1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khóa luận tốt nghiệp, hành trình tiếp nhận truyện ngắn thạch lam

74 474 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm trở lại đây, thành tựu của lí luận văn học hiện đại đã thể hiện những bước tiến quan trọng trong việc khám phá bản chất văn bản nghệ thuật. Với việc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học hay nói cách khác, với việc khẳng định vai trò của văn bản trước vai trò của tác giả, lí luận văn học hiện đại đã vượt lên tư duy lí luận văn học tiền hiện đại. Trong quá trình phát triển sinh động, tư duy lí luận văn học hiện đại đã có những khám phá mới hơn về đặc trưng bản thể của văn bản nghệ thuật trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận. Vì vậy mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với cá nhân người đọc thông qua quá trình cụ thể hóa văn bản. Từ đây lịch sử văn học không đơn thuần là con số cộng tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những chuyển biến lịch sử của nó. Các nhà lí luận từ quan điểm tiếp nhận cho rằng: Không có văn học nếu không có người đọc và văn học không phải chỉ là tác phẩm văn học mà văn học có từ tác phẩm và người tiếp nhận nó, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận, giữ người tiếp nhận cùng thời và người tiếp nhận mai sau. Lịch sử văn học chỉ có thể là lịch sử lịch sử của mối quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận. Như vậy mọi sự đánh giá và những khác biệt ý kiến về một tác phẩm đều liên quan đến hành trình tiếp nhận văn học. Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới ra đời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn học phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới. Trong đó Tự Lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự Lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại”. Tự Lực văn đoàn ra đời và phát triển trong khoảng 10 năm (19321942) tuy thời gian hoạt động không dài nhưng văn phái này đã có những đóng góp không nhỏ cho văn học dân tộc. Những tác gia văn học là thành viên của Tự Lực văn đoàn đã để lại một di sản tương đối lớn gồm nhiều tác phẩm với đủ thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận phê bình... Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu biến đổi của lòng người, có nhiều tác phẩm trong đó không còn giá trị như xưa mà trở thành lạc hậu với thời cuộc và bị trả về dĩ vãng. Nhưng có những sáng tác cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị của nó vẫn được độc giả tìm đến với sự trân trọng ngưỡng mộ. Trong số những sáng tác của Tự Lực văn đoàn vượt qua được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian phải kể đến những sáng tác của Thạch Lam. Theo dòng chảy của thời gian, cách tiếp nhận tác phẩm của bạn đọc cũng khác nhau, có người đồng cảm, ngưỡng mộ, thán phục, cũng có một số khác không ca tụng, đồng cảm. Chính bởi đó là truyện ngắn Thạch Lam có lối viết và cách xây dựng truyện không giống như một nhà văn lãng mạn ta vẫn quen thuộc, gây ra nhiều tranh cãi cho giới nghiên cứu văn học. Một thực tế là các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá, phê bình truyện ngắn của Thạch Lam chứ chưa đặt ra cách đón nhận nó như thế nào? Từ những công trình nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam được công bố, từ sự tiếp nhận của chính bản thân, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam”. Thực hiện đề tài này, chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam ở từng mốc thời gian cụ thể từ đó phân tích, đánh giá khách quan một nhà văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dòng văn học lãng mạn nói riêng cũng như trong tiến trình văn học Việt Nam nói chung. Nghiên cứu hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam, có thể đặt ra vấn đề phương pháp luận tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam không chỉ giúp cho người đọc có được một phương pháp tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam đúng với giá trị vốn có của nó mà còn giúp cho những người đang sáng tác văn học kế thừa và phát triển phần tốt đẹp của truyện ngắn Thạch Lam về phong cách, ngôn từ, thi pháp. Truyện ngắn của Thạch Lam đã được đưa vào học tập và giảng dạy ở cấp THPT. Công trình này không chỉ giúp ích cho người làm văn, người học văn, dạy văn, người yêu văn mà còn giúp ích cho những người làm văn hoá, nghệ có cái nhìn đúng về bản chất, giá trị truyện ngắn Thạch Lam. Ngoài những lí do trên việc chọn nghiên cứu đề tài này còn xuất phát từ nhu cầu thực tế của cá nhân là muốn được tìm hiểu, học tập cập nhật những thành tựu của Lí luận văn học, Mỹ học hiện đại của thế giới, từ đó có thể vận dụng trong công việc giảng dạy và tìm hiểu các tác phẩm văn chương của Thạch Lam. Từ thực tiễn sáng tác, tiếp nhận, đánh giá truyện ngắn Thạch Lam và những lí do, mong muốn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1 Nhóm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài. Vấn đề tiếp nhận văn học ở trong nước có nhiều chuyển biến. Đầu những năm 60 Nguyễn Văn Trung cũng nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học trong cuốn Lược khảo văn học tập 2, đến năm 1980, giáo sư Hoàng Trinh mới nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học, nhưng ông lại bàn từ góc độ nền văn học này tiếp nhận một nền văn học khác, tức là nó thuộc về lĩnh vực của văn học so sánh. Tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận của trường phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu ở Việt nam trong bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận như thế nào”. Cùng năm 1986 Hoàng Trinh viết về Giao tiếp văn học (Tạp chí Văn học số 4) nhưng không nhắc gì đến Mĩ học tiếp nhận. Sang thập niên 90, Nguyễn Lai viết Tiếp nhận văn học một vấn đề thời sự (BáoVăn nghệ số 27, ngày 771990), Nguyễn Thanh Hùng viết Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10101990) đều nhấn mạnh đến tính chất chủ quan năng động của người đọc. Năm 1991 Viện thông tin khoa học xã hội cho xuất bản cuốn Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, nhưng trong đó chỉ có bài viết của Trần Đình Sử (Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học) và của Nguyễn Văn Dân (Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học – nghệ thuật thế giới ở Việt Nam ta hiện nay), 10 bài còn lại đều là dịch, lược dịch, lược thuật những bài viết của Schifirnet, Morar, Pascadi, Marian… Năm 1995 Trương Đăng Dung công bố bài viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ. Công trình tập trung nghiên cứu vấn đề “văn bản”, “tác phẩm” và sự tạo nghĩa thông qua hành động đọc. Cuối thập niên 90, đáng chú ý nhất là cuốn Tiếp nhận văn học (1997) viết cho trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế của Phương Lựu, chuyên luận Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998) của Trương Đăng Dung và bài Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học (số 124 tháng 061999). Sang đầu thế kỉ 21, bóng dáng của Mĩ học tiếp nhận được xuất hiện trong hai chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương(2002) của Nguyễn Thanh Hùng và Tác phẩm văn học như là quá trình (2004) của Trương Đăng Dung. Đáng ghi nhận nhất là năm 2002 Trương Đăng Dung đã dịch tuyên ngôn của Jauss Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, và cho đến nay, đây vẫn là văn bản duy nhất của Mĩ học tiếp nhận được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của các công trình trên, trong thập niên đầu tiên của thế kỉ mới cũng rải rác có các bài viết của Phạm Quang Trung đăng trên website cá nhân (pqtrung.com) như Lý thuyết tiếp nhận trong đời sống văn chương hiện nay (2009), Chung quanh khái niệm “tầm đón nhận” của H. Jauss (2010), ngoài ra có một xu hướng tương đối nổi trội là Vận dụng một số vấn đề của lí thuyết tiếp nhận vào việc giảng dạy và học môn văn trong nhà trường(2009). Cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ mới, đáng chú ý hơn cả là cuộc tranh luận nhỏ giữa Đỗ Lai Thúy và Trần Đình Sử quanh bài viết Khi người đọc xuất hiện của Đỗ Lai Thúy. Trần Đình Sử liền công bố bài Cần có tiêu chí khoa học để phân biệt người đọc hiện đại và người đọc cổ điển (2010). Cũng năm 2010 Huỳnh Như Phương cho xuất bản cuốn Lý luận văn học, đã dành chương 6 viết về Người đọc và tiếp nhận văn học, trong sự trình bày của mình tác giả thể hiện rất rõ dấu ấn của Mĩ học tiếp nhận khi nghiên cứu tiếp nhận văn học, vai trò của người đọc qua khái niệm “chân trời chờ đợi” và số phận lịch sử của tác phẩm văn học qua lăng kính của sự tiếp nhận. Gần đây nghiên cứu Mĩ học tiếp nhận đáng chú ý nhất là những bài viết của Hoàng Phong Tuấn, năm 2010 anh đã công bố bài viết Về sự khác nhau giữa Lý thuyết tiếp nhận và Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jaub và 2012 công bố bài: Một số điểm chính trong lý thuyết tiếp nhận của Wolfgang Iser. Bốn bài tranh luận, hai bài viết, một chương trong giáo trình lí luận văn học và một cuộc hội thảo cho thấy vấn đề Tiếp nhận văn học trong những năm gần đây trở nên khá sôi động. Một số công trình lí luận như: Hoàng Trinh (Ký hiệu nghĩa và phê bình văn học, Nxb. Văn học, 1980); Lê Ngọc Trà (Lý luận văn học, Nxb. Trẻ, 1990); Huỳnh Như Phương (Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, cùng viết với Nguyễn Văn Hạnh, Nxb. Giáo dục, 1995); Lý luận văn học (nhập môn), Nxb. ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2010), Đỗ Đức Hiểu (Đổi mới phê bình văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1993), Nguyễn Thanh Hùng (Văn học Tầm nhìn Biến đổi, Nxb. Văn học,1996; Đọc Hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb. GD, 2008); Trương Đăng Dung (Tác phẩm văn học như là một quá trình, Nxb. Khoa học xã hội, 2004; Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1998); Phương Lựu (Lý luận văn học chủ biên, Tập I, Nxb. ĐHSP, 2002; Giáo trình Tiếp nhận văn học, Nxb. Đà Nẵng, 2004); Trần Đình Sử (Giáo trình Lý luận văn học chủ biên, Tập I, II, Nxb. ĐHSP, 20042006; Lý luận văn học chủ biên, Tập II, Nxb. ĐHSP, 2008)… Mỗi người ở những góc độ tiếp cận và sự dẫn giải rộng hẹp, nông sâu khác nhau đã gắn việc đọc, sự đọc của người đọc với quan niệm mới về văn bản tác phẩm văn học do nhà văn sáng tạo, dưới góc nhìn của chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học. Xét tác phẩm văn học ở phương diện ký hiệu học với tư cách là một sáng tạo có tính ký hiệu, một phương tiện giao tiếp thì tác phẩm có hai mặt: Cái biểu đạt và Cái được biểu đạt, văn bản và ý nghĩa. Nội dung tác phẩm được mã hóa vào các phương tiện biểu đạt là văn bản ngôn từ và hình tượng văn học, làm thành ý nghĩa của chúng. Người đọc giải mã văn bản ngôn từ và hình tượng để nắm bắt ý nghĩa của tác phẩm. Do đó nội dung tác phẩm được thực hiện và mở ra qua ý nghĩa mà người đọc phát hiện, nội dung tác phẩm chính là tổng hòa mọi ý nghĩa của tác phẩm do hoạt động đọc mở ra. 2.2 Nhóm các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài. Thạch Lam được xem là một hiện tượng văn học khá đặc biệt trong văn học Việt Nam. Vì thế những công trình nghiên cứu, đánh giá về Thạch Lam khá nhiều tuy nhiên đề tài “Hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam”, cho đến nay chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ. Đương thời, ngay từ buổi đầu ra mắt, truyện ngắn của Thạch Lam đã được độc giả đô thị đón nhận khá nồng nhiệt. Việc đánh giá truyện ngắn của Thạch Lam ngay từ đầu cũng có những ý kiến không đồng nhất thậm chí đối lập. Tuy nhiên, xu thế khẳng định giá trị của truyện ngắn Thạch Lam vẫn chiếm ưu thế và được biểu hiện rõ qua một số công trình nghiên cứu của các cây bút phê bình có uy tín như Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại (1942). Sau cách mạng tháng Tám (1945 đến trước 1986), một thời gian khá dài truyện ngắn của Thạch Lam dường như không được ai nói đến. Phải tới sau 1954, truyện ngắn của Thạch Lam mới được đề cập trở lại nhưng với những đánh giá khác nhau ở hai miền Nam Bắc. Trong đó, cuốn sách “Thạch Lam về tác gia và tác phẩm” của Vũ Tuấn Anh và Lê Dục Tú (NXB Giáo dục) đã tuyển chọn, giới thiệu tổng hợp những bài báo, bài luận về những vấn đề liên quan đến nhà văn Thạch Lam. Có thể kể đến những cái tên như Vũ Ngọc Phan hay Nguyễn Tuân với bài viết “Thạch Lam”; Phong Lê với “Thạch Lam trong Tự Lực văn đoàn”; Thế Lữ với “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”; Khải Hưng với “Một quan niệm về văn chương”... Nhìn chung các bài viết trên đã đánh giá phần nào con người cũng như đặc điểm truyện ngắn, phong cách truyện ngắn của Thạch Lam. Tuy nhiên, nó vẫn chưa khái quát hết lịch sử tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam từ khi ra đời cho đến nay. Về phương pháp luận tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam hầu như chưa có công trình nào đề cập đến một cách tập trung và cụ thể. Chúng tôi xem những ý kiến trên là những đóng góp quý báu về tư liệu cho quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Với tiêu đề mà khóa luận đã xác định, cùng với việc chỉ ra những tiền đề lịch sử, khóa luận tập trung vào nghiên cứu các quan điểm, lời đánh giá, bàn bạc, phê bình của giới nghiên cứu văn học tồn tại dưới dạng văn bản nghị luận, bàn luận, các bài phê bình tác phẩm, các bài báo hoặc dưới dạng những lời tựa, lời bạt cho các truyện ngắn của Thạch Lam. Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu thu thập được và sự kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận bao gồm những nhiệm vụ sau: Khẳng định sự cần thiết của việc tìm hiểu hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam cùng việc đề xuất hướng tiếp nhận mới đối với nó trong bối cảnh nghiên cứu văn học hiện nay. Đưa đến cái nhìn tổng quan về sự vận động của ý thức văn học và quá trình tiếp nhận văn học của người đọc trong suốt hơn 70 năm qua. Đánh giá quá trình nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam ở từng thời kì, từ đó khái quát những phương pháp tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam đã từng tồn tại trong lịch sử tiếp nhận, góp phần làm phong phú thêm đời sống của tác phẩm văn học ở Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, người viết tập trung khảo sát những ý kiến đánh giá, những bài viết, những công trình nghiên cứu cơ bản còn để lại văn bản được phép xuất bản và được phổ biến rộng rãi trong khoảng thời gian từ những năm 1935 đến 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu sử dụng những phương pháp chính sau : 4.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp Tìm hiểu, phân tích các giai đoạn tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam, trên cơ sở đó tổng hợp khẳng định vấn đề chủ thể tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam. 4.2 Phương pháp so sánh So sánh đối chiếu trên hai phương diện đồng đại và lịch đại từ đó xác định đặc trưng của lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam. 4.3 Phương pháp hệ thống Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về lịch sử tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam. Ngoài ra người viết còn sử dụng thêm một số lí thuyết liên ngành văn hóa học, thi pháp học… hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của khóa luận Khẳng định vai trò của chủ thể tiếp nhận trong việc thẩm định và đánh giá các giá trị văn học. Khảo sát quá trình tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam một cách có hệ thống, đánh giá nghiêm túc các công trình nghiên cứu đã có về Thạch Lam, từ đó khái quát một số phương pháp tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam khoa học, khách quan, nhằm góp phần đánh giá đúng truyện ngắn Thạch Lam. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung chính được người viết triển khai 3 chương sau: CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM TRƯỚC 1945 CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM SAU 1945 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới TS Mai Thị Liên Giang, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy

cô trong khoa Khoa học - Xã hội trường Đại Học Quảng Binh và các thầy cô ở Trung tâm học liệu trường đã giúp

đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã giúp đỡ và luôn động viên em trong thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này.

Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Quảng Bình, tháng 5 năm

2017

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Hòa

Trang 3

MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN 8

THẠCH LAM TRƯỚC 1945 8

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN 29

THẠCH LAM SAU 1945 29

CHƯƠNG 3: TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM TỪ 40

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP 40

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm trở lại đây, thành tựu của lí luận văn học hiện đại đã thể hiệnnhững bước tiến quan trọng trong việc khám phá bản chất văn bản nghệ thuật Vớiviệc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học hay nói cáchkhác, với việc khẳng định vai trò của văn bản trước vai trò của tác giả, lí luận văn họchiện đại đã vượt lên tư duy lí luận văn học tiền hiện đại Trong quá trình phát triển sinhđộng, tư duy lí luận văn học hiện đại đã có những khám phá mới hơn về đặc trưng bảnthể của văn bản nghệ thuật trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận

Vì vậy mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với cánhân người đọc thông qua quá trình cụ thể hóa văn bản Từ đây lịch sử văn học khôngđơn thuần là con số cộng tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm vàngười tiếp nhận trong những chuyển biến lịch sử của nó Các nhà lí luận từ quan điểm

tiếp nhận cho rằng: Không có văn học nếu không có người đọc và văn học không phải chỉ là tác phẩm văn học mà văn học có từ tác phẩm và người tiếp nhận nó, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận, giữ người tiếp nhận cùng thời và người tiếp nhận mai sau Lịch sử văn học chỉ có thể là lịch sử lịch sử của

mối quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận Như vậy mọi sự đánh giá và nhữngkhác biệt ý kiến về một tác phẩm đều liên quan đến hành trình tiếp nhận văn học.Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn trên mọiphương diện Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiệngặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyểnmạnh mẽ Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh

hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa Một nền văn học mới ra đời với

những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn họcphát triển phù hợp với thời đại Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học

đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới Trong đó Tự Lực

văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự Lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” Tự Lực văn đoàn ra đời và phát triển trong khoảng 10 năm (1932-1942) tuy thời

gian hoạt động không dài nhưng văn phái này đã có những đóng góp không nhỏ cho

Trang 5

văn học dân tộc Những tác gia văn học là thành viên của Tự Lực văn đoàn đã để lạimột di sản tương đối lớn gồm nhiều tác phẩm với đủ thể loại khác nhau: tiểu thuyết,truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận phê bình Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,bao nhiêu biến đổi của lòng người, có nhiều tác phẩm trong đó không còn giá trị nhưxưa mà trở thành lạc hậu với thời cuộc và bị trả về dĩ vãng Nhưng có những sáng táccho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị của nó vẫn được độc giả tìm đến với sự trântrọng ngưỡng mộ Trong số những sáng tác của Tự Lực văn đoàn vượt qua được sự thửthách khắc nghiệt của thời gian phải kể đến những sáng tác của Thạch Lam Theo dòngchảy của thời gian, cách tiếp nhận tác phẩm của bạn đọc cũng khác nhau, có ngườiđồng cảm, ngưỡng mộ, thán phục, cũng có một số khác không ca tụng, đồng cảm.Chính bởi đó là truyện ngắn Thạch Lam có lối viết và cách xây dựng truyện khônggiống như một nhà văn lãng mạn ta vẫn quen thuộc, gây ra nhiều tranh cãi cho giớinghiên cứu văn học Một thực tế là các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độđánh giá, phê bình truyện ngắn của Thạch Lam chứ chưa đặt ra cách đón nhận nó nhưthế nào?

Từ những công trình nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam được công bố, từ sự

tiếp nhận của chính bản thân, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hành trình tiếp nhận

truyện ngắn Thạch Lam” Thực hiện đề tài này, chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn

Thạch Lam ở từng mốc thời gian cụ thể từ đó phân tích, đánh giá khách quan một nhàvăn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dòng văn học lãng mạn nói riêng cũng như trongtiến trình văn học Việt Nam nói chung

Nghiên cứu hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam, có thể đặt ra vấn đềphương pháp luận tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam không chỉ giúp cho người đọc cóđược một phương pháp tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam đúng với giá trị vốn có của nó

mà còn giúp cho những người đang sáng tác văn học kế thừa và phát triển phần tốt đẹpcủa truyện ngắn Thạch Lam về phong cách, ngôn từ, thi pháp Truyện ngắn của ThạchLam đã được đưa vào học tập và giảng dạy ở cấp THPT Công trình này không chỉgiúp ích cho người làm văn, người học văn, dạy văn, người yêu văn mà còn giúp íchcho những người làm văn hoá, nghệ có cái nhìn đúng về bản chất, giá trị truyện ngắnThạch Lam

Ngoài những lí do trên việc chọn nghiên cứu đề tài này còn xuất phát từ nhucầu thực tế của cá nhân là muốn được tìm hiểu, học tập cập nhật những thành tựu

Trang 6

của Lí luận văn học, Mỹ học hiện đại của thế giới, từ đó có thể vận dụng trongcông việc giảng dạy và tìm hiểu các tác phẩm văn chương của Thạch Lam Từ thựctiễn sáng tác, tiếp nhận, đánh giá truyện ngắn Thạch Lam và những lí do, mong muốntrên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

2 Lịch sử vấn đề.

2.1 Nhóm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài.

Vấn đề tiếp nhận văn học ở trong nước có nhiều chuyển biến Đầu những năm 60

Nguyễn Văn Trung cũng nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học trong cuốn Lược khảo văn học tập 2, đến năm 1980, giáo sư Hoàng Trinh mới nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học,

nhưng ông lại bàn từ góc độ nền văn học này tiếp nhận một nền văn học khác, tức là

nó thuộc về lĩnh vực của văn học so sánh Tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận củatrường phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu ở Việt nam

trong bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận như thế nào” Cùng năm 1986 Hoàng Trinh viết về Giao tiếp văn học (Tạp chí Văn học số 4) nhưng không nhắc gì đến Mĩ học tiếp nhận Sang thập niên 90, Nguyễn Lai viết Tiếp nhận văn học một vấn đề thời

sự (BáoVăn nghệ số 27, ngày 7-7-1990), Nguyễn Thanh Hùng viết Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10-10-1990) đều nhấn mạnh đến tính

chất chủ quan năng động của người đọc Năm 1991 Viện thông tin khoa học xã hội cho

xuất bản cuốn Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, nhưng trong đó chỉ có bài viết của Trần Đình Sử (Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học) và của Nguyễn Văn Dân (Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học – nghệ thuật thế giới ở Việt Nam ta hiện nay), 10 bài còn lại đều là dịch, lược dịch, lược thuật những bài viết của

Schifirnet, Morar, Pascadi, Marian… Năm 1995 Trương Đăng Dung công bố bài

viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ Công trình tập trung nghiên cứu vấn đề “văn bản”, “tác phẩm” và sự tạo nghĩa thông qua hành động đọc.

Cuối thập niên 90, đáng chú ý nhất là cuốn Tiếp nhận văn học (1997) viết cho trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế của Phương Lựu, chuyên luận Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998) của Trương Đăng Dung và bài Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học (số 124 tháng 06-1999).

Sang đầu thế kỉ 21, bóng dáng của Mĩ học tiếp nhận được xuất hiện trong hai

chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương(2002) của Nguyễn Thanh Hùng và Tác phẩm văn học như là quá trình (2004) của Trương Đăng Dung Đáng ghi nhận nhất là

Trang 7

năm 2002 Trương Đăng Dung đã dịch tuyên ngôn của Jauss Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, và cho đến nay, đây vẫn là văn bản duy nhất của

Mĩ học tiếp nhận được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam Dưới ảnh hưởng củacác công trình trên, trong thập niên đầu tiên của thế kỉ mới cũng rải rác có các bài viết

của Phạm Quang Trung đăng trên website cá nhân (pqtrung.com) như Lý thuyết tiếp nhận trong đời sống văn chương hiện nay (2009), Chung quanh khái niệm “tầm đón nhận” của H Jauss (2010), ngoài ra có một xu hướng tương đối nổi trội là Vận dụng một số vấn đề của lí thuyết tiếp nhận vào việc giảng dạy và học môn văn trong nhà trường(2009) Cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ mới, đáng chú ý hơn cả là cuộc tranh luận nhỏ giữa Đỗ Lai Thúy và Trần Đình Sử quanh bài viết Khi người đọc xuất hiện của Đỗ Lai Thúy Trần Đình Sử liền công bố bài Cần có tiêu chí khoa học để phân biệt người đọc hiện đại và người đọc cổ điển (2010) Cũng năm 2010 Huỳnh Như Phương cho xuất bản cuốn Lý luận văn học, đã dành chương 6 viết về Người đọc

và tiếp nhận văn học, trong sự trình bày của mình tác giả thể hiện rất rõ dấu ấn của Mĩ

học tiếp nhận khi nghiên cứu tiếp nhận văn học, vai trò của người đọc qua khái

niệm “chân trời chờ đợi” và số phận lịch sử của tác phẩm văn học qua lăng kính của

sự tiếp nhận Gần đây nghiên cứu Mĩ học tiếp nhận đáng chú ý nhất là những bài viết

của Hoàng Phong Tuấn, năm 2010 anh đã công bố bài viết Về sự khác nhau giữa "Lý thuyết tiếp nhận" và "Mỹ học tiếp nhận" của Hans Robert Jaub và 2012 công bố bài: Một số điểm chính trong lý thuyết tiếp nhận của Wolfgang Iser Bốn bài tranh

luận, hai bài viết, một chương trong giáo trình lí luận văn học và một cuộc hội thảocho thấy vấn đề Tiếp nhận văn học trong những năm gần đây trở nên khá sôi động

Một số công trình lí luận như: Hoàng Trinh (Ký hiệu nghĩa và phê bình văn học, Nxb Văn học, 1980); Lê Ngọc Trà (Lý luận văn học, Nxb Trẻ, 1990); Huỳnh Như Phương (Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, cùng viết với Nguyễn Văn Hạnh, Nxb Giáo dục, 1995); Lý luận văn học (nhập môn), Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2010),

Đỗ Đức Hiểu (Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội, 1993), Nguyễn Thanh Hùng (Văn học - Tầm nhìn - Biến đổi, Nxb Văn học,1996; Đọc - Hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb GD, 2008); Trương Đăng Dung (Tác phẩm văn học như là một quá trình, Nxb Khoa học xã hội, 2004; Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, 1998); Phương Lựu (Lý luận văn học - chủ biên, Tập

I, Nxb ĐHSP, 2002; Giáo trình Tiếp nhận văn học, Nxb Đà Nẵng, 2004); Trần Đình

Trang 8

Sử (Giáo trình Lý luận văn học - chủ biên, Tập I, II, Nxb ĐHSP, 2004-2006; Lý luận văn học - chủ biên, Tập II, Nxb ĐHSP, 2008)… Mỗi người ở những góc độ tiếp cận

và sự dẫn giải rộng hẹp, nông sâu khác nhau đã gắn việc đọc, sự đọc của người đọc vớiquan niệm mới về văn bản tác phẩm văn học do nhà văn sáng tạo, dưới góc nhìn củachủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Xét tác phẩm văn học ở phương diện ký hiệu họcvới tư cách là một sáng tạo có tính ký hiệu, một phương tiện giao tiếp thì tác phẩm có

hai mặt: Cái biểu đạt và Cái được biểu đạt, văn bản và ý nghĩa Nội dung tác phẩm

được mã hóa vào các phương tiện biểu đạt là văn bản ngôn từ và hình tượng văn học,làm thành ý nghĩa của chúng Người đọc giải mã văn bản ngôn từ và hình tượng đểnắm bắt ý nghĩa của tác phẩm Do đó nội dung tác phẩm được thực hiện và mở ra qua

ý nghĩa mà người đọc phát hiện, nội dung tác phẩm chính là tổng hòa mọi ý nghĩa củatác phẩm do hoạt động đọc mở ra

2.2 Nhóm các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài.

Thạch Lam được xem là một hiện tượng văn học khá đặc biệt trong văn học ViệtNam Vì thế những công trình nghiên cứu, đánh giá về Thạch Lam khá nhiều tuy nhiên

đề tài “Hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam”, cho đến nay chúng tôi nhận

thấy chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ

Đương thời, ngay từ buổi đầu ra mắt, truyện ngắn của Thạch Lam đã được độcgiả đô thị đón nhận khá nồng nhiệt Việc đánh giá truyện ngắn của Thạch Lam ngay từđầu cũng có những ý kiến không đồng nhất thậm chí đối lập Tuy nhiên, xu thế khẳngđịnh giá trị của truyện ngắn Thạch Lam vẫn chiếm ưu thế và được biểu hiện rõ quamột số công trình nghiên cứu của các cây bút phê bình có uy tín như Vũ Ngọc Phan

với Nhà văn hiện đại (1942) Sau cách mạng tháng Tám (1945 đến trước 1986), một

thời gian khá dài truyện ngắn của Thạch Lam dường như không được ai nói đến Phảitới sau 1954, truyện ngắn của Thạch Lam mới được đề cập trở lại nhưng với những

đánh giá khác nhau ở hai miền Nam Bắc Trong đó, cuốn sách “Thạch Lam- về tác gia

và tác phẩm” của Vũ Tuấn Anh và Lê Dục Tú (NXB Giáo dục) đã tuyển chọn, giới

thiệu tổng hợp những bài báo, bài luận về những vấn đề liên quan đến nhà văn ThạchLam Có thể kể đến những cái tên như Vũ Ngọc Phan hay Nguyễn Tuân với bài viết

“Thạch Lam”; Phong Lê với “Thạch Lam trong Tự Lực văn đoàn”; Thế Lữ với “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”; Khải Hưng với “Một quan niệm về văn chương”

Nhìn chung các bài viết trên đã đánh giá phần nào con người cũng như đặc điểm

Trang 9

truyện ngắn, phong cách truyện ngắn của Thạch Lam Tuy nhiên, nó vẫn chưa kháiquát hết lịch sử tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam từ khi ra đời cho đến nay Vềphương pháp luận tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam hầu như chưa có công trình nào

đề cập đến một cách tập trung và cụ thể Chúng tôi xem những ý kiến trên là nhữngđóng góp quý báu về tư liệu cho quá trình nghiên cứu đề tài

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Với tiêu đề mà khóa luận đã xác định, cùng với việc chỉ ra những tiền đề lịch sử,khóa luận tập trung vào nghiên cứu các quan điểm, lời đánh giá, bàn bạc, phê bình củagiới nghiên cứu văn học tồn tại dưới dạng văn bản nghị luận, bàn luận, các bài phêbình tác phẩm, các bài báo hoặc dưới dạng những lời tựa, lời bạt cho các truyện ngắncủa Thạch Lam

Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu thu thập được và sự kế thừa những kết quảcủa các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận bao gồm những nhiệm vụ sau:

Khẳng định sự cần thiết của việc tìm hiểu hành trình tiếp nhận truyện ngắn ThạchLam cùng việc đề xuất hướng tiếp nhận mới đối với nó trong bối cảnh nghiên cứu vănhọc hiện nay

Đưa đến cái nhìn tổng quan về sự vận động của ý thức văn học và quá trình tiếpnhận văn học của người đọc trong suốt hơn 70 năm qua

Đánh giá quá trình nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam ở từng thời kì, từ đókhái quát những phương pháp tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam đã từng tồn tại tronglịch sử tiếp nhận, góp phần làm phong phú thêm đời sống của tác phẩm văn học ở ViệtNam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, người viết tập trung khảo sát những ý kiếnđánh giá, những bài viết, những công trình nghiên cứu cơ bản còn để lại văn bản đượcphép xuất bản và được phổ biến rộng rãi trong khoảng thời gian từ những năm 1935đến 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu sử dụng những phươngpháp chính sau :

4.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Tìm hiểu, phân tích các giai đoạn tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam, trên cơ

Trang 10

5 Đóng góp của khóa luận

Khẳng định vai trò của chủ thể tiếp nhận trong việc thẩm định và đánh giá cácgiá trị văn học

Khảo sát quá trình tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam một cách có hệ thống,đánh giá nghiêm túc các công trình nghiên cứu đã có về Thạch Lam, từ đó khái quátmột số phương pháp tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam khoa học, khách quan, nhằm gópphần đánh giá đúng truyện ngắn Thạch Lam

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung chínhđược người viết triển khai 3 chương sau:

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM TRƯỚC 1945

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM SAU 1945

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN

THẠCH LAM TRƯỚC 1945 1.1 Một số khái niệm liên quan đến tiếp nhận văn học và tiếp nhận văn học Việt Nam 1930 – 1945 ở Việt Nam.

Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu hiện thực - nhàvăn - tác phẩm - bạn đọc Đánh giá tác phẩm là công việc không chỉ của giới phê bình

mà là công việc của người đọc nói chung Sự tồn tại dài lâu hay không của tác phẩmvăn học, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm có được thấu hiểu cảm thông hay không, câutrả lời là ở chính công chúng bạn đọc Vai trò của người đọc cùng sự tiếp nhận của họ

là rất quan trọng: “Tác phẩm văn học chỉ tồn tại trong sự tác động qua lại (luôn thay đổi về mặt lịch sử) giữa tác phẩm và người tiếp nhận” [6, tr 48] “Tác phẩm văn học chỉ là bộ xương, bản chất của nó chỉ thể hiện trong quá trình đọc, quá trình cụ thể hóa cái thể giới sơ lược được mô tả đó mà thôi” [6, tr 52] Văn bản nghệ thuật có được ý

nghĩa là nhờ khâu tiếp nhận của bạn đọc Quá trình tiếp nhận văn học diễn ra ở nhiềucấp độ khác nhau Trước hết phải hiểu ngôn ngữ, cốt truyện, loại thể để tiếp nhận hìnhtượng nghệ thuật, cảm nhận nó trong tính toàn vẹn Trong các mối liên hệ của các yếu

tố, chi tiết cấu thành hình tượng Muốn tiếp nhận Truyện Kiều, phải biết tiếng Việt và

tiếng Việt trong truyện Kiều, tiếp đó, nắm diễn biến câu chuyện, rồi thể loại tiểu thuyết

và truyện thơ mà Nguyễn Du sử dụng làm phương tiện tổ chức tác phẩm Và như vậy,

ta bắt đầu tiếp xúc với hệ thống hình tượng tác phẩm, các nhân vật, các mối liên quangiữa các nhân vật, các tiết đoạn, các chương, hồi Nhưng nếu dừng lại ở đây thìchúng ta mới nắm được câu chuyện, mới biết mà chưa hiểu Phải tiến lên một cấp độthứ hai là thâm nhập sâu vào hệ thống hình tượng để hiểu được ý đồ sáng tác, tưtưởng, tình cảm của tác giả đã kết tinh trong hình tượng như thế nào Tư tưởng tìnhcảm như là chất tinh túy kết tinh ở trong hình tượïng nghệ thuật, người đọc có nhiệm

vụ chắc lọc lấy tinh chất đó Người đọc ví như con ong bay đến đóa hoa, không phải

để chiêm ngưỡng màu sắc của cánh hoa mà để hút mật ở trong nhụy hoa Ðọc Tây Du

Kí, chẳng hạn, ta tiếp xúc với nhân vật Trư Bát Giới thì không phải chỉ để biết đây là

một trong ba đệ tử của Ðường Tăng đến Tây Trúc thỉnh kinh Mà phải hiểu dụng ýthâm thúy của tác giả ở nhân vật này là muốn nói đến cái chất heo ở trong mỗi conngười Cấp độ thứ ba là người đọc thể nghiệm và đồng cảm hình tượng nghệ thuật Sau

Trang 12

khi thâm nhập sâu vào hình tượng, người đọc sẽ không còn dửng dưng nữa mà tỏ thái

độ thiện cảm hay ác cảm, yêu và ghét, vui cười hay khóc thương Ðây là giai đoạnkhông phải người đọc thâm nhập sâu vào hình tượng nữa mà là, giai đoạn hình tượngthâm nhập sâu vào người đọc Tư tưởng hình tượng đã trở thành máu thịt của ngườiđọc Cấp độ cuối cùng là cấp độ để lên thành quan niệm và hiểu biết vị trí tác phẩmtrong lịch sử văn hóa tư tưởng nghệ thuật và đời sống Ðây là cấp độ cao của tiếp nhậnvăn chương, là giai đoạn định giá một cách nghiêm túc và bắt buộc đối với loại ngườiđọc - nghiên cứu

Thực ra, tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính kháchquan Chứ không phải là một hoạt động cá nhân chủ quan thuần túy Tác phẩm sau khithoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinhthần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc Người đọc tiếp nhận nó là mộtkiểu phản ảnh, nhận thức thế giới, mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan vàphương diện khách quan của nó Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thứctiếp cận được với bản chất và quy luật của đối tượng Nội dung của tác phẩm trước hết

là do những thuộc tính nội tại của nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thântác phẩm Việc người đọc khác nhau đã cắt nghĩa khác nhau khi cùng đọc một tácphẩm là thuộc phương diện chủ quan của tiếp nhận Với thuyết Mác hóa - tượng trưng,Roland Barthes cố tình bảo vệ quan điểm về tính đa nghĩa đến vô hạn của nghệ thuật

và bảo vệ tính xác đáng của mọi cách đọc, đã chẳng những không lưu ý tới tính kháchquan của tiếp nhận tác phẩm mà còn thổi phồng một cách vô căn cứ phương diện chủquan Cần phải thấy rằng đời sống của tác phẩm trong tiếp nhận: tác phẩm nghệ thuật

là một sự chuyển hóa qua lại giữa đặc thù khách quan và chủ quan, một quan hệ xãhội, một tương quan với độc giả, một tổng thể gồm nhiều quá trình khác nhau, đadạng, nhưng hệ thống Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm có hai phần, phần cứng vàphần mềm Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý nghĩa,tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào lòng ngườiđọc Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận Trong phần cứng này, có nhiềuphương diện để tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn chương Thứ nhất là hiệnthực đời sống được phản ánh Thứ hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượngphản ánh đời sống là trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân Thứ ba là sự định hướng nội tạicủa tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do nhà văn tạo nên Nhà văn không giản đơnchỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời sống, những quan sát, những phát hiện nghệthuật của mình mà anh ta còn hướng tới việc thể hiện những cái đó sao cho chúng gây

Trang 13

ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc giả Ðây là thuộc tính tất yếu của tác phẩm ở

cả nội dung và hình thức Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo

ra ấn tượng chung đồng nhất ở mọi người đọc Phần cứng của tác phẩm tạo ra phần nộidung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc Rõ ràng là độc giả hay khángiả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật nào đó đều có một ấn tượngchung về một nhân vật nào đó Trong dân gian những nhân vật nghệ thuật sau đây đã

đi vào cuộc sống có ấn tượng tương đồng ở mọi người: Trương Phi, Tào Tháo; (Nóngnhư Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo) Sở Khanh, Hoạn Thư (người nào lừa đảo phụ

nữ được gán cho hiệu Sở Khanh, người phụ nữ nào hay ghen và ghen một cách cayđộc thì được gán cho hiệu máu Hoạn Thư)

Tiếp nhận là khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo - giao tiếp của văn chương.Không có tiếp nhận thì không có đời sống của tác phẩm Tác phẩm chưa được sử dụngthì đó chưa phải là sản phẩm đích thực của sản xuất tinh thần Nhưng tác phẩm - ngườisáng tác và người đọc là hai việc khác nhau Nhà văn và bạn đọc không phải là nhữngngười đồng sáng tạo Ðại biểu của lí thuyết người đọc là đồng sáng tạo với tác giả.Potebnya - nhà ngữ văn Nga khẳng định: Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca,chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó Ý kiến này không xem người đọc -nguời tiếp nhận là khâu hoàn tất của quá trình sáng tạo - giao tiếp mà xem người đọccùng tham gia vào quá trình làm ra tác phẩm Ingarder giải thích rõ thêm và khẳng địnhtác phẩm sẽ được cụ thể hóa trong quá trình tiếp nhận của người đọc Tác phẩm vănchương tự thân nó, chỉ như là một bộ xương, sẽ được người đọc bổ sung và bù đắp ởmột loại phương diện, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng bị biến đổi hoặc bópméo Chỉ dưới cái diện mạo mới, đầy đủ và cụ thể hơn này (mặc dù giờ đây vẫn chưađược hoàn toàn cụ thể), tác phẩm cùng với những bổ sung cho nó mới là đối tượng củatiếp nhận và khoái cảm thẩm mĩ Tiếp nhận văn chương không phải là đồng sáng tạo,nhưng cũng không đơn giản là hoạt động thụ động Hoạt động tiếp nhận văn chương

có tính tích cực chủ động sáng tạo của nó, “Người ta thường nói người đọc là người đọc sáng tạo với tác giả” [29, tr 162] Tính tích cực chủ động sáng tạo của người đọc

là ở chỗ bằng vào năng lực cá nhân, kinh nghiệm cá nhân, thị hiếu thẩm mĩ, lập trường

xã hội, người đọc tiếp cận tác phẩm cố gắng làm sống dậy hình tượng, khôi phụcnhững nét lờ mờ, phần chìm của tảng băng, tầng ngầm của toà lâu đài, của hệ thốnghình tượng… từ đó thâm nhập vào chiều sâu tác phẩm nhận ra sức nặng của ý nghĩakhái quát của hình tượng Lúc đó, hình tượng từ tác phẩm sống dậy trong lòng ngườiđọc Ở mỗi người đọc có một hình tượng nghệ thuật riêng, Ðỗ Ðức Hiểu đã nói về tính

Trang 14

sáng tạo của người đọc như sau: Ðọc văn chương có nghĩa là tháo gỡ các ký hiệu vănchương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua các cấu trúc của vănbản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, đối thoại, không gian, thời gian…) đọc là Mác hóacách đọc, là tổng hợp các khâu của việc đọc - cảm tưởng, phân tích, đối chiếu, tổnghợp, đánh giá là phát hiện và sáng tạo Đọc trước hết là phát hiện trong văn bản, mộtthế giới khác, những con người khác, người đọc sống trong một thế giới tưởng tượngcủa mình, thông qua tác phẩm, xây dựng cho mình một thế giới riêng Đọc là một hoạtđộng tích cực, người đọc nhập cuộc hóa thân, với những cảm xúc riêng của mình,những kỉ niệm, ký ức, khát vọng riêng đọc có nghĩa là chuyển đổi tác phẩm thành một

vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy, tình cảm riêng của mình Ðiều gì đã cho phép ngườiđọc có thể và có quyền sáng tạo khi tiếp nhận văn bản văn chương như vậy? Tất cả là

ở chỗ tính đặc thù của nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng

Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều quan điểm, định nghĩakhác nhau về tiếp nhận văn học Năm 1970 Huỳnh Phan Anh trong tập tiểu luận phê

bình Đi tìm tác phẩm văn chương đã đưa ra quan điểm: “Người đọc chính là lí do tồn tại của tác phẩm (…) Tác phẩm chỉ thực sự hiện hữu bắt đầu từ tác phẩm đọc của người đọc (…) Người đọc chính là chủ thể của tác phẩm Người đọc không chỉ là kẻ thưởng ngoạn, không chỉ làm công việc ca ngợi Người đọc còn là kẻ sáng tạo vô danh (…) Bằng việc đọc hắn viết lại tác phẩm một lần nữa ” [2, tr 15-20] Với Huỳnh

Phan Anh người đọc có vai trò rất quan trọng đối với tác phẩm văn học Người đọc

không chỉ quyết định sự tồn tại của tác phẩm: “Độc giả là kẻ, bằng chính tác động đọc của mình, mang đến cho tác phẩm một ý nghĩa Tác phẩm cần tới hắn, cầu cứu tới hắn, nói một cách nào đó, để được “hoàn tất”, để được là “tác phẩm” [2, tr 16] và

sáng tạo lại tác phẩm Như vậy Huỳnh Phan Anh cũng cho rằng người đọc tham giavào quá trình hoàn thành tác phẩm văn học Với tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu,bản thân sự tiêu dùng là một yếu tố nội tại của hoạt động lao động sản xuất Ngườitiêu dùng là mục tiêu của sản xuất, người đọc là mục tiêu của sáng tác Chính nhu cầucủa người tiếp nhận, người tiêu dùng, người sử dụng văn chương là yếu tố có ý nghĩaquyết định đối với quá trình văn chương Người đọc hiện lên trước nhà văn dưới một

hệ thống câu hỏi: Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết như thế nào? Người đọc yêu cầu,đòi hỏi, chờ đợi và phê bình nhà văn Nhà văn sáng tác để đáp ứng đòi hỏi bạn đọc.Người đọc tạo nên mối quan hệ trực tiếp với tác phẩm của sáng tác - tiếp nhận

Nhưng ai là người đọc, người tiếp nhận văn chương? Loại hình học người đọcvăn chương chia ra nhiều loại người đọc khác nhau Theo TS Nguyễn Hoa Bằng khi

Trang 15

đứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra 4 loại Thứ nhất là người đọctiêu thụ, đây thường là loại người đọc đọc ngấu nghiến cốt truyện, ham thích tìnhhuống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy Loại này đọc lướt nhanh vào giờ nhànrỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi Thứ hai là loại đọc điểm sách, loại ngườinày có ý thức tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức… đểthông báo cho độc giả của các báo Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - nhữngngười giảng dạy nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu Thứ tư là nhữngngười sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm hứng bất chợt hoặc để tham gia viếtnhững trang phê bình ngẫu hứng Ðứng ở góc độ sáng tác người ta chia người đọc ralàm ba loại Thứ nhất: người đọc thực tế, tức là những người đọc, người tiếp nhận sángtác tồn tại một cách cụ thể, cá thể Họ là những người A, người B nào đó trong đờisống, tiếp nhận văn chương theo cá tính, theo sở thích cá nhân Như vậy, trước mắtngười sáng tác có biết bao nhiêu người đọc thực tế Nhưng nhà văn không viết để đápứng cho từng người cụ thể mà viết cho người đọc nói chung Thứ hai là người đọc hàm

ẩn, đây là loại độc giả của từng tác giả, loại này tồn tại trong tác giả suốt quá trìnhsáng tác từ nảy sinh ý đồ cho đến kết thúc Nhà văn có chủ đích hướng tới họ là chủyếu Thứ ba là người đọc hữu hình hay người đọc bên trong là loại người đọc tồn tạibên trong tác phẩm như một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưngkhông phải nhân vật mà là hiện thân của người đọc bên ngoài tác phẩm Ðứng ở góc

độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm 3 loại Thứ nhất: người đọc hiện tại, tứcloại người đọc đang sống đồng thời với tác giả, họ thực sự tiếp nhận tác phẩm của tácgiả và lên tiếng khen chê trực tiếp với tác giả Trong số người đọc hiện tại, có thể chia

ra làm nhiều lớp theo cách khác nhau: người đọc bình thường; người đọc của ngườiđọc - nhà phê bình; người đọc thiếu nhi, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức…Thứ hai: người đọc quá khứ Ðây là loại người đọc không thể và không bao giờ tiếpnhận tác phẩm cả Nhưng nhiều khi nó quyết định thành bại của tác phẩm, khi Tố Hữu

viết Kính gửi cụ Nguyễn Du thì đây phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du nào đó đang

sống thực sự ở đâu đó, mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du Và chính Nguyễn Du lúcsinh thời cũng đã có loại người đọc như thế, đó là Tiểu Thanh Thứ ba: người đọctương lai Loại người đọc này chưa tồn tại thực tế sẽ có thể, hoặc không thực sự đọctác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trình làm tác phẩm của tác giả, và có khi là

Trang 16

chủ đích hướng tới của nhà văn Nhà văn muốn gửi thế kỉ mai sau, muốn nói chuyệnvới người 300 năm sau như Nguyễn Du đã nói:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Lại có cách chia người đọc theo ý thức hệ Cách này, chia người đọc ra làm 2loại Thứ nhất: người đọc bạn bè, đây là loại người đọc chỉ hướng, cùng quan điểm xãhội, lập trường tư tưởng Phần lớn các tác giả có đông đảo bạn đọc loại này Ðây là

loại bạn đọc chí cốt mà Tố Hữu đã nói: Tôi buộc lòng tôi với mọi người… Để hồn tôi với bao hồn khổ Thứ hai: loại người đọc đối thủ, loại người đọc này trái với chí hướng, lập trường giai cấp xã hội của mình Chẳng hạn cụ Ngáo trong bài thơ Hỡi cụ Ngáo của Tố Hữu [16] Trong cuốn Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ thì GS Nguyễn Văn Hạnh và PTS Huỳnh Như Phương cho rằng: “Trong các thành phần đa dạng của công chúng văn học, bao giờ cũng hiện hữu loại người đọc tích cực: đó là những người đọc bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ nỗi lo âu và niềm khát vọng sáng tạo của tác giả Những người đọc này là nguồn động viên, khuyến khích, hơn nữa là nguồn cảm hứng đối với tác giả Bên cạnh đó là loại người đọc tiêu cực có thái độ thiếu sự cảm thông và trân trọng đối với tài năng nghệ sĩ, thường xem nhẹ giá trị tư tưởng - thẩm mĩ của văn học khi đánh giá tác phẩm” [10, tr 144] Tính quyết định của

người đọc đối với quá trình sáng tác văn chương là ở chỗ nếu không có người đọc thìkhông có bản thân quá trình sáng tác Nghệ thuật như là một hình thức giao tiếp Nó rađời để đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi giữa người viết văn và người đọc văn, nhưngtrước hết là để thỏa mãn nhu cầu tự bộc lộ mình của người sáng tác Người đọc lúc này

sẽ là nơi gởi gắm tâm sự của nhà văn Ở đây người đọc trở thành người phục vụ nhàvăn Ðến lượt mình, nhà văn lại trở thành người phục vụ bạn đọc, đây là một mục tiêuquan trọng của sáng tạo nghệ thuật Nghệ thuật phục vụ người đọc ở 2 phương diện.Một là thỏa nhu cầu nghệ thuật của họ Hai là đào tạo họ thành những người sính nghệthuật Rồi những người sính nghệ thuật đó lại yêu cầu nghệ sĩ không được tự thỏa mãn

mà phải nâng mình lên Ðây là một sự phát triển theo đường tròn xoáy ốc Tác phẩm nghệ thuật - và mọi sản phẩm khác cũng thế, - đều tạo một thứ công chúng sính nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp, như vậy là sản xuất không những chỉ sản sinh ra một đối tưọng cho chủ thể, mà còn sản sinh ra một chủ thể cho đối tượng (C.

Mác)

Trang 17

Ở nước ta nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung là nhà nghiên cứu mỹ học tiếpnhận một cách có hệ thống Theo ông chỉ thông qua hành động đọc thì văn bản mới trởthành tác phẩm, tác phẩm văn học là quá trình từ văn bản đến người đọc rồi mới đếntác phẩm hành động đọc chính là sự tạo nghĩa cho văn bản Tiếp thu luận điểm của

trường phái kí hiệu học và chủ nghĩa cấu trúc ngôn ngữ ông đưa ra tính chất “mở” của

tác phẩm văn học Cùng chung quan điểm với ông, Nguyễn Thanh Hùng và nhiều nhà

lí luận khác khẳng định tầm quan trọng của tiếp nhận văn học đối với sự tồn tại của tácphẩm văn học Trên đường đến với lí luận hiện đại, vấn đề tiếp nhận được ngành líluận văn học Việt Nam quan tâm là một việc làm rất đáng hoan nghênh Không chỉ cácgiáo trình của các trường Đại học sư phạm quan tâm đến lí luận tiếp nhận mà ở cáctrường trung học phổ thông học sinh cũng được cung cấp những kiến thức lí luận cơbản về vấn đề lí luận này Lâu nay có không ít người tin rằng hiểu tác phẩm theo cách

hiểu tác giả đề nghị trong “đề án tiếp nhận” của tác phẩm là đúng nhất mà không thấy

rằng tiếng nói quyết định cuối cùng khi đánh giá chất lượng tiếp nhận và chân lí nghệthuật thuộc về cộng đồng lý giải chúng - người tiếp nhận Lịch sử văn học đã nhiều lầncho thấy rằng trước cùng một tác phẩm đã xuất hiện nhiều cách tiếp nhận khác nhau.Nhưng trong vô vàn những cách tiếp nhận và lí giải tác phẩm đó không phải ai cũng cóthể tự xem mình là người độc quyền chân lí, có thể đưa ra kết luận cuối cùng về tácphẩm, kể cả khi người đánh giá là nhà văn, nhà thơ, là tác giả của tác phẩm văn họcđang được nói đến

Có rất nhiều định nghĩa về tiếp nhận văn học ở Việt Nam, đáng quan tâm hơn cả

là định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ Việt Nam: “Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả thông qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức

và sáng tạo Trong tiếp nhận văn học, người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình, nhập thân, vừa sống và thể nghiệm nội dung của tác phẩm từ bên ngoài,

để thưởng thức tài nghệ hoặn nhận ra điều bất cập hoặc cắt nghĩa khác với tác giả” [11, tr 221] Và định nghĩa trong Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ: "Nói đến sáng tạo và tiếp nhận là nói đến cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc thông qua tác phẩm, sau đó là cuộc đối thoại giữa người đọc với người đọc về tác phẩm đó" [10, tr

140] Điểm chung của hai định nghĩa trên là đều xác nhận bản chất của tiếp nhận vănhọc là cuộc giao tiếp đối thoại Cuộc giao tiếp này có nhiều mối quan hệ khác nhau:

Trang 18

khác nhau thuộc các nền văn hóa khác nhau Do chất liệu của văn học là ngôn ngữ, thếgiới mà nhà văn miêu tả không hiện lên một cách trực tiếp như trong phim ảnh màhiện lên gián tiếp qua ngôn từ của tác phẩm nên điều kiện của sự tiếp nhận văn học làkhả năng liên tưởng, tưởng tượng, suy luận của người đọc, người đọc tiếp nhận tácphẩm văn học một cách gián tiếp thông qua trí tưởng tượng Khả năng cơ bản củangười đọc lí tưởng là khả năng khái quát hóa từ những vấn đề của tác phẩm đến nhữngvấn đề rộng hơn của truyền thống văn học hoặc ý nghĩa về con người và xã hội bênngoài tác phẩm Khả năng này dựa trên vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân, dựa trên

sự hiểu biết xã hội, văn hóa của người đọc Do đó cùng một tác phẩm, mỗi người cóthể có nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi cách hiểu cấp cho tác phẩm một ý nghĩa khácnhau Sự diễn giải và phân tích của tác giả về tác phẩm của mình chưa phải là đáp sốđúng nhất, nhiều khi ý nghĩa và số phận tác phẩm nằm ngoài chủ ý, nằm ngoài tầm chiphối của tác giả Có thể nói ý nghĩa của tác phẩm do ngữ cảnh hạn định Ngữ cảnh baogồm các quy tắc ngôn ngữ của tác phẩm, bối cảnh văn học, xã hội của người đọcnhưng chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được hết nhiều ngữ cảnh và do đókhông bao giờ có thể biết hết mọi cung bậc ý nghĩa tác phẩm Ngữ cảnh là cái khônghạn định, nó mở ra trong không gian, thời gian Ngay tác giả cũng không thể lường hết

ý nghĩa tác phẩm của mình trong mọi ngữ cảnh Như đã nói, nhiều khi tác giả bằngngôn ngữ chính luận viết ra một văn bản khác để giải thích về ý đồ, nội dung, ý nghĩacủa tác phẩm hầu tránh những ngộ nhận trong công chúng, giúp cho công chúng cảm

và hiểu rõ hơn tác phẩm của mình Nhưng làm sao nhà văn có thể đứng ra giải thíchtường tận cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi nơi Nhất là khi nhà văn không còn sốngtrên cõi đời này nữa mà tác phẩm thì vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình của nó và gây ranhững ý kiến bàn luận, những cuộc tranh cãi và những sự đánh giá mới do ảnh hưởngcủa hoàn cảnh lịch sự cũng những của tâm lí tiếp nhận ở các hế thệ độc giả đến sau.Tác phẩm văn học chỉ đi trọn vòng đời khi nó được người đọc tiếp nhận, khơi mở ranhững lớp ý nghĩa tiềm tàng bên trong Ý nghĩa của tác phẩm là một quá trình bộc lộdần hết nội dung hàm ẩn qua người đọc Tác phẩm văn học chứa đựng cả một chântrời ý nghĩa có thể bừng sáng lên khi được đánh thức trong môi trường tiếp nhận thíchhợp

1.2 Lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ trước năm 1945.

1.2.1 Hướng tiếp nhận từ quan điểm đạo đức và xã hội.

Trang 19

Sự ra đời của truyện ngắn Thạch Lam nói chung và các cuộc tranh luận về truyệnngắn Thạch Lam nói riêng là sản phẩm tất yếu của đời sống xã hội và của bản thân vănhọc Muốn xem xét thấu đáo về vấn đề này ta không thể đặt chúng ở bên ngoài ngọnnguồn phát sinh của chúng một cách siêu hình Căn nguyên đầu tiên chi phối khôngchỉ tới sự biến đổi của đời sống văn học mà tới toàn bộ đời sống xã hội Là những thayđổi về xã hội manh nha từ trước năm 1958 và trở nên mạnh mẽ, mãnh liệt hơn sau đó.Những sự đổi thay này gắn liền một cách trực tiếp với chính sách khai thác thuộc địacủa thực dân Pháp được thực hiên trên toàn cõi Đông Dương.

Chúng ta đều đã biết một sự kiện trọng đại đánh dấu một bước ngoặt lớn, rấtkhông thuận chiều cho lịch sử nước ta vì sự xâm lược của thực dân Pháp Hiện thựchóa những âm mưu đã có từ trước, ngày 01-09-1858, thực dân Pháp nổ súng vào bánđảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bắt đầu chiến dịch xâm lược toàn cõi Việt Nam Triều đìnhphong kiến nhà Nguyễn bạc nhược đã thỏa hiệp dần với thực dân Pháp, kí với chúngcác hiệp ước 1862, điều ước, thương ước 1874, hàng ước 1883-1884, dần dần và chínhthức đã công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam Các cuộc kháng cự củanhân dân ta, dù diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác đều thất bại dưới sự đàn

áp dã man của chúng Sau khoảng gần 40 năm xâm lược và “bình định” đất nước ta,

thực dân Pháp đã thực hiện hai cuộc khai phá thuộc địa lớn (1897-1913 và 1918-1929)nhằm phục vụ cho những lợi ích (chiếm lĩnh thị trường, khai phá, vơ vét nguồn tàinguyên ) Đời sống kinh tế nước ta thay đổi sâu sắc Phương thức sản xuất mới theokhuynh hướng tư bản chủ nghĩa, chủ yếu là ở thành thị ra đời Qua đây từ một nướcphong kiến phương Đông tồn tại và phát triển hàng ngàn năm trong sự kiềm tỏa chủyếu của Nho giáo, nước ta dần dần chuyển sang chế độ nửa phong kiến Từ những thâpniên cuối thế kỉ XIX cho tới năm 1932, cũng như ở giai đoạn trước đó, các phong tràoyêu nước chống thực dân, phong kiến của nhân dân ta, trước sau đều bị đàn áp đẫmmáu Những biến động về đời sống chính trị và kinh tế, dẫu có nhiều bất lợi cho lịch

sử và cách mạng, song về cơ bản đã làm thay đổi một cách toàn bộ diện mạo xã hộinước ta Bên cạnh sự phân hóa giai cấp sâu sắc, nhiều giai cấp và tầng lớp mới xuất

hiện Có thể nói, xã hội Việt Nam buổi “giao thời”, nói như nhà nghiên cứu Trần Đình

Hượu, đã tạo nên một tình thế đối lập mãnh liệt về mọi mặt giữa ta và địch, giữa Á và

Âu, giữa cũ và mới, giữa bảo thủ và cấp tiến, cởi mở Trong cuộc đổi thay như vậy một cuộc đổi thay mà bất cứ một cuộc bể dâu nào trước đây cũng không thể so sánh -

Trang 20

-xuất hiện nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước, nhiều chuyện kháctrước Cuộc sống vượt ra ngoài khuôn khổ luân thường và nhân tình thế thái, trở thànhmột cuộc sống xã hội cụ thể, đa dạng và sôi nổi Sự êm ấm của lòng từ hiếu, cungthuận trong gia đình không giữ được người con dưới gối cha mẹ, tình làng xóm quêhương với cái rộn ràng của hội hè, đình đám không giữ chân được các chàng trai saulũy tre xanh Bước ra khỏi khuôn khổ chật hẹp, yên lặng, họ hàng, làng mạc, người ta

phải tỉnh táo, tính toán, vật lộn trong tình thế “khôn sống, mống chết” của một quan hệ lạnh lùng “tiền trao cháo múc” Người ta phải tự ý thức, phải sống, suy nghĩ, mơ ước

cho riêng mình trong những điều kiện cảu một xã hội phức tạp, rộng lớn Một tình thế

xã hội như vậy, hiển nhiên kéo theo những biến đổi tương ứng về văn hóa - tư tưởng,ảnh hưởng đến những sáng tác của lớp nhà văn giai đoạn này và Thạch Lam cũng nằmtrong lớp nhà văn chịu ảnh hưởng xã hội đó GS Phạm Thế Ngũ khi đánh giá Thạch

Lam đã có nhận xét như sau: “Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội

Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông” [25, tr 490] Tác phẩm

xuất bản đầu tiên của Thạch Lam là tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937) cho ta hay

Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội như nhận xét ở trên của Phạm ThếNgũ Kể ra thì các nhà văn trong Tự Lực văn đoàn nói chung đều có khuynh hướng ấy.Tuy nhiên tư tưởng ấy ở mỗi người lại có sắc thái riêng Nhất Linh, Hoàng Đạo muốnmột cuộc cách mạng từ thành thị hướng về nông thôn và đặt làm một vấn đề lý luận,một đối tượng tranh đấu, Khải Hưng tiêu cực hơn, thường chỉ vạch tỏ những nét thôngtục lố bịch hay đọa lạc của một xã hội già nua mà ông mong thấy cách tân Về cáchtrình bày xã hội Việt Nam những năm 30 - 40, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ hai mẫuhình: mẫu Tự Lực Văn Ðoàn, gồm các ông Tuần, bà Án, tượng trưng cho lớp già trongchế độ cũ đối chọi với những Loan, Nhung, Mai lớp trẻ phản kháng chế độ Và mẫuhiện thực phê phán xã hội gồm bọn cường hào ác bá đàn áp bóc lột và người dân quê

“thấp cổ bé họng” trong các tiểu thuyết Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô

Hoài Thạch Lam không chiếu ống kính của mình vào những nhân vật nằm trong hai

Trang 21

phạm trù trên đây, dường như với ông, con người phức tạp hơn, không dễ chia cắtthành hai giới tuyến thiện ác thường xuyên đối chọi nhau kịch liệt như thế Ngoài ra,con người còn có trách nhiệm tự thân về những hành động của chính mình, cả trongnhững xã hội khép kín nhất Sớm nhìn đến vấn đề trách nhiệm cá nhân, những ngườicon gái trong truyện của Thạch Lam trao thân cho người yêu không cần hỏi ý cha mẹ.

Liên trong Một đời người, tuy bị chồng và mẹ chồng hành hạ nhưng vẫn không bỏ

chồng theo người yêu, một phần vì nàng thiếu tự tin và không dứt khoát Những khổ

đau của Dung trong Hai lần chết đã bắt nguồn từ khi chào đời, bị cha mẹ ghét vì Dung

“yếu đuối, ghẻ lở, bẩn thỉu, khó nuôi” và khi bị gả chồng thì chính sự yếu đuối thể xác

của Dung đã không cho phép nàng thoát ly gia đình Dung cũng không thuộc lớpngười phản kháng chế độ cũ, bởi ở nàng không phải là sự phản kháng mà là sự đầuhàng vô điều kiện

Tác phẩm Thạch Lam mở ra một xã hội Việt Nam dưới những khía cạnh ít thấyxuất hiện trong truyện ngắn lúc bấy giờ: một xã hội đói và buồn như có gì báo trước

thảm cảnh Ất Dậu Trước hết là cái đói Cái đói trong Gió đầu mùa và Sợi tóc phũ phàng cuốn từ Nhà mẹ Lê sang người phu xe Dư trong Một cơn giận, đến anh Bào người học trò giỏi và đẹp như con gái trong Người bạn trẻ, lan đến Sinh người thanh niên bị mất việc trong Ðói, rồi đến Liên và Huệ, hai cô gái điếm trơ trọi trong căn phòng săm ẩm mốc Tối ba mươi và cuối cùng đến Thành, chỉ xém một ly đã tránh khỏi việc ăn cắp tiền trong Sợi tóc Trừ gia đình bác Lê, bác Dư là những người thật

nghèo, còn lại phần đông là cái đói của giai cấp trung lưu, thành thị Cái đói của một

xã hội phá sản không có việc làm

Ði đôi với cái đói là sự cô đơn Cá nhân lạc loài trong xã hội như những bóng ma

đơn côi, không ai giúp ai được Thạch Lam dự báo cái đói và ý thức cá nhân, mỗi người có một phản ứng khác nhau trước cái nghèo, cái đói, như Tâm trong truyện Trở

về chọn lối thoát ngắn nhất lấy vợ giàu, đoạn tuyệt với dĩ vãng, dĩ vãng nghèo đói ở

quê với mẹ mà chàng cho là bẩn thỉu, tồi tàn và chàng vội vàng chạy vọt ô tô, bắn vọtbùn lên quần áo mẹ, để người vợ giàu khỏi thấy di tích cái quá khứ lấm lem của mình

Hoặc như Minh trong truyện Cái chân què, liên miên bị ám ảnh bởi đồng tiền và khi

chàng được nhiều tiền nhất là lúc chàng bị tai nạn xe hơi, phải cưa chân và được hãngbảo hiểm đền cho một món kếch sù Minh yêu đời trở lại, sau một thời gian chơi bời

trác táng, trở về tay trắng, Minh mới cảm thấy rân ran đau "cả vết thương ở ngoài hình

Trang 22

thể và trong tâm hồn" Từ hai phố huyện nhỏ, phố huyện Cẩm Giàng ở Hải Dương, nơi

Thạch Lam sống những ngày thơ ấu, và phố huyện bên bến đò Tân Ðệ, nơi cả nhà dọnlên ở với người anh cả dạy học ở Thái Bình Thạch Lam tạo ra mảnh xã hội nhỏ bé củamình: một thế giới nửa quê, nửa tỉnh rồi ông nhẩn nha nghiêng mình xuống từng thânphận một Những mẹ Lê, mẹ Hiền, mẹ Ðối đều là những nhân vật có thật gắn liềnvới cuộc đời Thạch Lam bên phố huyện Cẩm Giàng và phố huyện Thái Bình Cạnhnhững cô hàng xén chợ huyện, là những khuôn mặt khác của Huệ, Liên, anh Bào ở

Hà Nội, tất cả dệt nên hình ảnh một Việt Nam u buồn và đói Nhưng tại sao hình ảnh

bà mẹ Lê và cô hàng xén lại rõ nét hơn cả, và tại sao cả hai anh em Nhất Linh, ThạchLam lại bị cuốn hút bởi hình ảnh hai người đàn bà đó? Tại sao cái phố huyện nhỏ lại

có một sức hút bí mật lạ lùng như thế? Trước hết phải phân biệt hai mẹ Lê: mẹ Lê của

Thạch Lam, trong Gió đầu mùa, xuất hiện năm 1937 Ba năm sau, khoảng 1940, Nhất Linh viết Xóm cầu mới (lần đầu), mẹ Lê cũng lại xuất hiện Và nếu chú ý đến cô Mùi trong Xóm cầu mới, Mùi tuy không gánh hàng xén đi bán như Tâm, nhưng vẫn có

nhiều nét giống Tâm Qua chân dung của hai bà mẹ Lê và hai cô hàng xén Mùi - Tâm,anh em Nhất Linh như đã dở lại từng trang ký ức đời sống thanh bần của chính giađình mình với hai phong cách khác nhau: Nhất Linh vui và no, Thạch Lam buồn vàđói; Nhất Linh lạc quan và đằm thắm, Thạch Lam đi sâu vào bi kịch, báo hiệu thảmcảnh Ất Dậu Thạch Lam sở trường về đoản thiên (truyện ngắn, tùy bút), Nhất Linh sởtrường về truyện dài, họ cùng gặp nhau ở sự tế vi và nhạy cảm Và chắc chắn là NhấtLinh đã bị ảnh hưởng của em, hoặc ít ra, cũng nghĩ về em khi dựng lại hai nhân vậtcủa Thạch Lam bà mẹ Lê và cô hàng xén Và việc ấy cũng không tránh được, bởi đó làhai nhân vật tha thiết nói lên cuộc đời thầm lặng của những người đàn bà tần tảo nuôichồng, nuôi con, nuôi cha mẹ anh em, mà trong tay không có đến một tấc vốn, hìnhảnh ấy có chung một nguồn: bà cụ Cẩm Giàng, mẹ của Thạch Lam, Nhất Linh, HoàngÐạo chồng chết sớm, tần tảo buôn gạo nuôi bẩy người con ăn học Bà cụ Cẩm Giàng

chính là xuất xứ những mẹ Lê, những cô Tâm, cô Mùi, linh hồn của xã hội Gió đầu mùa, tập truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam, ngoài không khí đói và buồn, nó còn hé

cửa vào những ngõ ngách phố huyện, phố chợ trong buổi giao thời chuyển mình từ đờisống thuần tuý nông thôn sang thành thị, tạo ra một lớp người nửa quê nửa tỉnh, cónhững thân phận thoát được nghịch cảnh, có những thân phận chìm sâu trong dòngthủy triều cuốn mau, cuốn mạnh Tính chất tương phản giữa hai lối sống, hai trình độ

Trang 23

khác biệt và kỳ thị nhau đó, đã được Thạch Lam nói đến ở ngay những dòng đầu Nhà

mẹ Lê: "Ðoàn thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lỵ nhỏ ở trung châu Hai giẫy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại nứa đã mục nát Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác, bưng bít như một cái tổ chim, nhà của một người giầu trong làng làm ra đấy để bán hàng.

Người ở phố chợ là bảy, tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà người dân trong huyện vẫn gọi một cách khinh bỉ: những kẽ ngụ cư Họ ở những đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém; làm những nghề lặt vặt: người thì kéo xe, người thì đánh dậm hay làm thuê, ở mướn cho những người giầu có trong làng Người ta gọi mỗi gia đình bằng tên người mẹ: nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Ðối, nhà mẹ Lê" [21, tr 14] Mẹ Lê thuộc thành phần “những kẻ ngụ cư” mà không phải là nông

dân, gia đình mẹ Lê thuộc diện ngoại vi, sống bên lề xã hội Nếu đặt vào bối cảnh bâygiờ, nhà mẹ Lê có thể là một trong những gia đình lam lũ sống trong các chung cư ổ

chuột ở ngoại ô các thành phố lớn Nhà mẹ Lê cứ thầm lặng trôi đi trong cái khổ và cái

đói, bác Lê và mười một đứa con quánh lại với nhau, không ai than thở, vì biết rằng

mọi người đều khổ như thế cả, than cũng bằng thừa: "Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội Ðàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau, rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm, vì đèn đóm không có nữa Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét, khổ sở Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm mà chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm, bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau" [21, tr 19] Sự im lặng

chịu đựng ấy kéo dài và bao trùm lên bi kịch y như giọng nói của Bác Lê, sau khi đi

vay nợ ông Bá bị chó tây cắn, chỉ nhỏ nhẹ giảng giải phàn nàn với các con: “Thật cậu Phúc ác quá! Ðã không cho thì thôi, lại còn thả chó ra đuổi” Yếu tố “đối chất” duy nhất nằm trong câu “cậu Phúc mà lại ác quá” còn tất cả đều hiền lành Phải chăng chính bởi lối viết đầy “nhân phong” ấy mà tác phẩm Thạch Lam cứ âm thầm dày vò chúng ta: “cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi; và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con ” [21, tr 21] “Cuốn phim đời bác” từ từ quay lại trong mê sảng của những cơn sốt, người ta chú ý đến câu "giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi", như thể bác Lê ở bên kia cuộc sống vẫn còn phân trần, giải oan cho hoàn

Trang 24

cảnh oan nghiệt của mình và các con Nhưng Thạch Lam hiền lành trong lời nói bao

nhiêu thì lại mạnh dạn trong hình ảnh bấy nhiêu: "Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc",

"Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết" [21,

tr 15] Cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc, thịt chúng nó thâm tím lại như thịt con trâu Những hình ảnh mạnh, cực thực, phi lý, gần như ác mộng báo hiệu thảm cảnh Ất

Dậu, cứ chọc thẳng vào tim người đọc Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chấtthơ thành một thể tuyệt vọng mới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn làphận người trước khi trở nên thây người Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộntuyệt vời đói khát với no đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng quanhững hình ảnh đẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chếtcủa mười một đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn taycủa tử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại Bác Lê

chết rồi, nhưng hình ảnh “một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé,da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô” như vẫn chiếm trọn ký ức người đọc, cái ký ức ấy

có lúc thấy “Bác Lê đè thằng Hỉ, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một mảnh chai sắc”, có lúc bác còn “lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó Trông mẹ con bác lại giống một mẹ con đàn gà” khiến cho bác Ðối phải nhắc: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không mất”.

Những truyện ngắn của Thạch Lam trong ba tập Gió đầu mùa, Nắng Trong vườn, Sợi tóc là một chuỗi tác phẩm viết khá đều tay, mỗi quyển đều có một số truyện

thật hay, xứng đáng xếp vào loại những truyện ngắn giá trị của Việt nam trong thế kỷhai mươi Một tác giả viết đều đều, với phẩm chất cao như thế là nhiều chứ không phải

ít Nhiều người trách Thạch Lam viết ít, cũng là trách vội, có lẽ Thạch Lam chỉ cho innhững gì ông biết là sẽ trụ được, trong khi khá nhiều tác giả nổi tiếng thường hay thamlam, lạm dụng tên tuổi của mình, gì cũng in, làm ô nhiễm những tác phẩm giá trị củachính mình và trong một chừng mức nào đó đánh lừa độc giả Ngay khi tập truyện đầu

tay Gió đầu mùa ra đời, Khải Hưng đã đánh giá rất cao văn phong của Thạch Lam trên báo Ngày nay, số 89, ra ngày 12/12/1937 với bài viết "Một quan niệm về văn chương".

Với khả năng cảm nhận tinh tế chính xác, Khải Hưng đã chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất,

hơn người của Thạch Lam là sự thành thực “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự can đảm”, sự thành thực mà Khải Hưng từng ao ước

Trang 25

“nhưng không sao có được” Ông đánh giá sự can đảm ấy tương đương với sự can

đảm của Tolstoi Khải Hưng là người đầu tiên nhận ra nhà văn Thạch Lam là nhà văncảm giác, tư duy nghệ thuật của Thạch Lam là tư duy nghiêng về cảm giác Nhận xét

về Thạch Lam, Khái Hưng đưa ra một nét rất chính xác: Thạch Lam dám viết hết những cảm nghĩ trong đầu: “Ở Thạch Lam sự thành thật trở nên sự can đảm, đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn Tôi xin thú thật rằng những điều nhận xét gay go về mình và những người sống chung quanh mình, tôi cũng thường có song vị tất đã dám viết ra Tôi vẫn ước ao có cái can đảm ấy nhưng không sao có được cái can đảm mà tôi thấy ở Tolstoi, mà trong đám văn sĩ mới ở nước ta tôi thấy ở Thạch Lam Lòng ta là một thế giới mênh mông, nếu ta để trí suy xét của ta len vào các ngách các nơi kín tối chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều mới lạ Tưởng sống tới trăm tuổi ta cũng không biết thực rõ được lòng ta” [3,tr 277-278] Ðúng là Thạch Lam

có bạo hơn các anh, bạo hơn những nhà văn cùng thời Ông dám viết và dám sống những gì ít ai dám làm, trong thời ấy, Thạch Lam là người duy nhất trong gia

đình lấy vợ vì yêu (theo Thế Uyên) Các anh Nhất Linh, Hoàng Ðạo đều hô hào tự dohôn nhân nhưng các ông lại lấy vợ theo diện bà mối, thậm chí các ông còn chẳng thèm

đi xem mặt cô dâu, mà nhờ em gái xem hộ (hồi ký Nguyễn Thị Thế) Rùng rợn haykhông, Thạch Lam là người đi trước thời đại, tự do trong một xã hội đầy cấm kỵ và

thành kiến Thạch Lam không đòi hỏi tự do như những người khác mà ông thể hiện tự

do qua cách sống và yêu một cách hồn nhiên, không gượng ép, không mảy may nề hà

đến nền đạo lý chặt chẽ bao bọc chung quanh Nếu trong một số truyện ngắn ThạchLam cố ý đứng riêng, đứng ngoài, để khách quan viết về các nhân vật của mình, thì

trong truyện Người đầm, như một người viết “sơ hở” tác giả để lộ lòng mình Cơ sự xảy ra là do lỗi của một người - Người đầm Người ấy đi xem mà lại không ngồi lô, không ngồi hạng nhất, “một người Pháp, mà lại là một người đàn bà, ngồi ở hạng nhì lẫn với người!” chữ người sau cùng thật ghê, chỉ một mình nó đã nói thay bao chữ lớn

lao về nhân quyền, về chế độ thực dân, về những đàn áp mình nó bao trùm lên những

thái độ, những chế độ không coi người là người Người đầm này cùng chung làn sóng

với Thạch Lam, đã dám làm những việc mà người khác không làm: bởi thời ấy, các

người đầm không bao giờ ngồi lẫn với “người” như thế Thạch Lam tình cờ gặp gỡ

“người đầm” Người đàn bà Pháp mới đến, lạ lẫm, không giống ai, một mình với đứa con bơ vơ trên mảnh đất xa lạ đầy cạm bẫy Lướt qua những ánh mắt “lãnh đạm và ác

Trang 26

cảm” chiếu vào hai mẹ con, Thạch Lam cũng một mình, can đảm đi ngược chiều

“cộng đồng”, dám biện hộ cho “kẻ thù” dân tộc Trút mọi thành kiến, hận thù, để chỉ

nhìn con người trần trụi dưới lăng kính của cảm thông: người đàn bà tội nghiệp ấy vớinhững ngơ ngác, nhũn nhặn, tế nhị và nhân ái đã làm đảo chao mọi thành kiến vềngười Pháp và dẫn nhà văn đến một mối tương quan khác, lên trên và ra ngoài tươngquan thực dân - thuộc địa, để trụ lại ở sự cảm thông, lòng trắc ẩn giữa người và người,đến tình nhân loại

Thạch Lam khám phá ra những vùng bí mật ấy của con người bằng một bút pháp

sẽ sàng, gần như thầm lặng Những chữ bé nhỏ ấy hoá ra lại có khả năng tỏa sáng bằngbao nhiêu lời lẽ ồn ào, chúng dịu dàng chiếu vào những tương phản, tạo sáng-tối trong

bức tranh đời sống Nhà văn thường nhặt nhạnh ở chỗ chúng ta không ngờ nhất: một chút sương, vài ba gáo nước, hai gốc thông, mấy tượng đá dấu trong cỏ những dấu

ấn nhỏ nhoi đưa chúng ta vào hành trình cảm giác đôi khi có thể làm thay đổi cả một lẽsống, một mấu chốt suy tưởng Từ đó, để thể hiện những khía cạnh khác nhau của đời

sống xã hội Xứng đáng là nhà văn có “khuynh hướng xã hội”.

Tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ quan điểm đạo đức và xã hội giai đoạntrước năm 1945, có hai ý kiến đánh giá tiêu biểu đó là ý kiến của Phạm Thế Ngũ và

Khải Hưng Trong khi Phạm Thế Ngũ cho rằng: Thạch Lam là nhà văn có khuynh hướng xã hội Ta thấy Thạch Lam luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông

thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông thì Khải Hưng lại cho rằng: Thạch Lam

là nhà văn cảm giác, tư duy nghệ thuật của Thạch Lam là tư duy nghiêng về cảm giác.Hai ý kiến đánh giá đều đúng bởi mỗi nhà phê bình đã nhìn nhận Thạch Lam cũng nhưnhững truyện ngắn Thạch Lam trên những khía cạnh riêng Qua ý kiến đánh giá củaPhạm Thế Ngũ và Khải Hưng đã đánh giá đúng truyện ngắn Thạch Lam một cáchkhoa học và khách quan đồng thời giúp cho người đọc có một cách nhìn nhận toàndiện, đầy đủ, phong phú hơn về truyện ngắn Thạch Lam

1.2.2 Hướng tiếp nhận từ đặc trưng thể loại.

Truyện ngắn là một khái niệm phức tạp, khó định nghĩa Vì thế, nhận diện thểloại truyện ngắn luôn là một nỗ lực liên tục của người sáng tác và giới nghiên cứu lýluận từ trước đến nay Nếu thống kê đầy đủ, thì có đến hàng trăm định nghĩa về truyện

ngắn T Capotê cho rằng: Truyện ngắn là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài Còn Pautopxki lại cho rằng: Truyện ngắn là một truyện viết ngắn,

Trang 27

trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái bình thường hiện ra như một cái không bình thường Trong khi đó, Nguyên Ngọc lại cho rằng: Truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết Quả thật đi tìm một định nghĩa truyện

ngắn một cách đầy đủ và chính xác là điều rất khó Có thể hiểu và chấp nhận định

nghĩa: truyện ngắn đó là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống chủ chốt nào đó Mặc dù số lượng câu chữ ít nhưng xét về chất lượng hiệu quả thì truyện ngắn có quyền bình đẳng với tiểu thuyết, vì nói như Lỗ Tấn: qua một mảng lông mà biết toàn con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần.

Bởi trong văn học giá trị của một tác phẩm bao giờ cũng là ở chất lượng và có lẽ chỉ ở

đó mà thôi Nó bao quát và chi phối đến đặc trưng của thể loại truyện ngắn đó là: cốttruyện, nhân vật, tình huống, ngôn ngữ [17] Tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ đặc

trưng thể loại giúp chúng ta nắm rõ về vai trò của thể loại Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại(1942) viết về hầu hết các nhà văn trong Tự lực văn đoàn: Nhất Linh,

Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Trần Tiêu khác với nhiều người nghiêncứu cùng thời, ông tiếp cận với Tự lực văn đoàn từ nghệ thuật của tác phẩm Từ góc độnày, Vũ Ngọc Phan đã có đến nhiều nhận xét có giá trị

Khi nghiên cứu về Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan cho rằng thể loại mà Thạch Lam

viết nhiều nhất là tiểu thuyết tình cảm, “trong các truyện ngắn, truyện dài của ông, tình cảm đều có một địa vị đặc biệt” [27, tr 450] Thạch Lam được ông xếp chung

dòng với các nhà văn viết tiểu thuyết xã hội Ông nhận ra Thạch Lam tả thật tỷ mỷ và

tinh vi “những cảm tình, những cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người” [27, tr 450] Vũ Ngọc Phan nhận ra bước tiến dài của nghệ thuật Thạch Lam

từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc Ở Gió đầu mùa, Thạch Lam chuyên tả tình nên khi tả cảnh nét bút còn ngượng ngập Nắng trong vườn viết theo lối văn giản dị êm ái nhưng

nhiều truyện không được đậm đà, làm cho người đọc dễ chán Tuy nhiên có nhận xétcủa Vũ Ngọc Phan mang tính cảm tính nên chưa thật chính xác, ông cho truyện Thạch

Lam chưa hay vì ông chỉ xây dựng những truyện giản dị và tầm thường “những truyện như Cuốn sách bỏ quên, Người đầm, Đứa con, Bóng người xưa, Hai đứa trẻ, đều là những truyện tầm thường” [27, tr 455 - 456] Thạch Lam là “nhà văn thiên về cảm giác” hay nói cách khác ông thuộc trường phái lãng mạn nhưng những tác phẩm của Thạch Lam đi theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” Bởi vậy Nhân ngày giỗ đầu

của nhà văn Thạch Lam nhà thơ Thế Lữ - người bạn tâm giao của Thạch Lam trong

Trang 28

bài viết "Tính cách tạo tác của Thạch Lam" đăng trên báo Thanh Nghị số 39 ra ngày

16 - 06 - 1943 đã nhận xét rằng: Thạch Lam là người sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh viết trên giấy Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn tả trong lời của văn

chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu,cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương Như vậy theo Thế Lữ, ở ThạchLam văn chính là người

Nhiều nhà nghiên cứu văn học khác cũng đánh giá rằng phong cách viết văn củaThạch Lam đã chịu đựng được sự thử thách khắc nghiệt của khoảng thời gian qua Do

đó, chúng ta hoàn toàn ủng hộ quan điểm sáng tác văn chương dưới đây của ThạchLam Trong "Lời nhà xuất bản Văn học" (khi in lại tác phẩm "Gió đầu mùa" năm 1982) cũng có đoạn viết như sau: Giới thiệu tập truyện ngắn "Gió đầu mùa" xuất bản trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là “Tuyên ngôn văn học” của Thạch Lam

và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trangviết nào lại không thắm đượm tinh thần đó Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn,song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dòng Đề tài quen thuộccủa nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát

ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đứcphong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý Thạch Lam trái lại, đã hướng ngòibút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời Khung cảnh thườngthấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phốchợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phốngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên vớicái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than - đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ,đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn; là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột; là Thanh,Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô; là cô Tâm hàng xénvới lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn Tất cả những cảnh, những người

ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chânthực Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ

Trang 29

dội như Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô TấtTố Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái và vẻđẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông Nhân vật Thạch Lam, bất luận ởhoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam Đọc truyện ngắnThạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn và cũng từ đó tathương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.

Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã có những nhận xét về văn phong của Thạch Lam:

Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình

dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc

sống hàng ngày, xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ nhữngchân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê Thạch Lam là nhà văn quýmến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh Ngày nayđọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốtcách và phẩm chất văn học Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu chomột giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn Ngòi bút của ông thường

khơi sâu vào thế giới bên trong của cái “tôi”, với sự phân tích cảm giác tinh tế Sáng

tác của Thạch Lam giàu chất thơ, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn;

chúng “đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu” (NguyễnTuân) Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn, nhiều truyện ngắn của ông

dường như không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng

Bộ ba truyện ngắn của Thạch Lam chứng tỏ lối phân tích tâm lý của Thạch Lamnhững năm 40 cũng đã đẩy xa hơn những người cùng thời và nếu có thua, thì cũng chỉ

thua người anh, thua sự dài hơi của Nhất Linh trong Bướm trắng, bởi trong Bướm trắng những phân tích tâm lý chi li như vậy, chạy suốt dọc chiều dài tác phẩm Trong

bối cảnh phá sản của xã hội, người phụ nữ hiện ra như những đốm sao băng, như Liên

và Huệ trong đêm ba mươi, chìm nghỉm với miếng ăn trong cuộc đời giang hồ; như bà

mẹ Lê, liều chết tìm gạo cho con lần cuối; như Tâm, cô hàng xén, tần tảo suốt đời, nuôi

mẹ nuôi em, gánh vác nhà chồng cho đến tàn phai nhan sắc; như Mai, vì đói, phải bán thân kiếm vài miếng thịt ướp cho chồng, cho mình; như Liên, một đời người, bị chồng

và mẹ chồng hành hạ nhưng vẫn kéo dài kiếp sống, gánh đầy tủi nhục mà không tự

Trang 30

mình gỡ bỏ; như Dung trong hai lần chết, muốn thoát ly khỏi ngõ cụt nhưng rồi cái

chết cũng đánh lừa nàng

Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã có công khảo sát và phân tích một cách

công phu dọc theo chiều dài sáng tác và phát hiện những nét đặc sắc cơ bản của ThạchLam Ông vừa nhấn mạnh vào những phát hiện của Thạch Lam có sở trường là truyệnngắn Theo ông thì Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút

đó chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, những cảm giác con

con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách tinh vi Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, Thạch Lam đã có một bước tiến dài về nghệ thuật miêu tả cảm giác, nghệ thuật viết truyện ngắn Ông nhấn mạnh “ngòi bút Thạch Lam ghi cảm giác rất tài tình”, “cảm giác chiếm hẳn một phần quan trọng”, “cảm giác rất nhỏ mà ảnh hưởng của nó rất lớn” Nhà nghiên cứu cũng đưa ra những nhận xét về nghệ thuật viết

văn của Thạch Lam, cái lối viết nhẹ nhàng, kín đáo và xinh tươi trên này thật là mộtlối văn đặc biệt của Thạch Lam, lối văn rất hợp với những truyện tâm tình Tuy nhiên

ông cũng tỏ ra thiếu công bằng khi chê một số truyện là “tầm thường”, “đơn giản”,

“nhạt nhẽo và rời rạc” Phê bình Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan cho rằng Thạch Lam

"tiến bộ" rất nhiều từ hai tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn sang đến Sợi tóc Theo ông, trong Sợi tóc có năm truyện thì chỉ có Dưới bóng hoàng lan là tầm

thường còn bốn truyện kia thuộc loại những truyện ngắn hay nhất Việt Nam Cảmnhận như thế, có thể bởi Vũ Ngọc Phan không tinh tế như Thạch Lam, cho nên ông đã

không tiếp nhận được những cái hay khác của Thạch Lam, trong Gió đầu mùa, nhất

là Nắng trong vườn, mà ông cho là nhà văn chỉ “chuyên tả cảnh”, hết “nương chè bên sườn đồi” lại đến “vườn sắn bên sườn đồi” và rất tiếc là nhiều người viết sau hay chép

lại nhận định của Vũ ngọc Phan mà không suy xét, kể cả một người khá thận trọngnhư Ðỗ Ðức Thu Còn một hướng khác, đến từ một số nhà phê bình muốn kéo Thạch

Lam vào hàng ngũ những nhà văn “đấu tranh giai cấp” và có lẽ “nhờ đó” mà Thạch Lam là nhà văn trong Tự Lực văn đoàn được “phục hồi” sớm nhất Tuy nhiên kéo

vĩnh cửu xuống nhất thời cũng là điều chẳng nên làm, hãy để Thạch Lam giữ nguyênđịa vị nhà văn đích thực của ông với những tư tưởng nghệ thuật và nhân văn vượt trênmọi yếu tố tranh chấp nhất thời của các cuộc cách mạng này khác

Tóm lại, ở hướng tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ đặc trưng thể loại có tất cả

ba ý kiến đánh giá tiêu biểu Đó là ý kiến đánh giá của Vũ Ngọc Phan, Thế Lữ và

Trang 31

Nguyễn Tuân, hầu hết ba ý kiến đánh giá này đều cùng chiều với nhau, tuy nhiên trong

ý kiến đánh giá của Vũ Ngọc Phan trong cái cùng chiều lại có cái trái chiều Ông xếpThạch Lam vào chung dòng với các nhà văn viết truyện, ông nhận ra bước tiến dàitrong truyện ngắn Thạch Lam, khẳng định tài năng của Thạch Lam Tuy nhiên, ôngcũng cho rằng nhiều truyện của Thạch Lam không đậm đà, làm cho người đọc dễ chán.Tác phẩm của Thạch Lam được nhìn nhận đúng với giá trị vốn có của nó thông quađặc trưng thể loại truyện ngắn, qua lịch sử tiếp nhận người đọc có được cách nhìn nhậnđúng đắn, khoa học, sáng tạo hơn về truyện ngắn Thạch Lam

Như vậy, ở giai đoạn trước năm 1945, tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam đi theo

hai hướng đó là: tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ quan điểm đạo đức và xã hội, tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ đặc trưng thể loại và tổng cộng có năm ý kiến

đánh giá tiêu biểu về truyện ngắn Thạch Lam Các ý kiến này hầu hết là cùng chiều,chỉ riêng ý kiến đánh giá của Vũ Ngọc Phan là trái chiều Dù là ý kiến cùng chiều haytrái chiều thì những ý kiến đánh giá trên cũng có vai trò rất quan trọng trong lịch sửtiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam Giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về sựvận động và trình độ tiếp nhận văn học của người đọc, góp phần làm phong phú thêmđời sống của tác phẩm Thạch Lam, đánh giá đúng truyện ngắn Thạch Lam một cáchkhoa học, khách quan Từ đó, đề ra được các phương pháp tiếp nhận truyện ngắnThạch Lam đúng với bản chất vốn có của nó

Trang 32

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN

THẠCH LAM SAU 1945 2.1 Diễn trình lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ 1945 đến trước đổi mới.

Sau năm 1945, những bài nghiên cứu về Thạch Lam không có nhiều Trong đóđáng chú ý nhất là ý kiến của Nguyễn Tuân trong bài giới thiệu riêng về Thạch Lam.Nhà văn nổi tiếng và tài hoa này đã dành cho Thạch Lam những lời trân trọng Ông

cho rằng: Thạch Lam hay đi vào khám phá những cảnh ngộ trái nghịch mà đồng thời cũng là đi sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác Nhà văn đánh giá cao cách bố cục, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, cách tả việc tả người, ông chỉ ra một

số truyện không nặng về cốt truyện mà nặng về biểu hiện mặt bên trong của suy nghĩ hơn là diễn tả cái bên ngoài Bằng sáng tác văn học Thạch Lam đã làm cho Tiếng Việt

gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi đậm hơn, Thạch Lam có đem sinh sắc vàotiếng ta Theo Nguyễn Tuân đây là công lao lớn nhất của Thạch Lam đối với nền vănhọc nước nhà So với Vũ Ngọc Phan, ông đã có một bước tiến đáng kể khi nhìn lại và

nhìn đúng giá trị văn chương của một số truyện thuộc loại “truyện không có truyện”,

đã bị nhà nghiên cứu chê là tầm thường, nhạt nhẽo như Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan Tuy vậy, đôi chỗ ông cũng hơi khiên cưỡng, cực đoan khi đánh giá những truyện như Nhà mẹ Lê, Người đầm

2.1.1 Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam ở Miền Bắc

Trong hai thập kỷ sáu mươi và bảy mươi, việc nghiên cứu Thạch Lam rơi vào imlặng dè dặt Ở miền Bắc, trong khi Tự Lực văn đoàn hầu như không được nhắc đến, cómột số tác giả như Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức Đàn, Lê Thị Đức Hạnh, Hà MinhĐức đã có một vài bài báo đăng trên các báo và tạo chí chuyên nghành Phần lớn các

ý kiến chỉ dừng lại ở việc đánh giá tư tưởng, lập trường quan điểm của nhà văn mà ítchú ý đến nghệ thuật viết văn của Thạch Lam Tuy vậy những sáng tác của Thạch Lamvẫn được xem xét với thái độ trân trọng (mặc dù dè dặt), thậm chí ông được xem làhiện tượng rất đặc biệt, tách ra khỏi Tự Lực văn đoàn Từ góc độ coi trọng chức năng

phản ánh hiện thực chúng ta thấy thời gian này, những tác phẩm văn học hiện thực tiếp

tục được đề cao, văn học lãng mạn bị đặt ra ngoài chuẩn mực chung của nền văn học ởmiền Bắc Những tác phẩm theo phương pháp sáng tác lãng mạn đã trở thành đốitượng bị lên án Trong bài viết của mình, Lữ Huy Nguyên quan tâm đến tác phẩm của

Trang 33

Thạch Lam ở góc độ phương pháp sáng tác Ông đi phân tích để trả lời cho câu hỏiThạch Lam là một nhà văn hiện thực hay lãng mạn.

Từ chỗ cho rằng những tác phẩm có giá trị lâu dài chính là những tác phẩm cókhả năng chứa đựng dung lượng hiện thực lớn lao, toàn diện và sâu sắc, đặt ra đượcnhững vấn đề cấp thiết của thời đại mà những tác phẩm đó xuất hiện, Lữ Huy

Nguyên nhận xét Thạch Lam “coi nhẹ việc nhận thức hiện thực…lẩn tránh những hiện thực lớn lao của cuộc đời” [26, tr 193-194], và “hạ thấp ý nghĩa xã hội của văn học” [26, tr 198] khi cho rằng chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc

chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời, để suy xét đến nhữngtính tình của loài người Chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi Quan niệmcủa Thạch Lam cho đến nay đã chứng minh được tính đúng đắn của nó, cả Lữ HuyNguyên cũng không sai Nhưng khái niệm hiện thực ở đây cần được hiểu rộng hơnkhi Lữ Huy Nguyên phê phán Thạch Lam Khi tiếp nhận tác phẩm, ông đã lấy chứcnăng phản ánh hiện thực của văn học làm chuẩn, khi khen ngợi hay phê phán đều dựa

trên chuẩn đó “Truyện ngắn phản ánh được đời sống những người dân nghèo nông thôn tương đối chính xác nhất của Thạch Lam là Nhà mẹ Lê…Rõ ràng âm điệu chủ đạo của truyện ngắn này là lòng thương xót những con người nghèo khổ Âm điệu phê phán còn yếu do đó sức tố cáo hiện thực không mạnh” [26, tr 202] Nguyễn Văn

Xung gọi Khái Hưng là nhà văn tâm lý, ông cũng xem sự phân tích tâm lý là một trong

ba luận điểm quan trọng trong văn chương của Nhất Linh, còn Thạch Lam được ôngxem là nhà phân tích cảm giác Phạm Thế Ngũ đánh giá Thạch Lam rất cao Theoông, Thạch Lam thiên về miêu tả cảm giác, tâm trạng; sở trường của ông là đưa ramột biến thái tâm hồn, một chuyển hướng tâm lý Từ buồn ra vui, từ giận ra thương,

từ lãnh đạm ra tha thiết, từ yêu ra ghét, từ xấu ra tốt, hay ngược lại So với các câybút khác trong Tự Lực văn đoàn, Thạch Lam tinh tế hơn ở màu sắc và nhất là dồi dàohơn ở cảm giác Ngòi bút nhà văn thường phân tích tâm hồn nhân vật, vạch ra nhiềuchi tiết có ý nghĩa mà linh hoạt nhẹ nhàng Ông thấy ở Thạch Lam có hai ưu điểm

mà ông gọi là đức tính, đó là óc quan sát tỷ mỷ và thái độ thật Theo ông, nhà văn cóđược hai đức tính trên là nhờ nhà văn biết dùng phương pháp quan sát tâm lý hướngnội, nhưng đó không phải cái nhìn hướng nội của nhiều văn sĩ Tây phương, cái nhìnphân tâm kiểu Freud hay cái nhìn vào vô thức của Proust

Trang 34

Thạch Lam còn được đánh giá là “cây bút Tự Lực đã đưa thể đoản thiên đến độ nghệ thuật cao hơn cả” [25, tr 72] Ông cho rằng cả ba tập đoản thiên của Thạch Lam

đều có nhiều đặc sắc nghệ thuật Chúng đều giản dị, thể hiện được khuynh hướnghướng nội và cái nhìn phân tích sâu sắc cũng như sự chú ý đến những cái động cơ vôhình của biến thái tâm lý của tác giả Nhìn chung, những nhận xét của Phạm Thế Ngũphần nào thấy được những đặc điểm chung nhất của văn chương Thạch Lam, nhưngnhững nhận xét đó chưa được phân tích kĩ lưỡng, nên người đọc cũng chưa thấy rõ nét

độc đáo của nhà văn này Đinh Hùng ca ngợi “sự thành thực và một thái độ trí thức” ở

Thạch Lam, khi có nhầm lẫn trong kiến thức ông sẵn sàng nhận lỗi dù không ai khámphá ra Theo Đinh Hùng, đó là thái độ rất nên có trong khoa học Dương Nghiễm Mậuphân tích tác phẩm Thạch Lam từ chính con người tác giả Thạch Lam là một nhà vănhạnh phúc, niềm hạnh phúc đó hiện diện trong văn chương của ông Dương Nghiễm

Mậu có nhận xét rất đúng “với Thạch Lam văn chương trước nhất là văn chương” [24, tr 62], ông không có những cao vọng đưa vào văn chương và “bản chất ông có lẽ

là một nghệ sỹ hơn tất cả những người xung quanh” [24, tr 62] Đó cũng là nguyên

nhân quan trọng để văn chương Thạch Lam vượt qua giới hạn thời gian Việc đánh giácao con người tác giả có thể lý giải như sau:

Bản thân các nhà văn trong nhóm như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam lànhững nhà văn có tài, những tác phẩm của họ thực sự đã thu hút được sự say mê củacác độc giả đương thời Sự nghiệp văn học của họ là niềm mơ ước của nhiều người vàtrong tâm trí của họ, các nhà văn như những thần tượng được phủ lên một ánh hàoquang rực rỡ Vì thế con người của họ trở nên có sức thu hút lớn Hơn nữa, bản thâncon người nhà văn là những người tốt, có đạo đức, có nhân cách, có sai lầm chăng chỉ

là họ đã không tìm ra con đường hoạt động cách mạng phù hợp với dân tộc vào thờigian cuối đời Vì thế trong lòng bạn bè, những người thân và cả những người xungquanh, họ đã để lại những dấu ấn không dễ tàn phai Từ chỗ đề cao những giá trị đạođức, những nhân cách tốt đẹp của các nhà văn Tự Lực văn đoàn, người viết cũng mongmuốn xây dựng những hình ảnh đẹp đẽ để độc giả học hỏi hoặc xem xét lại thái độ,nhân cách của mình Đinh Hùng đã từng kết luận trong bài viết về Thạch Lam của

mình: "Thái độ trung thực và minh bạch đó của một nhà văn đang có uy tín khiến chúng ta không khỏi nghĩ tới tình trạng "âm dương hỗn độn" của văn nghệ hiện thời Liệu những vị mệnh danh là "học giả" nhưng chưa từng học thật, những bậc thông

Trang 35

thái chuyên dùng tài liệu nghiên cứu và khảo sát của người khác, những thiên tài văn nghệ thường mượn tạm cả bút hiệu cùng sáng tác của thiên hạ Những nhân vật khả kính đó liệu có đủ "lương thiện" và can đảm để mà thú nhận cả những nhược điểm của mình như Thạch Lam, không mặc cảm và không thẹn với lương tâm? Nếu họ còn có trong người chút gì gọi là lương tâm, hay na ná giống như lương tâm" [14, tr.

207] Nhìn chung những ý kiến đánh giá ở giai đoạn này không có phát hiện gì mớiđóng góp vào quá trình nghiên cứu Thạch Lam và văn nghiệp của ông

2.1.2 Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam ở miền Nam.

Ở miền Nam, trong thời gian này, giới sáng tác phê bình văn học đã lập nên tạp

chí chuyên về Thạch Lam: Nguyệt san Văn số 36 (ra ngày 15.06.1965) và tạp chí Giao điểm (số ra 12.12 1972) Phần lớn bài viết ở hai tạp chí này là những hồi ký của bạn

bè và người thân viết về Thạch Lam, song cũng có bài đi sâu vào tìm hiểu những nét

đặc sắc của văn chương Thạch Lam Có thể nói tới các bài viết như: Thời của Thạch Lam của Dương Nghiêm Mậu; Thạch Lam: Những lời thủ thỉ của truyện ngắn của Đào

Trường Phúc Đây là những bài viết đã đi thẳng vào văn bản để tìm kiếm những nétđặc sắc, độc đáo của truyện ngắn Thạch Lam, nhờ vậy mà không ít những nhận xétđều có tính thuyết phục

Trong tạp chí Giao điểm, Sài gòn (Số 1, 1972) có bài viết Thời của Thạch Lam của Dương Nghiễm Mậu có nhận xét như sau: “Điều tôi ngạc nhiên về Thạch Lam là: tại sao Thạch Lam lại không bị lôi cuốn vào dòng văn chương của Tự Lực văn đoàn, hay nói cách khác, những tư tưởng về xã hội, tranh đấu của những người như Nhất Linh, Hoàng Đạo sao không có những ảnh hưởng nơi Thạch Lam?” [24, tr 62] Thạch

Lam trước hết là một nhà văn và sau hết cũng vẫn là nhà văn, Thạch Lam không cónhững cao vọng đưa vào văn chương, với Thạch Lam văn chương trước nhất là vănchương Cho nên bây giờ và có lẽ trước kia cũng vậy, ngay thời ông sống và viết,Thạch Lam chìm lẫn vào bên trong, khuất lấp bên những Nhất Linh, Hoàng Đạo.Thạch Lam sống một cuộc đời ngắn ngủi, bản chất ông có lẽ là một người nghệ sĩ hơntất cả những người xung quanh Là nghệ sĩ, tác phẩm của ông dù có bóng dáng củathời gian, nó vẫn có những thoát vượt, điều ấy giải thích vì sao những tác phẩm củaông đã chịu đựng được sự đọc lại Phác lược một khung cảnh, bầu không khí của vănchương tiền chiến, ý hướng của nó trong lịch sử, khung cảnh và bầu không khí trong

đó Thạch Lam đã sống và chết, khung cảnh và bầu không khí trong đó Thạch Lam đã

Trang 36

cầm bút, chúng ta phải thấy rằng: đó là một thời kì hạnh phúc Nói đó là thời kì hạnhphúc vì chính trong thời ấy những giá trị còn minh bạch, sống trong nô lệ nhưng mọingười đang hướng tới sự vùng dậy, người thanh niên hòa mình vào hoạt động với mụcđích chung chói sáng trước mắt: đánh Tây giải phóng dân tộc Nói hạnh phúc là vì thờibấy giờ nền tảng một xã hội còn có một tinh thần Nói hạnh phúc là vì những ngườicầm bút đều hướng tới, nền tảng và chỗ đứng của người cầm bút chưa bị hoài nghi.Ngay trong cùng một nhóm hoạt động, với những tư tưởng xã hội và chính trị rất rõràng, Thạch Lam đã vẫn là Thạch Lam, Thạch Lam đã không nhất thiết phải là NhấtLinh hay Hoàng Đạo và khi cuộc cách mạng bùng nổ, dù từ những khuynh hướngkhác nhau họ đều ở trong một đội ngũ tiến tới Trong khung cảnh hạnh phúc, ThạchLam đã sống làm một người hạnh phúc, với khung cảnh thanh bình, Thạch Lam đãsống và viết về Hà Nội như một kẻ nhàn du, với tất cả tinh tế của một người yêu thủ

đô thân thuộc, là nhà văn ông ngồi trong bàn viết với sự yên thân, với những cảm xúcmong manh, những rung động nhẹ nhàng Đời sống hạnh phúc của Thạch Lam hiệndiện trong văn chương của ông Khác hẳn với những lo âu, bứt rứt của Dũng vì sốngtrong khung cảnh giàu có, vì chưa vượt được những ràng buộc, vì tranh chấp giữa thực

tế và lí tưởng; khác với Duy đăm chiêu; khác với Loan và Mai tất tưởi tranh đấu vớithực tế của đời sống mình, nhân vật của Thạch Lam là những người bình thường, nhỏ

bé trong xã hội, đó là những thanh niên có đời sống dễ chịu: là cô hàng xén, cô bé quê

mơ mộng, những tranh chấp cũng là những tranh chấp của bất cứ một hoàn cảnh nàocon người phải sống, những tranh chấp không phải chỉ có trong một thời Cảnh nghèotrong gia đình bác Lê, nỗi buồn trong đêm trừ tịch của những cô gái xấu số không phải

là một cảnh huống khốc liệt của một thời Thạch Lam với cái nhìn từ ngoài chúng ta cóthể nói: ông đã được sống hạnh phúc, không phải cho riêng ông mà cả những ngườixung quanh, những nhân vật do ông dựng lên

"Sáng hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh Chiếc vali chừng nặng những thức quà

bà chàng đã ban cho Thanh cầm mũ đứng nghe lời khuyên bảo ân cần của bà dưới giàn hoa lý Chàng vẫn bé quá và lại đi xa.

Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ vali cho chàng Thanh dặn khẽ:

- Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé.

Trang 37

Rồi chàng bước ra đi, nửa buồn mà lại nửa vui Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước Mỗi mùa, cô vẫn giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương" [21,tr156] Đó là hoạt cảnh một

buổi lên đường, đó là một khung cảnh êm ấm, đó là thời của Thạch Lam, một thời giúpcho Thạch Lam được sống là một nhà văn với những rung cảm nhẹ nhàng, một đờisống là nỗi mơ ước của chúng ta

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước đổi mới, ta có thể nhận thấy rằng: ở miềnBắc, nghiên cứu, phê bình văn học thường mắc phải hạn chế là không xét đến quanđiểm lịch sử Điều đó khiến cho việc đánh giá thiếu chính xác thành công lẫn hạn chếcủa tác giả, tác phẩm không được xem xét đúng mức Còn ở miền Nam không ít nhữngbài viết đã đi thẳng vào văn bản để tìm kiếm những nét đặc sắc, độc đáo của truyệnngắn Thạch Lam, nhờ vậy mà không ít những nhận xét đều có sức thuyết phục Dướiđây, chúng tôi xin điểm qua những công trình ở giai đoạn từ năm 1945 đến trước đổimới:

1 Lữ Huy

Nguyên

Tìm đọc ThạchLam

Ông cho rằng Thạch Lam coi nhẹ việc nhậnthức hiện thực…lẩn tránh những hiện thựclớn lao của cuộc đời và hạ thấp ý nghĩa xãhội của văn học

Thạch Lam được ông xem là nhà phân tíchcảm giác

Hùng

Tìm hiểu ThạchLam một vài khíacạnh

Đinh Hùng ca ngợi "sự thành thực và một thái

độ trí thức" ở Thạch Lam, khi có nhầm lẫntrong kiến thức ông sẵn sàng nhận lỗi dùkhông ai khám phá ra Theo Đinh Hùng, đó làthái độ rất nên có trong khoa học

Nghiễm

Mậu

Thời của ThạchLam

Ông có nhận xét như sau: Điều tôi ngạc nhiên

về Thạch Lam là: tại sao Thạch Lam lạikhông bị lôi cuốn vào dòng văn chương của

Tự Lực văn đoàn, hay nói cách khác, những

tư tưởng về xã hội, tranh đấu của nhữngngười như Nhất Linh, Hoàng Đạo sao không

Ngày đăng: 21/06/2017, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aistote (1999), "Nghệ thuật thơ ca", NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aistote
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
2. Huỳnh Phan Anh (1972), Đi tìm tác phẩm văn chương, Nxb Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm tác phẩm văn chương
Tác giả: Huỳnh Phan Anh
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
Năm: 1972
3. Vũ Tuấn Anh-Lê Dục Tú (2001), "Thạch Lam-về tác gia và tác phẩm", NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam-về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Vũ Tuấn Anh-Lê Dục Tú
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2001
4. Lại Nguyên Ân (2003), "Giải pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam", Thạch Lam- tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
6. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB Khoa hoc xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NXB Khoa hocxã hội
Năm: 1998
7. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Đại học vàTHCN
Năm: 1978
8. TS. Mai Thị Liên Giang (2015), "Chủ thể tiếp nhận và lịch sử phát triển Thơ mới", NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ thể tiếp nhận và lịch sử phát triển Thơmới
Tác giả: TS. Mai Thị Liên Giang
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2015
9. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học và văn hóa - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và văn hóa - vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 2002
10. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học, vấn đề vàsuy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
12. Bùi Thị Thu Hằng (2005), "Hành trình tiếp nhận Thơ mới (1932-1945) và những vấn đề phương pháp luận đặt ra" , Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình tiếp nhận Thơ mới (1932-1945) vànhững vấn đề phương pháp luận đặt ra
Tác giả: Bùi Thị Thu Hằng
Năm: 2005
13. Trần Thái Học (2012), " Văn chương và tiếp nhận", NXb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương và tiếp nhận
Tác giả: Trần Thái Học
Năm: 2012
14. Đinh Hùng (2000), "Tìm hiểu Thạch Lam một vài khía cạnh", Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, Nxb văn hoá –Thông tin, Hà Nội (Mai Hương tuyển chọn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Thạch Lam một vài khía cạnh
Tác giả: Đinh Hùng
Nhà XB: Nxb văn hoá –Thông tin
Năm: 2000
15. Trần Đình Hượu- Lê Chí Dũng (1999), "Văn họcViệt Nam buổi giao thời Âu- Á", Nxb GD (tái bản lần 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcViệt Nam buổi giao thời Âu-Á
Tác giả: Trần Đình Hượu- Lê Chí Dũng
Nhà XB: Nxb GD (tái bản lần 3)
Năm: 1999
18. Lê Đình Kỵ (2001), "Văn xuôi Thế Lữ", Văn chương Tự lực văn đoàn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Thế Lữ
Tác giả: Lê Đình Kỵ
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2001
20. Thạch Lam (1996), "Vài ý kiến về tiểu thuyết", Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội (Vương Trí Nhàn biên soạn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về tiểu thuyết
Tác giả: Thạch Lam
Nhà XB: Nxb Hộinhà văn
Năm: 1996
21. Thạch Lam, "Dưới bóng hoàng lan", NXb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới bóng hoàng lan
22. Thạch Lam (1972), "Theo dòng", Nxb Đời nay, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dòng
Tác giả: Thạch Lam
Nhà XB: Nxb Đời nay
Năm: 1972
23. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), "Lí luận văn học tập 1", NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học tập 1
Tác giả: Phương Lựu (Chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2002
24. Dương Nghiễm Mậu (1972), “Thời của Thạch Lam”, Thạch Lam, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời của Thạch Lam”, "Thạch Lam, về tác giavà tác phẩm
Tác giả: Dương Nghiễm Mậu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1972

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w