1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Canxi hidroxit trong thực hành lâm sàng

14 1,5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 384,18 KB

Nội dung

Tronstad và cộng sự quan sát ở răng khỉ đã băng thuốc cho thấy nồng độ OH– ở ngà lớp trong cao hơn ở lớp ngoài, pH của cementum thì không đổi nhưng những nơi không có cementum bao phủ độ

Trang 1

Calcium hydroxide

Năm 1920 Hemanm dùng Calcium hydroxide để che tủy trực tiếp, gián tiếp, kích thích đóng chóp, kích thích sự hình thành chân răng, điều trị tiêu ngót chận răng, thủng chân răng, gãy chân răng, cắm răng lại, băng thuốc trong nội nha Mặc dù được dùng nhiều mục đích khác nhau nhưng cơ chế hoạt động vẫn chưa rõ ràng Giả thiết do độ pH cao nên Calcium hydroxide có tính diệt khuẩn và kích tích sự tạo cầu ngà

A Đại cương

I Đặc tính của Calcium hydroxide

Calcium hydroxide là bột không màu không mùi, màu trắng, khối lượng phân tử 74.08, hoà tan trong nước ít (1.2g/lít ở 25oC) độ hoà tan tăng khi nhiệt độ tăng, không hoà tan trong alcohol, dung môi có độ pH từ 12.5 đến 12.8 Tính hoà tan thấp là đặc tính tốt trong lâm sàng nó giúp Calcium hydroxide tồn tại lâu ít bị hoà tan trong dịch mô

Về sinh học nó là chất kiềm mạnh tác dụng lên mô sống làm phân huỷ mô cứng và diệt khuẩn Theo Rehman và cộng sự, Calcium hydroxide bị thủy phân thành ions Ca2+ và ions OH–, ions OH– quyết định tính kiềm của Calcium hydroxide và khả năng diệt

khuẩn

Ca(OH)2 ↔ Ca2+ + 2 OH–

Wang và Hume đã đo sự khuyếch tán của OH– vào ngà răng giữa một xoang mặt nhai

và một buồng tủy chứa nước muối sinh lý bằng máy đo độ pH trong 16 ngày Sau khi lấy ngà răng ở nhiều độ sâu cho thấy lượng OH– này khuếch tán chậm và ngà răng cũng có khả năng trung hoà OH– Tronstad và cộng sự quan sát ở răng khỉ đã băng thuốc cho thấy nồng độ OH– ở ngà lớp trong cao hơn ở lớp ngoài, pH của cementum thì không đổi nhưng những nơi không có cementum bao phủ độ pH sẽ cao hơn Fuss và cộng sự đo sự thay đổi pH của dịch quanh những răng được điều trị với Calcium

hydroxide trong 10 ngày và nhận thấy có sự thay đổi rất ít Nerwich nhận thấy sự

khuyếch tán OH– ở vùng cổ răng khuyếch tán nhanh hơn ở vùng chóp

Sự khuyếch tán này được giải thích do ngà có tính thấm, do tương tác của ngà và các ions OH– Tính thấm của ngà răng dựa vào giải phẫu, mật độ, chiều dài, kích thước và dịch ngà (lượng dịch và điện tích của dịch ngà), ions OH– cũng chịu ảnh hưởng lớn tính trung hoà, tính hấp thụ và điện tích của ngà răng

Trang 2

Sự khuyếch tán của ions OH– vào ngà răng khởi đầu là sự khuyếch tán vào ngà quanh tủy, lúc này tính thấm của ngà là yếu tố chính do khối lượng ngà không đủ để trung hoà hay hấp thu ions OH– Khi ions OH– tiếp tục xuyên qua ngà răng thì kích thước ống ngà giảm, khi đó đặc tính trung hoà là chủ yếu vì khối lượng ngà tăng lên Ions OH– phải vượt qua các ảnh hưởng này trước khi tiếp tục khuếch tán Cuối cùng sau 2-3 tuần toàn bộ chiều dày của lớp ngà được bão hoà bởi ions OH– (Điều này được chứng minh khi độ pH lớp ngà ở bề mặt tăng lên) lúc này tính thấm của ngà răng quyết định sự khuyếch tán của ions OH–

II Chuẩn bị Calcium hydroxide

Calcium hydroxide dạng bột được trộn với chất chuyên chở thích hợp sẽ cho ra dạng paste, paste này có tính kiềm cao Khi dùng trong nội nha người ta cho thêm vào chất cản quang hoặc chất khác để cải tiến tính chất hoặc cho vào chất có tính kháng khuẩn

Theo Estrela và Pesce, chất chuyên chở có một mối liên quan trực tiếp đến nồng độ và tốc độ phóng thích ions cũng như mức độ kháng khuẩn của paste khi đặt vào vùng nhiễm khuẩn Barbosa và cộng sự nhận thấy khi thêm chất làm tăng sức căng bề mặt vào dung dịch Calcium hydroxide bão hòa sẽ cải thiện tính sát khuẩn và tác động làm sạch Ozcelik và cộng sự so sánh sức căng bề mặt khi cho Calcium hydroxide với các chất chuyên chở khác, kết luận sức căng bề mặt sẽ thấp nhất khi dùng dung dịch thuốc

tê và cao nhất khi dùng nước muối và dung dịch Ringer

Chọn lựa chất chuyên chở thích hợp rất quan trọng Stamos và cộng sự kết luận khi cho Calcium hydroxide vào chất chuyên chở thì sẽ xảy ra phản ứng hoá học làm giảm độ

pH Sự thay đổi độ pH sẽ thay đổi đặc tính điều trị Khi trộn Calcium hydroxide với lidocaine, mepivacaine, nước muối thì độ pH của nó là như nhau

Nhìn chung thì có 3 nhóm chất chuyên chở được dùng ở 3 dạng là nhờn, nhầy và dầu:

•Nhóm nhờn thì chất chuyên chở chủ yếu là nước, nước muối, thuốc tê (có hay không

có chất co mạch) và dung dịch Ringer Loại nhờn có độ hoà tan cao khi tiếp xúc với mô hoặc dịch mô nó sẽ bị hoà tan rất nhanh và bị hấp thu bởi đại thực bào

• Nhóm nhầy thì chất chuyên chở cơ bản vẫn là nước nhưng sự phóng thích ions OH–

sẽ chậm hơn do đó sẽ có tác động kéo dài hơn, nhóm này khó tan hơn nhóm nhờn Các chất chuyên chở khác dùng cho nhóm nhầy là polyethy glycerin và propylen

•Nhóm dầu không hoà tan trong nước vì nó là chất dầu nên tính hoà tan và khả năng phân tán của paste vào mô là thấp nhất, các chất chuyên chở là dầu oliu, dầu silicone, camphor, metacresyl acetate

Trang 3

Những tình huống lâm sàng yêu cầu sự phóng thích nhanh ions OH– thì ta cần dùng chất chuyên chở dạng nhờn, từ từ và đồng nhất ta dùng chất chuyên chở dạng nhầy Dạng dầu hạn chế sử dụng, chỉ dùng khi cần sự phóng thích ions OH– rất chậm

B Ứng dụng của Cacium hydroxide

I Dùng Calcium hydroxide làm chất băng thuốc nội nha

Vi khuẩn và sản phẩm của nó được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tuỷ và quanh chóp Mục đích của điều trị nội nha hiện đại ở những răng bị viêm quanh chóp là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong ống tuỷ Các dữ liệu cho thấy khi chỉ dùng dụng cụ cơ học thì không thể loại trừ hết vi khuẩn và các sản phẩm của vi khuẩn

Calcium hydroxide được coi là chất băng ống tuỷ hiệu quả nhưng tính chất này không được ổn định lắm Khi tiếp xúc với Calcium hydroxide có rất ít vi sinh vật mà có thể tồn tại nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của Calcium hydroxide chẳng hạn như giải phẩu phức tạp của ống tủy cản trở việc nhồi đặc Calcium hydroxide trong ống tuỷ

1 Tác động kháng khuẩn của Calcium hydroxide

Hầu hết vi khuẩn trong bệnh lý tủy không thể sống được trong môi trường kiềm tính cao của Calcium hydroxide Bystrom và cộng sự ghi nhận sau một thời gian ngắn tiếp xúc trực tiếp với Calcium hydroxide sẽ thấy một số ống tủy loại trừ được vi khuẩn Do ions OH– có những gốc phóng thích ra oxidant cao, các gốc này có thể phản ứng với các phân tử sinh học Tác động này mạnh và không phân biệt được vì hiếm khi nó phân tán ra khỏi nơi tạo ra nó Hiệu quả gây chết của nó tác động chủ yếu lên vi khuẩn theo

3 cơ chế sau:

a Làm tổn hại màng tế bào chất của vi khuẩn:

Màng tế bào chất của vi khuẩn có chức năng quan trọng đối với vi khuẩn như tính thấm chọn lọc, sự chuyên chở các dung dịch, các điện tử và sự photpho hoá ở những loài hiếu khí Sự tiết ra diếu tố thủy giải, diếu tố và phân tử chuyên chở có chức này trong

sự sinh tổng hợp DNA, polymer màng tế bào, lipit của màng, receptor, protein hoá

Trang 4

hướng đông và những hệ thống dẫn truyền thần kinh

Ions OH– sẽ gây nên sự perosit lypit dẩn đến sự phá hủy thành phần phospho lypit của màng tế bào Các ions OH– sẽ loại bỏ hidro nguyên tử ra khỏi axit béo chưa bão hoà và tạo ra những gốc không có lypit Những gốc không có lypit phản ứng với oxi tạo ra những gốc peroxide lypit Những gốc này sẽ tiếp tục loại bỏ hidro nguyên tử ra khỏi axit béo thứ 2 và tạo ra peroxide lypit khác Do đó peroxide lypit tự nó sẽ tác động như một gốc tự do, khởi đầu cho một chuỗi phản ứng biến dưỡng gây ra sự mất những axit béo chưa bão hoà kết quả là sự tổn thương cho màng tế bào

b Biến tính protein

Sự biến dưỡng tế bào chủ yếu dựa vào sự hoạt động của nhiều các diếu tố, các diếu tố này có hoạt động tối ưu và ổn định trong một giới hạn của độ pH, giới hạn này xoay chung quanh nồng độ pH trung tính Sự kiềm hoá của Calcium hydroxide sẽ gây ra sự phá hủy các mối nối ions, mà các mối nối ions giữ vai trò duy trì cấu trúc bậc 3 của protein Những thay đổi này một cách thường xuyên sẽ làm mất hoạt động sinh học của các diếu tố do đó là mất đi sự biến dưỡng của tế bào

c Tổn hại DNA

Ions OH– sẽ tác động lên DNA của vi khuẩn gây ra sự cắt đứt cấu trúc xoắn kép, sự sao chép DNA bị ngăn chặn và hoạt động của tế bào bị xáo trộn Các gốc tự do sẽ gây nên những đột biến chết tế bào

Một cơ chế khác giải thích tác động kháng khuẩn của Calcium hydroxide là do khả năng hấp thu CO2 trong ống tủy, CO2 này là chất cần thiết cho vi khuẩn, ví dụ

Fusobacterium, Bacteroides, Porphyromonas và Streptococcus Nếu ions OH– hấp thụ CO2 thì những vi khuẩn lệ thuộc CO2 không thể tồn tại, vì vậy việc sử dụng Calcium hydroxide băng thuốc ống tủy sẽ làm xáo trộn mối tương quan qua lại về dinh dưỡng của các vi khuẩn với nhau Nó sẽ loại bỏ một số loại vi khuẩn mà sự tồn tại của những

vi khuẩn này là cần thiết cho sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn khác Và nó sẽ để lại một số loại vi khuẩn mà sự tồn tại của những vi khuẩn này kìm hãm sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn khác

Trang 5

Bystrom và cộng sự trong một nghiên cứu lâm sàng nhận thấy các ống tủy điều trị với Calcium hydroxide sẽ có ít vi khuẩn hơn với CMCP hoặc CP là do Calcium hydroxide có thể nhồi vào tủy chân răng và các ions OH– có thể phóng thích trong một thời gian dài Stenvens và Grossman cũng nhận thấy Calcium hydroxide có hiệu quả trong ngăn ngừa

sự tăng trưởng của vi sinh vật nhưng ở một mức độ hạn chế so với CMCP và nhấn mạnh việc cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp để có được sự diệt khuẩn

Calcium hydroxide phát huy tác dụng kháng khuẩn trong ống tủy mạnh khi pH cao được duy trì Khi sử dụng Calcium hydroxide như một chất băng ống tủy thì ions OH– phải cần được phân tán xuyên qua ngà răng và những phần mô tủy còn sót Các

nghiên cứu đã chứng minh các ions OH– từ Calcium hydroxide sẽ phân tán qua ngà chân răng

Bên cạnh các nghiên cứu đầy khả quan đó thì một số nghiên cứu cho kết quả ngược lại DiFione nhận thấy ions OH– không có tác động kháng khuẩn ở dạng paste hoặc ở những dạng làm sẵn, chẳng hạn Pulpdent không có tác dụng khi dùng điều trị vi khuẩn

S Sanguis Siqueira và cộng sự cũng cho kết quả tương tự Haapasalo và Orstavik báo cáo rằng Calcium hydroxide dạng paste (Calasept) không loại bỏ vi khuẩn trong ống ngà dù là phần nông của ống ngà Safavi và cộng sự nhận thấy E Faecium vẫn sống trong ống ngà bằng hỗn hợp Calcium hydroxide và nước muối Haapasalo và Orstavik nhận thấy Calcium hydroxide cần đến 10 ngày để vô trùng ống ngà bị nhiễm khuẩn Siqueira và Uzeda nhận thấy Calcium hydroxide không hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn E Feacalis và F Nucleatum sau một tuần tiếp xúc

Một số yếu tố giải thích tính không hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn trong ống ngà là:

•Ngà răng có tính đệm là do sự hiện diện các chất cung cấp proton như H2PO4-,

H2CO3- và HCO3- nằm trong lớp hydroxyapatite ngậm nước để giúp cho pH không thay đổi

•Sự sắp xếp của những tế bào vi khuẩn đóng khúm trong thành ống tủy cũng có thể làm giảm tác động kháng khuẩn của ions OH– vì những tế bào ở ngoại biên của khúm

sẽ che chở cho những tế bào nằm ở sâu trong ống ngà

•Sự phân nhánh, những eo và sự gồ ghề của ống tủy phụ cũng góp phần bảo vệ vi khuẩn khỏi tác động của OH–

Một trong những khiếm khuyết của Calcium hydroxide là không có khả năng diệt vi khuẩn Enterococcus hiệu quả Những vi khuẩn này hiện diện trong những ống tủy chân răng điều trị thất bại F Faecalis kháng với những loại băng thuốc kể cả Calcium

hydroxide Evans và cộng sự nhận thấy loại vi khuẩn này kháng với Calcium hydroxide

Trang 6

có pH 11.1 nhưng không kháng ở pH 11.5 Việc điều trị trước với Calcium hydroxide có

pH 10.3 dẫn đến sự thích nghi của vi khuẩn này khi tiếp xúc với Calcium hydroxide có

pH 11.5 sau đó Các tế bào E Faecalis vẫn tồn tại khi sự tổng hợp protein bị ngăn chặn

do tiếp xúc với Calcium hydroxide Tuy nhiên việc thêm vào những chất ngăn cản

những bơm proton như CCCP thì nó làm giảm đáng kể sự sống của E Faecalis trong Calcium hydroxide Nói cách khác người ta kết luận sự sống của E Faecalis trong

Calcium hydroxide không liên quan với sự tổng hợp protein nhưng sự bơm proton chức năng thì quan trọng cho sự sống còn của E Faecalis trong môi trường pH cao

Thời gian cần thiết để Calcium hydroxide vô khuẩn ống ngà đến nay vẫn chưa được biết Những nghiên cứu lâm sàng cho những kết quả khác nhau thậm chí là ngược nhau Bystrom và cộng sự chứng minh rằng Calcium hydroxide loại bỏ một cách hiệu quả các vi sinh vật khi đặt thuốc 4 tuần Reit và Dahlen thấy sự nhiễm trùng vẫn tồn tại trong 26% ống tủy sau 2 tuần băng thuốc với Calcium hydroxide Sjogren và cộng sự nhận thấy băng thuốc với Calcium hydroxide 1 tuần thì loại bỏ vi khuẩn trong ống tủy trong 100% trường hợp Barbosa và cộng sự nhận thấy 26,7% trường hợp băng thuốc với Calcium hydroxide trong 1 tuần cho kết quả nuôi cấy dương tính Những khác biệt trong kết quả trình bày có thể do phương pháp nghiên cứu, ví dụ cỡ mẫu quá nhỏ

2 Tác động khử nội độc tố vi khuẩn

Mô tủy nhiễm khuẩn chứa nhiều yếu tố sinh học bao gồm các tế bào viêm, mô hoại tử

và vi khuẩn Sự hiện diện của vi khuẩn đưa đến hình thành những chất thải của quá trình trao đổi chất và những thành phần của tế bào vi khuẩn chết như là nội độc tố Schein và Schilder ghi nhận rằng tủy hoại tử có lượng nội độc tố gia tăng Schonfeld đã chứng minh nội độc tố trong các sang thương quanh chóp có tương quan mật thiết với

u hạt

Nội độc tố, hay nói chính xác hơn là PS là 1 thành phần vỏ tế bào vi khuẩn Gr (-) Phân tử lớn này là chất trung gian của quá trình viêm sẽ được kích hoạt sau khi tế bào

vi khuẩn chết đi Theo Olenchock, những tế bào vi khuẩn Gr (-) này c n có thể bị thực bào bởi đại thực bào và phóng thích nội độc tố có độc tính cao hơn

Theo Safavi, LPS kích thích tạo ra prostaglandins, leukotrienes, yếu tố kích hoạt tiểu cầu, bổ thể 3a và 5a, interleukin-1 và các chất khác, sự kích hoạt những chất trung gian này gây ra phản ứng viêm và hình thành mô hạt viêm LPS giữ vai trò chính trong quá trình tiêu xương quanh chóp do PS thông qua lipit A kích thích những tế bào miễn

Trang 7

dịch tiết ra những chất trung gian hấp thụ xương như prostaglandin E2 Các tác giả Safavi và Nichols, Barthel và cộng sự, Olsen và cộng sự đều nhận thấy sử dụng Calcium hydroxide trong 1 tuần có thể khử được nội độc tố vi khuẩn nhờ sự thủy phân mối nối ester trong chuỗi lipid A phóng thích ra những axit béo tự do, những axit béo này

không có độc tính

II Đóng chóp chân răng (apexification)

Được định nghĩa là sự tạo lên một môi trường mà trong đó các mô của ống tủy và vùng quanh chóp sau khi tủy chết có thể tạo được một hàng rào vôi hoá ở đỉnh chóp Hàng rào vôi hoá này cấu tạo bởi cementum, xương, mô tương tự xương Việc tạo ra môi trường này bao gồm việc làm sạch và tạo hình ống tủy để loại bỏ mảnh vụn và vi

khuẩn, sau đó đặt vật liệu kích thích đóng chóp vào ống tủy đến tận chóp răng Paste Calcium hydroxide thuần túy là vật liệu hữu hiệu, việc thêm những thuốc khác vào Calcium hydroxide sẽ không cho hiệu quả đóng chóp

Trong quá khứ người ta cũng cố gắng thực hiện việc đóng chóp chân răng nhưng kỹ thuật này được nói nhiều hơn sau khi Frank trình bày 3 trường hợp làm sạch, rửa và đặt paste CPC và calcium hidroxide Chụp film X quang 3 tháng, 6 tháng sau thấy có một hàng rào ở chóp chân răng Mặc dù vậy thì sự đóng chóp chân răng vẫn xảy ra với nhiều vật liệu thậm chí ngay cả khi chỉ đơn thuần là làm sạch ống tủy

Theo Kleier and Barr thì thời gian để đóng chóp là 6 đến 24 tháng (Trung bình là 1 năm

± 7 tháng) Tuy nhiên có trường hợp cần đến 4 năm để đóng chóp hoàn toàn Y văn không thống nhất với nhau về quãng thời gian để có sự đóng chóp chân răng Theo Tronstad và cộng sự thì cứ mỗi 3 đến 6 tháng thì đặt Calcium hydroxide lại là tốt nhất Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng chỉ cần đặt lại sau khi có sự tiêu của paste

Chosack nhận thấy sau khi đặt Calcium hydroxide thì việc lặp lại hằng tháng, 3 tháng hay trong 6 tháng thì cũng không khác nhau Trong thời gian chờ đợi đóng chóp nếu có một sự nhiễm trùng hay dấu hiệu của sự tái nhiễm khuẩn thì cần làm sạch và trám lại với paste Calcium hydroxide Nếu sự đóng chóp không hoàn toàn thì tiếp tục nhồi

Calcium hydroxide và tái khám định kỳ

Theo Grossman những trường hợp mô tủy vùng chóp còn sót lại không bị tổn hại nếu

có lớp tế bào tạo ngà bào đi kèm thì nó có khả năng hoạt động trở lại, hình thành chất căn bản và sự khoáng hóa với sự điều khiển bởi biểu mô Hertwigis do đó chân răng có thể tiếp tục hình thành chóp Pitt Ford cho rằng sự hình thành chóp sẽ phụ thuộc vào mức độ hoại tử ban đầu, tủy buồng có thể chết hoặc bị viêm không hồi phục nhưng cần thiết là vùng tủy cận chóp còn lành mạnh (vùng tủy cận chóp khi chưa đóng chóp giàu

Trang 8

mạch máu nên có thể duy trì sự lành mạnh dù tủy buồng có thể đã hoại tử), nếu có hoại tử hay hình thành apxe ở vùng quanh chóp thì biểu mô Hertwigis có thể đã bị phá huỷ hoàn toàn

III Hình thành chóp chân răng (Apexogenesis)

Sự hình thành chóp chân răng được định nghĩa là khi điều trị một trường hợp tủy sống

ở một răng chưa trưởng thành vẫn cho phép sự tăng trưởng chân răng tiếp tục và đóng chóp chân răng Các kỹ thuật điều trị để hình thành chóp chân răng bao gồm lấy tủy buồng một phần và lấy tủy buồng toàn bộ Calcium hydroxide là vật liệu dùng trong lấy tủy buồng hữu hiệu mặc dù có độ kiềm tính cao, các loại hợp chất khác như amonium hidroxide cũng có tính kiềm nhưng sẽ gây ra hoại tử hoá lỏng khi đặt trực tiếp lên mô tủy

Ions Ca2+ của Calcium hidroxide không tham gia vào quá trình hình thành cầu ngà Theo Sciaky và Pisanti thì ions Ca2+ trong quá trình hình thành cầu ngà được hệ tuần hoàn đem đến Người ta dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ để xác định việc trên

Theo Schroder và Granath, cơ chế dẫn đến sự hình thành cầu ngà bên dưới Calcium hydroxide có thể do Calcium hydroxide gây ra một sự hoại tử đông đặc trên bề mặt mô tuỷ Sự hoại tử đông đặc được khởi đầu bằng sự tổn hại các mạch máu do Calcium hydroxide gây ra trên các mao mạch gần nơi tiếp xúc Độ pH cao của Calcium

hydroxide duy trì được tình trạng kiềm tính và tình trạng này cần cho sự hình thành ngà Các tế bào bên dưới vùng hoại tử đông đặc có sự bão hoà ions Ca2+ và phân hóa thành những tế bào tương tự tạo ngà bào Schroder và Granath quan sát cấu trúc bề mặt của cầu ngà quay về phía cổ răng bằng kính hiển vi điện tử quét và kính hiển vi quang học nhận thấy có lỗ mở của những ống ngà và bao quanh là những bó sợi

collagen tương tự những gì ta thấy ở chất tiền ngà

Seltzer và Bender cho rằng Calcium hydroxide sử dụng che tủy hay dùng trong lấy tủy buồng thì có 2 tác dụng phụ

•Gây ra sự khoáng hóa trong ống tủy và cản trở việc nội nha sau đó

•Có hiện tượng viêm mạn tính dẫn đến khả năng bị nội tiêu

IV Sử dụng Calcium hydroxide trong tiêu ngót chân răng

Sự tiêu ngót chân răng được xác định khi có sự tiêu ở cementum hoặc/ và ngà răng, dựa trên vị trí và sự tiêu ngót người ta chia thành nội tiêu hay ngoại tiêu

Trang 9

Calcium hydroxide có ảnh hưởng đến vùng tiêu ngót bằng cách làm giảm hoạt động hủy xương và kích thích sự sửa chữa, tác dụng này do tính kiềm và khả năng thẩm thấu của Calcium hidroxide Trong quá trình tiêu ngót, hoạt động của các diếu tố hủy xương diễn ra trong môi trường axit, Calcium hydroxide tạo ra môi trường kiềm trung hoà tác dụng này và gây ra sự lắng đọng của mô cứng

Frank và Weine báo cáo sử dụng Calcium hydroxide kết hợp với CMCP điều trị nội tiêu, nhận thấy có sự hình thành những mô tương tự cementum và xương ở những vùng bị khiếm khuyết Sau khi đặt paste Calcium hydroxide vào những vùng bị tiêu ngót thì ở lần hẹn tiếp theo Calcium hydroxide làm hoại tử tất cả những mô tủy còn sót lại trong các khe rãnh của phần nội tiêu Phần hoại tử sẽ được lấy đi bằng cách bơm rửa với NaOCl

Theo Chivian Calcium hydroxide nên đặt vào vùng tiêu ngót mỗi 3 tháng cho đến khi sự tiêu ngót chấm dứt Cvek cho rằng sự ngoại tiêu liên quan đến mô tủy hoại tử, muốn chấm dứt cần làm sạch và sát trùng ống tủy Khi ngoại tiêu là do chấn thương khớp cắn cũng cần phải lấy tủy, điều trị bằng Calcium hydroxide và giải quết các vấn đề về khớp căn Sau khi điều trị chỉnh nha nếu sự ngoại tiêu vẫn diễn ra tiếp tục ở giai đoạn chỉnh hình duy trì ta cần phải lấy tủy và điều trị với Calcium hidroxide Andreasen đã điều trị thành công sự tiêu ngót chân răng do viêm ở 9 trong 10 trường hợp với Calcium

hydroxide

V Điều trị răng bị rơi ra

Những răng bị rơi ra có chóp răng đóng và thời gian ở ngoài miệng trên 1 giờ, cần điều trị nội nha trước khi cắm lại hoặc sau khi cắm lại 1 tuần đến 10 ngày Theo Trope trong một số trường hợp nếu việc nội nha bị trì hoẵn quá lâu hoặc có tiêu ngót thì việc điều trị sẽ là Calcium hydroxide lâu dài trước khi trán bít Ông nhấn mạnh việc bắt đầu nội nha tối đa là 7 đến10 ngày sau khi cấp cứu Ích lợi của việc dùng Calcium hydroxide lâu dài là giúp đặt một chất trám bít tạm thời cho đến khi hồi phục lại các dây chằng nha chu Theo Cvek, việc thay thuốc mỗi 3 tháng và kéo dài từ 6 đến 24 tháng thì cho kết quả thành công cao

Hai nghiên cứu của Hammarstrom cùng cộng sự và Lengheden cùng cộng sự cảnh báo việc dùng Calcium hydroxide ở răng bị rơi ra có bề mặt chân răng bị tổn thương là chống chỉ định vì nguy cơ gây hoại tử những tế bào nằm trên bề mặt chân răng

VI Che tủy gián tiếp

Trang 10

Che tủy gián tiếp là kỹ thuật giúp bảo vệ tuỷ ở những răng sâu mà không có biểu hiện lâm sàng của tổn thương tuỷ Mục đích chính là làm ngưng quá trình sâu răng bằng cách kích thích sự khoáng hoá ngà, tái khoáng hoá ngà sâu, sát khuẩn, cũng như duy trì sự sống của tủy Có nhiều vật liệu và thuốc được sử dụng làm chất che tủy và

Calcium hydroxide là chất lý tưởng nhưng chỉ nên sử dụng trong những trường hợp có chỉ định và sử dụng với một lớp mỏng và khu trú ngay vùng ngà sát tủy

Dạng paste với dung môi là nước hay methylcellulose hiện nay không còn dùng làm chất che tủy vì độ chịu nén thấp, bị hòa tan, cách sử dụng khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng miếng trám Dạng đông cứng được sử dụng phổ biến vì

có tính chất vật lý tốt như khả năng chịu lực nén, ít bị hòa tan, bám dính với mô ngà (lực bám dính vẫn còn thấp), thuận lợi trong cách sử dụng Dạng đông cứng có thể là hóa trùng hợp như Dycal, ife hay quang trùng hợp như Prisma V C Dycal, yca VII Che tủy trực tiếp

Che tủy trực tiếp bao gồm việc đặt một vật liệu lên tủy nhằm cố gắng duy trì sự sống của tủy bị lộ Một số vật liệu được sử dụng làm chất che tủy nhưng Calcium hydroxide vẫn là vật liệu chuẩn Theo Meadow nếu đặt Calcium hydroxide thuần túy sẽ làm hoại

tử 1,5mm mô tủy Theo Schroder nếu pH 12,5 sẽ gây hoại tử hoá lỏng của lớp tủy gần nhất và độc tính của Calcium hydroxide sẽ nhanh chóng bị trung hoà khi tiếp xúc với lớp sâu bên dưới dẫn đến hoại tử đông đặc Mô hoại tử đông đặc sẽ gây ra một kích thích nhẹ cho mô tủy bên dưới Sự kích thích nhẹ này khởi đầu cho một phản ứng viêm

và trong trường hợp không có vi khuẩn thì nó sẽ hình thành một hàng rào mô cứng

Stanley và Lundy cho rằng Calcium hydroxide loại đông cứng không làm hoại tử lớp nông mô tủy, việc tạo ra hàng rào mô cứng chỉ có ở Calcium hydroxide thuần túy Stanley và cộng sự cho rằng Dycal gây ra sự ướp tủy 0,3 đến 0,7mm, còn loại Prisma VLC Dycal không gây ra phản ứng viêm Life và Dycal sẽ bị hoà tan trong khoảng1 đến

2 năm về mặt lâm sàng và đa số cầu ngà bên dưới vật liệu che tủy có các đường hầm

do đó buồng tủy sẽ nhiễm trùng hay hoại tử khi miếng trám có những vi lậu Một vấn

đề khác nữa là Dycal và Life sẽ bị phân hủy bởi sự soi mòn và rửa khi trám Với các sản phẩm mới như Prisma V C Dycal, yca thì Calcium hydroxide sẽ kết hợp với urethane dimethacrylate bằng cách này nó kết dính với ngà, kháng lại sự soi mòn và rửa

C Phản ứng ngoại ý và các ngộ nhận

I Tăng nguy cơ nứt gẫy chân răng

Ngày đăng: 22/06/2017, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w