 triệu đồng trở lên, có rất nhiều hộ giàu, chỉ có 3% hộ nghèo [19] Các hộ nôngdân và trang trại ở Vĩnh Phúc còn tham gia vào trồng và quy hoạch rau sạch thuộcloại lớn trong cả nước Đến nay đã có hơn 600 ha, với 4000 hộ nông dân tham giasản xuất Kết quả phát triển nấm ăn sạch của hộ nông dân và trang trại sau 4 nămthực hiện cũng cho kết quả đáng khích lệ, khẳng định tiềm năng phát triển lớn ởVĩnh Phúc Hiện nay Tỉnh có 20 làng nấm, 50 trang trại nấm, mang lại thu nhập trịgiá 4,5 tỷ đồng, lãi suất 2,6 tỷ đồng, giá trị ngày công đạt 30-40 ngàn đồng/1 laođộng Trồng nấm là nghề đầu tư ít lợi nhuận cao nhất trong nông nghiệp, góp phầncải thiện đời sống của nông dân trong tỉnh [7]
Trang 28Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân trong tỉnh đã góp phần đẩy nhanh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng tiến bộ, làm thay đổi bộ mặtcủa đô thị và nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc Theo kết quả điều tra kinh tế hộ gia đìnhtỉnh Vĩnh Phúc các năm 1999 và 2001 cho thấy, cơ cấu nguồn thu của hộ nông dân
đã thay đổi đáng kể Năm 1999 thu từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 61%; năm
2001 đã giảm xuống còn 44,3%; còn thu từ công nghiệp và dịch vụ lại tăng lêntương ứng từ 6,9% lên 20,18% trong tổng thu nhập [6, 3] Từ một tỉnh nôngnghiệp, Vĩnh Phúc đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế mới theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Năm 2002 công nghiệp chiếm 42,69%; dịch vụ: 30,48%;nông nghiệp 26,83% trong GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Bình quân 5 nămsau tái lập tỉnh tăng 16%, có năm đạt 20% Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường.Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt; 100% số xã có đường giao thông đếntrung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia; 98% số hộ được dùng điện Có 54%
số phòng học được kiên cố hoá, 60% số trạm y tế được xây dựng mới; trên 80% số
hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố; 51% số hộ có ti vi, tỷ lệ máy điện thoại trên 100dân đạt 3,05 máy; số hộ nghèo giảm xuống còn dưới 10% [27, 8]
Tóm lại, sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; đồng thời góp phần to lớntrong việc cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư Nó đã tạo ra nhiều việc làm tạichỗ cho người lao động Trên cơ sở đó góp phần giải quyết được mục tiêu " ly nôngbất ly hương" ở nông thôn, góp phần quan trọng để giữ chân nguồn nhân lực chocông việc quốc phòng ở địa phương Mặt khác, thông qua việc thúc đẩy thay đổi cơcấu ngành nghề và chuyển dịch lao động do nhu cầu của sản xuất kinh doanh, sựphát triển của kinh tế tư nhân đã tham gia vào quá trình phân bố lại lực lượng laođộng trong tỉnh, góp phần phân bố lại nguồn lực phục vụ cho nhu cầu xây dựng khuvực phòng thủ tỉnh, huyện Các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủcòn là nơi bổ xung, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, có chuyên môn kỹthuật, cơ cấu ngành nghề đa dạng phong phú cho lực lượng vũ trang Đồng thời khuvực này còn là nơi dự trữ phần lớn nguồn nhân lực dưới dạng dự bị động viên để sẵnsàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng Kinh tế tư nhân của tỉnh đã góp phầntăng cường tiềm lực kinh tế, tăng khả năng bảo đảm vật chất và nguồn lực có sứckhoẻ tốt cho cho quốc phòng ở địa phương Thực tế cho thấy, hiện nay kinh tế tưnhân ở Vĩnh Phúc là lực lượng chủ yếu sản xuất ra lương thực và thực phẩm sẵn
Trang 29sàng phục vụ cho nhu cầu quốc phòng của tỉnh Năm 2002, riêng sản lượng lươngthực của tỉnh đã đạt 39,78 vạn tấn; đàn trâu, bò đạt sấp xỉ 14,2 vạn con, đàn lợn đạt46,7 vạn con, đàn gia cầm đạt 5,2 triệu con Bên cạnh đó, nông dân trong tỉnh cònsản xuất được 2 vạn tấn rau sạch, 1004 tấn nấm tươi [25, 77] Đó là nguồn lươngthực, thực phẩm rất dồi dào, đang hàng ngày góp phần trực tiếp nuôi dưỡng lựclượng quân dự bị động viên và dân quân tự vệ trong tỉnh, đồng thời cung cấp mộtphần cho lực lượng bộ đội thường trực đóng quân ở địa phương Mặt khác với hơn
2641 cơ sở tư nhân kinh doanh vận tải chuyên nghiệp và hàng ngàn phương tiện cơgiới như ô tô, máy xúc, máy ủi, ca nô, tàu thuỷ.v.v… là tiềm năng dồi dào sẵn sànghuy động cho nhiệm vụ quốc phòng khi có yêu cầu Số phương tiện này đã dượcđăng ký vào phương tiện dự bị động viên của tỉnh và đã được huy động một phầnthực sự tham gia vào các đợt diễn tập phòng thủ tỉnh, huyện những năm gần đây Sựphát triển của kinh tế tư nhân còn làm tăng thêm nhiều cơ sở vật chất khác như cácphương tiện thông tin, máy nổ của các doanh nghiệp tư nhân, các trang trại, trong đó
có nhiều phương tiện hiện đại có thể được quy hoạch và sẵn sàng huy động chonhiệm vụ quốc phòng ở địa phương Tất cả những cơ sở vật chất mà nền kinh tế tỉnhtăng thêm trong những năm tái lập tỉnh với sự đóng góp quan trọng của kinh tế tưnhân đồng thời cũng là cơ sở vật chất của khu vực phòng thủ tỉnh, huyện
Thứ hai là, Phát triển kinh tế tư nhân góp phần ổn định chính trị, động viên tinh thần cho lực lượng vũ trang, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh.
Môi trường chính trị ổn định là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh
tế và xây dựng quốc phòng trên địa bàn tỉnh Nó được thể hiện ở mối quan hệ đoànkết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; mối quan hệ ổn định giữa các tổ chức xãhội, giữa các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế và các hộ gia đình, mối quan hệ quândân.v.v… Nó được thể hiện ở lòng tin của nhân dân trong tỉnh với Đảng và chínhquyền, ý chí quyết tâm thi đua, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, sản xuất kinh doanhđúng pháp luật Song để có được môi trường chính trị ổn định thì trước hết đườnglối, chủ trương chính sách và biện pháp thực hiện chung của Đảng và chính quyềnphải hợp với lòng dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân vì mục tiêu:" dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Từ khi kinh tế tư nhân được chínhthức thừa nhận, tồn tại như một tất yếu khách quan trên con đường phát triển kinh tếcủa đất nước theo định hướng XHCN Đời sống kinh tế của nhân dân trong đó cócác gia đình chính sách, gia đình cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang được cải
Trang 30thiện, nhờ đó mà niềm tin của quần chúng nhân dân vào đường lối, chính sách củaĐảng, Nhà nước, vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH được củng cố;trạng thái tinh thần của lực lượng vũ trang trong tỉnh ổn định Qua đó lợi ích cáctầng lớp trong xã hội được giải quyết hài hoà, củng cố thêm sự thống nhất trong khốiđại đoàn kết toàn dân Qua trao đổi ý kiến với hơn 50 người dân xã Liên Châu,huyện Yên Lạc cho thấy: 100% người được hỏi ý kiến đều cho rằng, chủ trương củaĐảng và Nhà Nước cho phép phát triển kinh tế tư nhân là hợp với nguyện vọng củanhân dân; tạo điều kiện cho họ được tự do phát huy sáng tạo, kinh doanh làm ăn,làm lợi cho mình và cho xã hội 100% người dân mong muốn ổn định chính trị để họyên tâm làm giàu Do vậy, việc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển đã củng cốniềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, từ đó mà góp phần trực tiếp giữ vững
ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Niềm tin đó còn được củng cố bởi NhàNước đã cam kết tôn trọng và bảo vệ tài sản hợp pháp của mọi công dân nên các chủ
sở hữu kinh tế tư nhân có thể yên tâm sản xuất kinh doanh, tích luỹ và truyền lại chothế hệ con cháu cả tài sản, kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh doanh Đây lànhân tố quan trọng gắn kết trách nhiệm của các thế hệ trong gia đình, tạo ra bầukhông khí đồng thuận trong xã hội nhân dân được tự do làm giàu nâng cao đờisống, do đó mà việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội trên địa bàn cũngluôn được quan tâm Không ít các chủ hộ cá thể, tiểu chủ và Doanh nghiệp tư nhântrong tỉnh đã có những cử chỉ cao đẹp trong đóng góp tiền, của tham gia vào phongtrào" Đền ơn đáp nghĩa" đối với các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có côngvới cách mạng, hỗ trợ các hoạt động của dân quân tự vệ Những cử chỉ đó cũng lànguồn động viên tinh thần của lực lượng vũ trang trong tỉnh, tăng cường thêm khốiđại đoàn kết toàn dân Tham gia giải quyết việc làm cho người lao động cũng là mộtđóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng trênđịa bàn tỉnh; đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách của địa phương.Nếu việc làm của người lao động được giải quyết tốt sẽ góp phần làm ổn định đờisống nhân dân, làm yên lòng dân; điều đó bảo đảm trực tiếp cho xã hội phát triển ổnđịnh và tiến bộ Với ý nghĩa đó, sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnhkhông chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tác động lớnđến đến tâm tư, tình cảm của người dân nói chung, của cán bộ chiến sỹ lực lượng vũtrang của tỉnh nói riêng Chúng ta biết rằng, hàng năm Vĩnh Phúc có hàng vạn thanhniên, học sinh và bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về chưa tìm được việc làm.Đây không chỉ là một sự lãng phí về nguồn nhân lực của xã hội, mà còn là nguyên
Trang 31nhân phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cướp, gây rối trật tự trị an, mại dâm,nghiện hút, buôn bán ma tuý v.v… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì
sự ổn định và phát triển xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý, huấn luyện quân
dự bị động viên và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; bởi lẽ, không có việc làm,đời sống khó khăn, người lao động sẽ rời bỏ địa bàn đi tỉnh khác ( thậm chí vàoNam Bộ) để làm ăn Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước trên địa bàn tỉnh khôngthể bảo đảm sử dụng hết lao động Vì vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân trongtỉnh đã góp phần quan trọng tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động, đem lạithu nhập hợp pháp, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn địnhchính trị -xã hội Theo kết quả điều tra chung của Bộ nông nghiệp và phát triển nôngthôn, thì bình quân mỗi cơ sở chuyên ngành nghề trên địa bàn tỉnh tạo ra việc làmthường xuyên cho 4-6 người; phần lớn những hộ ngành nghề kiêm nông nghiệp tựgiải quyết được việc làm trong hộ và thu hút thêm lao động dư thừa từ bên ngoài;nhiều làng nghề truyền thống đã tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 50% laođộng của địa phương và sử dụng được phần lớn số lao động nông nhàn Đến cuốinăm 2001, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã thu hút tạo việc làm cho gần
45 nghìn lao động, chiếm 7,69% tổng số lao động xã hội của tỉnh, góp phần giảmbớt những bức xúc về việc làm, tạo cho nhân dân thu nhập, xây dựng cuộc sống ổnđịnh ngay ở trên quê hương, góp phần giảm bớt những căng thẳng về quản lý xã hội,bảo đảm an ninh và trật tự xã hội Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần làmxuất hiện nhiều hộ kinh doanh giỏi ở nông thôn trong tỉnh Theo số liệu thống kênăm 2002 toàn tỉnh có 47,769 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp,bằng 74% số hộ đã đăng ký Trong đó có 7 hộ tiêu biểu được đi dự Hội nghị sảnxuất kinh doanh giỏi toàn quốc và 250 hộ được dự Hội nghị sản xuất kinh doanhgiỏi toàn tỉnh lần thứ nhất nhân dịp kỷ niệm lần thứ 72 năm ngày thành lập Hộinông dân Việt Nam Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh gắn liền vớiphong trào xây dựng gia đình văn hoá Trong năm 2002 toàn tỉnh có 126.870 giađình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá các cấp chiếm 41% số gia đình trong toàn tỉnh[21] Sự phát triển của kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi để các hộ giađình thi đua sản xuất kinh doanh giỏi làm cho đời sống của nhân dân trong đó cócác gia đình chính sách, gia đình của các quân nhân trong lực lượng vũ trang đượccải thiện, phong trào xây dựng gia đình văn hoá ngày càng được mở rộng góp phầnthiết thực vào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, niềm tin của nhân dân vàoĐảng, Nhà nước, chế độ XHCN được củng cố vững chắc hơn, thế trận lòng dân
Trang 32được củng cố đó là cơ sở quan trọng để giữ vững ổn định chính trị thực hiện thắnglợi công cuộc đổi mới của đất nước
Thứ ba, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cho phép tỉnh khai thác tối đa các nguồn lực kinh tế- xã hội để phát triển kinh tế và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Đổi mới kinh tế và dân chủ hoá đời sống kinh tế -xã hội theo tinh thần cácNghị quyết cuả Đảng và Pháp luật của Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI đến nay đã trở thành điều kiện, tiền đề quan trọng cho kinh tế tư nhân pháthuy sức mạnh và tiềm lực của mình, để cùng hợp tác và cạnh tranh với các TPKTtrong nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN
Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ởnước ta hiện nay góp phần giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực bêntrong và bên ngoài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Đây cũng là đòi hỏi của thực tiễn, của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, củng
cố và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới từng bước làm cho quan hệ sảnxuất ở nước ta ngày càng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.Với ưu thế là suất đầu tư thấp, quy mô vừa và nhỏ, uyển chuyển trong chuyểnđổi hướng kinh doanh, quản lý gọn nhẹ, kinh tế tư nhân rất có ưu thế trong tậndụng các nguồn lực sẵn có của địa phương: lao động, đất đai, tài nguyên thiênnhiên tại chỗ, công nghệ truyền thống… để phát triển sản xuất, cải thiện đời sốngcủa nhân dân trên địa bàn Những nguồn vật chất, công nghệ này tuy phân tántrong tỉnh nhưng lại rất đa dạng, phong phú và hầu như chưa được khai thác đúngmức hoặc chưa sử dụng một cách hiệu quả trong thời kỳ bao cấp Chẳng hạn, ở hầuhết các vùng trong tỉnh đều có sẵn các nguyên liệu cho đan lát, làm gạch ngói,chum, vại và vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, chế tạo đồ dùnggia đình Nhiều nơi có đất sét, cao lanh làm đồ gốm, sành sứ, thuỷ tinh, nguyênliệu làm giấy, chế tạo đồ gỗ, rèn đúc kim loại, chế biến đường mật, chế biến thuỷsản v.v… Thực tế cho thấy, nếu chỉ để khu vực kinh tế của nhà nước ở địa phươngkhai thác, thì không thể tận dụng tốt nguồn tài nguyên phân tán và đa dạng này Dovậy, sự đảm nhận của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực này là rất có hiệu quả Bản thâncác chủ thể kinh tế tư nhân với tổ chức và bộ máy của chính họ, do họ có toàn quyềnquyết định mọi vấn đề về kinh doanh, cho nên họ thường ra quyết định rất nhanh
Trang 33chóng Đây là yếu tố thời cơ tạo nên sự năng động, thành công của kinh tế tư nhângóp phần khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và công nghệ trong tỉnh.Vậy vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương cần có những chính sách thích hợp đểvừa khuyến khích khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và tài nguyên tạichỗ, vừa quản lý được các tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và cânbằng sinh thái ở địa phương.
Trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, tiền vốn, nhânlực, kinh tế tư nhân trong tỉnh sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngnăng động, hiệu quả, sản xuất và bán cái mà thị trường, xã hội cần Với việc thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, kinh tế tư nhân ở Vĩnh Phúc lại gópphần quan trọng tạo ra thế bố trí chiến lược, thế trận quốc phòng toàn dân vữngmạnh Thế trận quốc phòng toàn dân của tỉnh là việc tổ chức, bố trí, sắp xếp lựclượng, xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện đi đôi với xây dựng bố trí lựclượng cơ động mạnh của các đơn vị thường trực đóng quân trên địa bàn Xây dựngkhu vực phòng thủ vững chắc có ý nghĩa lớn đối với thế bố trí chiến lược của nềnquốc phòng toàn dân Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc là quá trình xây dựngtoàn diện, bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế -xã hội phát triển, quân sự và phòngthủ dân sự luôn được củng cố và kiện toàn Quá trình này đòi hỏi phải có sự thamgia đầy đủ và trách nhiệm cao của mọi thành phần kinh tế trong đó có vai trò củakinh tế tư nhân mà trực tiếp là hộ gia đình
Trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phươngtrong khu vực phòng thủ tỉnh, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tạo điều kiệnthuận lợi cho việc triển khai thế bố trí chiến lược và thế trận quốc phòng toàn dân
Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong khu vực phòng thủ làm cho sức dân ngàycàng mạnh, lòng dân phấn khởi, chính trị ổn định; đó là cơ sở vững chắc về chínhtrị- tinh thần trong khu vực phòng thủ Mặt khác sự phát triển của kinh tế tư nhân đãgóp phần phân bố lại dân cư, lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầuxây dựng thế quốc phòng toàn dân Sự phân bố ấy, nếu hợp lý sẽ khắc phục đượcnhững điểm trống, điểm trắng về dân số, tạo ra lực lượng lao động và chiến đấu tạichỗ, góp phần xây dựng thế bố trí hậu phương chiến lược, căn cứ hậu cần chiến đấuchiến lược và tại chỗ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Toàn bộ các cơ sởsản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, các phương tiện vận tải, thông tin liênlạc của kinh tế tư nhân nhất là của các doanh nghiệp trong tỉnh có thể sẽ trở thành
Trang 34các cơ sở vật chất phục vụ quân sự nếu chiến tranh xảy ra Điều đó đã được thực tiễncủa hơn 5 năm tái lập tỉnh, gắn liền với các chính sách biện pháp khuyến khích kinh
tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của tỉnh phát triển theo định hướngXHCN Chứng minh rõ
Trước hết, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong việckhai thác nguồn đất đai trong tỉnh Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là1.370 km2, đứng thứ 56 trong số 61 tỉnh, thành trong cả nước Đất đai ở Vĩnh Phúchình thành 3 vùng rõ rệt; đồng bằng, trung du, miền núi Nhìn chung, mật độ dân số
ở Vĩnh Phúc trên toàn diện tích đất đai là không cao: 115người/1km2 Năm 1996,trước khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, qua điều tra toàn tỉnh còn 19,91% đất đai chưađược khai thác sử dụng [11, 16] Số đất chưa được khai thác này chủ yếu là vùngđồng lầy, hoang hoá, một số bãi phù xa ven sông Hồng và một số đồi trọc ở cáchuyện miền núi của tỉnh Chỉ tính từ năm tái lập tỉnh cho đến nay, sự phát triểnmạnh mẽ của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp và nhiều trang trại tư nhân đãgóp phần chủ yếu trong khai thác, tận dụng nguồn lực đất đai mà trước đây chưađược sử dụng Theo số liệu thống kê, năm 2002 tỉnh Vĩnh Phúc có 294 trang trại cácloại, các trang trại này được thành lập chủ yếu để khai thác tận dụng các khu đầmlầy hoang hoá và các đồi núi trọc trong tỉnh Năm 2002 tổng thu của các trang trạitrong tỉnh đạt 6 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% giá trị sản lượng nông nghiệp Các trangtrại cùng với các hộ gia đình đã góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng độ chephủ từ 18% năm (1999) lên 22% năm 2002 [29, 4] Như vậy sự tham gia của kinh tế
tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đã có vai trò chủ yếu trong tận dụng nguồn lựcđất đai để phát triển kinh tế của tỉnh
Đối với diện tích mặt nước, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phầnquan trọng trong tận dụng mặt nước, đầm, ao, hồ, sông, suối của tỉnh vào việcnuôi, trồng và khai thác thuỷ sản Đến nay hơn 70% số đầm, ao, hồ của tỉnh đãgiao khoán cho tư nhân để phát triển kinh tế thuỷ sản, mỗi năm cho thu hoạch hơn
2000 tấn thuỷ sản các loại, chiếm 80% sản lượng thuỷ sản của toàn tỉnh Một sốcác khe suối đã được nhân dân tận dụng nguồn nước để xây dựng trạm thuỷ điện tưnhân Đến nay nhân dân ở địa phương ở ven núi Tam Đảo đã lợi dụng các khe suối
để xây dựng được hơn 50 trạm thuỷ điện nhỏ phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinhhoạt và phục vụ một số hoạt động dịch vụ cho khu du lịch chùa Tây Thiên- TamĐảo [29 6]
Trang 35Đối với các nguồn tài nguyên khác, theo đánh giá chung thì Vĩnh Phúc với lợithế là có dãy núi Tam Đảo với trữ lượng tương đối lớn về đá, sỏi; vùng đồi BìnhXuyên, Mê Linh có trữ lượng phong phú về đất sét, cao lanh; đặc biệt vùng vensông Hồng có tiềm năng lớn về cát trắng xây dựng nên kinh tế tư nhân ở VĩnhPhúc tập trung hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong khai thác vật liệu xâydựng như đá, cát, sỏi, đất sét Tính đến thời điểm ngày 31/12/2002 Vĩnh Phúc có
107 doanh nghiệp của tư nhân và 230 cơ sở cá thể tham gia khai thác nguồn đá,cát, sỏi, đất sét phục vụ cho nhu cầu kiến thiết, xây dựng của tỉnh Năm 2002 bộphận này đã khai thác được hơn 200 nghìn m3 đá các loại, 250.000 m3 cát sỏi; hơn
100 nghìn m3 đất sét và cao lanh phục vụ sản xuất gạch và sành sứ Khu vực kinh
tế tư nhân khai thác đá, sỏi, cát, đất sét chiếm gần 80% lượng khai thác của toàntỉnh [28, 7] Như vậy khu vực kinh tế tư nhân cũng là lực lượng đóng vai trò chủyếu trong khai thác một số nguồn lực tự nhiên của tỉnh
Đối với nguồn lực về vốn: thực tế cho thấy trước đổi mới, vốn cho tổng đầu
tư xã hội chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, mà lượng vốn này không nhiều, chưađáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của xã hội Sau đổi mới,đặc biệt là từ năm 1990 đến nay, tổng vốn đầu tư xã hội ngoài ngân sách nhà nước
đã tăng lên đáng kể và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh
tế tư nhân trong khai thác nguồn lực vốn của xã hội Theo số liệu điều tra tình hìnhphát triển kinh tế tư nhân ở Vĩnh Phúc năm 2000, tổng số vốn đầu tư của các hộkinh doanh cá thể và doanh nghiệp của tư nhân là 639.533 triệu đồng, chiếm25,64% trong tổng số vốn đầu tư xã hội của địa phương; trong đó tổng vốn đầu tưcủa các hộ kinh doanh cá thể là 221.214 triệu đồng, chiếm 8,87% trong tổng vốnđầu tư xã hội của địa phương Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân là418.319 triệu đồng, chiếm 16,77% trong tổng vốn đầu tư xã hội của địa phương[10, 15] Như vậy kinh tế tư nhân ở Vĩnh Phúc đã góp phần khai thác 1/4 lượngvốn trong tổng đầu tư của tỉnh Lượng vốn của kinh tế tư nhân tham gia vào đầu tưphát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng đã khẳng định vai trò cần thiết của nótrong khai thác nguồn lực vốn trong tỉnh, khẳng định tính đúng đắn của các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kinh tế tư nhân, đã tạo chongười dân yên tâm hơn trong việc bỏ vốn vào kinh doanh
Về nguồn lực lao động trong tỉnh: cuối năm 2001 khu vực kinh tế tư nhân đã thuhút và tạo việc làm cho gần 45 nghìn lao động, chiếm 7,69% tổng lao động xã hội của