1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phương pháp kí hiệu học

4 778 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45 KB

Nội dung

Cách định nghĩa mẫu mực và phổ biến nhất về kí hiệu học là định nghĩa dựa vào đối tượng: Kí hiệu học là khoa học về các kí hiệu vàhoặc về các hệ thống kí hiệu Định nghĩa theo kiểu thứ hai là định nghĩa dựa vào phương pháp: Kí hiệu học là khoa học đem các phương pháp ngôn ngữ học áp vào những đối tượng, không phải là ngôn ngữ tự nhiên.

Trang 1

Phương pháp kí hiệu học:

hiện nay trên thế giới đã có ba cách định nghĩa khác nhau:

(1) Cách định nghĩa mẫu mực và phổ biến nhất về kí hiệu học là định nghĩa dựa vào đối tượng: Kí hiệu học là khoa học về các kí hiệu và/hoặc về các hệ thống kí hiệu

(2) Định nghĩa theo kiểu thứ hai là định nghĩa dựa vào phương pháp: Kí hiệu học

là khoa học đem các phương pháp ngôn ngữ học áp vào những đối tượng, không phải là ngôn ngữ tự nhiên

(3) Định nghĩa theo kiểu thứ ba là định nghĩa của Lotman Iu M Theo Lotman, kí hiệu học là khoa học về các hệ thống giao tiếp và các kí hiệu được sử dụng trong quá trình thông tin

Định nghĩa theo cách thứ nhất có thể thấy ở công trình của U Eco (Một lí thuyết

về kí hiệu học, 1976) và phổ biến trong định nghĩa của các từ điển

en.m.wikipedia.org, Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition, Microsoft student with Encarta Premium 2008 DVD… Dù được chấp nhận rộng rãi nhưng cách định nghĩa này lại quá chung chung Định nghĩa thứ hai cho thấy một khuynh hướng tiếp cận mà người ta gọi là truyền thống Saussure Quan điểm sau đây của I

I Revzin thể hiện rõ nhất điều này: “Đối tượng của kí hiệu học là mọi khách thể có thể miêu tả bằng các phương tiện ngôn ngữ học” [Dẫn theo 7, tr.97] Những nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này lấy ngôn ngữ học làm trung tâm, ngôn ngữ là trục quy chiếu để xem xét các hệ thống kí hiệu khác Định nghĩa thứ ba của

Lotman gắn chặt với vấn đề giao tiếp và thông tin trong giao tiếp Nó là hệ thống

tư tưởng đã giúp ông trình bày thuyết phục các vấn đề trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật Nhìn lại quan điểm này có thể thấy Lotman đã chỉ ra đặc trưng cốt lõi nhất của kí hiệu và kí hiệu học Bởi không thể có kí hiệu nào tồn tại ngoài giao tiếp, ngược lại cũng không thể giao tiếp nếu không có kí hiệu Hơn nữa, cấu trúc của kí hiệu, nghĩa của kí hiệu chỉ có thể hình thành và sản sinh trong giao tiếp Khi áp

Trang 2

dụng các vấn đề của kí hiệu học vào thực tiễn văn học, chúng tôi đi theo cách tiếp cận này

Đặc điểm:

Lĩnh vực ký hiệu học dĩ nhiên rất rộng lớn, bắt đầu từ những nghiên cứu về hành vi

giao tiếp của các loài động vật (ký hiệu học động vật-zoosemiotics) tới những phân

tích về các hệ thống ký hiệu biểu tượng như giao tiếp thông qua điệu bộ cơ thể con

người (kinesics và proxemics) các ký hiệu khứu giác (“sự mã hóa” của các mùi

hương), lý thuyết mỹ học, và tu từ học[2] Hầu hết, các ranh giới của nó (nếu có) đều có sự giáp giới với những gì thuộc về thuyết cấu trúc: sự hấp dẫn của hai lĩnh vực này về cơ bản không tách rời nhau và, trong dài hạn, cả hai đều cần phải được đưa vào một lĩnh vực thứ ba phù hợp hơn, bao hàm nhiều lĩnh vực được gọi đơn

giản là giao tiếp (communication) Với bối cảnh đó, bản thân cấu trúc luận sẽ trở

nên nổi bật như một phương pháp phân tích kết nối các lĩnh vực ngôn ngữ học, nhân học và ký hiệu học

- Đã từng xảy ra những tranh luận rằng trong các xã hội loài người, ngôn ngữ rõ ràng đã đóng vai trò điều khiển và về cơ bản nó mang ý nghĩa chủ đạo của giao tiếp Nhưng có thể thấy rõ rằng con người còn giao tiếp với nhau bằng các phương tiện phi ngôn từ khác và với những cách thức có hệ quả hoặc phi ngôn ngữ (mặc

dù thể thức (mode) của ngôn ngữ vẫn đang hình thành và chi phối) hoặc nó phải có tác động ‘kéo giãn’ (stretching) khái niệm ngôn ngữ của chúng ta cho tới khi nó bao hàm các lĩnh vực phi ngôn từ Trên thực tế, ‘kéo giãn’ chính xác là một thành

tựu to lớn của ký hiệu học ‘Những gì ký hiệu học đã khám phá ra,’ theo Julia

Kristeva, ‘…đó chính là quy tắc chủ đạo (law governing) hoặc, nếu một ai đó muốn nhấn mạnh hơn, sự cưỡng bức diện rộng (major constraint) ảnh hưởng đến

bất kỳ một hành động xã hội nào nằm trong cái thực tại mà nó biểu đạt; ví dụ khi

nó được phát âm giống như một ngôn ngữ.’[4] Nói cách khác, không có ai chỉ giao

tiếp bằng lời nói Mọi hành động giao tiếp đều bao hàm trong đó sự chuyển tải những thông điệp thông qua ‘ngôn ngữ’của điệu bộ, cử chỉ, tư thế, trang phục, kiểu tóc, hương thơm, giọng nói, bối cảnh xã hội,v.v… từ trên xuống dưới, thậm chí ở

cả những bất đồng với những gì ngôn từ thực sự muốn nói Và thậm chí khi chúng

ta không nói hoặc bắt buộc phải nói, những thông điệp từ những ‘ngôn ngữ’ khác cũng len đầy trong chúng ta: tiếng còi ô tô, tiếng thét, ánh đèn flash, những quy tắc

hạn chế, những tuyên bố giữ lại, những mùi hương dễ chịu hoặc khó chịu, những

Trang 3

khẩu vị thích thú hoặc ghê tởm, thậm chí ‘cảm nhận’ của những chủ thể có tính hệ

thống kết nối những thứ có ý nghĩa đối với chúng ta Vai trò của con người trong thế giới, như bối cảnh đã được đề cập, là tinh hoa của sự giao tiếp Anh ta là, như Greimas đề cập, người gửi và nhận các thông tin: anh ta thu thập và phổ biến thông tin Trong từ vựng của Edward Sapir, “mỗi một hình mẫu văn hóa và mỗi hành động đơn lẻ trong các hành vi xã hội đều có liên quan tới giao tiếp hoặc bằng các giác quan cụ thể hoặc tiềm ẩn.”[5

- Một trong những người làm sáng tỏ rõ nhất về chủ đề ký hiệu học theo quan điểm của Saussure chính là Roland Barthes Trong một bài tiểu luận của ông “Huyền thoại ngày nay”[9] ông đã đưa ra một trường hợp rằng bất kỳ một phân tích về ký

hiệu học nào đều phải mặc nhiên công nhận mối quan hệ giữa hai thuật ngữ cái

biểu đạt và cái được biểu đạt điều này không phải là một cái gì đó thuộc về ‘tính

ngang bằng’ mà là thuộc về ‘tính tương đương.’ Những gì chúng ta nắm giữ được

trong mối quan hệ này không phải là sự sắp xếp thứ tự liên tiếp bởi một thuật

ngữ dẫn tới các thuật ngữ khác, mà là mối tương quan thống nhất chúng với nhau.

Trong sự chú ý về ngôn ngữ (như tôi đã đặt tên nó ở trên) ‘quan hệ cấu trúc’ giữa hình ảnh-âm thanh*(cái biểu đạt) và khái niệm (cái được biểu đạt) đã tạo nên

những gì mà Saussure gọi là ký hiệu ngôn ngữ Trong mối quan tâm về một hệ

thống phi ngôn ngữ, Barthes cho rằng, ‘tổng thể liên kết’(associative total) này của

cái biểu đạt và cái được biểu đạt đơn giản sẽ cấu thành ký hiệu.

Ví dụ của ông chính là một bó hoa hồng Nó có thể được sử dụng để biểu đạt sự đam mê Khi nó mang ý nghĩa như vậy, bó hoa hồng chính là cái biểu đạt, sự đam

mê là cái được biểu đạt Mối quan hệ giữa hai ‘tổng hòa liên kết’ này sẽ tạo ra thuật ngữthứ ba, bó hoa hồng là một ký hiệu Và, là một ký hiệu, điều rất quan

trọng để hiểu rằng bó hoa hồng là một thứ tương đối khác so với bó hoa hồng khi

là một cái biểu đạt: đó chỉ là, một sản phẩm của vườn tược Khi là một cái biểu đạt,

bó hoa hồng rỗng không, khi là một ký hiệu bó hoa hồng chứa đầy hàm ý Cái đã

làm đầy nó (với ý nghĩa) là một sự kết hợp giữa ý định của tôi với bản chất của các phương thức quy ước của xã hội và các kênh truyền tải đã đem đến cho tôi một loạt các phương tiện để đạt được mục đích Loạt phương tiện này rất rộng lớn, nhưng

đã được quy ước hóa và vì vậy rất hạn chế, và nó đã mang đến một hệ thống phức tạp về cách thức biểu đạt:

…đưa ra một viên đá cuội màu đen: tôi có thể dùng nó để biểu đạt theo một vài cách, nó chỉ là một cái biểu đạt; tuy nhiên nếu tôi cầm nó với một điều được biểu đạt đã được xác định (một án tử hình, ví dụ, trong một lá phiếu vô danh), nó sẽ trở

thành một ký hiệu (Mythologies, tr.113).

Trang 4

Tuy nhiên, quá trình biểu đạt không kết thúc ở đó, Barthes tiếp tục cân nhắc cách thức mà ở đó ‘huyền thoại’ biểu đạt trong xã hội (và thông qua ‘huyền thoại’ ông muốn nói, giống như những gì chúng ta nhìn thấy ở trên, thần thoại ‘cổ điển’ không giống như hệ thống phức tạp của các hình ảnh và tín ngưỡng mà một xã hội xây dựng nên để chống đỡ và xác nhận ý nghĩa tự thân của nó: ví dụ như kết cấu của ‘ý nghĩa’ trong hệ thống của nó)

Trong trường hợp của huyền thoại, ông cho rằng, chúng ta sẽ tìm lại quá trình biểu đạt gồm ba phần đã được mô tả ở trên: cái biểu đạt, cái được biểu đạt, và sản phẩm của chúng, ký hiệu Tuy nhiên, huyền thoại vẫn có những nét riêng biệt mà ở đó nó

luôn có chức năng giống như một hệ thống ký hiệu thứ hai được xây dựng trên nền tảng của một loạt ký hiệu đã tồn tại trước nó Do đó nó đóng vai trò của một ký

hiệu (ví dụ ‘tổng thể liên kết’ của cái biểu đạt và cái được biểu đạt) trong hệ thống

đầu tiên sẽ trở thành một cái biểu đạt trong hệ thống thứ hai Vì vậy, ở đâu ngôn ngữ cung cấp một phương thức cho những gì mà chúng ta gọi là ý nghĩa tiền

đề (như trong trường hợp về bó hoa hồng), hình mẫu (hoặc tính thần thoại) cho ý

nghĩa thứ hai sẽ phức tạp hơn:

Mọi thứ xảy ra như thể huyền thoại đã chuyển đổi hệ thống chính thức của ý nghĩa đầu tiên qua một bên Khi sự chuyển đổi này là thiết yếu cho việc phân tích về huyền thoại, tôi sẽ trình bày nó theo cách dưới đây, nó sẽ được hiểu, đương nhiên, việc mô hình hóa ở đây chỉ là một phép ẩn dụ:

_ưu , nhược điểm theo t là trong sách hết c à

Ngày đăng: 21/06/2017, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w