Bài tiểu luận hay do tác giả biên soạn, được giảng viên giảng dạy đánh giá cao (8.0 điểmcao nhất rồi đó). Bài này khái quát những quan điểm của Triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội của xã hội Trung Hoa và Việt Nam chúng ta. Những ảnh hưởng đó có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Vậy thì đó là những gì? Những nội dung đó sẽ được nêu cụ thể, chi tiết và có phân tích trong bài tiểu luận này. Tiểu luận này là tài liệu hay cho các bạn học viên cao học đang sau đại học dùng để làm tham khảo cho nội dung của mình.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
₪₪ ® ₪₪
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: Vai trò của Triết học Nho giáo đối với phong tục
tập quán truyền thống xã hội Việt Nam
Học viên thực hiện : Nguyễn Văn Tú
TPHCM, tháng 5 năm 2014
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
Phần I 5
KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO 5
1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo 5
2 Những tư tưởng triết học cơ bản của Nho giáo 6
2.1 Học thuyết về Nhân 6
2.1.1 Quan niệm về Ngũ luân 7
2.1.2 Quan niệm về Ngũ thường 7
2.2 Học thuyết về Lễ 8
2.3 Tư tưởng giáo dục của Nho giáo 10
Phần II 11
ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐỐI VỚI PHONG TỤC 11
TẬP QUÁN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM XƯA VÀ NAY 11
1 Những giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán truyền thống Việt Nam 11
1.1 Truyền thống trọng lễ nghĩa, “Tiên học lễ, hậu học văn”, có trên có dưới; gia đình, xã hội có trật tự nền nếp 11
1.2 Truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách 12
1.3 Truyền thống hiếu thảo, con cháu thờ kính ông bà và các phong tục tập quán lễ nghi thờ cúng, tế lễ 12
1.4 Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng người có học 13
1.5 Coi trọng giáo dục đào tạo 14
2 Những mặt hạn chế trong phong tục tập quán xã hội Việt Nam 14
Phần III 15
KẾ THỪA, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA NHO GIÁO TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM NGÀY NAY 15
1 Phát huy truyền thống trọng lễ nghĩa, hiếu thảo; tiên học lễ, hậu học văn; xây dựng xã hội công bằng và văn minh 15
2 Phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách 15
3 Phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; coi trọng phát triển giáo dục đào tạo 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nho giáo được hình thành đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại thời Xuân Thu - Chiến Quốc do Khổng Tử (551 - 479 TCN) sáng lập Đây là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo bàn về những luân thường đạo lý trong xã hội; các lễ nghi tôn giáo trong việc tế
tự trời đất, quỷ thần, tổ tiên…
Trong nền chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại, từ khi ra đời Nho giáo đã giữ một vai trò to lớn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của Trung Hoa trong vòng hơn 2000 năm
Do đó, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội ở Trung Quốc nói chung và các nước lân cận nói riêng
Nho giáo du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc vào thế kỷ I TCN Trong quá trình phát triển của Nho giáo Việt Nam, nó có sự đan xen với các tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo… làm nên những nét văn hóa truyền thống riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã có hàng nghìn năm chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc Chính điều này đã làm cho truyền thống văn hóa Việt có những nét tương đồng với truyền thống văn hóa Trung Quốc Tuy nhiên, việc tiếp thu mang tính chọn lọc đối với các trào lưu văn hóa đã làm cho văn hóa truyền thống Việt Nam có những điểm khác biệt Trong quá trình tiếp thu các trào lưu văn hóa từ phía Bắc, có rất nhiều trường phái tư tưởng ảnh hưởng đậm nét đến văn hóa Việt, như: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… Chúng gắn liền thành một bộ phận hữu cơ của chế độ phong kiến Việt Nam Tùy từng thời kỳ lịch sử mà các tư tưởng này ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống Việt Nam với mức độ nặng nhẹ khác nhau
Tuy nhiên, trong tất cả các trào lưu tư tưởng từ thời cổ đại, có thể nói Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa truyền thống của người Việt, đặc biệt là thời kỳ từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XIX được gọi là thời kỳ “Sùng Nho” Các tư tưởng nhân sinh của Nho giáo là nền tảng xây dựng nên một xã hội có đạo lý và trật tự, trong đó đề cao giáo dục đào tạo Nho giáo Việt Nam ảnh hưởng trên mọi phương diện của đời sống văn hóa dân tộc Đó là sự ảnh hưởng đối với hệ tư tưởng thống trị (giống với Nho giáo nguyên thủy từ Trung Quốc cổ đại), ảnh hưởng đối với chủ nghĩa yêu nước truyền thống, ảnh hưởng đối với phong tục tập quán truyền thống… và ít nhiều có ảnh hưởng cho đến tận ngày nay
Đối với phong tục tập quán truyền thống của người Việt, Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc và để lại những nét văn hóa vừa có giá trị vừa có những hạn chế trong đời sống xã hội phong kiến xưa kia và ít nhiều còn ảnh hưởng đến ngày nay
Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu: “Vai trò
của Triết học Nho giáo đối với phong tục tập quán truyền thống xã hội Việt Nam”.
Đề tài có ý nghĩa góp phần vào việc hệ thống hóa những tư tưởng cơ bản trong Triết học Nho giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống văn hóa truyền thống của Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức và phát huy các giá trị tốt đẹp trong triết lý Nho giáo, nhìn nhận đúng đắn những hạn chế của Triết học Nho giáo trong một số vấn đề cụ thể của xã hội, con người nói chung
Trang 4* Mục tiêu của đề tài
Nhằm khái quát những tư tưởng cơ bản trong triết học Nho giáo; phân tích những giá trị tốt đẹp, những hạn chế và ảnh hưởng của nó đối với phong tục tập quán truyền thống Việt Nam; từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của triết lý Nho giáo trong xây dựng đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay
* Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết ba nội dung cơ bản sau đây:
Một là, khái quát những tư tưởng cơ bản trong triết học Nho giáo.
Hai là, phân tích ảnh hưởng của triết học Nho giáo đối với phong tục tập quán
truyền thống của người Việt Nam xưa và nay
Ba là, kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của Nho giáo trong xây dựng đời
sống văn hóa Việt Nam ngày nay
Trang 5Phần I KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO
1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo
Thuật ngữ Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự thì
từ “Nho” gồm từ “Nhân” (người) đứng gần chữ “Nhu” Nho gia được hiểu là nhà Nho -người đã học sách thánh hiền được thiên hạ cần để dạy bảo -người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý… Nhìn chung “Nho gia” là chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các
tư tưởng đó Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo Đó là một hệ thống học thuyết, đạo lý bảo vệ và củng cố cho chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ chiếm hữu nô lệ nhà Chu.1
Tại Trung Quốc, Nho giáo được độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống của Trung Hoa trong hơn 2000 năm.1
Dưới thời nhà Hán, Nho giáo được lựa chọn và sử dụng như là vũ khí tinh thần và
nó có vị trí, vai trò cao nhất so với Đạo giáo và Phật giáo Nho giáo thời kỳ này được
nhấn mạnh ở tư tưởng thiên, mệnh, nghĩa, lễ, ở tinh thần và thái độ phục tùng của kẻ dưới
đối với bề trên
Dưới triều đại nhà Đường, Nho giáo không chiếm vị trí trọng tâm trong xã hội mà nhường chỗ cho Phật giáo Đến thời nhà Tống, Nho giáo lại chiếm một vị trí cao nhất trong xã hội Nho giáo trở thành ngọn cờ tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong xã hội và đã trở thành một hệ thống triết học, chính trị, đạo đức, xã hội hoàn chỉnh
Dưới triều đại Nguyên Mông thống trị Trung Hoa, Nho giáo vẫn được suy tôn, thể hiện ở việc giảng đạo và thi cử Đến đời nhà Minh khoảng thế kỷ XVI thì Nho giáo được phát triển theo hướng duy tâm cực đoan Đời nhà Thanh, xã hội có nhiều thay đổi, văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây có sự giao thoa, nên Nho giáo không được đề cao trong xã hội.2
Đến thế kỷ 20, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960 - 1970 Đến đầu thế kỷ XXI, những giá trị của Nho giáo về tu dưỡng, giáo dục con người dần dần được tôn vinh trở lại.1
Tác phẩm kinh điển của Nho giáo là bộ Tứ thư và Ngũ kinh Thời Xuân Thu, Đức
Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh
Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc
nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh Kinh Thi là tác phẩm sưu tầm
những bài ca dao, phong dao từ thời Thượng cổ đến thời kỳ Đông Chu (thế kỷ VII TCN)
Kinh Thư ghi chép lại các lời dạy, các thệ, mệnh của các lãnh chúa, hiền nhân từ thời
Thượng cổ đến thế kỷ VIII TCN Kinh Dịch lý giải về sự biến hóa của trời đất, vạn vật, xét đoán về số mệnh con người Kinh Lễ ghi chép các lễ nghi, cách biểu lộ tình cảm, tiết
Trang 6chế dục tình, nuôi dưỡng tình cảm thiêng liêng, phân chia trật tự và thang bậc xã hội.
Kinh Xuân Thu (viết trong thời kỳ Đông Chu) do chính Đức Khổng Tử biên soạn, là bộ
sử thời Đông Chu (thế kỷ VIII TCN) khi ông từ quan chu du thiên hạ trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc.1
Sau khi Đức Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra
cuốn Luận ngữ Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại học; bàn về thuật tu nhân, xử thế sao cho Nhân đạo phù
hợp với Thiên đạo; đó là tư tưởng tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra
cuốn Trung Dung, là tác phẩm bàn về triết lý hành động, đề cao tính trung dung và biết
chờ thời cơ Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng nhằm giải thích làm
sáng tỏ học thuyết của Khổng Tử mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử.
Bốn sách đó được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và cũng trở thành những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc Từ
Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay tư tưởng Khổng - Mạnh Từ đây mới hình thành hai
khái niệm, Nho giáo và Nho gia Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo.1
Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I TCN khi Nhà Tây Hán đánh bại triều đại phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền cai trị đất Giao Châu Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam rất hạn chế Đa phần sự ảnh hưởng đó chỉ có ở các đô thị, gắn liền với sinh hoạt của quan lại cai trị và một bộ phận những người bản xứ giúp việc cho những quan cai trị đó Có thể nói, ở Việt Nam lúc bấy giờ, Nho giáo
là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ.3
Đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt theo tính chất của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo Việt Nam Và từ đây, Nho giáo đã bắt đầu có những bước phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.3
2 Những tư tưởng triết học cơ bản của Nho giáo
Nhìn chung, Nho giáo bao hàm nhiều nội dung nhằm điều chỉnh hành vi trong mọi mặt của đời sống xã hội đương thời Phạm vi đề tài chỉ khái quát một số nội dung cơ bản của Nho giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán truyền thống xưa và nay
Trên cơ sở đó, có thể kể đến ba nội dung lớn trong học thuyết của Nho giáo, đó là:
học thuyết về Nhân, học thuyết về Lễ, và tư tưởng về giáo dục của Nho giáo Trong đó, Nhân và Lễ được coi là hạt nhân tư tưởng triết học Nho gia.
2.1 Học thuyết về Nhân
Học thuyết về Nhân là các nguyên lý đạo đức quyết định bản tính con người thể
hiện ở quan hệ giữa người và người
Trang 7Chữ Nhân bao gồm hai mặt: Thể và Dụng Về mặt Thể, Nhân là nhân tính, là bản tính tự nhiên của con người Về mặt Dụng, Nhân chính là lòng thương người, là tự sửa mình theo Lễ và hành động cho phù hợp với các quy tắc đạo đức xã hội.
Học thuyết về Nhân của Nho giáo thể hiện ở Ngũ luân và Ngũ thường.
2.1.1 Quan niệm về Ngũ luân
Ngũ luân là năm mối quan hệ theo lẽ tự nhiên, tất yếu mang tính quy luật, đó là:
Quan hệ Vua - Tôi: hệ giá trị là chữ Trung, xét theo bổn phận, trách nhiệm tương
ứng là Vua phải lấy lễ mà sai khiến bề tôi, Tôi lấy Trung mà thờ Vua
Quan hệ Cha - Con: hệ giá trị ở chữ Hiếu, cha phải nhân từ, con phải hiếu thảo Quan hệ Chồng - Vợ: hệ giá trị ở chữ Nghĩa, vợ chồng phải thương yêu, đùm bọc
lẫn nhau, chồng trọn nghĩa, vợ trọn trinh
Quan hệ Anh - Em: hệ giá trị là chữ Nghĩa, em kính nhường anh, anh phải biết
thương yêu, đùm bọc lấy em
Quan hệ Bằng hữu (bạn bè, thầy - trò, đồng môn…): hệ giá trị là chữ Nghĩa, bằng
hữu phải tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
Trong Ngũ luân thì có ba mối quan hệ “giường cột” gọi là Tam cương, đó là ba
mối quan hệ Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ
2.1.2 Quan niệm về Ngũ thường
Ngũ thường là năm nhân tính của đạo lý mà con người cần phải tu dưỡng, đó là
Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín Ngũ thường cũng được coi là con đường đưa tới một xã hội
trật tự và phồn vinh
Nhân: là lòng từ thiện, là tình thương yêu con người, giúp người xét trên mặt Thể
và mặt Dụng trong Ngũ luân Khổng Tử nói: “Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung;
khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân”.1
Nghĩa: Là việc nên làm hay là cách xử sự phải đường hoàng, hào hiệp Hành vi
của con người phải tuân theo tính chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm Trước khi làm gì phải xem xét hành vi đó có hướng đến
điều “thiện” hay không? có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng
đồng hay không? Mặt khác, đó cũng là lòng biết ơn, không biết ơn thì không biết đạo làm người, hơn nữa là phải biết lấy đức bao dung, lòng ngay thẳng báo với oán thù như câu
ngạn ngữ: “Khi thấy lợi phải nghĩ tới điều nghĩa”.
Lễ: Là sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc
tuân thủ các quy tắc đạo đức xã hội, pháp quyền… Một cách căn bản, chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống quân bình Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ
mà bại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân
mình lao nhọc Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ”.1
Trang 8Trí: Là sự khôn ngoan, sáng suốt; biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý;
là nhận biết ý nghĩa của Tam cương, Ngũ thường để nói, để làm cho phù hợp với đạo đức
xã hội
Tín: Là niềm tin, giữ đúng lời nói, trung tín, trung thành Tín là thước đo, là sự
phản ánh bốn nhân tính ở trên
Nhân, theo sách Luận ngữ, là sự phô bày rất thực tiễn và ngoại tại các phẩm tính
của con người Học thuyết về Nhân của Khổng Tử hướng đến việc xây dựng nên mẫu hình người Quân tử (đối lập lại là Tiểu nhân) Khổng Tử cũng chia loài người thành ba
hạng:
Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao minh triết.
Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.
Tiểu nhân: Kẻ “hèn mọn”, hành động không màng tới đạo đức.
Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời
nói của thánh nhân Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.1
Bàn về Nhân, Khổng Tử đã nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về
lợi” Chính vì vậy, chỉ có người nào thật lòng thương người khác thì mới có thể làm tròn
bổn phận của mình trong xã hội Trong sách Luận ngữ có chép lời Khổng Tử: “Kẻ nhân
là hễ muốn lập cho mình thì lập cho người; hễ muốn cho mình nên thì lo cho người nên.
Có thể lấy mình mà xử với người, ấy gọi là đường lối của nhân” Nói như vậy cũng có
nghĩa thi hành nhân tức là trọng kẻ khác Nói một cách khác là “hãy làm điều gì mình
muốn người làm cho mình” và ngược lại “điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người” Đó chính là “đường lối của nhân”.4
2.2 Học thuyết về Lễ
Theo Nho giáo, Lễ đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống đạo đức, chính trị,
xã hội Lễ vừa là tế lễ, vừa là thể chế chính trị, vừa là quy phạm đạo đức Nho gia cho
rằng: “Con người không có lễ thì không thể sinh tồn, việc không có lễ thì không thành,
nước không có lễ thì không thể có an ninh” 4 Trong các tác dụng của Lễ thì tác dụng qui định danh phận của Lễ cực kỳ quan trọng và quyết định hơn cả, bởi nó có ý nghĩa cả về
lý luận cũng như thực tiễn trong việc duy trì trật tự xã hội, tất nhiên là xã hội phong kiến phương Đông
Quan niệm về lễ của Nho giáo là một trong những quan niệm có nhiều yếu tố tích
cực, tiến bộ, trong đó nổi bật là tư tưởng cho rằng xã hội phải có Lễ thì mới ổn định và phát triển Khổng Tử cho rằng, Lễ là tiêu chuẩn để đánh giá con người đối xử với nhau.
Lễ là gốc của nhân Biểu hiện thái độ của lễ là sự kính trọng, là lòng chân thành Lễ đã
trở thành những qui phạm bắt buộc, là tiêu chuẩn đạo đức của xã hội điều chỉnh hành vi của con người Lễ không chỉ là lễ giáo đơn thuần, mà là điển chương, là pháp luật, nếp sống… mang ý nghĩa đạo đức - văn hoá rộng lớn
Con người cần phải có tổ chức xã hội, và muốn có tổ chức xã hội, thì phải cần đến
những lề lối cư xử Lề lối ấy là Lễ, nó chiếm một địa vị trọng yếu theo Nho Bàn về
Trang 9nguồn gốc của lễ, Tuân Tử nói: “Người ta sinh ra có lòng ham muốn; muốn không được
thì không thể tìm, tìm mà không độ lượng phân giới thì không thể không tranh Tranh thì loạn, loạn thì hết Các vua trước ghét loạn, nên đặt ra lễ nghĩa để phân chia”.4
Tuân Tử đã chỉ ra một nguyên nhân căn bản của sự rối loạn trong đời sống xã hội con người, đó là sự muốn và ghét những điều giống nhau Chính điều này đã tạo ra xung
đột và cần phải có một giới hạn những ham muốn ấy, đó chính là Lễ.
Tuân Tử giải thích về nội dung của lễ: “trên thờ trời, dưới thờ đất, tôn vinh tổ
tiên, quý trọng vua và thầy” Ông nói: Lễ là để phân biệt trên dưới, khiến cho sang hèn có
đẳng cấp, già trẻ có sự sai biệt, trí ngu, tài giỏi, kém cỏi đều có phân vị khác nhau, không
tiếm vượt Quan niệm về lễ của Nho giáo ngày càng được phát triển đầy đủ hơn “Lễ, ấy
là quyền bính lớn của nhà vua, để phân biệt chỗ ngồi, làm sáng tỏ chỗ tế vi, tế lễ quỷ thần, khảo sát chế độ, phân biệt điều nhân nghĩa, để làm yên ổn chính trị cho vua vậy”.4
Như vậy, Lễ được hiểu là những phong tục tập quán, tín ngưỡng, những quy tắc
quy định trật tự xã hội, là thể chế chính trị, pháp luật của nhà nước, là những nghi thức
trong đời sống như tang ma, cưới xin, triều chính… Lễ là tiêu chuẩn cho mọi suy nghĩ cũng như hành động của con người trong xã hội Có thể nói Lễ là trung tâm của Nho
giáo, là hình thức biểu hiện của một xã hội thái bình thịnh trị, là tiêu chí để đánh giá con người và chế độ xã hội
Nho giáo cho rằng phải thực hiện triệt để Lễ trị, vì theo họ, Lễ quy định danh phận
của từng người trong xã hội theo địa vị đẳng cấp, ngôi thứ rõ ràng, không ai được tiếm vượt Thi hành lễ sẽ có tác dụng ổn định trật tự xã hội Khổng Tử giải thích rằng, xã hội phải có lễ và mọi người phải tuân theo lễ vì không có lễ lấy gì phân biệt địa vị vua - tôi, trên - dưới, lớn - nhỏ Không có lễ thì không phân biệt được tình thân mật của trai gái, cha con, anh em, sự giao thiệp thân hay sơ của hôn nhân.4
Một cách khái quát, học thuyết về Lễ của Nho giáo nhằm bốn chủ đích sau:
Lễ hàm dưỡng tính tình: Lễ góp phần gây dựng tình cảm tốt đẹp là gây dựng cái
gốc của đạo làm người Lễ nuôi dưỡng đạo đức hướng mọi hành vi của con người theo đạo đức, tập quán, lễ nghi…
Lễ giữ tình cảm cho thích hợp với đạo trung: Khổng giáo cho rằng tình cảm theo
thói quen tâm lý thường tự do, bộc phát làm hành vi của con người sai lệch, thái hóa, bất
cập… Do đó, phải dùng Lễ để điều tiết hành vi của con người phù hợp với đạo Trung,
đạo làm người
Lễ định lẽ phải - trái, tình thân - sơ và trật tự trên dưới cho phân minh: Lễ là tiêu
chuẩn để phân tôn ti trật tự, để định ra các phép tắc nhằm tổ chức luân lý ở trong gia
đình, xã hội, “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”.
Lễ dùng để điều tiết cái thường tình của con người: Lễ đặt ra các nguyên tắc để
giữ cho con người biết điều phải trái, tránh làm những điều vi phạm đến luân lý đạo đức
xã hội Lễ thể hiện tri thức của con người trong luật đối nhân xử thế, “nhân bất học bất
tri lý”.
Trang 102.3 Tư tưởng giáo dục của Nho giáo
Khổng Tử cho rằng nhân cách con người được hình thành không chỉ thuần túy bởi điều kiện môi trường sống mà còn do điều kiện giáo dục quyết định, với mỗi người các đức tính như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cần phải được học tập, rèn luyện thì mới phát triển đúng hướng và mới có thể vận dụng vào trong cuộc sống Đối với một dân tộc, theo ông giáo dục là nhân tố không thể thiếu được, một dân tộc không có học không thể mạnh
được Khổng Tử khẳng định rằng: “Giáo dục, phát triển trí đức là chìa khóa để phát
triển kinh tế, đồng thời phát triển kinh tế là cơ sở cho phát triển giáo dục và dân trí” 5 Ông cũng cho rằng giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi lẽ công bằng, đến tôn ti trật tự, đến thái độ của mỗi người đối với cuộc sống cộng đồng Giáo dục không chỉ
có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người mà còn quyết định đến vận mệnh và tương lai của cả một dân tộc, vì vậy Khổng Tử đã chủ trương đề cao giáo dục đào tạo con người
Khi đề cao vai trò của giáo dục, Khổng Tử cũng đã nêu rõ mục đích giáo dục là đào tạo ra lớp người quân tử có đủ phẩm chất và năng lực để phục vụ triều đình, trung thành với vua và làm lực lượng để ổn định và cải biến xã hội, hướng tới xây dựng xã hội thái bình thịnh trị
Khổng Tử cũng đưa ra quan điểm của ông về đối tượng giáo dục Khổng Tử chỉ quan tâm giáo dục một lớp đối tượng mà ông hy vọng có thể làm nòng cốt cho xã hội chứ không phải là toàn thể nhân dân lao động Ở đây Khổng Tử đã có sự mâu thuẫn với chính mình, một mặt với tư tưởng tiến bộ và trái tim nhân hậu mong muốn đưa mọi người trở
về với đức nhân bằng việc giáo hóa đạo đức nên ông chủ trương “hữu giáo vô loại”, tức
ai cũng được học và có quyền được học, ông chủ trương mở rộng giáo dục, bình dân hóa giáo dục Nhưng ngược lại, đứng trên lập trường của giai cấp thống trị ông lại cho rằng:
“chỉ những người thượng trí và những kẻ hạ ngu là không đổi nết của mình” 6, thượng trí
là những người không cần học cũng biết, còn hạ ngu là những kẻ không biết và có học cũng không biết
Giáo dục con người theo Khổng Tử là dạy “đạo lý”, để tạo ra con người có đủ
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Ông không dạy mọi người về những vấn đề như quái dị, bạo lực,
phản loạn và mê tín quỉ thần Ông cho rằng: “Chuyên tâm nghiên cứu những học thuyết
hoang đường, sự ấy có hại cho mình vậy”.7
Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc Có thể nói với hệ thống phương pháp giáo dục này, Khổng Tử xứng đáng là một nhà giáo dục lớn Khổng Tử đã
sử dụng nhiều phương pháp dạy học, bao gồm:
Một là, phương pháp đối thoại gợi mở, là phương pháp giảng dạy bằng cách trao
đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động, sáng
tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học Ông nói: “Kẻ nào chẳng phấn phát lên
để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn
cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa”.8