PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay kinh tế tỉnh Quảng Bình đang trên đà phát triển, gắn liền với sự phát triển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Do đó việc khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về đá xây dựng ngày càng tăng của tỉnh Quảng Bình và vùng phụ cận, để mở rộng quy mô sản xuất và chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Công ty cổ phần khai khoáng AMI đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt trữ lượng mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa với diện tích mỏ xin khai thác mới là 4,6 ha và tổng trữ lượng cấp 121 +122 là 2.399.392 m3. Để đánh giá những tác động môi trường trong quá trình triển khai Dự án Khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, tác giả đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” nhằm giúp cho chủ đầu tư có được những thông tin cần thiết để lựa chọn những biện pháp tối ưu nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ quá trình triển khai, thực hiện dự án đến các yếu tố môi trường, đồng thời là cơ sở khoa học để các cơ quan chức năng về môi trường làm căn cứ trong việc thẩm định, quản lý và giám sát những hoạt động của dự án. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân tích, đánh giá, dự báo một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường khu vực thực hiện dự án, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án. Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng, giải quyết một cách hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Mô tả sơ lược về Dự án Khai thác mỏ đá làm VLXD tại Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án, trong đó tập trung vào: + Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản; + Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho dự án. Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cô môi trường cho dự án. Kết luận và kiến nghị phù hợp. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm: Tất cả thành phần môi trường nằm trong và lân cận khu vực thực hiện dự án. Các phương pháp, quy trình quản lý, biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. 1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12017 đến 52017 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thực hiện dự án: Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa và các vùng lân cận. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1. Phương pháp đánh giá chung ĐTM Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một môn khoa học đa nghành. Do vậy, muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của một dự án hoặc của một chương trình, một hành động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội cần phải có các phương pháp khoa học để thực hiện. Dựa vào đặc điểm của dự án, của hành động, của chương trình phát triển kinh tế xã hội dựa vào đặc điểm môi trường, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mục đích tính toán và đo lường khác nhau: Nhận dạng: Phương pháp nhận dạng được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của dự án. Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp như: phỏng đoán, lập bảng liệt kê. Phỏng đoán: Dựa vào các tài liệu quốc tế và những dự án tương tự kết hợp với kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên và KT – XH theo không gian và thời gian. Ngoài ra ta có thể sử dụng hệ thống thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình tính toán để dự báo các tác động đến môi trường. Lập bảng liệt kê: Phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vấn đề môi trường được thể hiện trên bảng liệt kê. Trên cơ sở đó, định hướng các nghiên cứu tác động chi tiết. Phương pháp liệt kê là phương pháp đơn giản, cho phép phân tích một cách chi tiết các tác động nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. Đánh giá nhanh: Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng đê tính tải lượng ô nhiễm do khí thải. Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở thống kê tải lượng và thành phần của nước thải, khí thải của nhiều nhà máy trong từng nghành công nghiệp trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong ngành công nghiệp. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định tải lượng và nồng độ trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tải lượng ô nhễm nước, khí... của các công đoạn sản xuất của dự án, dự báo mức độ tác động lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó. Phương pháp giá trị chất lượng môi trường: Phương pháp này dựa trên cơ sở phương pháp danh mục môi trường nhưng đi sâu vào ước tínhgiá trị chất lượng của các nhân tố môi trường bị tác động của khu vực dự án để so sánh tổng giá trị chất lượng môi trường của hai khu vực trước và sau khi có dự án, từ đó rút ra kết luận đánh giá. Phương pháp sơ đồ mạng lưới: Dựa theo chuỗi nguyên nhân – hậu quả, xuất phát ban đầu từ phân tích các hoạt động của dự án gây ra các biến đổi môi trường. Từ các tác động môi trường để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động, giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận biết các tác động môi trường bậc 1, bậc 2,... của dự án, trợ giúp cho việc đánh giá. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng: Phương pháp sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp này còn phân tích các chi phí và lợi ích mànhững biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên. 1.6.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Phương pháp làm việc nhóm: Lập nhóm ĐTM, gồm cử nhân môi trường, kỹ sư môi trường, cán bộ đo đạc, phân tích... Phương pháp lập bảng liệt kê: Phân tích quá trình thực hiện dự án. Phương pháp này được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường. Phương pháp ma trận: Sử dụng bảng ma trận phân tích các tác động của dự án đến môi trường; Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn cộng đồng thông cuộc họp với cộng đồng dân cư xã Đức Hóa và cuộc họp tại UBND xã Đức Hóa; Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được sử dụng dựa trên hệ số ô nhiễm của nguồn thải được xác lập bởi các tổ chức, viện nghiên cứu khi đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí thải, bụi,… của các hoạt động dự án để dự báo mức độ tác động đến môi trường xung quanh. Phương pháp so sánh: Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, khí thải và so sánh với các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành. Phương pháp dự báo: Dựa trên số liệu nền, nội dung Dự án để dự báo nguồn phát sinh, tải lượng, nồng độ và mức độ tác động do quá trình thực hiện Dự án đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội. Phương pháp khảo sát: Quan sát, đánh giá hiện trường (kết hợp với sự hướng dẫn của cán bộ thông thạo địa hình); Phương pháp đo đạc: Đo đạc các chỉ số môi trường bằng các thiết bị đo đạc có độ chính xác cao như: + Máy phân tích nước nhãn hiệu AAS novAA 400P và DREL5000; + Máy đo độ ồn: QUEST; + Máy đo khí độc: Multicheck 2000; + Máy đo bụi: EPAM 5000. Phương pháp thu thập thông tin: Sưu tầm các nguồn tài liệu liên quan phục vụ quá trình ĐTM; thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội và khí tượng thủy văn khu vực; tham khảo các tài liệu ĐTM; Phương pháp viết báo cáo: Nội dung được trình bày dựa trên khung được quy định ở Thông tư 272015TTBTNMT ngày 29052015 có chỉnh sửa cho phù hợp với quy mô, tình hình thực tiễn của Dự án.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
TRẦN THỊ HƯƠNG LY
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHAI THÁC ĐÁ VÔI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI LÈN CỤT TAI, XÃ ĐỨC HÓA,
HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
TRẦN THỊ HƯƠNG LY
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHAI THÁC ĐÁ VÔI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI LÈN CỤT TAI, XÃ ĐỨC HÓA,
HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
Họ tên sinh viên: TRẦN THỊ HƯƠNG LY
Mã số sinh viên: DQB 05130058 Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường K55 Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Anh Vũ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết vàtham khảo các tài liệu liên quan Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kỳmột công trình nào khác
Trang 4Lời Cảm Ơn
Để có thể hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô trong khoa Nông –Lâm-Ngư, Trường Đại Học Quảng Bình đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn ThS Hoàng Anh Vũ đã tận tình chu đáo hướng dẫn em giúp em hoàn thành báo cáo này.
Xin gửi tới, Công ty TNHH Tài nguyên Môi trường Minh Hoàng lời cảm ơn sâu sắc vì đã tiếp nhận, hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi giúp
đỡ em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh Trương Văn Dũng, Kỹ thuật viên của Công ty đã trực tiếp giúp đỡ tận tình, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện báo cáo này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô cũng như quý cơ quan.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Trần Thị Hương Ly
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.6.1 Phương pháp đánh giá chung ĐTM 2
1.6.2 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐTM 5
1.1.1 Lịch sử phát triển của ĐTM 5
1.1.2 Khái niệm cơ bản về ĐTM 5
1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của ĐTM 6
1.1.4 Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam trong thời gian qua 7
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 8
1.2.1 Tên dự án 8
1.2.2 Chủ Dự án 8
1.2.3 Vị trí địa lý 9
1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 13
1.3.1 Trữ lượng mỏ và tuổi thọ mỏ 13
1.3.2 Bố trí tổng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật 14
1.3.2.1 Tổng mặt bằng mỏ 14
1.3.2.2 Vận tải trong và ngoài mỏ 14
1.3.2.3 Sản phẩm và đất đá thải 14
1.3.2.4 Cấp nước 15
1.32 5 Thoát nước 15
Trang 61.3.3 Mở vỉa và hệ thống, trình tự khai thác, chế biến đá 16
1.3.3.1 Mở vỉa 16
1.3.3.2 Hệ thống và trình tự khai thác 18
1.3.4 Hiện trạng khu mỏ 19
1.3.5 Các hạng mục công trình XDCB mỏ bao gồm 19
1.3.6 Các loại thiết bị phục vụ khai thác mỏ 21
1.3.7 Nhiên, nguyên liệu đầu vào 22
1.3.8 Tiến độ thực hiện dự án 23
1.3.9 Tổng mức đầu tư 23
1.3.10 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 24
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 27
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 27
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất, khoáng sản 27
2.1.2 Điều kiện khí hậu, khí tượng 28
2.1.4 Hiện trạng môi trường nền khu vực dự án 31
2.1.4.1 Hiện trạng môi trường nước 31
2.1.4.2 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 34
2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 34
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC DỰ ÁN 35
2.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.2.2 Điều kiện về cơ sở hạ tầng 35
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 37 3.1 ĐÁNH GIÁ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN TRONG KHAI THÁC MỎ VÀ CHẾ BIẾN 37
3.1.1 Đối với tổng mặt bằng mỏ 37
3.1.2 Đối với phương án khai thác 38
3.2 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 39
3.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị khai thác 39
3.2.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 40
3.2.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 53
3.2.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn khai thác, chế biến 57
3.2.2.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 58
3.2.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 72
3.2.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ 80
3.2.3.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 81
Trang 73.2.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 86
3.2.4 Tác động do các rủi ro và các sự cố môi trường 86
3.2.4.1 Tác động do các rủi ro và các sự cố môi trường trong giai đoạn chuẩn bị khai thác 86
3.2.4.2 Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường trong giai đoạn khai thác, chế biến 88
3.2.4.3 Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường trong giai đoạn đóng cửa mỏ 91
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 93
4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 93
4.1.1 Giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị khai thác 93
4.1.1.1 Rà phá bom mìn 93
4.1.1.2 Giảm thiểu tác động do bụi, khí thải 93
4.1.1.3.Giảm thiểu tác động do tiếng ồn 95
4.1.1.4 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 96
4.1.1.5 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 97
4.1.1.6 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 98
4.1.1.7 Hạn chế các tác động về mặt xã hội 98
Hình 4: Sơ đồ bố trí các hạng mục bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án 99
4.1.2 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào khai thác, chế biến 100
4.1.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí 100
4.1.2.2 Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung 102
4.1.2.3.Biện pháp giảm thiểu môi trường nước 102
4.1.2.4 Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn 104
4.1.2.5 Kiểm soát các loại chất thải nguy hại (CTNH) 104
4.1.2.6.Biện pháp hạn chế tác động đến kinh tế - xã hội 104
4.1.2.7.Biện pháp hạn chế tác động đến hoạt động sản xuất trong khu vực 105
4.1.2.8 Biện pháp hạn chế tác độngcộng hưởng giữa các dự án trong khu vực 105
4.1.3 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ 108
4.1.3.1 Biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác 108
4.1.3.2 Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 109
4.1.3.3 Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động không liên quan đến chất thải 110
4.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 110
4.2.1 Giảm thiểu rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị khai thác 110
Trang 84.2.1.1 Đối với các sự cố về an toàn 110
4.2.1.2 Đối với sự cố nổ mìn bất khả kháng do sét 110
4.2.1.3 Đối với sự cố trượt lỡ đá 110
4.2.1.4 Đối với sự cố đá treo 111
4.2.1.5 Đảm bảo an toàn giao thông 111
4.2.1.6 Đối với sự cố ngập lụt vào mùa mưa lũ 111
4.2.2 Giảm thiểu những rủi ro, sự cố trong giai đoạn khai thác, chế biến 111
4.2.2.1 Sự cố sụt lún, trượt lở đá 111
4.2.2.2 Biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng vật liệu nổ 112
4.2.2.3 An toàn trong quá trình vận chuyển đá đi tiêu thụ: 117
4.2.2.4 Phòng ngừa và tai nạn lao động tại khu mỏ 117
4.2.2.5 Phương án chống cháy nổ, chống sét 118
4.2.2.6 Phương án phòng sự cố nổ mìn bất khả kháng do sét 119
4.2.2.7 Phương án phòng chống sự số đá văng 119
4.2.3 Giảm thiểu những rủi ro, sự cố trong giai đoạn đóng cửa mỏ 120
4.2.3.1 Đối với sự cố mất an toàn lao động 120
4.2.3.2 Đối với cây trồng bị chết do trồng không đúng quy trình 120
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 121
3.1 KẾT LUẬN 121
3.2 KIẾN NGHỊ 122
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 123
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DỰ ÁN 124
Trang 9DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ANLĐ: An toàn lao động
BTCT: Bê tông cốt thép
BVMT: Bảo vệ môi trường
BYT: Bộ Y tế
CTNH: Chất thải nguy hại
DO: Diezel oil (dầu diezel)
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QT & MT: Quan trắc và Môi trường
TBNN: Trung bình nhiều năm
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
VLNCN: Vật liệu nổ công nghiệp
VLXD: Vật liệu xây dựng
VSLĐ: Vệ sinh lao động
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới
XDCB: Xây dựng cơ bản
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tọa độ các điểm góc 9
Bảng 2: Tổng hợp khối lượng XDCB chủ yếu 19
Bảng 3: Tổng hợp các loại thiết bị máy móc phục vụ khai thác mỏ 21
Bảng 4: Tổng hợp các loại nguyên vật liệu phục vụ xây dựng cơ bản mỏ 22
Bảng 5: Tổng hợp các loại nhiên, nguyên liệu phục vụ khai thác mỏ 22
Bảng 6: Dự kiến tiến độ thực hiện dự án 23
Bảng 7: Biên chế nhân lực làm việc tại mỏ 24
Bảng 8: Thống kê tóm tắt các hoạt động của Dự án 25
Bảng 9: Lượng mưa trung bình tháng trong năm (Trạm Tuyên Hóa) 29
Bảng 10: Lượng mưa các tháng trong năm 2010 (Trạm Tuyên Hoá) 29
Bảng 11: Độ ẩm trung bình của khu vực dự án 30
Bảng 12: Chất lượng nước mặt trong khu vực dự án 32
Bảng 13: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự án 33
Bảng 14: Chất lượng môi trường không khí, độ ồn 34
Bảng 15: Tóm tắt các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị khai thác 39
Bảng 16: Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đá 41
Bảng 17: Nồng độ bụi trong không khí trong quá trình vận chuyển đất, đá 44
Bảng 18: Khối lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu 44
Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận tải phục vụ thi công xây dựng Dự án 45
Bảng 20: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí trên các tuyến đường vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ 46
Bảng 21: Lượng thuốc nổ dùng lam đường công vụ 47
Bảng 22: Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm khi sử dụng thuốc nổ Anfo để phá đá 47
Bảng 23: Tải lượng các chất ô nhiễm do nổ mìn 47
Bảng 24: Thành phần và khối lượng chất ô nhiễm do công nhân thải ra 49
Bảng 25: Lưu lượng nước mưa chảy về khu mỏ và khu phụ trợ, chế biến 50
Trang 11Bảng 26: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển 54
Bảng 27: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương) 55
Bảng 28: Mức rung của một số loại máy móc, thiết bị thi công 56
Bảng 29: Nguồn gây tác động trong giai đoạn khai thác, chế biến 57
Bảng 30: Tải lượng bụi tại các công đoạn khai thác và chế biến đá 59
Bảng 31: Tải lượng bụi, khí thải từ khoan nổ mìn phá đá 59
Bảng 32: Nồng độ bụi trong không khí trong quá trình vận chuyển đá từ mỏ đến bãi chế biến 62
Bảng 33: Nồng độ bụi trong không khí trong quá trình vận chuyển đá từ mỏ đi tiêu thụ 63
Bảng 34: Tải lượng bụi và các chất ô nhiễm do các phương tiện khai thác 64
Bảng 35: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt độngvận chuyển đá của Dự án 65
Bảng 36: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí trên các tuyến đường 66
Bảng 37: Tải lượng khí thải từ hoạt động nổ mìn 66
Bảng 38: Tổng lượng nước thải sinh hoạt 68
Bảng 39: Khối lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường 68
Bảng 40: Lưu lượng nước mưa chảy về khu mỏ và khu phụ trợ, chế biến 69
Bảng 41: Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số 74
Bảng 42: Khoảng cách an toàn đối với người 75
Bảng 43: Tóm tắt các nguồn gây tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ 80
Bảng 44: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động vận tải 84
Bảng 45: Khối lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp đất phủ 84
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Vị tí địa lý khu vực thực hiện dự án 10Hình 2: Sơ đồ công nghệ khai thác, chế biến đá 18Hình 3: Sơ đồ quản lý mỏ 24Hình 4: Sơ đồ bố trí các hạng mục bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng dựán 99Hình 5: Sơ đồ bố trí các hạng mục trong giai đoạn hoạt động của dự án 107
Trang 13TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đálàm vật liệu xây dựng thông thường tại lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa,tỉnh Quảng Bình” đã được thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017 Phươngpháp tiếp cận đề tài là thu thập, điều tra số liệu, tài liệu từ đó phân tích, xử lý sốliệu, đồng thời khảo sát thực địa kết hợp tham vấn cộng đồng cùng các phương phápđánh giá nhanh, so sánh, dự báo Nội dung khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứucác nội dung sau:
- Mô tả sơ lược về Dự án Khai thác mỏ đá làm VLXD tại Lèn Cụt Tai, xã ĐứcHóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực thựchiện dự án
- Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng vàhoạt động của dự án, trong đó tập trung vào:
+ Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản;
+ Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường cho dự án
- Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cô môi trườngcho dự án
Sau thời gian nghiên cứu, khóa luận đã đạt được những kết quả:
Quá trình khai thác sẽ gây ra các tác động khác nhau lên các thành phần môitrường khu vực là không tránh khỏi, nhưng mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởngkhông lớn, có thể chấp nhận được Các tác động chính là do bụi, khí thải, tiếng ồnphát sinh từ quá trình nổ mìn khai thác đá, nghiền sàng đá tại bãi chế biến và vậnchuyển đá đi tiêu thụ Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của công nhân sẽ phát sinhnước thải, chất thải rắn gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực dự án
Để khống chế và giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường, chủ dự án sẽ
áp dụng các phương pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động tiêu cực đếnmôi trường như đã trình bày trong báo cáo Khi áp dụng các phương pháp khốngchế này, chủ dự án phải đảm bảo cải tạo cảnh quan theo hướng tích cực, giảm đượccác tải lượng ô nhiễm môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môitrường hiện hành
Trang 14Với bản báo cáo đánh giá tác động môi trường này, các luận chứng của dự án
đã được hoàn chỉnh và mang tính khả thi rõ rệt
Trang 15PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay kinh tế tỉnh Quảng Bình đang trên đà phát triển, gắn liền với sự pháttriển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệungày càng lớn cả về số lượng và chất lượng Do đó việc khai thác và chế biến đá vôilàm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa Để đáp ứng nhu cầu của thịtrường về đá xây dựng ngày càng tăng của tỉnh Quảng Bình và vùng phụ cận, để mởrộng quy mô sản xuất và chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất Công ty cổphần khai khoáng AMI đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt trữ lượng mỏ đálàm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa vớidiện tích mỏ xin khai thác mới là 4,6 ha và tổng trữ lượng cấp 121 +122 là 2.399.392
m3
Để đánh giá những tác động môi trường trong quá trình triển khai Dự án Khai
thác đá vôi làm VLXD thông thường tại Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện TuyênHóa, tỉnh Quảng Bình, tác giả đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài
“Đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” nhằmgiúp cho chủ đầu tư có được những thông tin cần thiết để lựa chọn những biện pháptối ưu nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ quá trìnhtriển khai, thực hiện dự án đến các yếu tố môi trường, đồng thời là cơ sở khoa học
để các cơ quan chức năng về môi trường làm căn cứ trong việc thẩm định, quản lý
và giám sát những hoạt động của dự án
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Mô tả sơ lược về Dự án Khai thác mỏ đá làm VLXD tại Lèn Cụt Tai, xã ĐứcHóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Trang 16- Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực thựchiện dự án.
- Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng vàhoạt động của dự án, trong đó tập trung vào:
+ Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản;
+ Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường cho dự án
- Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cô môi trườngcho dự án
- Kết luận và kiến nghị phù hợp
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
- Tất cả thành phần môi trường nằm trong và lân cận khu vực thực hiện dự án
- Các phương pháp, quy trình quản lý, biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễmmôi trường
1.5 THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2017 đến 5/2017
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thực hiện dự án: Lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa,huyện Tuyên Hóa và các vùng lân cận
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp đánh giá chung ĐTM
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một môn khoa học đa nghành Dovậy, muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của một dự án hoặc của mộtchương trình, một hành động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội cần phải
có các phương pháp khoa học để thực hiện Dựa vào đặc điểm của dự án, của hànhđộng, của chương trình phát triển kinh tế - xã hội dựa vào đặc điểm môi trường, cácnhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mục đích tính toán và đolường khác nhau:
- Nhận dạng: Phương pháp nhận dạng được sử dụng nhằm mô tả hiện trạngcủa hệ thống môi trường trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của
dự án Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp như:phỏng đoán, lập bảng liệt kê
Trang 17- Phỏng đoán: Dựa vào các tài liệu quốc tế và những dự án tương tự kết hợpvới kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của dự án đến môi trường tựnhiên và KT – XH theo không gian và thời gian Ngoài ra ta có thể sử dụng hệthống thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình tính toán để dự báo các tácđộng đến môi trường.
- Lập bảng liệt kê: Phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối tươngquan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vấn đề môi trường đượcthể hiện trên bảng liệt kê Trên cơ sở đó, định hướng các nghiên cứu tác động chitiết
Phương pháp liệt kê là phương pháp đơn giản, cho phép phân tích một cáchchi tiết các tác động nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố
- Đánh giá nhanh: Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạnthảo, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng đêtính tải lượng ô nhiễm do khí thải
Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở thống kê tải lượng và thành phầncủa nước thải, khí thải của nhiều nhà máy trong từng nghành công nghiệp trên khắpthế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong ngành côngnghiệp Nhờ có phương pháp này, có thể xác định tải lượng và nồng độ trung bìnhcho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tải lượng ô nhễm nước, khí củacác công đoạn sản xuất của dự án, dự báo mức độ tác động lan truyền nước thải vàonguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó
- Phương pháp giá trị chất lượng môi trường: Phương pháp này dựa trên cơ sởphương pháp danh mục môi trường nhưng đi sâu vào ước tínhgiá trị chất lượng củacác nhân tố môi trường bị tác động của khu vực dự án để so sánh tổng giá trị chấtlượng môi trường của hai khu vực trước và sau khi có dự án, từ đó rút ra kết luậnđánh giá
- Phương pháp sơ đồ mạng lưới: Dựa theo chuỗi nguyên nhân – hậu quả, xuấtphát ban đầu từ phân tích các hoạt động của dự án gây ra các biến đổi môi trường
Từ các tác động môi trường để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động, giúp chongười sử dụng dễ dàng nhận biết các tác động môi trường bậc 1, bậc 2, của dự án,trợ giúp cho việc đánh giá
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng: Phương pháp sử dụng cáckết quả phân tích các tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tếmôi trường Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự ánmang lại, phương pháp này còn phân tích các chi phí và lợi ích mànhững biến đổi
về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên
Trang 181.6.2 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp làm việc nhóm: Lập nhóm ĐTM, gồm cử nhân môi trường,
kỹ sư môi trường, cán bộ đo đạc, phân tích
- Phương pháp lập bảng liệt kê: Phân tích quá trình thực hiện dự án Phươngpháp này được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tácđộng môi trường
- Phương pháp ma trận: Sử dụng bảng ma trận phân tích các tác động của dự
án đến môi trường;
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn cộng đồng thông cuộc họp vớicộng đồng dân cư xã Đức Hóa và cuộc họp tại UBND xã Đức Hóa;
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được sử dụng dựa trên hệ số
ô nhiễm của nguồn thải được xác lập bởi các tổ chức, viện nghiên cứu khi đánhgiá tải lượng ô nhiễm nước, khí thải, bụi,… của các hoạt động dự án để dự báomức độ tác động đến môi trường xung quanh
- Phương pháp so sánh: Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, khíthải và so sánh với các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiệnhành
- Phương pháp dự báo: Dựa trên số liệu nền, nội dung Dự án để dự báo nguồnphát sinh, tải lượng, nồng độ và mức độ tác động do quá trình thực hiện Dự án đếncác yếu tố tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội
- Phương pháp khảo sát: Quan sát, đánh giá hiện trường (kết hợp với sự hướngdẫn của cán bộ thông thạo địa hình);
- Phương pháp đo đạc: Đo đạc các chỉ số môi trường bằng các thiết bị đo đạc
có độ chính xác cao như:
+ Máy phân tích nước nhãn hiệu AAS - novAA 400P và DREL/5000;
+ Máy đo độ ồn: QUEST;
+ Máy đo khí độc: Multicheck 2000;
+ Máy đo bụi: EPAM 5000
- Phương pháp thu thập thông tin: Sưu tầm các nguồn tài liệu liên quan phục
vụ quá trình ĐTM; thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội và khí tượngthủy văn khu vực; tham khảo các tài liệu ĐTM;
- Phương pháp viết báo cáo: Nội dung được trình bày dựa trên khung đượcquy định ở Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 có chỉnh sửa cho phùhợp với quy mô, tình hình thực tiễn của Dự án
Trang 19PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐTM
1.1.1 Lịch sử phát triển của ĐTM
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên
1950 – 1960 đã gây tác hại đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tàinguyên thiên nhiên và thậm chí cản trở phát triển KT-XH Nhằm hạn chế xu hướngnày, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp thẩm định
về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư
Nhờ đó ĐTM đã được hình thành sơ khai ở Mỹ đầu thập kỷ 1960 Vào thờiđiểm này, các nhà đầu tư được yêu cầu phải có báo cáo riêng để tường trình về mặtmôi trường của dự án.Báo cáo môi trường không nằm trong nghiên cứu khả thi(luận chứng KT-XH) Tuy nhiên việc xây dựng riêng hai báo cáo gây lãng phí về tàichính và trùng lặp nhiều về nội dung.Ngoài ra do báo cáo tường trình về môi trườngcần sử dụng số liệu từ nghiên cứu khả thi nên thường phải hoàn thành sau báo cáokhả thi, do đó khó điều chỉnh được nội dung và công nghệ của dự án để giảm thiểutác động môi trường
Từ năm 1975 việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần của nghiên cứukhả thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khảthi
Từ năm 1980 ĐTM không chỉ được thực hiện cho từng dự án riêng lẻ mà còncho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển nghành theo xu hướng lồngghép kinh tế và môi trường
Theo thời gian các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoànthiện, đặc biệt khi công nghệ tin học và viễn thám, kỹ thuật “Thông tin địa lý (GIS)”được áp dụng rộng rãi trong quản lý môi trường
1.1.2 Khái niệm cơ bản về ĐTM
Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường (Environmental ImpactAssessment) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất Cho đến nay córất nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu:
Theo chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP): ĐTM là một quátrình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triểnquan trọng ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối vớicuộc sống con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án, và của cáchoạt động phát triển khác tại vùng đó.Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp
Trang 20làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn vớimôi trường của nó.
Theo luật BVMT Việt Nam 2014: “Đánh giá tác động môi trường là quá trìnhphân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch,phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế,khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trìnhkhác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.”
1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của ĐTM
* Mục đích của ĐTM
ĐTM góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hoạt động pháttriển Trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐTM việc quyết định hoạt động phát triểnthường được dựa chủ yếu vào phân tích hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹthuật Nhân tố về tài nguyên và môi trường bị bỏ qua, không được chú ý đúng mức
do không có công cụ phân tích thích hợp Thủ tục ĐTM, cụ thể là việc bắt buộc phải
có báo cáo ĐTM trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật – môi trường, sẽ giúp cho
cơ quan xét duyệt dự án hoạt động và cho phép thực hiện hoạt động có đủ điều kiện
để đưa ra một quyết định toàn diện hơn và đúng đắn hơn
ĐTM có thể tiến hành theo nhiều phương án của hoạt động phát triển, so sánhlợi hại của các hoạt động theo những phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị việc lựachọn các phương án, kể cả phương án không thực hiện hoạt động phát triển được đềnghị
ĐTM là việc làm gắn liền với các việc khác như phân tích kinh tế, tìm kiếmgiải pháp kỹ thuật trong toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và thẩm tra sau thựchiện hoạt động phát triển Trong xây dựng đường lối, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch hóa đều phải có phần ĐTM Trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, cũng nhưtrong thiết kế cũng phải tiếp tục có phần ĐTM Trong quá trình thi công và khaithác công trình sau khi hoàn thành việc ĐTM vẫn phải được tiến hành
ĐTM mang tính dự báo, độ tin cậy của kết quả dự báo tùy thuộc nhiều yếu tố,
do đó việc thường xuyên theo dõi diễn biến của tình hình môi trường bằng đo dạc,quan trắc và dựa vào kết quả thực đo để tiếp tục điều chỉnh dự báo là điều hết sứccần thiết
Tóm lại:
Dù các định nghĩa có khác nhau nhưng các ĐTM đều hướng tới các mục tiêu:
Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án, hànhđộng hoặc chương trình phát triển
Trang 21 Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (Tác động tiềm tàng)của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (Tự nhiên – Kinh
Trong thực tế yêu cầu nói trên không thể thực hiện một cách dễ dàng Trongtất cả các quốc gia, nhân tố kinh tế và kỹ thuật vẫn chiếm địa vị ưu thế trong quyếtđịnh chung và thường xét đến trước tiên Nhân tố môi trường thường chỉ được xétsau khi hoạt động phát triển về cơ bản đã quyết định dựa trên nhân tố kinh tế - kỹthuật
Cũng như các nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác, ở Việt Nam các hoạt động pháttriển ở mức vĩ mô đều được quyết định trên cơ sở xem xét luận chứng kinh tế- kỹthuật Phương pháp hợp lý nhất để tổ chức ĐTM và sử dụng kết quả đánh giá vàoquyết định chung là chuyển thủ tục xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật hiện hànhthành xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật và môi trường
Những lợi ích của ĐTM bao gồm:
- Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án
- Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định
- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển
- Đưa dự án vào đúng bôi cảnh môi trường và xã hội của nó
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội
- Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững
1.1.4 Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam trong thời gian qua
* Giai đoạn 1 (từ 1994 - 1999)
Trang 22Hầu hết các cơ sở đã nộp bảng kê khai về hoạt động sản xuất và các nguồnthải, đồng thời lập báo cáo ĐTM để thẩm định Cho tới nay đã có 69.625 bản kêkhai và có 1.730 báo cáo ĐTM đã thẩm định Đến tháng 6/1999 đã có 4.033 báo cáoĐTM được thẩm định, 350 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được trìnhnộp.
Bộ KHCN&MT đã tổ chức thẩm định 515 báo cáo ĐTM và nhận xét về môitrường của 1.442 hồ sơ các dự án đầu tư Thông qua việc thẩm định báo cáo ĐTM,hầu hết các dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải và cam kết đảmbảo kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, vận hành công trình và thực hiện chươngtrình giám sát môi trường Đồng thời, có một số trường hợp phải thay thế công nghệsản xuất, thay nguyên liệu nhiên liệu thậm chí không chấp nhận cấp phép đầu tư.Tuy nhiên trong giai đoạn này kinh phí cho khâu xét duyệt, thẩm định các báocáo cũng như giám sát, theo dõi sau ĐTM chưa được quy định Điều đó gây rấtnhiều khó khăn cho khâu thực thi các công đoạn này đối với các cơ quan quản lýNhà nước về BVMT ở trung ương và địa phương So với yêu cầu, lực lượng vàtrình độ đội ngũ cán bộ làm ĐTM còn rất mỏng và yếu, cần được tăng cường
* Giai đoạn 2: (từ 1999 đến nay)
Từ năm 1999 đến nay tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam thực sự đã cónhững cải tiến rõ rệt Không chỉ đã khắc phục được những hạn chế chưa đạt được ởgiai đoạn 1, mà công tác thi hành ĐTM có những bước hoàn thiện rõ rệt đó là: Việcthực hiện Nghị định 175/CP ngày 18.10.1994 trong Bộ Luật BVMT (10.01.1994)của Chính phủ về quy định quá trình thực hiện ĐTM đã được thay thế bởi Nghịđịnh 80/CP (09.08.2006) trong Bộ Luật BVMT ngày 29.11.2005 của Chính Phủ đã
bổ sung chi tiết và đầy đủ hơn, đặc biệt quy định chi tiết có những yêu cầu pháp lý
cụ thể về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập và giám sát ĐTM, điều nàyrất có ý nghĩa vừa đảm bảo quyền lợi của người dân vừa tạo nên sự giải hòa giữa dự
án và dân chúng Cải thiện hiệu quả chương trình quản lý môi trường, cải thiện hiệuquả kinh tế - xã hội của dự án, giảm được những rủi ro
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.2.1 Tên dự án
“Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Cụt Tai, xã
Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”
1.2.2 Chủ Dự án
CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI KHOÁNG AMI
Địa chỉ: Xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Người đại diện: Ông Trần Hữu Tô Ni Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0967.635.678
Trang 231.2.3 Vị trí địa lý
a) Vị trí địa lý của dự án
Khu vực mỏ có diện tích 0,046km2 (4,6ha), chiều dài theo chân núi trung bình190m, chiều rộng 250m, thuộc địa phận xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh QuảngBình Được giới hạn bởi các điểm góc 1; 2; 3; 4 có toạ độ theo hệ toạ độ VN2000,thể hiện ở bảng dưới
Bảng 1: Tọa độ các điểm góc Điểm góc
Hệ VN.2000, KTT 106 o (múi chiếu 3 o )
dò khai thác
Trong khu vực thăm dò không có dân cư sinh sống nên khi khai thác đá khônglàm ảnh hưởng cuộc sống của nhân dân trong vùng
Trang 24Hình 1: Vị tí địa lý khu vực thực hiện dự án
Quốc lộ 12A
Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Hoàng Lâm
Điểm giao giữa Quốc lộ 12A và đường sắt
Nhà dân gần dự án
Trang 25b) Hiện trạng sử dụng đất của Dự án
* Đối với khu mỏ
Khu mỏ dự kiến khai thác nằm trong khu vực đã được UBND tỉnh QuảngBình phê duyệt tại Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc điềuchỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020; thuộc khu vực không đấu giá quyền khai tháckhoáng sản tỉnh Quảng Bình đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt bổ sung tạiQuyết định số 18/QĐ-UBND ngày 06 tháng 1 năm 2014 Hiện tại, khu mỏ đã đượcphê duyệt trữ lượng đá vôi theo Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12năm 2015 do Công ty Cổ phần khai khoáng AMI làm chủ đầu tư Trên bề mặt chủyếu là đất, đá tập trung ở moong khai thác; Phần còn lại là thảm thực vật thưa thớt,chủ yếu là cây dại và dạng dây leo
* Đối với bãi chế biến
Khu vực bãi chế biến đã được Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa phê duyệtquy hoạch chi tiết khu đất mỏ khai thác và bãi ché biến đá vôi làm VLXD thôngthường tại lèn Cụt Tai theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm
2015 Hiện trạng đất trước khi Quy hoạch là đất trồng cây hằng năm khác và đấtbằng chưa sử dụng Theo quá trình khảo sát thì khu đất hiện tại đang bỏ hoang vàkhông có cây trồng Địa hình khu đất chưa được bằng phẳng Trước khi xây dựngchỉ tiến hành san gạt phần đất cao phía Bắc để đắp về phía Nam
* Đối với kho mìn
Đất dự kiến xây dựng kho mìn là đất bằng chưa sử dụng thuộc quản lý củaUBND xã Đức Hóa Trên khu đất không có các công trình xây dựng, chủ yếu là câybụi thưa thớt
c) Hiện trạng khu dân cư và các đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình hoạt động của Dự án
- Dân cư:
Qua khảo sát hiện trạng khu vực mỏ cho thấy, khu dân cư gần nhất là khu dân cưthôn Đức Phú, xã Đức Hóa sống cách khu mỏ tại vị trí gần nhất khoảng 300m về phíaBắc
Với khu vực bãi chế biến thì khu dân cư gần nhất cách bãi chế biến khoảng140m về phía Đông Bắc
- Hiện trạng giao thông:
Khu vực thăm dò có điều kiện giao thông khá thuận lợi:
Trang 26Đường bộ: Mỏ cách quốc lộ 12A đoạn rẽ vào dự án khoảng 380m về phíaĐông Nam, có kết cấu đá dăm cấp phối, ô tô có trọng tải lớn từ 15-20 tấn có thể vàotận mỏ một cách dễ dàng Tuyến đường từ Quốc lộ 12A vào khu vực dự án không
có dân cư sinh sống Cách đoạn giao giữa Quốc lộ 12A và đường vào dự án khoảng600m về phía Đông có cắt đoạn giao cắt giữa Quốc lộ 12A và tuyến đường sắt Bắc– Nam, tuy nhiên đoạn giao cắt có barie chắn và có người canh gác nên đảm bảo antoàn trong quá trình vận chuyển sản phẩm Ngoài ra, chủ dự án sẽ làm cống hộp để bắcngang qua khe suối đoạn gần khu mỏ nhằm đảm bảo dòng chảy, tạo tuyến đường vậnchuyển đá từ khu mỏ về khu vực nghiền sàng
Đường sắt: Mỏ cách ga Ngọc Lâm khoảng 1,5km về phía Tây Nam, đây làđiều kiện giao thông tương đối thuận lợi, có thể vận chuyển đến các nơi tiêu thụtrong và ngoài tỉnh dể dàng và thuận tiện
- Hiện trạng sông, suối và các dòng chảy bề mặt:
Trong diện tích mỏ không có khe suối, chỉ có ít hẻm nhỏ, rãnh xói, địa hình tươngđối dốc, các hẻm dạng dòng chảy tạm thời theo mùa Cách khu mỏ khoảng 40m vềphía Đông là khe nước, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, sau đó đổ ra sôngGianh Đây là khe cạn, chiều rộng trung bình 2-3m Đây là miền thoát nước tốt nhấtcủa khu mỏ về mùa mưa nhưng cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển đá từ khu
mỏ đi tiêu thụ vào những lúc có mưa lớn
- Hiện trạng các công trình khác:
+ Cách khu mỏ khoảng 100m về phía Tây là diện tích rừng của người dân;
Khu vực mỏ không có di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan du lịch nào
+ Khu mỏ cách mỏ đá của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mạiHoàng Lâm khoảng 380m về phía Tây, cách bãi chế biến của công ty khoảng 310m
về phía Tây, cách khu nhà điều hành khoảng 250m về phía Tây, cách kho mìnkhoảng 260m về phía Tây
* Với hiện trạng các khu vực xung quanh mỏ như trên thì chúng tôi có thể rút
ra các nhận xét như sau:
- Thuận lợi:
+ Do khu mỏ cách xa khu dân cư (300 m), dân cư sống thưa thớt nên khoảng cáchđảm bảo an toàn đối với dân cư là đảm bảo so với quy định hiện hành và các tác động dotiếng ồn, bụi, các khí độc hại phát sinh từ quá trình khai thác tại khu mỏ tới dân cư khuvực được giảm nhẹ
- Khó khăn:
+ Giao cắt với tuyến đường sắt Bắc Nam nên nguy hiểm trong quá trình vận
Trang 27chuyển sản phẩm đi tiêu thụ;
+ Khu mỏ khai thác cách khu vực rừng trồng keo lá tràm của người dânkhoảng 100m về phía Tây nên sẽ không đảm bảo an toàn cho rừng trồng và ngườidân làm việc tại đây
1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.3.1 Trữ lượng mỏ và tuổi thọ mỏ
* Trữ lượng địa chất
Theo Báo cáo kết quả thăm dò đã được phê duyệt theo Quyết định số3608/QĐ UBND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của UBND Tỉnh thì trữ lượng địa chấtcấp 121+122 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Cụt Tai của Công ty
Cổ phần Khai khoáng AMI là: 2.399.392m3 (với thể trọng: 2,708T/m3)
* Trữ lượng khai thác (trữ lượng công nghiệp)
Trữ lượng khai thác trong biên giới khai trường được xác định trên cơ sở biêngiới mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Cụt Tai
Trữ lượng khai thác là trữ lượng địa chất trong biên giới mỏ sau khi đã trừ điphần trữ lượng để lại bờ mỏ theo quy định về an toàn trong khai thác
Qkt = Qđc – Qbv, m3
Qkt = 2.399.392 – 610.398 = 1.919.513 m 3
Trong đó: Trữ lượng địa chất: Qđc = 2.399.392 m 3
Trữ lượng để lại bờ mỏ: Qbm = 610.398 m 3
Thay kết quả vào tính được: V = 1.919.513 m 3
* Công suất khai thác:
Căn cứ vào nhu cầu vật liệu xây dựng của thị trường, căn cứ khả năng tổ chứcsản xuất, khả năng đầu tư của Công ty, dự kiến sản lượng sau chế biến: Aq =221.402 m3/năm
Như vậy, công suất khai thác của dự án là 221.402 m3/năm
* Tuổi thọ mỏ
T = T 1 + T 2 + T 3 + T 4 , năm
+ T1- Thời gian xây dựng cơ bản mỏ: 1,3 năm
+ T2- Thời gian khai thác mỏ với công suất thiết kế, năm
Trang 28+ T3 : Thời gian cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ: 1 năm
Vậy thời gian tồn tại của mỏ là: T = 1,3 + 8,7 + 1 = 11 năm.
1.3.2 Bố trí tổng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật
1.3.2.1 Tổng mặt bằng mỏ
- Khu vực khai thác có diện tích 4,6ha;
- Khu vực bãi chế biến: Có diện tích 1.957m2, cách khu mỏ khai thác khoảng3,5km về phía Tây Bắc;
- Khu vực kho mìn: Dự kiến được xây dựng cách khu mỏ khoảng 220m về phíaTây Bắc Kho mìn cách khu dân cư gần nhất khoảng 290m về phía Tây Nam Kho mìn
dự kiến có sức chứa 3.000kg
- Khu phụ trợ: Khu phụ trợ nằm cách khu vực khai thác mỏ khoảng 200 vềphía Bắc, cách hệ thống nghiền sàng của dự án khoảng 100m về phía Đông, cáchQuốc lộ 12A khoảng 200m về phía Nam
- Ngoài ra, trên mặt bằng mỏ còn bố trí hệ thống mương thu và thoát nước Nướcmưa tại khu mỏ chủ yếu thoát theo địa hình ra rảnh thoát nước phía Đông Bắc khu mỏrồi chảy ra khe Cụt Tai theo hướng Đông Bắc
Hiện nay Công ty Cổ phần khai khoáng AMI đã thăm dò, lập báo cáo kết quảthăm dò theo giấy phép thăm dò số 2092/GP-UBND ngày 28/7/2015 và có Quyếtđịnh Phê duyệt trữ lượng số 3608/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnhQuảng Bình Tuy nhiên chưa được cấp phép khai thác mỏ nên cơ sở hạ tầng chưađược đầu tư hoàn chỉnh
1.3.2.2 Vận tải trong và ngoài mỏ
Do đặc điểm của mỏ là khai thác trong điều kiện địa hình phức tạp Do vậy đểđảm bảo tính cơ động, điều hoà được khâu vận tải trong quá trình khai thác, khắcphục được điều kiện địa hình phức tạp thì sử dụng hình thức vận tải bằng ô tô tự đổ
là hợp lý Sau khi khoan nổ mìn, đất đá được đổ xuống bãi bóc xúc cao độ +25m.Tại bãi bóc xúc, máy xúc đổ lên ô tô tải trọng 10 tấn chở về trạm đập
Trang 29Vận tải ngoài mỏ chủ yếu do các đơn vị vận tải chuyên nghiệp đảm nhiệm,phục vụ nhiệm vụ vận chuyển đá thành phẩm đến nơi tiêu thụ Công ty không đầu
tư phương tiện tham gia lĩnh vực vận tải ngoài mỏ
1.3.2.3 Sản phẩm và đất đá thải
Đá khai thác tại mỏ đá Lèn Cụt Tai được đập phá bằng đầu đập thuỷ lực cókích cỡ đường kính tối đa 350 mm vận chuyển khoảng 300m về trạm đặt dàn máynghiền sàng qua phểu tiếp nhận và cấp liệu tấm, đá vôi được đập trong máy đập chếbiến đến kích thước cục (cm) 2x4; 1x2 ; 0,5x1;
Công suất khai thác: 221.402 m3/năm.(đá hộc 50%; chế biến xay nghiền 50%)
Cơ cấu đá các loại :
Đất, đá thải : Theo báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi làm VLXDTT tại LènCụt Tai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng bình phê duyệt trữ lượng theo Quyếtđịnh số 3608/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2015, thì trong diện tích khai tháccác khối trữ lượng đá xây dựng cấp 121 và 122 hầu như không có đất phủ và đá phinguyên liệu xen kẹp Tức là mỏ không có khối lượng đất đá thải
1.3.2.4 Cấp nước
* Nước phục vụ sản xuất
- Tổng lượng nước dùng cho tưới đường vận tải trong mỏ, đoạn đường vận tải
ở bãi chế biến, trạm nghiền sàng, được tính như sau:
Trang 30Nước sinh hoạt tại khu vực văn phòng được sử dụng từ nguồn nước bơm từgiếng đào được cấp theo đường ống D50mm dẫn về khu nhà ăn, qua xử lý đạt chấtlượng vệ sinh Tại khu văn phòng xây dựng bể chứa nước 6m3 Nhu cầu sử dụnghàng năm: 80 lít/ng.ngày x 29 người x 365 =864.800 lít/năm.
1.32 5 Thoát nước
* Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy vào khai trường mỏ, lượng nước này một phần thấm qua cáckhe nứt, chảy ra các mương xói, suối thoát theo hệ thống thoát nước tự nhiên Phầncòn lại mang theo bột, bội đá sẽ theo rảnh thoát nước của đường Phần nước trong
sẽ chảy theo các mương thoát nước ra suối tới hệ thống thoát nước tự nhiên quanh
mỏ Sau đó thoát theo địa hình về khe nước cách khu mỏ khoảng 40m về phía Tây.Với khu phụ trợ: Tạo các rãnh thoát nước xung quanh khu phụ trợ theo hướngngiêng về phía Đông Nam để thoát ra khe nước, cuối mương bố trí hố lắng cặntrước khi cho thoát ra khe
* Nước thải sinh hoạt.
- Với nước thải tại khu mỏ:
+ Với nước thải đen: Lượng nước thải vệ sinh phát sinh từ nhu cầu vệ sinh của
CBCN được thu gom và xử lý tại bể tự hoại tại khu nhà điều hành Toàn bộ lượngnước sau xử lý cho tự thấm vào đất tại hố tự thấm có chứa cát, sỏi Lượng cặn sẽđược hút định kỳ khi bể đầy (thuê đơn vị có đủ chức năng để hút và đưa đi xử lý).+ Với nước thải xám: Nước thải xám sẽ được thu gom theo rãnh thoát nước vềbãi lọc trồng cây Môn có diện tích 4m2 (dài 4 m, rộng 1 m, sâu 0,7 m) để xử lýtrước khi thải ra môi trường theo hệ thống mương thoát nước mưa
1.3.3 Mở vỉa và hệ thống, trình tự khai thác, chế biến đá
1.3.3.1 Mở vỉa
* Phương án mở vỉa
Công tác mở mỏ và xây dựng cơ bản mỏ được tính toán trên các điều kiện sau: Phương pháp khai thác cắt tầng với hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng, đất đáchuyển xuống chân tầng nhờ trọng lực và nổ mìn ở các tầng cao, khai thác theo lớp bằngvận tải trực tiếp ở các tầng thấp
Công suất khai thác hàng năm của mỏ là 221.402 m3/năm
Ranh giới khu vực đủ điều kiện thiết kế khai thác (khu có cấp trữ lượng 121)
Trang 31Sản phẩm chính cho phương án mở vỉa và trình tự khai thác là đá hộc, đá xay cácloại làm vật liệu xây dựng thông thường.
Phương pháp mở vỉa có liên quan chặt chẽ với hệ thống khai thác Căn cứ vàođiều kiện địa hình, địa mạo thực tế khu vực khai thác, công suất và biên giới khaitrường đề ra hai phương án mở vỉa:
+ Mở vỉa bằng phương án khai thác theo lớp đứng từ đỉnh núi xuống cốt +45, từcốt + 45 đến cốt 25 khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp
+ Mở vỉa bằng phương án khai thác theo lớp đứng từ đỉnh núi xuống cốt +85, từcốt + 85 đến cốt 25 khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp
* Mở vỉa bằng phương án khai thác theo lớp đứng từ đỉnh núi xuống cốt +45, từ cốt + 45 đến cốt 25 khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp.
Phương án mở vỉa này chủ yếu với việc áp dụng hệ thống khai thác khấu theolớp đứng, đất đá chuyển xuống chân tầng nhờ trọng lực và nổ mìn Phương án này cócác ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Thời gian xây dựng cơ bản nhanh, khối lượng xây dựng cơ bản ít
+ Không đòi hỏi thiết bị đắt tiền
+ Dễ thực hiện tại các mỏ có diện tích nhỏ nhưng chiều cao lớn
+ Có khả năng cơ giới cao, sử dụng thiết bị khai thác lớn
+ Có thể khai thác với sản lượng lớn
+ Đảm bảo điều kiện an toàn trong khai thác
+ Tổ chức công tác khai thác trên mỏ đơn giản
+ Khả năng phối trộn nguyên liệu sơ bộ tại mỏ tốt
+ Hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Trang 32+ Khối lượng xây dựng cơ bản lớn.
+ Thời gian đưa mỏ vào sản xuất chậm
+ Khó khả thi tại các mỏ có diện tích nhỏ nhưng chiều cao lớn
* So sánh lựa chọn phương án mở vỉa
Qua so sánh ưu nhược điểm của hai phương án mở vỉa trên Căn cứ vào cácđiều kiện địa hình, địa mạo khu mỏ, khả năng huy động vốn, thiết bị đầu tư, mứcsản lượng yêu cầu để cung cấp nguyên liệu cho công trình đảm bảo kế hoạch sảnxuất hàng năm của Công ty cổ phần khai khoáng AMI thấy rằng khai thác mỏ đá tạilèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa nên chọn phương án khai thác theo lớpđứng từ đỉnh núi xuống cốt +45, từ cốt + 45 đến cốt 25 khai thác theo lớp bằng, vận tảitrực tiếp là hợp lý với điều kiện địa hình, diện tích của mỏ, yêu cầu công suất mỏ vàkhả năng đầu tư của Công ty
1.3.3.2 Hệ thống và trình tự khai thác
Hình 2: Sơ đồ công nghệ khai thác, chế biến đá Quy trình chế biến đá: Dây chyền công nghệ, thiết bị chế biến sẽ trang bị 01
dàn máy nghiền sàng công suất 200t/h đặt tại mỏ
Đá khai thác tại mỏ đá tại lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa đượcđập phá bằng đầu đập thuỷ lực có kích cỡ đường kính tối đa 350 mm vận chuyểnkhoảng 300m về trạm đặt dàn máy nghiền sàng qua phểu tiếp nhận và cấp liệu tấm,
Trang 33đá vôi được đập trong máy đập chế biến đến kích thước cục (cm) 2x4; 1x2 ; 0,5x1;khối lượng được phân bổ như sau:
- Công suất khai thác: 221.402 m3/năm.(đá hộc 50%; chế biến xay nghiền 50%) Cơ cấu đá các loại:
1.3.4 Hiện trạng khu mỏ
Hiện nay Công ty Cổ phần khai khoáng AMI đã thăm dò, lập báo cáo kết quảthăm dò theo giấy phép thăm dò số 2092/GP-UBND ngày 28/7/2015 và có Quyếtđịnh Phê duyệt trữ lượng số 3608/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnhQuảng Bình ở phần phía Đông Bắc khối đá vôi lèn Cụt Tai Tuy nhiên chưa đượccấp phép khai thác mỏ nên cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoàn chỉnh
KHỐI LƯỢNG
GHI CHÚ
1 Xây dựng tuyến đường vận tải đá từ bãi xúc bốc tới trạm nghiền đập.
Trang 35(Nguồn: Thiết kế cơ sở của dự án)
1.3.6 Các loại thiết bị phục vụ khai thác mỏ
Bảng 3: Tổng hợp các loại thiết bị máy móc phục vụ khai thác mỏ
VỊ
SỐ LƯỢNG
Trang 362 Đường dây hạ thế m 600
(Nguồn: Thiết kế cơ sở của dự án)
1.3.7 Nhiên, nguyên liệu đầu vào
Bảng 4: Tổng hợp các loại nguyên vật liệu phục vụ xây dựng cơ bản mỏ
Bảng 5: Tổng hợp các loại nhiên, nguyên liệu phục vụ khai thác mỏ
TT Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vị
định mức
Định mức tiêu hao
Nhu cầu nguyên liệu hàng năm
b Xăng (5% lượng dầu diezel) lít/tấn 0,0121 7.260 lít
c Dầu thuỷ lực, mỡ bôi trơn kg/tấn 0,001 600 kg
c Nước sinh hoạt lít/ng.ngày 80 846.800 lít
Trang 37(Nguồn: Báo cáo Kinh tế kỹ thuật của dự án)
1 Xây dựng tuyến đường
công vụ, di chuyển thiết
- Vốn đầu tư máy móc thiết bị: 11.011.400.000 đ
(Trong đó: Chi phí cho công tác BVMT là: 256.000.000 đ )
- Vốn xây dựng nhà cửa kiến trúc: 784.300.000 đ
- Chi phí cấp quyền khai thác: 1.000.000.000đNguồn vốn:
Trang 38Bảng 7: Biên chế nhân lực làm việc tại mỏ
Trang 39Tổng cộng 29 người
(Nguồn: Thiết kế cơ sở Dự án)
Bảng 8: Thống kê tóm tắt các hoạt động của Dự án Các giai
Chặt cây cối và giải phóng
tạo mặt bằng 8 tháng Đất, đá, cây cối và bụi, khí thải.Làm tuyến đường công vụ 8tháng Bụi, đất đá loại thải, tiếng ồn, chấn
động, tai nạn lao độngLắp đặt các thiết bị, máy
Nước thải và chất thải rắn
An toàn giao thôngHoạt động của cán bộ,
công nhân 16 tháng Nước thải và chất thải rắn sinh hoạtNước mưa chảy tràn - Chất bẩn từ bề mặt công trường
bãi bốc xúc về bãi chế biến Bụi, khí thải động cơ
Hoạt động chế biến đá Bụi.
Tiếng ồn, rung
Hoạt động của các phương
tiện vận tải, máy móc, thiết
bị
Bụi, khí thải (CO, SO2, NO2 và HC).Tiếng ồn, rung Gia tăng lưu lượng các phương tiện trên đường và các
sự cố mất an toàn giao thông
Hoạt động của công nhân Nước thải và chất thải rắn sinh hoạt.
Lây lan dịch bệnh, mâu thuẫn xã hộiNước mưa chảy tràn Chất bẩn từ bề mặt khai thácVận chuyển đất về bãi thải Bụi, khí thải, chất thải rắn Tiếng
ồn, độ rung
Trang 40màu, san ủi bề mặt mỏ,
trồng cây xanh tại khu nhà
Nước thải và chất thải rắn
Lây lan dịch bệnh, mâu thuẫn xã hội